Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

MÔ PHỎNG CÁC KỊCH BẢN ĐIỀU TIẾT HỆ THỐNG HỒ CHỨA LƯU VỰC SÔNG BA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.52 KB, 9 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong các bể trầm tích Đệ tam trên thềm lục địa Việt Nam, bể Cửu Long
được xếp hàng đầu về mức độ nghiên cứu cũng như tính hấp dẫn về phương
diện kinh tế Dầu khí. Trữ lượng và tiềm năng dự báo khoảng 700 – 800 triệu
m
3
quy đổi dầu chiếm khoảng 20% tổng trữ lượng tiềm năng toàn quốc. Bể
được lấp đầy bởi các trầm tích lục nguyên, đôi chỗ chứa than với bề dày ở
phần Trung tâm đạt trên 8000m và mỏng dần về phía các cánh. Hoạt động dầu
khí ở đây được triển khai từ đầu những năm 1970, đến nay đã khoan thăm dò
và phát hiện dầu trong Oligoxen, Mioxen dưới và móng phong hoá nứt nẻ.
Dầu được khai thác đầu tiên ở mỏ Bạch Hổ cho đến nay đã có thêm nhiều mỏ
được đưa vào khai thác là mỏ Rồng, Rạng Đông và Ruby và nhiều phát hiện
dầu khí khác cần được thẩm lượng. Đặc biệt việc mở đầu phát hiện dầu trong
móng phong hoá nứt nẻ ở mở Bạch Hổ là sự kiện nổi bật nhất, không những
làm thay đổi phân bố trữ lượng và đối tượng khai thác mà còn tạo ra một quan
niệm địa chất mới cho việc thăm dò dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam.Với
khoảng 100 giếng khai thác dầu từ móng của 4 mỏ Bạch Hổ, Rồng, Rạng
Đông, và Ruby cho lưu lượng giếng hàng trăm tấn/ngày đêm, có giếng đạt tới
trên 1000tấn/ngày đêm đã và đang khẳng định móng phong hoá nứt nẻ có
tiềm năng dầu khí lớn là đối tượng chính cần được quan tâm hơn nữa trong
công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trong tương lai của bể Cửu
Long và vùng kế cận. Ngoài ra các dạng bẫy phi cấu tạo trong trầm tích
Oligocen là đối tượng hy vọng có thể phát hiện các mỏ dầu khí mới ở đây.
Tuy nhiên theo đánh giá một cách có cơ sở thì đến nay con số đã được phát
hiện chiếm khoảng 71% và trữ lượng chưa phát hiện là khoảng 29%. Như vậy
gần 1/3 trữ lượng chưa xác định rõ sự phân bố và thuộc đối tượng nào. Câu
1
hỏi đặt ra cho ta phải suy nghĩ về phương hướng và cách tiếp cận để mở rộng
công tác tìm kiếm và thăm dò ở khu vực này.


Vì lý do đó mà học viên đã chọn bể trầm tích này để làm luận văn với tiêu
đề: Đặc điểm phát triển địa chất của bể Cửu Long và tiềm năng dầu khí.
2. Mục tiêu của luận văn
- Nghiên cứu các đặc điểm phát triển địa chất nhằm làm sáng tỏ quá trình
hình thành, phát triển các cơ chế thành tạo và phạm vi ranh giới của bể Cửu
Long
- Xác định đặc điểm địa chất, các phân vị địa tầng của bể
- Xác định đặc điểm cấu trúc, kiến tạo, hệ thống đứt gãy, hoạt động núi
lửa và các pha nghịch đảo kiến tạo trong Kainozoi
- Nghiên cứu đặc điểm hệ thống dầu khí nhằm đánh giá và dự báo tiềm
năng dầu khí của bể
3. Kết quả đạt được của luận văn
Làm sáng tỏ các đặc điểm phát triển địa chất trong Kainozoi và tiềm năng
khoáng sản dầu khí của bể trầm tích Cửu Long
4. Ý nghĩa Khoa học
Các kết quả đạt được của luận văn này có thể làm sáng tỏ thêm quá trình
lịch sử phát triển địa chất trong Kainozoi và các yếu tố khác trong hệ thống
dầu khí như đá sinh, đá chứa, đá chắn, bẫy, thời gian sinh thành và dịch
chuyển khi dầu khí sinh ra từ các tập đá mẹ đến nạp vào các bẫy. Kết quả này
có thể là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà lãnh đạo hoạch định phương
hướng chiến lược tìm kiếm tiếp theo trong thời gian tới
5. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn này có thể áp dụng một phần trong công
tác tìm kiếm – thăm dò và khai thác dầu khí ở bể Cửu Long trong thời gian tới.
2
6. Lời cảm ơn
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS Tạ
Trọng Thắng, Chủ nhiệm Bộ môn Địa chất Dầu khí, Khoa Địa chất, Trường
ĐHKHTN, ĐHQGHN. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bản luận văn,
học viên cũng đã được KS. Trần Hữu Thân, cán bộ TTNC Biển và Đảo, các

thầy cô trong Bộ môn Địa chất Dầu khí và cán bộ của TTNC Biển và Đảo
giúp đỡ tận tình, cung cấp tài liệu và phương tiện để học viên hoàn thành
được bản luận văn này.
Nhân dịp này học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tất cả mọi
người đã quan tâm, giúp đỡ trong suốt quá trình xây dựng và viết luận văn.
Học viên cũng xin gửi tới gia đình, người thân và bè bạn đã tạo mọi điều
kiện cho học viên hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Học viên xin trân trọng cảm ơn.
3
CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ,
VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ BỂ CỬU LONG
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ BỂ CỬU LONG
Bể trầm tích Kainozoi Cửu Long nằm ở vị trí có toạ độ địa lý trong khoảng
9
o
00

- 11
o
00

vĩ độ Bắc và 106
o
30’ - 109
o
00’ kinh độ Đông, nằm chủ yếu trên
thềm lục địa phía Nam Việt Nam và một phần đất liền thuộc khu vực cửa
sông Cửu Long còn phần lớn nằm trên thềm lục địa Việt Nam. Bể có hình bầu
dục, nằm dọc theo bờ biển Vũng Tàu – Bình Thuận. Bể Cửu Long được xem
là bể trầm tích Kainozoi khép kín điển hình của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu

tính theo đường đẳng dày trầm tích 1000m thì bể có xu hướng mở về phía
ĐB, phía Biển Đông hiện tại. Bể Cửu Long tiếp giáp với đất liền về phía Tây
Bắc, ngăn cách với bể Nam Côn Sơn và đới nâng Côn Sơn, phía TN là đới
nâng Khorat- Natuna và phía ĐB là đới cắt trượt Tuy Hòa ngăn cách với bể
Phú Khánh. Bể có diện tích khoảng 36.000 km
2
, bao gồm các lô: 9,15, 16, 17
và một phần của các lô: 1, 2, 25 và 129. Bể được bồi lấp chủ yếu bởi trầm tích
lục nguyên Đệ Tam, chiều dày lớn nhất tại trung tâm bể có thể đạt tới 8 km
(Hình 1.1, Hình 1.2)
Hình 1.1: Vị trí Bể Cửu Long
(Nguồn: Địa chất và Tài nguyên dầu khí Việt Nam)
4
Hình 1.2: Mặt cắt địa chấn tuyến S18 cắt dọc bể Cửu Long
(Nguồn: Tài liệu TTNC Biển và Đảo)
Hình 1.2: Mặt cắt địa chấn tuyến S18 cắt dọc bể Cửu Long
(Nguồn: Tài liệu TTNC Biển và Đảo)
5

×