Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Thực Trạng năng suất lao động Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.92 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
1. Cơ sở lý luận............................................................................................2
2. Thực Trạng năng suất lao động Việt Nam ...........................................3
2.1 Năng suất lao động toàn nền kinh tế...................................................3
2.2 Năng suất lao động của Việt Nam chia theo các ngành kinh tế .........4
2.3. Năng suất lao động của Việt Nam chia theo các khu vực kinh tế .....5
2.4. Năng suất lao động của các doanh nghiệp Việt Nam Việt Nam .......6
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam......9
3.1 Nhóm giải pháp nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ ......................9
3.2 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực............10
3.3 Một số giải pháp khác.......................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................12
1. Cơ sở lý luận.
Theo cách tiếp cận của giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực: Năng suất lao động
là chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả lao động của con người trong một đơn vị thời
gian, được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc
lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một sản phẩm.
Hiện nay năng suất lao động có thể được tính toán theo 3 chỉ tiêu: hiện vật, giá
trị và thời gian lao động chung với công thức sau:
W =
Q
Hoặc
t =
T
T Q
Trong đó:
W: Năng suất lao động
Q: Tổng khối lượng sản phẩm sản xuất ra ( theo hiện vật hoặc giá trị)
T: Tổng khối lượng thời gian lao động hao phí
t : Lượng thời gian hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc một đơn vị
giá trị sản lượng.


Theo các cách tiếp cận khác nhau mà có thể phân loại năng suất lao động như
sau: Năng suất lao động chung của nền kinh tế, năng suất lao động theo khu vực kinh
tế ( kinh tế nhà nước, ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài); năng suất
lao động các ngành ( nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ
thương mại).
Các nhân tố tác động đến năng suất lao động được chia thành 3 nhóm chính:
- Nhân tố kỹ thuật công nghệ như trình độ phát triển kỹ thuật công nghệ sản
xuất…
- Nhân tố tổ chức sản xuất lao động như cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực, bố
trí tổ chức lao động, các vấn đề liên quan đến con người lao động…
- Nhân tố điều kiện tự nhiên.
2
2. Thực Trạng năng suất lao động Việt Nam
2.1 Năng suất lao động toàn nền kinh tế
Hiện nay có thể tính năng suất lao động theo 3 chỉ tiêu: hiện vật, giá trị và thời
gian lao động nhưng ở Việt Nam, năng suất lao động được tính toán theo chỉ tiêu giá
trị tổng sản lượng.
Từ số liệu thống kê về GDP về tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực
tế và lao động làm việc có trong Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê, tính
được mức năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2001 -2007.
Bảng 1: Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội giai đoạn 2005 – 2007
Năm ĐVT 2001 2005 2006 2007
Năng suất lao động Triệu/người /năm 7,58 19,62 22,46 29
Tôc độ tăng NSLĐ (%) % 4,26 5,51 14,46 29
Nguồn: Niên giám thống kê 2001,2005,2006,2007 -Tổng cục thống kê
Qua bảng số liệu cho thấy năng suất lao động của Việt Nam đang ngày càng
tăng lên qua các năm, cụ thể là năng suất lao động năm 2007 đã tăng gấp 4 lần so với
năng suất lao động năm 2001 đạt 29 triệu đồng/người/năm. Điều đó có thể giải thích
là do trình độ kỹ thuật, công nghệ của ta còn thấp, cơ sở vật chất còn nghèo, công tác
quản lý còn một số hạn chế, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, đặc biệt là

sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đấy, Việt Nam đã chú ý đầu tư vào vốn, kỹ
thuật để phát triển sản xuất thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên đã góp phần
nâng cao NSLĐ. Có thể thấy rõ nhất qua tốc độ tăng năng suất lao động. Trong khi
tốc độ tăng năng suất lao động lao động năm 2001, 2005 không cao chỉ đạt dưới 5,6
% nhưng tốc độ tăng năng suất lao động tăng mạnh trong 2 năm 2006 và 2007 tương
ứng là 14,46% và 29%.
Năng suất lao động của Việt Nam đang từng bước được nâng cao, tuy nhiên qui
đổi sang đô la Mỹ và so sánh với các nước khác thì NSLĐ Việt Nam còn rất thấp so
với nhiều nước trong khu vực. Năm 2007, NSLĐ Việt Nam chỉ đạt xấp xỉ
1.700USD/lao động/năm bằng khoảng 50% của những nước thuộc tốp trung bình
trong khu vực như Indonesia, Philippin, bằng khoảng 30%. Nếu so sánh với các nước
3
ngoài khu vực ví dụ như Mỹ- là nước có năng suất cao nhất năm 2007 (63885USD
nguồn ILO)thì năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 2,66%.
2.2 Năng suất lao động của Việt Nam chia theo các ngành kinh tế
Xem xét năng suất lao động của nền kinh tế trên góc độ phần chia theo các
nhóm ngành kinh tế: nông- lâm – ngư nghiệp; công nghiệp xây dựng và thương mại
dịch vụ thì theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động xã hội
(tính bằng GDP theo giá thực tế chia cho một lao động làm việc) năm 2006 của Việt
Nam là 22,46 triệu đồng/người (trong đó nông, lâm nghiệp 7,09 triệu, thủy sản 24,59
triệu, công nghiệp 58,25 triệu, xây dựng 26,45 triệu, thương nghiệp 25,29 triệu,
khách sạn, nhà hàng 45,78 triệu, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 36,15 triệu, văn
hóa, y tế, giáo dục 27,37 triệu, các ngành dịch vụ khác 57,55 triệu). Như vậy, dễ
dàng thấy rằng năng suất lao động của nhóm ngành nông, lâm, nghiệp là thấp nhất,
chỉ bằng một phần ba mức năng suất lao động chung của cả nước, chỉ bằng một phần
tám mức năng suất lao động của nhóm ngành cao nhất là ngành công nghiệp.
Nguyên nhân chủ yếu làm cho năng suất lao động trong nông, lâm nghiệp thấp
là do số lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất (52,1%), thời gian chưa sử dụng còn nhiều
tới 20%, Ngành công nghiệp có năng suất lao động cao nhất, nhưng số lượng lao
động chiếm tỷ trọng thấp (13,5%), tốc độ tăng chậm, tính gia công và khai thác

nguyên nhiên vật liệu còn cao, giá trị tăng thêm thấp, tỷ trọng doanh nghiệp có công
nghệ thấp còn lớn (57%), tỷ trọng doanh nghiệp có công nghệ cao chỉ đạt khoảng
20,5%, thấp xa so với các chỉ số tương ứng 40-50% của các nước trong khu vực.
Năng suất lao động các ngành dịch vụ tuy cao hơn mức chung, nhưng vẫn
thấp hơn nhóm ngành công nghiệp là do số lao động nhóm này chủ yếu tập trung chủ
yếu vào ngành thương nghiệp, mà ngành thương nghiệp của ta hiện buôn bán nhỏ còn
chiếm tỷ trọng lớn và tính đại lý của thương mại còn lớn; tập trung vào ngành giáo
dục, y tế, văn hóa,... là những ngành có giá trị gia tăng thấp. Đồng thời nhiều hoạt
động dịch vụ vẫn còn mang tính kiêm nhiệm ngoài giờ của các cơ quan, đơn vị, hộ
gia đình, lúc nông nhàn ở nông thôn nên tính chuyên nghiệp thấp.
4
Tuy nhiên khi xét về tốc độ tăng năng suất lao động thì có thể thấy: năng suất
lao động trong ngành nông - lâm nghiệp tăng đều hơn (từ 3,15% đến 4,21%) và bình
quân 5 năm (2001-2005) đạt 3,81%. Năng suất lao động của công nghiệp trong 3 năm
đầu (2001 - 2003) tăng không đáng kể, đến năm 2004 có tốc độ tăng tương đương tốc
độ tăng năng suất lao động của ngành nông - lâm nghiệp (4,05%) và đến năm 2005
đạt khá cao (6,54%). Mức tăng bình quân 5 năm đạt 2,75%, thấp hơn tốc độ tăng
năng suất lao động bình quân 5 năm của ngành nông, lâm nghiệp là -1,06% (=2,75%
- 3,81%). Năng suất lao động của các ngành kinh tế khác trong 2 năm 2001 và 2002
giảm chút ít, 3 năm tiếp theo có tăng, nhưng chậm và bình quân 5 năm (2001 - 2005)
năng suất lao động của các ngành này gần như không tăng.
Bảng 2: Tốc độ tăng năng suất lao động của các ngành kinh tế
thời kỳ 2001 - 2005
Đơn vị tính: %
Năm
Ngành KT
2001 2002 2003 2004 2005
Bình quân
5 năm
Chung nền kinh tế 4,25 4,48 4,54 5,19 5,58 4,81

-Ngành nông-lâm
nghiệp
4,21 3,15 3,34 4,21 4,14 3,81
-Ngành công nghiệp 0,19 2,03 1,05 4,05 6,54 2,75
Các ngành kinh tế
khác
-0,1 -0,03 1,07 1,19 0,20 0,48
Nguồn: Năng suất lao động Việt Nam giai đoạn 2001-2005- Tạp chí cộng sản Số 18
năm 2007
2.3. Năng suất lao động của Việt Nam chia theo các khu vực kinh tế
Xem xét kinh tế nhà nước trên khía cạnh khu vực kinh tế thì trong 3 khu vực,
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn có mức năng suất lao động cao nhất. Năm
2007, năng suất lao động theo giá thực tế của khu vực kinh tế này đạt 131,25 triệu
đồng. Khu vực kinh tế nhà nước có mức năng suất đứng vị trí thứ hai, đạt 104,86
triệu đồng. Thấp nhất là năng suất lao động của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, đạt
13,58 triệu đồng. Như vậy năng suất lao động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
5

×