Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Tình hình thu hút vốn ODA cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2001-2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.91 KB, 59 trang )

LỜI MỞ ĐẦU.
Sau 20 năm đổi mới , đất nước ta đang trên con đường cơng nghiệp hố hiện
đại hố , đang chuyển mình từ một nước nghèo lạc hậu sang một nền kinh tế hiện đại ,
năng động . Việt Nam đã và đang đổi mới mọi mặt của đời sống để có thể hồ nhịp
với thế giới khi gia nhập WTO và AFTA những sân chơi nhiều thuận lợi nhưng cũng
khơng ít khó khăn , đặc biệt là những thử thách trong việc thu hút vốn cho đầu tư phát
triển kinh tê- xã hội. Luôn với chủ trương “ vốn trong nước là chủ yếu , vốn nước
ngoài là quan trọng”. Việc thu hút và sử dụng vốn ODA nói riêng cũng khơng ngoại
trừ quan điểm vậy.
Vốn ODA có thể giúp hàng trăm triệu người được đổi đời , được đến trường ,
sử dụng nước sạch , xoá đói giảm nghèo …nhưng đơi khi nó cịn khuyến khích sự bất
tài , tham nhũng, chính sách lệch hướng của nơi nhận ODA . Những vai trị của nó thì
khơng thể chối cãi được . Tìm hiểu về ODA cũng là phạm trù rất rộng , để có thể tìm
hiểu kỹ hơn qua việc :
Xem xét tình hình thu hút vốn ODA của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn vừa qua sẽ phần
nào cho chúng ta thấy bối cảnh . Quảng Ninh là mảnh đất đầy tiềm năng được coi là
một trong mũi nhọn trong tam giác kinh tế miền Bắc. Trong những năm qua nhìn
chung thu hút vốn ODA vào tỉnh có tăng lên xong bên cạnh việc sử dụng còn chưa
hiệu quả phần nào giảm lòng tin của các nhà tài trợ . Để phát huy thế mạnh của tỉnh
góp phần vào cơng cuộc hội nhập của Việt Nam cần một loạt các giải pháp mà tỉnh
cần thực hiện.
Em chọn đề tài “ Tình hình thu hút vốn ODA cho đầu tư phát triển kinh tế xã
hội tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2001-2008”.
Mặc dù đã được tham khảo rất nhiều tài liệu có giá trị cũng như sự giúp đỡ tận tình
của thầy giáo hướng dẫn nhưng cũng khơng tránh khỏi sai sót trong các vấn đề đưa ra.
Em rất mong có sự đóng góp của thầy cơ để đề án của em tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS .Phạm Văn Hùng đã giúp đỡ em hoàn
thành đề tài này.

1



CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ODA VÀO
TỈNH QUẢNG NINH .
TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN ODA.
Một số khái niệm liên quan ODA.
Khái niệm ODA được Uỷ ban Viện Trợ phát triển ( DAC- Development
Assistance Committee ) của tổ chức OECD chính thức đề cập vào năm 1969.
Viện trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ bên
ngồi bao gồm các khoản viện trợ và cho vay với các điều kiện ưu đãi : ODA được
hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém phát triển , được các cơ quan chính
thức của các chính phủ trung ương và địa phương hoặc các cơ quan thừa hành của
chính phủ , các tổ chức liên chính phủ , các tổ chức phi chính phủ tài trợ . Vốn ODA
phát sinh từ nhu cầu cần thiết của một quốc gia , môt địa phương , một ngành , được
tổ chức quốc tế hay nước bạn xem xét và cam kết tài trợ thông qua một hiệp định
quốc tế được đại diện có thẩm quyền hai bên nhận và hỗ trợ vốn ký kết. Hiệp định
quốc tế hỗ trợ này được chi phối bởi công pháp quốc tế.
Nghị định 17 – CP ra ngày 04 / 05 / 2001 của chính phủ Việt Nam quy định: “ Hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA) là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc
Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Nhà tài trợ ( Chính phủ
nước ngồi, Các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia ) dưới các hình thức chủ
yếu : Hỗ trợ cán cân thanh tốn, hỗ trợ chương trình và hỗ trợ dự án với yếu tố khơng
hồn lại ( hay cịn gọi là thành tố hỗ trợ ) đạt ít nhất 25%”.
Như vậy, có thể hiểu khái niệm về ODA một cách chung nhất như sau: Hộ trợ phát
triển chính thức (ODA) là các khoản viện trợ khơng hồn lại hoặc cho vay với điều
kiện ưu đãi của các cơ quan tài chính thuộc các tổ chức Quốc tế, các cơ quan đại diện
hợp tác phát triển quốc tế của các nước nhằm hỗ trợ cho sự phát triển và thịnh vượng
của các nước khác ( khơng tính đến các khoản viện trợ cho mục đích thuần tuý quân
sự ).
Các điều kiện ưu đãi có thể là:
- Lãi suất thấp ( dưới 3%/năm).

- Thời gian ân hạn ( chỉ phải trả lãi, chưa phải trả nợ gốc) dài.
- Thời gian trả nợ dài ( 30-40)năm.
Các cơ quan chính thức cung cấp ODA ( nguồn cung cấp) trên thế giới quan trọng
nhật hiện nay là:
• Tổ chức Uỷ ban trợ giúp phát triển DAC (Development Asistance Committee)
thuộc tổ chức kinh tế phát triển OECD.
• Các tổ chức tài chính quốc tế.
• Các cơ quan hợp tác phát triển của các cường quốc kinh tế.
+Viện trợ khơng hồn lại : có quy mơ nhỏ, chiếm khoảng ít nhất 25% tổng nguồn vốn
ODA song cũng chỉ là tương đối tuỳ dự án , và chỉ giới hạn trong các lĩnh vực nhân
I.
1.

2


đạo, y tế, văn hoá, giáo dục, cải cách và nâng cao năng lực quản lý hành chính nhà
nước.
+ Vốn vay: có quy mơ lớn , chiếm khoảng 75% tổng nguồn vốn ODA nhưng được
vay với lãi suất thấp và thời gian hoàn trả dài.
+ Để tiến hành cung cấp và tiếp nhận vốn hỗ trợ phát triển chính thức, cần phải có các
Điều ước quốc tế về ODA.
Điều ước quốc tế về ODA: là thoả thuận bằng văn bản được ký kết giữa đại diện
của nước tiếp nhận với đại diện của Nhà tài trợ về các vấn đề có liên quan đến ODA,
bao gồm các Nghị định, Nghị định thư, văn kiện chương trình, dự án và các văn bản
trao đổi giữa các bên có giá trị tương đương.
2. Đặc điểm của vốn ODA
2.1.Vốn ODA có tính chất ưu đãi.
ODA là nguồn vốn mang tính chất ưu đãi hơn cả bởi vì bao giờ cũng có một phần
cho khơng khá lớn.Cịn phần cho vay chủ yếu là vay ưu đãi với lãi suất thấp hơn các

khoản vay thông thường rất nhiều ( thường dưới 3%/năm).Mức độ ưu đãi nhiều hay ít
được thể hiện ở mức lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ.Một khoản vốn vay
ODA thường có thời gian sử dụng vốn dài, thường 30-40 năm ( với các khoản vay từ
ADB, WB và JBIC ) gồm 2 phần : thời gian ân hạn từ 5-10 năm, và thời gian trả nợ
khác nhau ở từng giai đoạn.
Bảng 1.1.Một số thí dụ xác định yếu tố cho khơng trong viện trợ.
Thời gian (năm)
Hồn trả
Ân hạn

Yếu tố cho khơng(%)

+ Cho khơng
100
+ Vay thương mại
0
(ví dụ lãi suất 10%/năm)
+ Vay,lãi 3%
11
3
35
+ Vay, lãi 2%
25
7
45
+ Vay, lãi 1%
25
2.5
55
+ Vay, lãi 0.75%

25
7
70
+ Vay, lãi 0%
25
7
76
Nguồn: Nhìn lại 5 năm thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam
Để được xếp vào ODA, một khoản cho vay phải có thành tố viện trợ cho không quy
đổi tối thiểu 25%.Thành tố hỗ trợ cho khơng giúp lượng hố mức độ ưu đãi của một
khoản vay vốn ODA so với một khoản vay thương mại thông thường.
Vốn ODA chỉ được dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển . Các
nước này có thể nhận được vốn ODA khi đáp ứng các điều kiện nhất định:
+Tổng sản phẩm quốc nội thấp. Những nước có tỷ lệ GDP/người càng thấp thì tỷ lệ
viện trợ khơng hồn lại và các điều kiện ưu đãi càng cao . Khi các nước này đạt trình
độ phát triển nhất định thì sự ưu đãi cũng sẽ giảm đi.
3


+Khi các nước này đạt trình độ phát triển nhất định thì sự ưu đãi chính sách và
phương hướng ưu tiên của các bên cho vay.
2.2.Vốn ODA thường gắn với các điều kiện ràng buộc.
ODA là sự chuyển giao có hồn lại hoặc khơng hồn lại trong những điều kiện nhất
định và một phần sản phẩm quốc dân từ quốc gia phát triển sang quốc gia đang phát
triển.ODA thường đi theo các điều kiện ràng buộc về kinh tế, chính trị, xã hội do bên
cấp ODA áp đặt cho bên nhận hoặc do những tác động khách quan từ môi trường đem
lại nhằm có lợi ích lâu dài cho bên nhận hoặc làm tăng hiệu quả viện trợ.
Thứ nhất, ODA gắn liền với điều kiện chính trị.
ODA là một trong những phương tiện để thực hiện ý đồ chính trị của nước cấp viện
trợ đối với nước nhận viện trợ. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh ODA dùng để lôi kéo

thêm đồng minh vì có sự đối đầu Đơng- Tây , nhằm cân bằng lực lượng . Kể từ ngày
các nước XHCN cũ ở Đông ÂU thay đổi thể chế chính trị vào những năm đầu của
thập kỷ 90 , các nước phương Tây đã cung cấp vốn ODA , tạo điều kiện giúp đỡ các
nước này chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường . Bên cấp viện trợ và các nguồn vốn
chính thức khác thường cấp viện trợ cho những người bạn về chính trị và đồng minh
quân sự mà không cấp cho đối tượng là kẻ thù. Trong các nước cấp viện trợ thì Nhật
nặng về Châu Á với 20% dành cho vùng Nam Á và 48,8% dành cho vùng viễn đông .
Viện trợ của Đức và Áo dành phần lớn cho các nước Đông Âu và Liên Xơ cũ , cịn
Viện trợ của Mỹ hầu như dành cho Trung Đơng. Một ví dụ khác là hầu hết các nước
phát triển sử dụng ODA như một công cụ chính trị, xác định vị trí và ảnh hưởng của
mình tại các nước và các khu vực tiếp nhận ODA. Hoa Kỳ dùng ODA làm công cụ để
thực hiện ý đồ gây "ảnh hưởng chính trị trong thời gian ngắn", một mặt dùng viện trợ
kinh tế để bày tỏ sự thân thiện, tiến đến gần gũi thân thiết về chính trị, mặt khác tiếp
cận với quan chức cao cấp của các nước đang phát triển để mở đường cho hoạt động
ngoại giao trong tương lại. Mỹ "lái" các nước nhận viện trợ chấp nhận một lập trường
nào đó của Mỹ trong ngoại giao và tác động, can thiệp vào sự phát triển chính trị của
các nước đang phát triển. Nhật Bản cũng sử dụng ODA như một công cụ ngoại giao
lợi hại. Nhờ tăng cường viện trợ cho các nước đang phát triển, Nhật Bản đã tranh thủ
sự ủng hộ của các nước này để trở thành thành viên của hội đồng bảo an Liên Hợp
Quốc. Nhật muốn quốc tế hố đồng tiền của mình bằng cách hình thành số nợ tính
bằng đồng Yên và gắn với những dự án có cơng ty Nhật tham gia.
Thứ hai, ODA gắn với điều kiện kinh tế.
Các nước viện trợ nói chung đều muốn đạt được những ảnh hưởng về kinh tế , đem
lại lợi nhuận cho hàng hoá và dịch vụ trong nước. Họ gắn quỹ viện trợ với việc mua
hàng hoá và dịch vụ nước họ như là một biện pháp nhằm tăng cường khả năng làm
chủ thị trường xuất nhập khẩu và giảm bớt tác động của viện trợ đối với cán cân thanh
toán. Các nước như Bỉ , Đức , Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% viện trợ phải mua hàng
hố và dịch vụ của nước mình, Canada là 70% viện trợ phải mua hàng hoá và dịch vụ
của họ. Thuỵ Sĩ là 1,7% ;Hà Lan là 2,25%; New Zeland là 0% . Tính chung trong
4



toàn khối DAC là 22% viện trợ phải được sử dụng để mua hàng hoá và dịch vụ của
quốc gia viện trợ.
Mặt khác các nước cho vay đều nhìn thấy lợi ích từ hỗ trợ các nước đi vay để mở
mang thị trường tiêu thụ sản phẩm và vốn, xét về lâu dài là lợi về an ninh, kinh tế,
chính trị khi mà kinh tế các nước nghèo tăng trưởng.
Nhật còn quy định vốn phải được thực hiện bằng đồng n Nhật. Tuy là nguồn hỗ
trợ có tính ưu đãi nhưng ODA không phải là cho không. ODA là khoản cung cấp có
vay có trả, gắn với những ràng buộc của nước, tổ chức cung cấp viện trợ. Mỗi nước
cung cấp ODA đều có chính sách riêng của mình và những quy định ràng buộc khác
nhau đối với nước nhận, nhiều khi những ràng buộc này rất chặt chẽ. Ví dụ: Nhật Bản
quy định vốn ODA của họ (hoàn lại và khơng hồn lại) đều được thực hiện bằng
đồng n Nhật.Trong tình trạng đồng Yên Nhật lên giá mạnh thì việc sử dụng ODA
của Nhật cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng mới có thể đạt được hiệu quả.
Vốn ODA còn dọn đường cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy
vào nước tiếp nhận viện trợ.
Thứ ba, ODA gắn liền với các nhân tố xã hội.
Công chúng các nước OECD luôn ủng hộ nguyên tắc giúp đỡ những người cần
giúp đỡ. Ở các nước có ODA dưới 0,7% GNP , hơn 70% dân chúng cho rằng chính
phủ nên tăng ngân sách viện trợ phát triển của nước mình . Ở Nhật Bản , một nước
cấp viện trợ lớn nhất trên thế giới , theo thăm dò của chính phủ khoảng 47% số người
được địi hỏi muốn duy trì mức viện trợ hiện tại và 33% muốn tăng hơn nữa.
Về phía nước nhận viện trợ phần lớn là các nước nghèo , hạn hẹp về nguồn vốn
cần nguồn ODA để phát triển đất nước . Nhưng chính việc nhận viện trợ bên cạnh
kinh tế là được giao lưu văn hoá với các nước viện trợ , nhưng cũng thui chột đi bản
sắc văn hoá dân tộc truyền thống và có hiệu năng lan toả rất mạnh. Do định hướng giá
trị , chuẩn mực văn hoá các nước là khác nhau nên khi văn hoá du nhập thường được
tiếp nhận với một lăng kính khác ví dụ như sức ỳ của tư duy, ỷ lại cho rằng vốn ODA
là của chùa là hỗ trợ thì chẳng cần lợi nhuận lớn làm gì , khơng cần trả nợ ngay thì sử

dụng thong thả . Hay một bộ phận không nhỏ lợi dụng chức vụ lấy công làm tư , bớt
xén của chùa .
Thứ tư, Có khả năng gây ra gánh nặng nợ nần cho nước tiếp nhận .
Trong thời gian đầu tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, do những điều kiện vay ưu
đãi nên yếu tố nợ nần thường chưa xuất hiện. Một số nước đi vay chủ quan với nguồn
vốn này khơng sử dụng một cách có hiệu quả . Nước đi vay không trả được lãi và vốn
vay ODA theo đúng cam kết và để lại gánh nặng nợ nước ngồi cho thế hệ sau . Do
đó, nước đi vay khi hoạch định chính sách tiếp nhận vốn ODA cần phải kết hợp với
chính sách thu hút các nguồn vốn khác để chúng hỗ trợ nhau nhằm tăng cường nguồn
vốn , tăng khả năng trả nợ tạo thế chủ động.
- Gánh nặng nợ: Mới chỉ sau 14 năm tái lập việc tiếp nhận ODA ở Việt Nam , số nợ
vay đã khá lớn. Hiện tại hầu hết các khoản nợ ODA đều chưa đến hạn trả gốc nhưng
theo dự báo trong vòng hơn 10 năm tới chúng ta sẽ phải lần lượt trả các khoản nợ này,
ước tính mỗi năm phải trả từ 10% - 14% kim ngạch xuất khẩu cho tất cả các khoản
5


vay. Khi đó trong một chừng mực nhất định, ta phải trả giá và tốc độ tốc độ tăng
trưởng kinh tế có thể bị chậm lại. Đây thực sự là gánh nợ lớn cho các thế hệ tương lai
cùng với mục tiêu phát triển bền vững.
- Sự ràng buộc làm lãng phí: Hầu hết các khoản vay đều chịu sức ép trong việc phải
mua hàng hoá, vật tư thiết bị hoặc sử dụng các dịch vụ (chuyên gia, tư vấn khảo sát,
thiết kế...) của tổ chức, Nhà nước cung cấp ODA với giá khơng hề rẻ. Phía nhà cung
cấp thường có những động thái nhằm thu hồi một phần tiền vay ngay trong quá trình
sử dụng vốn vay, giải quyết được hàng hoá tồn đọng, việc làm, thu nhập cho các cơng
ty của chính quốc.
- Các tổ chức tài trợ khi tài trợ cho một dự án cụ thể thường đưa ra các tiêu chuẩn kỹ
thuật rất cao, thường được hiểu rằng đây là các tiêu chuẩn, chuẩn mực hoặc thông lệ
quốc tế. Các tiêu chuẩn này nhiều khi rất sai khác với tiêu chuẩn của Việt Nam, gây
lãng phí rất nhiều trong quá trình sử dụng vốn vay.

Sử dụng ODA là một sự đánh đổi. Việc tiếp nhận nhiều hơn và sử dụng hợp lý, tiết
kiệm, hiệu quả là một bài tốn khơng dễ có ngay lời giải. Các nhà quản lý và các đơn
vị sử dụng vốn ODA cần có những chính sách và hành động cụ thể nhằm phát huy
được những thế mạnh, hạn chế nhiều nhất những ảnh hưởng bất lợi của ODA, có như
vậy mới đạt được mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.
3.Phân loại ODA.
3.1. Phân loại theo tính chất nguồn vốn .
+ Viện trợ khơng hồn lại.
Bên nước ngồi cung cấp viện trợ ( mà bên nhận khơng phải hồn lại) để bên nhận
thực hiện các chương trình dự án theo sự thoả thuận trước giữa các bên. Có thể coi
viện trợ khơng hồn lại như một nguồn thu của ngân sách nhà nước , được sử dụng
như hình thức nhà nước cấp phát lại cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Thường
được sử dụng ưu tiên cho những chương trình và dự án thuộc lĩnh vực y tế, dân số,
xố đói giảm nghèo , hỗ trợ vùng sâu , vùng xa, giáo dục đào tạo… và còn hỗ trợ cho
hoạt động sản xuất trong một số trường hợp cá biệt là góp phần tạo cơng ăn việc làm
cho nhiều người , giải quyết các vấn đề về xã hội…
Viện trợ khơng hồn lại thực hiện dưới hai hình thức:
- Hỗ trợ kỹ thuật
- Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật.
+ Viện trợ có hồn lại .
ODA hồn lại ( ODA cho vay ưu đãi , hay tín dụng ưu đãi ) là các khoản ODA mà các
nhà tài trợ cho các nước cần vốn vay một khoản tiền tuỳ theo quy mơ và mục đích của
dự án với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp. Đồng thời , khoản viện trợ
có hồn lại có chứa đựng thành tố hỗ trợ quy đổi đạt ít nhất 25% trị giá khoản vay
(đối với Việt Nam có quy định tại khoản 2 điều 1 Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày
04/5/2001 của chính phủ) . Tín dụng ưu đãi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn
ODA trên thế giới và là nguồn phụ thêm để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước , vì
6



vậy nó được sử dụng dưới hình thức tín dụng đầu tư cho các mục đích có khả năng
thu hồi vốn , hoàn trả lại cho nhà nước cả vốn lẫn lãi để trả nợ nước ngoài.
+ ODA cho vay hỗn hợp.
Đó là các khoản ODA kết hợp một phần từ ODA khơng hồn lại và một phần tín dụng
thương mại theo các điều kiện của tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD).
3.2. Phân loại theo nước tiếp nhận.
+ ODA thông thường : Hỗ trợ cho những nước có thu nhập bình qn đầu người thấp
thường có thu nhập bình quân đầu người dưới 2 USD/ngày, tương đương
720USD/năm.
+ ODA đặc biệt : Hỗ trợ cho những nước đang phát triển với thời hạn cho vay ngắn,
lãi suất cao hơn.
3.3. Phân loại theo nguồn cung cấp.
+ ODA song phương: Là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước khác
thông qua hiệp định được ký kết giữa hai chính phủ . Thơng thường trong tổng số
ODA lưu chuyển trên thế giới , phần viện trợ song phương chiếm tỷ trọng lớn có khi
lên đến 80 % , lớn hơn rất nhiều nếu so với phần viện trợ đa phương . Vì ODA song
phương là nguồn vốn được chuyển trực tiếp giữa hai chính phủ với nhau nên thủ tục
tiến hành cung cấp và tiếp nhận so với nguồn ODA đa phương đơn giản hơn và thời
gian ký kết viện trợ cũng nhanh hơn . Song các nước cung cấp lại yêu cầu nội dung
của các khoản viện trợ phải rất chi tiết và cụ thể.
+ ODA đa phương: Là hỗ trợ phát triển chính thức của một tổ chức quốc tế (IMF,
WB…) hay tổ chức khu vực ( ADB, EU…) hoặc của một chính phủ nước này dành
cho một chính phủ khác nhưng được thực hiện thơng qua các tổ chức đa phương như:
UNDP, UNICEF…Có hai loại tổ chức đa phương chủ yếu là các tổ chức tài chính
quốc tế và các tổ chức thuộc hệ thống liên hợp quốc.
Ngồi hai nguồn cung cấp trên, khơng thể khơng kể đến sự đóng góp tích cực của các
tổ chức phi chính phủ ( NGO- Non Government Organization ) trong việc cung cấp
ODA trên thế giới.
3.4. Phân loại theo mục đích.
+ Hỗ trợ cơ bản: Sử dụng cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và môi

trường , đây thường là những khoản vay ưu đãi.Các nước tiếp nhận ODA theo hình
thức này nhưng được tính giá khá cao khi là vật tư cho không,..
+ Hỗ trợ kỹ thuật: Thông qua các chuyên gia quốc tế , các tổ chức tài trợ thực hiện
việc chuyển giao công nghệ , truyền đạt những kinh nghiệm quản lý những bí quyết
kỹ thuật cho nước nhận tài trợ , xây dựng năng lực , nghiên cứu cơ bản hay nghiên
cứu tiền đầu tư , hoàn thiện thể chế, đào tạo nguồn nhân lực, …Nguồn ODA cho mục
đích này thường là viện trợ khơng hồn lại.
3.5. Phân loại theo tính rằng buộc.
+ ODA rằng buộc
+ ODA khơng rằng buộc.
Nguồn vốn ODA có tính rằng buộc thường bị rằng buộc dưới hai hình thức là rằng
buộc mục đích sử dụng và nguồn cung cấp hàng hoá , dịch vụ.
7


3.6. Phân loại theo cách thức thực hiện.
+ Theo dự án: đây là cách thức chủ yếu , vốn ODA được thực hiện theo những dự án
cụ thể .
+ Phi dự án: hỗ trợ cho cán cân thanh toán bằng cách hỗ trợ tài chính trực tiếp thơng
qua tiền tệ, hàng hoá ,hỗ trợ để trả nợ và hỗ trợ theo phương thức là các chương trình
theo một mục đích tổng quát và trong một thời gian nhất định nhưng không xác định
cụ thể vốn sẽ đựơc sử dụng như thế nào.
4. Các phương thức cung cấp vốn ODA .
4.1. Hỗ trợ cán cân thanh toán.
Bao gồm các khoản ODA nhằm hỗ trợ ngân sách nhà nước . Hình thức này thực
hiện dưới dạng sau:
- Chuyển giao tiền tệ trực tiếp cho nước nhận ( loại này ít gặp ).
- Viện trợ hàng hoá ( hay viên trợ nhập khẩu ) , tức là chính phủ nước nhận
ODA tiếp nhận một lượng hàng hố có giá trị tương đương với các khoản cam
kết, bán cho thị trường nội địa và thu nội tệ.

Ngoại tệ hoặc hàng hoá chuyển vào trong nước theo hình thức hỗ trợ cán cân
thanh tốn có thể được chuyển hoá thành hỗ trợ ngân sách. Điều này xảy ra khi nhập
vào nhờ hình thức này được bán trên thị trường trong nước và số thu nhập bằng bản tệ
được đưa vào ngân sách của chính phủ.
4.2. Hỗ trợ chương trình.
Đây là viện trợ khi đạt được một hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp
một khối lượng ODA cho một mục đích tổng quát với thời hạn nhất định mà không
phải xác định một cách chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào . Ví dụ như tài trợ
cho nhập khẩu một số hàng hoá hoặc tài trợ cho sự phát triển chung về giáo dục.
4.3. Hỗ trợ dự án.
Loại viện trợ này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA , điều
kiện để được nhận viện trợ dự án là phải có dự án cụ thể, chi tiết về các hạng mục sử
dụng ODA . Có hai loại:
+ viện trợ cơ bản : thường cấp cho những dự án xây dựng cơng trình đường xá ,
cầu cống , kết cấu hạ tầng. Có kèm theo một bộ phận chủ yếu của viện trợ kỹ
thuật dưới dạng thuê chuyên gia nước ngoài để kiểm tra những hoạt động nhất
định nào đó hoặc để soạn thảo , xác nhận các báo cáo cho các đối tác viện trợ.
+ viện trợ kỹ thuật:
- Viện trợ tri thức ( chiếm tỷ trọng lớn nhất) bao gồm viện trợ cho hoạt động
chuyển giao cơng nghệ , đào tạo kỹ thuật hoặc phân tích về mặt quản lý , kinh
tế, thương mại , thống kê…
- Viện trợ tăng cường cơ sở
- Lập kế hoạch tư vấn cho chương trình.
- Nghiên cứu tiền đầu tư
- Hỗ trợ các lớp đào tạo , tham quan , khảo sát ở nước ngoài như cấp học bổng
đào tạo dài hạn hoặc thiết bị nghiên cứu.
8


5. Tác dụng của vốn ODA.

ODA thể hiện mối quan hệ đối ngoại giữa các bên ( bên tài trợ và bên nhận viện
trợ) , tuy vậy đối với góc đứng khác nhau thì nó sẽ có ý nghĩa khác nhau:
5.1. Với các nước tài trợ .
+ Tác dụng tích cực:
-Viện trợ song phương tạo điều kiện cho các công ty của các nước cung cấp ODA
cho hoạt động thuận lợi hơn tại các nước nhận viện trợ một cách gián tiếp .Các công
ty này nhận được sự ưu đãi của các nước sở tại trong công việc kinh doanh như :
giành được quyền ưu tiên trong các cuộc đấu thầu , bán sản phẩm , làm cho các sản
phẩm của họ tăng thêm tính cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại có xuất xứ từ
nước khác.
-Cùng với sự gia tăng của vốn ODA , các dự án đầu tư của các công ty thuộc
nước viện trợ cũng tăng theo với những điều kiện thuận lợi , đồng thời kéo theo sự gia
tăng về thương mại giữa hai quốc gia, nước nhận viện trợ có thêm điều kiện tốt để
phát triển kinh tế , sức mua của thị trường nội địa tăng cũng có nghĩa là thị trường
xuất khẩu của các nước viện trợ cũng được mở rộng.
-Ngoài những nguồn lợi về kinh tế , nước viện trợ cịn đạt được những mục đích
về chính trị, ảnh hưởng của họ về kinh tế - văn hoá đối với nước tiếp nhận cũng tăng
lên.
-Đối với những quốc gia hỗ trợ dự án , khi chấp nhận cung cấp ODA , có nghĩa là
một động tác cộng phí từ ngân sách nhà nước họ đã được hình thành , tiếp theo các
nhà thầu của nước này trúng thẩu để họ trực tiếp thực hiện dự án theo nội dung điều
ước hỗ trợ vốn . Đồng thời khi chuyên gia hay nhà thầu nước ngoài vào làm việc tại
nước nhận họ sẽ được miễn thuế thu nhập , thuế lợi tức tại nước nhận ODA.
+ Tác dụng tiêu cực:
Ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất đối với các nhà cung cấp vốn ODA là áp lực của
công chúng nước họ. Họ cho rằng việc chính phủ cung cấp tài trợ cho các nước khác
đồng nghĩa với việc làm giảm thu nhập và mức sống của nhân dân trong nước . Áp
lực này càng trở nên mạnh mẽ hơn trong điều kiện kinh tế của các nước cung cấp viện
trợ gặp khó khăn do những suy thoái và khủng hoảng kinh tế trong nước. Điều này
xảy ra với một số nước cung cấp viện trợ như Nhật Bản trong thập kỷ 90 , Hàn Quốc

trong những năm cuối thập kỷ 90 ,sau khi khủng hoảng khu vực Đông Á và Đông
Nam Á …và ảnh hưởng đến những chương trình đầu tư trong nước.
5.2. Đối với các nước tiếp nhận vốn ODA.
+ Tác dụng tích cực:
-Thứ nhất, Viện trợ đẩy tăng trưởng kinh tế , giảm tình trạng nghèo đói , cải thiện
các chỉ tiêu xã hội.
Viện trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: mối quan hệ giữa viện trợ và tăng trưởng
bình quân đầu người ở các nước đang phát triển không phải dễ dàng nhìn thấy được .
Bởi vì viện trợ chỉ tác động một cách gián tiếp đến tăng trưởng thông qua việc tăng
9


vốn đầu tư vào lĩnh vực chủ yếu hỗ trợ lĩnh vực khác tạo đà phát triển. Đó là cơ sơ hạ
tầng.
Viện trợ góp phần làm giảm đói nghèo : mục tiêu chính của viện trợ là làm giảm
đói nghèo . Q trình giảm đói nghèo ở các nước đang phát triển có mối quan hệ chặt
chẽ với thu nhập bình quân đầu người . Với các nước tăng trưởng nhanh thu nhập của
người nghèo tăng nhanh, mức độ đói nghèo sẽ giảm xuống. Bình quân ở các nước
đang phát triển có thu nhập đầu người tăng thêm 1% , dẫn đến tỷ lệ nghèo đói giảm
xuống 2% . Nói cách khác, các nước có cơ chế quản lý tốt viện trợ tăng 1% GDP thực
tế tạo thêm 0,5% tăng trưởng và do vậy dẫn tới giảm tỷ lệ đói nghèo xuống 1%. Là
chìa khố tạo bước nhảy vọt để giảm nghèo.ODA góp phần làm thu nhập quốc dân
trên đầu người Việt Nam tăng từ mức 100 USD/ người năm 1990 lên 403 USD /
người năm 2000 và 726 USD / người năm 2006. Theo Chương trình Phát triển Liên
Hợp Quốc, Việt Nam đã giảm tỷ lệ nghèo từ 58,1% năm 1993 xuống cịn 24,1% năm
2004. (Tính theo tỷ lệ người sống dưới mức 1 đơ-la một ngày). Chính phủ Việt Nam
hy vọng giảm tỷ lệ nghèo xuống còn 11% vào năm 2010.
Theo ông Ayumi Konishi, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam
thì: “Việt Nam là một trong số ít các nước (đang phát triển) đã thành công trong việc
gắn kết tăng trưởng kinh tế với xố đói giảm nghèo.”

Viện trợ góp phần cải thiện các chỉ tiêu xã hội: Tăng trưởng rõ ràng có tác động lớn
đến cải thiện các chỉ tiêu xã hội, như tuổi thọ, tỷ lệ nhập học, tỷ lệ trẻ em sơ sinh tử
vong ,tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng quan hệ chặt chẽ với thu nhập bình quân đầu người
hay quan hệ chặt chẽ với viện trợ .
- Thứ hai, Viện trợ thúc đẩy đầu tư.
Viện trợ bổ sung cho nguồn vốn trong nước.Tất cả các quốc gia khi thực hiện
CNH-HĐH đều cần một lượng vốn đầu tư rất lớn và đây là một thách thức với các
nước đang phát triển. Vốn đầu tư lấy từ nguồn trong nứơc là chính , nhưng nguồn vốn
này hiện đang rất hạn hẹp, cần bổ sung bằng nguồn vốn ODA . Được thực hiện đầu tư
cải thiện cơ sở hạ tầng , xây dựng giao thơng …lĩnh vực mà ít nhà đầu tư quan tâm vì
lợi nhuận ít, thu hồi vốn chậm , tiền vốn lớn.
Viện trợ thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) : Nhờ có viện trợ mà
nước nhận tài trợ có cơ chế quản lý tốt sẽ tạo ra môi trường thuận lợi , hấp dẫn nhà
đầu tư nước ngồi ; có cơ sở hạ tầng vững chắc , giao thông thuận tiện , hệ thống pháp
luật ổn định…Do đó nguồn FDI được thu hút nhiều hơn, sử dụng hiệu quả hơn.
Viện trợ thúc đẩy đầu tư tư nhân .Viện trợ tăng với quy mô 1% GDP sẽ làm tăng
đầu tư tư nhân trên 1,9% GDP . Do vậy các nhà đầu tư tư nhân rất ủng hộ sự kết hợp
giữa cơ chế quản lý tốt với viện trợ nước ngoài.
Viện trợ giúp cải thiện thể chế và chính sách kinh tế.
- Thứ ba, Tiếp cận với thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến và phát triển
nguồn nhân lực: thơng qua hình thức viện trợ kèm theo rằng buộc phải sử dụng dịch
vụ , hàng hoá của các nhà tài trợ , nước nhận đầu tư có cơ hội được tiếp cận với
những công nghệ sản xuất quản lý tiên tiến . Nhận thấy vai trò then chốt của phát triển
nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế thì các nhà tài trợ rất chú trọng ưu tiên cho
10


lĩnh vực này. Đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao , tác phong làm việc cơng
nghiệp có khả năng đáp ứng yêu cầu nhà tài trợ thì hiệu quả dự án mới cao. Đầu tư
cho nguồn nhân lực mang lại hiệu quả lâu dài.

+Tác dụng tiêu cực:
Hạn chế lớn nhất của viện trợ phát triển chính thức là các nước nếu muốn nhận
được nguồn vốn này phải đáp ứng các yêu cầu của bên viện trợ . Thông thường sẽ bị
rằng buộc về kinh tế, chính trị.
Tình trạng tập trung ODA vào các thành phố lớn trọng điểm tạo ra sự mất cân đối
trong cơ cấu đầu tư và gián tiếp tạo hố ngăn cách giàu nghèo.
Nguồn vốn ODA dễ tạo ra tham nhũng trong các quan chức chính phủ nếu khơng có
kiểm sốt chặt chẽ. Tránh trở thành con nợ của thế giới .
=>Tóm lại, nguồn vốn ODA chỉ phát huy tác dụng của nó trong một cơ chế quản
lý tốt , mơi trường chính trị ổn định , chính sách thơng thống. Ngược lại, thì chẳng
những khơng phát huy tác dung tích cực mà để lại gánh nặng nợ nần.
Quảng Ninh đang là tỉnh phát triển , hiện đang mong muốn thu hút nhiều ODA và sử
dụng nó một cách có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và sự nghiệp
đất nước nói chung.Vì vậy tỉnh cần nhận thức tầm quan trọng vốn ODA mà có giải
pháp hợp lý.
II.

XU HƯỚNG MỚI CỦA ODA TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY.

Dòng vốn ODA đã và đang khởi động có nhiều sắc thái mới .
- Ngày càng có thêm nhiều các cam kết quan trọng.
mục tiêu của Kiến tạo thế kỷ 21 – vai trò của hợp tác phát triển đã được các nước
thành viên DAC xác định là : vào năm 2015 sẽ giảm 50% người sống ở mức
nghèo khổ trên thế giới, phổ cập giáo dục tiểu học ở tất cả các nước…
- Đi đôi với việc bảo vệ môi trường.
hiệp nghị về môi trường và phát triển liên hiệp quốc được tổ chức vào tháng 6/
1992 . Các tổ chức tài chính quốc tế như WB hay ADB cũng đã điều chỉnh chính
sách viện trợ ưu tiên cho những hoạt động bảo vệ môi trường , tạo môi trường
trong sạch đẹp.
- Nâng cao vai trị của phụ nữ trong q trình phát triển .

phụ nữ đóng vai trị quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội ở các nước đang phát
triển , vì vậy việc khuyến khích họ tham gia vào hoạt động kinh tế mang lại hiệu
quả cao , không biết bao doanh nhân thành đạt là phụ nữ,. “ Phụ nữ trong phát
triển – Woman in development (WID)” là một quan điểm đề cao vai trò người phụ
nữ. Nhật Bản khẳng định quan điểm khuyến khích WID trong chương trình ODA
của mình. Nhật tích cực đầu tư cho quỹ phát triển phụ nữ của liên hợp quốc , viện
nghiên cứu và đào tạo quốc tế về sự tiến bộ của phụ nữ và các tổ chức kinh tế
khác có liên quan đến WID.
- Cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong thu hút vốn ODA ngày một
tăng.
11


mặc dù các nước ODA cam kết chỉ trích 0,7% GNP của mình để viện trợ cho các
nước đang phát triển song chưa có nước nào thực hiện cam kết này. Nhật Bản và
Mỹ là những nước cung cấp ODA lớn nhật thế giới mà cũng chỉ dành 0,35% GNP
hàng năm . Lượng vốn ODA có xu hướng giảm , trong khi nhu cầu về vốn cho
đầu tư của các nước đang phát triển không ngừng tăng lên. Đứng trước thực trạng
thiếu vốn này thì sự cạnh tranh giữa các nước đang phát triển khơng có vấn đề nêu
trên nhằm thu hút vốn ODA là điều kiện tất yếu . Các nước đã phải hồn thiện
mơi trường đầu tư trong nước ( như thủ tục hành chính , hồn thiện môi trường
pháp lý …) để tạo niềm tin ở các nhà tài trợ.
III.

NỘI DUNG CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ODA VÀO TỈNH QUẢNG
NINH.

Trong hơn 10 năm qua , trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có 44 dự án sử dụng vốn
ODA . Xét một cách tổng quát thì hầu hết các dự án ODA do các Bộ, ngành ở trung
ương vận động và đưa về giải ngân tại Quảng Ninh. Hay nói cách khác Quảng Ninh là

đơn vị thụ hưởng dự án và chỉ tham gia vào giai đoạn triển khai sử dụng vốn của một
chu trình thực hiện ODA . Tuy nhiên thông qua một số dự án do tỉnh tự vận động để
có thể thấy rõ vai trò của vốn ODA đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh.
Việc thu hút và sử dụng vốn ODA đã được thực hiện với cơ sở pháp lý là Nghị định
số 17/2001/NĐ-CP, Nghị định 131/ 2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành
quy chế quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và thông tư số
06/2001/TT-BKH , thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 hướng dẫn thực
hiện các nghị định trên.
Chức năng nhiệm vụ được phân công như sau:
- Bộ kế hoạch và đầu tư là cơ quan đầu mối của Chính phủ trong việc điều phối
và quản lý các chương trình , dự án ODA bao gồm nội dung các cơng việc
khép kín của một chu trình dự án ODA .
- Bộ tài chính được Chính Phủ uỷ quyền đại diện ký kết các điều ước ODA ; tổ
chức đàm phán các hiệp định vay ưu đãi và quản lý tài chính.
- Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh , thành phố tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của
mính tham gia vào các khâu của chu trình dự án ODA.
- Tại tỉnh Quảng Ninh là cơ quan đầu mối vận động, thu hút, điều phối quản lý
vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ của tỉnh; hướng dẫn các Sở,
ban, ngành xây dựng danh mục và nội dung các chương trình sử dụng vốn
ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; tổng hợp danh mục các chương
trình dự án sử dụng vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ trình
UBND tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Chủ trì, theo dõi và đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA và các
nguồn viện trợ phi Chính phủ; làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị
Chủ tịch UBND tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc giữa Sở Tài chính với Sở Kế
12


hoạch và Đầu tư trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện các dự án ODA

và các nguồn viện trợ phi Chính phủ có liên quan đến nhiều Sở, ban, ngành, cấp
huyện, thành phố và cấp xã; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả
thu hút sử dụng ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ.
- Cơ quan đầu mối được phân cơng là sở kế hoạch và đầu tư. Có chức năng giúp
UBND tỉnh trong việc quản lý thu hút và sử dụng vốn ODA , là cầu nối giữa địa
phương với trung ương và với các địa phương trong tỉnh thụ hưởng ODA ; có
trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị ; cơ quan soạn thảo các văn kiện chương trình ,
dự án và triển khai thực hiện theo đúng các quy định của nhà nước.

CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ODA CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾXÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2001-2008.
KHÁI QUÁT CHUNG TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ODA Ở VIỆT NAM
THỜI GIAN VỪA QUA.
Giai đoạn từ 1993 đến nay, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của cộng
đồng các nhà tài trợ quốc tế đối với công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn hỗ
I.

13


trợ phát triển chính thức ODA đã đóng vai trị quan trọng, góp phần giúp Việt Nam
đạt được tăng trưởng kinh tế, xố đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân.
Trong bối cảnh tình hình hiện nay, khi nguồn ODA khó có khả năng gia tăng trong
khi nhu cầu phát triển đòi hỏi nguồn lực này rất lớn, Chính phủ Việt Nam cam kết
hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ODA.
Hiện nay Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác phát triển với 25
nhà tài trợ song phương, 19 đối tác đa phương và hơn 350 tổ chức phi Chính phủ
nước ngồi (NGO). Từ năm 1993 tới nay, Việt Nam đã hợp tác với cộng đồng các
nhà tài trợ tổ chức thành công 9 Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (Hội nghị CG)
và được cộng đồng tài trợ cam kết hỗ trợ nguồn vốn ODA với giá trị là 19,94 tỷ USD:

Bảng1.2. Cam kết và thực hiện ODA thời kỳ 2001-2008.
Năm
Tổng số
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008

Cam kêt vốn ODA
(triệu USD)
19.940
1.810
1.940
2.260
2.430
2.400
*2.200
**2.100
2.400

Thực hiện ODA
( triệu USD)
9.571
413
725
737

900
1.000
1.242
1.350
1.650
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Ðầu tư

Ghi chú: (*) Chưa kể 0,5 tỷ USD dự định hỗ trợ cải cách kinh tế
(**) Chưa kể 0,7 tỷ USD dự định hỗ trợ cải cách kinh tế
Ðể sử dụng nguồn vốn ODA đã cam kết, từ 1993 - 2001, Chính phủ Việt Nam đã
ký kết với các nhà tài trợ các Ðiều ước quốc tế cụ thể về ODA trị giá 14,72 tỷ USD,
đạt khoảng 73,8% tổng vốn ODA đã cam kết tính đến hết năm 2001, trong đó, ODA
vốn vay khoảng 12,35 tỷ USD (84%) và ODA vốn viện trợ khơng hồn lại khoảng
2,37 tỷ USD (16%). Tình hình thực hiện ODA đã có bước tiến triển khá, năm sau cao
hơn năm trước và thực hiện tốt kế hoạch giải ngân hằng năm. Từ năm 1993 tới hết
năm 2001 vốn ODA giải ngân khoảng 9,5 tỉ USD, tương đương với khoảng 54% tổng
nguồn vốn ODA đã cam kết.
Nguồn vốn ODA đã được tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội
ưu tiên của Chính phủ, đó là: năng lượng điện (24%); ngành giao thông (27,5%); phát
triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm cả thuỷ sản, lâm nghiệp, thuỷ lợi (12,74 %);
14


ngành cấp thoát nước (7,8%); các ngành y tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ - mơi trường (11,87%).
Ngồi ra, nguồn ODA cũng hỗ trợ đáng kể cho ngân sách của Chính phủ để thực
hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế và thực hiện chính sách cải cách kinh tế (các khoản tín
dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế mở rộng, Quỹ Miyazawa,
PRGF và PRSC).
Trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư bằng vốn ODA đã hoàn thành và được
đưa vào sử dụng, góp phần tăng trưởng kinh tế, xố đói, giảm nghèo như Nhà máy

Nhiệt điện Phú Mỹ 2 -1; nhà máy thủy điện sông Hinh; một số dự án giao thông quan
trọng như Quốc lộ 5, Quốc lộ 1A (đoạn Hà Nội - Vinh, đoạn thành phố Hồ Chí MinhCần Thơ, đoạn thành phố Hồ Chí Minh- Nha Trang), cầu Mỹ Thuận..; nhiều trường
tiểu học đã được xây mới, cải tạo tại hầu hết các tỉnh; một số bệnh viện ở các thành
phố, thị xã như bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bệnh viện Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí
Minh); nhiều trạm y tế xã đã được cải tạo hoặc xây mới; các hệ thống cấp nước sinh
hoạt ở nhiều tỉnh thành phố cũng như ở nơng thơn, vùng núi. Các chương trình dân số
và phát triển, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, tiêm chủng mở rộng được thực hiện
một cách có hiệu quả. Ngồi ra, cịn hàng loạt các cơng trình mới đầu tư bằng nguồn
vốn ODA sẽ được đưa vào hoạt động trong thời gian tới.
Nhìn chung, việc sử dụng ODA trong thời gian qua là có hiệu quả, hỗ trợ tích cực cho
q trình phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Ðạt được kết quả trên, là do các ngun nhân chủ yếu sau đây:
(1) Chính phủ ln coi trọng việc hồn thiện mơi trường pháp lý để quản lý và sử
dụng hiệu quả nguồn vốn ODA. Tiếp theo Nghị định 20/CP của Chính phủ ban hành
năm 1993, Nghị định 87/CP ban hành năm 1997 về quản lý và sử dụng ODA, ngày 4
tháng 5 năm 2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2001/NÐ-CP (thay thế
Nghị định 87/CP). Bên cạnh đó, nhiều văn bản pháp quy khác cũng được ban hành
nhằm quản lý và tạo điều kiện thực hiện nguồn vốn ODA như Nghị định số
90/1998/NÐ-CP ngày 7/11/1998 về Quy chế vay và trả nợ nước ngoài; Quyết định
223/1999/QÐ-TTg ngày 7/12/1999 về Thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các dự án
sử dụng vốn ODA; Quyết định 211/1998/QÐ-TTg ngày 31/10/1998 về Quy chế
chuyên gia đối với các dự án ODA ...
(2) Việc chỉ đạo thực hiện ODA của Chính phủ kịp thời và cụ thể như đảm bảo vốn
đối ứng, vấn đề thuế VAT đối với các chương trình, dự án ODA, nhờ vậy nhiều
vướng mắc trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA đã được tháo gỡ.
(3) Công tác theo dõi và đánh giá dự án ODA đã đạt bước tiến bộ. Nghị định
17/2001/NÐ-CP đã tạo khuôn khổ pháp lý tổ chức hệ thống theo dõi và đánh giá
chương trình, dự án ODA từ các Bộ, ngành trung ương tới địa phương và các Ban
quản lý dự án. Trong năm 2000 và đầu năm 2001, Chính phủ đã giao liên bộ Bộ Tài
chính, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư và các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra và đánh

giá tình hình sử dụng vốn vay đối với một số chương trình, dự án ODA. Kết quả kiểm
tra và đánh giá cho thấy về cơ bản các dự án ODA vốn vay có hiệu quả. Tuy nhiên
15


cũng phát hiện một số mặt còn yếu kém, nhất là cơng tác tổ chức thực hiện các
chương trình, dự án ODA.
(4) Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ nhằm tăng cường quản lý
ODA, làm hài hoà thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ để thúc đẩy tiến trình thực
hiện các chương trình, dự án ODA: Ngày 12-13 tháng 4 năm 2000, tại Ðồ Sơn, Bộ Kế
hoạch và Ðầu tư đã phối hợp với 3 nhà tài trợ (ADB, Nhật Bản, WB) tổ chức Hội
nghị lần thứ nhất về quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA nhằm xác định và
tháo gỡ những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình, dự án ODA;
tiếp đó ngày 31 tháng 8 năm 2001, Hội nghị lần thứ 2 với nội dung trên đã được tổ
chức tại Hà Nội nhằm cập nhật và đánh giá tình hình thực hiện các biện pháp đã đề ra
để cải thiện quá trình thực hiện vốn ODA. Một nhóm các nhà tài trợ khác, gồm Anh,
Na uy, Phần Lan, Thuỵ Ðiển, Ðan Mạch, Thụy Sỹ đã phối hợp với các cơ quan của
Chính phủ hoàn tất một số nghiên cứu về hài hoà thủ tục ODA.
Thực tiễn đã cho thấy hài hoà thủ tục giữa Chính phủ và nhà tài trợ là một trong
những cách tiếp cận đúng đắn để bảo đảm chất lượng và tiến độ thực hiện ODA.
(5) Năng lực thực hiện và quản lý các chương trình, dự án ODA đã có bước tiến
bộ. Bằng nhiều hình thức đào tạo khác nhau và qua thực tế thực hiện dự án, nhiều cán
bộ của Việt Nam từ cấp cơ quan quản lý vĩ mô tới các Ban quản lý dự án đã làm quen
và tích luỹ được kinh nghiệm thực hiện và quản lý nguồn vốn ODA.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 3 tháng đầu 2008, công tác vận
độn Việt Nam vẫn thuộc diện các quốc gia được hưởng nguồn viện trợ nước ngoài.
Năm 2004, số vốn cam kết của các nhà tài trợ cho Việt Nam lên tới 3,4 tỷ đô-la, so
với 2,7 tỷ đô-la năm 2003. Theo Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD), Việt
Nam nằm trong nhóm 10 nước tiếp nhận viện trợ ODA lớn nhất. Cơ sở hạ tầng là lĩnh
vực thu hút viện trợ ODA lớn nhất, chiếm tới 6 trên 10 dự án lớn nhất.

Tuy nhiên, vốn vay chiếm phần lớn trong tổng viện trợ ODA, hiện bằng khoảng 67%
viện trợ ODA. Và số viện trợ được giải ngân trong 11 năm qua chỉ bằng ½ viện trợ
cam kết. Đến năm 2004, một số khoản nợ đầu tiên của Việt Nam đã tới hạn phải trả.
Tổng số nợ Chính phủ/GDP hiện đã lên tới 39%, tỷ lệ dịch vụ trả nợ so với kim ngạch
xuất khẩu là 9,9% và bằng 6% tổng thu ngân sách. Các nguồn ODA là những khoản
tiền đáng quý song phải chú ý đến tính hai mặt của nguồn lực này để đầu tư đúng chỗ
và tránh lãng phí.
Những thành tích sử dụng viện trợ cho xố đói giảm nghèo và phát triển bền vững
của Việt Nam trong năm 2004 là tín hiệu cho thấy Việt Nam đang sử dụng có hiệu
quả ODA. Các dự án phát triển nông thôn và cơ sở hạ tầng hàng năm đã giúp cải thiện
đời sống địa phương và nâng cao tiềm lực sản xuất của địa phương, góp phần thúc
đẩy sự phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Cam kết ODA cho
Việt Nam năm 2006 đạt 3,75 tỉ USD, năm 2007 là 4,45 tỉ USD, còn cho năm 2008
con số này là 5,426 tỷ USD. Đây là mức cam kết kỷ lục, nâng tổng giá trị ODA cam
kết trong 2 năm 2006-2007 đạt gần 9,88 tỷ USD, bằng 49% dự báo cam kết vốn ODA
cho cả thời kỳ 2006-2010. Các nhà tài trợ cũng đang có sự chuyển dịch tài trợ khi đã
đi vào các dự án lớn. Trước đây, ODA chủ yếu cho các dự án xố đói giảm nghèo, vệ
16


sinh môi trường, nhưng hiện đang chuyển hướng sang đầu tư xây dựng các cơ sở hạ
tầng có quy mơ lớn. Điều này tạo điều kiện cho nước ta khởi công các dự án cơ sở hạ
tầng phục vụ cho sự phát triển lâu dài và bền vững. Chẳng hạn như 3 dự án lớn của
Nhật Bản là đường sắt Bắc – Nam cao tốc, đường bộ Bắc – Nam cao tốc, Khu cơng
nghệ cao Hồ Lạc, rồi dự án đường xe điện ngầm ở TP.HCM cũng do Nhật Bản tài
trợ, dự án đường xe điện ngầm ở Hà Nội do Pháp và Nhật Bản tài trợ, các dự án khác
như tuyến đường Hà Nội – Lào Cai do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đồng tài
trợ với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD)...
Hiện nay các cơng trình sử dụng vốn ODA đang được triển khai đúng kế hoạch nên
khả năng giải ngân năm 2008 hồn tồn có thể thực hiện đúng tiến độ.Tính đến hết

quý I/2008, tổng giá trị ODA ký kết thông qua các hiệp định cụ thể với các nhà tài trợ
đạt 369,06 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó vốn vay đạt
342,69 triệu USD và vốn viện trợ khơng hồn lại đạt 26,37 triệu USD. Trong số này
có những dự án tài trợ lớn như: ADB tài trợ cho dự án “Đường hành lang ven biển
phía Nam thuộc tiểu vùng Mê Kông mở rộng” 150 triệu USD; Nhật Bản tài trợ
“Chương trình ngân hàng - tài chính III” 75 triệu USD; dự án “Giáo dục trung học cơ
sở vùng khó khăn nhất” trị giá 50 triệu USD, “Chương trình tín dụng hỗ trợ giảm
nghèo lần thứ 6” (PRRSC6) trị giá 30,67 triệu USD...
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do những biến động của thị trường, tình hình lạm phát
vẫn gia tăng, nhưng nhờ những nỗ lực và các giải pháp của Chính phủ đề ra nhằm
hồn thiện thể chế về quản lý và sử dụng vốn ODA, tình hình thu hút vốn ODA trong
quý 2/2008 vẫn được đánh giá rất khả quan. Theo Vụ Kinh tế đối ngoại Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, trong quý 2/2008 này Việt Nam sẽ ký với Nhật Bản các Hiệp định trị giá
khoảng 1 tỷ USD cho một số dự án cơ sở hạ tầng thiết yếu, ký với Liên minh châu Âu
(EU) Hiệp định trị giá 10,8 triệu USD cho Dự án: “Phát triển nguồn nhân lực du lịch
Việt Nam”, ký với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) Hiệp định trị giá 1,5 triệu Euro
(khoảng 2,3 triệu USD) viện trợ khơng hồn lại cho Quỹ Đầu tư phát triển đô thị
Tp.HCM (HIFU)... Cụ thể năm 2008 đã tập trung vào 4 điểm sau:
Thứ nhất, các ngành, các địa phương tập trung rà soát lại các cơng trình sử dụng
vốn ODA do mình quản lý để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ
chế, chính sách nhằm tăng cường năng lực quản lý và sử dụng vốn ODA, đào tạo cán
bộ quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp và bền vững.
Thứ hai, các địa phương phải tổ chức tốt việc thực hiện Đề án định hướng thu hút
và sử dụng nguồn hỗ trợ chính thức (ODA) thời kỳ 2006-2010 và Kế hoạch hành
động thực hiện Đề án này.
Thứ ba, tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 48/2008/QĐ-TTg ngày 3/4/2008 ban
hành Hướng dẫn chung lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát
triển chính thức của Nhóm 5 ngân hàng, gồm: Ngân hàng Phát triển châu Á, Cơ quan
Phát triển Pháp, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng Tái thiết Đức,
Ngân hàng Thế giới. Phối hợp với 5 nhóm ngân hàng này để thực hiện các giải pháp

cấp bách và Kế hoạch hành động cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án
ODA thời kỳ 2006-2010.
17


Thứ tư, tổ chức thực hiện theo “Khung theo dõi và đánh giá các chương trình, dự
án ODA thời kỳ 2006-2010” để có những đánh giá, điều chỉnh kịp thời nhằm hạn chế
tình trạng chậm giải ngân và để xây dựng kế hoạch cho những dự án tiếp theo.
=>Như vậy trong 5 năm gần đây Việt Nam liên tục đạt kỷ lục trong thu hút vốn
ODA. Điều này chứng minh cho thực tế hiện nay Việt Nam đang nhận được sự ủng
hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với chính sách phát triển kinh tế. Tuy vậy
cơng tác quản lý và sử dụng ODA ở Việt Nam cũng cịn có những mặt yếu kém và
đứng trước những khó khăn, thách thức, nhất là ở các khâu chuẩn bị, tổ chức thực
hiện và theo dõi đánh giá dự án.
II.TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ODA Ở TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 20012008.
1. Giới thiệu tổng quan về tình hình đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh thời gian qua.
1.1.Vị trí địa lý và điếu kiện thuận lợi của tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh là tỉnh nằm ở phía Đơng Bắc Việt Nam, có tổng diện tích tự nhiên
tồn tỉnh là: 6.110,81 km2, bờ biển dài 250 km, có biên giới đất liền với Trung Quốc
132,8 km; phía Bắc Giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Tây Trung Quốc; phía Tây
giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương; phía Nam giáp thành phố Hải Phịng; phía Đơng giáp
vịnh Bắc Bộ.
+Tỉnh Quảng Ninh có 1 thành phố, 3 thị xã, 10 huyện gồm: Thành phố Hạ Long; Các
thị xã: Cẩm Phả, ng Bí, Móng Cái; Các huyện: Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên
Yên, Ba Chẽ, Vân Đồn, Hồnh Bồ, Đơng Triều, Cơ Tơ, n Hưng.
+ Địa hình: Tỉnh Quảng Ninh có địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng ven
biển và biển khơi được chia thành hai vùng chính:
Miền Tây: Gồm các địa phương Đơng Triều, ng Bí, n Hưng, Hồnh Bồ, Hạ
Long, Cẩm Phả; vùng này có diện tích: 2.337,5 km2, được xác định là vùng kinh tế
động lực của tỉnh, tập trung phần lớn tài nguyên khoáng sản, thuận lợi phát triển cơng

nghiệp khai khống, sản xuất vật liệu xây dựng. Ngồi ra, khu vực ven biển cịn có
các vũng, vịnh, đầm, đảo thuận tiện nuôi trồng thủy sản, phát triển nghề cá, du lịch,
dịch vụ cảng biển.
Miền Đông: Gồm các huyện Ba Chẽ, Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Bình Liêu, Hải
Hà, Cơ Tơ và thị xã Móng Cái; vùng này có diện tích: 3562 km2, là vùng có biên giới
đất liền với Trung Quốc, mật độ dân cư thưa, chủ yếu là núi, đồi, độ dốc lớn, địa hình
bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều thung lũng và khe suối, thuận tiện cho việc phát triển
chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây công nghiệp, cây đặc sản và phát triển buôn bán
qua biên giới với Trung Quốc.
+ Quảng Ninh có tiềm năng kinh tế đa dạng và phong phú.
Than đá là nguồn tài nguyên chính. Từ lâu Quảng Ninh đã là khu công nghiệp than
lớn của cả nước, trữ lượng khoảng 3 tỉ tấn. Mỗi năm khai thác 6 - 7 triệu tấn than.
Quảng Ninh là vùng du lịch nổi tiếng, có Vịnh Hạ Long được UNESCO cơng nhận là
Di sản thiên nhiên của thế giới.
18


Ngồi than, Quảng Ninh có ưu thế về vật liệu xây dựng (đá vôi, đất sét, cát, đá
Pyproxit Tấn Mài...) để sản xuất gạch, ngói, xi măng, đáp ứng nhu cầu nguyên, nhiên
liệu cho nhiều ngành công nghiệp trong cả nước. Quảng Ninh có thuận lợi về kinh tế
cảng biển, trong đó có cảng nước sâu Cái Lân, tương lai là một trong những cảng
quan trọng của quốc gia.
Đất nông nghiệp có trên 74.000 ha, trong đó 35.000 ha đất canh tác, sản xuất mỗi
năm 150 - 160 ngàn tấn lương thực, đáp ứng cơ bản nhu cầu khu vực nơng thơn. Đất
lâm nghiệp có 390.000 ha, tỉ lệ che phủ của rừng đạt trên 23%.
Ven biển , cá biển 20000 -25000 tấn/năm. Hơn 40000 ha bãi biển , 20 ha eo vịnh và
hàng chục ha vùng nông ven vịnh Hạ Long, Bái Tử Long.
1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Quảng.
Kinh tế tăng trưởng ở mức cao, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP, giá so sánh) ước
tăng 12,8% so với cùng kỳ; các nguồn lực và các ngành có lợi thế được phát huy đời

sống nhân dân tiếp tục cải thiện...Tính chung trong lĩnh vực dịch vụ, giá trị tăng thêm
6 tháng đầu năm 2008 ước đạt 3.336,8 tỷ đồng, tăng 18,4% so với cùng kỳ, cao hơn
mức kế hoạch đề ra của cả năm từ 1,4 – 2,4% (kế hoạch 16 - 17%). Các hoạt động
thương mại và dịch vụ diễn ra khá sôi động và đạt tốc độ tăng trưởng cao. Với tổng
mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội ước đạt 6.398,9 tỷ đồng, tăng 30%
so với cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tăng khá, tổng thu ngoại tệ ước
đạt 653 triệu USD, tăng 16,8%, trong đó xuất khẩu hàng hoá 649 triệu USD; kinh
doanh dịch vụ thu ngoại tệ ước đạt 4,2 triệu USD, tăng 9,6%. Một số sản phẩm xuất
khẩu tăng khá so với cùng kỳ là: Than, tùng hương, dầu thực vật, gạch ngói...
Khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt 2,16 triệu lượt người, bằng 65% kế hoạch,
tăng 32% so với cùng kỳ (trong đó khách quốc tế 767 ngàn lượt). Cơ cấu khách quốc
tế đến Quảng Ninh có những tín hiệu tích cực. Số khách đến từ Trung Quốc tăng 2,3
lần, Nhật Bản tăng 1,5 lần, Thái Lan tăng 2 lần, Pháp tăng 0,78 lần, Anh tăng 2,08
lần; lượng khách lưu trú tăng 41%. Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 1.107.480 triệu
đồng, đạt 85% kế hoạch năm. Đặc biệt doanh thu từ dịch vụ vui chơi có thưởng, hoạt
động lữ hành, phịng nghỉ, ăn uống, bán hàng hố tăng cao. Mơ hình tàu lưu trú nghỉ
đêm trên vịnh đạt kết quả rất tốt. Trong 6 tháng đã có 9.380 chuyến tàu lưu trú trên
vịnh với khoảng 115.400 lượt khách nghỉ. Sự chuyển biến cả về chất và lượng của
ngành Du lịch với các chỉ tiêu tăng cao so với cùng kỳ và gần đạt kế hoạch năm là do
lượng khách du lịch bằng đường biển đến Hạ Long đông nhất từ trước đến nay. Mỗi
tháng trung bình đón từ 10.000- 12.000 lượt khách. Mơ hình thí điểm quản lý hoạt
động lữ hành Trung Quốc đi du lịch bằng tàu biển bước đầu đạt kết quả tốt, được
khách du lịch đánh giá cao.Du lịch được coi là ngành dẫn đầu tàu về thu nhập ở
Quảng Ninh.
Các hoạt động dịch vụ khác như giao thông - vận tải đã đáp ứng được nhu cầu sản
xuất kinh doanh và đi lại của nhân dân. Khối lượng luân chuyển hàng hoá 6 tháng đầu
năm ước tăng 11% so với cùng kỳ; luân chuyển hành khách tăng 20,8%. Tổng doanh
thu vận tải tăng 17,3%, trong đó bốc xếp cảng sông tăng 8%, cảng biển tăng 3%. Đầu
năm nay các tuyến xe buýt nội thị trên địa bàn Hạ Long, Cẩm Phả, ng Bí đã được
19



đưa vào hoạt động tạo thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân. Hoạt động bưu chính,
viễn thơng phát triển nhanh trong việc gia tăng dịch vụ cung cấp. Mạng lưới viễn
thông quốc tế, liên tỉnh, nội tỉnh tiếp tục được nâng cấp, mở rộng. Ước 6 tháng đầu
năm nay đã phát triển thêm 145.477 máy điện thoại, nâng tổng số máy điện thoại trên
địa bàn tỉnh lên 572.183 máy, đạt tỷ lệ 52 máy/100 dân. Dịch vụ tài chính, ngân hàng
đạt tốc độ tăng trưởng cao, tăng 37% so với cùng kỳ.
Đây là sự bứt phá mới về tổng vốn đầu tư so với cả năm 2006 tổng nguồn vốn đầu
tư toàn xã hội của tỉnh đạt trên 17.000 tỷ đồng thì chỉ trong 6 tháng đầu năm nay đã
đạt 11.050 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ. Đầu tư từ các doanh nghiệp Nhà nước
là 2.148 tỷ đồng (riêng TKV là 1.824 tỷ đồng). Khu vực dân cư và doanh nghiệp
ngoài quốc doanh 700 tỷ đồng; các doanh nghiệp FDI 612 tỷ đồng; các dự án lớn
(điện, xi măng…) 6.890 tỷ đồng. Khu công nghiệp Hải Hà thực hiện 15 tỷ đồng, đạt
13% kế hoạch. Tổng vốn đầu tư ngân sách Nhà nước thực hiện đạt 556 tỷ đồng, bằng
40% kế hoạch, trong đó vốn ngân sách tập trung do tỉnh quản lý thực hiện 290 tỷ
đồng. Vốn do các huyện, xã quản lý thực hiện đạt 65 tỷ đồng. Một số cơng trình trọng
điểm của tỉnh tiếp tục được quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện như: Trụ sở
liên cơ quan số 2 phấn đấu cuối năm sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong tháng 12008; sân vận động Hồng Gai đã hoàn thành bước thiết kế kỹ thuật-tổng dự tốn;
Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh đang hồn thiện để phê duyệt; Nhà hát Hạ Long
đang lựa chọn phương án kiến trúc… Nhìn chung, cơng tác đầu tư XDCB 6 tháng đầu
năm nay có chuyển biến tích cực, thể hiện ở việc triển khai kế hoạch các nguồn vốn
sớm; bố trí đúng mục tiêu (trong đó nguồn ngân sách tập trung đã dành 82% kế hoạch
vốn (280/341 tỷ đồng) bố trí cho các cơng trình hồn thành và chuyển tiếp) nên đã
hạn chế được việc dàn trải trong đầu tư. Công tác chuẩn bị thực hiện đầu tư cũng
được triển khai tích cực. Trong tổng số 69 cơng trình được ghi kế hoạch khởi cơng
mới, tính đến 30- 5, UBND tỉnh phê duyệt kết quả đấu thầu 28 công trình, phê duyệt
kế hoạch đấu thầu 14 cơng trình. Đối với nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà
nước, kế hoạch cho vay năm 2007 của Trung ương đối với các dự án trên địa bàn tỉnh
là 1.145 tỷ đồng, trong đó chủ yếu cho 2 dự án Nhà máy xi măng: Thăng Long và Hạ

Long. Hiện tại các chủ đầu tư đang tích cực triển khai thi cơng xây dựng, lắp đặt máy
móc, ước trong 6 tháng đầu năm sẽ giải ngân được 250 tỷ đồng, bằng 22% kế hoạch.
Về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Trong 6 tháng đầu năm tỉnh đã chỉ đạo
các ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án sử dụng vốn ODA trên
địa bàn như: Dự án thốt nước vệ sinh mơi trường Hạ Long - Cẩm Phả, y tế nông
thôn, trồng rừng Việt - Đức… Hiện nay 2 dự án sử dụng nguồn vốn ODA của (Nhật
Bản) đã được đồng ý về chủ trương đầu tư là Dự án bảo vệ môi trường thành phố Hạ
Long (230 triệu USD) và dự án Cầu Vân Tiên (90 triệu USD), tỉnh đang hoàn thiện
cung cấp hồ sơ theo yêu cầu của các Bộ, ngành Trung ương và nhà đầu tư.
Đánh giá tình hình kinh tế- xã hội 6 tháng đầu năm thấy rằng: Mặc dù kinh tế duy trì
tăng trưởng ở mức cao, các ngành kinh tế trọng điểm chưa đạt kế hoạch đề ra. Để
hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả năm 2008 địi hỏi phải có sự nỗ lực
phấn đấu cao hơn nữa của toàn tỉnh.
20


2. Khái quát chung tình hình thu hút vốn ODA vào tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2001-2008.
2.1.Tình hình thu hút vốn ODA chung .
2.1.1.Tình hính cam kết và ký kết ODA.
Là tỉnh có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài ngun thiên nhiên phong phú
chính vì vậy Quảng Ninh sớm được chú ý của các nhà đầu tư. Đến năm 1990 , Quảng
Ninh đã thu hút được khoản ODA đầu tiên. Hầu như trong suốt giai đoạn 1990 đến
1998 , các khoản ODA được cam kết và ký kết chủ yếu là do các cơ quan trung ương
thực hiện và phân bổ về Quảng Ninh thực hiện giống như phân bổ ngân sách nhà
nước hàng năm. Trong giai đoạn hiện nay tình hình cam kết có điều kiện thay đổi
càng khó khăn hơn cho việc vay ODA nhưng khơng thể phủ nhận được lượng vốn
ODA ký kết đã bước đầu tăng lên. Được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.3. Tình hình cam kết và ký kết ODA qua các thời kỳ.
Hình thức

hợp
tác
ODA
Song
phương
Đa phương

1990-1995
Gía trị tài
trợ
59

1996-2000
Gía trị tài
trợ
50.97

2001-2005
Gía trị tài
trợ
243.95

2005-2010
Gía trị tài
trợ
15.29

Tổng cộng
Gía trị tài
trợ

369.21

4.3

0

38.73

9.02

52.05

Tổng cộng

63.3

50.97

282.68

24.31

421.26

Ghi chú : - Các dự án ODA lớn hầu hết được thực hiện trong nhiều năm.
- Các dự án chỉ tính 1 lần.
Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh
2.1.2.Về quy mô và cơ cấu vốn ODA.
Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển là khâu quyết định đối với sự nghiệp
phát triển của mỗi địa phương . Nhận thức được tầm quan trọng này tỉnh Quảng

Ninh đã tập trung huy động các nguồn lực , trong đó dành sự ưu tiên huy động vốn
ODA thông qua các chương trình xây dựng hạ tẩng (điện , giao thơng nơng thơn,
các cơng trính cấp thoat nước…). Đến nay Quảng Ninh thu hút được 44 dự án vốn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) , với tổng số tài trợ 420 triệu USD trong đó có
32 dự án đã kết thúc với giá trị tài trợ 142 triệu USD ;12 dự án đang triển khai ở
các mức độ khác nhau với giá trị tài trợ khoảng278 triệu USD . Trong đó , các dự
án viện trợ khơng hồn lại có 30 dự án với số vốn tài trợ khoảng 133 triệu USD
chiếm khoảng 31.67% và vốn vay có 14 dự án với số vốn khoảng 287 triệu USD
chiếm 68.33% tổng giá trị vốn ODA của Quảng Ninh. Các dự án ODA tập trung
21


chủ yếu trong lĩnh vực giao thông (chiếm 45%), lĩnh vực cấp thốt nước ( chiếm
42%), lĩnh vực mơi trường , y tế , giáo dục , văn hoá …chiếm phần còn lại.
Phần lớn các khoản vay ODA của Quảng Ninh đều hương lãi suất ưu đãi khoảng
từ (0.75%-2%/năm), với thời hạn vay thường dài trên 30 năm và có khoảng 10
năm ân hạn . Mức độ giải ngân vốn ODA của các dự án là khác nhau. thường phụ
thuộc vào tính chất và thời gian thực hiện .
Nhưng nhìn chung thì cơ cấu vốn ODA trong tổng vốn đầu tư còn khá khiêm tốn
chỉ đạt 3,36% năm 2004 thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước (1315%).
2.1.3.Tình hình thu hút ODA vào Quảng Ninh theo đối tác viện trợ.
Trong số đó, dự án viện trợ của chính phủ các nước Ơxtrâylia, Đức, Thái Lan, Nhật
Bản chiếm 45-50% tổng vốn thực hiện. Dự án của các tổ chức quốc tế FAO,
UNICEF, UNHCR, WB, ADB... chiếm khoảng 20 - 25% tổng giá trị thực hiện. Các
dự án phi chính phủ như PLAN (Anh), FES (Đức), GVC (Italia), CARE (Ôxtrâylia)
và một số dự án khác của các nước Canada, Mỹ, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Thuỵ Sỹ...
chiếm khoảng 20 - 25% tổng giá trị thực hiện.
Các dự án viện trợ có quy mơ tương đối lớn như: Dự án cấp nước thị xã Móng Cái
do Chính phủ Ơxtrâylia tài trợ 3,91 triệu USD đã đưa vào sử dụng; Dự án PAM 5322
do Tổ chức FAO tài trợ 3,036 triệu USD; Dự án trồng rừng Việt - Đức II do Chính

phủ Cộng hoà liên bang Đức tài trợ 1,37 triệu USD; Dự án trồng rừng Việt - Đức III
(2001 - 2003) với tổng giá trị là 1,593 triệu USD. Ngoài ra dự án ;Hỗ trợ trẻ em nghèo
phát triển giáo dục; của Tổ chức PLAN, hàng năm đã tài trợ từ 500 - 700 nghìn USD;
Tổ chức tình nguyện dân sự GVC của Italia hàng năm tài trợ cho nhiều dự án với số
tiền từ 200 - 300 nghìn USD...
Có rất nhiều nhà tài trợ đầu tư vào QuảngNinh. Trong số đó đối tác quen thuộc nhất
vẫn là Nhật Bản.Tuy là nước cung cấp ODA lớn nhất và tổng số ODA cam kết tài trợ
cho Quang Ninh chỉ đứng thứ 1, lượng vốn ODA đầu tư vào là những dự án trọng
điểm của tỉnh như: thị xã ng Bí đã vay từ vốn AOCF (Nhật) 14 tỷ đồng để xây
mới Nhà máy nước Đồng Mây và dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản là Dự án
Bảo vệ môi trường Hạ Long (với vốn đầu tư 230 triệu USD) và Dự án Cầu Vân Tiên
(90 triệu USD) Cảng Cái Lân khởi công xây dựng ngày 26-9-2000 với tổng vốn đầu
tư 1.409 tỷ đồng bằng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản. ODA của Nhật Bản dành
cho Quảng Ninh cũng rất đa dạng , bao gồm cả tài trợ khơng hồn lại , cho vay và hỗ
trợ kỹ thuật . Các lĩnh vực mà Nhật Bản tài trợ cho tỉnh là đường giao thông , cấp điện
cấp nước …với tổng số ODA đã giải ngân là 241.024 tỷ VNĐ đạt 85.36% mức cam
kết. Khởi công vào ngày 18/5/2003, Dự án cầu Bãi Cháy được thực hiện bằng vốn
vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước với tổng mức đầu tư 2.140 tỷ đồng do
Viện Cầu và kết cấu Nhật Bản (JBSI) thiết kế. Ban Quản lý các dự án 18 thay mặt Bộ
GTVT thực hiện công tác quản lý dự án; liên danh Tư vấn giám sát do JBSI đứng đầu
bao gồm: JBSI - PCI - TEDI - Hyder CDC. Tồn bộ dự án được chia làm 3 gói thầu
xây lắp: 1 gói thầu về cầu chính (gói thầu BC2 ) do Liên danh nhà thầu Nhật Bản
Shimizu & Sumitomo Mitsui thi cơng và 2 gói thầu về đường dẫn lên cầu (gói thầu
22


BC1) do Cienco1 - Licogi thi công và (BC3) do liên danh Cienco1 - Trường Sơn thi
công
+ ADB: Thông qua các Bộ ngành ở Trung ương , ADB đã cung cấp cho Quảng Ninh
khoản vay lớn với mức vốn ký kết là 144.3 tỷ VNĐ. Đây là nhà tài trợ lớn thứ 2 cho

Quảng Ninh . Lĩnh vực mà ADB tài trợ là nông nghiệp và phát triển nông thôn (2 dự
án) , y tế , cấp nước .
+ WB : Hàng năm cũng dành sự quan tâm đáng kể cho tỉnh với dự án như Dự án thoát
nước và vệ sinh môi trường Hạ Long - Cẩm Phả, ngày 3-10 đại diện Ngân hàng Thế
giới (WB).
+ Đan Mạch :hỗ trợ 21 tỷ đồng cho Quảng Ninh . Thời gian vừa qua Đan Mạch có hỗ
trợ thực hiện hợp phần Su Ma giai đoạn I và tiếp tục thực hiện Su Ma giai đoạn II với
trị giá 21 tỷ đồng . Hợp tác của DANIDA với Quảng Ninh mới chỉ dừng ở lĩnh vực
cấp nước . Tuy nhiên tỷ lệ ưu đãi mà DANIDA dành cho tỉnh cũng cao ( thời gian vay
30 năm , có 10 năm ân hạn , lãi suất 0% , tỷ lệ mua sắm hàng hố có xuất sứ Đan
Mạch là 50% .)
+UNIDO: Hỗ trợ cho tỉnh theo quy định giới hạn ở hình thức hỗ trợ kỹ thuật . Hỗ trợ
kỹ thuật , UNIDO cũng đã dành cho Quảng Ninh khoản ODA đầu tiên và kết quả
triển khai được đánh giá là tốt.
+Na Uy : Nhà tài trợ này cũng dành ưu tiên cho Quảng Ninh thông qua dự án hỗ trợ
xây dựng thể chế . Các mục tiêu hỗ trợ đã thực hiện với kết quả tốt , tỷ lệ giải ngân
tương đối cao.
+Italy: Thủ tục yêu cầu phía Italy đang là trở ngại lớn cho việc triển khai dự án . Tuy
vậy Quảng Ninh cũng đã rất tích cực hợp tác giữa Bộ Y tế và Đại sứ quán Italy để
sớm triển khai dự án. Các nhà tài trợ này , với tiềm lực tài chính và chính sách hướng
dẫn , chương trình hợp tác đối ngoại của họ đã quyết định đặc điểm quy mô và xã
hướng mở rộng hoặc giảm nguồn ODA vào Quảng Ninh.
2.1.5.Cơ cấu sử dụng vốn ODA theo huyện , thị xã :
Cho đến thời điểm này, nguồn vốn ODA đã phần nào đóng góp vào sự phát triển
của vùng , địa phương toàn tỉnh. Mục tiêu thu hút là cùng với một bộ phận vốn ngân
sách địa phương ưu tiên cho các cơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng như điện , đường ,
trường , trạm . Các dự án ODA được triển khai ở 14/14 huyện , thị xã , thành phố của
tỉnh .Góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân ở các xã vùng khó khăn trong
tỉnh .Có dự án đang được đầu tư trải đều cho các huyện , thị xã như Dự án Y tế nông
thôn ,các dự án cấp điện…Xem xét cụ thể một số địa phương như:

Ngày 26-12, Sở Kế hoạch - Đầu tư tổ chức hội thảo về Đề án phát triển TX Móng
Cái thành thành phố cửa khẩu quốc tế từ 2010 đến năm 2020 theo lộ trình của Chính
phủ đề ra như dự án QL18A dẫn vào cảng, giá trị xây lắp 24 tỷ đồng : . Đẩy nhanh
tiến độ thực hiện các dự án xây dựng nhiệt điện, sản xuất xi măng, đóng tàu, giao
thơng, cảng biển (cảng tàu khách quốc tế Hịn Gai); Cơng trình Nhà máy nước Lán
Tháp (Vàng Danh) được Pháp xây dựng từ năm 2000. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ
tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy hoạch được duyệt như: Cái Lân,
Việt Hưng, Phương Nam, Hải Yên, Ninh Dương...
23


.
Huyện và tương đương:
Tp. Hạ Long

Huyện Quảng Hà

TX. Cẩm Phả

Huyện Tiên n

TX. ng Bí

Huyện Ba Chẽ

Huyện Bình Liêu

Huyện Vân Đồn

Huyện Hải Ninh


Huyện Hồnh Bồ
Huyện Cơ Tơ

Huyện Đơng Triều

Huyện Hưng n

Nhìn chung các dự án tài trợ vào các huyện trên có tăng về quy mơ vốn ODA
nhưng vẫn cịn bất cập là sự chênh lệch về sử dụng vốn ODA giữa các huyện , các
xã , thơng vẫn cịn phổ biến. Các dự án ưu tiên chủ yếu vào 2 thị xã là ng Bí ,
Cẩm Phả và thành phố Hạ Long cịn huyện Hưng n , Cơ Tơ , Tiên n… cịn ít
dự án . Bởi vùng sâu xa ít điều kiện thuận lợi , tài nguyên thiên nhiên nên ít được
sự chú ý của các nhà tài trợ . Tỉnh cần có tính tốn khoa học tìm hiểu tình hình
từng vùng thường xun để có thể có sự phân bổ ODA một cách thích hợp phát
triển tồn vùng chứ khơng chỉ một vùng cụ thể nào .
2.1.6.Tình hình thu hút ODA vào Quảng Ninh theo ngành , lĩnh vực.
2.1.6.1.Các dự án đường giao thông sử dụng vốn ODA:
Do địa hình phức tạp có cả hải đảo , đồi núi nên hệ thống giao thông vô cùng quan
trọng cho phát triển kinh tế của tỉnh . Tỉnh Quảng Ninh đã chú trọng đầu tư vào lĩnh
vực này những năm qua đặc biệt phân bổ lượng vốn ODA rất lớn vào lĩnh vực này.
Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án l, đến nay tỉnh Quảng Ninh có 9 dự án cơng
trình hạ tầng giao thơng đang được chuẩn bị triển khai thực hiện.
a. về đường bộ :Các dự án giao thơng nơng thơn đã góp phần nâng cao năng lực của
ngành giao thông với gần 2.283 km đường bộ đã kiên cố hồ bằng bê tơng và nhựa
Atphalt, một số trục đường liên thơn , tồn tỉnh có trên 100 cầu lớn nhỏ , liên xã đã đi
vào sử dụng . Việc triển khai các dự án này tương đối thuận lợi do các dự án đều là
nâng cấp , cải tạo hoặc làm mới mặt đường nên khơng phải thực hiện khâu giải phóng
mặt bằng.
24



Trong đó: Dự án nâng cấp tỉnh lộ 340 (Hải Lạng-Lương Mông) đã duyệt dự án và
lập xong hồ sơ thiết kế; đường dẫn cầu Đá Vách-đường 188 đã mời tư vấn khôi phục
lại cọc, mốc theo hồ sơ được duyệt; Dự án nâng cấp tỉnh lộ 337 (Loong Toòng- cầu
Bang) đã phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi công, dự kiến trong tháng 12-2006 triển khai
thi công; Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18 Mơng Dương-Móng Cái đã trình Bộ
Giao thơng Vận tải xem xét phê duyệt dự án đầu tư; Dự án tỉnh lộ 329 đơn vị tư vấn
đã lập dự án đầu tư, dự kiến trong tháng 11-2006 sẽ trình duyệt với tổng mức đầu tư
140 tỷ đồng; các dự án xây dựng cầu vượt trên Quốc lộ 18, Ban Quản lý Dự án l đã
tiếp nhận hồ sơ, lập xong dự án đầu tư và trình thẩm định . Đồng chí Nguyễn Minh
Bạch, Giám đốc Sở Giao thông-Vận tải cho biết: Vừa qua Sở Giao thông-Vận tải phối
hợp với các địa phương đã tổ chức khởi công xây dựng 6 cầu treo dân sinh .Cầu treo
được xây dựng ở các địa phương sau: Khu vực Đồng Đình - Cao Lâm, xã Phong Dụ
và Nà Lộc - Khe Muối, xã Yên Than (Tiên Yên); khu vực Lỏng Tỏng, xã Thanh Sơn
và Lang Cang, xã Đồn Đạc (Ba Chẽ); khu vực Nà Nàng - Khe Và, xã Tình Húc (Bình
Liêu); khu vực Thanh Y, xã Quảng Lâm (Đầm Hà). Tổng mức đầu tư 6 cầu treo là
7,614 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA tập trung đầu tư cho phát triển giao thông nông
thôn miền núi. Dự kiến đến cuối năm 2008 các cơng trình này sẽ hồn thành. Hiện thị
xã Móng Cái và các ngành chức năng của tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ thi công cảng
Dân Tiến để đón tàu trọng tải 500 tấn ra vào làm hàng. Đến nay, các nhà thầu đã cơ
bản hoàn thành cầu cảng (dài 980m) và đoạn đường 4 km từ QL18A dẫn vào cảng,
giá trị xây lắp 24 tỷ đồng vốn ODA.
b. Về đường thủy: Là một tỉnh có lợi thế về phát triển giao thơng trên biển, hiện có
mạng lưới đường thủy do Trung ương quản lý khoảng 396km, do địa phương quản lý
105 km.
- Các tuyến đường sơng chính là: Bến Chanh – Thọ Xn 200 km sông cấp 1, Phà
rừng - Đông Triều 46 km sông cấp 1, Cửa Đài – Dân Tiến 18 km sông cấp 3,Vạn Hoa
– Tiên Yên dài 24 km sông cấp 1.
- Hệ thống cảng biển gồm có: Chính phủ đã đồng ý đề nghị của Bộ Giao thông Vận

tải tổ chức khánh thành dự án xây dựng cảng Cái Lân , tỉnh Quảng Ninh vào ngày 1312 tới, chậm khoảng 1 năm so với dự kiến.Đây là cảng nước sâu đầu tiên nằm trong
khu vực Đông Bắc, khi đi vào hoạt động có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải từ 30.000
tấn đến 40.000 tấn. Trước mắt, cảng Cái Lân sẽ đưa vào sử dụng các hạng mục quan
trọng như 3 bến dài 680m, độ sâu 13m; 28ha bãi chứa hàng hóa và các đường giao
thơng nội bộ; 11.000m2 kho chứa hàng hóa, nhà xưởng và các hệ thống cấp điện, cấp
nước.Cảng Cái Lân khởi công xây dựng ngày 26-9-2000 với tổng vốn đầu tư 1.409 tỷ
đồng bằng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản. Một loạt cảng biển xây dựng bằng vốn
ODA là cảng hàng hoá Vạn Gia (Móng Cái), cảng Bang ( huyện Hồnh Bồ),cảng Cơ
Tơ (huyện Cơ Tơ) , cảng Hịn Nét - Hạ Long ,cảng Hòn Gai đã chuyển thành cảng du
lịch quốc tế, cảng Cửa Ông (Cẩm Phả), cảng Nam Cầu Trắng dùng để xuất than cho
các mỏ Hà Lầm, Hà Tu.
c. Về đường sắt: Hiện tại Quảng Ninh mới chỉ có tuyến đường sắt từ Kép – Bãi
Cháy dài hơn 166 km, tuyến đường này chỉ chủ yếu vận chuyển than và một lượng
25


×