Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề thi học kì i môn vật lý 9 quận 11 thành phố hồ chí minh năm học 2014 2015(có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.4 KB, 3 trang )

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN VẬT LÝ – LỚP 9 THCS

Nội dung
(Chủ đề)

Câu-Điểm

Điện trở dây
dẫn _ Định luật
Ôm

Số câu

Công và công
suất của dòng
điện
Từ trường

Số điểm
Số câu

Nhận biết

Thông hiểu

Câu 2a.

Câu 2b.


Câu 3a.

Câu 3b.

2 (20%)

2 (20%)
2 (20%)
Câu 5

3 (30%)

1(10%)

3 (30%)

Số điểm

1 (10%)

1 (10%)

Tổng số điểm %

3
(30%)

4 (40%)
1


Câu 1a.
1
câu
2

2

Câu 4b, 4c.

1 (10%)
Câu 1b.

1

Tổng

Câu 4a.

Số điểm
Số câu
Tổng số câu

Vận dụng

1

5
câu
6


4
(40%)

1

2
câu
3

3
(30%)

2
5 câu
10
(100%)


ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN VẬT LÝ 9
Thời gian 45 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2đ)
a. Phát biểu quy tắc nắm tay phải.

b. Biết chiều một đường sức từ của thanh nam châm thẳng như hình vẽ dưới đây.
Hãy cho biết A, B là những cực nào của nam châm.
B

A

(Học sinh không cần vẽ hình lại, chỉ trả lời A: cực gì?, B: cực gì?)

Câu 2: (2đ)
a. Điện trở dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm
dây dẫn?
b. Viết công thức tính điện trở dây dẫn theo các đại lượng trên và cho biết đơn vị
của từng đại lượng trong công thức.
Câu 3: (2đ)
a. Phát biểu định luật Jun – Lenxơ, viết công thức và ghi chú tên gọi, đơn vị các đại
lượng trong công thức.
b. Chứng minh rằng: trong đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 và R2 mắc song song,
nhiệt lượng toả ra trên mỗi điện trở trong cùng một thời gian thì tỉ lệ nghịch với điện
trở:
Q1 R2

Q2 R1

Câu 4: (3đ)
a. Mỗi số đếm trên công tơ điện cho ta biết điều gì?
b. Một bếp điện có ghi (120 V – 600 W), khi bếp hoạt động bình thường thì cường
độ dòng điện của bếp là bao nhiêu?
c. Bếp điện trên được sử dụng ở hiệu điện thế 120 V, mỗi ngày sử dụng bếp 2 giờ.
Tính lượng điện năng bếp tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày).
Câu 5: (1đ)

Có hai thanh kim loại (hình chữ I) giống hệt nhau, một thanh đã bị nhiễm từ (nam
châm) còn thanh kia thì không (sắt). Nếu không dùng một vật nào khác, có thể xác
định thanh nào nhiễm từ hay không? Hãy trình bày cách làm đó.

--- Hết ---


HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

Đề kiểm tra học kỳ I- Vật lý lớp 9
Năm 2014-2015
Câu 1:
a. Phát biểu đúng
b. A: cực bắc (N), B: cực nam (S)
Câu 2:
a. Nêu đúng 3 ý (ρ, l, s)
(thiếu 1 ý - 0,5 đ)
b. Viết đúng công thức
Đơn vị từng đại lượng (đầy đủ)
(nếu thiếu hoặc sai một trong các đại lượng thì -0,5đ)
Câu 3:
a. Phát biểu đúng định luật
Viết đúng công thức
Tên từng đại lượng (đầy đủ)
(nếu thiếu hoặc sai một trong các đại lượng thì -0,25đ)
b. Chứng minh đúng

(1đ)
(1đ)
(1đ)

(0,5đ)
(0,5đ)
(0.5đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(1đ)

Câu 4:
a. Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết lượng điện năng đã được sử dụng
là 1 kWh (hay = 36.105 J)
(1đ)
b. Tính được I=P/U=600/120=5 A
(1đ)
(thiếu lời giải -0,25đ, thiếu công thức -0,25đ)
c. Tính được A = P.t = 600.2.30 = 36000 Wh =36 kWh
hay A = 1296.105 J
(1đ)
(thiếu lời giải -0,25đ, thiếu công thức -0,25đ)
Câu 5:
(1đ)
Ta có thể tìm được, vì từ trường của nam châm chữ I mạnh nhất ở hai đầu, yếu nhất ở
ngay giữa thanh, nên ta đặt 2 thanh vuông góc nhau đầu thanh này ở giữa thanh kia. Xảy
ra 2 trường hợp:
_ Nếu hai thanh hút nhau rất mạnh thì thanh nằm ngang là thanh sắt, thanh còn lại là nam
châm.
_ Nếu hai thanh gần như không hút nhau thì thanh nằm ngang là nam châm, thanh còn lại
là thanh sắt.
(học sinh trình bày đủ ý gạch nghiêng và 2 ý gạch đầu dòng còn lại mới được điểm; nếu
học sinh trả lời có thể tìm được nhưng cách làm không đúng thì không cho điểm)




×