Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Phát triền công nghệ truyền thông đa phương tiện (email, voice, SMS, fax..)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 81 trang )

Lời mở đầu
LỜI MỞ ĐẦU
Truyền thoại qua IP (VoIP) là một trong những công nghệ đã được chú ý phát triển
trong suốt những năm qua không chỉ với mục tiêu có thể thay thế chức năng cung cấp dịch
vụ thoại của mạng PSTN, thống nhất hệ thống truyền số liệu và truyền thoại mà hệ thống
VoIP hiện nay đã được sử dụng như một nền tảng của các dịch vụ tiện ích cho các doanh
nghiệp, hàng loạt các hệ thống dịch vụ đã được xây dựng trên nền VoIP, cụ thể như các
dịch vụ chăm sóc khách hàng Call enter, Contact center…. Đây chính là điểm mới trong
ứng dụng VoIP vào môi trường kinh doanh, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong thời
đại hiện nay.
Call center đã phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, Call center
đang có được chỗ đứng vững chắc trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Hệ
thống tổng đài CS1000E (Communication Server 1000 Enterprise) là thế hệ tổng đài mới
trong seria các tổng đài Call center của Nortel Network, dung lượng tối đa với 22.500 IP
Phone với hơn 750 tính năng xử lý cuộc gọi. Trong khuôn khổ một báo cáo thực tập em
không thế nào đi chi tiết vào Call Center, các quá trình bảo mật, và kỹ thuật lưu lượng
cũng như tiến trình kỹ thuật … mà chỉ tập chung vào hệ thống tổng đài Call Center
CS1000E đã được thực tập tại công ty TNHH TMDV – Viễn Thông THIÊN TÚ bao gồm
các nội dung:
• Tổng quan VoIP – Call center
• Các đặc tính của Internet và IP
• Hệ thống tổng đài Call center CS1000E
• Giao thức xử lý cuộc gọi IP chính trong CS 1000E.
Tuy nhiên, do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi thiếu sót
cũng như sai sót, kính mong thầy cô cùng các bạn đóng góp ý kiến để báo cáo của em
thêm hoàn chỉnh.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Ngọc Dũng – Ngọc Chiến
pg. 1


Mục lục
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................01
MỤC LỤC..................................................................................................................02
Chương 1: Tổng quan Hệ thống Call center............................................................03
1.1- Giới thiệu..................................................................................................................05
1.2- Chức năng Call center..............................................................................................07
Chương 2: Đặc tính của Internet và IP
2.1- Đặc tính của Internet................................................................................................09
2.1.1- Thời gian vòng khứ hồi.........................................................................................09
2.1.2- Độ trễ.....................................................................................................................09
2.1.3- Jitter.......................................................................................................................10
2.1.4- Băng thông............................................................................................................11
2.1.5- Sự mất gói.............................................................................................................11
2.2- Mô hình OSI.............................................................................................................12
2.2.1- Lớp ứng dụng........................................................................................................12
2.2.2- Lớp trình diễn........................................................................................................12
2.2.3- Lớp phiên...............................................................................................................12
2.2.4- Lớp truyền tải........................................................................................................13
2.2.5- Lớp mạng...............................................................................................................13
2.2.6- Lớp liên kết dữ liêuj..............................................................................................13
2.2.7- Lớp vật lý..............................................................................................................13
2.3- Cấu trúc hệ thống TCP/IP........................................................................................14
2.3.1- Cấu trúc phân lớp TCP/IP.....................................................................................14
2.3.2- Mô hình OSI và họ TCP/IP...................................................................................15
pg. 2
Mục lục
2.3.3- Phương thức truyền thông tin giữa các lớp...........................................................16
2.3.4- Định dạng đơn vị thông tin trên các lớp................................................................16
2.3.5- Quá trình thông tin giứa các lớp TCP/IP...............................................................17

2.4- Giao thức IP..............................................................................................................18
2.4.1- Tổng quan về IP....................................................................................................18
2.4.2- Kích thước gói và các loại lưu lượng mà IP hỗ trợ...............................................19
2.4.3- Địa chỉ IP...............................................................................................................19
2.4.4- Các giao thức định tuyến.......................................................................................13
2.4.5- Một số giao thức điển hình....................................................................................23
2.4.6- Gói dữ liệu IP........................................................................................................24
2.5- Giao thức điều khiển truyền dẫn TCP/IP.................................................................25
2.5.1- Tổng quan TCP/IP.................................................................................................25
2.5.2- Port và Socket........................................................................................................26
2.5.3- Đơn vi dữ liệu........................................................................................................27
2.5.4- Giao thức dữ liệu người dung................................................................................28
Chương 3: Hệ thống tổng đài CS1000E
3.1- Giới thiệu..................................................................................................................33
3.1.1- Các tính năng.........................................................................................................33
3.1.2- Các thuộc tính........................................................................................................33
3.2- KIến trúc hệ thống....................................................................................................34
3.2.1- CallServer..............................................................................................................34
3.2.2- Media gateway.......................................................................................................35
3.2.3- Media gateway Controler Card..............................................................................36
3.2.4- Media gateway Spander.........................................................................................37
3.2.5- Signaling Server....................................................................................................38
pg. 3
Mục lục
3.3- Hoạt động của CS1000E..........................................................................................38
3.3.1- Mux/Demux...........................................................................................................38
3.3.2- Cisco......................................................................................................................39
3.3.3- ELAN....................................................................................................................40
3.3.4- TLAN....................................................................................................................42
3.3.5- Điện thoại IP..........................................................................................................43

3.3.5- Database LAN.......................................................................................................45
3.4- Các cấu hình Call center...........................................................................................46
3.4.1 - Cấu hính Standard................................................................................................46
3.4.2- Cấu hình Campus – Distrbuter..............................................................................47
3.4.3- Cấu hính Campus Redudancy................................................................................48
3.4.4- Cấu hình Branch Office.........................................................................................49
3.4.5- Cấu hình Neographic Redundacy..........................................................................50
Chương 4: Giao thức xử lý thoại trong CS1000E
4.1- Giao thức H.323.......................................................................................................51
4.1.1- Tổng quan..............................................................................................................51
4.1.2- Cấu trúc H.323.......................................................................................................51
4.1.3- Hoạt động của H.323.............................................................................................54
4.1.4- Mô hình mạng cơ bản H.323.................................................................................60
4.2 Giao thức khởi tạo phiên SIP.....................................................................................61
42.1- Tổng quan...............................................................................................................61
4.2.2- Cấu trúc SIP...........................................................................................................61
4.2.3- Địa chỉ và bản tin SIP............................................................................................68
4.2.4- Hoạt động của SIP.................................................................................................70
4.2.5- Mô hình liên mạng H.323 và SIP..........................................................................78
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................79
pg. 4
Chương 1: Tổng quan Call center
Chương 1:
TỔNG QUAN CALL CENTER
1.1-Giới thiệu.
Trong thời đai công nghệ số hiện nay. Xu hướng cạnh tranh gay gắt về chất
lượng, dịch vụ trên thị trường ngày càng thôi thúc các doanh nghiệp xây dựng đầu tư
chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Đây được coi là một điểm nhấn quan trọng trong
văn hóa doanh nghiệp và văn hóa chăm sóc khách hàng trong bối cảnh toàn cầu hóa.Vấn
đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao đạt được sự hài lòng của khách hàng? Kể cả

việc đã triển khai được, hay còn đang nằm trong kế hoạch, thì các Trung tâm chăm sóc
khách hàng chuyên nghiệp (Call Center) luôn là sự trăn trở của các doanh nghiệp. Đây
là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, nơi tập trung xử lý mọi yêu cầu của khách
hàng thông qua các kênh truyền thông hiện đại, như hệ thống điện thoại, email, và các
phương tiện truyền thông trực tuyến khác nhằm hướng dẫn, cung cấp, và giải đáp thông
tin, mang đến sự hài lòng cho khách hàng.
Về mặt công nghệ, Call Center là bước phát triển cao hơn với sự kết hợp thống
nhất các phương thức tương tác với khách hàng, từ điện thoại, email, website cho đến
hình thức chat (đối thoại trực tiếp), hay gửi tin nhắn tức thời (instant messaging).
Call Center cho phép kiểm soát tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp một
cách toàn diện. Chẳng hạn như, công nghệ tại một Call Center giúp kiểm soát quá trình
khách hàng truy cập website, tìm kiếm thông tin, từ đó có những giải pháp cải thiện,
nâng cao chất lượng của trang web phục vụ độc giả; ngoài ra, các cuộc gọi, email, các
phiên chat tới trung tâm cũng được quản lý chặt chẽ và được điều chỉnh trả lời kịp thời.
Điều này không chỉ làm đa dạng hoá hình thức giao tiếp với khách hàng, mà còn làm
tăng chất lượng dịch vụ.
Call center ( Trung tâm liên hệ khách hàng) ngày càng được nhắc đến nhiều hơn
và đã cho thấy được hiệu quả tối ưu ở rất nhiểu các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam,
dịch vụ này có bước phát triển đột biến theo sự phát triển hạ tầng và các dịch vụ viễn
thông. Nhu cầu về Call center tại Việt Nam được đánh giá là rất có tiềm năng, xuất phát
từ các nhà cung cấp dịch vụ, các ngân hàng, các trung tâm bảo hiểm, đến các doanh
nghiệp vừa và nhỏ…
Hầu hết các giải pháp Call center tại Việt Nam đều là sản phẩm của các công ty
nước ngoài được cung cấp thông qua hệ thống đối tác tại Việt Nam. Mỗi hãng đều có
một giải pháp riêng dựa vào thế mạnh của mình, một số hãng có thị phần lớn về các giải
pháp Call center tại Việt Nam có thể kể đến như: Siemens, Avaya, Cisco, Alcatel-
Lucent, Nortel….
Một Trung tâm liên hệ khách hàng đầy đủ thông thường bao gồm cá thành phần:
một tổng đài làm nhiệm vụ cổng kết nối với mạng công cộng và tiếp nhận cuộc gọi từ
khách hàng, hệ thống tương tác thoại IVR, hệ thống định tuyến đa phương tiện, hệ

thống ghi âm giám sát cuộc gọi và các thiết bị phụ trợ (điện thoại, máy tính, tai nghe)
của điện thoại viên. Các máy chủ ứng dụng (email, web, SMS, CRM), hay cơ sở dữ liệu
khách hàng cũng có thể được tích hợp với trung tâm liên hệ khách hàng, giúp cho cuộc
gọi được định tuyến mềm dẻo và thông minh hơn.
pg. 5
Chương 1: Tổng quan Call center
Các doanh nghiệp cũng có thể thuê các đầu số dịch vụ như 1900xxxx, hoặc
1800xxxx từ các nhà cung cấp dịch vụ đầu số VTN cho hệ thống của mình.
Để xây dựng được thành công một hệ thống Call Center hoàn chính, chuyên
nghiệp, đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều yếu tố, trong đó cần chú ý:
Dung lượng hệ thống:
Số lượng điện thoại viên luôn là câu hỏi đầu tiên mà các doanh nghiệp cần xem
xét đến. Một số hãng đưa ra các công bố về hệ thống của họ có thể hỗ trợ tới hàng chục
nghìn điện thoại viên. Tuy nhiên, trên thực tế, con số này chỉ mang ý nghĩa tham khảo,
vì không phải doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu xây dựng các hệ thống lớn tới hàng
nghìn điện thoại viên. Có tới trên 90% các hệ thống Call Center của doanh nghiệp tại
Việt Nam có dung lượng dưới 100 điện thoại viên hoạt động đồng thời.
Hơn nữa, các giải pháp đều cho phép doanh nghiệp đầu tư từ một hệ thống nhỏ
ban đầu và gia tăng dần dung lượng trong tương lai mà không yêu cầu thay đổi lại cấu
trúc, hay cài đặt lại hệ thống.
Chọn đúng chức năng cần thiết
Hầu hết các sản phẩm của các hãng đang được cung cấp đều có khả năng hỗ trợ
khả năng định tuyến đa phương tiện liên lạc từ khách hàng, bao gồm cuộc gọi thoại, thư
điện tử (email), web, tin nhắn ngắn (SMS), hay fax. Nhưng tại thời điệm hiện tại, các
liên lạc đến trung tâm thông qua các hình thức email, web, SMS, fax vẫn chưa thực sự
tạo được thói quen nơi khách hàng. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi quyết
định triển khai các dịch vụ này trong hệ thống.
Giải pháp Hipath Procenter của Siemens hiện đã được triển khai cho rất nhiều
đơn vị, doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Giải pháp này cho phép
doanh nghiệp đầu tư từ một hệ thống nhỏ ban đầu chỉ 10 điện thoại viên, thực hiện chức

năng tiếp nhận và xử lý cuộc gọi thoại. Các chức năng khác được cung cấp như một tuỳ
chọn mở rộng. Doanh nghiệpcó thể cân nhắc để bổ sung các dịch vụ bất cứ khi nào,
ngay cả khi hệ thống đã hoạt động.
Trang bị hệ thống, hay thuê ngoài:
Việc bùng nổ nhu cầu của các trung tâm liên hệ khách hàng đã kéo theo sự ra đời
của nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Các nhà cung cấp dịch vụ với lợi thế là hệ
thống trang bị đồng bộ, điện thoại viên được đào tạo bài bản có thể cung cấp cho khách
hàng các dịch vụ trọn gói, bao gồm từ trang bị hệthống phần cứng, phần mềm, nhân lực,
đào tạo điện thoại viên…
Xây dựng một Trung tâm liên hệ khách hàng từ công đoạn khảo sát, tư vấn đến
khi hệ thống đi vào ổn định, thông thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng. Chi phí cho một
Trung tâm cũng có thể rất khác nhau tuy dung lượng, công nghệ, các chức năng của hệ
thống, có thể dao động từ cỡ vài chục nghìn đến hàng triệu đô la Mỹ.
Nếu các doanh nghiệp muốn sử dụng nhân lực của mình, nhưng không muốn đầu
tư toàn bộ hệ thống thì có thể sử dụng hạ tầng của nhà cung cấp dịch vụ theo hình thức
thuê. Theo cách này, các kết nối IP từ nhà cung cấp dịch vụ đến doanh nghiệp thuê dịch
vụ sẽ được sử dụng để cho phép các điện thoại viên của doanh nghiệp thuê thực hiện tác
vụ xử lý liên lạc của khách hàng như khi họ ngồi tại Trung tâm của nhà cung cấp dịch
vụ.
pg. 6
Chương 1: Tổng quan Call center
pg. 7
Chương 1: Tổng quan Call center
1.2- Chức năng của Call Center
Phân phối cuộc gọi tự động.
Điều này giúp bạn nâng cao năng suất lao động thông qua việc tiếp nhận và xử lý
các cuộc gọi đến một cách hiệu quả. Nó cho phép xử lý các cuộc gọi, giám sát việc
quản lý và định hướng ảo cuộc gọi cùng với các lợi ích khác.
Quản lý quan hệ khách hàng.
Bộ ứng dụng Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) cho phép việc định tuyến

thông minh các tương tác với khách hàng từ bên trong và bên ngoài thông qua nhiều
kênh liên lạc khác nhau, bao gồm thoại, email, web chat, trình duyệt cộng tác, dịch vụ tự
động và VoIP.
Trung tâm giao dịch.
IVN Co., Ltd thiết kế riêng và tích hợp các thông tin về cuộc gọi theo yêu cầu
của khách hàng, kiểm soát các thông tin khách hàng trong cơ sở sữ liệu, tối đa hóa
tương tác với khách hàng và nâng cao sự hài lòng của khách hàng
Trả lời tự động và nhận dạng giọng nói.
Hệ thống giọng nói tự động cung cấp một hệ thống phản hồi tự động bằng giọng
nói, đọc chữ, xử lý cuộc gọi, định hướng cuộc gọi, trả lời fax, nhận dạng giọng nói và
tin nhắn
Phát triền công nghệ truyền thông đa phương tiện (email, voice, SMS, fax..)
Sử dụng công nghệ thế hệ mới, việc triển khai hệ thống đa kênh, phát triển ứng
dụng tiên tiến mang đến cho bạn công nghệ tương tác khách hàng hàng đầu thông qua
phương tiện truyền thông hiệu quả như email, SMS, ch
Lưu trữ chất lượng dịch vụ và các cuộc thoại.
Đáp ứng mục tiêu của bạn để lưu giữ, đánh giá, phân tích và làm tăng sự hài lòng
của khách hàng thông qua tương tác thoại, VoIP, email, va giao dịch web, giúp xây
dựng mối quan hệ khách hàng trung thành lâu dài.
Báo cáo hiệu quả hoạt động:
Các báo cáo được xây dựng dựa trên những yêu cầu của bạn, thống kê hiệu quả
hoạt động thời gian thực và thân thiện với người dùng thông qua hệ thống contact
centre, nhờ đó mang lại cho bạn những công cụ cần thiết đê có những quyết định với
thông tin đầy đủ.
Quay số định trước.
Với hơn 100,000 cuộc gọi ra mỗi giờ, nhiều hệ thống quay số có thể được quản
lý trong một chiến dịch marketing với khả năng chia sẻ danh sách khách hàng cho các
hệ thống quay số, giúp tăng số lượng các cuộc gọi ra bên ngoài.
Bản theo dõi toàn bộ và các nhân viên:
Một hệ thống thông tin liên lạc mở rộng giúp bạn thấy được những diễn tiến

trong hệ thống chờ của contact centre, nhờ đó để có những phản ứng kịp thời để tối ưu
mức hoạt động.

pg. 8
Chương 1: Tổng quan Call center
Quản lý nhân viên:
Giúp bạn dự đoán một cách chính xác yêu cầu và lên kế hoạch cho nhân viên.
Đây là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo việc bố trí người có khả năng phù
hợp vào đúng vị trí và thời điểm thích hợp.
pg. 9
Chương 2: Đặc tính của Internet và IP
Chương 2
ĐẶC TÍNH INTERNET và IP
2.1-Đặc tính Internet.
Như chúng ta đã biết, Internet được phát triển để truyền dữ liệu giữa các máy tính và
trạm làm việc bằng cách sử dụng các đặc điểm định tuyến thích nghi. Định tuyến thích
nghi nghĩa là lưu lượng có thể được định tuyến theo nhiều đường khác nhau tùy thuộc
vào điều kiện mạng như nghẽn, hư hỏng đường dây, … ở một thời điểm nhất định. Kết
quả của định tuyến thích nghi là người dùng đích nhận được các gói dữ liệu không đúng
thứ tự và tốc độ đến đích của gói dữ liệu khác nhau, một số gói đến với thời gian trễ ít
và một số gói đến với thời gian trễ nhiều hơn.
Internet là một mạng chuyển phát “best effort”. Thuật ngữ “best effort” nghĩa là nó sẽ
cố gắng hết sức phát đi lưu lượng nhưng nếu có vấn đề xảy ra (các bit bị hủy do nhiễu,
nghẽn ở router,…) hoặc trạm đích không có thực thì lưu lượng sẽ bị hủy bỏ.
Internet hỗ trợ cả hai hoạt động unicast (một – một) hoặc multicast (một – nhiều).
Đặc điểm của multicast đã chứng tỏ nó là công cụ hữu ích đối với các cuộc gọi hội nghị
cũng như là đối với việc tải phần mềm hoặc dữ liệu từ nhiều site. Một số tính chất điển
hình của Internet như thời gian vòng khứ hồi, độ trễ, jitter, băng thông và sự mất gói.
2.1.1- Thời gian vòng khứ hồi RTT (Round-trip Time):
RTT là thời gian mà nó gửi một gói dữ liệu tới trạm đích và nhận được trả lời từ trạm

đích đó. RTT bao gồm thời gian truyền dẫn ở cả hai hướng và thời gian xử lý ở trạm
đích.
Hầu hết RTT trên Internet trong khoảng 70 – 160 ms, mặc dù sự biến động của RTT
thường xảy ra rất lớn. Do bản chất bất đồng bộ của Internet nên RTT cũng luôn thay
đổi. Trong các khoảng thời gian có nhiều lưu lượng trên Internet thì RTT có thể vượt
quá 300 ms.
Khuyến nghị ITU-T G.114 giới hạn RTT là 300 ms hoặc thấp hơn đối với lưu thoại.
2.1.2- Độ trễ:
Độ trễ là thời gian mà một gói đi thông qua một mạng từ đầu cuối đến đầu cuối.
Trong thoại, độ trễ được tính bằng thời gian mà tín hiệu thoại từ người nói đến tai người
nghe. Độ trễ lớn không làm giảm chất lượng âm thanh của cuộc gọi nhưng có thể dẫn
đến làm mất sự đồng bộ, làm cho giọng người nói nghe có vẻ không liên tục.
Nói chung, độ trễ giữa hai đầu cuối có thể chấp nhận được là không vượt quá 150 ms
đối với các cuộc gọi chất lượng tốt. Các nguồn gây trễ có thể kể ra một số sau đây:
Thời gian mà đầu cuối tạo ra các gói dùng trong dịch vụ thoại cũng là một nguồn trễ.
Trễ này gây ra khi nó lấy dữ liệu để tạo thành gói. Kích thước gói càng lớn thì trễ càng
pg. 10
Chương 2: Đặc tính của Internet và IP
nhiều. Trễ gói hóa này bị ảnh hưởng bởi bộ mã hóa (CODEC) được dùng. Trễ này
không vượt quá 30 ms.
Thời gian phát dữ liệu số lên các tuyến vật lý của thiết bị cũng là một nguồn trễ. Độ
trễ này tỉ lệ nghịch với tốc độ của tuyến. Nối cách khác, môi trường truyền dẫn càng
nhanh, trễ càng thấp. Giá trị này cũng phụ thuộc vào kỹ thuật tuyến được dùng và
phương pháp truy cập. Chẳng hạn, nó mất 125 µs để đưa một byte lên mạch 64 Kbit/s.
Cũng một byte đó khi đưa lên mạch OC-3/STM-1 thì chỉ mất 0.05 µs.
Độ trễ truyền dẫn là thời gian một tín hiệu điện (hoặc quang) truyền qua chiều dài
của một dây dẫn. Tốc độ của các tín hiệu luôn luôn thấp hơn tốc độ của ánh sáng. Luôn
luôn có độ trễ truyền dẫn, tuy nhiên, nó chỉ trở nên quan trọng khi mà tín hiệu (hoặc gói
tin) truyền qua một khoảng cách lớn.
Độ trễ hàng đợi là thời gian mà một gói duy trì trong bộ đệm hàng đợi trong khi nó

đợi được truyền dẫn. Lưu lượng trên mạng làm biến động độ trễ hàng đợi. Lượng bộ
đệm nhỏ thì tốt hơn cho độ trễ. Nếu hàng đợi dùng cho thoại không phục vụ đủ nhanh
và hàng đợi quá lớn thì độ trễ sẽ lớn.
Độ trễ chuyển mạch gói là thời gian một bộ định tuyến hoặc một chuyển mạch đệm
các gói và quyết định hướng đi của các gói đó. Mặc dù độ trễ này thường nhỏ nhưng
cấu trúc của bộ định tuyến hoặc chuyển mạch là nhân tố quyết định. Nếu một gói bị
đệm quá lâu thì trễ lớn sẽ xảy ra.
2.1.3- Jitter:
Jitter là độ lệch giữa thời gian một gói dữ liệu đến theo mong muốn và thời gian đến
thực sự của nó. Nói cách khác, với tốc độ truyền dẫn mỗi 20 ms thì mỗi gói dữ liệu sẽ
đến theo mong đợi ở đích chính xác mỗi 20 ms. Điều này không phải luôn luôn đúng.
Chẳng hạn, hình 3.1 trình bày gói 1 (P1) và gói 3 (P3) đến như mong muốn nhưng gói 2
(P2) đến trễ 12 ms và gói 4 (P4) đến trễ 5 ms.
Jitter cũng khá quan trọng trong VoIP bởi vì nó có thể làm cho lời thoại của người
nói không liên tục khi đến tai người nghe.
pg. 11
P1
P1
P2
P2
P3
P3
P4
P4
20 ms 20 ms 20 ms
32 ms 8 ms 25 ms
Thời gian đến
mong muốn
Thời gian đến
thực sự

Hình 2.1. Jitter
Chương 2: Đặc tính của Internet và IP
Jitter được tính toán liên tiếp khi mỗi gói dữ liệu được nhận từ nguồn bằng cách sử
dụng sự khác nhau giữa gói dữ liệu hiện tại và gói dữ liệu trước theo thứ tự đến.
Một công cụ hiệu quả để giảm jitter là thiết lập hàng đợi jitter ở bộ thu. Một số hệ
thống cho phép hàng đợi có thể thay đổi như tăng hoặc giảm phụ thuộc vào thời gian
đến của các gói dữ liệu.
2.1.4- Băng thông:
Sự cấp phát băng thông phải được xem xét cẩn thận dựa vào sự ưu tiên và băng thông
có sẵn của mạng. Nếu cấp phát quá ít băng thông cho dịch vụ thoại thì có thể nhận được
chất lượng không như mong muốn. Vì vậy, băng thông cho dịch vụ thoại và báo hiệu
phải được ưu tiên hơn so với các loại lưu lượng Internet khác.
Nếu một mạng sử dụng biểu đồ mã hóa như hệ thống PSTN hiện tại thì băng thông
cần thiết cho mạng VoIP sẽ lớn hơn cho mạng chuyển mạch kênh với dung lượng tương
tự. Lý do là tiêu đề trong các giao thức dùng để chuyển phát dịch vụ thoại. Tuy nhiên,
các mạng VoIP thực hiện nén và triệt khoảng lặng nên có thể sử dụng ít băng thông hơn
mạng chuyển mạch kênh. Việc cấp phát băng thông phụ thuộc vào số cuộc gọi trong giờ
cao điểm. Bất kì sự vượt quá thuê bao nào xảy ra sẽ làm giảm chất lượng thoại. Vì vậy,
mạng phải để dành một lượng băng thông vừa phải cho báo hiệu để đảm bảo các cuộc
gọi hoàn thành và giảm sự ngắt dịch vụ.
Yêu cầu băng thông cho báo hiệu thay đổi phụ thuộc vào tốc độ tạo cuộc gọi và các
giao thức báo hiệu được dùng. Nếu một số lượng lớn cuộc gọi khởi tạo trong một thời
gian ngắn thì băng thông đỉnh cần cho báo hiệu cuộc gọi rất cao. Nguyên tắc chung cho
yêu cầu băng thông lớn nhất là giao thức báo hiệu IP cần 3% tất cả lưu thoại.
2.1.5- Sự mất gói:
Sự mất gói xảy ra bởi nhiều lý do và trong một số trường hợp thì không thể tránh
khỏi. Trong quá trình nghẽn, các bộ định tuyến và các chuyển mạch có thể bị vượt quá
bộ đệm hàng đợi của chúng và bắt buộc phải hủy bỏ các gói tin. Các giao thức được sử
dụng bởi các ứng dụng thời gian không thực (thường là TCP) thì có thể chịu đựng một
lượng lớn sự mất gói do chúng có khả năng truyền lại các gói đã bị mất.

Tuy nhiên, sự mất gói thì hoàn toàn quan trọng đối với các ứng dụng thoại và video,
do sự mất gói có thể ảnh hưởng đến tiến trình giải mã ở bộ thu và cũng có thể bị phát
hiện bởi tai hoặc mắt người dùng. Mặc dù vậy, các bộ mã hóa ngày nay có thể tái tạo lại
tín hiệu thoại chất lượng cao khi mất khoảng 5% các gói tin (như G.723.1) nếu các gói
mất là ngẫu nhiên và độc lập (G.723.1 bù lại việc mất gói bằng cách sử dụng gói trước
mô phỏng lại đặc tuyến của tín hiệu thanh âm trong gói bị mất).
Sự mất gói trên Internet xảy ra theo từng cụm nhỏ. Đặc tính này hỗ trợ tốt cho thoại
bởi vì thoại được gói hóa chỉ làm việc tốt khi các gói mất là ngẫu nhiên và độc lập.
pg. 12
Chương 2: Đặc tính của Internet và IP
2.2-Mô hình hệ thống mở OSI:
Mô hình hệ thống mở là mô hình chuẩn để thiết lập các giao thức phục vụ cho quá
trình thông tin giữa các máy tính trên mạng, là mô hình được tham chiếu trong hầu hết
các quá trình xây dựng các hệ thống mạng.
Mô hình hệ thống mở OSI được xây dựng trên cơ sở cấu trúc phân lớp. Mô hình OSI
gồm 7 lớp, lớp ở trên sẽ sử dụng các dịch vụ do lớp dưới cung cấp để thực thi các chức
năng của chúng. Trong khi đó, các lớp phía dưới phải thực hiện các chức năng của nó để
cung cấp các dịch vụ cho lớp trên nó. Bảy lớp của mô hình OSI theo thứ tự từ trên
xuống dưới bao gồm:
2.2.1- Lớp ứng dụng (Application layer):
Lớp ứng dụng là lớp chứa các thành phần dịch vụ để hỗ trợ cho các trình ứng dụng,
đồng thời cung cấp giao tiếp giữa trình ứng dụng với các dịch vụ thông tin bên dưới.
Một số trình ứng dụng thường gặp bao gồm:
Thư điện tử .
Truy cập Web.
Các trình quản lý mạng và Truyền nhận file
2.2.2- Lớp trình diễn (Presentation layer):
Lớp trình diễn có chức năng đảm bảo cho các thông tin được gởi đi từ một lớp ứng
dụng ở đầu cuối này có thể được thông hiểu bởi lớp ứng dụng ở một đầu cuối khác.
pg. 13

Phiên
Trình diễn
Ưùng dụng
Mạng
Truyền tải
Vật lý
Liên kết dữ liệu
-Cung cấp giao tiếp cho người dùng
-Trình bày dữ liệu (nén, mã hóa, …)
-Tạo, quản lý các phiên làm việc khác nhau
-Cung cấp sự truyền tải tin cậy hoặc không tin cậy
-Cung cấp địa chỉ logic và định tuyến
-Kết hợp các gói thành các khung, kiểm tra lỗi
-Truyền các bit giữa các thiết bị
Hình 2.2. Mô hình 7 lớp OSI
Chương 2: Đặc tính của Internet và IP
Chức năng điển hình của lớp trình diễn là phiên dịch các định dạng dữ liệu cũng như
cú pháp chương trình cho các trình ứng dụng trên các hệ thống khác nhau.
Thêm vào đó, để đảm bảo cho tính bảo mật của thông tin được truyền đi trên mạng,
lớp trình diễn còn cung cấp thêm một số tính năng mã hóa và giải mã dữ liệu dựa trên
các qui tắc mã hóa được thống nhất giữa hai đầu cuối.
2.2.3- Lớp phiên (Session layer):
Lớp phiên thực hiện tiến trình thiết lập, quản lý và kết thúc các phiên làm việc giữa
các trình ứng dụng trên các đầu cuối.
Lớp phiên cung cấp phương tiện cho việc thống nhất quá trình thông tin giữa các đầu
cuối theo một trong ba mô hình sau:
Song công (full duplex): thông tin truyền hai chiều đồng thời.
Bán song công (halp duplex): thông tin truyền hai chiều nhưng không đồng thời.
Đơn công (simplex):thông tin chỉ truyền trên một chiều duy nhất.
2.2.4- Lớp truyền tải (Transport layer):

Lớp truyền tải là lớp giao tiếp giữa tầng ứng dụng bên trên với các tầng cung cấp
dịch vụ kết nối mạng bên dưới. Lớp truyền tải có nhiệm vụ đảm bảo cho quá trình
truyền tải thông tin được thực hiện giữa các đầu cuối user.
Các thông tin có thể được truyền tải trên mạng theo một trong hai dạng sau:
Truyền tải thông tin theo dạng dòng dữ liệu đảm bảo độ tin cậy. Các bản tin sẽ được
phân thành các đoạn dữ liệu để truyền đi trên mạng. Quá trình truyền dữ liệu sẽ được
đảm bảo độ tin cậy bằng các cơ chế báo nhận, cũng như phát lại các gói bị mất, bị hư
hỏng trên đường truyền. Quá trình truyền tải này còn được hỗ trợ bởi các cơ chế điều
khiển lưu lượng và kiểm soát tắc nghẽn trên mạng.
Truyền tải thông tin theo dạng không kết nối và không đảm bảo độ tin cậy. Theo cơ
chế phân phối này, toàn bộ bản tin sẽ được phát đi mà không có cơ chế báo nhận, cũng
như phát lại. Điều này có nghĩa là sau khi phát đi các bản tin, các đầu cuối sẽ không cần
quan tâm đến việc bản tin có được chuyển đến đầu cuối đích hay không.
2.2.5- Lớp mạng (Network layer):
Là lớp thực thi quá trình phân phối thông tin giữa các đầu cuối mạng. Nó cung cấp cơ
chế phân định địa chỉ luận lý đảm bảo cho việc xác định duy nhất một nút mạng trên
toàn bộ hệ thống mạng. Việc phân định địa chỉ cho các nút mạng còn phục vụ cho quá
trình thông tin trên mạng, nó cho phép xác định đường đi giữa các hệ thống trên mạng.
Lớp mạng còn cung cấp các cơ chế cho phép việc thực thi các thuật toán để xác lập
đường dẫn cho việc thông tin giữa các mạng trên hệ thống mạng.
Các chức năng chính của lớp mạng bao gồm:
Xác lập định dạng gói.
Phân định địa chỉ mạng.
pg. 14
Chương 2: Đặc tính của Internet và IP
Thực thi các thuật toán định tuyến để xác lập đường đi trong mạng.
2.2.6- Lớp liên kết dữ liệu (Data link layer):
Lớp liên kết dữ liệu cung cấp đường truyền tải vật lý tin cậy cho các thông tin trên
mạng. Lớp liên kết dữ liệu thiết lập cơ chế phân định địa chỉ hoàn toàn độc lập với lớp
mạng, địa chỉ của lớp liên kết dữ liệu gọi là địa chỉ vật lý.

Chức năng chính của lớp liên kết dữ liệu là xác lập các định dạng dữ liệu sẽ được
truyền tải trên các kết nối vật lý cũng như qui định các phương thức phân phối dữ liệu
trên các kết nối vật lý, các phương thức xử lý xung đột dữ liệu.
Đơn vị xử lý dữ liệu ở lớp này được xác lập theo từng khung. Mỗi khung gồm phần
đầu khung (header) cũng như đuôi khung (trailer).
Quá trình phân phối các khung dữ liệu trên lớp liên kết dữ liệu cũng được kiểm soát
bởi các cơ chế điều khiển lưu lượng cũng như kiểm soát lỗi khung.
2.2.7- Lớp vật lý (Physical layer):
Lớp vật lý là lớp xác lập các phương thức kết nối vật lý giữa các đầu cuối cũng như
giữa các thiết bị định tuyến, chuyển mạch trên mạng. Lớp vật lý qui định tốc độ truyền
số liệu, các đặc tính điện, đặc tính đầu cắm, … cho các đường truyền vật lý.
2.3-Cấu trúc hệ thống TCP/IP:
2.3.1- Cấu trúc phân lớp của TCP/IP:
Tương tự như mô hình OSI, các hệ thống mạng TCP/IP cũng được xây dựng theo cấu
trúc phân lớp và được hỗ trợ bởi một họ các giao thức TCP/IP phục vụ cho quá trình
thông tin liên lạc trên mạng. Hệ thống TCP/IP được cấu thành từ 4 lớp chính:
Lớp ứng dụng (Application): Là phần giao tiếp với người dùng để cung cấp các
dịch vụ trên mạng. Lớp ứng dụng cho phép việc truy xuất các dịch vụ hiện diện trên
toàn mạng TCP/IP.
Lớp truyền tải (Transport): Nhiệm vụ chính của lớp truyền tải là cung cấp đường
thông tin giữa các trình ứng dụng. Lớp truyền tải phân chia dòng dữ liệu cần truyền đi
thành các đơn vị dữ liệu nhỏ hơn (gói dữ liệu) và chuyển chúng cùng với địa chỉ đích
đến lớp thấp hơn để thực hiện quá trình phân phối dữ liệu trong mạng.
Lớp Internet (Internet Layer): Xử lý các tiến trình thông tin giữa các mạng khác
nhau. Lớp Internet sẽ thực hiện các chức năng thiết lập đường đi giữa các mạng cũng
như thực hiện việc phân phối các gói dữ liệu trên mạng.
Lớp giao tiếp mạng (Network Interface Layer): Là lớp thấp nhất trong hệ thống
TCP/IP, là phần giao tiếp giữa các cấu trúc luận lý bên trên với các kết nối vật lý bên
dưới. Lớp giao tiếp mạng có nhiệm vụ tiếp nhận các gói dữ liệu từ lớp Internet và phát
chúng đi trên cấu hình mạng vật lý.

Mô hình phân lớp và định dạng dữ liệu được truyền đi giữa các lớp trong hệ thống
TCP/IP như trên hình vẽ 3.3.
pg. 15
Chương 2: Đặc tính của Internet và IP
2.3.2- Mô hình OSI và họ giao thức TCP/IP:
Để có thể thiết lập các mô hình thông tin giữa các đầu cuối trên mạng, hệ thống mạng
TCP/IP cũng phải thiết lập một tập các giao thức phục vụ cho quá trình thiết lập kết nối
giữa các đầu cuối cũng như phân phối thông tin trên mạng. Họ các giao thức này được
bố trí trên từng phân lớp và thực hiện các chức năng tương ứng với lớp ấy.
Mối tương quan giữa mô hình OSI và tập các giao thức TCP/IP được cho như trên
hình vẽ 2.4.
Hình vẽ trên cho thấy một số các trình ứng dụng thường gặp trên các hệ thống mạng
TCP/IP như truyền file FTP, telnet, gởi thư điện tử với giao thức SMTP, …
Các trình ứng dụng này sẽ sử dụng các giao thức TCP hay UDP làm phương tiện
truyền tải cho các bản tin của chúng giữa các đầu cuối. Còn trên lớp mạng là giao thức
IP, xác lập các định dạng gói dữ liệu để truyền qua mạng, cũng như thực hiện quá trình
lựa chọn đường đi thích hợp cho các gói thông tin được chuyển đến từ lớp truyền tải.
Kết hợp với IP tại lớp Internet là một tập các giao thức định tuyến, thực thi các thuật
toán nhằm thiết lập các đường kết nối luận lý tối ưu giữa các nút mạng trên hệ thống
mạng.
pg. 16
Lớp ứng dụng
Lớp truyền tải
Lớp mạng
Lớp giao tiếp mạng
Cấu trúc phân lớp Định dạng thông tin truyền đi giữa các lớp
Bản tin hay chuỗi dữ liệu
Các đoạn dữ liệu
Các gói dữ liệu IP
Các khung dữ liệu

Hình 2.3. Mô hình tham chiếu của TCP/IP
Chương 2: Đặc tính của Internet và IP
2.3.3- Phương thức truyền thông tin giữa các lớp:
Cấu trúc phân lớp làm cho quá trình truyền thông trên hệ thống mạng trở nên đơn
giản. Theo đó mỗi lớp sẽ xác lập một phương thức xử lý thông tin riêng của nó mà
không quan tâm đến cấu trúc thông tin của các lớp bên trên hay bên dưới nó. Do đó mà
các giao thức được xây dựng trên mỗi lớp sẽ tập trung vào việc thực thi các chức năng
được qui định theo lớp đó. Việc trao đổi thông tin giữa các lớp trong cùng một hệ thống
sẽ được thực hiện thông qua việc trao đổi các primitive. Quá trình trao đổi thông tin này
chỉ diễn ra giữa các lớp kế cận nhau.
Theo cấu trúc phân lớp này, mỗi lớp sẽ có các định dạng thông tin riêng của chúng
bằng việc xác định định dạng phần tiêu đề cũng như độ dài các đơn vị thông tin trên mỗi
lớp.
pg. 17
Không xác định
ARP/RARP
Vật lý
Mô hình OSI Họ giao thức TCP/IP
IP/ICMP
RIP/OSP
F…
TCP/UDP
FTP, Telnet,
SMTP, SNMP,

RPC
Hình 2.4. Mô hình OSI và họ giao thức TCP/IP
Liên kết dữ liệu
Mạng
Truyền tải

Phiên
Trình diễn
Ưùng dụng
XDR
NFS
Chương 2: Đặc tính của Internet và IP
2.3.4- Định dạng đơn vị thông tin trên các lớp của hệ thống TCP/IP:
Định dạng các đơn vị dữ liệu được xử lý ở mỗi lớp là hoàn toàn độc lập, mỗi lớp sẽ
xác định định dạng thông tin được xử lý tương ứng bằng các tiêu đề.
Lớp ứng dụng xử lý thông tin dưới dạng các bản tin. Các bản tin ở lớp ứng dụng sau
khi được chuyển đến lớp truyền tải sẽ được phân đoạn và đóng nhãn tiêu đề để xác lập
cấu trúc thông tin của lớp truyền tải.
Sau khi được xử lý ở lớp truyền tải các bản tin sẽ được chuyển đến lớp mạng. Tại lớp
mạng các đoạn dữ liệu sẽ được đóng gói với phần nhãn tiêu đề của giao thức IP và
chuyển đến lớp liên kết dữ liệu.
Lớp giao tiếp mạng sẽ xác lập định dạng dữ liệu dưới dạng khung. Cấu trúc khung
bao gồm phần tiêu đề (header) và phần đuôi khung (trailer) với các trường thông tin
phục vụ cho quá trình điều khiển lưu lượng cũng như kiểm soát lỗi được thực thi ở lớp
giao tiếp mạng.
Định dạng dữ liệu qua các lớp của hệ thống TCP/IP được trình bày như hình 2.5.
2.3.5- Quá trình thông tin trên hệ thống mạng TCP/IP:
Quá trình thông tin trên mạng TCP/IP được thực hiện theo mô hình thông tin ngang
cấp, nghĩa là các quá trình thông tin sẽ được thực hiện giữa hai hệ thống thông qua quá
trình liên lạc giữa các lớp ngang cấp tương ứng ở hai hệ thống. Đây chỉ là khái niệm về
pg. 18
Bản tin
Tiêu đề TCP/UDP
Tiêu đề IP
Tiêu đề Ethernet
Hình 2.5. Định dạng thông tin qua các lớp của mô hình TCP/IP

Đoạn dữ liệu TCP/UDP
Gói dữ liệu IP
Khung dữ liệu
Bản tin
Tiêu đề TCP/UDP Bản tin
Tiêu đề IP Tiêu đề TCP/UDP Bản tin Đuôi Ethernet
Chương 2: Đặc tính của Internet và IP
mặt luận lý, có ý nghĩa rằng, thông tin được gởi đi từ một lớp chỉ được xử lý và thông
hiểu bởi một lớp tương ứng với nó ở một hệ thống khác.
Trên thực tế, để truyền một đi một bản tin từ trình ứng dụng ở hệ thống này đến một
hệ thống khác, bản tin đó phải đi qua lần lượt các lớp từ trên xuống dưới trong một hệ
thống. Khi qua mỗi lớp, bản tin sẽ được xử lý và đóng nhãn tương ứng của lớp đó. Sau
khi được chuyển đến lớp vật lý, các bản tin sẽ được chuyển đi đến hệ thống đích dưới
dạng chuỗi bit. Tại đầu cuối đích, các khối thông tin lại phải lần lượt đi qua các lớp từ
thấp đến cao. Các lớp sẽ nhận dạng và xử lý thông tin theo đúng định dạng được qui
định cho mỗi lớp và bỏ đi phần tiêu đề tương ứng.
Trong mô hình thông tin phân lớp này, các lớp sẽ không quan tâm đến nội dung của
các gói bản tin được chuyển đến nó từ một lớp khác.
Quá trình thông tin trên mạng được mô tả như hình vẽ 2.6.
2.4- Giao thức Internet (IP):
2.4.1- Tổng quan về IP:
IP là một điển hình của dịch vụ không kết nối nằm ở lớp thứ 3 (lớp mạng). Nó cho
phép cấp phát lưu lượng giữa hai máy tính mà không có bất kì cuộc gọi nào được thiết
lập trước. IP là một giao thức vô trạng thái (stateless) nghĩa là nó không tạo nên các
bảng để duy trì thông tin về một kết nối do nó không có kết nối.
IP đơn giản, dễ dàng cài đặt và có thể hoạt động trên nhiều loại mạng khác nhau.
pg. 19
Lớp ứng dụng
Lớp truyền tải
Lớp mạng

Lớp giao tiếp mạng
Lớp ứng dụng
Lớp truyền tải
Lớp mạng
Lớp giao tiếp mạng
Bản tin
Đoạn dữ liệu
Gói dữ liệu
Khung dữ liệu
Hình 2.6. Mô hình trao đổi thông tin trên mạng TCP/IP
Chương 2: Đặc tính của Internet và IP
IP là một giao thức gói dữ liệu và không tin cậy, nó không có cơ chế truyền lại. Nó
không cung cấp sự phục hồi lỗi, không có cơ chế điều khiển luồng. Các gói dữ liệu
người dùng có thể bị mất, bị nhân đôi hoặc đến không đúng thứ tự. IP không xử lý các
vấn đề này (mà do TCP xử lý).
Gói dữ liệu IP có thể được định địa chỉ theo 3 cách: cơ chế unicast, multicast hoặc
broadcast.
Unicast thì hoàn toàn đơn giản, nó nhận dạng một địa chỉ và chỉ nút đó mới được đưa
các gói dữ liệu lên các lớp cao hơn để xử lý. Các gói unicast cho phép hai trạm truyền
thông với nhau bất kể vị trí địa lý.
Các gói broadcast được gửi đến tất cả người dùng trong một mạng con nội bộ.
Broadcast có thể đi qua các cầu nối và chuyển mạch nhưng chúng không thể truyền qua
được các router (ngoại trừ chúng được cấu hình để làm việc đó). Các gói broadcast được
dùng để truyền thông đồng thời đến mọi người trên một mạng con.
Các gói multicast sử dụng khoảng địa chỉ đặc biệt để cho phép một nhóm người dùng
trên các mạng con khác nhau nhận được cùng một luồng dữ liệu. Điều này cho phép
người gửi chỉ gửi một gói mà nhiều trạm có thể nhận được. Các gói multicast cho phép
các ứng dụng như là hội nghị truyền hình (videoconferencing), có một bộ phát và nhiều
người nhận.
2.4.2- Kích thước gói và các loại lưu lượng mà IP hỗ trợ:

Kích thước gói phổ biến nhất là 40 byte, thường là các bản tin công nhận (ACKs),
bản tin hoàn thành (FINs) và bản tin reset (RSTs). Nhưng nhìn chung, kích thước gói
thay đổi trung bình từ 175 – 400 byte và khoảng 90% các gói có kích thước là 576 byte
hoặc nhỏ hơn. 10% lưu lượng được truyền đi với kích thước là 1500 byte, tỉ lệ phần
trăm này phản ánh lưu lượng các host Ethernet.
Một kích thước gói phổ biến khác là 576 byte (khoảng 6% lưu lượng) và 552 byte
(khoảng 5% lưu lượng). Các kích thước này phản ánh kích thước đơn vị dữ liệu trong
các giao thức Internet.
Hình 2.7(a) trình bày các kích thước gói phổ biến nhất của IP.
Hình 2.7(a). Kích thước gói.
pg. 20
Chương 2: Đặc tính của Internet và IP
Hình 2.7(b). Lưu lượng IP.
Hình 2.7(b) trình bày các loại lưu lượng được hỗ trợ bởi IP. Hầu như tất cả lưu lượng
là TCP (95%), theo sau là UDP (3%), rồi đến ICMP (1%). Các lưu lượng khác đưa vào
trực tiếp trong IP chỉ là một phần nhỏ trong lưu lượng Internet (<1%).
pg. 21
Chương 2: Đặc tính của Internet và IP
2.4.3- Địa chỉ IP (IP Addressing):
Sơ đồ địa chỉ hóa để định danh các trạm trong liên mạng được gọi là địa chỉ IP. Địa
chỉ IP là định danh duy nhất của máy trạm trên bất kỳ liên mạng. Mỗi địa chỉ IP có độ
dài 32 bit được tách thành 4 vùng, mỗi vùng 1 byte, có thể được biểu diễn dưới dạng
thập phân, bát phân, thập lục phân và nhị phân. Cách viết phổ biến nhất là dùng dạng
thập phân có dấu chấm để phân tách các vùng. Do tổ chức và độ lớn của các mạng con
trong liên mạng có thể khác nhau, người ta chia các địa chỉ IP thành 5 lớp: A, B, C, D và
E như được trình bày trong hình 2.8.
Lớp A cho phép định danh đến 126 mạng, với tối đa 16 triệu trạm trên mỗi mạng.
Lớp này được dùng cho các mạng có số trạm lớn.
Lớp B cho phép định danh đến 16384 mạng, mỗi mạng có tối đa 65534 trạm.
Lớp C cho phép định danh đến 2000000 mạng, với tối đa 254 trạm trên mỗi mạng.

Lớp này được dùng cho các mạng có số trạm ít.
Lớp D dùng để gửi gói dữ liệu IP đến một nhóm các trạm trên một mạng.
Lớp E dự phòng dùng trong tương lai.
pg. 22
0
Lớp A
01
Mạng Trạm
011
0111
Mạng
Mạng
Trạm
Trạm
Địa chỉ quảng bá
111 01
Dành cho tương lai
Lớp B
Lớp C
Lớp D
Lớp E
Hình 2.8. Cấu trúc lớp địa chỉ IP
0 31
Chương 2: Đặc tính của Internet và IP
Một số địa chỉ IP dùng riêng như sau:
0.0.0.0: không biết mạng, biễu diễn mặc định.
10.0.0.0 đến 10.255.255.255: dành cho sử dụng riêng (RFC 1918).
127.0.0.0 đến 127.255.255.255: dành cho loopback loại local.
172.16.0.0 đến 172.31.255.255: dành cho sử dụng riêng (RFC 1918).
192.168.0.0 đến 192.158.255.255: dành cho sử dụng riêng (RFC 1918).

255.255.255.255: dành cho localbroadcast.
Trong nhiều trường hợp, một mạng có thể chia thành nhiều mạng con (subnet), lúc đó
có thể đưa thêm các vùng nhận dạng mạng con để định danh các mạng con. Vùng nhận
dạng mạng con được lấy từ vùng trạm (host) như được mô tả trong hình 2.9.
2.4.4- Các giao thức định tuyến (Routing Protocols):
IP là một giao thức bị định tuyến. Giao thức bị định tuyến là một gói mang dữ liệu.
Nó khác với giao thức định tuyến là giao thức định tuyến cho router biết đường dẫn nào
mà một gói nên đi qua.
Các mạng IP sử dụng hai loại giao thức định tuyến chính: định tuyến vector khoảng
cách và định tuyến trạng thái liên kết.
Định tuyến vector khoảng cách liên quan tới bao nhiêu hop (router) được truyền qua,
trong khi đó, định tuyến trạng thái liên kết liên quan đến trạng thái của các giao tiếp mà
router hỗ trợ.
Các giao thức định tuyến bên trong thường được sử dụng để cập nhật router dưới sự
điều khiển của quyền quản trị (hệ thống tự trị). Các giao thức định tuyến bên ngoài
pg. 23
Lớp A
Hình 2.9. Bổ sung vùng mạng con (subnet)
0 31
Mạng
Trạm
0
Mạng con
Lớp B
Lớp C
Mạng
Trạm
01
Mạng con
Mạng Trạm

01 1
Mạng
con
Chương 2: Đặc tính của Internet và IP
thường được sử dụng để cho phép các mạng trong các hệ thống tự trị cập nhật định
tuyến. Một ví dụ của định tuyến bên ngoài là việc sử dụng BGP trên Internet.
Định tuyến vector khoảng cách:
Định tuyến vector khoảng cách là một giải thuật mà cho phép các router chọn đường
đi tốt nhất. Giải thuật này sử dụng số hop ít nhất (mỗi router là một hop) để quyết định
đường đi của các bản tin đến đích.
Bản tin broadcast được gửi theo chu kì để cập nhật các router ở gần nhau. Khi router
đầu tiên quảng bá bản tin cập nhật, nó đưa đến tất cả các mạng kết nối trực tiếp với nó.
Các router nhận được bản cập nhật thì lưu trữ trong bảng định tuyến để truyền các gói
dữ liệu.
Phương pháp này đòi hỏi nhiều băng thông bởi vì sự cập nhật định tuyến được gửi
theo chu kì (thường khoảng 30 s).
Định tuyến theo phương pháp này có một số nhược điểm sau:
Không phù hợp với các môi trường mạng có cấu trúc không ổn định. Do mỗi lần thay
đổi cấu trúc mạng thì phải sửa đổi lại bảng định tuyến bằng việc truyền các bản tin lần
lượt từ router này sang router khác, làm cho quá trình cập nhật diễn ra rất chậm.
Việc phát broadcast bản tin cập nhật theo định kì giữa các router có thể dẫn đến hao
phí băng thông mạng một cách không cần thiết.
Định tuyến trạng thái liên kết:
Định tuyến trạng thái liên kết khác với định tuyến vector khoảng cách ở chỗ nó chỉ
truyền các bản tin cập nhật định tuyến chỉ khi nào trạng thái của tuyến thay đổi. Điều
này nghĩa là lưu lượng được gửi đi và băng thông được dùng chỉ khi các giao tiếp không
ổn định. Trong phương pháp này, giải thuật chọn đường đi ngắn nhất đầu tiên (SPF-
Shortest Path First) được sử dụng.
Để thực hiện định tuyến này, mỗi router phải thông hiểu cấu hình mạng bao gồm các
router và các mạng mà nó được kết nối đến. Mỗi router trong giải thuật này thực hiện

hai chức năng chính:
Kiểm tra trạng thái của tất cả các router được nối đến nó.
Phát tất cả các thông tin trạng thái đường liên kết giữa nó với các router lân cận đến
tất cả các router khác trên mạng. Dựa trên thông tin này mỗi router sẽ xây dựng một cơ
sở dữ liệu về cấu trúc mạng của riêng nó. Từ thông tin về cấu hình mạng này một đường
đi ngắn nhất giữa các router sẽ được thiết lập.
Để kiểm tra trạng thái của các router khác trên mạng, mỗi router sẽ phát các bản tin
hello đến tất cả các router lân cận và chờ đáp ứng. Router vẫn còn hoạt động bình
thường là các router sẽ gởi đáp ứng cho các bản tin hello trong các khoảng thời gian qui
định.
pg. 24
Chương 2: Đặc tính của Internet và IP
Bản tin về trạng thái đường truyền sẽ không được các router phát định kì mà nó chỉ
được sử dụng để cập nhật lại bảng định tuyến và bản đồ cấu trúc mạng trong trường hợp
trạng thái của một số đường liên kết thay đổi.
Như vậy mỗi router sẽ lưu trữ hai bảng cơ sở dữ liệu là bản đồ cấu trúc mạng và bảng
định tuyến. Bảng định tuyến được thiết lập dựa trên thông tin trong bản đồ cấu trúc
mạng theo thuật toán SPF.
Các giao thức định tuyến trạng thái liên kết thể hiện nhiều ưu điểm hơn so với giao
thức định tuyến vector khoảng cách:
Thuật toán SPF xác lập đường đi trên mạng được thực hiện độc lập trên mỗi router và
không phụ thuộc vào các router trung gian nên không xảy ra các lỗi định tuyến lan
truyền giữa các router.
Thời gian thiết lập đường truyền ngắn nhờ thuật toán được thực hiện độc lập trên mỗi
router.
Kích thước bản tin ngắn do không phát toàn bộ thông tin về bảng định tuyến, nhờ đó
giảm được hao phí băng thông của đường truyền.
2.4.5- Một số giao thức định tuyến:
BGP (Border Gateway Protocol)
BGP có thể được gọi là giao thức định tuyến cho Internet. BGP thực hiện định tuyến

liên vùng trong các mạng TCP/IP. BGP là một giao thức Gateway bên ngoài (EGP),
nghĩa là nó thực hiện định tuyến giữa nhiều hệ thống tự trị và thay đổi định tuyến và các
thông tin với các hệ thống BGP khác.
BGP được phát triển để thay thế giao thức tiền nhiệm của nó, EGP, như là một tiêu
chuẩn giao thức định tuyến gateway bên ngoài trên Internet toàn cầu. BGP giải quyết
các vấn đề khác nhau với EGP và có thể phát triển Internet một cách hiệu quả hơn.
IS-IS (Intermediary System to Intermediary System):
IS-IS là giao thức định tuyến phân cấp trạng thái liên kết OSI. Nó cũng có thể khó
khăn cho việc cấu hình do sự giới hạn mô hình mạng. Nó đưa lên mạng các thông tin
trạng thái liên kết để xây dựng một mô hình mạng phù hợp hoàn chỉnh. IS-IS hội tụ
nhanh và hỗ trợ VLSM.
Để đơn giản cho hoạt động và thiết kế router, IS-IS phân biệt giữa các dịch vụ thông
tin (Information Services) mức 1 và mức 2:
Các IS mức 1 truyền thông với các IS mức 1 khác trong cùng một vùng.
Các IS mức 2 định tuyến giữa các vùng mức 1 và hình thành một định tuyến liên
vùng chính yếu.
OSPF (Open Shortest Path First):
OSPF là giao thức trạng thái liên kết và không độc quyền. OSPF thích hợp cho việc
thiết kế mạng hơn là IGRP và EIGRP khi các thiết bị không phải của Cisco. Nó được
pg. 25

×