Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn chuyên đề:
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đứng trước một cơ hội và thách thức lớn cho sự
phát triển kinh tế. Mức độ cạnh tranh hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp với nhau
vô cùng gay gắt làm cho sự cạnh tranh vốn đã khốc liệt lại gia tăng mạnh mẽ hơn nhiều
lần. Do vậy mỗi doanh nghiệp không những phải hoàn thiện chính bản thân mình mà còn
phải biết phát huy tối đa những lợi thế có được đồng thời hạn chế ở mức tối thiểu những
yếu tố kìm hãm sự phát triển.
Các công ty, doanh nhiệp xuất nhập khẩu là những người đi đầu, là cầu nối giữa
thị trường hàng hoá trong nước và nước ngoài, công việc này đòi hỏi họ phải nhạy bén
trong tiếp nhận, xử lý thông tin số liệu, nắm bắt các tín hiệu từ thị trường.Và công ty xuất
nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư tỉnh An Giang – công ty Angimex cũng không ngoại lệ, Với
tiềm năng sẵn có là công ty thuộc sỡ hữu nhà nước lại nằm trong vùng ĐBSCL – vựa lúa
gạo lớn nhất cả nước nên thế mạnh của công ty là xuất khẩu gạo. Bên cạnh công việc xúc
tiến thương mại Angimex còn chú trọng đến các biện pháp tối đa hoá lợi nhuận của mình,
điều này đặc biệt quan trọng trong giai đọan Angimex tiến hành cổ phần hóa và sau cổ
phần hoá. Một khi đã cổ phần hóa Angimex sẽ không còn những ưu đãi hay hỗ trợ từ
phía chính quyền nhà nước nhiều như trước nữa mà phải dựa vào sức mình là chính.
Với doanh thu xuất khẩu gạo luôn ở mức cao, cụ thể năm 2004 là 55.190 triệu
USD, năm 2005 là 70.409 triệu USD, năm 2006 là 72.532 triệu USD, Angimex đang
ngày càng khẳng định tên tuổi của mình trên thương trường quốc tế cũng như trong nước.
Để đảm bảo lợi nhuận của mình thì việc đẩy mạnh công tác kiểm soát rủi ro về xuất khẩu
gạo mang một ý nghĩa thiết thực trong thị trường đầy biến động như hiện nay. Tuy nhiên
để kiểm soát được rủi ro đòi hỏi công ty không chỉ hiểu rõ tình hình sản xuất kinh doanh
của mình, còn phải nắm bắt tình hình biến động của thị trường mà có giải pháp hợp lý.
Nhận thức được vai trò quan trọng của việc quản trị rủi ro trong hoạt động
SXKD. Vì vậy em đã chọn chủ đề “RỦI RO TRONG XUẤT KHẨU GẠO CỦA
CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG” làm chuyên đề thực tập của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
− Tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty phân tích những điểm mạnh, yếu nguyên
nhân thành công trong xuất khẩu gạo.
− Phân tích rủi ro và những biện pháp hạn chế rủi ro trong xuất khẩu gạo của công
ty.
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
− Giới hạn không gian: công ty xuất nhập khẩu An Giang.
− Giới hạn thời gian: từ năm 2004 – 2006
− Giới hạn quỹ thời gian: 60 ngày
− Giới hạn nhiệm vụ nghiên cứu: nghiên cứu rủi ro nguồn nguyên liệu, khách
hàng, thị trường, thanh toán và tài chính.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu tại công ty thông qua các báo cáo
tài chính và các số liệu chứng từ khác tại công ty. Ngoài ra, còn cập nhật thông tin từ bên
ngoài như: sách chuyên ngành, sách báo, tạp chí, internet…
Phương pháp xử lý số liệu: dùng phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích theo
xu hướng biến động qua nhiều năm để đánh giá tình hình phát triển của công ty.
SVTH: Trần Quang Huy 1
Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
Do thời gian thực tập, tiếp xúc thực tiễn và kiến thức có hạn nên chuyên đề không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô,
các bạn, các anh chị, cô chú trong công ty để chuyên đề có ý nghĩa thực tiễn hơn nữa.
SVTH: Trần Quang Huy 2
Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN
GIANG (ANGIMEX)
2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty:
Công ty xuất nhập khẩu An Giang tên giao dịch là An Giang Import Export
Company- viết tắt ANGIMEX, Có trụ sở chính đặt tại số 1 Ngô Gia Tự -Thành phố Long
Xuyên- An Giang, văn phòng giao dịch tại số 137 đường Bình Trọng, Quận 5, TPHCM.
Hiện tại công ty đang sở hữu một hệ thống 8 cửa hàng ở các thành phố, thị xã, huyện và 6
nhà máy xay xát được bố trí ở vùng trọng điểm sản xuất lúa và các nông sản khác.
Công ty xuất nhập khẩu An Giang được thành lập theo quyết định số 73/QĐ-76
của chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang và chính thức đi vào hoạt động tháng 9 năm
1976. Ngay ngày đầu tiên thành lập công ty có tên gọi là “Công ty ngoại thương tỉnh An
Giang”.Trải qua năm tháng cùng với sự biến động nền kinh tế đất nước và tính chất hoạt
động của mình, công ty cũng có những tên gọi khác nhau như:
“Liên hiệp công ty xuất nhập khẩu An Giang” theo quyết định số 422/QĐ/UB của
Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang vào ngày 31/12/1979.
Đến năm 1989, do yêu cầu tổ chức lại ngành ngoại thương nên “Liên hiệp công
ty xuất nhập khẩu An Giang” đổi thành “Công ty xuất nhập khẩu An Giang” cho đến
ngày nay.
Với số vốn ban đầu chỉ là 5.000đ (tương đương với 10 lượng vàng vào thời điểm
đó), số nhân viên là 40 người, qui mô và phạm vi hoạt động còn rất nhỏ. Đến nay sau hơn
30 năm xây dựng và phát triển, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng công ty cố gắng vượt
qua để hoàn thành nhiệm vụ và luôn đạt chỉ tiêu kế hoạch mà Đảng và Nhà nước giao.
Hàng năm, công ty nộp ngân sách khá cao đồng thời góp phần tích cực vào sự phát triển
kinh tế xã hội ở địa phương. Đến nay, công ty đã có một đội ngũ cán bộ, công nhân viên
có trình độ nghiệp vụ vững vàng, tạo dựng nên cơ sở vật chất kỹ thuật có giá trị hàng
chục tỷ đồng và đã hoàn thiện hệ thống các nhà máy, cửa hàng, chi nhánh nhằm đáp ứng
nhu cầu thu mua nguyên liệu, hàng hoá, sản xuất và phân phối sản phẩm. Uy tín của công
ty trên thương trường trong nước và ngoài nước ngày càng được nâng cao.
2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty:
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức chặt chẽ từ trên xuống dưới, có chức
năng tham mưu giúp giám đốc công ty luôn đi trước đón đầu trong tình hình kinh tế đầy
biến động như hiện nay.
Cơ cấu quản lý của công ty theo mô hình trực tuyến chức năng. Công ty bao gồm
các phòng ban, chi nhánh, cửa hàng, xí nghiệp và nhà máy. Các bộ phận được quyền chủ
động trong phạm vi chức năng mà bộ phận đó đảm nhiệm, đảm bảo công việc tiến hành
thuận lợi. Các phòng ban công ty và xí nghiệp thông qua cuộc họp giao ban vào sáng thứ
bảy hàng tuần để nắm chủ trương và kế hoạch của công ty, nhằm phối hợp nhịp nhàng và
đồng bộ.
SVTH: Trần Quang Huy 3
Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
SVTH: Trần Quang Huy
TT NIIT
An Giang
XN
SXK
D
Bao
Bì và
VT
XN
Chế
biến
lương
thực
1
XN
Chế
biến
lương
thực
2
XN
Chế
biến
lương
thực
3
Chi
nhán
h tại
Thoạ
i Sơn
XN
Chế
biến
LT
Châu
Đốc
Chi nhánh
tại TP
HCM
Phó GĐốc phụ
trách kinh doanh
thương mại
Phó GĐốc phụ
trách kinh doanh
thương mại
Phó GĐốc phụ
trách SX kinh
doanh lương thực
Phó GĐốc phụ
trách SX kinh
doanh lương thực
GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
P. Nhân
sự-
Hành
Chánh
Phòng
KD
Trợ lý
Giám đốc
Cửa
hàn
g
TM-
DV
sửa
chữa
xe
AG
M
CH
bán
xe
Hon
da-
DV
LX
CH
bán
xe
Hon
da-
DV
CĐ
Kho L.
Xuyên
Kho
C.Mới
Kho
Đ. Lợi
Kho
C. Phú
Kho
C.Vàm
Kho
BKhánh
Kho
Hòa An
PX
Thoại
Hà
PX
Bình
Thành
PX
S.Hòa
Kho
C.Đốc
Kho
H.Lạc
- 207 Trần
Hưng Đạo
- Mỹ Quí
-TPLX
- TX Châu Đốc
Đại
Lý
ĐTD
Đ S-
Fone
Cán bộ chuyên trách
hoạt động đoàn thể
Đại
Lý
Hond
a DV
P. TC-
KT
Tổ Công
nghệ
thông tin
Tổ
Marketing
4
Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
2.3 Nhiệm vụ, chức năng, ngành nghề kinh doanh của công ty:
2.3.1 Nhiệm vụ của công ty:
Công ty Xuất nhập khẩu An Giang được thành lập nhằm đẩy mạnh hoạt động
ngoại thương của tỉnh An Giang. Với nhiệm vụ chính là tìm đầu ra cho sản phẩm nông
nghiệp nhất là cây lúa. Tổ chức việc thu mua lúa trong nông dân, chế biến và tìm kiếm
thị trường để xuất khẩu gạo. Nghiên cứu và kết hợp với nông dân để sản xuất gạo chất
lượng cao để xuất khẩu.
Nghiên cứu thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng hàng hoá, gia tăng khối
lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường.
Các cửa hàng thương mại cung cấp cho nhân dân trong vùng các sản phẩm thiết
yếu, mặt hàng gia dụng. Đặc biệt, Cửa hàng thương mại Tịnh Biên và Cửa hàng số 1
còn có nhiệm vụ là xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng, sản phẩm nông nghiệp
đã qua chế biến công nghiệp sang thị trường Campuchia.
Công ty tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình, khai thác và sử dụng
có hiệu quả các nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị và
làm nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà Nước theo luật định.
2.3.2 Chức năng của công ty:
− Góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại thương của Tỉnh phát triển, phân
phối các mặt hàng tiêu dùng nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt của nhân dân Tỉnh nhà
và các Tỉnh lân cận.
− Thu mua và sản xuất chế biến lương thực, tiêu thụ sản phẩm trong nước
và kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc thông qua hợp đồng cấp chính phủ.
− Xây dựng các chương trình liên kết với nông dân, hợp tác xã làm tiền đề
cho các hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tạo nguồn nguyên liệu ổn định nâng cao chất
lượng hạt gạoViệt Nam.
− Liên doanh liên kết với các đối tác chiến lược nhằm nâng doanh số và
kim ngạch XK.
2.4 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
2.4.1 Ban giám đốc :
− Giám đốc : là người lãnh đạo điều hành công việc và chịu trách
nhiệm cao nhất về mọi hoạt động kinh doanh và thực hiện kế hoạch của công ty .
− Phó giám đốc : là người trợ giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm
trước Giám đốc về các mặt công tác được Giám đốc uỷ nhiệm.
2.4.2 Phòng tổ chức - hành chánh :
Soạn thảo triển khai qui chế làm việc, lập dự thảo điều lệ hoạt động cuả công ty,
quản lý nhân sự cho toàn công ty và là nơi phụ trách quản lý con dấu của đơn vị, tổ
chức chặt chẽ công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ, tài liệu đúng chế độ qui định.
2.4.3 Phòng kế hoạch - kinh doanh :
Quản lý tiêu thụ, giúp lãnh đạo nắm bắt được thông tin biến động về giá lúa gạo,
kịp thời đề xuất các biện pháp, chiến lược kinh doanh, giải quyết khi có biến động
2.4.4 Phòng đầu tư - phát triển :
Ðề ra các biện pháp cụ thể theo dõi các hoạt động trong lĩnh vực máy móc thiết
bị, đưa ra các kiến nghị về kỹ thuật công nghệ như: các phương án khắc phục, sửa chữa,
thường xuyên theo dõi và điều chỉnh công nghệ sản xuất phù hợp với đặc điểm của từng
nguồn nguyên liệu ...
SVTH: Trần Quang Huy 5