CHƯƠNG 7.
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
7.1 MỞ ĐẦU
Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu (BĐKH) một cách đơn giản trong cuộc sống
đời thường là tại sao năm nay mùa đông lại ngắn lại, hạn hán, mưa lũ thất thường không
giống quy luật mấy chục năm về trước. Cây trồng có sự thay đổi về năng suất, dịch bệnh
nhiều hơn, bệnh mới xuất hiện. Đặc biệt là cảm giác mùa đông và mùa hè, cảm nhận được
nhiệt độ của mùa hè với các đợt nóng tăng lên và kéo dài, mùa đông ngắn lại, v.v... Tuy đây
là hệ quả của rất nhiều yếu tố môi trường khác nhau nhưng việc đánh giá đúng mức những
nguy hại cho cuộc sống do Biến Đổi Khí Hậu gây ra là một việc thực sự cần thiết, cho dù đã
được thừa nhận hay chưa được thừa nhận thì con người cũng đang chứng kiến và thậm chí
hứng chịu những bất thường của khí hậu, thời tiết, những hậu quả khơng mong muốn từ việc
huỷ hoại thiên nhiên một cách quá mức như hiện nay.
Các nhà khoa học, cộng đồng các dân cư, các quốc gia và các tổ chức trên thế giới không
thể tiếp tục thờ ơ và đang tiến hành những cuộc vận động mang tính chất tồn cầu nhằm khắc
phục tình trạng BĐKH.
Đứng thứ 5 về khả năng dễ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã
được Liên hợp quốc chọn là quốc gia để tiến hành nghiên cứu điển hình về biến đổi khí hậu
và phát triển con người. Theo đó, sinh kế của người Việt đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi
những thay đổi tồn cầu, địi hỏi một tầm nhìn dài hơi, một kế hoạch cụ thể và mang tính
chiến lược. Vì vậy việc xây dựng một (hay vài) kịch bản về Biến Đổi Khí hậu cho nước ta là
rất cần thiết nên nhóm chúng em quyết định chọn đề tài này.
7.2 KHÁI NIỆM VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.
Vậy, Biến đổi khí hậu là gì?
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi đáng kể, lâu dài các thành phần khí hậu, “khung” thời tiết từ
bình thường vốn có lâu đời nay của một vùng cụ thể, sang một trạng thái thời tiết mới, đat các tiêu
chí sinh thái khí hậu mới một cách khác hẳn , để rồi sau đó, dần dần đi vào ổn định mới..
Trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh của chính sách mơi trường, biến
đổi khí hậu thường được đề cập đến những thay đổi về khí hậu hiện đại (như sự ấm lên của
trái đất).
Đường biến đổi khí hậu theo thời gian
Hình 7.1: Biến đổi khí hậu theo thời gian
Biến đổi khí hậu: Nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất thay đổi từ năm
1870 cho đến năm 2100. Biến thiên nhiệt độ từ thấp (màu xanh) đến cao (màu đỏ)
(Nguồn: )
7.3 NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Ngun nhân chủ yếu là do cháy rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất dẫn tới làm
thu hẹp nơi cư trú của giống lồi, khai thác và đánh bắt q mức, tình trạng buôn bán trái
phép động vật, thực vật quý hiếm, sự phát triển của ngành cơng nghiệp làm gia tăng lượng
khí thải quá mức và vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Các yếu tố đó
làm cho khí hậu tồn cầu đang biến đổi mạnh. Trong một báo cáo mới đây nhất của Ủy ban
liên chính phủ về Biến đổi khí hậu cho thấy, sự tích tụ khí các-bon-níc (CO 2) trong bầu khí
quyển của trái đất đang ở mức chưa từng có trong 650.000 năm qua. CO 2 là một trong các khí
gây hiệu ứng nhà kính, con người đã thải vào khí quyển khoảng 42 tỷ tấn/năm các loại khí
nhà kính. Cacbon dioxit đóng vai trị 50% Hiệu ứng nhà kính, trong khi đó metan là 13%,
Ozon tầng đối lưu là 7%, Nitơ là 5%, CFC là 22%, lưu nước tầng bình lưu 3%.
Hình 7.2 Biến đổi CO2 và Nhiệt đơ khơng khí trong 400. 000 năm gần đây
nghìn năm trở lại nay
(nguồn: A.V. Fedorov et al. Science 312, 1485, 2006).
Biến đổi nhiệt độ (màu xanh) và lượng khí CO 2 trong khơng khí (màu đỏ) trong thời
gian 400,000 năm qua dựa vào nghiên cứu băng hà ở hai địa cực. Đường thẳng đứng màu đỏ
(tận bên mặt) thấy sự biến đổi đột ngột khí CO2 trong hai thế kỷ vừa qua và trước 2006.
Khảo sát hình trên, trong vịng 400 ngàn năm qua, đã có 5 lần biến đổi nhiệt độ và
CO2 . Trong 4 lần cách đây trước 120 ngàn năm, khi CO 2 tăng đến tối đa khoảng 300 ppm,
cũng là lúc có nhiệt độ tối đa, trên dưới 1-2 OC so với nhiệt độ hiện tại, sau đó CO 2 giảm cùng
lúc với giảm nhiệt độ đến cực tiểu, khoảng 8OC thấp hơn hiện tại, và một chu kỳ như vậy kéo
dài khoảng 100 ngàn năm. Đại dương trong q khứ là mơi trường đệm điều hồ CO 2 . Khi
nhiệt độ giảm đại dương hấp thụ CO 2 và biến thành đá vơi, khí đốt, dầu hoả, và thực vật trên
đất liền hấp thụ CO2 qua lục hoá và tồn trữ qua than đá và chất hữu cơ. Khi nhiệt độ tăng đại
dương thải hồi CO2 vào lại khí quyển. Hiện tại CO 2 trong khí quyển đã đột ngột vượt tới 375
ppm (2006) và đang trên đà gia tăng cao hơn nữa. Lý do chính của sự đột ngột này là do con
người thải CO2 qua kỹ nghệ đốt than đá và dầu hỏa trong 2 thế kỷ qua.
7.4. QUAN ĐIỂM NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Loại ý kiến thứ nhất được đại đa số các nhà khoa học nhất trí, đó là việc tăng hàm
lượng khí CO2 và các loại khí thải tạo hiệu ứng nhà kính. Nguyên nhân này chiếm 90, thậm
chí 99% mức gia tăng của nhiệt độ bề mặt Trái đất. Nhiệt độ bề mặt Trái đất có được là nhờ
hấp thụ nhiệt từ Mặt trời và dòng nhiệt từ bên trong lịng đất. Sự có mặt của khí CO 2 trong
bầu khí quyển sẽ duy trì một nhiệt độ điều hịa cho sự sinh sơi phát triển sự sống nhưng quá
nhiều sẽ trở thành tấm áo giáp ngăn chặn bức xạ nhiệt (bức xạ hồng ngoại) từ Trái đất thốt
vào vũ trụ, từ đó làm gia tăng nhiệt độ bề mặt của trái đất.
Loại ý kiến thứ hai tuy thừa nhận vấn đề gia tăng nhiệt độ do hiệu ứng nhà kính, song
cho rằng cần nhấn mạnh hơn đến chu kỳ nóng lên của Trái đất do hoạt động nội tại. Hiện
tượng nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên và lạnh đi vốn là hiện tượng tự nhiên xảy ra có tính
chu kỳ trong lịch sử hình thành và phát triển của Trái đất. Không phải chỉ bây giờ, lịch sử
Trái đất hàng triệu triệu năm đã trải qua nhiều lần nóng lên rồi lại lạnh đi kéo theo những
biến động to lớn trong đời sống sinh vật trên Trái đất, làm thay đổi cả diện mạo địa hình lục
địa và đại dương. Tính từ 1,6 triệu năm đến nay đã có 5-6 chu kỳ biến động lớn. Đó là các
thời kỳ băng hà kéo theo mực nước biển hạ thấp (biển lùi) và các thời kỳ gian băng (băng tan)
kéo theo mực nước biển dâng cao (biển tiến). Vào các thời kỳ băng hà, nhiệt độ bề mặt Trái
đất khô lạnh. Vào thời kỳ gian băng nhiệt độ bề mặt Trái đất đan xen giữa nóng ẩm và khơ
hạn. Vào các thời kỳ đó, biên độ dao động của nước biển (dâng, hạ) lên đến hàng chục, hàng
trăm mét. Mỗi chu kỳ kéo dài hàng vạn, chục vạn năm. Mỗi chu kỳ như vậy còn được chia ra
các chu kỳ ngắn hơn với thời gian kéo dài nhiều trăm năm đến nghìn năm với biên độ dao
động mực nước biển 2-3 m hoặc hơn.
7.5 ẢNH HƯỞNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN MƠI TRƯỜNG SINH THÁI
Ảnh hưởng đầu tiên của BDKH là tác động lên hầu hết lên các thành phần môi
trưy7ờng mà trước hết, là làm nhiệt độ trái đất tăng cao và sau đó làm mực nước biển dâng.
7.5.1. Biến Đổi Khí Hậu làm nhiệt độ trái đất tăng
Nồng độ khí nhà kính đã vượt quá ngưỡng tự nhiên suốt 650 nghìn năm qua. Các tảng
băng ở Nam Cực, ở Greenland đang tan chảy với tốc độ ngày càng nhanh. Đại dương xuất
hiện hiện tượng axít hóa. Rừng nhiệt đới bị thu hẹp... Từng hiện tượng riêng hay các hiện
tượng kết hợp với nhau đều đưa thế giới tiến gần tới "điểm tràn".
Trong thế kỷ 21, nhiệt độ thế giới có thể tăng thêm 5 độ C, tương đương với sự thay đổi
nhiệt độ từ thời kỳ băng hà, thời kỳ phần lớn châu Âu và Bắc Mỹ còn nằm dưới lớp băng dầy
1km. Trong khi đó, ngưỡng biến đổi khí hậu nguy hiểm là tăng thêm 2 độ C. Nếu vượt qua
ngưỡng 2 độ này, kết quả phát triển con người sẽ bị đẩy lùi trên quy mô lớn, các thảm họa
sinh thái không thể đảo ngược sẽ xảy ra.
Trong vòng 1.000 năm qua, nhiệt độ bề mặt Trái đất có tăng, giảm khơng đáng kể và có
thể nói là ổn định. Song, trong vịng 200 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình của Trái đất đã
tăng lên tới 0,3-0,40C trong mấy chục năm qua và hiện đang có xu hướng tăng tiếp. Theo các
mơ hình nghiên cứu trong thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình của Trái đất có thể tăng từ 1,16,00C, khả năng xảy ra từ 1,8-4,0 0C tùy thuộc vào sự phát thải khí hiệu ứng nhà kính được
cắt giảm đến mức độ nào để giảm bớt các khí CO2 và các khí khác gây hiệu ứng nhà kính.
Nếu con người dừng phát thải khí nhà kính ngay từ lúc này thì nhiệt độ bề mặt Trái đất
vẫn tiếp tục nóng lên, nước biển vẫn tiếp tục dâng lên trong vòng 50 năm nữa. Vùng chịu ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu lớn nhất của Trái đất là Bắc cực và Nam cực, vì nhiệt độ tăng lên
nhanh nhất. Sau đó đến các vùng núi cao như Himalaya, Tây Tạng,v.v... Theo nghiên cứu,
những vùng lạnh nhất có nhiệt độ tăng lên nhanh nhất.
7.5..2. Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ ở Việt Nam tăng
Đánh giá của thế giới về nguyên nhân làm cho trái đất nóng lên, thì Việt Nam khơng bị
xếp vào danh sách nguồn phát thải CO2. Nói một cách dân dã, trong những “thủ phạm” đang
đốt nóng trái đất, “tội” của chúng ta là không đáng kể. Thế nhưng, trong danh sách những
nước bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu (BĐKH), Việt Nam luôn nằm trong “top” đầu thế
giới. Và bây giờ, khi mà những kịch bản về tác động của BĐKH được xây dựng cho Việt
Nam, kịch bản nào cũng rất đáng buồn, thì việc tìm cách để thích ứng, để đối phó với BĐKH,
đang cần thiết hơn là tìm ra người để “bắt đền trái đất”.
Tại Việt Nam, nhiệt độ trung bình hàng năm khơng có gia tăng trong khoảng thời gian
từ 1895 (khi bắt đầu có sở khí tượng) đến 1970, tuy nhiên nhiệt độ trung bình hàng năm ở
Việt Nam gia tăng đáng kể trong ba thập niên qua, gia tăng khoảng 0.32 oC kể từ 1970. Từ
năm 1900 đến 2000, nhiệt độ trung bình năm tăng 0,1°C một thập kỷ. Mùa hè nóng hơn với
nhiệt độ trung bình các tháng hè tăng từ 0,1°C – 0,3°C một thập kỷ. Nếu so với năm 1990,
nhiệt độ chắc sẽ tăng trong khoảng từ 1,4 – 1,5°C vào năm 2050 và từ 2,5 -2,8°C vào năm
2100, những khu vực có nhiệt độ tăng cao nhất là Tây Bắc và Việt Bắc.
Xu thế tăng nhiệt độ cứ qua 10 năm lại lớn lên. Mùa nóng sẽ khắc nghiệt, và lượng mưa
cùng với cường độ mưa sẽ tăng lên đáng kể ở phía Bắc. Sự biến đổi thất thường của thời tiết
cịn được thể hiện qua đợt mưa lớn trái mùa tại các tỉnh miền Bắc và ở Miền Trung, Miền
Nam. Mưa trái mùa đã cứu hạn cho một vài nơi trồng cây công nghiệp như cà phê,nhưng lại
làm tan tành các ruộng muối ven biển, làm cây hoa kiểng nở quá sớm dịp Tết.
Các nhà khoa học cũng đã dự tính trong tương lai, các vùng nằm sâu trong lục địa có sự
biến đổi nhiệt độ lớn hơn so với các vùng ven biển.
Hình 7.3 :Khuynh hướng gia tăng nhiệt độ trung bình hàng năm trên tồn cầu (hình trên) và
ở Việt Nam
VN có khuynh huớng gia tăng nhiệt độ đáng kể, các tỉnh Miền Bắc gia tăng nhiều hơn Miền
Nam, đặc biệt trong những tháng mùa hè với biên độ lớn hơn.
Bảng 7. 1
Gia tăng nhiệt độ trung bình từ 1961-1990
Địa phương
Điện Biên
Mộc Châu
Lai Châu
Lạng Sơn
Hà Nội
Bắc Giang
Rạch Giá
Ban Mê Thuộc
Tp. Hồ Chí Minh
Nha Trang
gia tăng nhiệt độ trung bình (oC)
3
3
2
1,8
1
1
1,2
1,2
0,8
0,5
Nhiệt độ cao nhất trong khu vực miền Nam luôn ln xuất hiện tại Phước Long, Ðồng
Xồi và Xn Lộc.
Hình 7.4: Khuynh hướng gia tăng nhiệt độ mùa đông ở Việt Nam trong thế kỷ 20 (theo Dr.
Dirk Schaefer, 2002)
Hình 7.6: Khuynh hướng gia tăng nhiệt độ mùa hè ở Việt Nam trong thế kỷ 20
(theo Dr Dirk Schaefer, 2002)
Cũng trong thời gian 1961-1990, số giờ nắng trung bình hàng năm hàng năm ở Việt Nam
cũng biến đổi nhiều.
Số giờ nắng trung bình hàng năm giảm 20 giờ ở Bắc Giang, Hà Nội và Hải Dương, giảm
10 giờ nắng ở Nam Định. Ở Miền Nam, gia tăng 20 giờ nắng ở Nha Trang, tăng 18 giờ nắng
ở Pleiku, tăng 10 giờ nắng ở Ban Mê Thuột, nhưng giảm 20 giờ nắng ở Cần Thơ và Bạc Liêu.
Dự báo của trung tâm khu vực Đông Nam Á, nhiệt độ cao nhất trước đây xuất hiện ở
vùng dọc biên giới Campuchia sẽ gia tăng tần suất trong tương lai, ảnh hưởng đến Long An,
Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang. Số ngày nóng trên 35°C ở các tỉnh nói trên sẽ
từ 210 – 240 ngày vào giai đoạn năm 2030. Trong tương lai được xác định này (năm 2030),
sự gia tăng nhiệt độ cao nhất trung bình vào mùa hè (tháng 3, 4, 5). Đồng Tháp, Cần Thơ,
Sóc Trăng sẽ xuất hiện những ngày có nhiệt độ >40°C. Tại TPHCM và Cần Thơ, số liệu đo
đạc cho thấy nhiệt độ đang tăng lên: từ năm 1960 đến 2005 tăng khoảng 0,02 0C; từ năm 1991
đến 2005 tăng lên khoảng 0,033 0C. Riêng tại TP Vũng Tàu, từ năm 1960 đến nay đã tăng lên
20C. Điều đó khơng chỉ thể hiện sự ấm lên về nhiệt độ mà sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như nước
biển dâng, hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai bão, lụt, hạn hán tăng nhanh... Theo đà
tăng nhiệt độ trên toàn thế giới, từ năm 1920 đến nay nhiệt độ tại VN cũng tăng lên từ 0,2 0C
đến 10C nhưng tăng nhanh chủ yếu là từ năm 1980 đến nay. Lượng mưa ở vùng giáp vịnh
Thái Lan thuộc địa phận Kiên Giang, mũi Cà Mau sẽ giảm khoảng >20%. Các tỉnh An Giang,
Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre giảm từ 10 – 20%. Thời
điểm bắt đầu mùa mưa có thể sẽ sớm hơn nhưng nhìn chung, sẽ trễ khoảng hai tuần và lượng
mưa sẽ giảm khoảng 20%. Riêng vụ hè thu, lượng mưa sẽ ít hơn và hạn đầu vụ sẽ gay gắt
hơn. Đặc biệt, “Hạn bà chằng” (số ngày liên tiếp lượng mưa < 5mm) sẽ nhiều hơn và ác liệt
hơn trong mùa mưa. Hiện tượng “xì phèn” làm lúa chết từng đám giống như luộc trong nước
sôi vậy! Ngược lại, diện tích ngập lũ vùng đầu nguồn sẽ giảm và vùng hạ lưu phía bán đảo Cà
Mau sẽ gia tăng mức ngập.
Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu một cách đơn giản trong cuộc sống đời
thường là tại sao năm nay mùa đông lại ngắn lại, hạn hán, mưa lũ thất thường không giống
quy luật mấy chục năm về trước. Cây trồng có sự thay đổi về năng suất, dịch bệnh nhiều hơn,
bệnh mới xuất hiện, nhất là lúc giao mùa. Đặc biệt là cảm giác mùa đông và mùa hè, cảm
nhận được nhiệt độ của mùa hè với các đợt nóng tăng lên và kéo dài, mùa đơng ngắn lại,v.v...
Ví dụ, Đà Lạt khơng có “sương mù dăng dăng cả ngày” nữa. Tất cả những yếu tố này tác
động trực tiếp đến cuộc sống của từng người.
Báo cáo đầu tiên của GIEC cho thấy rằng nhiệt độ sẽ tăng chừng 2 đến 5 độ nếu lượng
CO2 trong khí quyển tăng gấp đơi. Một sự gia tăng nhiệt độ như vậy sẽ dẫn đến những hậu
quả nghiêm trọng không đảo ngược: các hải lưu thay đổi, các băng cực tan dần, hệ sinh thái
thay đổi và tất cả những thay đổi này lại ảnh hưởng ngược lại đến khí hậu. Những thay đổi
này sẽ gây nên tình trạng những hệ sinh thái và những xã hội khó thích ứng với mơi trường.
7.5.4. Hiện tượng băng tan hai cực mấy năm gần đây và ảnh hưởng đến Việt Nam
Hiện tượng nóng lên của trái đất là nguyên nhân chính gây ra tan băng ở hai cực và những
nước nằm thấp hơn hoặc xấp xỉ mặt nước biển sẽ là những nơi đầu tiên hứng chịu thảm họa.
Các nhà khoa học phát hiện trong hai mùa hè năm 2007 và 2008, lượng băng bao phủ ở hai
cực đã xuống tới mức thấp nhất kể từ lần vệ tinh ghi được những hình ảnh đầu tiên vào 30
năm trước.
Hình 7.6: Băng tan ở hai cực sẽ kéo theo những thảm họa toàn cầu trong tương lai. Nguồn
Ảnh: Reuters
Một nghiên cứu mới (2008) của các nhà khoa học cho thấy nhiệt độ Nam cực đang
tăng lên nhanh hơn so với dự đoán trước đây (1990), trong khi những tảng băng ở Bắc cực
đang dần biến mất và Greenland (một vùng nằm ở Bắc cực) có thể nằm dưới nước biển trong
tương lai không xa. Thảm họa băng tan ở Nam Cực trong những năm gần đây làm cho lượng
băng tan từ các dải Nam Cực tăng thêm 75%. Phần tây Nam Cực, khối băng hà lớn có diện
tích khoảng 570 km2 đang bị tan ra. Các nhà khoa học Nga ước tính lượng băng tan này cỡ
1/2 thành phố Maxcơva của Nga. Dịng sơng băng lớn nhất Nam cực Pine Island đang tan ra
với tốc độ nhanh hơn 40% so với năm 1970, trong khi dịng sơng băng Smith cũng ở nam cực
đang tan chảy với tốc độ nhanh hơn 82% so với năm 1992. Băng hà trên vùng lục địa Wilkins
diện tích 13.000 km2, thuộc khu vực tây nam bán đảo Nam Cực, cách Nam Mỹ 1.600 km về
phía Nam và vùng Antarktig đã xuất hiện cách đây ít nhất 1500 năm. Ngày 28-2-2008, núi
băng Wilkins này bắt đầu hoạt động. Ông Jim Eliot, người tham gia trong chuyến khảo sát
cho biết: “Từ trước đến nay tôi chưa bao giờ được chứng kiến cảnh tượng nào tương tự.
Chúng tơi bay dọc theo vết rạn chính để biết được quy mơ phá hủy của núi băng. Từ máy bay
nhìn xuống, những tảng băng lớn cỡ bằng ngôi nhà rải tung tán như thể một vụ nổ vừa xảy ra
ở đây".
Hình 7.7: Dự báo nguy cơ núi băng Wilkins của Nam Cực biến mất sau 15 năm tới do ảnh
hưởng của q trình nóng lên của vỏ trái đất.
Băng tại Bắc Cực năm 1979. Ảnh: NASA.
Diện tích bao phủ của băng giảm đáng kể vào năm 2005. Ảnh:
NASA.
Hình 7.8: Băng ở Bắc Cực đang tăng nhanh hơn so với dự đốn
Tính đến tháng 9/2007, khối lượng băng ở sông băng Grin-len (Greenland) và Bắc Băng
Dương đã xuống tới mức thấp nhất từ trước tới nay, lần lượt là 2,9 triệu và 4,4 triệu mét khối.
Lượng băng hiện nay đã bị thu hẹp tới 39% so với lượng băng trung bình giai đoạn từ 19792000. Việc băng ở Bắc Băng Dương tan chảy, tuy không làm tăng mực nước biển, nhưng lại
góp phần làm cho khí hậu Trái Đất nóng lên khi lớp băng vĩnh cửu được thay thế bằng vùng
nước tối hấp thụ nhiệt lượng của Mặt Trời.
Bên cạnh đó, lớp băng tồn tại lâu năm ở Bắc cực dễ bị ảnh hưởng do sự tái diễn các đợt
gió xốy và các dịng hải lưu, một hiện tượng sẽ khiến cho lớp băng ở khu vực xung quanh
Bắc cực bị đẩy về phía Nam, nơi nó sẽ bị tan chảy bởi các dịng nước ấm hơn. Với tốc độ
băng tan nhanh như hiện nay ở Bắc cực, các nhà khoa học lo ngại rằng Trái Đất sẽ phải hứng
chịu những hậu quả khó lường. Sự sinh tồn của loài gấu trắng Bắc cực ở Ca-na-đa, nơi tập
trung 2/3 số gấu trắng của thế giới, đang bị đe dọa.
Hình 7.9: Gấu bắc cực tại Alaska, nơi băng tan đang đe doạ môi trường sống của
chúng.
Vào mùa đông, khu vực Bắc Cực ở gần Alaska có nhiệt độ cao hơn năm ngoái 9 - 10 độ,
một hiện tượng mà các nhà khoa học gọi là hiệu ứng khuếch đại. Hiện tượng này cũng làm
cho nhiệt độ mùa thu ở khu vực nóng hơn 6 - 10 độ so với thời điểm những năm 1980. Hiệu
ứng khuếch đại được các nhà khoa học giải thích rằng: một khi có một số băng tan, lượng
nước biển sẽ tăng lên và do vậy trong mùa hè nó hấp thụ nhiều nhiệt từ Mặt trời hơn. Ngoài
ra do băng đã tan bớt nên khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời của khối băng yếu đi do đó các
khối băng cũng hấp thụ thêm nhiệt lượng. Và vào mùa đông, nhiệt lượng này sẽ tỏa ra, làm
cho nhiệt độ chung tăng lên.
Hình 7.10: Những tảng băng lớn bị tan rã ngày càng nhiều
Theo giáo sư Steffen, băng ở Greenland mỗi năm tan xuống biển từ 200-300km3. Một
lượng tương đương cũng tan chảy ở tất cả tảng băng của Nam Cực. Những núi băng này tan
chảy sẽ làm cho mực nước biển tăng lên từ 28-43 cm. Nhưng có thể mực nước biển này còn
cao hơn nữa tùy theo sự phát thải của khí hiệu ứng nhà kính và tác động của con người gây
ra.
7.5.5. Mực nước biển dâng
Ngoài ra, các đại dương ấm lên chậm hơn so với đất liền. Như vậy, hiện trái đất vẫn
chưa cảm nhận được đầy đủ tác động do mức khí nhà kính hiện nay gây ra. Khi đại dương ấm
dần, nước sẽ nở ra, đẩy mực nước biển tăng cao hơn nữa. Đây thật sự là một vấn đề tồn cầu
bởi vì một phần chính của nền văn minh thật ra ở trong vài mét bên trên mực nước biển. Cho
nên bất cứ hoặc mức nhỏ trong mực nước biển dâng cao qua thời gian sẽ có ảnh hưởng rất
lớn trên kinh tế thế giới và sự sinh kế của nhân loại.
Hình 7.11: Mực nước biển dâng những năm gần đây
Dựa vào phân tích mới nhất do tốn Anh quốc-Phần Lan cùng hợp tác thực hiện, mực
nước biển hơn 2000 năm qua đã ổn định. Mức đo cho thấy mực nước biển dâng cao 2 phân
vào thế kỷ 18 và 6 phân vào thế kỷ 19, nhưng rồi tăng bất ngờ và báo động với 19 phân, hoặc
hơn nửa bộ Anh trong thế kỷ vừa qua này. Điều này rất có thể là do lớp băng đá tan chảy.
Mực nước biển dâng cao tồn cầu trung bình được dự đốn tăng giữa 0,8 mét và 1,5 mét vào
cuối thế kỷ.
Cách nay 2 năm, báo cáo AR4 của Ủy ban Nghiên cứu biến đổi khí hậu liên
chính phủ (IPCC) thuộc LHQ đã dự báo, mực nước biển sẽ tăng 59cm vào năm 2100. Tuy
nhiên, từ đó đến nay, các nhà khoa học đều cho rằng báo cáo đó ước tính sai và mực nước
biển thực tế đang tăng cao gấp đôi. Họ cho biết, các khối băng ở Greenland và Nam Cực tan
nhanh sẽ làm mực nước biển dâng thêm 1m hoặc hơn vào năm 2100, dựa vào các dữ liệu vệ
tinh cho thấy, mực nước biển mỗi năm dâng cao thêm 3mm, cao hơn 50% so với mức trung
bình trong thế kỷ 20, nhấn chìm nhiều thành phố ven biển, phá hủy môi trường sống của 600
triệu người ở những khu vực có nền đất thấp và các đảo quốc.
Khoảng 600 triệu người sống ở các vùng đất thấp phải hứng chịu hậu quả nếu mực nước biển
tăng thêm vài cm. Ảnh: Boston Globe.
Hình 7.12: Dự báo ảnh hưởng của biển dâng đến bờ biển và cư dân ven biển
Khu vuc phía Bắc New Zealand, vùng đất chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sự thay
đổi khí hậu tồn cầu.
Qua các đo đạc đã được tiến hành, IPCC đã ghi nhận những biến đổi về nhiệt độ nước
biển bề mặt và mực nước biển ở Đơng Nam Á.
Hình 7.13: Biến đởi của mực nước biển trong khu vực Đông Nam Á
7.5. 6. Ảnh hưởng của nước biển dâng đến Việt Nam
Đứng thứ 5 về khả năng dễ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam
đã được Liên hợp quốc chọn là quốc gia để tiến hành nghiên cứu điển hình về biến đổi
khí hậu và phát triển con người.
Là một quốc gia nằm trên bao lơn của Biển Đông thông ra Thái Bình Dương, với hơn 75%
dân số sống dọc theo một bờ biển dài hơn 3200 km và tại hai đồng bằng sông Hồng và sông
Cửu Long, Việt Nam thuộc vào loại các nước bị uy hiếp nhiều nhất bởi sự biến đổi khí hậu
toàn cầu và mực nước biển dâng. Câu hỏi hiện nay không còn là “Liệu các hiện tượng có ảnh
hưởng đến đất nước ta hay không?”mà là “Ứng phó như thế nào để giảm thiểu thiệt hại, bảo
vệ tối đa thành quả lao động quá khứ và tiếp tục phát triển bền vững”.
Theo dự báo của Văn phòng quản lý điều tra tài nguyên biển và môi trường (Bộ Tài
nguyên và Môi trường), ở Việt Nam mực nước biển sẽ dâng cao từ 3 đến 15 cm năm 2010 và
từ 15 đến 90 cm vào năm 2070. Băng ở đỉnh núi Himalaya tan và Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) sẽ là nơi hứng chịu mực nước ấy, hay Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) sẽ hứng chịu
mực nước của dãy núi Vân Nam (Trung Quốc).
Bản báo cáo về phát triển con người 2007-2008 của UNDP, nếu nhiệt độ trên trái đất tăng
thêm 2 độ C, thì 22 triệu người ở VN sẽ mất nhà và 45% diện tích đất nơng nghiệp ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của VN sẽ ngập chìm trong nước biển.Vựa lúa
ĐBSCL sẽ xuất hiện mâu thuẫn khi giai đoạn sinh trưởng cần nước tưới thì thời tiết khơ hạn,
thậm chí sẽ bị hạn Bà Chằn (tháng 6 – 7), nhưng đến tháng 8, cần giảm nước lại bị lũ.
Các kịch bản nước biển dâng từ 1 – 1,4m đến thời điểm 2030 cho thấy, mặn sẽ lấn tới
Biên Hòa và vào sâu trong dịng chính sơng Mekong lấn tới khu vực Phnom Penh. Theo
thống kê, ĐBSCL có tổng diện tích 34.322km 2, trong đó 18.066km2 đất thuộc các huyện ven
biển. khi mực nước biển dâng cao từ 0,2-0,6m, sẽ có 1.708km 2 đất bị ngập ảnh hưởng tới
108.267 người sinh sống và chỉ cần nước biển dâng 1m, thì 14 triệu dân ĐBSCL bị ảnh
hưởng, 40.000km2 vùng ven biển bị chìm, TP.HCM sẽ có 43% diện tích bị ngập.
Bảng 7.14:
Nguồn:Đánh giá của Jeremy Carew-Reid - Giám đốcTrung tâm
Quốc tế về Quản lý Môi trường (ICEM).
7.5.6. Dự báo tác động của biển dâng lên môi trường tự nhiên
Khi mực nước biển dâng, hậu quả dễ thấy nhất là nhiều vùng sẽ bị ngập. Nhưng hậu quả
của biển dâng không phải chỉ có ngập tĩnh. Động lực biển vùng ven bờ và cửa sông, sóng vỡ
khi tiếp cận bờ sẽ tác động mạnh hơn lên đường bờ, bãi triều. Bờ biển bị xâm thực và cơ sở
hạ tầng ven biển bị đe dọa lớn hơn.
Ở các đồng bằng ven biển, độ ngập sâu hơn, thời gian ngập kéo dài hơn. Xâm nhập mặn sẽ
vào sâu hơn, nguồn nước ngọt khan hiếm hơn. Chế độ thủy văn, thủy lực trên từng địa bàn và
trên cả đồng bằng sẽ có những thay đổi, khiến cho động thái bồi xói bờ sơng, cù lao, cờn bãi,
bồi lắng phù sa trên hệ thống sơng chính và vùng cửa sông cũng thay đổi.
7. 5.6. 1. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
Bản đồ các vùng chịu ảnh hưởng nước biển dâng ở ĐBSCL:
Hình 7.15: Theo dự báo, nhiều vùng thuộc ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang,
Vĩnh Long, Cà Mau... sẽ ngập chìm từ 2-4m trong vịng 100 năm tới (Nguồn: ICEM)
Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành vào khoảng 11000 năm trở lại đây. Cao trình
mặt đất tương đối thấp trên nhiều vùng khá rộng chẳng hạn Đồng Tháp Muời, Tứ giác Long
Xuyên, Bán đảo Cà Mau, nhiều nơi cao trình chỉ vào khoảng 20 – 30 cm. Với những tác động
đã đề cập, các yếu tố thủy nông quyết định cơ cấu mùa vụ, sinh thái thủy vực, hệ sinh thái
rừng ngập nước ngọt (trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và trong U Minh thượng
và hạ), ... chịu tác động mạnh mẽ, thậm chí có nơi đe dọa cả chính sự tồn tại.
Đồng bằng sông Cửu Long trước đây rất ít hứng chịu bão. Thế nhưng trong thập kỷ vừa
qua, vào năm 1997 đã hứng chịu tác động của cơn bão Linda và năm 2006 đã bị đuôi bão
Durion quét qua (Hình 7). Nhiều nghiên cứu gần đây tìm mối tương quan giữa việc bão ở Tây
Thái Bình Dương có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn sau tháng 10 dương lịch và đi về
hướng đường xích đạo, với nhiệt độ nước biển trên bề mặt tăng, kết quả của dòng hải lưu bị
thay đổi bởi biến đổi khí hậu toàn cầu.
Cơn bảo NARGIS quét qua châu thổ IRRAWADDY (Myanmar) tháng 5/2008 (Hình 6) và
hậu quả nặng nề mà cơn bão đã gây ra là một cảnh báo đối với Đồng bằng sông Cửu Long.
Sự tàn phá mà đuôi cơn bão Dorion đã gây ra ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ còn lớn lao
hơn và khắc nghiệt hơn nhiều nếu mực nước biển dâng lên so với hiện nay (Hình 7).
Hình 7.16. Bão NARGIS vào Myanmar
2/5/2008
Hình 7.17: Đuôi bão Durion vào
ĐBSCL 11/2006
7.5.6. 2. Vùng Duyên Hải Miền Trung
Vùng duyên hải miền Trung được cấu tạo bởi một dải đất kẹp giữa dãy Trường Sơn về
phía Bắc, và vùng cao Nguyên Nam Trung Bộ (Tây Nguyên) về phía Nam, và Biển Đông.
Dải đất bị chia cắt bởi nhiều nhánh núi Trường Sơn vươn ra đến tận biển, và một số con sông
ngắn mà lưu vực chuồi về phía Biển Đông. Hình 9.
Hình 7.18: Ảnh vệ tinh vùng Duyên hải miền Trung
Từ vài thập kỷ gần đây, rừng đầu nguồn phía Tây bị tàn phá nhiều, địa mạo vùng duyên hải
Trung Bộ trở nên ngày càng không ổn định, thể hiện rõ nhất là lỡ núi, lòng các hồ đập bị lấp
dần, các cơn lũ tràn và lũ quét đổ ra Biển Đông. Lòng sông, địa mạo các cửa sông thay đổi
nhiều sau mỗi mùa lũ. Hậu quả của các cơn bão, các trận lũ quét đối với hạ tầng cơ sở là khá
nặng nề.
Với mực nước biển dâng, sự không ổn định của địa mạo còn đến từ phía Biển Đông nghĩa
là đến từ hai phía của dãi đất hẹp miền Trung. Những năm gần đây, tình hình bờ biển bị xâm
thực xảy ra nhiều hơn. Khác với hậu quả của các cơn bão hay lũ quét thường xảy ra vào mùa
mưa bão hàng năm, sự đe dọa của biển dâng lên hạ tầng cơ sở dọc bờ biển theo mùa, theo kỳ
triều và thường xuyên hơn.
7.5.6. 3.Vùng Đồng bằng Sông Hồng
Hình 7.19: Bản đồ các vùng chịu ảnh hưởng nước biển dâng ở Đồng bằng sông Hồng:
Theo dự báo, nhiều vùng thuộc ĐBSH như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình sẽ
ngập chìm từ 2-4m trong vòng 100 năm tới.
(Nguồn: ICEM)
7. 6. Dự báo ảnh hưởng về Kinh tế - Xã hội khi biển dâng
7.6.1. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
Dựa trên các kết quả điều tra cơ bản tổng hợp và đối chiếu với thực tế sản xuất, kinh tế-xã
hội, đồng bằng sông Cửu Long gồm có ba tiểu vùng : tiểu vùng mà quá trình sông chiếm ưu
thế (A), tiểu vùng nơi quá trình biển chiếm ưu thế (C), và tiểu vùng chịu ảnh hưởng của cả
hai quá trình sông và biển (B) (Hình 8). Có thể dự báo định tính tác động của mực nước biển
dâng lên ba tiểu vùng như sau.
7.6.1.1 Tiểu vùng nơi ảnh hưởng nguồn
chiếm ưu thế (A)
Hình 7.20: Sơ đồ ba tiểu vùng của ĐBSCL
dưới tác động của biển dâng
Đó là các tỉnh giáp biên giới Cam-pu-chia, là nơi hai nhánh sông Mêkông và sông Bassac đi
vào lãnh thổ Việt Nam, lũ sông Mê-kông tràn bờ và tràn đồng vào Đồng bằng sông Cửu
Long. Tiểu vùng này chịu tác động về môi trường tự nhiên của mực nước biển dâng nhưng
không mạnh như hai tiểu vùng B và C.
Do quá trình biển mạnh lên do biển dâng, ranh giới của tiểu vùng sẽ lùi về phía nguồn, độ
ngập vào mùa lũ sẽ sâu hơn và thời gian ngập cũng có thể kéo dài hơn. Bồi lở bờ sông, cồn
bãi hoạt động mạnh hơn.
Về mặt kinh tế-xã hội, khu vực I của nền kinh tế biến động nhưng việc khắc phục không quá
khó, vì chủ yếu vẫn còn là các hệ canh tác nước ngọt. Cơ cấu mùa vụ, hệ thống canh tác có
thể xảy ra tại một số địa bàn và sự điều chỉnh các công trình thủy lợi ở những địa bàn này là
cần thiết. Khu vực II và khu vực III của nền kinh tế có thể nhận phần dịch chuyển đầu tư và
phát triển đô thị từ hai vùng B và C. Mật độ dân số và quá trình đô thị hóa chịu tác động từ sự
dịch chuyển một phần dân cư, lao động và các cơ sở kinh tế của hai vùng B và C.
7.6.1.2 Tiểu vùng nơi ảnh hưởng biển chiếm ưu thế (C)
Đây là vùng duyên hải của các tỉnh giáp với Biển Đông và Vịnh Thái Lan.
Tiểu vùng này chịu tác động về môi trường tự nhiên của mực nước biển dâng trực tiếp nhất.
Hệ sinh thái bãi triều và rừng ngập mặn chịu các tác động sẽ thể hiện vai trò “đệm” giảm
sóng, phòng hộ và giữ đất. Tình hình xói lở đường bờ sẽ mạnh hơn. Tình hình bồi lắng ở các
cửa sông sẽ thay đổi. Đường ranh giới với tiểu vùng (B) sẽ bị “đẩy lên” về phía nguồn. Quy
hoạch thủy lợi, đê bao ven biển cần được tính toán lại với những tham số mới của phân vùng
thủy văn thủy lực trong tiểu vùng.
Về mặt kinh tế - xã hội, khu vực I tại đây, đã thích ứng từ trước với điều kiện ngập theo triều
và nhiễm mặn hầu như quanh năm, sẽ thay đổi theo hướng “kinh tế nước mặn” là chính.
Vùng sản xuất lúa sẽ bị co lai. Khu vực II, khu vực III và đời sớng, sinh hoạt của người dân
sẽ khó khăn hơn do độ ngập tăng và khan hiếm nguồn nước ngọt. Nguồn nước ngọt tại đây
chỉ trông chờ vào nước mưa và nước ngầm. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng để tôn cao và bảo vệ
công trình sẽ tốn kém không ít. Vì những lý do đó, một bộ phận dân cư có thể sẽ dịch chuyển
ra ngoài tiểu vùng. Vấn đề lớn nhất của tiểu vùng là bảo vệ các thành quả của lao động quá
khứ.
7.6.1.3.Tiểu vùng chịu ảnh hưởng hỗn hợp biển và nguồn (B)
Đây là địa bàn thể hiện rõ rệt nhất sự giao thoa giữa hai quá trình sông và biển, với quá
trình biển mạnh lên. Tiểu vùng chịu sự tác động về môi trường tự nhiên mạnh dần theo hướng
từ
nguồn
ra
biển.
Diện
tích
của
tiểu
vùng
bị
thu
hẹp
lại.
Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội ở tiểu vùng này rất to lớn do đây là vùng tập trung dân cư đô
thị, có nhiều cơ sở kinh tế quan trọng, mà sinh hoạt và các hoạt động kinh tế-xã hội cho tới
nay đều dựa vào nguồn nước ngọt dồi dào hầu như quanh năm. Đối với khu vực I, ở một số
địa bàn giáp với tiểu vùng (C), các hệ thống canh tác trên nền nước ngọt như canh tác lúa,
vườn cây ăn trái bị tác động về mặt năng suất, về diện tích canh tác, chăn nuôi gia súc gia
cầm giảm mạnh, diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt bị thu hẹp do bị nước lợ và mặn lấn
lên.
Khu vực II, khu vực III, đô thị và dân cư bị ảnh hưởng và có thể bị xáo trộn khá nhiều. Một
bộ phận sẽ dịch chuyển về tiểu vùng A hoặc ra ngoài vùng do thiếu nguồn nước ngọt, do
ngập lụt hoặc do xây dựng kết cấu hạ tầng cấp nước ngọt và chống ngập quá tốn kém. Cũng
vì những lý do này, sức thu hút đầu tư đã khó sẽ càng khó.
Nhìn tổng thể, kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chịu sự tác động trên
các mặt:
- Biến động trong sản xuất : Nếu không có giống mới chịu được mặn, kinh tế lúa và kinh tế
vườn sẽ giảm sút; kinh tế biển sẽ tăng trưởng nhanh nhưng chưa chắc sẽ bù đắp lại hai sự sụt
giảm trên, đầu tư trong lĩnh vực công thương nghiệp càng khó thu hút hơn.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng đã tốn kém càng tốn kém hơn.
- Biến động về phân bố dân cư, đô thị và các trung tâm, cơ sở kinh tế sẽ diễn ra sự dịch
chuyển trong nội vùng và ra ngoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Những biến động về môi trường tự nhiên và về kinh tế-xã hội nêu lên trên đây sẽ ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững của Đồng bằng sông Cửu Long nếu không kịp thời có sự
ứng phó thích hợp.
Cuộc sống của hàng chục triệu người dân sẽ gặp nhiều xáo trộn lớn.
Vai trò vựa lúa của cả nước, nguồn đóng góp quan trọng cho tổng kim ngạch xuất khẩu và
ngân sách nhà nước mà Đồng bằng sông Cửu Long đang đảm nhiệm sẽ chịu thách thức
nghiêm trọng.
Nhiều khía cạnh về an ninh quốc phòng sẽ được đặt ra, trước tiên là an ninh lương thực
cho cả nước.
7.6.2. Vùng Duyên hải Miền Trung
Do tính không ổn định của địa mạo, hơn những địa bàn khác, ở vùng duyên hải miền
Trung tác động về mặt tự nhiên và kinh tế xã hội gắn chặt và trực tiếp với nhau, từ phía đồi
núi phía Tây cũng như từ phía Biển Đông. Những địa bàn bị ảnh hưởng mạnh nhất là các
đồng bằng ven biển và ở cuối các con sông, nơi mật độ dân số rất cao và phải chịu sức ép từ
hai phía biển và núi. Sa cấu, độ phì của đất, xâm nhập mặn thay đổi sẽ ảnh hưởng đến năng
suất và sản lượng cây trồng.
Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, xã hội, văn hóa và du lịch tập trung phần lớn ở vùng đồng
bằng và ven biển, các cảng biển đã xây dựng dọc miền Trung sẽ chịu sự uy hiếp mạnh mẽ từ
mực nước biển dâng.
Nhìn tổng thể, kinh tế - xã hội vùng duyên hải miền Trung sẽ chịu sự tác động trên các
mặt:
- Biến động về mặt tự nhiên tác động lên kết cấu hạ tầng, lên kinh tế biển và du lịch; sức hút
đầu tư cho khu vực II và khu vực III có thể bị ảnh hưởng.
- Xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng tốn kém hơn.
- Sẽ diễn ra sự dịch chuyển dân cư, lao động, các đô thị và cơ sở kinh tế trong nội vùng từ
vùng thấp lên vùng cao, và ra ngoài vùng. Biến động này, đến lượt nó, có thể tác động đến sự
ổn định địa mạo nếu không tính toán và chuẩn bị kỹ vị trí các địa bàn tiếp nhận.
Những biến động sâu sắc về môi trường tự nhiên và về kinh tế-xã hợi nêu lên trên đây có ảnh
hưởng đến sự bền vững của sự phát triển của vùng duyên hải miền Trung, mà còn đối với cả
nước trong chừng mực mà kết cấu hạ tầng nối liền Bắc Nam hiện nay đều đi qua vùng này.
7.6. Biến đổi về khí hậu, thời tiết
7.6.1 Trên thế giới
Dựa vào số liệu đo đạc của các nhà khí tượng học thì hàng năm mặt trời rọi bức xạ ánh
sáng vào trái đất một khối lớn năng lượng khoảng 5.4.1024Jun. Trái đất chỉ hấp thụ khoảng
60% lượng này, còn 40% phản xạ ngay vào vũ trụ. Số năng lượng hấp thu được qua nhiều
quá trình phức tạp, biến thành bức xạ nhiệt phát trở lại qua khí quyển vào vũ trụ. Hàm lượng
Khí Nhà Kính(KNK) trong khí quyển phải được giữ sao cho khối năng lượng hấp thu được
phát ra hết để nhiệt độ không tích lại và khơng tăng lên làm BĐKH.