Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

những bất cập và điểm mới trong sửa đổi luật thuế thu nhập cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.53 KB, 31 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN
KHOA: KẾ TOÁN

BÀI THẢO LUẬN
MÔN: KẾ TOÁN THUẾ
Chuyên đề:
NHỮNG BẤT CẬP VÀ ĐIỂM MỚI TRONG SỬA ĐỔI LUẬT THUẾ
THU NHẬP CÁ NHÂN
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Dương Thị Lan Anh (CN2)
2. Ngô Quỳnh Trang (CN2)
3. Phạm Thị Thu Hoài (CN2)
4. Hoàng Thị Kim Thúy (CN2)
5. Nguyễn Thị Phượng (CN2)
6. Đỗ Thị Hiệp
7. Phan Thị Thu Hường
8. Nguyễn Thị Huyền Thương
9. Vi Thị Thùy
10. Đoàn Thị Thanh

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2011
1


PHẦN 1: LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Ngày 5-12-2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký Lệnh số 13/2007/LCTN công bố Luật Thuế thu nhập cá nhân, đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ
hai thông qua ngày 21-11-2007. Dưới đây là toàn văn luật này.
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10.
Quốc hội ban hành Luật Thuế thu nhập cá nhân.


Chương I
Những quy định chung
Ðiều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập được
miễn thuế, giảm thuế và căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân.
Ðiều 2. Ðối tượng nộp thuế
1. Ðối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế
quy định tại Ðiều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá
nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Ðiều 3 của Luật này phát sinh
trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch
hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú
hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản
2 Ðiều này.
Ðiều 3. Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu
nhập được miễn thuế quy định tại Ðiều 4 của Luật này:
2


1. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:
a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc
chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định

của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc
hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố
độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;
trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một
lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi; trợ cấp do suy giảm khả năng lao động,
trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
theo quy định của Bộ luật lao động, các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội chi
trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội.
c) Tiền thù lao dưới các hình thức.
d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban
kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức.
đ) Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc
không bằng tiền.
e) Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà
nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế,
tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền công nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm
pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
a) Tiền lãi cho vay
b) Lợi tức cổ phần
3


c) Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái
phiếu Chính phủ.
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế
b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở
c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước
d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản.
6. Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:
a) Trúng thưởng xổ số
b) Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại
c) Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino
d) Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức
trúng thưởng khác.
7. Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền
sở hữu trí tuệ
b) Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
9. Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức
kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc
đăng ký sử dụng.
10. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức
kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc
đăng ký sử dụng.
4


Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Ðiều này.
Ðiều 4. Thu nhập được miễn thuế
1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ
đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu;
cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với

cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền
với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao
đất.
4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha
đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con
dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại
với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản
phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được
Nhà nước giao để sản xuất.
7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ.
8. Thu nhập từ kiều hối.
9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với
tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
10. Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả.
11. Thu nhập từ học bổng, bao gồm:
a) Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước

5


b) Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương
trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.
12. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền
bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường

khác theo quy định của pháp luật.
13. Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân
đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận.
14. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện,
nhân đạo dưới hình thức Chính phủ và phi Chính phủ được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt.
Ðiều 5. Giảm thuế
Ðối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm
nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức
độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
Ðiều 6. Quy đổi thu nhập chịu thuế ra đồng Việt Nam
1. Thu nhập chịu thuế nhận được bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng
Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh thu nhập.
2. Thu nhập chịu thuế nhận được không bằng tiền phải được quy đổi ra đồng
Việt Nam theo giá thị trường của sản phẩm, dịch vụ đó hoặc sản phẩm, dịch vụ
cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh thu nhập.
Ðiều 7. Kỳ tính thuế
1. Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú được quy định như sau:
a) Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập
từ tiền lương, tiền công.
b) Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ
đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng
6


khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu
nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; quà
tặng.

c) Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập
từ chuyển nhượng chứng khoán. Trường hợp cá nhân áp dụng kỳ tính thuế theo
năm thì phải đăng ký từ đầu năm với cơ quan thuế.
2. Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát
sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.
Ðiều 8. Quản lý thuế và hoàn thuế
1. Việc đăng ký thuế, kê khai, khấu trừ thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn
thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế và các biện pháp quản lý thuế được thực hiện
theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
2. Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau đây:
a) Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;
b) Cá nhân đã nộp thuế nhưng có TN tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;
c) Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Ðiều 9. Áp dụng điều ước quốc tế
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định về thuế thu nhập cá nhân khác với quy định của Luật này thì
áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Chương II
Căn cứ tính thuế dối với cá nhân lưu trú
Mục 1: Xác định thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế
Ðiều 10. Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh
1. Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ các
khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh
trong kỳ tính thuế.
7


2. Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung

ứng hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ.
Thời điểm xác định doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng
hóa, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.
3. Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh
trong kỳ tính thuế bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công, các khoản thù lao và các chi phí khác trả cho người
lao động;
b) Chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng
vào sản xuất, kinh doanh, chi phí dịch vụ mua ngoài;
c) Chi phí khấu hao, duy tu, bảo dưỡng tài sản cố định sử dụng vào sản xuất,
kinh doanh;
d) Chi trả lãi tiền vay;
đ) Chi phí quản lý;
e) Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp theo quy định của pháp luật được
tính vào chi phí;
g) Các khoản chi phí khác liên quan đến việc tạo ra thu nhập.
4. Việc xác định doanh thu, chi phí dựa trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn, chế
độ và chứng từ, sổ kế toán theo quy định của pháp luật.
5. Trường hợp nhiều người cùng tham gia kinh doanh trong một đăng ký
kinh doanh thì thu nhập chịu thuế của mỗi người được xác định theo một trong các
nguyên tắc sau đây:
a) Tính theo tỷ lệ vốn góp của từng cá nhân ghi trong đăng ký kinh doanh
b) Tính theo thỏa thuận giữa các cá nhân ghi trong đăng ký kinh doanh
c) Tính bằng số bình quân thu nhập đầu người trong trường hợp đăng ký
kinh doanh không xác định tỷ lệ vốn góp hoặc không có thỏa thuận về phân chia
thu nhập giữa các cá nhân.
8



6. Ðối với cá nhân kinh doanh chưa tuân thủ đúng chế độ kế toán, hóa đơn,
chứng từ mà không xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế thì cơ
quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu, tỷ lệ thu nhập chịu thuế để xác định
thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành, nghề sản xuất, kinh doanh theo quy
định của pháp luật về quản lý thuế.
Ðiều 11. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số
thu nhập quy định tại khoản 2 Ðiều 3 của Luật này mà đối tượng nộp thuế nhận
được trong kỳ tính thuế.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời
điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối
tượng nộp thuế nhận được thu nhập.
Ðiều 12. Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn
1. Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn là tổng số các khoản thu nhập từ đầu tư
vốn quy định tại khoản 3 Ðiều 3 của Luật này mà đối tượng nộp thuế nhận được
trong kỳ tính thuế.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức,
cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế
nhận được thu nhập.
Ðiều 13. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn
1. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ
giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển
nhượng vốn.
2. Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc
chuyển nhượng chứng khoán thì thu nhập chịu thuế được xác định là giá bán chứng
khoán.
3. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm
giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành theo quy định của pháp luật.
9



Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Ðiều này.
Ðiều 14. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản
1. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định bằng
giá chuyển nhượng bất động sản theo từng lần chuyển nhượng trừ giá mua bất động
sản và các chi phí liên quan, cụ thể như sau:
a) Giá chuyển nhượng bất động sản là giá theo hợp đồng tại thời điểm
chuyển nhượng.
b) Giá mua bất động sản là giá theo hợp đồng tại thời điểm mua.
c) Các chi phí liên quan được trừ căn cứ vào chứng từ, hoá đơn theo quy
định của pháp luật, bao gồm các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên
quan đến quyền sử dụng đất; chi phí cải tạo đất, cải tạo nhà, chi phí san lấp mặt
bằng; chi phí đầu tư xây dựng nhà ở, kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc trên
đất; các chi phí khác liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản.
2. Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc
chuyển nhượng bất động sản thì thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển
nhượng bất động sản.
3. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá chuyển nhượng
bất động sản trong trường hợp không xác định được giá chuyển nhượng hoặc giá
chuyển nhượng quyền sử dụng đất ghi trên hợp đồng thấp hơn giá đất do Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quy định có hiệu lực tại thời điểm chuyển nhượng.
4. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản là
thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
Ðiều 15. Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng
1. Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên
10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là thời điểm tổ
chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.

10



Ðiều 16. Thu nhập chịu thuế từ bản quyền
1. Thu nhập chịu thuế từ bản quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng
mà đối tượng nộp thuế nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối
tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ bản quyền là thời điểm tổ chức,
cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.
Ðiều 17. Thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại
1. Thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại là phần thu nhập vượt
trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng hợp đồng nhượng
quyền thương mại.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại là
thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.
Ðiều 18. Thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng
1. Thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản thừa kế, quà
tặng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần phát
sinh.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế được quy định như sau:
a) Ðối với thu nhập từ thừa kế là thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được
thừa kế.
b) Ðối với thu nhập từ quà tặng là thời điểm tổ chức, cá nhân tặng cho đối
tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập.
Ðiều 19. Giảm trừ gia cảnh
1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính
thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là
cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu
đồng/năm);
b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng.

11


2. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện
theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối
tượng nộp thuế.
3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi
dưỡng, bao gồm:
a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy
định bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao
động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa
mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc
được tính giảm trừ gia cảnh.
Ðiều 20. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo
1. Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi
tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp
thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:
a) Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa;
b) Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.
2. Tổ chức, cơ sở và các quỹ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Ðiều này
phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận,
hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi
nhuận.
Ðiều 21. Thu nhập tính thuế
1. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là
tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Ðiều 10 và Ðiều 11 của Luật này, trừ các

khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối
12


với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ quy
định tại Ðiều 19 và Ðiều 20 của Luật này.
2. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn,
chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương
mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế quy định tại các điều 12, 13, 14,
15, 16, 17 và 18 của Luật này.
Mục 2: Biểu thuế
Ðiều 22. Biểu thuế lũy tiến từng phần
1. Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định
tại khoản 1 Ðiều 21 của Luật này.
2. Biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định như sau:
Ðiều 23. Biểu thuế toàn phần
1. Biểu thuế toàn phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại khoản
2 Ðiều 21 của Luật này.
2. Biểu thuế toàn phần được quy định như sau:
Ðiều 24. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và trách nhiệm của
đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú
1. Trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế, quyết toán thuế được quy định
như sau:
a) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế
vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với các loại thu nhập chịu thuế trả
cho đối tượng nộp thuế.
b) Cá nhân có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm kê khai, nộp thuế vào ngân
sách nhà nước và quyết toán thuế đối với mọi khoản thu nhập theo quy định của
pháp luật về quản lý thuế.
2. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm cung cấp thông tin về thu

nhập và người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế thuộc đơn vị mình quản lý theo
quy định của pháp luật.
13


3. Chính phủ quy định mức khấu trừ thuế phù hợp với từng loại thu nhập quy
định tại điểm a khoản 1 Ðiều này.

Chương III
Căn cứ tính thuế đối với cá nhân không cư trú
Ðiều 25. Thuế đối với thu nhập từ kinh doanh
1. Thuế đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú được xác
định bằng doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh quy định tại khoản 2 Ðiều
này nhân với thuế suất quy định tại khoản 3 Ðiều này.
2. Doanh thu là toàn bộ số tiền phát sinh từ việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ
bao gồm cả chi phí do bên mua hàng hóa, dịch vụ trả thay cho cá nhân không cư trú
mà không được hoàn trả.
Trường hợp thỏa thuận hợp đồng không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì
doanh thu tính thuế phải quy đổi là toàn bộ số tiền mà cá nhân không cư trú nhận
được dưới bất kỳ hình thức nào từ việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam
không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành các hoạt động kinh doanh.
3. Thuế suất đối với thu nhập từ kinh doanh quy định đối với từng lĩnh vực,
ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau:
a) 1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa
b) 5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ
c) 2% đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh
khác.
Ðiều 26. Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
1. Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú
được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công quy định tại khoản

2 Ðiều này nhân với thuế suất 20%.
2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng số tiền lương, tiền
công mà cá nhân không cư trú nhận được do thực hiện công việc tại Việt Nam,
không phân biệt nơi trả thu nhập.
14


Ðiều 27. Thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn
Thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú được xác định
bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ
chức, cá nhân tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%.
Ðiều 28. Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú được
xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển
nhượng phần vốn tại tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân với thuế suất 0,1%, không
phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài.
Ðiều 29. Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của cá
nhân không cư trú được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản nhân với
thuế suất 2%.
Ðiều 30. Thuế đối với thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại
1. Thuế đối với thu nhập từ bản quyền của cá nhân không cư trú được xác
định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển giao,
chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ
tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%.
2. Thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại của cá nhân không cư
trú được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng
nhượng quyền thương mại tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%.
Ðiều 31. Thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng
1. Thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng của cá nhân

không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế quy định tại khoản 2 Ðiều này
nhân với thuế suất 10%.
2. Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng của cá nhân không cư trú là phần giá
trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần trúng thưởng tại Việt Nam; thu
nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10
15


triệu đồng theo từng lần phát sinh thu nhập mà cá nhân không cư trú nhận được tại
Việt Nam.
Ðiều 32. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế
1. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập quy định tại Ðiều
25 của Luật này là thời điểm cá nhân không cư trú nhận được thu nhập hoặc thời
điểm xuất hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập quy định tại các
điều 26, 27, 30 và 31 của Luật này là thời điểm tổ chức, cá nhân ở Việt Nam trả thu
nhập cho cá nhân không cư trú, hoặc thời điểm cá nhân không cư trú nhận được thu
nhập từ tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
3. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập quy định tại Ðiều
28 và Ðiều 29 của Luật này là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực.
Ðiều 33. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và trách nhiệm của
đối tượng nộp thuế là cá nhân không cư trú
1. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế vào
ngân sách nhà nước theo từng lần phát sinh đối với các khoản thu nhập chịu thuế
trả cho đối tượng nộp thuế.
2. Ðối tượng nộp thuế là cá nhân không cư trú có trách nhiệm kê khai, nộp
thuế theo từng lần phát sinh thu nhập đối với thu nhập chịu thuế theo quy định của
pháp luật về quản lý thuế.

Chương IV

Điều khoản thi hành
Ðiều 34. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
2. Bãi bỏ các văn bản, quy định sau đây:
a) Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao số 35/2001/PLUBTVQH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Pháp lệnh số 14/2004/PLUBTVQH11;
16


b) Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất ban hành ngày 22 tháng 6 năm 1994
đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/1999/QH 10;
c) Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cá nhân sản xuất, kinh
doanh không bao gồm doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp số 09/2003/QH11;
d) Các quy định khác về thuế đối với thu nhập của cá nhân trái với quy định
của Luật này.
3. Những khoản thu nhập của cá nhân được ưu đãi về thuế quy định tại các
văn bản quy phạm pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục
được hưởng ưu đãi.
Ðiều 35. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
(Ðã ký)
Nguyễn Phú Trọng

17


PHẦN 2: NHỮNG BẤT CẬP VÀ ĐIỂM MỚI TRONG SỬA ĐỔI
LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
I. Những bất cập trong luật thuế thu nhập các nhân

Luật Thuế TNCN được Quốc hội thông qua cuối năm 2007, có hiệu lực thi
hành vừa tròn 2 năm (từ 1-1-2009) đánh dấu một bước hoàn thiện trong hệ thống
thuế của Việt Nam. Mặc dù, Luật Thuế TNCN được chuẩn bị, xây dựng khá kỹ
lưỡng, lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp xã hội từ hơn 3 năm trước khi ban hành,
nhưng khi triển khai Luật vào thực tế cuộc sống, không thể tránh khỏi những bất
cập, vướng mắc nảy sinh đòi hỏi phải nghiên cứu, giải quyết… Nguyên nhân dẫn
đến luật này sớm lạc hậu là do mức khởi điểm chịu thuế đã “chốt” trong luật là 4
triệu đồng trong khi thực tiễn đời sống luôn thay đổi, giá cả thị trường biến động
không ngừng, trượt giá, lạm phát là yếu tố khách quan Trong hai năm đầu thực
hiện, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng thêm gần 18%. Nếu tính từ thời điểm bắt
tay xây dựng luật, CPI đã tăng lên hơn 54% nên mặc dù đã tính đến việc trượt giá,
tăng lương nhưng mức khởi điểm chịu thuế 4 triệu đồng/tháng cùng với mức giảm
trừ gia cảnh 1,6 triệu đồng/tháng đối với mỗi người phụ thuộc đã trở nên lạc hậu,
tạo tâm lý không thoải mái đối với một bộ phận người nộp thuế.
1. Về công tác cấp mã số thuế cá nhân
Để triển khai Luật Thuế TNCN, bước đầu tiên là việc cấp mã số thuế cá nhân.
Mã số này sẽ gắn với mỗi cá nhân suốt đời và là cơ sở để quản lý đối tượng nộp
thuế TNCN. Do số lượng đối tượng nộp thuế TNCN quá lớn, nên để đảm bảo tiến
độ cấp mã số thuế cá nhân phục vụ kịp thời công tác thu thuế, thời gian đầu Cục
thuế chỉ yêu cầu các đơn vị chi trả thu nhập thực hiện đăng ký cấp mã số thuế cho
những cá nhân có mức thu nhập đạt ngưỡng phải nộp thuế. Sau giai đoạn một, yêu
cầu các đơn vị chi trả thu nhập kê khai bổ sung đối với những trường hợp chưa kê
khai, đồng thời triển khai cấp mã số thuế cho các đối tượng thuộc diện chịu thuế,
song chưa có mã số thuế.
18


Để quản lý chặt chẽ người nộp thuế, yêu cầu đặt ra là phải cấp mã số thuế cá
nhân cho mọi công dân. Việc người nộp thuế chưa có mã số thuế sẽ gây thiệt hại
cho chính người nộp thuế vì phải nộp thuế TNCN với tỷ lệ trích cao hơn. Đặc biệt,

việc các cá nhân phụ thuộc không có mã số thuế dẫn đến khe hở và khó kiểm soát
chính xác vấn đề giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, từ đó, gây thất thu thuế
TNCN. Việc kê khai giảm trừ gia cảnh chủ yếu là dựa vào ý thức của đối tượng
nộp thuế. Điều này đã tạo ra khe hở trong việc kê khai số người phụ thuộc.
Ví dụ, cùng 1 ông bố hay bà mẹ, nhưng sẽ được tính trùng thành 2 bởi cả 2
người con ở 2 địa phương khác nhau đều cùng kê khai và chính quyền địa phương
sở tại đều xác nhận. Thực tế cho thấy, hiện nay nhiều địa phương khi nhận được
một số đơn đề nghị xác nhận đối tượng cư trú có trách nhiệm nuôi dưỡng người
phụ thuộc ở địa phương khác (ông, bà, cháu… ở quê), họ không thể nào xác định
được mối quan hệ của người phụ thuộc đang sống ở tỉnh khác và người dân đang
cư trú trên địa bàn, càng không thể nào biết được có đúng là người dân đang cư trú
trên địa bàn có trách nhiệm nuôi dưỡng người đang sống ở tỉnh khác hay không,
dẫn tới tình trạng nơi thì chứng nhận hết một cách quá dễ dàng, nơi thì từ chối
chứng nhận gây khó khăn cho người dân. Và cũng theo phản ánh của người dân thì
một trong những khó khăn mà họ gặp phải là xin hồ sơ để xác định đối tượng phụ
thuộc không có thu nhập.
2. Về công tác kê khai nộp thuế, quyết toán thuế TNCN
Thông qua việc cấp mã số thuế cá nhân, cơ sở dữ liệu người nộp thuế được
xây dựng là tiền đề quan trọng của việc quản lý kê khai nộp thuế và quyết toán thuế
TNCN. Đối với thu nhập từ tiền công tiền lương, thực hiện kê khai và nộp thuế
thông qua cơ quan chi trả thu nhập, theo đó, mức thuế TNCN được khấu trừ tại
nguồn theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần đối với các khoản chi trả cho cá nhân
thuộc sự quản lý của cơ quan chi trả thu nhập cho những cá nhân ký hợp đồng lao
động từ 03 tháng trở lên và khấu trừ 10% thu nhập đối với các khoản chi trả cho cá
nhân không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động dưới 03 tháng nếu số
19


tiền mỗi lần chi trả từ 500.000 đồng trở lên. Cơ quan chi trả thu nhập có trách
nhiệm thu và chuyển số thuế thu được vào Kho bạc Nhà nước.

Để tổ chức triển khai thực hiện việc quyết toán thuế TNCN năm 2009 theo
thông tư số 160/2009/TT-BTC ngày 12/8/2009, Tổng cục Thuế đã có công văn số
451/TCT-TNCN ngày 08/02/2010 hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, trong qúa trình
triển khai thực hiện, đã phát sinh nhiều vướng mắc, tiến độ thực hiện quyết toán
thuế TNCN chậm. Vì vậy, ngày 21/5/2010, Tổng cục Thuế đã ban hành công văn
1700 /TCT-TNCN hướng dẫn bổ sung quyết toán thuế TNCN năm 2009, đồng thời
gia hạn thời gian quyết toán thuế đến 31/07/2010. Theo quy định, việc quyết toán
thuế TNCN tại cơ quan chi trả thu nhập được áp dụng đối với cá nhân trong năm
chỉ có thu nhập duy nhất tại một nơi. Trong trường hợp này, cá nhân phải lập giấy
ủy quyền quyết toán thuế TNCN theo mẫu quy định, trên cơ sở đó, cơ quan chi trả
thu nhập tổng hợp quyết toán thuế và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị
trả thu nhập. Đối với cá nhân trong năm có thu nhập từ 2 nơi trở lên, cá nhân đăng
ký nộp thuế tại cơ quan thuế và các trường hợp khác thì phải thực hiện quyết toán
thuế tại cơ quan thuế, nơi cá nhân đăng ký giảm trừ gia cảnh hoặc tại cơ quan thuế
cá nhân đăng ký quản lý.
Tuy nhiên,thực tế cho thấy số đông người nộp thuế, kể cả những người có từ 2
nguồn thu nhập trở lên, đều ngại tự mình quyết toán thuế hoặc không rõ thủ tục tiến
hành, nên ủy quyền cho đơn vị chi trả thu nhập thực hiện hộ. Từ đó, có thể làm thất
thu ngân sách nhà nước hoặc gây thiệt hại cho quyền lợi chính đáng của chính
người nộp thuế.
3. Về công tác thanh tra, kiểm tra thuế
Từ sau khi Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành, công tác thanh tra kiểm tra
thuế của Cục thuế Hà Nội có nhiều đổi mới. Thanh tra kiểm tra dựa trên cơ sở thu
thập, phân tích thông tin dữ liệu liên quan đến người nộp thuế để đánh giá mức độ
20


tuân thủ, phân loại rủi ro và lập danh sách người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai
thuế.
Số lượng người nộp thuế quá lớn, nên việc tổ chức thực hiện thanh tra kiểm tra

về thuế TNCN chưa được thực hiện đầy đủ, thường xuyên…
4. Bất cập về thu nhập chịu thuế
Trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, người dân đang phải đối phó với
nhiều mặt hàng tiêu dùng tăng giá, chất lượng bữa ăn hàng ngày giảm sút. Thuế
TNCN càng bộc lộ nhiều vấn đề bất cập.
Bất cập lớn nhất là mức khởi điểm chịu thuế với quy định là 4 triệu
đồng/người lao động chính và bất cập thứ hai là mức giảm trừ gia cảnh là 1,6 triệu
đồng/người phụ thuộc. Hai mức tiền quy định này so với thực tế chi phí đời sống
hiện nay là quá thấp. Thậm chí, số đông ý kiến phản ánh đến Báo Lao Động còn
cho rằng trong khi họ chưa đủ ăn, đủ chi phí cho nhu cầu tối thiểu bản thân thì đã
phải nộp thuế TNCN. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2008 là gần 23% so
với 2007 - tuy nhiên nhóm lương thực tăng gần 50% và nhóm thực phẩm tăng gần
33%. Tiếp đến năm 2009, CPI là gần 7% so với 2008 - trong đó nhóm lương thực,
thực phẩm tăng hơn 8%. Tiếp đó năm 2010, CPI tăng tới 11,75% so với 2009 nhưng nhóm hàng ăn uống tăng tới hơn 16%. Rõ ràng sau 3 năm, với tốc độ trượt
giá của riêng nhóm lương thực thực phẩm thì đã đủ thấy thu nhập của người dân
không theo kịp đà tăng giá. Bên cạnh đó, nhóm giáo dục cũng liên tục tăng giá,
trong đó có cả việc tăng học phí. Với đà tăng này, mức khởi điểm chịu thuế và
giảm trừ gia cảnh đã quá thấp Mặc dù Chính phủ đã điều chỉnh tăng lương tối thiểu
lên 650.000 đồng vào tháng 1/2009, 730.000 đồng vào tháng 5/2010 và tiếp tục
điều chỉnh lên mức 830.000 đồng kể từ 1/5/2011, nhưng mức lương này chỉ đáp
ứng được khoảng 60% nhu cầu cơ bản của một cá nhân. Đó là chưa kể kể bài toán
lạm phát luôn ẩn sau mỗi kỳ tăng lương, bởi thực tế cho thấy tình trạng "tăng giá
theo lương" là rất phổ biến trong xã hội.

21


Một điểm chưa hợp lý nữa là mức giảm trừ gia cảnh chưa tính đến khu vực.
Vùng nông thôn, thành thị, đồng bằng hay miền núi đều áp dụng như nhau, nhưng
trên thực tế, mức chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày của một cá nhân ở thành thị là

lớn hơn rất nhiều so với nông thôn và miền núi.
5. Bất cập về đối tượng nộp thuế
Có ý kiến cho rằng, "những người dân khó khăn" không nằm trong đối tượng
chịu thuế TNCN vì hiện mới chỉ có 330.000 người phải nộp thuế này.
Thuế TNCN của ta hiện nay chủ yếu "nắm người có tóc", đó là những người
làm công ăn lương luôn luôn trong cảnh "lương tăng không kịp giá", những người,
những gia đình bị tác động mạnh mẽ của việc tăng giá thực phẩm, giá điện, giá gas,
giá xăng... Vì thế, không thể nói đối tượng này chưa đủ khó khăn. Còn hàng ngàn,
hàng vạn người không nằm trong số 330.000 người nộp thuế nói trên nhưng do giá
cả tăng cao, thu nhập trước đây không đủ trang trải cuộc sống, họ đang cố gắng làm
thêm chỗ nọ, chỗ kia nhưng mỗi khoản thu nhập từ 500.000 đồng trở lên vẫn bị
khấu trừ 10% tiền thuế TNCN. Tất nhiên, cuối năm nếu chứng minh được thu nhập
không quá ngưỡng chịu thuế, họ sẽ được hoàn thuế. Nhưng để hoàn thuế được còn
là cả một câu chuyện dài. Vậy những đối tượng chịu thuế này, đã được coi là khó
khăn hay không?
Trong bối cảnh hiện nay, cần có hướng sửa đổi luật theo hướng tăng thu của
các đối tượng có thu nhập cao thật sự bởi năm 2010, nhập hàng xa xỉ là 10 tỷ USD,
trong bối cảnh nhập siêu là 12 tỷ USD. Rõ ràng đang xuất hiện tầng lớp có thu
nhập rất cao như: Thu nhập cao do hoa hồng, hoặc những khoản không trình bày
trong sổ sách… thì vẫn bị bỏ trống những đối tượng này chưa được đưa vào diện
quản lý một cách thực sự mà Luật Thuế thu nhập cá nhân vẫn “nặng” về thu đồng
đều của những người ăn lương Nhà nước và những người có sổ lương mà chưa
đánh vào đối tượng thu nhập cao để đảm bảo: Một là, tiết giảm tiêu dùng xa xỉ, hai
là đảm bảo công bằng xã hội và thứ ba đảm bảo tăng thu ngân sách.

22


Tại mục 11, điều 5 bản tiếp thu và điều chỉnh. Quy định ghi rõ, miễn thuế "thu
nhập từ cổ tức của người lao động là cổ đông được mua cổ phần ưu đãi trong doanh

nghiệp Nhà nước cổ phần hoá". Số đông các chuyên gia được hỏi đều phản ứng,
bởi lẽ: Cổ tức thực chất là thu nhập lãi từ doanh nghiệp. Các chuyên gia phân tích:
Trong khi số đông người lao động ở các công ty chưa cổ phần hóa hoặc chưa được
cổ phần hóa không được ưu đãi mua cổ phần, thu nhập hằng tháng phải chịu thuế
thì người lao động trong công ty cổ phần hóa lại được ưu ái miễn thuế.
Các chuyên gia cũng đặt câu hỏi: Ai là những người sở hữu nhiều cổ phần
trong các công ty? Phải chăng đó chính là các "đại gia" ở chính các công ty này.
Bên cạnh đó, sự phân biệt đối xử càng gay gắt hơn khi mà đông đảo nhà đầu tư
mua cổ phiếu theo giá thị trường, chịu nhiều rủi ro thì lãi bị đánh thuế; trong khi đó
người lao động đã được mua cổ phần ưu đãi (giá thấp hơn thị trường, thậm chí
bằng mệnh giá) lại không phải chịu thuế phần lãi này.
6. Bất cập trong hoàn thuế
Theo quy định, những người không có hợp đồng lao có thu nhập hơn 1 triệu
đồng/tháng vẫn phải tính thuế thu nhập như người thu nhập cao, bị khấu trừ 10%,
với mỗi khoản thu nhập trên 500.000 đồng sẽ phải tạm nộp thuế 10%, số thuế này
chỉ là tạm thu, sẽ được hoàn lại nếu người nộp thuế chứng minh được mình thu
nhập dưới mức chịu thuế. Chẳng hạn, nếu một nhân viên tiếp thị có khoản thu nhập
1 triệu đồng thì chỉ nhận được thực tế 900.000 đồng vì phải trừ 100.000 đồng
(tương đương 10% thu nhập) tiền thuế thu nhập tạm nộp. Đến cuối năm quyết toán,
nếu chứng minh được thu nhập của mình chưa đến mức chịu thuế sẽ được hoàn lại
100.000 đồng tạm nộp trên. Dù chưa rõ họ có thu nhập đến mức chịu thuế hay
không, nhưng để tránh thất thu thuế, Bộ Tài chính đã quy định việc khấu trừ tạm
này. Đến hết năm, nếu thấy chưa đến ngưỡng phải nộp thuế, tức là có thu nhập
dưới 48 triệu đồng/năm với người độc thân, họ sẽ phải đến cơ quan thuế để đề nghị
xin hoàn thuế đã nộp và lấy lại số tiền thuế đã tạm nộp.

23


Những thủ tục hoàn thuế trên thực tế rất phức tạp.Để lấy được tiền hoàn thuế,

người nộp thuế sẽ phải trải qua một “ma trận” thủ tục, giấy tờ trước hết người nộp
thuế phải có chứng từ khấu trừ thuế, mỗi khi phát sinh khoản khấu trừ thuế thì
người bị khấu trừ cần đề nghị cơ quan chi trả thu nhập, xuất hồ sơ chứng từ khấu
trừ thuế.Để hoàn thuế thu nhập cá nhân cho những người có nhiều nguồn thu nhập
khác nhau phải cần đến 18 chữ ký của các phòng chức năng của cơ quan thuế chính
những rắc rối này đã khiến không ít người nản lòng với ý định lấy lại tiền thuế đã
tạm nộp.
Theo ghi nhận, tại các Cục thuế Hà Nội và TP HCM, không ít hồ sơ đề nghị
hoàn thuế chỉ có thu nhập ở mức 2-3 triệu đồng/tháng nhưng vẫn bị khấu trừ thuế.
Thực ra để đơn giản hoá thủ tục, tránh phiền hà cho việc khấu trừ rồi lại hoàn thuế,
Bộ Tài chính có quy định, nếu cá nhân ước lượng thu nhập trong năm chưa đến
mức phải nộp thuế thì chỉ cần làm giấy cam kết, hàng tháng khi trả thu nhập, cơ
quan chi trả không khấu trừ thuế. Tuy nhiên, thực tế các đơn vị chi trả thường sợ
người lao động khai man thu nhập, khi cơ quan thuế phát hiện truy thu, nên các đơn
vị thường làm cách "chắc ăn" là tạm khấu trừ thuế cho tất cả khoản thu nhập trên
500.000 đồng của người lao động. Như vậy, thực tế cơ quan thuế không bao giờ
chịu thiệt, vì họ đã sớm nắm "đằng chuôi". Còn người nộp thuế, nếu không biết
hoặc không đủ "chịu khó" đi làm thủ tục hoàn thuế thì họ sẽ phải vui vẻ chấp nhận
khoản tiền đã tạm khấu trừ, bị mất thật.
7. Thuế TNCN và nguy cơ chảy máu chất xám
Nếu đánh thuế quá cao (7 bậc với 35%) thì Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ
"chảy máu" chất xám. Người giỏi của Việt Nam sẽ bỏ ra nước ngoài; người giỏi
của nước ngoài ngại đến Việt Nam. Khi đó Việt Nam vừa "chảy máu", vừa không
thu hút được chất xám. Đặc biệt Việt Nam sẽ thất bại trong thu hút và "chuyển giao
công nghệ bậc cao" là kỹ năng quản trị hay những tri thức không thể viết thành
sách, mà chỉ học hỏi qua thực tế hằng ngày.

24



Người giỏi sẽ thấy vô lý khi, họ cũng là người lao động, họ cũng phải học và
làm thêm giờ mà họ càng vất vả để tạo ra nhiều của cải, thu nhập thì lại càng bị
đánh thuế cao. Sự bất hợp lý này không khuyến khích được sự sáng tạo và khả
năng vươn lên; làm xói mòn sự hăng say làm giàu.
Ngoài ra, thực tế tiến hành thu thuế TNCN thời gian qua còn cho thấy những
bất cập khác, như:
- Chưa kiểm soát được mọi nguồn thu nhập của từng cá nhân. Nguồn hình
thành TNCN quá đa dạng và phức tạp. Đối với những khoản thu nhập từ tiền
lương, tiền công thì cơ quan thuế có thể kiểm soát qua đơn vị trực tiếp chi trả thu
nhập; nhưng đối với các khoản thu nhập của các hộ kinh doanh cá thể, các cá nhân
hành nghề độc lập, đặc biệt là đối với đối tượng ca sỹ, nghệ sỹ… thì cơ quan thuế
khó có thể kiểm soát được một cách chính xác.
- Mức giảm trừ cá nhân và giảm trừ cho người phụ thuộc theo Luật hiện hành
là chưa hợp lý, chưa tính đến sự mất giá của đồng tiền. Theo thời giá hiện nay, việc
quy định mức giảm trừ gia cảnh là 4 triệu đồng/người/tháng đối với cá nhân người
nộp thuế và 1,6 triệu đồng/người/tháng đối với người phụ thuộc là chưa đảm bảo
cho đời sống tối thiểu của người lao động, nhất là ở đô thị. Một điểm chưa hợp lý
nữa là mức giảm trừ gia cảnh hiện nay không tính đến khu vực, có nghĩa là ở nông
thôn, thành thị, đồng bằng hay miền núi đều áp dụng như nhau, nhưng thực tế cho
thấy mức chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày của một cá nhân ở thành thị là lớn hơn
rất nhiều so với ở nông thôn và miền núi.
Tình trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả từ những bất cập trong quy
định của luật thuế, cũng như từ những yếu tố khác, như:
- Nền kinh tế Việt Nam vẫn là một nền kinh tế ưa chuộng tiền mặt, phần lớn
các khoản thu nhập cá nhân đều được chi trả bằng tiền mặt, do đó, khó có thể tạo ra
cơ chế kiểm soát thu nhập cá nhân một cách chính xác và hiệu quả.
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành thuế với các cấp chính quyền địa
phương, với các tổ chức, cơ quan liên quan trong việc hợp tác triển khai Luật thuế
25



×