Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

đề tài Cuộc sống hiện tại dễ tạo áp lực cho con người, là giảng viên anh chị cần đối diện với cuộc sống như thế nào để có thể duy trì trạng thái tâm lý lành mạnh nhắm giúp cho sự thành công trong công việc và quan hệ con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.63 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA GIÁO DỤC

MÔN TÂM LÝ GIÁO DỤC HỌC ĐẠI HỌC

BÀI TẬP NHÓM
(Chủ đề 01)
GV: ThS. Lê Tuyết Ánh
Lớp: NVSP 15
Nhóm: Nhóm 01
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Lê Nam Hải
Nguyễn Hải
Đoàn Minh Lệnh
Định Kông Long
Lý Công Minh
Nguyễn Trần Nam

7. Lê Hoài Thanh
8. Cao Như Mây Sáng Thu
9. Trịnh Duy Thuyên
10. Lưu Hồng Trâm
11. Trần Thị Ngọc Trinh
12. Võ Lý Bội Uyên


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 09 năm 2013


GV: ThS. Lê Tuyết Ánh

Chủ Đề 1:
Cuộc sống hiện tại dễ tạo áp lực cho con người,
là giảng viên anh chị cần đối diện với cuộc sống như
thế nào để có thể duy trì trạng thái tâm lý lành mạnh
nhắm giúp cho sự thành công trong công việc và
quan hệ con người

Thực hiện: Nhóm 01_NVSP15

2


GV: ThS. Lê Tuyết Ánh
DANH SÁCH NHÓM
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12

Họ và tên
Lê Nam Hải
Nguyễn Hải
Đoàn Minh Lệnh
Đinh Kông Long
Lý Công Minh
Nguyễn Trần Nam
Cao Như Mây Sáng Thu
Lê Hoài Thanh
Trịnh Duy Thuyên
Lưu Hồng Trâm
Trần Thị Ngọc Trinh
Võ Lý Bội Uyên

Thực hiện: Nhóm 01_NVSP15

Công việc
Tổng hợp chung + PPT
Nội dung chuơng 1
Nội dung chuơng 1
Nội dung chuơng 1
Nội dung chuơng 2
Nội dung chuơng 3
Nội dung chuơng 1
Nội dung chuơng 2
Nội dung chuơng 3
Nội dung chuơng 2

Nội dung chuơng 3
Nội dung chuơng 3

Ghi chú
Nhóm trưởng

3


GV: ThS. Lê Tuyết Ánh

Chương 1: Những áp lực đối với con người trong cuộc sống hiện tại
1.1.

Nhìn nhận chung về áp lực trong cuộc sống
Áp lực là tất cả những tác động tiêu cực của công việc, đời sống gia đình, tình cảm…

mang đến cho con người. Nó khiến người ta cảm thấy chán nản và thất vọng, không còn chút
sinh lực nào để họ cố gắng và vượt qua khó khăn, vất vả. Áp lực quá nhiều sẽ gây ra stress và
những hậu quả nghiêm trọng khác.
Cuộc sống của chúng ta luôn tồn tại những áp lực, áp lực do người khác mang đến, áp
lực do chính mình tạo ra
Áp lực đến từ nhiều hướng trong cuộc sống, đó có thể là công việc, học tập, gia đình và
bạn bè, khi mà những cố gắng không thể thỏa mãn tiêu chuẩn mà người khác đặt ra.
1.2.
Những áp lực chung mà con người thường gặp phải trong cuộc sống hiện tại
1.2.1. Áp lực công việc

Áp lực công việc nói chung xuất phát từ: Các đòi hỏi của lãnh đạo; Cường độ làm việc
căng thẳng; Áp lực cạnh tranh từ đồng nghiệp. Sự cầu toàn về Thành công; Thăng tiến; Cạnh

tranh vô tình đẩy con người đôi khi tự tạo ra áp lực cho mình. Áp lực này nếu không có các giải
pháp khắc phục hiệu quả sẽ dẫn đến các vấn đề hết sức nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính
mạng hay tâm lý nói chung và sự trầm cảm.
Theo nghiên cứu của cảnh sát quốc tế và Japanese time 10/5/2003 khoảng 5% số người
tự tử liên quan áp lực công việc trong đó:
- Căng thẳng áp lực công việc: 21%
- Những vấn đề khác: 19%
- Cãi nhau với sếp: 13%

Thực hiện: Nhóm 01_NVSP15

4


GV: ThS. Lê Tuyết Ánh
- Sợ giảm biên chế: 12%
- Áp lực hoàn thành công việc: 9%
- Không hoàn thành công việc: 7%
- Làm việc quá giờ: 6%
Trong số các nguyên nhân trên thì căng thẳng hay áp lực công việc chiếm tỷ lệ cao nhất
21%.
VD: Nhật bản hàng năm có hơn 3.000 công nhân tay nghề cao tự sát vì áp lực công việc,
con số này cao gấp 4 lần tai nạn giao thông tại nước này (độ tuổi từ 20-39).
- Hàn quốc 1/2011 4 sinh viên và 1 Giảng viên tự sát vì áp lực giờ dạy và học.
- 8/3/2003 Ủy viên chính ủy Hundai Chung Mong Hun không dàn xếp được vụ Scandal
nên phải tự sát.
- Bác sĩ Dawn Harris 2/8/2003 tự sát do không chịu nổi áp lực trong thời gian dài.
(Nguồn: vietbao.vn/làm việc/áp-lực-công-việc).
1.2.2. Áp lực gia đình


Tùy vào mỗi hoàn cảnh và vị trí của mình trong gia đình mà mỗi người có những áp lực
riêng. Nguyên nhân thường gây ra những áp lực đó chủ yếu là những kỳ vọng quá cao của
người thân trong gia đình đối với mình. Với sức ép lớn quá làm ảnh hưởng tới tâm lý có thể
không có được kết quả tốt như mong muốn. Từ đó, mình sẽ có thêm một gánh nặng trên vai. Ví
dụ như: Bố mẹ hay gây áp lực cho con cái khi luôn áp đặt con cái phải học này học kia, phải thi
đậu Đại học chẳng hạn … khi mà sức học của con có hạn; Áp lực khi không có đủ kinh tế đóng
góp cho gia đình; Những người còn độc thân phải chịu sự hối thúc của gia đình về việc kết
hôn…

Thực hiện: Nhóm 01_NVSP15

5


GV: ThS. Lê Tuyết Ánh
1.2.3 Áp lực xã hội
Áp lực xã hội được hiểu là những sức ép tâm lý của số đông người buộc một cá nhân, hay
nhóm người phải thay đổi suy nghĩ, thái độ hoặc hành vi của mình sao cho phù hợp với các quy
tắc, khuôn mẫu của xã hội. Đó thường là định kiến trong xã hội về nghề này thì phải làm sao,
người “trụ cột” trong gia đình thì như thế nào, phân biệt giới tính…

Thực hiện: Nhóm 01_NVSP15

6


GV: ThS. Lê Tuyết Ánh

Chương 2: Áp lực của giảng viên và cách giải quyết áp lực
Hình ảnh những giảng viên đứng trên bục giảng với những nét tươi trẻ đã tạo được niềm

tin và sự thoải mái cho sinh viên trong mỗi giờ lên lớp. Tuy nhiên vẫn còn đó những khó khăn
và thách thức mà một giảng viên phải đối mặt. Cuộc sống hiện tại dễ tạo áp lực cho con người,
nên việc duy trì trạng thái tâm lí lành mạnh nhằm giúp cho sự thành công trong công việc và
quan hệ con người đối với mỗi giảng viên càng quan trọng, đặc biệt là những giảng viên trẻ. Đó
là những áp lực gì và phải đối diện với chúng ra sao? Chính là ở bản thân mỗi chúng ta phải tự
điều khiển và chủ động trước cuộc sống.
2.1.
Áp lực của giảng viên
2.1.1. Áp lực công việc

Thực hiện: Nhóm 01_NVSP15

7


GV: ThS. Lê Tuyết Ánh
Trong thời kỳ hội nhập, áp lực này càng cao và xã hội yêu cầu thêm người thầy về phẩm
chất là phải luôn có ý thức nâng cao trình độ, tiếp cận với khoa học và công nghệ hiện đại để
nâng cao chuyên môn từng ngày.
Trong họat động nghề nghiệp của mình, giảng viên không những phải trau dồi phẩm
chất đạo đức và nhân cách mà còn phải nâng cao nâng lực chuyên môn, những yếu tố cần và đủ
để họ trở thành một người “ thầy “đúng nghĩa. Hai yếu tố này tưởng chừng như đơn giản nhưng
thực sự là cả một sự phấn đấu và rèn luyện lâu dài. Nhất là đối với giảng viên trẻ, môi trường
đại học yêu cầu giảng viên phải có khả năng độc lập nghiên cứu và ứng dụng khoa học vì đối
tượng giảng dạy của họ kỳ vọng rất nhiều về kiến thức mà họ chia sẽ qua bài giảng.Trong
trường đại học, giảng viên kiêm nhiệm hai nhiệm vụ chuyên môn cơ bản là giảng dạy và
nghiên cứu. Hai họat động này hỗ trợ cho nhau. Theo quy định về chế độ làm việc đối với
giảng viên bình quân trong năm học là 1760 giờ, gồm giảng dạy 900 giờ, nghiên cứu khoa học
500 giờ, họat động chuyên môn 360 giờ. Mỗi giảng viên phải hòan thành nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học đựoc giao với ngạch, chức danh hoặc vị trí công việc, phải công bố kết quả nghiên

cứu ( sản phẩm, bài báo, đề tài…) Chưa kể đến việc phải “sử dụng thành thạo ngọai ngữ, thi
chứng chỉ IELTS, TOEFL đạt kết quả đủ khả năng đăng ký học bổng nước ngòai hay mới xem
xét tập sự” hay “ hòan thành khóa học thạc sỹ sau 3 năm về trường , tiến sỹ sau 9 năm về
trường”.
Không những thế, giảng viên cần phải có khả năng truyền đạt mục tiêu, lựa chọn
phương pháp giảng giải dạy hiệu quả, tạo cơ hội cho sinh viên thực hành thực tế và đưa ra ý
kiến. Có rất nhiều dạng tiếp thu của sinh viên, tùy thuộc vào tính cách, kiểu học khác nhau do
đó giảng viên phải nắm được điểm khác nhau này và có thể thay đổi kiểu dạy cho phù hợp. Vì

Thực hiện: Nhóm 01_NVSP15

8


GV: ThS. Lê Tuyết Ánh
vậy giảng viên phải đứng trước áp lực tích cực cập nhật các phương pháp giảng dạy, đọc nhiều
tài liệu giáo dục tổng quan nhằm giúp cho sinh viên học kiến thức và kỹ năng phù hợp, tạo ra
các cơ hội giáo dục bình đẳng cho nhóm sinh viên khác nhau.
Ngoài ra, giảng viên cần phải có khả năng giải thích các vấn đề nhạy cảm được đưa vào
chương trình học, nêu rõ cách nhìn nhận của mình về vấn đề và lý giải giúp sinh viên hiểu rõ
tính phức tạp của vấn đề theo kết luận khách quan nhất để tạo môi trường học tập cởi mở, an
tòan cho thảo luận trong lớp học…
Quá trình rèn luyện trở thành giảng viên vừa có phẩm chất đạo đức tốt vừa có trình độ
chuyên môn được sinh viên tôn trọng, cảm phục đó là một áp lực lớn đối với người làm công
tác giảng dạy
2.1.2.

Áp lực kinh tế
Mặt dù vài năm gần đây, chính phủ có rất nhiều chính sách lớn để cải thiện và nâng cao


đời sống cho giảng viên. Tuy nhiên mức lương của giảng viên trong trường đại học công lập
trong điều kiện kinh tế suy thoái, vật giá leo thang hiện nay vẫn là thu nhập trung bình trong xã
hội , thấp hơn so với những người có cùng trình độ nhưng làm việc cho các công ty nước ngòai.
Cụ thể : lương bình quân của giảng viên khối ngành kỹ thuật công nghệ là 5,1 triệu đồng/tháng,
tiếp đó là ngành sư phạm với 4,48 triệu đồng/tháng và thấp nhất là giảng viên ngành kinh tế với
4,5 triệu đồng/tháng… Với thu nhập như thế, thực tế giảng viên phải chịu áp lực về cơm áo gạo
tiền.
2.1.3. Áp lực gia đình và xã hội

Cuộc sống riêng tư của thầy giáo (gia đình, con cái quan hệ xã hội nơi cư trú,…) cũng là
những áp lực rất tất yếu, rất đặc trưng của nghề dạy học, mang tính đòi hỏi của xã hội.Đời sống

Thực hiện: Nhóm 01_NVSP15

9


GV: ThS. Lê Tuyết Ánh
gia đình với những giá trị đạo đức, văn hóa đang dần mai một bởi đặc điểm kinh tế thị trường
và sự hòa nhập toàn cầu hóa, những khó khăn về tài chính, áp lực khi phải lo cho gia đình, vợ
chồng, con cái, sự cân bằng về thời gian giữa gia đình và công việc…
Từ xưa tới nay, nghề giáo luôn được coi trọng, người thầy thực hiện nhiệm vụ truyền thụ
kiến thức khoa học, hình thành nhân cách cho học trò (giáo dục toàn diện), đó luôn là ngư ời
chuẩn mực để xã hội nhìn vào. Người thầy phải thể hiện sự mẫu mực từ tác phong, cử chỉ, thái
độ,…đến hành vi trong mọi hoàn cảnh. Đặc biệt phải “đứng vững” trước những mặt trái của cơ
chế thị trường, của xã hội. Rất nhiều vụ việc cay đắng trong chuyện này, với thầy giáo một lần
không đứng vững, một vết hoen ố về nhân cách sẽ làm cho xã hội có cái nhìn xấu, không còn
nể trọng đối với nghề giáo. Đây thực sự là một áp lực lớn riêng đối với nghề dạy học.
Trong quan hệ bạn bè, đồng nghiệp và các mối quan hệ xã hội cũng đòi hỏi sự chu toàn
và được sự nể trọng của mọi người. Trong thời kì hội nhập như hiện nay, người thầy càng phải

có những mối quan hệ tốt, rộng rãi. Điều đó không chỉ giúp cho chính bản thân họ mà còn có
thêm những hiểu biết trong những lĩnh vực khác phục vụ cho việc giảng dạy và nâng cao hiểu
biết, cập nhật kiến thức cho sinh viên, giúp cho việc hội nhập của sinh viên theo thời đại mới
tốt hơn. Nhưng người có quan hệ rộng và phức tạp cũng là yếu tố gây ra áp lực mệt mỏi về tinh
thần và tâm lý cho chính bản thân.
2.2.

Cách đối mặt, giải quyết với những áp lực
Trong cuộc sống của chúng ta có vô vàn những áp lực khác nhau, chúng ta không có khả

năng chọn lựa kế thừa loại áp lực nào, nhưng chúng ta có khả năng quyết định dùng phương
pháp nào để đối diện loại trừ những áp lực đó. Bản thân chúng ta là giảng viên cần phải có
phương pháp để để duy trì trạng thái tâm lý lành mạnh, cụ thể như sau:

Thực hiện: Nhóm 01_NVSP15

10


GV: ThS. Lê Tuyết Ánh
2.2.1. Đối với áp lực công việc:

Đối với áp lực về chuyên môn, đòi hỏi giảng viên phải thường xuyên giao lưu trong các
hội nghị khoa học, hướng đến mục tiêu thành tích trong công tác nghiên cứu khoa học, tự tạo
điều kiện học hỏi và cơ hội công bố các công trình của mình cũng như nâng cao chuyên môn,
để không còn cảm thấy áp lực chuyên môn nghẹt thở nữa.
Tăng cường các mối quan hệ xã hội, giành thời gian đọc sách báo, xem ti vi để nâng cao
hiểu biết, cập nhật kiến thức làm cho bài giảng không còn lạc hậu, dễ tiếp thu đối với sinh viên.
Trong quan h ệ v ới sinh vi ên, Giảm tối đa xung đột lợi ích, giảng viên tránh có những
mối quan hệ kép (dual-role relationships) với sinh viên vốn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển

của sinh viên hoặc dẫn tới việc giảng viên thật sự thiên vị hay bị cho là thiên vị sinh viên.Trách
nhiệm của giảng viên là giữ những mối quan hệ của mình với sinh viên tập trung vào các mục
đích sư phạm và yêu cầu về mặt học thuật. Các mối quan hệ kép có thể gây rắc rối khác bao
gồm: thân mật thái quá đối với sinh viên hay nhóm sinh viên bên ngoài lớp học; cho sinh viên
mượn tiền hay vay tiền từ sinh viên; tặng quà hay nhận quà…Giảng viên cần phải tận tụy, biết
đồng cảm và lắng nghe, biết trân trọng ý kiến của sinh viên. Cho dù giảng viên còn có sự hạn
chế nhất định nào đó, nhưng sinh viên có thể sẽ vui vẻ chấp nhận điều này. Kh ông n ên k ì v
ọng ho ặc lao t âm quá mức vào công việc mình làm dễ gây ra stres s, ảnh hư ởng đến sức
khỏe.
Nên duy trì trạng thái tâm lý thăng bằng và tĩnh tại trong quá trình làm việc dồn dập,
căng thẳng và phức tạp. Rèn luyện cho bản thân đức tính lạc quan, phóng khoáng, thoái mái,
giữ sự bình tĩnh rộng lượng, biết cách chấp nhận và linh động trong xử lý công việc.
2.2.2. Đối với áp lực kinh tế:

Thực hiện: Nhóm 01_NVSP15

11


GV: ThS. Lê Tuyết Ánh
Hầu hết GV thì cho rằng, thu nhập hằng tháng còn thấp khiến GV phải chạy sô nhiều
nơi. Được biết, mỗi giờ giảng được khoảng 100-150 ngàn đồng. Ví dụ mỗi tuần dạy thêm 6
buổi tối, mỗi buổi 4 tiết thì sẽ được khoảng 2,5 - 3 triệu đồng. Một số GV trẻ trường ĐH Kinh
tế TP.HCM than phiền: “Nếu ra đi làm công ty mỗi tháng thu nhập được cả ngàn USD/tháng,
nhưng đi dạy thì lương chỉ được khoảng 3 - 4 triệu đồng/tháng”.
Chính vì thế người giảng viên cần hiểu và chấp nhận thực tế về mức thu nhập của giáo
viên theo quy định nhà nước. Biện pháp khắc phục là dạy thêm giờ, dạy bổ sung thêm vài nơi
để tăng thu nhập nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng bài giảng và sức khỏe bản thân. Nói về
động lực chính thúc đẩy người thầy say mê với bục giảng, PGS.TS Nguyễn Tấn Phát - nguyên
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT gói gọn trong dòng chữ: “Tin - yêu - tinh thần trách nhiệm”. Để có

được điều này, điều cần thiết nhất là khi đến với nghề không thể mang theo sự toan tính, không
thật tâm khám phá và muốn cống hiến cho công việc. Ngành nghề nào cũng đòi hỏi điều này,
nhưng với nghề giáo càng đúng hơn.
2.2.3. Đối với áp lực gia đình và xã hội

“Người thành công là người có kế hoạch. người có kế hoạch luôn đặt ra mục tiêu phía
trước để phấn đấu thực hiện”. Hãy lập kế hoạch để có thể cân bằng giữa gia đình với công việc
trong việc phân bổ quỹ thời gian và sức lực. Bên cạnh đó tạo bầu không khí ấm cúng, sẻ chia
trong gia đình cũng là yếu tố cần thiết để giúp các thành viên giải tỏa được căng thẳng.
Là người giảng vi ên, đạo đức và nhân phẩm cũng rất quan trọng. Đòi hỏi việc tu dưỡng,
rèn luyện đạo đức, luôn là một người mẫu mực trong công việc cũng như trong cuộc sống. Đó
là do sự nỗ lực, cố gắng ở mỗi người thầy, người cô. Chính họ phải ý thức được yêu cầu đó để
vươn lên hoàn thiện nhân cách bản thân.

Thực hiện: Nhóm 01_NVSP15

12


GV: ThS. Lê Tuyết Ánh
Cần tích cực hài hòa các mối quan hệ để bản thân, đồng nghiệp, đơn vị đều trong trạng
thái cân bằng. Đối phó với tình trạng căng thẳng kéo dài, cần học cách tự điều chỉnh kịp thời
thả lỏng và thư giãn tinh thần bằng cách tham gia vào các hoạt động tập thể, các lớp tập thể
duc, luyện tập thẩm mỹ, yoga sau giời làm; trò truyện tâm sự với bạn bè , người thân; đi du
lịch…Hoặc thư giãn ngay khi làm việc như vừa nghe nhạc vừa làm việc, nói chuyện với đồng
nghiệp…
Tóm lại, “Chuyện gì xảy ra không quan trọng bằng cách chúng ta phản ứng với nó như
thế nào”. Đó là câu nói đầy ý nghĩa của Thaddeus Golas. Thật vậy, chúng ta có thể kiểm soát
được suy nghĩ của mình và dùng sức mạnh của sự hình dung tích cực để tạo ra một hình ảnh
mạnh mẽ mình sẽ vượt qua, sẽ thành công trong bất cứ tình huống khó khăn nào. Hãy biết ưu

tiên theo thứ tự, sắp xếp công việc một cách hợp lí, vạch kế hoạch mình để vừa có thời gian
cho công việc, cho gia đình và vừa cho sự thư giãn của chính bản thân, có như thế thì giải
quyết công sẽ hiệu quả hơn.

Thực hiện: Nhóm 01_NVSP15

13


GV: ThS. Lê Tuyết Ánh

Thực hiện: Nhóm 01_NVSP15

14


GV: ThS. Lê Tuyết Ánh
Chương 3: Tình huống
Giảng viên trẻ với những áp lực khi lần đầu tiên đứng lớp . Tôi xin lấy một ví dụ cụ thể
như bạn Lan Hương đã trình bày trong buổi học thứ ba.
Bạn ấy phải chịu các áp lực cơ bản như:
1. Áp lực độ tuổi: bao gồm tuổi đời và tuổi nghề.

Đối với giảng viên trẻ (non trẻ về tuổi đời, tuổi nghề) thì bản lĩnh nghề nghiệp còn
yếu . Nếu trong lớp học có sinh viên cá biệt, hỏi những câu hỏi câu hỏi về đời tư ( khó tìm lời
giải), thì giảng viên trẻ chưa có đủ kinh nghiệm để làm chủ tình huống đó. Nếu trong lớp học
có sinh viên có tuổi nhiều hơn giảng viên, thì làm sao giảng dạy cho họ?
2. Áp lực về kiến thức chuyên môn

So với bậc cao niên ( tuổi đời, tuổi nghề, thành đạt và học hàm học vị ) , thì giảng viên

trẻ có kiến thức chuyên môn chưa sâu, chưa có đủ kinh nghiệm để đi sâu, phân tích kỹ một vấn
đề. Khi sinh viên thắc mắc cần tháo gỡ một vấn đề nào đó thì giảng viên trẻ ấp úng không giải
quyết được.
3. Áp lực về kiến thức tổng quát xã hội

Trong lớp học, có sinh viên với nhiều lứa tuổi, trình độ học vấn và vị trí công tác khác
nhau. Nếu chỉ dùng 1 phương pháp tiếp cận cho nhiều đối tượng học thì sẽ không hiệu quả. để
có được có những chuyên đề, dạng bài phù hợp với nhiều đối tượng học, giảng viên cần phải
hiểu rõ mặt bằng văn hóa xã hội.
4. Khả năng truyền đạt, phương pháp sư phạm:

Dù giảng viên có chuyên môn cao, nhưng phương pháp sư phạm nghèo nàn, thì sẽ có
nhiều sinh viên không hiểu được giảng viên muốn truyền đạt gì.

Thực hiện: Nhóm 01_NVSP15

15


GV: ThS. Lê Tuyết Ánh
Khắc phục:
Tự rèn luyện; tự trang bị; tự điều chỉnh. Đối với đội ngũ giảng viên trẻ cả về tuổi đời,
tuổi nghề, việc trau dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sư phạm là vô cùng cần thiết. Để
làm tốt vấn đề này, anh chị em cần “va đập” nhiều hơn với chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác
nhau. Giảng viên cần đặt ra câu hỏi để sinh viên trả lời, hoặc sinh viên có thể tranh luận
với nhau và với cả giảng viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học.

Thực hiện: Nhóm 01_NVSP15

16




×