Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Rác thải cũng là nguồn tài nguyên cần tận dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.55 KB, 3 trang )

Rác thải cũng là nguồn tài nguyên cần
tận dụng
Tại hội nghị trù bị kỳ họp thứ 19 Ủy ban Liên hợp quốc về
Phát triển bền vững (CSD) diễn ra ngày 3/3, Liên hợp quốc đã
kêu gọi cộng đồng quốc tế thay đổi nhận thức truyền thống về
rác thải, từ coi đây là nguồn phế liệu không mong muốn và xử
lý tốn kém sang nhận thức mới coi rác thải như là một nguồn
tài nguyên.

(Ảnh minh họa)


Thư ký chấp hành Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển chất
thải độc hại xuyên biên giới Katharina Kummer Peiry, nhấn mạnh
rác thải cần phải được xác định lại như là nguồn tài nguyên đáng
giá vì quản lý và xử lý rác thải mở ra các cơ hội kinh tế đem lại
nguồn thu tài chính và tạo ra các việc làm "xanh."
Theo tư duy truyền thống, nguồn tài chính dành cho xử lý rác thải
thường rất hạn hẹp và mức độ ưu tiên thấp trong chương trình môi
trường quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay, các nước cần đổi
mới tư duy, khuyến khích dành nguồn lực thích đáng để đầu tư
phát triển các ngành công nghiệp hiện đại xử lý rác thải, trong đó
có cả rác thải điện tử, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
Tại hội nghị, các đại biểu nhất trí cho rằng nguồn rác thải có giá trị
nhưng vẫn chưa được tận dụng thích đáng. Chỉ 10% lượng rác thải
được tái sử dụng trong khi 90% bị chôn lấp tuy đã có các công
nghệ để biến chúng thành các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng làm
cho đất mầu mỡ, vừa giảm chi phí xử lý, vừa giảm được lượng khí
thải gây hiệu ứng nhà kính như khí mêtan được tạo ra trong quá
trình phân huỷ khi bị chôn lấp.
Các đại biểu nhấn mạnh để xử lý hiệu quả các nguồn chất thải, các


nước cần tăng cường giáo dục ý thức công cộng để người dân hợp
tác chặt chẽ với các tổ chức phi chính phủ, các nhà lãnh đạo kinh


doanh và cộng đồng, các nhà chuyên môn để xử lý chất thải phù
hợp với hoàn cảnh của mỗi địa phương.
Họ cũng đề xuất các lựa chọn và hành động chính sách để vượt qua
những cản trở truyền thống khi xử lý chất thải như là một nguồn tài
nguyên phục vụ phát triển bền vững.



×