Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài Tập Môn: Văn hóa kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.09 KB, 14 trang )

Bài Tập Môn: Văn hóa kinh doanh
Đề tài: Chọn một trong các vấn đề đã nghiên cứu (triết lý kinh doanh,
đạo đức kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, tinh thần kinh doanh hoặc vận
dụng văn hoá trong hoạt động kinh doanh). Viết về vấn đề đã chọn với một
doanh nghiệp cụ thể và rút ra bài học.
1. Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp:
1.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp:
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có lịch sử hình thành và nền văn hóa
riêng đặc trưng cho con người, hoạt động kinh tế - xã hội của quốc gia đó.
Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra tất yếu hiện nay, với quan điểm Việt nam
làm bạn với tất cả các nước trên thế giới đồng thời với việc Việt nam chính
thức trở thành thầnh viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO
năm 2007 đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình hội nhập toàn cầu. Văn
hóa nói chung và văn hóa kinh doanh nói riêng vừa là phương tiện để chúng
ta có thể hội nhập đồng thời nó có thể thành vật cản nếu chúng ta không hiểu
được nét văn hóa của từng quốc gia, từng doanh nghiệp. Vì vậy vấn đề văn
hóa kinh doanh trong thời đại ngày nay là chìa khóa giúp các doanh nghiệp
duy trì, phát triển và đạt được những thành công trong nền kinh tế toàn cầu.
1
Ý thức được vai trò quan trọng của văn hóa kinh doanh, trong nhiều
năm gần đây các doanh nghiệp của Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến việc
xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã mời các công ty
nước ngoài vào hoạch định văn hóa kinh doanh cho công ty mình. Tuy nhiên
để văn hóa đó phát huy được tác dụng trong môi trường kinh doanh của đất
nước, mỗi công ty phải xây dựng nó trên nền văn hóa dân tộc, phù hợp với
thuần phong mỹ tộc của dân tộc mình.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và sự chuyển đổi cơ chế kinh doanh, các doanh nghiệp, trong đó
có doanh nghiệp nhà nước phải trở thành đơn vị sản xuất kinh doanh tự chủ.
Doanh nghiệp muốn đứng vững trong cạnh tranh thị trường gay gắt nhất
thiết phải tiến hành xây dựng văn hóa doanh nghiệp.


Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ những nhân tố văn hóa
được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động
kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Trong quá trình phát triển, mỗi doanh nghiệp đều nỗ lực xây dựng
một hệ thống quan điểm giá trị để công nhân viên chức chấp nhận, tạo ra sự
hài hòa trong nội bộ doanh nghiệp, một không khí văn hóa tích cực để phát
huy thế mạnh văn hóa của tập thể, tăng cường nội lực và sức mạnh của
doanh nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta mới gia nhập
WTO, sự xâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài vào trong nước đồng
thời mang theo những nền văn hóa mới, những giá trị cạnh tranh mới, các
doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng được bản sắc riêng cho mình cũng là
để đảm bảo khả năng cạnh tranh trước những đối thủ mới.
2
1.2. Các cấp độ biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp:
Văn hóa doanh nghiệp được biểu hiện thông qua nhiều cấp độ khác
nhau:
Ở cấp độ đầu tiên thì văn hóa kinh doanh là những quá trình và cấu
trúc hữu hình của doanh nghiệp, bao gồm: kiến trúc, cách bài trí; cơ cấu tổ
chức các phòng ban; lễ nghi và lễ hội hàng năm; biểu tượng, logo, khẩu hiệu
… Đây là cấp độ văn hóa có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên.
Tuy nhiên cấp độ văn hóa này dễ thay đổi và ít khi thể hiện được những giá
trị thực sự trong văn hóa của doanh nghiệp.
Cấp độ thứ hai là những giá trị được tuyên bố bao gồm những chiến
lược, mục tiêu, triết lý của doanh nghiệp. Những giá trị được tuyên bố cũng
có tính hữu hình vì có thể được nhận biết và diễn đạt một cách rõ ràng, chính
xác. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn cho các thành viên trong doanh
nghiệp cách thức đối phó với một số tình thế cơ bản và rèn luyện cách ứng
xử cho các thành viên mới trong môi trường kinh doanh.
Cấp độ thứ ba là những quan niệm chung – những niềm tin, nhận
thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong

doanh nghiệp. Để hình thành được những quan niệm chung một cộng đồng
văn hóa phải trải qua quá trình hoạt động lâu dài, va chạm và xử lý nhiều
tình huống thực tiễn. Chính vì vậy khi đã hình thành các quan niệm chung sẽ
rất khó bị thay đổi.
1.3. Tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự phát triển của doanh
nghiệp:
1.3.1. Tác động tích cực:
3
- Văn hóa doanh nghiệp tạo nên phong thái của doanh nghiệp, giúp
phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác: văn hóa doanh nghiệp
gồm nhiều bộ phận và yếu tố hợp thành như triết lý kinh doanh, các tập tục,
lễ nghi, thói quen … Tất cả những yếu tố đó tạo ra một phong cách của
doanh nghiệp và phân biệt doanh nghiệp đó với những doanh nghiệp khác.
- Văn hóa doanh nghiệp tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn doanh
nghiệp: một nền văn hóa tốt giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài và củng cố
lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp hay nói cách khác văn
hóa doanh nghiệp tốt sẽ tạo môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả, tạo sự
gắn kết, thống nhất ý chí, kiểm soát, định hướng thái độ và hành vi của các
thành viên làm tăng sự ổn định của doanh nghiệp.
- Văn hóa doanh nghiệp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp: thông qua việc khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế: tại
những doanh nghiệp mà môi trường văn hóa ngự trị mạnh mẽ sẽ nảy sinh sự
tự lập đích thực ở mức độ cao nhất, nghĩa là các nhân viên được khuyến
khích để tách biệt ra và đưa ra sang kiến, thậm chí cả các nhân viên cấp cơ
sở. Sự khích lệ này sẽ góp phần phát huy tính năng động sáng tạo của các
thành viên, là cơ sở cho quá trình R&D của công ty. Mặt khác, những thành
công của nhân viên trong công việc sẽ tạo động lực gắn bó họ với công ty
lâu dài và tích cực hơn. Đồng thời tạo không khí và tác phong làm việc tích
cực, thu hút nhân tài, nâng cao đạo đức kinh doanh, làm phong phú dịch vụ
cho khách hàng và mang lại hình ảnh doanh nghiệp.

Như vậy một khi công ty có nền văn hóa doanh nghiệp mạnh và phù
hợp với mục tiêu, chiến lược của công ty thì sẽ tạo ra niềm tự hào của nhân
4
viên, từ đó họ luôn sống , phấn đấu lao động hết mình vì công ty một cách tự
nguyện; giúp cho lãnh đạo dễ dàng hơn trong việc quản lý công ty; giúp cho
nhân viên thoải mái và chủ động hơn trong việc định hướng cách nghĩ và
cách làm của mình.
1.3.2. Tác động tiêu cực của văn hóa doanh nghiệp:
Một doanh nghiệp có nền văn hóa tiêu cực là doanh nghiệp có cơ chế
quản lý cứng nhắc theo kiểu hợp đồng, độc đoán, chuyên quyền và hệ thống
tổ chức quan liêu, gây ra không khí thụ động, sợ hãi ở các nhân viên, khiến
họ có thái độ thờ ơ hoặc chống đối lãnh đạo. Đó cũng có thể là doanh nghiệp
không có ý định tạo nên một mối liên hệ nào khác giữa những nhân viên
ngoài quan hệ công việc. Người quản lý chỉ phối hợp các cố gắng của họ để
sản xuất, nhưng niềm tin của người làm công vào công ty thì không hề có.
Trên thực tế có không ít các doanh nghiệp hiện nay đang đi theo đà
này, điển hình là những công ty mỹ phẩm, dược phẩm.
Một điều không thể phủ nhận là nếu những giá trị hoặc niềm tin của
doanh nghiệp mang tính tiêu cực thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con người
của doanh nghiệp đó. Công việc xác định phần lớn cuộc đời của một nhân
viên, ảnh hưởng đến quyền lợi, cách sống, đối xử của nhân viên với những
người xung quanh. Do đó nếu môi trường văn hóa ở công ty không lành
mạnh, không tích cực sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý làm việc của nhân viên
và tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của toàn công ty.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa doanh nghiệp:
1.4.1. Các yếu tố bên ngoài:
5

×