Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn đến nay, thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 193 trang )

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, MÔ HÌNH


MỞ ĐẦU
1
Chương 1: M
ỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG
THÔN VÀ KINH NGHIỆM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ……………..

6
1.1.
Một số vấn đề lý luận về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ……
6
1.2.
Mô hình và bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước………………….
45

Chương 2: THỰC TRẠNG CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH
BẮC NINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY …………………………………..




66
2.1
Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh tác động đến
quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ……………………

66

2.2.
Chủ trương chính sách của trung ương và của tỉnh Bắc Ninh về CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn ……………………………………………

70

2.3.
Kết quả thực hiện chủ trương chính sách về CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn ở tỉnh Bắc Ninh ……………………………………………..

77

2.4.
Một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn tỉnh Bắc Ninh ……………………………………………………..

126

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH CNH, HĐH NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2015 ………….


132
3.1
Những thuận lợi, khó khăn và thách thức đối với quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh ……………………

132

3.2. Những quan điểm đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn tới …………………………………

136

3.3.
Phương hướng đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Bắc Ninh đến
năm 2015 ……………………………………………………..

139

3.4.
Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 .....................................

148


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................

184

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ . .................

186

DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO .................................................................
187


1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp hoá nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn nói riêng là một quá trình tất yếu để chuyển một nền nông
nghiệp lạc hậu thành một nền công nghiệp hiện đại. Ở nhiều quốc gia trên thế
giới quá trình này diễn ra và một số nước thành công. Mấy thập kỷ gần đây,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở những nước công
nghiệp mới (NICs) đã tiến hành cũng được luận bàn, khái quát thành kinh
nghiệm và mô hình công nghiệp hoá khác nhau.
Ở Việt Nam, vấn đề công nghiệp hoá, trong đó có việc đưa nông
nghiệp lên sản xuất lớn đã được Đảng và Nhà nước ta đề ra từ những năm 60
của thế kỷ trước, tuy đã đạt một số thành tựu đáng kể nhất là những năm đổi
mới vừa qua, nhưng đến nay nông nghiệp, nông thôn vẫn là khu vực còn
nhiều khó khăn, trở ngại.
Bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, giữ vị trí quan trọng trong
toàn bộ tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đạt mục
tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra là cần phải phân tích sâu sắc thực trạng kinh
tế nông nghiệp, nông thôn và từ đó đề ra các giải pháp để đẩy nhanh quá trình

này trong giai đoạn tới.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà
Nội, là một trong tám tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Những
năm đổi mới vừa qua, cùng với những chính sách của Đảng và Nhà nước về
nông nghiệp và nông thôn, tỉnh Bắc Ninh đã có những chủ trương, chính sách
và biện pháp tác động thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn và mang lại những thành tựu quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
Tuy nhiên, xét động thái công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông
thôn tỉnh Bắc Ninh vẫn bộc lộ không ít những hạn chế và bất cập về cơ chế
chính sách và những giải pháp hữu hiệu cần phải được quan tâm giải quyết.

2
Để góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề ra chủ
trương, chính sách và những giải pháp cho quá trình đẩy nhanh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nghiên cứu sinh chọn đề tài luận án
tiến sĩ: “Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986 đến nay: thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp”
làm nội dung nghiên cứu của luận án.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Những năm qua vấn đề nông nghiệp, nông thôn đã được nhiều nhà
khoa học, tập thể quan tâm nghiên cứu. Đã có khá nhiều công trình thuộc
nhiều chuyên ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau đề xuất phương hướng và đưa
ra những giải pháp tích cực nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn như:
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá IX
tháng 3 năm 2002 về: “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn, thời kỳ 2001 - 2010”.
- Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: “Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2002.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: “Một số vấn đề về
công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn
thời kỳ 2001 – 2020”. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội năm 2001.
- GS.TS Đỗ Hoài Nam: “Một số vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ở Việt Nam”. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội năm 2004.
- GS.TS Nguyễn Kế Tuấn: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, con đường và bước đi”. Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia, Hà Nội năm 2006.
- TS Mai Thị Thanh Xuân: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn ở Bắc Trung Bộ”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Hội năm 2004.
- GS.TS Nguyễn Đình Phan: “Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông
Hồng”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2002

3
- TS Đặng Kim Sơn: “Công nghiệp hoá từ nông nghiệp, lý luận thực tiễn và
triển vọng áp dụng ở Việt Nam”. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội năm 2001.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều tập trung vào phân tích
các khía cạnh từ những vấn đề về lý luận cơ bản, vai trò, yếu tố tác động,
sự cần thiết và nội dung của công nghiệp hoá nói chung và công nghiệp
hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Một số công trình đề cập định
hướng chiến lược phát triển công nghiệp nông thôn; có công trình khoa
học đi sâu nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí bước đi, cơ
chế chính sách của công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Có công
trình nghiêu cứu và đặt vấn đề khá cụ thể về phương hướng, nội dung và
giải pháp thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn
hoặc vấn đề phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Các
công trình đã nghiên cứu và được công bố chủ yếu là phân tích, đánh giá
tình hình hiện nay trên phạm vi cả nước hoặc một vùng kinh tế của đất
nước và đề xuất các giải pháp cho những năm tới. Song có lẽ cho tới nay

chưa có một luận án, công trình nào nghiên cứu, đánh giá về công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh theo một quá
trình lịch sử từ năm 1986 đến nay một cách tương đối đầy đủ và có hệ
thống. Trong quá trình nghiên cứu và qua thực tiễn công tác của mình, tác
giả luận án mong muốn được góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về lý
luận, đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp để thúc đẩy
nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở hệ thống hoá và làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Luận án phân tích thực trạng và đề ra phương hướng, mục tiêu và những giải pháp
chủ yếu để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn Bắc Ninh trong giai đoạn tới: Phấn đấu đến năm 2010 Bắc Ninh là một tỉnh
phát triển khá trong cả nước, đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp
theo hướng hiện đại.

4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Luận án lấy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Bắc Ninh làm đối tượng nghiên cứu.

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là vấn đề rất
rộng lớn và phức tạp, phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào những
nội dung cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn;
phát triển các làng nghề truyền thống, làng nghề mới, phát triển các khu, cụm
công nghiệp làng nghề; xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn;
phát triển nguồn nhân lực…thời gian từ năm 1986, mà chủ yếu từ năm 1997
đến nay (sau khi tỉnh Bắc Ninh được tái lập).
5. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử; phương pháp lịch sử và lôgíc; phương pháp phân tích, tổng hợp;
phương pháp thống kê, mô hình hoá và tiếp cận hệ thống; phương pháp khảo
sát, điều tra thực tế.
6. Những đóng góp khoa học của luận án
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn và kinh nghiệm một số nước, một số tỉnh .
- Phân tích, đánh giá thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn và tác động của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội
ở tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986, mà chủ yếu từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay,
trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn địa phương.
- Xây dựng được quan điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc
Ninh, đồng thời đưa ra phương hướng, mục tiêu, đề xuất các giải pháp mang
tính khoa học phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương và sự phát triển
chung của cả nước nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn của tỉnh đến năm 2015.
- Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài
liệu tham khảo trong quá trình hoạch định và thực hiện chính sách phát triển
nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh

5
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án
kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn và kinh nghiệm trong và ngoài nước.
Chương 2: Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986 đến nay.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp đẩy nhanh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015.


6
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN VÀ KINH NGHIỆM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN
1.1.1. Thực chất và sự cần thiết công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn
1.1.1.1. Quan niệm về công nghiệp hoá
- Các quan niệm về công nghiệp hoá
Mỗi phương thức sản xuất đều có cơ sở vật chất - kỹ thuật thích ứng
với nó. Cơ sở vật chất kỹ thuật là hệ thống các yếu tố vật chất của lực
lượng sản xuất để sản xuất ra của vật chất, nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày
càng đa dạng của xã hội.
Sự biến đổi và phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, của tiến bộ
khoa học - kỹ thuật, năng lực và quy mô tích luỹ, sự tác động của quy luật
nhân khẩu, quan hệ kinh tế đối ngoại... là những nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất
lớn đến trình độ của cơ sở vật chất - kỹ thuật. Ngoài ra, tính chất và trình độ
của các quan hệ sản xuất, có ảnh hưởng không nhỏ và có mối quan hệ hữu cơ
đối với cơ sở vật chất - kỹ thuật.
Nói đến cơ sở vật chất - kỹ thuật của một phương thức sản xuất nào đó
là nói đến trình độ, sự vận động và biến đổi của nó theo xu hướng nào.
Đặc trưng của cơ sở vật chất - kỹ thuật của phương thức sản xuất trước
chủ nghĩa tư bản là kỹ thuật thủ công, lạc hậu.
Chủ nghĩa tư bản xuất hiện, với những bước chuyển biến có tính quy
luật của nó, tất yếu đưa sản xuất dựa trên kỹ thuật thủ công lên hiện đại, công
nghiệp đại cơ khí. Vì vậy, đặc trưng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa tư

bản là nền đại công nghiệp cơ khí hoá với trình độ khoa học - kỹ thuật cao.
Đối với những nước xã hội chủ nghĩa, việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ
thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại là một trong những nhiệm vụ kinh tế to

7
lớn và là một yêu cầu khách quan. Bởi vì, cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền
sản xuất lớn hiện đại đòi hỏi phải dựa trên trình độ kỹ thuật, công nghệ ngày
càng cao hơn, hiện đại hơn. Điều đó không chỉ dừng lại ở chỗ, những yếu tố
của tư liệu sản xuất được cơ khí hoá và ngày càng hiện đại hoá, mà còn ở
trình độ công nghệ tiên tiến và thường xuyên đổi mới.
Vậy có thể khái quát: “Cơ sở vật chất của nền sản xuất hiện đại, chỉ có
thể là nền đại công nghiệp cơ khí hoá cân đối và hiện đại dựa trên trình độ
khoa học – công nghệ ngày càng phát triển cao...”
[20]
. Để có được cốt vật
chất kỹ thuật như vậy, tất cả các nước phải tiến hành xây dựng nó. Nói cách
khác, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền sản xuất lớn, hiện đại là quy
luật chung, phổ biến đối với tất cả các nước trong quá trình phát triển. Công
nghiệp hoá chính là con đường và bước đi tất yếu để tạo ra cơ sở vật chất - kỹ
thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại.
Trong lịch sử, nhiều nước đã tiến hành công nghiệp hoá, ở mỗi nước,
quá trình công nghiệp hoá đang diễn ra khác nhau về bước đi, tốc độ và nội
dung cụ thể. Nước Anh đã tiến hành công nghiệp hoá trong những điều kiện
hoàn toàn khác với hiện nay. Đó là nước tiến hành công nghiệp hoá đầu tiên.
Nước Anh chỉ có thể bắt đầu công nghiệp hoá từ nông nghiệp, tích luỹ vốn,
mở rộng thị trường, tìm kiếm nguồn lao động... và phải bằng những biện pháp
cưỡng chế tàn bạo.
Trong bộ Tư bản, C.Mác có đề cập “...những người nông dân bị tước
đoạt bằng vũ lực, bị xua đuổi và bị biến thành những kẻ lang thang lại bị
người ta dùng những đạo luật kỳ quái đánh đập, đóng dấu bằng sắt nung đỏ,

tra tấn để ghép vào một kỷ luật cần thiết cho chế độ làm thuê...”
[12]

Hơn nữa, nước Anh vì là nước đầu tiên tiến hành công nghiệp hoá, nên
phải bắt đầu tự nghiên cứu, tự sáng tạo, tự áp dụng vào sản xuất và công nghiệp
hoá là một con đường vừa dài, vừa gian nan. Nước Anh đã mất khoảng 100
năm với sự bóc lột, tước đoạt tàn bạo hàng triệu người lao động mới đạt được
nền công nghiệp dẫn đầu thế giới vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX.
Nước Mỹ đi sau đã học tập kinh nghiệm công nghiệp hoá của nước
Anh, đã nhập khẩu được kỹ thuật, đã thu hút được vốn, lao động, kỹ thuật

8
công nghệ từ Châu Âu chuyển sang và có thị trường Châu Âu, Châu Á, Châu
Mỹ. Đó là những lý do chính làm rút ngắn thời gian công nghiệp hoá ở Mỹ
xuống còn khoảng 80 năm.
Nước Nhật tiến hành công nghiệp hoá khoảng 60 năm với những đặc
điểm nổi bật là: Nhật đã kế thừa kỹ thuật, công nghệ và vốn thị trường của
Châu Âu và Châu Mỹ. Đồng thời, người Nhật đã sử dụng những ưu thế vốn
có của nền văn hoá và xã hội Nhật vào quá trình công nghiệp hoá.
Ở Liên Xô (cũ), quan niệm cho rằng: công nghiệp hoá là quá trình xây
dựng nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp. Đó là
phát triển các ngành công nghiệp nặng mà cốt lõi là ngành cơ khí, do đó tỷ
trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội ngày càng lớn.
STa-Lin viết: “Quan trọng hơn, vì nếu không phát triển công nghiệp
nặng, thì chúng ta không thể xây dựng được ngành công nghiệp nào cả, chúng
ta không thể thực hiện được một công cuộc công nghiệp hoá nào cả”.
[41]

Theo V.I.Lê Nin: “Chỉ có đại công nghiệp cơ khí mới có thể làm cho
công nghiệp và nông nghiệp hoàn toàn tách rời nhau... chính nền sản xuất

bằng máy móc, đã cắt đứt hẳn mối quan hệ giữa công nhân với ruộng đất”
[54]. Như vậy, công nghiệp hoá ở Liên Xô (cũ) trong giai đoạn đó là phù hợp
với bối cảnh lịch sử của thế giới và tình hình trong nước. Mô hình công
nghiệp hoá này đã đem lại những kết quả đáng kể, song bên cạnh đó cũng còn
nhiều hạn chế mà đến thập kỷ 80, 90 của thế kỷ XX đã có sự điều chỉnh cho
hợp lý.
Các nước và lãnh thổ (NICs) Đông Á đi sau, rút ngắn quá trình công
nghiệp hoá hơn nữa, chỉ còn khoảng 40 năm. Do họ đã tiếp thu được kinh
nghiệm của cả Châu Âu, Châu Mỹ và Nhật Bản. Ngày nay, một số nước
ASEAN còn có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hoá này xuống còn khoảng
30 năm, trong đó Đài Loan là vùng lãnh thổ tiến hành công nghiệp hoá thành
công.
Từ thực tiễn về công nghiệp hoá của đất nước, có thể khái quát một số
quan niệm về công nghiệp hoá:
+ Quan niệm đơn giản nhất cho rằng: công nghiệp hoá là đưa tính đặc

9
thù công nghiệp cho một hoạt động (của một vùng, một nước) với các nhà
máy, các loại hình công nghiệp. Theo quan điểm này, có những điểm chưa
hợp lý, vì thứ nhất là nội dung quan niệm này gần như đồng nhất quá trình
công nghiệp hoá với quá trình phát triển công nghiệp. Thứ hai là không thể
hiện được tính lịch sử của qúa trình công nghiệp hoá. Thứ ba là không thể
hiện được mục tiêu của quá trình công nghiệp hoá. Quan niệm về công nghiệp
hoá nêu trên được hình thành trên cơ sở khái quát quá trình lịch sử công
nghiệp hoá của các nước Tây Âu và Bắc Mỹ và do có những điểm chưa hợp
lý, nên quan niệm này ít được vận dụng trong thực tiễn.
+ Quan niệm Liên Xô (cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây thì
khi tiến hành công nghiệp hoá nhấn mạnh là phát triển công nghiệp nặng. Cho
rằng: công nghiệp hoá là quá trình xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí có khả
năng cải tạo cả nông nghiệp. Đó là sự phát triển công nghiệp nặng với trung

tâm là chế tạo máy. Với đường lối công nghiệp hoá như vậy, công nghiệp nặng
có vai trò đặc biệt quan trọng và trong một chừng mực nhất định nó phù hợp
với hoàn cảnh Liên Xô khi bước vào thời kỳ công nghiệp hoá: chủ nghĩa đế
quốc bao vây, chống đối, không có sự trợ giúp từ bên ngoài, trong khi yêu cầu
phải xây dựng một nền sản xuất lớn, hiện đại và bảo vệ chủ nghĩa xã hội.
Liên Xô cần thực hiện công nghiệp hoá với tốc độ nhanh, phải tập trung
vào phát triển công nghiệp nặng, nhằm đảm bảo các nhu cầu trong nước. Do vậy,
chủ trương về công nghiệp hoá này chỉ đúng với giai đoạn lịch sử Liên Xô lúc đó.
Sẽ sai lầm nếu hiểu công nghiệp hoá như vậy trong mọi hoàn cảnh, mọi phương
diện. Bởi vì, công nghiệp hoá không chỉ đơn thuần là phát triển đại công nghiệp.
+ Quan niệm mới về công nghiệp hoá: năm 1963, tổ chức phát triển
công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) đã đưa ra quan niệm:
Công nghiệp hoá là quá trình phát triển kinh tế. Trong quá trình này, một
bộ phận nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế
nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế
này, có một bộ phận công nghiệp chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư
liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, có khả năng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển
với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ về kinh tế -xã hội
[23].


10
Do đó, công nghiệp hoá không chỉ hiểu là quá trình phát triển nền
kinh tế dựa trên trình độ kỹ thuật, công nghệ hiện đại mà còn là quá trình
phát triển, đảm bảo tạo ra cơ cấu sản phẩm vật chất, bao gồm các điều
kiện sản xuất và điều kiện sinh hoạt, đảm bảo các mục tiêu phát triển
kinh tế và sự tiến bộ xã hội.
- Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Kinh nghiệm về công nghiệp hoá của các nước đi trước và qua thực tế
kiểm nghiệm, kết hợp với sự phát triển mạnh của khoa học công nghệ và

quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng, quan niệm về công nghiệp
hoá, hiện đại hoá được hiểu như sau: Công nghiệp hoá chính là một cuộc
cách mạng về lực lượng sản xuất, làm thay đổi căn bản kỹ thuật, công nghệ
sản xuất, tăng năng suất lao động. Hiện đại hoá là quá trình thường xuyên
cập nhật và nâng cấp những công nghệ hiện đại nhất, mới nhất trong quá
trình công nghiệp hoá. Trong thời đại ngày nay, công nghiệp hoá luôn gắn
liền với hiện đại hoá.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình trang bị kỹ thuật và công
nghệ hiện đại cho nền kinh tế quốc dân, trước hết là các ngành giữ vị trí quan
trọng, biến một nước có nền kinh tế kém phát triển thành một nước có nền
kinh tế phát triển, có công nghiệp hiện đại.
Hiện nay, ở Việt Nam công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam là:
Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là
chính sang sử dụng phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện
và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và
tiến bộ khoa học- công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao
[
22
]
.
Quan niệm này nói lên phạm vi và vai trò đặc biệt quan trọng của công
nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển kinh tế - xã hội, gắn liền được hai
phạm trù, không thể tách rời là công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Xác định vai
trò không thể thiếu được của khoa học-công nghệ trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hóa.Công nghiệp hoá và hiện đại hoá có mối quan hệ mật

11
thiết với nhau, quá trình tiến hành công nghiệp hoá là cái đích để đạt tới

hiện đại hoá. Việc tiến hành công nghiệp hoá phụ thuộc nhiều vào điều
kiện và hoàn cảnh của mỗi nước và tình hình chung của khu vực và thế
giới. Xu hướng hiện nay ở các nước đang phát triển là vừa tiến hành công
nghiệp hoá theo những kinh nghiệm truyền thống, nhưng đồng thời cũng
thường xuyên cập nhật, hội nhập những thành tựu khoa học- kỹ thuật mới
nhất, để vừa đảm bảo phát triển tuần tự, vừa phát triển nhảy vọt ở những
thời điểm, những ngành nghề có điều kiện và khả năng.
1.1.1.2. Thực chất công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển
nền nông nghiệp truyền thống phát triển thành nông nghiệp hiện đại, về
thực chất là hiện đại hoá các biện pháp sản xuất nông nghiệp, hiện đại
hoá công nghệ sản xuất, hiện đại hoá quản lý sản xuất kinh doanh và
hiện đại hoá lực lượng lao động ngành nông nghiệp; làm thay đổi căn
bản tính chất, phương thức sản xuất, cơ cấu sản xuất, hình thức tổ chức
quản lý sản xuất của một nền nông nghiệp sản xuất tự cung, tự cấp, dựa
chủ yếu vào điều kiện tự nhiên với kỹ thuật thủ công sang một nền nông
nghiệp sản xuất hàng hoá với kỹ thuật công nghệ tiên tiến, trong điều
kiện thương mại hoá toàn cầu và phải đảm bảo cho sự phát triển bền
vững về tự nhiên, kinh tế- xã hội.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là một bộ phận của công
nghiệp hoá nông thôn. Nội dung chủ yếu của nó là đưa máy móc thiết bị và
phương pháp sản xuất công nghiệp cùng với các hình thức tổ chức sản xuất kiểu
công nghiệp vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhằm khai thác triệt để lợi thế
của mỗi ngành, trên cơ sở đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm tiêu dùng
và xuất khẩu. Nội dung này được cụ thể hoá trên các mặt cơ giới hoá, điện khí
hoá, thuỷ lợi hoá, sinh học hoá trong các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,
thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đồng thời làm
tan rã dần nền nông nghiệp chậm phát triển và nông nghiệp truyền thống.


12
Lịch sử phát triển nông nghiệp thế giới và các nước trong khu vực đều
chứng minh rằng, muốn có một nền nông nghiệp bền vững, năng suất lao
động cao không thể dựa vào nông cụ thô sơ và sức kéo trâu bò là chủ yếu. Chỉ
có cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá mới tạo ra nền nông
nghiệp hàng hoá, có chất lượng sản phẩm cao, có quy mô lớn gắn với công
nghiệp chế biến và xuất khẩu. Mặt khác, nông nghiệp không thể tự cải tạo kỹ
thuật, không thể tự mình giải quyết vấn đề phát triển. Sự phát triển của nông
nghiệp được quyết định bởi bản thân quá trình nền sản xuất xã hội thực hiện
được, quá trình phát triển với hai tiến trình thị trường hoá và công nghiệp hoá.
Đó là quá trình chuyển từ làn sóng nông nghiệp sang làn sóng công nghiệp.
Sự phát triển này khiến cho nông nghiệp mất vị trí nền tảng của nền kinh tế.
Quy luật chung của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là làm giảm tỷ lệ
GDP của nông nghiệp trong cơ cấu chung nền kinh tế, lao động ngành nông
nghiệp có tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu lao động chung của các ngành kinh tế.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp diễn ra đồng thời với công
nghiệp hoá, hiện đại hoá các ngành kinh tế của đất nước. Không thể tiến hành
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp bó hẹp trong quan niệm phát triển
trong phạm vi ngành nông nghiệp, mà nó phải gắn với sự phát triển và sự
chuyển đổi cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế. Chính sự phát triển công nghiệp, du
lịch, dịch vụ, cơ sở hạ tầng trong điều kiện hiện đại hoá làm thay đổi phương
thức sản xuất, cơ cấu của nền sản xuất xã hội và là sự thay đổi bản chất kinh tế
của nông nghiệp. Chuyển từ lĩnh vực tất yếu thành lĩnh vực kinh doanh, thành
cực tăng trưởng và bắt buộc phải tồn tại phát triển trong cơ chế thị trường.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp phải đảm bảo vai trò
duy trì và phát triển cảnh quan thiên nhiên, xã hội cho phù hợp với yêu cầu của
cuộc sống ở trình độ văn minh cao, trình độ văn hoá cao. Tái sản xuất hệ sinh thái,
duy trì phát triển môi trường sống bền vững. Giữ gìn và phát triển truyền thống
lâu đời của cộng đồng các dân tộc. Tham gia đắc lực trong việc hình thành sự kết
hợp hài hoà giữa cuộc sống công nghiệp, đô thị và thiên nhiên, giữa lao động thư

giãn và giải trí cho các tầng lớp dân cư và cộng đồng các dân tộc.

13
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là quá trình thay đổi căn bản
phương thức hoạt động, cơ cấu kinh tế của nông thôn và thay đổi căn bản tầng
lớp gắn liền với sản xuất nông nghiệp là nông dân.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn làm thay đổi căn bản khái
niệm về nông thôn truyền thống: Nông thôn là một xã hội được tổ chức trên
nền tảng sản xuất nông nghiệp và dân cư của nó là những người làm ruộng.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra cùng với quá trình đô thị hoá,
đã làm thay đổi hệ thống xã hội ở các phương diện: tập trung hoá sản xuất, do
đó tập trung hoá dân cư, tăng một cách căn bản các quá trình trao đổi, giao
dịch dịch vụ, sự phát triển của xã hội tiêu dùng, phát triển mạnh hạ tầng kinh
tế - xã hội. Sự thay đổi này đã dẫn tới sự thay đổi căn bản trong phương thức
sản xuất và phương thức sinh hoạt xã hội, văn hoá.
Cùng với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã cải tổ toàn bộ xã hội
theo diện mạo công nghiệp-thương mại hoà nhập vào xu thế toàn cầu hoá và sự
biến chuyển của xã hội nông thôn cũng không thể nằm ngoài xu hướng chung
này. Cơ cấu nghề nghiệp thay đổi, xu hướng cơ bản là chuyển từ hoạt động
nông nghiệp sang cơ cấu dân cư nghiêng về phi nông nghiệp, tỷ lệ hộ ở nông
thôn làm nông nghiệp giảm, tỷ lệ hộ phi nông nghiệp tăng lên. Tuy nhiên, ở các
nước phát triển, dân cư chuyển vào sống trong các đô thị ngày càng tăng cùng
với dân cư nông thôn giảm đi đáng kể (tỷ lệ dân nông thôn ở các nước công
nghiệp phát triển chỉ còn 10 – 25%).
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn liền với
yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ: tăng tỷ
trọng công nghiệp và dich vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Vì vậy, công
nghiệp hoá không thể thiếu phát triển nông nghiệp, các ngành nghề phi nông
nghiệp trên địa bàn nông thôn, áp dụng phương pháp công nghiệp vào sản

xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề lao động nông thôn, tạo
thêm việc làm để tăng thu nhập cho dân cư nông thôn.

14
Qua quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiến trình phát triển xã
hội đã có sự thay đổi căn bản, đó là quá trình phát triển đô thị hoá kèm theo
thu hẹp xã hội nông thôn, về mặt cơ sở hạ tầng cho sản xuất, cơ sở hạ tầng
văn hoá, đời sống (hạ tầng về kinh tế và xã hội) là sự thay đổi về chất của xã
hội nông thôn. Sự chênh lệch thu nhập, đời sống vật chất, văn hoá xã hội của
dân cư ở nông thôn và dân cư thành thị được thu hẹp.
Như vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là xây dựng nông
thôn mới có nông nghiệp hiện đại, công nghệ kỹ thuật cao, dịch vụ phát
triển theo hướng văn minh, hiệu quả. Quan hệ sản xuất tiên tiến phù hợp
với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng nông thôn
hoàn thiện, đời sống vật chất tinh thần của nông dân không ngừng được cải
thiện, xã hội ổn định và công bằng.
1.1.1.3. Sự cần thiết của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Trong khi coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm
trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đảng ta vẫn xác
định nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong những năm
trước mắt là: “coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông
thôn”
[20]
. Điều đó bắt nguồn từ vai trò của nông nghiệp, nông thôn trong quá
trình phát triển kinh tế-xã hội và những lợi thế phát triển của Việt Nam hiện
nay. Cụ thể, việc tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn ở nước ta xuất phát từ những cơ sở chủ yếu sau:
Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
Lương thực là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu đối với cuộc sống con
người, nhất là đối với một nước có truyền thống tiêu dùng lúa gạo như Việt

Nam. Vì vậy, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là nhân tố quan
trọng hàng đầu để ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, nhờ đó thúc đẩy nhanh
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thực hiện phân công lại lao
động xã hội hợp lý hơn. Không chỉ ở Việt Nam, mà ngay cả các nước Đông
Á, sự phát triển nông nghiệp vẫn được coi là một trong các nhân tố quan trọng
tạo nên sự thần kỳ của họ trong nửa cuối thế kỷ trước.

15
Quy mô dân số Việt Nam ngày càng tăng nên nhu cầu về lương thực,
thực phẩm cũng tăng lên rất nhanh, trong khi đó quỹ đất nông nghiệp của
nước ta lại ít. Do đó, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực cho hơn 80 triệu
dân đòi hỏi nông nghiệp phải được công nghiệp hoá, hiện đại hoá để tạo sự
phát triển vượt bậc về năng suất, cây trồng, vật nuôi. Vả lại, nếu nông
nghiệp không sản xuất đủ lương thực thì việc dùng ngoại tệ để nhập khẩu
lương thực sẽ đè nặng lên chi tiêu của Chính phủ, do đó sẽ ngăn cản việc
nhập khẩu máy móc, công nghệ, nguyên nhiên vật liệu phục vụ công nghiệp
hoá đất nước. Thực tế nói lên rằng, nếu trong cơ cấu kinh tế quốc dân mà
không có một nền nông nghiệp phát triển để đảm bảo đầy đủ lương thực cho
con người thì toàn bộ nền kinh tế sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tạo ra
tốc độ tăng trưởng cao. Do đó, vấn đề an ninh lương thực là nhiệm vụ
thường xuyên của quốc gia cũng như từng địa phương.
Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu của sự phát triển công nghiệp và dịch vụ
Nông nghiệp và nông thôn không chỉ sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng trực
tiếp cho con người, mà còn là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp,
trước hết là cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp hàng
tiêu dùng và hàng suất khẩu. Vì vậy, sự lạc hậu hay tiến bộ của nông nghiệp,
nông thôn có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Thực tế nhiều nước đã chỉ ra rằng, sự lạc hậu của lực lượng sản xuất tại
nông thôn đã hạn chế đến sự tăng trưởng của công nghiệp thành thị, vì nguồn
tích luỹ thấp, mức đầu tư bị giảm xuống. Trong trường hợp đó, khu vực công

nghiệp ở thành thị không đủ sức để cải tạo khu vực nông nghiệp cổ truyền ở
nông thôn như vai trò vốn có của nó, mà ngược lại cả công nghiệp và nông
nghiệp đều rơi vào tình trạng kém phát triển. Chỉ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn, làm cho năng suất lao động nông nghiệp tăng lên, khối
lượng nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp nhiều hơn, khi đó công nghiệp mới
có cơ hội phát triển, và đến lượt nó công nghiệp sẽ thúc đẩy trở lại đối với sự
phát triển nông nghiệp và các ngành khác. Như vậy, công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn đã tạo ra quy mô và tốc độ tăng trưởng của các
nguồn nguyên liệu nông nghiệp, là nhân tố có tác động quan trọng đến quy mô
và tốc độ tăng trưởng của công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế khác.

16
Mặt khác, nông nghiệp, nông thôn là địa bàn rộng lớn tiêu thụ các sản
phẩm của công nghiệp, từ tư liệu sản xuất, vật tư thiết bị đến các sản phẩm
hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng. Nhiều nhà kinh tế đã khẳng định rằng, với vai
trò là thị trường tiêu thụ hàng hoá cho lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, nông
nghiệp, nông thôn đã trở thành động lực thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ phát
triển, và như vậy nó còn quan trọng hơn cả vai trò nguồn cung cấp “đầu vào”
cho công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng thu nhập và quy mô dân số trong lĩnh
vực nông nghiệp sẽ tác động đến dung lượng của thị trường nội địa đối với
hàng hoá của khu vực công nghiệp. Nói cách khác, tăng trưởng của lĩnh vực
công nghiệp phụ thuộc vào tăng trưởng của khu vực nông nghiệp và kinh tế
nông thôn. Do đó, “bóc lột” lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vượt quá mức
đầu tư trở lại cho nó thì sẽ làm cho khu vực này rơi vào tình trạng trì trệ, dẫn
tới giảm sút tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp. Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng đã từng xác đinh: “Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế
nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính”[26].
Ngoài ra, nông nghiệp, nông thôn còn là nơi cung cấp nguồn nhân lực
dồi dào cho các ngành kinh tế khác. Dưới tác động của khoa học và công
nghệ, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ giải phòng một bộ phận lao

động ra khỏi nông nghiệp để chuyển nhanh sang lĩnh vực công nghiệp và dịch
vụ, do đó công nghiệp và dịch vụ sẽ có cơ hội phát triển nhanh.
Học thuyết kinh tế và kinh nghiệm các nước đã qua công nghiệp hoá đều
chỉ ra rằng, quá trình phát triển kinh tế theo hướng hiện đại đều gắn liền với việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động từ nông thôn ra thành thị, từ nông nghiệp
sang phi nông nghiệp. Trong vòng 30 năm từ 1965-1995, tại nhiều nước châu Á
thực hiện công nghiệp hoá, tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm đi khá nhanh và số
lao động đó được chuyển vào các ngành công nghiệp và dịch vụ có năng suất
cao hơn. Ở những nước có tốc độ công nghiệp hoá nhanh, tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao thì tốc độ chuyển dịch lao động nông nghiệp ngày càng lớn.
Công nghiệp hoá gắn liền với đô thị hoá và thu hút phần lớn lao động
từ nông nghiệp chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp, chủ yếu từ dịch
vụ. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tuy không đòi hỏi tăng nhanh số

17
lượng lao động vào các hoạt động thuần tuý công nghiệp, nhưng nó đòi hỏi
nhiều lao động dịch vụ hỗ trợ như: vận chuyển hàng hoá, đóng gói, phân loại
sản phẩm, thông tin thị trường, tiếp thị, y tế, văn hoá, giáo dục…khi các hoạt
động này tăng nhanh cả về số lượng và năng lực thì nó đòi hỏi nguồn lao
động bổ sung rất lớn từ nông nghiệp.
Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu tích luỹ vốn cho nền kinh tế-điều kiện tiên
quyết để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Là một nước nông nghiệp với đa phần dân số sinh sống ở nông thôn,
thế mạnh của nước ta là thế mạnh về nông nghiệp và các ngành nghề phi nông
nghiệp ở nông thôn. Đây là tiềm năng to lớn cần khai thác để tạo nguồn vốn
tích luỹ và cũng là mục tiêu của chủ trương dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn sẽ
cho phép khai thác triệt để và có hiệu quả tiềm năng đa dạng của nông, lâm,
ngư nghiệp ở nước ta nhằm tạo giá trị thu nhập cao. Việc phát triển công nghệ

sinh học, một thành tựu của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ tạo ra
nhiều giống cây, con mới phù hợp với điều kiện sinh thái, rút ngắn thời gian
canh tác, do đó sẽ tăng vụ, tăng sản lượng và giá trị trên một đơn vị diện tích.
Việc áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại trong đánh bắt và chế
biến hải sản sẽ làm tăng sản lượng và giá trị của nguồn lợi từ biển, từ đó sẽ
tạo nguồn thu nhập cao cho ngư dân.
Nông nghiệp, nông thôn nước ta đóng vai trò quan trọng trong quá trình
tích luỹ tư bản cho công nghiệp hoá. Trong nhiều năm trước đây, nông nghiệp
đã tạo ra trên 40% thu nhập quốc dân và hiện nay ngành này đã tạo ra gần
30% GDP và hơn 45% giá trị xuất khẩu của các nước, chưa kể các sản phẩm
công nghiệp lấy nguyên liệu từ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là chủ yếu. Vì
vậy, nông nghiệp phát triển mạnh, năng suất hàng hóa nhiều về số lượng, đa
dạng về chủng loại và tốt về chất lượng, là tiền đề vật chất quan trọng của
công nghiệp hoá nói chung và công nghiệp chế biến nói riêng. Mặt khác,
những năm qua, cùng với sự phát triển của sản xuất, tỷ lệ để dành (tích luỹ)
trong khu vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn tăng dần từ 5,2% năm 1990

18
lên 10% năm 1995 và khoảng 14,15% năm 2000. Tích luỹ đó chủ yếu do kết
quả của phát triển nông nghiệp và ngành nghề thủ công trong nông thôn.
Ở các nước đang phát triển, ngoài nguồn vốn từ viện trợ và đầu tư nước
ngoài thì cần thiết phải có nguồn vốn từ tiết kiệm trong nước, trong đó nguồn
thặng dư nông nghiệp là quan trọng. Đối với Việt Nam, trong giai đoạn đầu,
nguồn vốn tất yếu phải dựa vào nông nghiệp và nông thôn, vì đây là khu vực
rộng lớn, xét cả về khía cạnh lao động và tổng sản phẩm quốc dân. Nguồn
vốn do nông nghiệp, nông thôn tạo ra sẽ được đầu tư trước hết và chủ yếu vào
các hoạt động kinh doanh nông nghiệp và một số hoạt động phi nông nghiệp
và kinh tế nông thôn. Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp và kinh tế nông
thôn sẽ làm tăng đáng kể nguồn vốn tích luỹ cho nền kinh tế, tạo điều kiện
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Thứ tư, xuất phát từ yêu cầu của phát triển bền vững, nâng cao đời
sống xã hội nông thôn
Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp và kinh tế nông thôn do công
nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo ra đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho
gần 80% dân số sinh sống tại nông thôn, do đó là điều kiện căn bản để tạo
nên sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Một chân lý rút ra từ thực
tiễn: dân có giàu thì nước mới mạnh, 73% dân số sống ở nông thôn (năm
2005) mà chủ yếu là nông dân, nếu nông dân không giàu thì đất nước làm
sao giàu mạnh được? Do vậy, phải làm cho nông dân giàu lên, tăng sức mua
ở nông thôn chính là tạo ra thị trường thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Đó cũng là bài học rút ra từ kinh nghiệm công nghiệp hoá ở
các nước đi trước như Bắc Mỹ, Tây Âu, Singapo, Hàn Quốc. Nông thôn phát
triển, đời sống nông dân no đủ, họ sẽ tin tưởng vào cuộc sống, vào chế độ xã
hội. Do đó mà yên tâm làm giàu, xây dựng nông thôn giàu đẹp, ổn định. Sự
ổn định của nông thôn sẽ có tác động rất lớn đến sự ổn định của cả nước.
Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua nhiều
năm bị chiến tranh tàn phá, do đó đang tồn tại sự chênh lệch khá xa về kinh
tế và văn hoá giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng trung du và miền
núi, do đó tiềm ẩn nguy cơ sự bất ổn định.

19
Hơn nữa, sự lạc hậu của nông nghiệp và nông thôn đã làm tăng thêm
làn sóng di cư tự do từ nông thôn ra thành thị, tạo nên hiện tượng quá tải ở
thành thị. Quá trình đô thị hoá ồ ạt đặt ra những thách thức về môi trường
đối với thành phố, như vấn đề vệ sinh, ô nhiễm môi trường sống, nhu cầu
nước sạch, giao thông vận tải, rác thải, trật tự trị an... Do vậy, tiến hành công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước không thể không coi trọng đầu tư cho
nông nghiệp và nông thôn, không thể không gắn công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn để giảm dần
sự cách biệt về trình độ phát triển giữa các vùng trong nước. Bài học rút ra

từ các nước đi trước mà họ tiến hành công nghiệp hoá từ nông nghiệp cho
thấy, nếu mức độ chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn càng
thấp thì sức mua của xã hội càng tăng nhanh và ổn định, tốc độ tăng trưởng
kinh tế càng cao, sự tụt hậu của nông nghiệp, nông thôn so với thành thị và
công nghiệp càng giảm. Những nước để sự chênh lệch giàu nghèo tăng lên
quá mức, nông thôn lạc hậu so với thành thị, thậm chí bần cùng hoá thì sức
mua của nông thôn thấp, kéo theo nhiều vấn đề phức tạp như tỷ lệ đói nghèo
cao, dân cư từ nông thôn ra thành thị ồ ạt, môi trường xuống cấp, thất
nghiệp, lạm phát gia tăng và từ đó làm chậm quá trình công nghiệp hoá và
tăng trưởng kinh tế nói chung.
Ngày nay, vai trò quan trọng của nông thôn đối với sự ổn định chính
trị, xã hội đã được thừa nhận. Không riêng gì ở Việt Nam và các nước đang
phát triển khác, mà ngay cả các nước công nghiệp phát triển và các nước mới
công nghiệp hoá vẫn rất chú trọng đến khu vực nông nghiệp, nông thôn. Các
học giả Đài Loan cho rằng: “Vấn đề nông nghiệp và nông thôn bao gồm các
vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục cho nên nó vô cùng quan
trọng và phức tạp. Trong tương lai, tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế
quốc dân sẽ ngày càng thu nhỏ, nhưng nó vẫn là lực lượng chủ yếu quyết định
sự ổn định của nền kinh tế, xã hội và là yếu tố quan trọng để đảm bảo môi
sinh, cân bằng sinh thái”
[35]
.

20
Thứ năm, xuất phát từ yêu cầu đổi mới công nghệ của nông nghiệp và
nông thôn
Nông nghiệp, nông thôn là khu vực kinh tế, xã hội có liên quan trực
tiếp đến việc giải quyết những vấn đề cơ bản nhất của đời sống đại đa số dân
cư. Nhưng nếu nông nghiệp và nông thôn lại nằm trong tình trạng phát triển
thấp kém thì không thể đảm trách được vai trò quan trọng đó, trong khi chúng

ta vẫn đang phải dựa vào nông nghiệp trong nhiều năm tới nữa. Điều đó nói
nên rằng, vấn đề phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn vẫn sẽ là mối
quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước.
Nền nông nghiệp lạc hậu thì năng suất, sản lượng thấp, không đủ sức
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nông sản, thực phẩm của xã hội, thậm chí
cho chính bản thân nông thôn. Điều đó đòi hỏi nông nghiệp phải trở thành
một nền nông nghiệp phát triển toàn diện, hiện đại và nông thôn trở thành một
nông thôn giàu có, văn minh. Nhưng bản thân nông nghiệp và nông thôn lại
không thể tự mình tạo ra quá trình đó, không thể đổi mới cơ sở vật chất - kỹ
thuật và công nghệ để trở thành nền nông nghiệp hiện đại; cũng không thể có
khả năng tạo ra sức tăng trưởng nhanh để tạo thêm nhiều việc làm cho người
lao động... Những bất cập đó cho thấy, lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn
không thể thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá bản thân nó, mà đòi hỏi
phải có sự tác động của công nghiệp và đô thị.
Thứ sáu, xuất phát từ tiềm năng, lợi thế của đất nước hiện nay
Việt Nam là một nước nông nghiệp. Tiềm năng và lợi thế của Việt Nam
cũng là tiềm năng về phát triển nông nghiệp, bao gồm: tài nguyên đất, tài
nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên mặt nước và yếu tố con người... Đây
vừa là điều kiện, vừa là mục đích của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn hiện nay. Việc tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn là nhằm khai thác triệt để và phát huy các tiềm năng này,
nhưng mặt khác công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện tại
cũng chỉ có thể dựa chủ yếu vào những tiềm năng đó.
Nguồn tài nguyên phong phú của Việt Nam cho phép phát triển nền
nông nghiệp đa dạng. Diện tích đất nông nghiệp nước ta chiếm 39,2% diện

21
tích tự nhiên, trong đó đất có độ màu mỡ chiếm tỷ lệ tương đối cao (chủ yếu
tập trung ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long
và một số tỉnh vùng Trung Bắc Bộ). Đây là điều kiện để phát triển các vùng

sản xuất hàng hoá tập trung, hiện đại. Hiện tại quỹ đất chưa sử dụng còn
nhiều, chiếm 11,38% diện tích tự nhiên, trong đó có khoảng 3 triệu ha đất có
khả năng nông nghiệp (1 triệu ha có thể sử dụng ngay). Đây là nguồn lực
quan trọng để tăng diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, hoặc
khoanh nuôi, trồng rừng mới theo hình thức kinh tế trang trại, nhằm tăng sản
lượng và giá trị nông nghiệp. Tài nguyên rừng Việt Nam khá phong phú,
trong đó diện tích rừng sản xuất chiếm đến 53%, được phân bố chủ yếu ở Tây
Nguyên, các tỉnh miền núi Trung du Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền Trung. Rừng Việt Nam không chỉ cung cấp gỗ, tre, nứa... mà
còn có nhiều động vật quý và khoáng sản. Đây là nguồn cung cấp hàng lâm
sản xuất khẩu quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài. Ngoài ra, Việt Nam
còn có hơn 3.200 km bờ biển với hệ thống sinh vật biển đa dạng và phong
phú, với hơn 1.700 loài cá biển, cung cấp sản lượng bình quân 1 triệu
tấn/năm. Sau cá là tôm, với sản lượng khai thác khoảng 5 vạn tấn/năm, cùng
nhiều hải sản quý khác như mực, vẹm, sò, bào ngư, hải sâm, đồi mồi, trai
ngọ... Có thể nói, nguồn lợi thuỷ sản của Việt Nam rất lớn và hiện đang là
nguồn hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, với kim ngạch đạt 2,6 tỷ USD (
năm 2005).
Việt Nam còn có lực lượng lao động nông thôn khá dồi dào, với trình
độ học vấn tương đối cao (96,26% người lớn biết chữ, 34,11% tốt nghiệp
tiểu học, 31,31% tốt nghiệp trung học cơ sở, 11,82% tốt nghiệp trung học
phổ thông- năm 2002). Đó là điều kiện quan trọng để người lao động tiếp
thu và ứng dụng những thành tựu mới của khoa học-công nghệ thế giới, đẩy
nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời
việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đẩy
mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn lại sẽ thu hút và sử
dụng một cách có hiệu quả nhất đối với lực lượng lao động tiềm tàng này.
Như vậy, việc xác định lựa chọn chiến lược công nghiệp hoá, hiện

22

đại hoá từ nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với
điều kiện thực tiễn và cũng phù hợp với quy luật phát triển từ sản xuất nhỏ
lên sản xuất lớn hiện đại. Phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn thì mới vực dậy được cả khu vực nông thôn, và nhờ đó đẩy
mạnh phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Việc Đảng ta đặt ra nhiệm
vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn lên hàng đầu
trong những năm trước mắt là vừa hợp với quy luật, vừa hợp với yêu cầu
của thực tiễn nền kinh tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: “Nếu
muốn công nghiệp hoá gấp thì là chủ quan. Cho nên, trong kế hoạch phải
tăng tiến nông nghiệp. Ta cho nông nghiệp là quan trọng, ưu tiên, rồi đến
thủ công nghiệp, sau mới đến công nghiệp nặng”. Theo Người, đó là cách
để “đi bước nào vững vàng, chắc chắn bước ấy”.
[26]

1.1.2. Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn ở nước ta phụ thuộc rất lớn vào việc xác định đúng đắn nội
dung cụ thể cho từng thời kỳ cụ thể. Theo tinh thần của Hội nghị lần thứ năm
Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) thì công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay đến năm 2010 cần giải quyết tốt
những nội dung sau:

1.1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng
hiện đại
Biến đổi cơ cấu kinh tế là một quá trình căn bản của sự phát triển kinh tế.
Một sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế có liên quan đến sự thay đổi vai trò của
các khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, của các ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, của trồng trọt và chăn nuôi, của các loại cây
và các loại con... trong một thời gian dài. Những thay đổi đó được đánh giá
bằng sự thay đổi tương quan về tỷ trọng của các khu vực, các ngành, hay các

bộ phận trong nội bộ ngành... Một xu hướng biến đổi cơ cấu kinh tế được coi
là hợp lý, hiện đại khi tỷ trọng giá trị của các ngành phi nông nghiệp, nhất là
dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân ngày càng được tăng, tỷ trọng giá trị
của nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ngày càng giảm và trong nội bộ ngành nông

23
nghiệp thì tỷ trọng giá trị lâm nghiệp và thuỷ sản ngày càng tăng, còn giá trị
nông nghiệp thuần ngày càng giảm. Để tạo sự thay đổi tích cực trong cơ cấu
kinh tế theo hướng đó, tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn ở nước ta hiện nay phải thực hiện nội dung sau:
Thứ nhất, chuyển nền nông nghiệp độc canh sang nền nông nghiệp đa
canh với việc hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn
Tình trạng độc canh, thuần nông là đặc trưng của nền sản xuất nhỏ, tự
cấp tự túc. Hậu quả của nó là không tạo được sức bật cho sự phát triển nông
thôn. Vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tạo nên
sự đa dạng trong sản xuất và sản phẩm, biến nền nông nghiệp chủ yếu chỉ sản
xuất lúa gạo và hoa mầu thành nền nông nghiệp hàng hoá phong phú, đa dạng
sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội.
Chuyển nền nông nghiệp độc canh sang nền nông nghiệp đa canh với các
hệ sinh thái khác nhau, liên kết, bổ sung, hỗ trợ cho nhau sẽ tạo sự phát triển
bền vững của nông nghiệp nước ta. Đây là một xu hướng cơ bản của công
nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nông nghiệp. Trước đây, trong cơ chế kế hoạch
hoá tập trung, cơ cấu nông nghiệp ở nước ta được bố trí theo ý đồ chủ quan,
đưa ra những mô hình cơ cấu cây trồng, vật nuôi thoát ly thực tế các mối quan
hệ kinh tế, kỹ thuật, môi trường và thể chế... do đó ít mang lại hiệu quả. Quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải phá bỏ
cơ cấu lạc hậu đó, hướng vào phát triển nền nông nghiệp đa dạng về cây và con
phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết của đất nước cũng như của
từng lãnh thổ, nhằm tạo giá trị thu nhập cao nhất trên mọi đơn vị diện tích.
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi nông nghiệp phải

thực hiện 3 nhiệm vụ lớn và trực tiếp là: bảo đảm an ninh lương thực quốc gia;
đảm bảo tối đa nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tăng giá trị nông
sản xuất khẩu. Để thực hiện các nhiệm vụ đó, nông nghiệp, nông thôn không thể
là một nền nông nghiệp sản xuất nhỏ lạc hậu, mà phải là nền nông nghiệp phát
triển toàn diện, hiện đại. Việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý cho nông nghiệp
và nông thôn sẽ cho phép sự lựa chọn những công nghệ thích hợp để phát huy
thế mạnh của nông nghiệp, nông thôn, do đó sẽ khai thác tốt nhất các nguồn lực

24
hiện có ở nông thôn, tạo nên một sức bật mới trong nông thôn.
Nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng cao và đa dạng thì sản xuất nông
nghiệp cũng không thể tập trung sản xuất lương thực, mà còn phải đẩy mạnh
sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi đa dạng khác để đáp ứng nhu cầu đó.
Đồng thời với đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, nông thôn còn hướng tới xây
dựng và phát triển những vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn để áp
dụng có hiệu quả những thành tựu mới của khoa học – công nghệ, nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường trong nước và quốc tế. Xây dựng vùng hàng hoá lớn sẽ tạo được khối
lượng lớn về nông sản với chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế
biến, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, từ đó nâng cao đời sống nông dân, tăng
cường sức mua, mở rộng thị trường hàng hoá công nghệ phẩm. Điều đó đến
lượt nó lại trở thành động lực của sự phát triển công nghiệp.
Thứ hai, chuyển nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn từ trạng thái khép
kín sang nền nông nghiệp đa hàng hoá, hướng mạnh vào xuất khẩu, mở rộng
phân công và hợp tác lao động
Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, mở rộng
phân công và hợp tác lao động là xu thế tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển
chung của các nước đang phát triển, mà Việt Nam cũng không nằm ngoài
những vấn đề mang tính quy luật đó. Chỉ trên cơ sở sản xuất hàng hoá phát
triển mới kích thích và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản

xuất, áp dụng tiến bộ khoa học-công nghệ, tạo sự phát triển kinh tế nói chung
và nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Kinh tế hàng hoá phát triển cũng sẽ thúc
đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất, đẩy mạnh phân công và hợp tác, mở rộng
thị trường, tạo sự tích tụ và tập trung sản xuất nhanh chóng, từng bước chuyển
nền sản xuất nhỏ, lạc hậu lên nền sản xuất lớn, hiện đại.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất
hàng hoá là phải giảm dần tỷ trọng giá trị những cây, con cho năng suất và giá
trị hàng hoá thấp, tăng dần tỷ trọng diện tích và tỷ trọng giá trị các loại cây và
con có giá trị thương phẩm cao và có thị trường tiêu thụ lớn. Trước mắt, phải
giảm giá trị trồng trọt, tăng tỷ trọng giá trị chăn nuôi; trong trồng trọt thì giảm

×