Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VTHKCC VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRÊN TUYẾN BUÝT SỐ 32

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.65 KB, 3 trang )

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VTHKCC VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRÊN TUYẾN
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VTHKCC VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
TRÊN TUYẾN BUÝT SỐ 32.
2.1. Tổng quan về VTHKCC ở thủ đô Hà Nội
2.1.1. Hiện trạng mạng lưới tuyến buýt của Hà Nội
Hiện nay trên toàn mạng lưới VTHKCC ở Hà Nội có 60 tuyến buýt nội đô và 8 tuyến buýt
kế cận. Tổng chiều dài các tuyến nội đô là 1131km với chiều dài bình quân một tuyến là 18,85km.
Số lượng xe buýt vận doanh trên 60 tuyến nội đô là 759 xe.
Hệ thống hành trình hiện nay chỉ áp dụng một loại hình chạy suốt. Hình thức chạy xe như
vậy thuận lợi cho công tác tổ chức và điều độ xe nhưng chất lượng phục vụ và hiệu quả chưa cao.
Hầu hết các tuyến xe buýt đều có thời gian hoạt động từ 5 h sáng đến 22h30, khoảng thời
gian chờ từ 5 - 15 - 20 - 30 phút. Tấn suất các chuyến xe buýt là từ 5 đến 20 phút, tần suất cao nhất
là trong giờ cao điểm.
Các tuyến xe buýt được bố trí chủ yếu để vận chuyển hành khách đi lại trong nội thành,
hành khách ngoại thành vào và ngược lại theo các hướng của Quốc lộ 1A, Quốc lộ 32, Quốc lộ 5,
Quốc lộ 6, tiếp chuyển hành khách từ các bến xe liên tỉnh như: Bến xe phía Nam, Gia Lâm, Long
Biên, Kim Mã, Hà Đông; Các nhà ga như: Ga Hà Nội, Gia Lâm, Văn Điển, Giáp Bát, Hà Đông.
Mạng lưới tuyến xe buýt tập trung chủ yêú ở khu vực trung tâm thành phố từ vành đai 2 trở
vào. Dạng tuyến đã cố gắng bố trí đa dạng hơn, việc liên kết những tuyến xe buýt với nhau đã chú
ý hơn. Tuy nhiên chưa có sự đánh giá mức độ hợp lý cũng như kết nối các điểm phát sinh thu hút
hành khách chủ yếu. Đây sẽ là tồn tại làm ảnh hưởng đến khả năng thu hút của mạng lưới tuyến xe
buýt ở Hà Nội, làm cho nó chưa thực sự liên thông.
Các khu vực trong phạm vi từ vành đai II đến vành đai III các tuyến xe buýt được bố trí chủ
yếu là trên các trục hướng tâm, những tuyến xe buýt này chủ yếu phục vụ các điểm tập kết khách
lớn như bến xe Hà Đông, bến xe phía Nam, bến xe Gia Lâm, sân bay Nội bài và một số trường Đại
học và khu vực dân cư nằm trong phạm vi 300m mỗi bên dọc theo các trục đường chính nói trên.
Các khu vực tập trung dân cư ở các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ và phía nam quận Hai Bà
Trưng hầu như không có cơ hội đi xe buýt, hoặc muốn đi xe buýt phải đi bộ hàng cây số.
Nguyễn Xuân Vũ – K46
28
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VTHKCC VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRÊN TUYẾN


2.1.2. Hiện trạng phương tiện xe buýt
Tính đến quý 1 năm 2008, có tất cả 759 xe buýt vận doanh trên 60 tuyến buýt nội đô và 8
tuyến buýt kế cận. Số xe có là 942 xe.
Về cơ bản hầu hết các xe đều có sức chứa từ 60 – 80 hành khách, cụ thể là:
- Số xe có sức chứa 80 hành khách chiếm 35 %
- Số xe có sức chứa 60 hành khách chiếm 43%
- Số xe có sức chứa 45 hành khách chiếm 4,9 %
- Số xe có sức chứa 30 hành khách chiếm 3,6 %
- Còn lại là xe có sức chứa 24 hành khách chiếm 14,5 %
Về chất lượng phương tiện : tính tới thời điểm năm 2001 (trước dự án đầu tư xe mới) đoàn
xe buýt Hà Nội có 356 xe thuộc 3 đơn vị (công ty xe buýt Hà Nội, công ty xe điện Hà Nội và xí
nghiệp xe buýt 10-10) đạt 0,2 xe/1000 dân, con số này quá thấp so với các đô thị khác trong khu
vực. Tỉ lệ xe điện mới chiếm 3,4 % còn lại hơn 95% xe cũ vào tuổi đời bình quân sử dụng trên 10
năm.
Trước tình hình đó thành phố đã phê duyệt dự án đầu tư phương tiện vào cuối năm 2001.
Sau 2 năm đã đầu tư mới 579 xe (trong đó có 520 xe mới) gồm cả xe lớn, trung bình và nhỏ. Và
tiếp đó là việc tiếp nhận 50 xe buýt Reault đã qua sử dụng do Pháp tài trợ.
2.1.3. Hiện trạng điểm dừng và điểm đầu cuối xe buýt
Hiện nay toàn mạng lưới có 1022 điểm dừng đỗ trên tuyến và 234 nhà chờ. Tất cả các điểm
dừng đỗ đều có biển báo, trong nội thành có 766 biển /146 đường phố chiếm 75%, ngoại thành
256/14 đường phố chiếm 25%. Các vạch sơn tại các điểm dừng không phù hợp với bề rộng của
đường.
Các điểm đầu cuối: Đây là vấn đề bất cập cho hoạt động xe buýt. Trong tổng 36 điểm đầu
cuối chỉ có 10 điểm là xe được sắp xếp đúng thứ tự vị trí đỗ trả khách, đón khách an toàn như: Bến
xe Gia Lâm, bến xe Mỹ Đình, bến xe Giáp Bát, bến xe Hà Đông, bến xe Kim Mã, bến xe Gia
Thụy, sân bay Nội Bài, điểm Trần Khánh Dư, bến xe Nam Thăng Long, bãi đỗ xe Kim Ngưu. Số
còn lại hầu hết tận dụng các điểm tạm thời nên có thể thay đổi bất cứ lúc nào.
Hàng ngày có khoảng 9000 lượt xe hoạt động với thời gian từ 5 giờ đến 22 giờ; giãn cách
chạy xe từ 5 đến 20 phút. Hà Nội áp dụng 2 loại vé đồng hạng 3.000đ/người/lượt và
5.000đ/người/lượt. Có hệ thống vé tháng cho từng tuyến, liên tuyến cho học sinh, sinh viên và cán

bộ công nhân viên.
Nguyễn Xuân Vũ – K46
29
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VTHKCC VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRÊN TUYẾN
2.1.4. Kết quả hoạt động
Từ năm 2000 đến năm 2008 thì sản lượng vận chuyển HKCC của xe buýt Hà Nội đã có sự
tăng trưởng hết sức khả quan là 32,7 lần, cho thấy được sự phát triển trở lại của vận tải HKCC thủ
đô và đẫ thu hút được đông đảo sự ủng hộ của người dân. Đặc biệt là trên 75% lượng khách đi xe
buýt là người dân nội thành đi lại thường xuyên bằng vé tháng.
Năm 2008 , tổng cộng mỗi ngày có gần 900 000 lượt khách đi lại trên các tuyến buýt của
Hà Nội. Số lượng hành khách tập trung chủ yếu ở những tuyến chính, nhất là tuyến 32 (tuyến buýt
mẫu được dự án Asia Trans lựa chọn) thu hút tới 10 % tổng số khách đi xe buýt.
Khối vận tải hành khách công cộng đã vận chuyển được trên 393 triệu lượt hành khách.
Riêng xe buýt nội đô vận chuyển chiếm 94% sản lượng của toàn Thành phố, trong đó 44 tuyến đặt
hàng đạt 305 triệu lượt khách, bằng 112,14% so với kế hoạch đặt ra.
Kết quả hoạt động của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt năm 2008 được tổng hợp.
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động của toàn mạng lưới xe buýt năm 2008
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả
1 Số tuyến Tuyến 60
2 Tổng lượt xe vận chuyển Lượt 3.777.017
3 Tổng Km xe hoạt động Km 76.062.551
4
Hành khách vận chuyển HK 393.798.785
Khách vé lượt 75.736.083
Khách vé tháng 318.062.702
5
Doanh thu vận tải 1000 đồng 369.159.791
Doanh thu vé lượt 240.746.580
Doanh thu vé tháng 128.413.211
6

Chi phí 1000 đồng 728.520.043
Bình quân/hành khách Đồng 1.850
Bq/lượt Đồng 192.882
7
Trợ giá 1000 đồng 359.360.252
Bq/hk Đồng 913
Bq/lượt Đồng 95.144
Nguồn: Trung tâm điều hành và quản lý GTĐT
Biểu đồ 2.1. sản lượng VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội
Nguyễn Xuân Vũ – K46
30

×