Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

TÌM HIỂU CẤU TRÚC BẢO TRÌ MÁY TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.32 KB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
--------- ---------
BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
(HỆ TRUNG CẤP)
ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU CẤU TRÚC BẢO TRÌ MÁY TÍNH
Giáo viên hướng dẫn : MAI THANH HỒNG
Nhóm sinh viên : TẠ DUY QUÂN
NGUYỄN TIẾN DŨNG
NGUYỄN CHÍ QUYẾT
Lớp : TIN1- K56
Niên khóa : 2009-2011
HÀ NỘI , NGÀY 29 THÁNG 7 NĂM 2011
1
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đất
nước ta đang dần đổi mới và buớc vào thời kí công nghiệp , vừa xây dựng cơ sở vật
chất, kĩ thuật vừa phát triển nền kinh tế đất nuớc. Hiện nay nước ta đang xây dựng
và phát triển các khu công nghiệp , khu đô thị , cao ốc … Do đó, ngành công nghệ
thông tin không thể nào thiếu và có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng
và phát triển đất nước.
Trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa cũng như tiến trình hội nhập
sâu vào nền kinh tế thế giới nói chung và các quốc gia trong tố chức WTO nói
riêng đặt ra cho nền kinh tế và sản xuất của chúng ta cần phải đáp ứng được các
yêu cầu chung của thế giới. Có thể nhận thấy một điều là nền sản xuất của chúng ta
hiện tại mang tính thủ công và hết sức lạc hậu, do đó điều kiện cần và đủ để quá
trình hội nhập thành công là phải hiện đại hóa nền kinh tế, hiện đại hóa và tự động
quá trình sản xuất.
Lịch sử nhân loại đã chứng kiến những cuộc cách mạng về khoa học kĩ thuật và
gần đây nhất là cuộc cách mạng về công nghệ thông tin. Với sự trợ giúp của
máytính và hệ thống máy tính, con người đã nâng cao năng suất và tự động hóa


ngày một hiệu quả hơn.
Nằm trong chương trình đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin của trường
đại học công nghiệp hà nội . Với mục đích bổ sung kiến thức và kĩ năng nghề
nghịệp làm tiền đề cho quá trình công tác sau này .
Nhóm chúng em chọn đề tài: TÌM HIỂU CẤU TRÚC VÀ BẢO TRÌ MÁY TÍNH.
Đề tài này nhằm trang bị cho em những nội dung như sau:
+ Lịch sử phát triển của máy tính , các thế hệ của máy tính , và cách phân loại
máy tính ,các biến đổi cơ bản của hệ thống .
+ Giới thiệu các thành phần cơ bản của một hệ thống máy tính , khái niện về cấu
trúc máy tính , mô tả kiến trúc máy tính , các kiểu cấu tạo .
+ Giới thiệu cấu trúc của bộ vi sử lý trung tâm, tổ trức chức năng và nguyên lý
hoạt động của các bộ phận bên trong máy tính mô tả đặc điểm chi tiết các bộ phận
trên máy tính , và một số kỹ thuật sử lý trong quá trình vận hành máy tính.
2
Cuối cùng nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn thầy cô đã tạo điều kiện và
giúp đỡ chúng em trong thời gian vừa qua cùng toàn thể các thày cô giáo trong
khoa công nghẹ thông tin,đã nhiệt tình giúp đỡ và cho chúng em nhiều kiến thức
quý giá về những vấn đề mà chúng em đang tìm hiểu giúp chúng em hoàn thành đề
tài thực tập một cách tốt nhất .
Tuy nhiên đề tài này vẫn còn nhiều thiếu sót mong các thầy, cô thông cảm và
góp ý kiến cho chúng em.Chúng em xin chân thành cảm ơn!

* chúng em xin chân thành cám ơn thầy cô!
MỤC LỤC
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH:
3
1.1. CÁC THẾ HỆ MÁY TÍNH……………………………………..trang 6
1.2. PHÂN BIỆT MÁY TÍNH XÁCH TAY VÀ MÁY BÀN………trang 11
1.3. PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀN………………………………..trang 11
PHẦN 2. NHỮNG THÀNH PHẦN CƠ BẢN TRONG MÁY TÍNH:

2.1. MAINBOARD………………………………………… ………….trang 14
2.2. CPU………………………………………………………………...trang 20
2.3. RAM…………………………………………………………….….trang 23
2.4. Ổ ĐĨA CỨNG ………………………………………….……….….trang 28
2.5. CD, CD-RW, DVD……………………………………………..….trang 38
2.6. FDD………………………………………………………………...trang 42
2.7. BÀN PHÍM , CHUỘT…………………………………………..….trang 43
2.8. MÀN HÌNH ………………………………………………………..trang 50
2.9. BỘ NGUỒN ……………………………………………………..…trang 58
2.10. VỎ MÁY ……………………………………………………….…trang 64
PHẦN 3. BẢO TRÌ , NÂNG CẤP MÁY TÍNH:
3.1. BẢO TRÌ MÁY TÍNH …………………………………………….trang 68
3.2. NÂNG CẤP MÁY TÍNH ……………………………………...…..trang 70
- NÂNG CẤP CPU………………………………………………… .trang 70
- NÂNG CẤP RAM …………………………………………………trang 71
- NÂNG CẤP ROM BOIS …………………………………………..trang 73
- NÂNG CẤP HDD………………………………………..…………trang 75
- NÂNG CẤP CD-ROM, CD-RW…………………………………...trang 76
- NÂNG CẤP HỆ ĐIỀU HÀNH……………………………………..trang 76
PHẦN 4. MỘT SỐ LỖI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC:
4.1. LỖI MAINBOARD………………………………………………..trang 78
4.2. LỖI Ổ CỨNG ……………………………………………………..trang 79
4.3. LỖI RAM………………………………………………………….trang 79
4
4.4. LỖI CPU………………………………………………………… .trang 80
4.5. LỖI NGUỒN MÁY TÍNH ………………………………………..trang 81
4.6. LỖI MÀN HÌNH…………………………………….…………….trang 81
4.7. LỖI MÁY TÍNH NHẬN BIẾT QUA ÂM THANH……………....trang 82
PHẦN 1: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH
1.1. CÁC THẾ HỆ CỦA MÁY TÍNH :

Trong quá trình phát triển của máy tính. Lịch sử phát triển máy tính thường
được nhắc đến các thế hệ khác nhau của thiết bị máy tính. Một thế hệ dùng để chỉ
tình trạng cải thiện trong quá trình phát triển sản phẩm. Thuật ngữ này cũng được
sử dụng trong những tiến bộ khác nhau của công nghệ máy tính mới. Với mỗi thế
5
hệ mới, các mạch đã nhận được nhỏ hơn và tiên tiến hơn so với thế hệ trước đó
trước khi nó.Kết quả của thu nhỏ, tốc độ, sức mạnh, và bộ nhớ máy tính có tỷ lệ
tăng lên. Phát hiện mới liên tục được phát triển có ảnh hưởng đến cách chúng ta
sống, làm việc và vui chơi.
Mỗi thế hệ của các máy tính được đặc trưng bởi phát triển công nghệ chính mà
về cơ bản thay đổi cách thức các máy tính hoạt động, kết quả là các thiết bị ngày
càng nhỏ hơn, rẻ hơn, mạnh hơn và hiệu quả hơn và đáng tin cậy. Tìm hiểu về mỗi
thế hệ và những phát triển dẫn đến các thiết bị hiện tại mà chúng ta sử dụng ngày
nay.
1.1.1. Thế hệ máy tính thứ nhất (1945 - 1958) :
Điển hình của thế hệ này là 3 loại máy tính sau. Nó là nền tảng để phát triển
máy tính sau này
Máy tính ENIAC (Electronic Numberical Integrator And Command) do John
Mauchly và John Presper Eckert (đại học Pensylvania - Mỹ) thiết kế và chế tạo, là
chiếc máy số hoá điện tử đa năng đầu tiên trên thế giới.
Nguồn gốc: Dự án chế tạo máy tinh ENIAC được bắt đầu vào năm 1943. Đây là
1 nỗ lực nhằm đáp ứng yêu cầu thời chiến của BRL (Ballistíc Research Laboratory
- Phòng nghiên cứu đạn đạo quân đội Mỹ) trong việc tính toán chính xác và nhanh
chóng các bảng số liệu đạn đạo cho từng loại vũ khí mới.
Số liệu kỹ thuật: ENIAC là 1 chiếc được thể hiện bằng 1 vòng gồm 10 đèn chân
không, trong đó tại mỗi thời điểm chỉ có 1 đèn ở trạng thái bật để thể hiện 1 trong
10 chữ số từ 0-> 9 của hệ máy tính khổng lồ với 18.000 bóng đèn chân không, nặng
hơn 30 tấn, tiêu thụ lượng điện năng khoảng 140Kw và chiếm 1 diện tích khoảng
1393 m2. Mặc dù vậy nó làm việc nhanh hơn nhiều so với cac loại máy tính điện
cơ cùng thời với khả năng thực hiện 5000 fép tính cộng trong 1 giây đồng hồ.

Điểm khác biệt giữa ENIAC với các thế hệ máy tính khác là ENIAC sử dụng hệ
đếm thập phân chứ không fải nhị phân. Với ENIAC, các con số được biểu diễn
6
dưới dạng thập phân và việc tính toán cũng được thực hiện trên hệ thập phân. Bộ
nhớ của máy bao gồm 20 bộ "tích luỹ", mỗi bộ có khả năng lưu jữ 1 số thập fân có
10 chữ số. Mỗi chữ số thập phân. Việc lập trình trên ENIAC là công việc vất vả vì
fải thực hiện nối dây bằng tay thông qua việc đóng/mở các công tắc cũng như cắm
vào hoặc rút ra các dây cáp điện.
Hoạt động thực tế: Máy chỉ thực sự hoạt động vào tháng 11/1945 với nhiệm vụ
đầu tiên không fải là tính toán đạn đạo mà thực hiện các tính toán fức tạp dùng
trong việc xác định tính khả thi của bom H. Việc có thể sử dụng máy vào mục đíck
khác với mục đíck ban đầu cho ta thấy tính đa năng của ENIAC. Máy hoạt động
dưới sự quản lý của BRL cho đến khi nó bị tháo rời vào năm 1955.
Với sự ra đời và thành công của ENIAC, năm 1946 được xem như năm mở đầu
cho kỷ nguyên máy tính điện tử, kết thúc sự nỗ lực nghiên cứu của các nhà khoa
học đã kéo dài trong nhiều năm liền trước đó.
1.1.2. Thế hệ máy tính thứ hai (1958 – 1964):
Sự thay đổi đầu tiên trong lĩnh vực máy tính điện tử xuất hiện khi có sự thay thế
đèn chân không bằng đèn bán dẫn. Đèn bán dẫn nhỏ hơn, rẻ hơn, tỏa nhiệt ít hơn
trong khi vẫn có thể được sử dụng theo cùng cách thức của đèn chân không để tạo
nên máy tính. Không như đèn chân không vốn đòi hỏi phải có dây, có bảng kim
loại, có bao thủy tinh và chân không, đèn bán dẫn là một thiết bị ở trạng thái rắn
được chế tạo từ silicon có nhiều trong cát có trong tự nhiên.
Đèn bán dẫn là phát minh lớn của phòng thí nghiệm Bell Labs trong năm 1947.
Nó đã tạo ra một cuộc cách mạng điện tử trong những năm 50 của thế kỷ 20. Dù
vậy, mãi đến cuối những năm 50, các máy tính bán dẫn hóa hoàn toàn mới bắt đầu
xuất hiện trên thị trường máy tính. Việc sử dụng đèn bán dẫn trong chế tạo máy
tính đã xác định thế hệ máy tính thứ hai, với đại diện tiêu biểu là máy PDP-1 của
công ty DEC (Digital Equipment Corporation) và IBM 7094 của IBM. DEC được
thành lập vào năm 1957 và cũng trong năm đó cho ra đời sản phẩm đầu tiên của

mình là máy PDP-1 như đã đề cập ở trên. Đây là chiếc máy mở đầu cho dòng máy
tính mini của DEC, vốn rất phổ biến trong các máy tính thế hệ thứ ba.
7
Cấu hình với nhiều thiết bị ngoại vi của máy IBM 7094. Ở đây có nhiều điểm
khác biệt so với máy IAS mà chúng ta cần lưu ý. Điểm quan trọng nhất trong số đó
là việc sử dụng các kênh dữ liệu. Một kênh dữ liệu là một module nhập/xuất độc
lập có bộ xử lý và tập lệnh riêng. Trên một hệ thống máy tính với các thiết bị như
thế, CPU sẽ không thực thi các chỉ thị nhập/xuất chi tiết. Những chỉ thị đó được lưu
trong bộ nhớ chính và được thực thi bởi một bộ xử lý chuyên dụng trong chính
kênh dữ liệu. CPU chỉ khởi động một sự kiện truyền nhập/xuất bằng cách gửi tín
hiệu điều khiển đến kênh dữ liệu, ra lệnh cho nó thực thi một dãy các chỉ thị trong
máy tính.
Kênh dữ liệu thực hiện nhiệm vụ của nó độc lập với CPU và chỉ cần gửi tín
hiệu báo cho CPU khi thao tác đã hoàn tất. Cách sắp xếp này làm giảm nhẹ công
việc cho CPU rất nhiều.
Một đặc trưng khác nữa là bộ đa công, điểm kết thúc trung tâm cho các kênh dữ
liệu, CPU và bộ nhớ. Bộ đa công lập lịch các truy cập đến bộ nhớ từ CPU và các
kênh dữ liệu, cho phép những thiết bị này hoạt động độc lập với nhau.
1.1.3. Thế hệ máy tính thứ ba (1964 – 1974):
Một đèn bán dẫn tự chứa, đơn lẻ thường được gọi là một thành phần rời rạc.
Trong suốt những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ 20, các thiết bị điện tử
phần lớn được kết hợp từ những thành phần rời rạc – đèn bán dẫn, điện trở, tụ điện,
v.v... Các thành phần rời rạc được sản xuất riêng biệt, đóng gói trong các bộ chứa
riêng, sau đó được dùng để nối lại với nhau trên những bảng mạch. Các bảng này
lại được gắn vào trong máy tính, máy kiểm tra dao động, và các thiết bị điện tử
khác nữa. Bất cứ khi nào một thiết bị điện tử cần đến một đèn bán dẫn, một ống
kim loại nhỏ chứa một mẫu silicon sẽ phải được hàn vào một bảng mạch. Toàn bộ
quá trình sản xuất, đi từ đèn bán dẫn đến bảng mạch, là một quá trình tốn kém và
không hiệu quả.Những vấn đề như vậy đã làm nền tảng cho việc dẫn đến các bài
toán mới trong công nghiệp máy tính. Các máy tính thế hệ thứ hai ban đầu chứa

khoảng 10000 đèn bán dẫn. Con số này sau đó đã tăng lên nhanh chóng đến hàng
trăm ngàn, làm cho việc sản xuất các máy mạnh hơn, mới hơn gặp rất nhiều khó
khăn.
8
Sự phát minh ra mạch tích hợp vào năm 1958 đã cách mạng hóa điện tử và bắt
đầu cho kỷ nguyên vi điện tử với nhiều thành tựu rực rỡ. Mạch tích hợp chính là
yếu tố xác định thế hệ thứ ba của máy tính. Trong mục tiếp sau đây chúng ta sẽ tìm
hiểu một cách ngắn gọn về công nghệ mạch tích hợp. Sau đó, hai thành viên quan
trọng nhất trong các máy tính thế hệ thứ ba, máy IBM System/360 và máy DEC
PDP-8, sẽ được giới thiệu cùng với các tính năng nổi bật của chúng.
1.1.4. Thế hệ máy tính thứ 4 (1974 – HIỆN NAY):
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, mức độ cho ra đời các sản
phẩm mới ở mức cao, cũng như tầm quan trọng của phần mềm, của truyền thông và
phần cứng, việc phân loại máy tính theo thế hệ trở nên kém rõ ràng và ít có ý nghĩa
như trước đây. Trong phần tiếp theo, hai thành tựu tiêu biểu về công nghệ của máy
tính thế hệ thứ tư sẽ được giới thiệu một cách tóm lược.
Bộ nhớ bán dẫn:
Vào khoảng những năm 50 đến 60 của thế kỷ này, hầu hết bộ nhớ máy tính đều
được chế tạo từ những vòng nhỏ làm bằng vật liệu sắt từ, mỗi vòng có đường kính
khoảng 1/16 inch. Các vòng này được treo trên các lưới ở trên những màn nhỏ bên
trong máy tính. Khi được từ hóa theo một chiều, một vòng (gọi là một lõi) biểu thị
giá trị 1, còn khi được từ hóa theo chiều ngược lại, lõi sẽ đại diện cho giá trị 0. Bộ
nhớ lõi từ kiểu này làm việc khá nhanh. Nó chỉ cần một phần triệu giây để đọc một
bit lưu trong bộ nhớ. Nhưng nó rất đắt tiền, cồng kềnh, và sử dụng cơ chế hoạt
động loại trừ: một thao tác đơn giản như đọc một lõi sẽ xóa dữ liệu lưu trong lõi đó.
Do vậy cần phải cài đặt các mạch phục hồi dữ liệu ngay khi nó được lấy ra ngoài.
Năm 1970, Fairchild chế tạo ra bộ nhớ bán dẫn có dung lượng tương đối đầu
tiên. Chip này có kích thước bằng một lõi đơn, có thể lưu 256 bit nhớ, hoạt động
không theo cơ chế loại trừ và nhanh hơn bộ nhớ lõi từ. Nó chỉ cần 70 phần tỉ giây
để đọc ra một bit dữ liệu trong bộ nhớ. Tuy nhiên giá thành cho mỗi bit cao hơn so

với lõi từ.
Kể từ năm 1970, bộ nhớ bán dẫn đã đi qua tám thế hệ: 1K, 4K, 16K, 64K,
256K, 1M, 4M, và giờ đây là 16M bit trên một chip đơn (1K = 210, 1M = 220).
9
Mỗi thế hệ cung cấp khả năng lưu trữ nhiều gấp bốn lần so với thế hệ trước, cùng
với sự giảm thiểu giá thành trên mỗi bit và thời gian truy cập.
Bộ vi xử lý:
Vào năm 1971, hãng Intel cho ra đời chip 4004, chip đầu tiên có chứa tất cả
mọi thành phần của một CPU trên một chip đơn. Kỷ nguyên bộ vi xử lý đã được
khai sinh từ đó. Chip 4004 có thể cộng hai số 4 bit và nhân bằng cách lập lại phép
cộng. Theo tiêu chuẩn ngày nay, chip 4004 rõ ràng quá đơn giản, nhưng nó đã đánh
dấu sự bắt đầu của một quá trình tiến hóa liên tục về dung lượng và sức mạnh của
các bộ vi xử lý. Bước chuyển biến kế tiếp trong quá trình tiến hóa nói trên là sự
giới thiệu chip Intel 8008 vào năm 1972.Đây là bộ vi xử lý 8 bit đầu tiên và có độ
phức tạp gấp đôi chip 4004.
Đến năm 1974, Intel đưa ra chip 8080, bộ vi xử lý đa dụng đầu tiên được thiết
kế để trở thành CPU của một máy vi tính đa dụng. So với chip 8008, chip 8080
nhanh hơn, có tập chỉ thị phong phú hơn và có khả năng định địa chỉ lớn hơn.
Cũng trong cùng thời gian đó, các bộ vi xử lý 16 bit đã bắt đầu được phát triển.
Mặc dù vậy, mãi đến cuối những năm 70, các bộ vi xử lý 16 bit đa dụng mới xuất
hiện trên thị trường. Sau đó đến năm 1981, cả Bell Lab và Hewlett-packard đều đã
phát triển các bộ.
1.1.5. Thế hệ máy tính thứ 5( đang phát triển ):
Thứ năm thế hệ thiết bị máy tính, dựa trên trí thông minh nhân tạo, vẫn còn
trong phát triển, mặc dù có một số ứng dụng, chẳng hạn như nhận dạng giọng nói,
đang được sử dụng ngày nay.
1. 2. PHÂN BIỆT MÁY TÍNH XÁCH TAY VÀ MÁY TÍNH BÀN :
1.1.1. Máy tính xách tay là máy tính :
10
Là một máy tính cá nhân gọn nhỏ có thể mang xách được. Nó thường có trọng

lượng nhẹ, tùy thuộc vào hãng sản xuất và kiểu máy dành cho các mục đích sử
dụng khác nhau .Máy tính xách tay có đầy đủ các thành phần cơ bản của một máy
tính cá nhân thông thường. máy tính xách tay : được tích hợp sẵn ,bàn phím ,
chuột , màn hình . Dung lượng pin với mục đích sử dụng nhiều khi di chuyển nên
dung lượng pin là một yếu tố quan trọng để đánh giá về máy tính xách tay, dung
lượng pin lớn cho phép thời gian làm việc dài hơn khi không sử dụng nguồn điện
dân dụng. Trọng lượng máy tính để thuận tiện cho quá trình mang đi lại, trọng
lượng càng thấp càng tốt.
1.1.2. Máy tính bàn là máy tính :
Máy tính để bàn thường được đặt trên bàn, do đó nó có tên để bàn. Loại máy
tính này thường to nhất trong tất cả các PC. Mỗi bộ phận trong máy tính để bàn
thường tách rời và có thể thay đổi được. Đặc biệt là bạn có thể gắn thêm các thiết bị
ngoại vi vào máy tính để bàn.
1. 3. PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀN :
Các chương trình viết bằng ngôn ngữ máy (cấp 1) được thực thi trực tiếp bằng
các mạch điện tử của máy tính, không có trình thông dịch và biên dịch nào can
thiệp vào. Các mạch điện tử cùng với bộ nhớ và các thành phần xuất / nhập tạo nên
phần cứng máy tính. Phần cứng bao gồm các mạch tích hợp, các board mạch in,
cable, nguồn cung cấp, bộ nhớ, thiết bị đầu cuối, …Thiết bị ngoại vi dùng để nhập
hay xuất dữ liệu. Bàn phím, chuột, scanner, … thuộc thiết bị nhập, màn hình, máy
in, … thuộc thiết bị xuất. Các ổ đĩa thuộc bộ nhớ ngoài cũng có thể coi vừa là thiết
bị xuất vừa là thiết bị nhập. Các thiết bị ngoại vi liên hệ với CPU qua các mạch
giao tiếp .

Phần mềm bao gồm các giải thuật và các biểu diễn của các giải thuật này gọi là
chương trình. Nó chính là tập hợp các lệnh tạo thành một chương trình, chứ không
phải là các phương tiện vật lý lưu trữ chúng.
11
Một dạng trung gian giữa phần mềm và phần cứng gọi là phần dẻo (firmware).
Nó chính là thành phần bao gồm phần mềm được đặt vào bên trong các mạch điện

tử trong quá trình sản xuất. Phần dẻo được dùng khi chương trình không thay đổi
hay hiếm khi phải thay đổi như chương trình điều khiển đặt trong ROM BIOS.
Một thao tác bất kỳ thực thi bằng phần mềm có thể được gắn trực tiếp vào
phần cứng và một lệnh bất kỳ thực thi bằng phần cứng cũng có thể được mô phỏng
bằng phần mềm. Quyết định đặt một số chức năng vào phần mềm và các chức năng
khác vào phần cứng dựa trên các yếu tố giá thành, tốc độ, độ tin cậy. Trên nhiều
máy tính đầu tiên, phần cứng và phần mềm được phân biệt rõ ràng. Phần cứng thực
hiện vài lệnh đơn giản nhưcộng và nhảy, các thủ tục khác phải do lập trình viên tự
thiết kế. Sau đó, một số thao tác thường xuyên thực thi đòi hỏi các nhà thiết kế
hướng đến yêu cầu xây dựng các mạch điện từ thực thi các thao tác này. Kết quả là
hình thành xu hướng di chuyển các thao tác theo hướng từ cấp cao xuống cấp thấp
hơn. Một số thao tác trước đây được lập trình ở cấp máy quy ước, sau đó được
chuyển xuống thực thi ở phần cứng. Tuy nhiên, khi xuất hiện thế hệ máy tính dùng
vi lập trình và thế hệ máy tính nhiều cấp, lại xuất hiện xu hướng ngược lại, nghĩa là
di chuyển các thao tác từ cấp thấp lên cấp cao hơn. Ví dụ như lệnh cộng sẽ được
thực hiện trực tiếp bằng phần cứng ở các máy trước kia. Đối với máy tính được vi
lập trình hóa, lệnh cộng của cấp máy quy ước được thông dịch bằng một vi chương
trình chạy trên cấp thấp nhất và được thực thi bằng một chuỗi các bước nhỏ: tìm
lệnh, nạp lệnh, xác định lệnh, định vị dữ liệu, tìm và nạp dữ liệu từ bộnhớ, thực thi
phép cộng và lưu trữ kết quả. Một số đặc trưng trước đây được lập trình ở cấp máy
quy ước, sau đó được thực hiện bằng phần cứng hay vi chương trình:
- Các lệnh nhân, chia số nguyên.
- Các lệnh xử lý dấu chấm động.
- Các lệnh gọi thủ tục và quay về từ lệnh gọi thủ tục.
- Các lệnh đếm.
- Các lệnh quản lý chuỗi ký tự.
- Các đặc trưng làm tăng tốc độ tính toán chuỗi: định địa chỉ chỉ số và định địa
chỉ gián tiếp.
- Các đặc trưng cho phép chương trình di chuyển trong bộ nhớ sau khi đã thực
thi (cấp phát lại bộ nhớ).

- Các xung clock cho thủ tục định thời.
12
- Các ngắt báo hiệu cho máy tính.
- Khả năng chuyển đổi quá trình.
Như vậy, ta thấy ranh giới giữa phần cứng và phần mềm là không nhất định
và thường xuyên thay đổi. Theo quan điểm của lập trình viên, cách thức thực thi
một lệnh là không quan trọng, ngoại trừ tốc độ thực thi. Như vậy, phần cứng của
người này có thể là phần mềm của người kia.Từ đó dẫn đến ý tưởng thiết kế máy
tính có cấu trúc (structured computer). Đó là cấu trúc một máy tính thành một
chuỗi các cấp, lập trình viên làm việc trên cấp n không quan tâm đến các cấp khác.

PHẦN 2: NHỮNG THÀNH PHẦN CƠ BẢN TRONG MÁY
TÍNH.
2.1. MAINBOARD:
Thuật ngữ Bo mạch chủ thường dùng nhiều nhất trong ngành công nghiệp máy
tính nói chung như một từ dành riêng, mặc dù có rất nhiều thiết bị khác cũng có thể
có bản mạch chính được gọi là "bo mạch chủ". Bài viết này nói đến Bo mạch chủ
trong các máy tính nói chung mà chú trọng nhiều hơn là của máy tính cá nhân.
Bo mạch chủ là bo mạch in chính và lớn nhất trong một máy PC. Đây là một
bản mạch đóng vai trò trung gian giao tiếp giữa các thiết bị với nhau, cho phép tất
cả các bộ phận khác của một máy tính kết hợp lại với nhau, tạo thành một hệ thống
hoàn chỉnh để hoạt động. Tất cả các mạch điện và các thành phần cơ bản cần thiết
13
cho một máy PC hoặc là được chứa sẳn trong bo mạch chủ hoặc là được gắn với bo
mạch chủ thông qua các kết nối cắm vào hay dây dẫn liên kết (khe cắm, đế cắm,
đầu nối…).
Trong các thiết bị điện tử Bo mạch chủ là một bản mạch đóng vai trò là trung
gian giao tiếp giữa các thiết bị với nhau. Một cách tổng quát, nó là mạch điện chính
của một hệ thống hay thiết bị điện tử. Có rất nhiều các thiết bị gắn trên bo mạch
chủ theo cách trực tiếp có mặt trên nó, thông qua các kết nối cắm vào hoặc dây dẫn

liên kết, phần này trình bày sơ lược về các thiết bị đó, chi tiết về các thiết bị xin
xem theo các liên kết đến bài viết cụ thể về chúng.
Chipset cầu bắc cùng với chipset cầu nam sẽ quyết định sự tương thích của bo
mạch chủ đối với các CPU và đôi khi là hiệu năng của bo mạch chủ.
BIOS: Thiết bị vào/ra cơ sở, rất quan trọng trong mỗi bo mạch chủ, chúng chứa
thiết đặt các thông số làm việc của hệ thống. BIOS có thể được liên kết hàn dán
trực tiếp vào bo mạch chủ hoặc có thể được cắm trên một đế cắm để có thể tháo rời.
14
Kết nối với bo mạch chủ:
Nguồn máy tính: Không thể thiếu trong hệ thống, nguồn máy tính cung cấp
năng lượng cho hệ thống và các thiết bị ngoại vi hoạt động.
CPU: Thường được cắm vào bo mạch chủ thông qua các đế cắm (socket) riêng
biệt tuỳ theo từng loại CPU (dùng từ "cắm" chỉ là tương đối bởi các đế cắm hiện
nay sử dụng tiếp xúc)
RAM: Rất quan trọng trong hệ thống máy tính, RAM được cắm trên bo mạch
chủ thông qua các khe cắm riêng cho từng thể loại.
Bo mạch đồ hoạ: Sử dụng tăng tốc đồ hoạ máy tính, một số bo mạch chủ có thể
không sử dụng đến bo mạch đồ hoạ bởi chúng được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ.
Bo mạch âm thanh: Mở rộng các tính năng âm thanh trên máy tính, một số bo
mạch chủ đã được tích hợp sẵn bo mạch âm thanh.
Ổ cứng: Không thể thiếu trong hệ thống máy tính cá nhân. Một số máy tính
tuân theo chuẩn PC nhưng sử dụng trong công nghiệp có thể không sử dụng đến ổ
cứng truyền thống, chúng được sử dụng các loại ổ flash.
Ổ CD, ổ DVD: Các ổ đĩa quang, Ổ đĩa mềm
Bàn phím máy tính: Sử dụng nhập dữ liệu và làm việc với máy tính.
Chuột : Phục vụ điều khiển và làm việc với máy tính.
Bo mạch mạng: Sử dụng kết nối với mạng. Bo mạch mạng có thể được tích
hợp sẵn trên bo mạch chủ hoặc được cắm vào các khe PCI hoặc ISA (với các hệ
thống máy tính cũ trước kia).
Modem: Sử dụng kết nối với Internet hoặc một máy tính từ xa.

Loa máy tính: Xuất âm thanh ra loa máy tính; Thiết bị này kết nối trực tiếp với
các bo mạch chủ được tích hợp bo mạch âm thanh trên nó. Trong trường hợp khác
nó kết nối thông qua giao tiếp USB hoặc bo mạch âm thanh rời.
15
Webcam: Sử dụng cho tán ngẫu trực tuyến, hội họp trực tuyến...
Máy in: Dùng trích xuất văn bản, hình ảnh ra giấy.
Máy quét: Sử dụng số hoá các bức ảnh hoặc văn bản.
Vỏ máy tính là thiết bị mà bo mạch chủ cần lắp đặt trong nó cùng với các thiết
bị khác (ở trên) cấu thành nên một máy tính hoàn chỉnh. Tuy nhiên đôi khi một số
overlocker có thể không cần sử dụng đến thiết bị này nhằm tạo ra hệ thống máy
tính dễ dàng cho việc tháo lắp, thay đổi và thuận tiện cho việc làm mát các thiết bị
của họ.
Cấu trúc một bo mạch chủ tiêu biểu sử dụng CPU của hãng AMD. Điểm khác
biệt ở đây là CPU được nối thẳng tới RAM không thông qua Chipset cầu bắc
Cấu trúc bo mạch chủ sơ lược giải nghĩa như sau:
CPU kết nối với Chipset cầu bắc (North Bridge), tại đây chipset cầu bắc giao
tiếp với RAM và bo mạch đồ hoạ. Nói chung, cấu trúc máy tính cá nhân dùng bộ
xử lý Intel đến thời điểm năm 2007 CPU sử dụng RAM thông qua chipset cầu bắc.
Chipset cầu bắc được nối với chipset cầu nam thông qua bus nội bộ. Do tính chất
làm việc "nặng nhọc" của chipset cầu bắc nên chúng thường toả nhiều nhiệt, bo
mạch chủ thường có các tản nhiệt cho chúng bằng các hình thức khác nhau.
Chipset cầu nam nối với các bộ phận còn lại, bao gồm các thiết bị có tính năng
nhập/xuất (I/O) của máy tính bao gồm: các khe mở rộng bằng bus PCI, ổ cứng, ổ
quang, USB, Ethernet...
Về cơ bản, cấu trúc bo mạch chủ sử dụng CPU của hãng AMD giống như cấu
trúc của bo mạch chủ sử dụng CPU của hãng Intel. AMD cũng như nhiều hãng
khác đều chưa đưa ra định hướng riêng của mình mà phải theo cấu trúc của Intel
bởi sự phát triển của máy tính cá nhân ngay từ thời điểm sơ khai đã phát triển theo
cấu trúc nền tảng của các hãng IBM - Intel. Phần này chỉ nói ra những sự khác biệt
nhỏ trong cấu trúc bo mạch chủ sử dụng CPU của AMD so với bo mạch chủ sử

dụng CPU của hãng Intel: về một số cấu trúc bo mạch chủ cho bộ xử lý AMD có
thể cho phép CPU giao tiếp trực tiếp với RAM mà điều này cải thiện đáng kể sự
"thắt cổ chai" thường thấy ở cấu trúc bo mạch chủ sử dụng CPU của hãng Intel.
16
Với thế hệ chipset X58/P5x/H5x, Intel đã giảm tải cho chíp cầu bắc bằng việc
chuyển các bus giao tiếp với Ram và VGA lên CPU quản lý.
Cấu tạo bản mạch in của bo mạch chủ:
Bản mạch in của bo mạch chủ có cấu tạo khác biệt một chút so với các bản
mạch in của các thiết bị điện tử thường thấy khác. Đa số các bản mạch in ở các
mạch điện đơn giản đều có cấu tạo hai mặt (mặt trước và mặt sau) để chứa các
đường dẫn trên nó. Do có rất nhiều các đường dẫn hoạt động với tần số khác nhau
nên (theo quy tắc chung) bản mạch phải được thiết kế với các đường dẫn không
gây nhiễu sang nhau, đây là một điểm khác biệt khiến việc thiết kế bản mạch của
bo mạch chủ khác với các bo mạch thông thường.
Ở bo mạch chủ, do chứa nhiều linh kiện với các đường dẫn lớn nên chúng được
thiết kế từ 3 đến 5 lớp (thậm trí nhiều hơn): Ngoài hai lớp mặt trước và mặt sau thì
ở giữa của bo mạch cũng có các đường dẫn.
Ngoài tác dụng để cắm và dán các linh kiện trên bề mặt nó, bo mạch chủ còn
được thiết kế để truyền một phần nhiệt từ các thiết bị toả nhiệt trên nó và truyền
nhiệt ra một diện tích rộng để được làm mát bằng không khí. ASUS là một hãng
phần cứng của Đài Loan thường rất thành công trong việc thiết kế tản nhiệt ra bản
mạch của bo mạch chủ.
Tản nhiệt trên bo mạch chủ:
Do có nhiều linh kiện có thể phát nhiệt tại trực tiếp hoặc được cắm, gắn trên bo
mạch chủ nên vấn đế tản nhiệt rất được coi trọng trong thiết kế.
Phương thức tản nhiệt thường thấy trên bo mạch chủ bao gồm:
17

Sử dụng các tấm, phiến tản nhiệt bằng nhôm hoặc đồng độc lập với cách truyền
nhiệt tự nhiên ra môi trường xung quanh hoặc tận dụng luồng gió từ quạt CPU thổi

ra.
Sử dụng quạt tạo sự tản nhiệt cưỡng bức, tuy nhiên cách dùng quạt hiện nay
dần ít được dùng bởi sự rủi ro có thể xảy đến khi bo mạch chủ được sử dụng sau
vài năm và quạt có thể bị hư hỏng dẫn đến thiết bị được tản nhiệt bằng quạt này sẽ
bị hư hỏng.
Sử dụng công nghệ ống truyền nhiệt để liên kết các cụm chi tiết cần tản nhiệt
với nhau. Các cụm được gắn kết với nhau thường là: Chipset cầu bắc-Chipset cầu
nam-Transistor điều tiết điện năng cho CPU và bo mạch chủ.
Cho phép sự tản nhiệt bằng nước với các hệ thống tản nhiệt nước gắn ngoài
bằng cách thiết kế các đầu cắm ống nước chờ sẵn.
Các thiết bị cần tản nhiệt trên bo mạch chủ:
Chipset cầu bắc là thiết bị mà bất kỳ bo mạch chủ nào cũng phải tản nhiệt cho
nó bởi sự phát nhiệt lớn tỏa ra bởi chúng là cầu nối quan trọng của hệ thống và làm
việc liên tục. Nhiều bo mạch chủ tích hợp sẵn bo mạch đồ hoạ trong chipset cầu
bắc khiến chúng càng toả nhiệt nhiều hơn.
18
Chipset cầu nam mới được coi trọng sự tản nhiệt trong thời gian gần đây (trước
đây chúng thường được để trần mà không được gắn bất kỳ một tấm tản nhiệt nào)
bởi các tính năng và thiết năng mở rộng có thể làm nó hoạt động mạnh hơn và phát
nhiệt nhiều hơn.
Các transistor trường cho phần điều chế nguồn của bo mạch chủ và CPU:
Nhiều bo mạch chủ thiết kế áp mặt lưng của các transistor này xuống trực tiếp bo
mạch để tản nhiệt ra bo mạch, một số bo mạch chủ thiết kế các tấm phiến tản nhiệt
riêng, số ít các bo mạch chủ cao cấp thiết kế ống truyền nhiệt liên kết chúng với các
thiết bị tản nhiệt khác.
Thiết kế riêng của các nhà sản xuất phần cứng:
Các nhà sản xuất phần cứng luôn tạo ra các sự thay đổi trong thiết kế cấu trúc
của bo mạch chủ nên mỗi hãng khác nhau sẽ tạo ra một sự thay đổi nào đó so với
các kiến trúc thông thường để hướng sự chú ý của khách hàng. Chính điều đó đã
thúc đẩy công nghệ phát triển, tạo ra sự phát triển không ngừng.

Đầu nối nguồn 24 chân theo chuẩn ATX
ATX là chuẩn bo mạch chủ thông dụng nhất hiện nay, chúng được phát triển
có chọn lọc trên nền các chuẩn cũ (Baby-AT và LPX) với sự thay đổi của thiết kế
và liên quan nhiều đến việc thay đổi đầu nối nguồn với nguồn máy tính, tính năng
quản lý điện năng thông minh và sự thay đổi nút khởi động một phiên làm việc.
Một thay đổi khác là sự tập hợp các cổng kết nối vào/ra về phía sau của hệ thống
máy tính cá nhân (bao gồm các khe cắm mở rộng ở phía dưới và cụm cổng vào/ra ở
phía trên (I/O connector panel) đối với vỏ máy tính kiểu đứng).
2. 2: CPU:
CPU viết tắt của chữ Central Processing Unit (tiếng Anh), tạm dịch là đơn vị
xử lí trung tâm. CPU có thể được xem như não bộ, một trong những phần tử cốt lõi
nhất của máy vi tính. Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương trình vi tính và
dữ kiện. CPU có nhiều kiểu dáng khác nhau. Ở hình thức đơn giản nhất, CPU là
một con chip với vài chục chân. Phức tạp hơn, CPU được ráp sẵn trong các bộ
19
mạch với hàng trăm con chip khác. CPU là một mạch xử lý dữ liệu theo chương
trình được thiết lập trước. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu
transitor trên một bảng mạch nhỏ. Bộ xử lý trung tâm bao gồm Bộ điều khiển và
Bộ làm tính.


Bộ điều khiển :
Là các vi xử lí có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển
hoạt động xử lí,được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống. Mạch
xung nhịp đồng hồ hệ thống dùng để đồng bộ các thao tác xử lí trong và ngoài CPU
theo các khoảng thời gian không đổi.Khoảng thời gian chờ giữa hai xung gọi là chu
kỳ xung nhịp.Tốc độ theo đó xung nhịp hệ thống tạo ra các xung tín hiệu chuẩn
thời gian gọi là tốc độ xung nhịp - tốc độ đồng hồ tính bằng triệu đơn vị mỗi giây-
Mhz. Thanh ghi là phần tử nhớ tạm trong bộ vi xử lý dùng lưu dữ liệu và địa chỉ
nhớ trong máy khi đang thực hiện tác vụ với .

Bộ số học-logic:
Có chức năng thực hiện các lệnh của đơn vị điều khiển và xử lý tín hiệu. Theo
tên gọi,đơn vị này dùng để thực hiện các phép tính số học(+,-,*,/)hay các phép tính
logic(so sánh lớn hơn,nhỏ hơn...)
20
Mô tả chức năng:
Chức năng cơ bản của máy tính là thực thi chương trình. Chương trình được
thực thi gồm một dãy các chỉ thị được lưu trữ trong bộ nhớ. Đơn vị xử lý trung
tâm(CPU) đảm nhận việc thực thi này. Quá trình thực thi chương trình gồm hai
bước: CPU đọc chỉ thị từ bộ nhớ và thực thi chỉ thị đó. Việc thực thi chương trình
là sự lặp đi lặp lại quá trình lấy chỉ thị và thực thi chỉ thị.
Tốc độ:
Tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc vào tốc độ của CPU, nhưng nó cũng phụ
thuộc vào các phần khác (như bộ nhớ trong, RAM, hay bo mạch đồ họa).
Tốc độ CPU có liên hệ với tần số đồng hồ làm việc của nó (tính bằng các đơn
vị như MHz, GHz, ...). Đối với các CPU cùng loại tần số này càng cao thì tốc độ xử
lý càng tăng. Đối với CPU khác loại, thì điều này chưa chắc đã đúng; ví dụ CPU
Core 2 Duo có tần số 2,6GHz có thể xử lý dữ liệu nhanh hơn CPU 3,4GHz một
nhân. Tốc độ CPU còn phụ thuộc vào bộ nhớ đệm của nó, ví như Intel Core 2 Duo
sử dụng chung cache L2 (shared cache) giúp cho tốc độ xử lý của hệ thống 2 nhân
mới này nhanh hơn so với hệ thống 2 nhân thế hệ 1 ( Intel Core Duo và Intel
Pentium D) với mỗi core từng cache L2 riêng biệt. (Bộ nhớ đệm dùng để lưu các
lệnh hay dùng, giúp cho việc nhập dữ liệu xử lý nhanh hơn). Hiện nay công nghệ
sản xuất CPU làm công nghệ 65nm.
Các CPU đều đươc chế tạo theo các bước dưới đây:
- Thiết kế: Đây là bước các kiến trúc sư thiết kế chip, nghĩa là cách nó sẽ làm
việc như thế nào.
- Chế tạo đế sản xuất (wafer): Đây là quá trình chính trong việc sản xuất chip và
chúng ta sẽ xem xét đến nó trong hướng dẫn này.
- Chuẩn bị kiến khuôn rập: Bước này cơ bản gồm việc cắt các chip từ wafer

- Đóng gói: Trong bước này, các thiết bị đầu cuối và phần chính được bổ sung
vào chip
- Kiểm tra: CPU được kiểm tra trước khi đem đi bán
21
Các nhà sản xuất:

Hai nhà sản xuất CPU lớn hiện nay là Intel và AMD:

Một trong những CPU đầu tiên của hãng Intel là chip Intel 4004. Tung ra thị
trường vào tháng 11 năm 1971, Intel 4004 có 2250 transistors và 16 chân. Một
CPU của Intel năm 2006 là chiếc Intel Northwood P4, có 55 triệu transistors và 478
chân.
Nhà sản xuất AMD (Advanced Micro Devices) cũng được đánh giá cao cho một
số sản phẩm CPU của họ.
2. 3. RAM:
RAM (viết tắt từ Random Access Memory trong tiếng Anh) là một loại bộ nhớ
chính của máy tính. RAM được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên vì nó có đặc tính:
thời gian thực hiện thao tác đọc hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau, cho dù
đang ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ. Mỗi ô nhớ của RAM đều có một địa chỉ.
Thông thường, mỗi ô nhớ là một byte (8 bit); tuy nhiên hệ thống lại có thể đọc ra
hay ghi vào nhiều byte (2, 4, 8 byte).
22
RAM khác biệt với các thiết bị bộ nhớ tuần tự chẳng hạn như các băng từ, đĩa;
mà các loại thiết bị này bắt buộc máy tính phải di chuyển cơ học một cách tuần tự
để truy cập dữ liệu.Bởi vì các chip RAM có thể đọc hay ghi dữ liệu nên thuật ngữ
RAM cũng được hiểu như là một bộ nhớ đọc-ghi, trái ngược với bộ nhớ chỉ đọc
ROM .
RAM thông thường được sử dụng cho bộ nhớ chính (main memory) trong máy
tính để lưu trữ các thông tin thay đổi, và các thông tin được sử dụng hiện hành.
Cũng có những thiết bị sử dụng một vài loại RAM như là một thiết bị lưu trữ thứ

cấp .
Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi mất nguồn điện
cung cấp.


Một số loại RAM.
Từ trên xuống: DIP, SIPP, SIMM 30 chân, SIMM 72 chân, DIMM (168
chân), DDR DIMM (184-chân).
Bộ nhớ RAM có 4 đặc trưng sau:
23
Dung lượng bộ nhớ: Tổng số byte của bộ nhớ ( nếu tính theo byte ) hoặc là
tổng số bit trong bộ nhớ nếu tính theo bit.
Tổ chức bộ nhớ: Số ô nhớ và số bit cho mỗi ô nhớ
Thời gian thâm nhập: Thời gian từ lúc đưa ra địa chỉ của ô nhớ đến lúc đọc
được nội dung của ô nhớ đó.
Chu kỳ bộ nhớ: Thời gian giữa hai lần liên tiếp thâm nhập bộ nhớ.
Mục đích:
Máy vi tính sử dụng RAM để lưu trữ mã chương trình và dữ liệu trong suốt
quá trình thực thi. Đặc trưng tiêu biểu của RAM là có thể truy cập vào những vị trí
khác nhau trong bộ nhớ và hoàn tất trong khoảng thời gian tương tự, ngược lại với
một số kỹ thuật khác, đòi hỏi phải có một khoảng thời gian trì hoãn nhất định.
Phân loại RAM
Tùy theo công nghệ chế tạo, người ta phân biệt thành 2 loại:
• SRAM (Static RAM): RAM tĩnh
• DRAM (Dynamic RAM): RAM động
RAM tĩnh
RAM tĩnh được chế tạo theo công nghệ ECL (dùng trong CMOS và
BiCMOS). Mỗi bit nhớ gồm có các cổng logic với 6 transistor MOS. SRAM là bộ
nhớ nhanh, việc đọc không làm hủy nội dung của ô nhớ và thời gian thâm nhập
bằng chu kỳ của bộ nhớ.

RAM động
RAM động dùng kỹ thuật MOS. Mỗi bit nhớ gồm một transistor và một tụ
điện. Việc ghi nhớ dữ liệu dựa vào việc duy trì điện tích nạp vào tụ điện và như vậy
việc đọc một bit nhớ làm nội dung bit này bị hủy. Do vậy sau mỗi lần đọc một ô
nhớ, bộ phận điều khiển bộ nhớ phải viết lại nội dung ô nhớ đó. Chu kỳ bộ nhớ
cũng theo đó mà ít nhất là gấp đôi thời gian thâm nhập ô nhớ.
24
Việc lưu giữ thông tin trong bit nhớ chỉ là tạm thời vì tụ điện sẽ phóng hết điện
tích đã nạp và như vậy phải làm tươi bộ nhớ sau khoảng thời gian 2μs. Việc làm
tươi được thực hiện với tất cả các ô nhớ trong bộ nhớ. Công việc này được thực
hiện tự động bởi một vi mạch bộ nhớ.
Bộ nhớ DRAM chậm nhưng rẻ tiền hơn SRAM.
Các loại DRAM:
(Double Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR".
Có 184 chân. DDR SDRAM là cải tiến của bộ nhớ SDR với tốc độ truyền tải gấp
SDRAM (Viết tắt từ Synchronous Dynamic RAM) được gọi là DRAM đồng bộ.
SDRAM gồm 3 phân loại: SDR, DDR, và DDR2.
- SDR SDRAM (Single Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi
tắt là "SDR". Có 168 chân. Được dùng trong các máy vi tính cũ, bus speed chạy
cùng vận tốc với clock speed của memory chip, nay đã lỗi thời.
- DDR SDRAM đôi SDR nhờ vào việc truyền tải hai lần trong một chu kỳ bộ
nhớ. Đã được thay thế bởi DDR2.
- DDR2 SDRAM (Double Data Rate 2 SDRAM), Thường được giới chuyên
môn gọi tắt là "DDR2". Là thế hệ thứ hai của DDR với 240 chân, lợi thế lớn nhất
của nó so với DDR là có bus speed cao gấp đôi clock speed.
RDRAM (Viết tắt từ Rambus Dynamic RAM), thường được giới chuyên môn
gọi tắt là "Rambus". Đây là một loại DRAM được thiết kế kỹ thuật hoàn toàn mới
so với kỹ thuật SDRAM. RDRAM hoạt động đồng bộ theo một hệ thống lặp và
truyền dữ liệu theo một hướng. Một kênh bộ nhớ RDRAM có thể hỗ trợ đến 32
chip DRAM. Mỗi chip được ghép nối tuần tự trên một module gọi là RIMM

(Rambus Inline Memory Module) nhưng việc truyền dữ liệu được thực hiện giữa
các mạch điều khiển và từng chip riêng biệt chứ không truyền giữa các chip với
nhau. Bus bộ nhớ RDRAM là đường dẫn liên tục đi qua các chip và module trên
bus, mỗi module có các chân vào và ra trên các đầu đối diện. Do đó, nếu các khe
cắm không chứa RIMM sẽ phải gắn một module liên tục để đảm bảo đường truyền
được nối liền. Tốc độ Rambus đạt từ 400-800MHz
25

×