Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tổng quan về điều tra trong quy hoạch và quản lý giao thông đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.91 KB, 33 trang )

Chương 1: Tổng Quan về Điều Tra, Dự Báo, Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRA, DỰ BÁO VÀ ĐẶC THÙ THAM GIA
GIAO THÔNG CỦA DÂN CƯ ĐÔ THỊ
1.1 Tổng quan về điều tra trong quy hoạch và quản lý giao thông đô thị.
1.1.1 Khái niệm về điều tra.
Điều tra được hiểu một cách chung nhất là tập hợp các phương thức, phương tiện nhằm
tập hợp, thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích đánh giá thực trạng của một
hoạt động hoặc nguyên nhân, hiện tượng nào đó. Nó được sử dụng để giúp các nhà hoạch định
chính sách, các nhà quy hoạch xây dựng kế hoạch phát triển cho từng ngành, từng lĩnh vực cụ
thể hoặc giúp các nhà nghiên cứu trong công việc nghiên cứu của mình.
Chẳng hạn như đối với doanh nghiệp khi cần xây dựng chiến lược phát triển cần thiết
phải nghiên cứu thị trường, trong đó phải điều tra các yếu tố về cung cũng như năng lực của các
đơn vị cạnh tranh, các yếu tố về cầu như nhu cầu hiện tại và tương lai. Đối với một đô thị để
nghiên cứu phát triển GTVT, cần phải thu thập thông tin liên quan, ảnh hưởng đến GTVT đô
thị như các yếu tố về kinh tế, xã hội, dân số, về đặc tính đi lại của người dân,… và thực trạng
của hệ thống giao thông vận tải đô thị (mạng lưới đường, cầu cống…). Còn đối với ngành công
an công tác điều tra nhằm tìm ra những nguyên nhân gốc khi xảy ra những sự vật hiện tượng,
nào đó (tìm tội phạm, động cơ phạm tội,…)
1.1.2 Mục đích, ý nghĩa của điều tra trong quy hoạch GTVT.
Mục đích của điều tra trong quy hoạch GTVT nói chung là thu thập đầy đủ các số liệu
nhằm phản ánh hiện trạng của ngành, đồng thời xác định nhu cầu vận chuyển của các ngành
phục vụ nhu cầu phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như đời sống văn hoá xã hội
của nhân dân. Từ đó xác định được mối quan hệ vận chuyển giữa các điểm kinh tế, văn hoá,
chính trị làm căn cứ cho việc lập quy hoạch phát triển giao thông, quy hoạch vận tải và quy
hoạch phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành trong khu vực và trên toàn quốc.
Trong quy hoạch và quản lý GTĐT, điều tra được thực hiện với nhiều mục đích khác
nhau tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, một cách chung nhất có thể nêu các mục đích
tổng quát điều tra như sau:
• Thu thập, tìm kiếm thông tin khách quan và toàn diện phục vụ cho việc hoạch định
chiến lược phát triển bền vững hệ thống GTVT đô thị.


• Tạo lập hệ cơ sở dữ liệu đầu vào cho việc lập quy hoạch và lựa chọn các phương án quy
hoạch cũng như đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển GTVT đô thị trong
cả trung hạn và dài hạn.
Đoàn Thị Thu Trang- K46
3
Chương 1: Tổng Quan về Điều Tra, Dự Báo, Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
• Thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho việc xây dựng và thẩm định các dự án đầu tư
phát triển GTVT đô thị.
• Tạo lập hệ cơ sở thông tin cần thiết phục vụ cho việc xây dựng và đề xuất cơ chế chính
sách phát triển và quản lý GTVT đô thị.
1.1.3 Yêu cầu của điều tra trong quy hoạch và quản lý GTVT đô thị.
Bất kỳ một công cuộc điều tra nào muốn đạt được mục tiêu đề ra cũng đều phải thoả
mãn các yêu cầu chung sau:
a/ Đảm bảo tính khách quan, tính hệ thống và độ tin cậy cần thiết của các kết quả điều tra.
Đây là yêu cầu hết sức quan trọng, chi phối toàn bộ các giai đoạn của công tác điều tra.
Bất kỳ một cuộc điều tra nào dù ở quy mô và cấp độ nào thực hiện thì cũng đòi hỏi tính khách
quan. Điều đó có nghĩa là các thông tin và dữ liệu điều tra phải phản ánh tính trung thực thực tế
khách quan cũng như quy luật vận động và phát triển của nó. Muốn vậy, các vấn đề cũng như
đối tượng điều tra chọn lựa cần mang tính hiện đại và điển hình theo quy luật “số đông” chứ
hoàn toàn không phải các vấn đề hay đối tượng mang tính “cá biệt”.
Mặt khác, các vấn đề và số liệu điều tra phải đảm bảo tính hệ thống. Nghĩa là mối quan
hệ liên kết giữa các số liệu, dữ liệu điều tra trong từng vấn đề và giữa các vấn đề với nhau. Có
như vậy thì thông tin điều tra mới thực sự có ý nghĩa.Tuy vậy, trong thực tế đòi hỏi các số liệu
điều tra đảm bảo độ tin cậy và chính xác ở mức độ nhất định nào đó.
b/ Đảm bảo tính kế thừa có chọn lọc và khả năng phát triển trong tương lai.
Nhìn chung các công cuộc điều tra thường rất tốn kém và đòi hỏi huy động nguồn nhân
lực lớn cũng như phải có thời gian. Bởi vậy trong từng trường hợp cần phải có sự kế thừa các
kết quả điều tra đã thực hiện trước đó. Sự kế thừa hoàn toàn không đồng nghĩa với việc sao
chép lại kết quả mà là sự kế thừa có chọn lọc. Muốn vậy khi xây dựng kế hoạch điều tra, nhất là
trong giai đoạn chuẩn bị cần xem xét lựa chọn đối tượng, phương pháp cũng như biểu mẫu

điều tra.... sao cho có thể tận dụng tối đa các kết quả điều tra trước đó. Đặc biệt phải đảm bảo
tính “so sánh được” của kết quả điều tra từ các cuộc điều tra khác nhau.
Ngoài ra các kết quả điều tra không chỉ để phục vụ cho mục tiêu sử dụng trước mắt.
Trong tương lai các cuộc điều tra như vậy sẽ thường được lặp lại ở mức độ này hay mức độ
khác. Bởi vậy cần xem xét khả năng bổ sung và phát triển hệ dữ liệu điều tra trong tương lai.
c/ Đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp với khả năng, nguồn lực thực tế.
Hiệu quả của các công cuộc điều tra khó có thể lường hoá một cách chính xác. Bởi lẽ nó
được thể hiện một cách gián tiếp thông qua hiệu quả của các chính sách, các phương án quy
hoạch hay dự án đầu tư được đưa ra dựa trên các kết quả điều tra. Tuy vậy, một cách chung
nhất thì “hiệu quả của cuộc điều tra được đánh giá theo nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục đích
Đoàn Thị Thu Trang- K46
4
Chương 1: Tổng Quan về Điều Tra, Dự Báo, Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
điều tra một cách tốt nhất với hao phí nguồn lực cho điều tra là nhỏ nhất”. Nói khác đi, chất
lượng các kết quả điều tra là tốt nhất với chi phí cho điều tra là nhỏ nhất.
Yêu cầu này đòi hỏi bất kỳ một cuộc điều tra nào cũng phải đảm bảo:
 Quy mô điều tra phù hợp với mục đích và đặc biệt là yêu cầu về
độ tin cậy của các kết quả điều tra.
 Thời hạn tiến hành điều tra nằm trong giới hạn cho phép.
 Phương pháp điều tra phù hợp với đặc điểm của đối tượng điều
tra và trình độ của nhân viên điều tra.
 Yêu cầu về trang thiết bị và phương tiện điều tra phải phù hợp
với khả năng thực tế.
 Chi phí điều tra nằm trong giới hạn về khả năng tài chính cho
phép.
1.1.4 Nội dung cơ bản của điều tra trong quy hoạch và quản lý GTVT đô thị
Một cách chung nhất có thể tóm lược nội dung điều tra trong quy hoạch và quản lý
GTVT đô thị theo vấn đề như hình sau:
Đoàn Thị Thu Trang- K46
Điều tra trong

QH&QLGTVT đô thị
Điều tra về tự nhiên,
KT- XH
Điều tra về nhu cầu
vận tải đô thị
Điều tra về hệ thống
GTVT đô thị
Điều
kiện tự
nhiên
địa
chất,thu
ỷ văn
Đất đai
và các
quy
hoạch sử
dụng đất
Dân cư,
phân bố
dân cư,
thành
phần
dân cư
Điều
tra về
phát
triển
kinh tế
Nhu

cầu đi
lại
Nhu
cầu
vận tải
hàng
hoá
Mạng
lưới
đường
Hệ
thống
giao
thông
tĩnh
Hệ
thống
vận tải
đô thị
Điều
tra
xuất
hành
O-D
Số
lượng
phương
tiện sở
hữu của
dân cư

Sở thích
và thói
quen đi
lại
Điều tra về dư
luận xã hội
5
Chương 1: Tổng Quan về Điều Tra, Dự Báo, Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị

a/Điều tra về điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của đô thị.
Điều tra kinh tế- xã hội nhằm mục đích tìm ra, xem xét, đánh giá các yếu tố tự nhiên
liên quan đến sự phát triển giao thông vận tải trong khu vực, đồng thời cũng thấy được mối
quan hệ về tự nhiên xã hội của đô thị với khu vực khác và mối liên hệ trong vùng.
Điều kiện tự nhiên của một khu vực đô thị hay một khu nào đó cần tiến hành quy hoạch
cần thu thập các số liệu như sau:
+ Vị trí địa lý: Khu vực nằm ở vị trí nào (kinh độ, vĩ độ), tiếp giáp với khu vực nào,
miền nào, diện tích tự nhiên, đặc điểm về địa lý,…
+ Địa hình: Tình hình phân bổ địa hình, núi đồi, đồng bằng, sông ngòi, biển, độ cao.
Đặc điểm địa hình có liên quan đến vùng kinh tế, khu dân cư đến giao thông vận tải…
+ Điạ chất: Đặc điểm địa chất, khu vực cấu tạo địa tầng, mặt cắt địa chất điển hình, đặc
điểm địa chất có liên quan đến phân bổ dân cư, kinh tế và xây dựng các công trình phục vụ
GTVT.
+ Thời tiết khí hậu, thuỷ văn: Các chế độ, mưa, bão, nhiệt độ, độ ẩm… chế độ nước lũ,
thuỷ triều… những đặc điểm chủ yếu có liên quan đến xây dựng các công trình và quá trình
khai thác sử dụng các công trình phục vụ cho giao thông vận tải.
+ Tình hình tài nguyên của khu vực và các vùng lân cận nhằm đánh giá khả năng khai
thác của tài nguyên liên quan đến nhu cầu vận tải trong khu vực.
+ Đất đai và quy hoạch sử dụng đất đai đô thị: Thành phần, tính chất sử dụng đất, quỹ
đất dành cho việc quy hoạch các khu chức năng đô thị… Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến
sự phân bổ nhu cầu vận tải đô thị, khi tính toán quy hoạch GTĐT nói chung và trong từng khu

giao thông nói riêng.
+ Dân số, mức độ tăng trưởng dân số (tự nhiên, cơ học) mật độ dân cư, phân bố dân cư
và thành phần dân cư đô thị. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất làm phát sinh nhu cầu đi lại ở
đô thị. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân bố các điểm phát sinh và thu hút hành khách
trong tính toán dự báo cũng như quy hoạch mạng lưới GTVT đô thị.
+ Phát triển kinh tế- xã hội của đô thị: Giá trị tổng sản lượng và sự phân bố theo các
ngành kinh tế ở đô thị. Công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ,…GDP bình quân đầu
người, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân,… những nết cơ bản về văn hoá xã hội như giáo dục,
y tế…
b/Điều tra về hệ thống GTVT đô thị
Nội dung điều tra bao gồm các vấn đề chủ yếu như:
- Hiện trạng mạng lưới đường (Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không)
Đoàn Thị Thu Trang- K46
6
Chương 1: Tổng Quan về Điều Tra, Dự Báo, Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
- Hiện trạng hệ thống giao thông tĩnh: Nhà ga, bến cảng, bến xe, các bãi đỗ xe.
- Hệ thống vận tải đô thị: Các phương thức và phương tiện vận tải hành khách (luồng
tuyến, phương tiện, mức độ, chất lượng phục vụ…) cũng như các phương thức và phương tiện
vận tải hàng hoá trong đô thị.
c/Điều tra về nhu cầu vận tải đô thị.
Điều tra nhu cầu vận tải là quá trình thu thập các số liệu có liên quan đến nhu cầu vận
tải qua đó xử lý số liệu, phân tích dữ liệu để đem lại cho ta số lượng người có nhu cầu vận tải
và các thông tin có liên quan giúp cho việc đánh giá, nhận xét và đưa ra các phương án đáp ứng
nhu cầu một cách có hiệu quả.
Việc điều tra nhu cầu vận tải giúp cho việc xác định chiến lược của ngành. Sự phân bố
hệ thống loại hình vận tải và điều chỉnh quy mô, cơ cấu, số lượng cho phù hợp với trung
chuyển giữa các loại hình vận tải.
Đối với các đơn vị vận tải, điều tra nhu cầu đi lại để:
- Định hướng về quy mô, nhân lực, cơ sở vật chất cần thiết cho phù hợp
- Chất lượng dịch vụ cần quan tâm ở mức độ nào

- Mức độ đáp ứng của việc vận hành
Tóm lại trong nền kinh tế thị trường thì nhu cầu vận tải là cơ sở cho các doanh nghiệp
vận tải có kế hoạch điều hành sản xuất và nhà nước có chiến lược phát triển ngành và quy
hoạch phù hợp với phát triển của nền kinh tế. Việc xác định nhu cầu vận tải một cách chính xác
thì ta có kế hoạch tổ chức vận tải, khai thác sử dụng phương tiện một cách tối ưu, xác định quy
mô cần thiết của doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho công việc kinh doanh hiệu quả.
Điều tra nhu cầu vận tải đô thị bao gồm: Nhu cầu đi lại và nhu cầu vận chuyển hàng hoá
trong đó đặc biệt chú trọng đến điều tra nhu cầu đi lại.
d/Nội dung điều tra nhu cầu vận tải bao gồm:
1/ Điều tra nhu cầu xuất hành O- D (Origin- Destination)
Điều tra xuất hành O- D bao gồm điều tra sự đi lại của cư dân, chính là điều tra tìm hiểu
nơi xuất hành, nơi đến của dân cư và phương tiện họ sử dụng. Mục đích của điều tra này là tìm
ra sự phân bổ luồng giao thông trong mạng lưới đường và sự phân bố luồng giao thông theo
từng phương thức vận tải (xe máy, ô tô, xe buýt).
Điều tra O- D chiếm một vai trò hết sức quan trọng trong điều tra giao thông của quy
hoạch giao thông thành phố. Thông thường nó chiếm 70- 80% chi phí cho điều tra giao thông.
2/ Điều tra lưu lượng giao thông và vận tốc của phương tiện.
Đoàn Thị Thu Trang- K46
7
Chương 1: Tổng Quan về Điều Tra, Dự Báo, Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
Điều tra lưu lượng giao thông trên đường là điều tra số lượng phương tiện giao thông
qua một mặt cắt trong một đơn vị thời gian. Điều tra lưu lượng kết hợp với điều tra vận tốc của
phương tiện trên đường để làm cơ sở cho việc xác định năng lực thông qua của đường, từ đó đề
xuất phương án quy hoạch đường, nâng cao năng lực thông qua, đáp ứng nhu cầu đi lại của
người dân.
3/ Điều tra trên tuyến VTHKCC.
Điều tra trên các tuyến VTHKCC là điều tra trên từng tuyến VTHKCC. Các số liệu cần
điều tra bao gồm: số lượng hành khách lên xuống theo từng chặng. Mục đích của việc điều tra
này là tìm hiểu tình hình hoạt động của các tuyến, để từ đó tối ưu hoá các tuyến VTHKCC
4/ Điều tra thu nhập và sở hữu phương tiện cá nhân của dân cư

Trong cơ chế thị trường, việc lựa chọn phương tiện đi lại của người dân đô thị phụ
thuộc rất nhiều vào thu nhập và mức độ sở hữu phương tiện cá nhân của người dân. Các kết quả
điều tra về thu nhập và mức độ trang bị phương tiện cá nhận là căn cứ quan trọng cho việc quy
hoạch phát triển các phương thức và phương tiện VTHK trong thành phố. Ngoài ra đây cũng là
căn cứ quan trọng để xây dựng giá cước của hệ thống VTHKCC cũng như chính sách phát triển
VTHKCC ở đô thị.
5/ Điều tra sở thích và thói quen đi lại của người dân:
Là căn cứ quan trọng để quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC ở đô thị, đặc biệt là
ở các nước có trình độ dân trí cao.
6/Điều tra dư luận xã hội.
- Quan điểm, sự hiểu biết của người dân về bản thân hệ thống GTVT và vai trò của hệ
thống GTVT trong đời sống.
- Ý kiến quan điểm của cộng đồng về việc quy hoạch một công trình xây dựng hay một
quy hoạch GTVT...
- Dư luận xã hội với một quyết định, một chính sách hay một văn bản pháp luật điều
chỉnh hoạt động nào đó trong GTVT...
1.1.5 Phân loại các phương pháp điều tra trong quy hoạch và quản lý GTVT đô thị.
Để điều tra thu nhập thông tin phục vụ công tác quy hoạch và quản lý GTVT đô thị có
thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, một cách chung nhất các phương pháp
điều tra được phân loại theo các tiêu thức như hình sau:
Đoàn Thị Thu Trang- K46
8
Chương 1: Tổng Quan về Điều Tra, Dự Báo, Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
Đoàn Thị Thu Trang- K46
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU
TRA
Theo quy mô
Theo thời gian Theo hình thức thu
thập thông tin
Theo cách thức tiến

hành
Theo công cụ điều tra
Điều tra
không
toàn bộ
Thường
xuyên
Phân
tích
tài
liệu
Không
thường
xuyên
Phỏng
vấn
Quan
sát
Trực
tiếp
Thủ
công
Gián
tiếp
Điều
tra
toàn
bộ
Tự
động

Bán
thủ
công
Điều
tra cục
bộ
Điều tra
chuyên
đề
Điều tra
chọn
mẫu
Phỏng
vấn
trực
tiếp
Phỏng
vấn
gián
tiếp.
9
Chương 1: Tổng Quan về Điều Tra, Dự Báo, Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
+ Phân loại theo quy mô:
1/ Điều tra toàn bộ.
- Thu thập thông tin ban đầu ở toàn bộ các đơn vị nằm trong đối tượng điều tra. Hình thức này
giúp ta có đầy đủ tài liệu về đối tượng nhưng chi phí lớn, mất nhiều thời gian.
2/ Điều tra không toàn bộ.
- Điều tra cục bộ: Chỉ thu nhập các thông tin ở một số đơn vị thể hiện rõ nhất các đặc điểm cần
nghiên cứu của đối tượng, như vậy không phải điều tra toàn bộ mà vẫn biết rõ được hiện tượng
cần nghiên cứu của đối tượng.

- Điều tra chọn mẫu: Dạng này rất quan trọng vì nó có thể thay thế điều tra toàn bộ, ở dạng này
người ta điều tra trên mẫu được chọn từ các đơn vị của đối tượng nghiên cứu.
+ Phân loại theo yếu tố thời gian:
- Điều tra thường xuyên: Là cách tiến hành ghi chép thu thập tài liệu ban đầu của hiện tượng
một cách liên tục.
- Điều tra không thường xuyên: Là cách tiến hành ghi chép thu thập tài liệu ban đầu của hiện
tượng một cách không liên tục, không gắn liền với quá trình phát triển phát sinh của hiện tượng.
+ Phân loại theo hình thức thu thập thông tin:
1/ Phương pháp phân tích tài liệu
Khi các tiến hành cuộc điều tra mà cần những thông tin không đòi hỏi tính thời sự cao
thì người ta hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp phân tích tài liệu. Nhà quản lý có thể tiến
hành phân tích tài liệu sẵn có, những kết quả đã được thừa nhận và công bố của các cuộc điều
tra đã thực hiện hay của những loại hình điều tra khác.
2/ Quan sát:
Trong điều tra “quan sát là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp về đối tượng nghiên
cứu bằng tri giác trực tiếp và ghi chép thẳng mọi nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên
cứu và có ý nghĩa trên quan điểm mục đích nghiên cứu ”. Tính hệ thống, tính kế hoạch và tính
có mục đích là những nét đặc trưng của việc quan sát.Ngoài ra quá trình quan sát phải đủ rộng
và linh hoạt.Tuy nhiên khi nghiên cứu hơn về nhu cầu, chẳng hạn như muốn biết nhu cầu sử
dụng phương tiện đi lại, những ước muốn về một hệ thống GTVT của cư dân cần phải thực
hiện bằng các phương pháp trưng cầu ý kiến.
3/ Trưng cầu ý kiến.
Trưng cầu ý kiến là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp bằng lời dựa trên tác động
qua lại về mặt tâm lý xã hội trực tiếp (phỏng vấn) hoặc gián tiếp thông qua bảng hỏi.
Đoàn Thị Thu Trang- K46
10
Chương 1: Tổng Quan về Điều Tra, Dự Báo, Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
Khi trưng cầu ý kiến, tình huống thay đổi một cách căn bản. Tác động qua lại là
tham số chủ yếu nói lên bản chất của phương pháp trưng cầu ý kiến. Nhà nghiên cứu
can thiệp vào hành vi người được hỏi, hướng người đó vào quỹ đạo cần thiết.

1.1.6 Khái quát quá trình điều tra.
Hầu hết các cuộc điều tra chuyến đi (cũng như các loại điều tra khác) đều trải qua
những quy trình thực hiện chung. Backstrom và Hursh – Cesar chia quá trình thực hiện điều tra
ra làm 20 bước, phân nhóm thành 5 giai đoạn như sau:
Đoàn Thị Thu Trang- K46
11
Chương 1: Tổng Quan về Điều Tra, Dự Báo, Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
• Lập kế hoạch điều tra.
• Thiết kế điều tra.
• Thực hiện điều tra
• Chuẩn bị số liệu
• Phân tích số liệu
Đoàn Thị Thu Trang- K46
Giai đoạn lập kế hoạch
điều tra
Thiết kế điều tra
Phác thảo và thiết kế
hoàn chỉnh bảng hỏi
Điều tra thử
Thu thập số liệu
Mã hoá và nhập số
liệu
Lập chương trình và biên
soạn số liệu
Giai đoạn phân tích số
liệu
Sửa lỗi dữ liệu
Tổ chứcLấy mẫu điều tra
Tập huấn nhân viên
điều tra và rút kinh

nghiệm
Thông tin hiện có liên
quan
G
i
a
i

đ
o

n

t
h
i
ế
t

k
ế


đ
i

u

t
r

a
G
i
a
i

đ
o

n

t
h

c

h
i

n

đ
i

u

t
r
a
G

i
a
i

đ
o

n

c
h
u

n

b


s


l
i

u
12
Chương I: Tổng Quan về Điều Tra,Dự Báo và Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
Bảng 2.1. Quy trình điều tra của Backstrom và Hursh - Cesar
Giai đoạn lập kế hoạch điều tra
1. Định nghĩa - quyết định vấn đề cần nghiên cứu

2. Các giả thuyết – xác định các mối liên hệ có liên quan tới vấn đề nghiên cứu
Giai đoạn thiết kế điều tra
3. Xác định các thông tin liên quan - kiểm tra lại các thông tin hiện có liên quan tới vấn đề
cần nghiên cứu
4. Thiết kế - thiết lập quy trình và các nguyên tắc nghiên cứu
5. Tổ chức – bố trí nhân lực, tài chính và các nguyên vật liệu cần thiết
6. Xác định mẫu điều tra - lựa chọn số lượng và cơ cấu người được điều tra
7. Phác thảo - dựng khung câu hỏi phỏng vấn
8. Hoàn chỉnh - chỉnh sửa, định dạng hoàn chỉnh bảng hỏi
Giai đoạn thực hiện điều tra
9. Điều tra thử - nhằm xác định xem phương pháp điều tra dự kiến có giúp thu được các số
liệu mong muốn không?
10. Đào tạo - tập huấn cho nhân viên điều tra những kỹ thuật nhằm thu thập số liệu chính
xác, đầy đủ
11. Tóm lược - rút kinh nghiệm từ điều tra thử và phổ biến lại cho nhân viên điều tra để bắt
đầu tiến hành điều tra
12. Tiến hành phỏng vấn và thu thập số liệu - bảo toàn dữ liệu có được từ những người
được phỏng vấn
Giai đoạn chuẩn bị số liệu
13. Mã hóa và nhập số liệu – gán giá trị bằng số cho các câu trả lời và nhập kết quả vào
máy tính
14. Sửa lỗi số liệu - nhằm làm cho tất cả các số liệu đều có thể sử dụng để phân tích
15. Lập chương trình - lập hay sử dụng chương trình để máy tính xử lý các số liệu
16. Biên soạn tài liệu - sắp xếp số liệu thành những dạng có thể sử dụng dễ dàng để phân
tích.
Giai đoạn phân tích số liệu
Đoàn Thị Thu Trang- K46
13
Chương I: Tổng Quan về Điều Tra,Dự Báo và Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
17. Phân tích – dựa vào kết quả trả lời của người được phỏng vấn với hai hay nhiều biến

18. Kiểm tra - sử dụng các phương pháp đo lường độ phù hợp và mức ý nghĩa của thống kê
mẫu
19. Báo cáo – trình bày những kết quả và kết luận nghiên cứu
20. Sử dụng – áp dụng kết quả nghiên cứu để giải quyết các vấn đề đặt ra
a/. Lập kế hoạch điều tra
+ Tính toán kích thước mẫu điều tra.
Mục đích chủ yếu của hầu hết các cuộc điều tra là nhằm thu thập dữ liệu để cho phép phân tích
tính toán phạm vi có liên quan đến đối tượng điều tra và các tham số về kinh tế- xã hội được sử
dụng để xây dựng các mô hình. Việc lựa chọn tiến hành điều tra tổng thể hay điều tra chọn mẫu
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Mức độ nhanh chóng của dữ liệu cần thu thập; loại điều tra sẽ
được tiến hành; mức độ tin cậy và mức độ chính xác của cuộc điều tra,…
Có hai phương pháp chọn mẫu cơ bản:
Chọn mẫu với xác suất đều nghĩa là đảm mỗi đơn vị của hiện tượng nghiên cứu đều có cơ hội
được chọn vào mẫu như nhau.
Chọn mẫu với xác suất không đều nghĩa là không cần đảm bảo khả năng được chọn vào mẫu
của các đơn vị phải bằng nhau. Các đơn vị có thể được chọn theo xác suất tỷ lệ với vai trò của
từng đơn vị.
Chọn mẫu với xác suất đều.
Có ba dạng phổ biến sau đây thường được sử dụng:
[1] Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản là phương pháp chọn mẫu đảm bảo mỗi đơn vị của hiện
tượng nghiên cứu có cơ hội được chọn vào mẫu như nhau:
[2] Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng.
Là phương pháp chọn mẫu bằng cách phân chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm có
độ thuần chất cao, sau đó chọn các đơn vị đại diện cho từng tổ theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên
đơn giản.
[3] Chọn mẫu ngẫu nhiên chùm.
Chọn mẫu ngẫu nhiên chùm là phương pháp tổ chức chọn mẫu mà trong đó số đơn vị
mẫu được rút ra để điều tra không phải là từng đơn vị lẻ mà từng khối (chùm) đơn vị.
[4] Sai số chuẩn trong chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.

( )
( )
nnN
nN
SE
/*
2
σ


=
Đoàn Thị Thu Trang- K46
14
Chương I: Tổng Quan về Điều Tra,Dự Báo và Đặc Thù Tham Gia Giao Thông của dân cư đô thị
Trong đó: N- số lượng đơn vị trong tổng thể.
n- số lượng đơn vị mẫu.
Phương sai:
( )
=

∑=
N
XX
i
2
2
σ
Phương sai trong tổng thể.
Chọn mẫu với xác suất không đều.
Bao gồm: chọn mẫu hệ thống, chọn mẫu không theo chủ định, chọn mẫu có chủ định

[1] Chọn mẫu hệ thống.
Trong chọn mẫu hệ thống, các đơn vị lựa chọn từ tổng thể chung theo khoảng cách thời
gian, không gian hoặc thứ hạng bằng nhau.
[2] Chọn mẫu không theo chủ đinh.
Là phương pháp chọn mẫu dựa trên khả năng sẵn sàng tham gia của các đơn vị trong
tổng thể.
Ví dụ: Bạn muốn điều tra xem liệu dịch vụ chăm sóc sức khoẻ dành cho sinh viên có thực sự tốt
hay không. Kế hoạch của bạn là phỏng vấn 50 sinh viên bằng cách đứng bên ngoài của phòng
khám dịch vụ sinh viên, mỗi khi có một SV bước ra khỏi cánh cửa bạn sẽ tiến hành phỏng vấn
cho đến khi phỏng vấn đủ 50 người. Đây là phương pháp chọn mẫu không theo chủ định.
[3] Chọn mẫu theo chủ đinh.
Chọn mẫu theo chủ định là phương pháp chọn mẫu dựa theo sự phán đoán của người
chọn mẫu.
Lựa chọn kích thước mẫu.
( ) ( )
ppdzn
−=
1**/
2
Trong đó: n- kích thước mẫu
z- thống kê Z tương ứng với độ tin cậy
d- tỷ lệ sai số mẫu
p- tỷ lệ tính toán
Mối liên hệ giữa độ tin cậy và thống kê Z được cho ở bảng sau:
Bảng 1.1 Mối liên hệ giữa độ tin cậy và z
Độ tin cậy (1-α)
Thống kê z
Đoàn Thị Thu Trang- K46
15

×