Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

so sánh giữa hai hệ thống kinh tế CNTB và CNXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.23 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................2
I. Các tiêu chí và nội dung so sánh.............................................................3
1. So sánh dựa trên các định chế...............................................................3
2. So sánh dựa trên phương thức phân phối thu nhập...............................7
3. So sánh dựa trên tiêu thức động lực tích lũy và đầu tư.........................8
II. Đánh giá .................................................................................................9
1. Sự tăng trưởng (quy mô dung lượng của nền kinh tế)..........................9
2. Phân phối thu nhập..............................................................................11
3. Ổn định kinh tế....................................................................................14
4. Tình trạng nợ nần................................................................................16
5. Khả năng duy trì sự tồn tại và phát triển.............................................17

1
LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử tồn tại và phát triển, loài người đã có vô
số những phát minh trên mọi lĩnh vực. Các phương thức sản xuất là một trong
những sản phẩm sáng tạo ấy. Mỗi một giai đoạn lịch sử nhất định đều gắn với
một phương thức sản xuất cụ thể được biểu hiện bằng các hệ thống kinh tế.
Khởi đầu là xã hội nô lệ, phát triển lên thành xã hội phong kiến, và sau này là
xã hội tư bản và xã hội chủ nghĩa. Trong đó, TBCN và XHCN là hai hệ thống
kinh tế đã và đang được đưa ra tranh luận nhiều nhất nhằm mục đích lựa chọn
con đường phát triển cho mỗi nước.
Trong thập kỷ 1930, sự tương phản giữa tình trạng đình đốn sản xuất
ngày càng tăng của các nước Phương Tây với quá trình công nghiệp hóa của
Liên Xô đã làm dấy lên một sự ngờ vực về tính ưu việt của chủ nghĩa tư bản.
Thới kì sau chiến tranh, vào những năm 1950, đã chứng kiến những thành tựu
đáng ghi nhận về mặt kinh tế của Tây Đức và Nhật Bản nhưng cũng chứng
kiến sự tăng trưởng chậm chạp của Mỹ và Anh khiến cho người ta phải đặt ra
câu hỏi về sức sống của hệ thống tư bản chủ nghĩa. Thế nhưng, sự cách biệt


về kết quả kinh tế giữa các nước Phương Đông và các nước Phương Tây đã
được thấy rõ trong những năm 1980. Các nước Phương Đông – mà chủ yếu
lựa chọn đi theo mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa – rơi vào tình trạng tăng
trưởng chậm hay thậm chí là không tăng trưởng về năng suất. Trong khi đó,
các nước Phương Tây đã hồi sức sau khi trải quả cơn sốc dầu lửa trong những
năm 1970 và bắt đầu một thời kì mở rộng , phát triển kinh doanh không gì
ngăn cản được và cũng là dài nhất từ trước đến nay của nó vào năm 1981…
Đó chỉ là một trong những ví dụ được đem ra so sánh giữa hai hệ thống
kinh tế. Việc trả lời cho câu hỏi CNTB và CNXH, hệ thống nào tốt hơn là một
điều không hề đơn giản. Với những lý do đó, nhóm em – KH3 đã chọn nghiên
cứu đề tài: “ So sánh những đặc trưng kinh tế của hệ thống TBCN và XHCN.
Từ đó rút ra những đánh giá theo góc độ kinh tế so sánh”. Dưới sự hướng dẫn
tận tình của thầy giáo PGS. TS. Ngô Thắng Lợi, việc nghiên cứu đề tài của
nhóm em tuy không thể giải quyết triệt để cho câu hỏi CNTB – CNXH, mô
hình nào tốt hơn nhưng chắc chắn sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm tính ưu việt
của hai mô hình ở từng khía cạnh nhất định.
Do thời gian và trình độ có hạn, bài viết của nhóm em sẽ không tránh
khỏi những sai sót. Rất mong thầy giáo và các bạn cùng góp ý, sửa chữa để
bài viết của chúng em được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!

2
Trước khi đi vào so sánh và đánh giá các đặc trưng kinh tế của hai hệ
thông tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, nhóm em xin trình bày khái niệm
chung về hai hệ thống này:
- Chủ nghĩa tư bản: là hệ thống được đặc trưng bởi sở hữu tư nhân về
các nhân tố sản xuất, việc ra quyết định là phi tập trung và tùy thuộc nhiều
vào người chủ của các nhân tố sản xuất. Việc ra quyết định này được điều
phối bởi cơ chế thị trường và thị trường sẽ cung cấp các thông tin cần thiết.
Các động lực vật chất được sử dụng làm độn cơ thúc đẩy các thành viên.

- Chủ nghĩa xã hội mệnh lệnh ( kế hoạch hóa): được đặc trưng bởi sở
hữu công cộng về các nhân tố sản xuất. Việc ra quyết định được tập trung hóa
và được điều phối bởi bộ phận kế hoạch Trung Ương để đưa ra các chính
sách, chỉ thị bắt buộc cho các thành viên trong hệ thống thực hiện. Khuyến
khích vật chất và khuyến khích tinh thần đều được dùng để thúc đẩy các thành
viên.
I. Các tiêu chí và nội dung so sánh
1. So sánh dựa trên các định chế
Tiêu chí Tư bản chủ nghĩa Xã hội chủ nghĩa
1. a. Hình thức sở hữu - Sở hữu tư nhân là chủ
yếu. Throng xã hội
TBCN tồn tại hai hình
thức sở hữu:
+ Sở hữu tư nhân, bao
gồm: Doanh nghiệp cá
thể có quy mô vừa và
nhỏ, Doanh nghiệp tư
nhân, Doanh nghiệp có
liên kết.
Sở hữu công: Doanh
Sở hữu toàn dân và vì
mục tiêu không vì lợi
nhuận.. Có 3 hình thức
sở hữu:
Sở hữu toàn dân: các
nông trường quốc
doanh quy mô lớn.
Sở hữu tập thể.
Sở hữu cá nhân, các thể.
Sở hữu nhà nước đóng

vai trò chủ đạo và quyết

3
b. Mục tiêu phát triển
nghiệp do Nhà nước
quản lý – SOEs.
 Hình thức sở hữu tư
nhân đóng vai trò thống
trị, quyết định đến việc
thực hiện những nhiệm
vụ chính của nền kinh
tế. Và các thành quả
kinh tế chủ yếu do khu
vực tư nhân tạo nên.
(Những thành quả này
chiếm từ 80 – 85 %
GDP)
- Mục tiêu vì lợi nhuận.
định đến việc trả lời các
câu hỏi của nền kinh tế.
- Mục tiêu không vì lợi
nhuận.
2. Hệ thống giá cả - Sự chi phối trong sản
xuất và tiêu dùng bởi
giá cả thị trường.
- Sản xuất và tiêu dùng:
đều theo dấu hiệu của
giá cả. Giá cả là dấu
hiệu để phân bổ nguồn
lực và quyết định sản

xuất.
- Cơ sở định giá: do thị
trường quyết định (qua
quan hệ cung cầu).
Các nhà sản xuất phải là
những người chấp nhận
giá.
- Hệ thống giá cả không
theo thị trường và được
quyết định bởi ý muốn
chủ quan của nhà nước.
Tồn tại 2 loại giá:
+ Giá sản xuất: được
dùng để các nhà sản
xuất trao đổi với nhau,
và giữa các nhà sản
xuất với các nhà thương
nghiệp.
Chi phí sản xuất:
P + Pr = Pbbxn + Pr
Pbbxn + Pr = Pbbcn
Pbbcn + Pr tn = Pbbtn

4
Giá trị hành hóa được
phản ánh đúng.
+ Giá tiêu dùng
Pbbtn + Pr = Pbl
Pbl<Pbb
Ptd<Psx

Mức giá này được Nhà
nước đặt ra tuỳ theo
mục tiêu ổn định kinh
tế, nên đôi khi không
phản ánh đúng giá trị
hàng hóa.
3. Hệ thống Kinh tế - Cạnh tranh và
quyền tự do sản xuất-
kinh doanh của nhà sản
xuất. Đây cũng chính là
yếu tố tọa nên môi
trường cạnh tranh hoàn
hảo (ra và vào thị
trường một cách tự do)
- Hệ thống kế hoạch:
điều tiết toàn bộ các
hoạt động KT-XH nên
tập trung phân bổ nguồn
lực phát ra từ mệnh
lệnh, từ trên xuống
dưới.
4. Cơ sở điều tiết hoạt
động kinh tế
- Chủ nghĩa cá
nhân và khách hàng là
thượng đế nên tự do
cạnh tranh
+Chủ nghĩa cá nhân: là
đặt quyền lợi của cá
nhân lên trên hết, trên

cả quyền lợi của Chính
phủ, của xã hội và chủ
nghĩa cá nhân là cơ sở
để mọi người đấu tranh
- Quyền làm chủ tập thể
mình vì mọi người và
mọi người vì mình nên
cơ chế này sẽ dễ làm
cho XH tiến lên hoặc
thụt lùi là phụ thuộc vào
XH đó tốt hoặc không.

5
đặt ra các yêu cầu về
phía Chính phủ.
+Khách hàng là thượng
đế: việc khách hàng bỏ
tiền ra mua hàng đồng
nghĩa với việc họ bỏ
phiếu cho sự tồn tại và
phát triển của nhà sản
xuất đó. Điều đó đã
hướng các nhà sản xuất
tạo ra các sản phẩm phù
hợp phù hợp với nhu
cầu của người tiêu
dùng.
5. Sự can thiệp CP - Sự can thiệp hạn chế
của CP vào các hoạt
động kinh tế:

“Nhà nước nằm trên
TBCN”. Nhà nước
không muốn can thiệp
vào nền kinh tế mà chỉ
can thiệp vào các lĩnh
vực mà cả người sản
xuất và người tiêu dùng
đều không làm được
(xây dựng Luật và
chính sách bảo vệ người
sản xuất và người tiêu
dùng…) hay các lĩn vực
- Có sự can thiệp 1một
cách toàn diện của CP
vào hoạt động KT.
“Nhà nước nằm trong
lòng XHCN”
+ CP là chủ sở hữu
nguồn lực
+ CP là chủ quản các
hoạt động KTXH.
+ CP là chủ sở hữu các
lĩnh vực ngân hàng-tài
chính

6
mà nhà sản xuất không
quan tâm nhưng cả
người sản xuất và người
tiêu dùng đều có nhu

cầu tiêu dùng)
2. So sánh dựa trên phương thức phân phối thu nhập
Tư bản chủ nghĩa Xã hội chủ nghĩa
- Trong nền KTTB, phương thức
phân phối theo tài sản, phụ thuộc vào
hai yếu tố
+ Quy mô và chức năng tạo ra thu
nhập của tài sản cho nền kinh tế.
+ Giá cả của các yếu tố tài sản. Nó
phản ánh giá trị của các tài sản đóng
góp đến thu nhập
- Kết quả của phương thức này là:
Nâng cao khả năng huy động và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực
trong xã hội nhưng đồng thời cũng
tạo nên sự bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập.
Nhà nước là đại diện của số đông
và do vậy nó không còn mang tính
cưỡng chế, ép buộc. Nhà nước sẽ
nắm quyền sở hữu các tư liệu sản
xuất và giá trị thặng dư. Dưới chủ
nghĩa xã hội, mỗi cá nhân sẽ được
phân phối theo năng lực và hưởng
theo sự đóng góp của mình.
Do vậy, thu nhập dưới chủ
nghĩa xã hội sẽ được phân phối công
bằng hơn so với chủ nghĩa tư bản.

7

×