Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

công tác xã hội với trẻ em bị xâm hại tình dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.92 KB, 37 trang )

Trẻ em bị bạo xâm hại tình dục

Nhóm 1 k54 ctxh

Page 1


Trẻ em bị bạo xâm hại tình dục
MỤC LỤC
A.

.............................................................................................................................1
MỤC LỤC..........................................................................................................2
A.PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................3
B.NỘI DUNG CHÍNH.......................................................................................5
I. Cơ sở lí luận..................................................................................................5
1.Những khái niệm công cụ............................................................................5
1.1. Khái niệm CTXH và CTXH với trẻ em...................................................5
1.3. Khái niệm trẻ em bị xâm hại tình dục....................................................6
1.4. Thế nào là xâm hại tình dục trẻ em? ....................................................6
2.Lý thuyết áp dụng..........................................................................................8
2.1. Lý thuyết nhu cầu của Maslow.................................................................8
2.2. Lý thuyết hệ thống..................................................................................10
II. Thực trạng trẻ em bị xâm hại tình dục...................................................11
III. Những dấu hiệu trẻ bị lạm dụng tình dục............................................13
1.Dấu hiệu về thể chất..................................................................................13
Dấu hiệu về hành vi.......................................................................................13
Thủ phạm của những hành vi lạm dụng tình dục trẻ em .........................15
IV. Nguyên nhân và hậu quả của xâm hại tình dục trẻ em......................15
2. Hậu quả.......................................................................................................18
2.1. Hậu quả về thể chất..............................................................................18


VI.CAN THIỆP TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ......................................................25
1.Trường hợp...................................................................................................25
2.Tiến trình can thiệp.....................................................................................27
C. KẾT LUẬN..................................................................................................32
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................32

Nhóm 1 k54 ctxh

Page 2


Trẻ em bị bạo xâm hại tình dục

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trẻ em là mầm non, là chủ nhân tương lai của đất nước. Là thế hệ đầy triển
vọng trong mọi lĩnh vực. Nhưng đông thời cũng là đối tượng nhạy cảm và dễ bị
tổn thương khi thiếu sự quan tâm, chăm sóc và giáo dục của gia đình và nhà
trường.

Nhóm 1 k54 ctxh

Page 3


Trẻ em bị bạo xâm hại tình dục

Một trong những vấn nạn về trẻ em mà tôi muốn nhắc tới ở đây chính là nạn hiếp
dâm trẻ em. Vấn đề này thực sự đang trở thành một vấn đề nhức nhối trong toàn
xã hội. Hiện nay, hiếp dâm trẻ em hay lạm dụng tình dục trẻ em đang là một vấn
đề nghiêm trọng mà không chỉ trẻ em Việt Nam mà khắp thế giới phải đối mặt.

Trong những năm gần đây nổi lên những vụ hiếp dâm hết sức kinh hoàng, mứa độ
ngày càng gia tăng và độ tuổi bị hiếp thì ngày càng được trẻ hóa. Nếu vụ xâm
phạm tình dục trẻ em của ca sĩ người Anh Gary Glitter từng gây xôn xao dư luận
thì vụ xâm phạm tình dục trẻ em Việt Nam của Johnny còn kinh khủng hơn gấp
nhiều lần. Johnny khai rằng hắn đã từng dụ dỗ và quan hệ tình dục với “không
dưới 100 bé gái Việt Nam”
Lí do tại sao? Bài tiểu luận này tôi sẽ đi sâu vào phân tích và làm rõ từ đó áp
dụng vào một trường hợp cụ thể để giải quyết.

Nhóm 1 k54 ctxh

Page 4


Trẻ em bị bạo xâm hại tình dục
B.NỘI DUNG CHÍNH
I. Cơ sở lí luận
1.Những khái niệm công cụ
1.1. Khái niệm CTXH và CTXH với trẻ em
Công tác xã hội là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn
hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già.
Công tác xã hội với trẻ em là sử dụng các kỹ năng chuyên nghiệp để nhằm hỗ trợ,
giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, mang lại cho trẻ em niềm tin
vào cuộc sống; để các em có thể phát triển một cách đầy đủ, đúng đắn và khỏe mạnh.
1.2. Khái niệm trẻ em
- Theo Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em của Việt nam:” trẻ em là những
người dưới 16 tuổi, người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi”.
- Trong triết học, trẻ em được coi là mối quan hệ biện chứng với sự phát triển xã
hội.

- Tâm lý học cho rằng, trẻ em là giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý - nghiên
cứu con người.
- Theo quan niệm của xã hội học trẻ em là một nhóm nhân khẩu đặc biệt trong quá
trình xã hôi hóa.
- Theo công ước quốc tế:” trẻ em là những người dưới 18 tuổi”.
Như vậy, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần,
rất dề gặp phải những tổn thương đặc biệt là những yếu tố tiêu cực như tệ nạn xã
hội, bạo lực, sự mất mát, buồn chán…rất dễ làm cho trẻ bị tổn thương tâm lý. Trẻ
em luôn cần được sự chăm sóc và bảo vệ của gia đình và xã hội.

Nhóm 1 k54 ctxh

Page 5


Trẻ em bị bạo xâm hại tình dục
1.3. Khái niệm trẻ em bị xâm hại tình dục
Trẻ em bị xâm hại: Xâm hại là tất cả thái độ, hành vi tổn thương đến sự tự trọng
của trẻ, làm hại đến thân thể, sức khỏe và tâm lý của trẻ qua hành động mắng chửi,
xỉ nhục, thậm chí dùng vũ lực (đánh đập) để trừng phạt, răn đe, dạy dỗ con trẻ…
Sự xâm hại đó không chỉ diễn ra trong gia đình, mà còn diễn ra trong trường học,
thậm chí ngay trên đường phố.
Khái niệm xâm hại trẻ em không chỉ là xâm hại thân thể mà còn xâm hại tới
cảm xúc, tinh thần của trẻ.
Xâm hại thân thể bao gồm mọi hình thức gây đau đớn về thể chất cho các
em kể từ bấu véo cho đến rung lắc, bợp tai, tát, đánh đập... Trẻ có thể bị tổn
thương rất đa dạng, từ tổn thương phần mềm (vết rách, bầm tím, vết bỏng) cho đến
gẫy răng, gẫy xương, vỡ nội tạng, thương tích hệ thần kinh trung ương. Bị xúc
phạm thân thể từ nhỏ, các em lại dễ phát triển hành vi bạo lực hoặc phạm tội sau
này.

Xâm hại về tinh thần có thể bao gồm những hành vi mắng chửi, lăng nhục trẻ…
Những hành vi này gây rối loạn nghiêm trọng về nhân cách, nhận thức và tâm trí
trẻ, chúng dễ trở thành người mất lòng tin, sống thu mình, không cởi mở, có biểu
hiện thụ động hay kích động quá mức, thể chất còi cọc, ngôn ngữ phát triển chậm,
gương mặt vô cảm.
1.4. Thế nào là xâm hại tình dục trẻ em?
Xâm hại tình dục,
nỗi đau còn bị bỏ ngỏ(ảnh minh họa)

Nhóm 1 k54 ctxh

Page 6


Trẻ em bị bạo xâm hại tình dục

XHTD trẻ em hay còn gọi là lạm dụng tình dục
(LDTD) trẻ em là những hành động dâm dục của người lớn tuổi đối với người
dưới 16 tuổi (Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em được thông qua ngày
20 tháng 11 năm 1989). XHTD trẻ em có thể xét ở hai khía cạnh: XHTD trong
phạm vi gia đình và XHTD ngoài phạm vi gia đình.
Trong phạm vi gia đình: Người gần gũi trong gia đình như bố hay anh, chú,
bác có hành động như trên với con gái hay em gái, cháu gái cũng là lạm dụng tình
dục. LDTD gia đình thường không xảy ra ở những gia đình có văn hóa, có nề nếp,
gia phong, nghĩa là nơi mà các thành viên trong gia đình biết tôn trọng lẫn nhau.
Trong các gia đình đó, những người lớn biết bảo vệ và tôn trọng quyền của các trẻ
em. Những kẻ LDTD trẻ em trong phạm vi gia đình là những kẻ biết lợi dụng
quyền lực và vị thế của họ trong gia đình, lợi dụng sự phụ thuộc, sự ngây thơ, sự
ngờ nghệch và tình yêu của trẻ để có hành vi mang ý đồ dâm dục bất chính. Tỷ lệ
hành vi này là bao nhiêu còn chưa được nêu lên một cách chính xác ở nước ngoài

cũng như ở trong nước, vì nhiều người không muốn tố cáo hành vi này. Mặc dầu
LDTD trong phạm vi gia đình có thể xảy ra ở mọi hoàn cảnh kinh tế của gia đình
nhưng nó thường xảy ra ở những gia đình có nhiều vấn đề như thất nghiệp, nghiện
rượu, thô lỗ với vợ và gia đình bất hòa. LDTD phạm vi gia đình thường xảy ra
trong những hoàn cảnh mà cha mẹ chia tay nhau hoặc một người bị bỏ rơi, bị đối
xử ghẻ lạnh. Ngoài ra, người ta cũng nhận thấy rằng những kẻ LDTD trẻ em cũng
thường là những người đã từng bị lạm dụng khi còn bé.
LDTD trẻ em ngoài phạm vi gia đình (hay còn gọi là tệ ham thích có quan
hệ tình dục với trẻ em), thường là những người đàn ông trưởng thành, tìm kiếm

Nhóm 1 k54 ctxh

Page 7


Trẻ em bị bạo xâm hại tình dục
khoái cảm với trẻ em nam hoặc nữ bằng nhiều cách, từ vuốt ve, sờ mó bộ phận
sinh dục cho đến có hành động giao cấu thực sự.
2.Lý thuyết áp dụng
2.1. Lý thuyết nhu cầu của Maslow
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một trong
những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn (humanistic
psychology). Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh
hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu cầu
(Hierarchy of Needs) của con người. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu
của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ
cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thoả mãn
trước..
- Nhu cầu cơ bản (basic needs):

Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể (body needs) hoặc nhu cầu sinh
lý (physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống,
ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,…đây là
những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Maslow cho rằng, những
nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này
được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một
người

hành

động

Nhóm 1 k54 ctxh

khi

nhu

cầu



bản

này

chưa

đạt


được.

Page 8


Trẻ em bị bạo xâm hại tình dục

-

Nhu

cầu

về

an

toàn,

an

ninh

(safety,

security

needs):

Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này

không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp theo?
Khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu an toàn


an

ninh

này

thể

hiện

trong

cả

thể

chất

lẫn

tinh

thần.

Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các
nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp

khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ,…. Trẻ
con thường hay biểu lộ sự thiếu cảm giác an toàn khi bứt rứt, khóc đòi cha mẹ,
mong

muốn

được

vỗ

về.

Đứa trẻ đói khát cùng cực thì không thể học tốt, một đứa trẻ bị stress thì
không thể học hành, một đứa trẻ bị sợ hãi, bị đe dọa thì càng không thể học. Lúc
này, các nhu cầu cơ bản, an toàn, an ninh được kích hoạt và nó chiếm quyền ưu
tiên so với các nhu cầu học hành.
- Nhu cầu về xã hội (social needs)
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một
tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of
love). Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm

Nhóm 1 k54 ctxh

Page 9


Trẻ em bị bạo xâm hại tình dục
người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi
picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm, …
- Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs):

Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng (self esteem needs) vì nó thể
hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành
quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của
mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân. Sự đáp ứng và đạt
được nhu cầu này có thể khiến cho một đứa trẻ học tập tích cực hơn
Kinh nghiệm giáo dục cũng chỉ ra rằng: các hành động bêu xấu học sinh
trước lớp, cho các học sinh khác “lêu lêu” một em học sinh bị phạm lỗi,… chỉ dẫn
đến những hậu quả tồi tệ hơn về mặt giáo dục, tâm lý.
- Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)
Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả
năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả
trong xã hội.
Trẻ em là một con người- cá nhân của xã hội, vì vậy các em cũng có những nhu
cầu giống như mọi thanh viên khác trong xã hội. Nhu cầu cao nhất của trẻ đó
chính là được thừa nhận, được tôn trọng và được thể hiện mình. Đó cũng là quyền
lợi của các em mà không một ai được phép lấy đi của trẻ.
2.2. Lý thuyết hệ thống
Lý thuyết hệ thống bao gồm :
• Hệ thống phi chính thức
• Hệ thống chính thức
• Hệ thống xã hội
Các hệ thống tác động đến trẻ và nếu các hệ thống này không hoạt động
đúng chức năng thì sẽ gây ra vấn đề cho trẻ trong đó có sự tổn thương về tinh thần.
Vận dụng lý thuyết hệ thống trong việc can thiệp giúp đỡ trẻ bị xâm hại
tình dục thông qua hoạt động của các hệ thống của trẻ.

Nhóm 1 k54 ctxh

Page 10



Trẻ em bị bạo xâm hại tình dục

II. Thực trạng trẻ em bị xâm hại tình dục
Tình trạng hành hạ, xâm hại tình dục trẻ em ở nước ta đang ở mức báo
động và ngày càng trở nên phức tạp. Trung bình một năm trên toàn quốc xảy ra
trên 100 vụ giết trẻ em, 800 vụ xâm hại tình dục trẻ em, 50 vụ bắt cóc chiếm đoạt,
mua bán trẻ em.

Tình trạng trẻ em đang bị bạo hành gia đình thời gian qua đã trở thành mối quan
tâm sâu sắc của toàn xã hội. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2010, toàn quốc phát
hiện 30 vụ giết trẻ em, 255 vụ trẻ em bị hiếp dâm, giao cấu với trẻ em 146 vụ, 59
vụ cố ý gây thương tích trẻ em…Số trẻ em bị xâm hại tình dục có xu hướng
tăng. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2010 đã phát hiện 704 vụ, theo dự báo, năm
nay, con số này sẽ là 900 em. Trên thực tế, con số này cao hơn nhiều lần. Đáng lo
ngại nhất là tỷ lệ các cháu bị xâm hại tình dục có độ tuổi ngày càng thấp. Số trẻ
em bị xâm hại tình dục chủ yếu là bị hiếp dâm (chiếm 65,9%).
Số trẻ em bị xâm hại tình dục nhiều nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long rồi đến Đông Nam bộ. Địa phương để xảy ra nhiều trẻ em bị xâm hại tình
dục là Hà Nội, Quảng Ninh, Gia Lai, Đắc Lắc, Đồng Nai, Tây Ninh, Đồng Tháp,
An Giang, Kiên Giang. Bộ Lao động TB&XH đã tiến hành khảo sát nạn trẻ em bị
xâm hại tình dục tại 13 tỉnh tại đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2009 đến tháng
6/2010. Kết quả cho thấy, trẻ dưới 6 tuổi chiếm 13,5% tổng số trẻ bị xâm hại tình

Nhóm 1 k54 ctxh

Page 11


Trẻ em bị bạo xâm hại tình dục

dục, trẻ từ 6 tuổi đến dưới 13 tuổi chiếm 37,2%. Số trẻ em bị xâm hại tình dục
nhiều lần chiếm 28,2% và số trẻ em bỏ học, sống lang thang bị xâm hại tình dục
chiếm 11,6%.
Việc xâm hại tình dục trẻ em ngày càng có tính chất phức tạp hơn, số trẻ
em bị xâm hại phần lớn là những người gần gũi với nạn nhân (chiếm 56,1%). Gần
đây đã xuất hiện nhiều hình thức tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nam. Đối tượng
xâm hại tình dục trẻ em không chỉ là người Việt Nam mà đã xuất hiện đối tượng
phạm tội là người nước ngoài như Mỹ, Anh, Malaysia… Họ thường lợi dụng việc
đi du lịch đến Việt Nam tìm trẻ em để quan hệ tình dục. Đặc biệt gần đây nhất là
vụ một khách du lịch Mỹ đã thực hiện hành vi hiếp dâm với hơn 100 trẻ em Việt
Nam.
Tính chất của một số vụ xâm hại tình dục trẻ em có tính chất đặc biệt nghiêm
trọng, như tình trạng loạn luân (bố đẻ xâm hại tình dục với con gái chiếm 0,6%, bố
dượng xâm hại tình dục với con riêng của vợ chiếm 1%).
Mặc dù vụ việc loạn luân chiếm tỷ lệ rất thấp, nhưng gây ảnh hưởng rất lớn
tới truyền thống đạo đức gia đình và an toàn xã hội. Nó đã gióng lên hồi chuông
báo động về sự suy đồi đạo đức, là nỗi kinh hoàng và gây bức xúc mạnh mẽ trong
dư luận xã hội như: bố đẻ hiếp dâm con gái nhiều lần dẫn đến mang thai, bác ruột
hiếp dâm cháu gái, mẹ đẻ giữ chân con gái ruột để bố dượng thực hiện hành vi
hiếp dâm (An Giang), ông ngoại hiếp dâm cháu gái (Cà Mau), hay gần đây nhất là
vụ bác họ hiếp cháu gái 14 tuổi khiến nạn nhân chết ngay trong nhà nghỉ (Hà Nội)
… Xâm hại tình dục trẻ em có tác động rất lớn, nó làm ảnh hưởng không nhỏ tới
cả thể xác lần tinh thần, nhưng tôi phải khẳng định rằng cái ảnh hưởng về mặt tâm
lý là lớn hơn nhiều lần. Khi bị cưỡng bức, hiếp dâm, các cháu nhỏ thường bị dẫn
đến tình trạng tinh thần, tâm lý hoảng loạn. Thậm chí, sự hoảng loạn về tinh thần
dẫn đến loạn nhịp tim, các mạch máu căng nhanh thậm chí nghẽn và dẫn đến tử
vong. Trường hợp cháu gái chết trong nhà nghỉ ở quận Long Biên vừa rồi là điển

Nhóm 1 k54 ctxh


Page 12


Trẻ em bị bạo xâm hại tình dục
hình. Tâm lý, tinh thần các em thường bị khủng hoảng trầm trọng, kéo dài; thậm
chí những em từng bị xâm hại tình dục nếu không được sống trong môi trường
được giáo dục tốt, không được động viên, chăm sóc tốt sẽ rất đáng ngại. Không ít
trường hợp các em mang tâm lý thù hận đối với xã hội và quay trở lại trả thù xã
hội
Qua việc phân tích những số liệu ở trên cho chúng ta thấy thực trạng của
vấn đề trên. Làm thế nào để nhận biết được những dấu hiệu của trẻ bị làm dụng
tình dục.Tôi sẽ đi sâu phân tích trong phần tiếp theo của bài.
III. Những dấu hiệu trẻ bị lạm dụng tình dục
1. Dấu hiệu về thể chất
-

Trẻ gặp khó khăn trong việc ngồi chơi hoặc đi lại

-

Quần áo lót của trẻ bị rách, bẩn một cách không bình thường hoặc có vết
máu

-

Có vết thâm tím, chảy máu hoặc trẻ kêu đau ở bộ phận sinh dục, hậu môn
hoặc các bộ phận kín khác của cơ thể mà không rõ nguyên nhân

-


Trẻ bị đau rát khi đi tiểu

-

Trẻ bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt khi trẻ dưới 13 tuổi

-

Có bằng chứng của các vấn đề căng thẳng về thần kinh: đau bụng hoặc đau
đầu định kì mà không tìm được nguyên nhân

Dấu hiệu về hành vi
-

Tái diễn việc đái dầm hoặc ị đùn mặc dù trẻ đã ở lứa tuổi kiểm soát được
bản thân

-

Cách cư xử thụt lùi so với sự phát triển của lứa tuổi

Nhóm 1 k54 ctxh

Page 13


Trẻ em bị bạo xâm hại tình dục

-


Có những hiểu biết và ngôn ngữ về tình dục khác thường không phù hợp
với lứa tuổi

-

Biều hiện sự quan tâm bất thường, lo lắng hoặc sợ hãi nói về những vấn đề
liên quan đến tình dục hoặc khám sức khoẻ

-

Có những ám chỉ bóng gió về quan hệ tình dục qua các hoạt động hoặc bàn
luận không phù hợp với lứa tuổi

-

Có những hoạt động mang tính tình dục trong khi chơi đùa với trẻ em khác,
với búp bê, đồ chơi hoặc động vật

-

Thủ dâm

-

Có hành vi gợi tình với người lớn tuổi hoặc trẻ em khác, hoặc ngược lại rất
hay né tránh các đụng chạm về cơ thể

-

Từ chối cởi trang phục hoặc đồ lót


-

Hay giật mình

-

Cô lập xa lánh, không chan hoà với mọi người, không quan hệ với bạn bè
cùng trang lứa

-

Không có khả năng tập trung, hay mơ hồ

-

Ăn uống bất thường

-

Có hành vi hoặc có ý định tự sát

-

Trở nên hết sức tự ti

Nhóm 1 k54 ctxh

Page 14



Trẻ em bị bạo xâm hại tình dục
-

Ác mộng lặp đi lặp lại

-

Có thái độ tội lỗi, xấu hổ, giận dữ, cuồng nộ, hung hăng, buồn bã, đau đớn

-

Suy sụp, học hành sút kém hẳn không rõ nguyên nhân

-

Dửng dưng, không có phản ứng tình cảm

-

Lo lắng, lo sợ bị tấn công, sợ sệt một điều gì đó, bị ám ảnh khiếp sợ

-

Chạy chốn khỏi gia đình

-

Trầm cảm


Thủ phạm của những hành vi lạm dụng tình dục trẻ em

Các nghiên cứu thường cho kết quả khác nhau về con số nhưng tựu trung
thủ phạm thường gặp nhất là những thành viên trong gia đình hoặc những
người quen biết. Trường hợp trẻ em bị LDTD do người lạ mặt thường thấp hơn
so với người trong gia đình.
IV. Nguyên nhân và hậu quả của xâm hại tình dục trẻ em
1. Nguyên nhân
Nguyên nhân đầu tiên, còn ít người biết đến, đó là bệnh thích làm tình với
trẻ con (bệnh Pedophilia). Khi nghiên cứu trên những kẻ bệnh hoạn này, người ta

Nhóm 1 k54 ctxh

Page 15


Trẻ em bị bạo xâm hại tình dục
phát hiện đa số lúc còn bé họ đã từng bị xâm hại. Một nửa số trẻ bị xâm hại tình
dục, sau này lớn lên có xu hướng lại lặp lại hành vi mà kẻ phạm tội đã thực hiện
với mình. Đây là một dạng bệnh lý do bị tổn thương trong não. Người ta gọi là
tình trạng đông cứng cảm xúc, nó cô lại, đến tuổi phát dục bắt đầu lặp lại hành vi
mà mình đã từng bị cưỡng bức
Cha mẹ, người chăm sóc, đỡ đầu trẻ thiếu nhận thức về nguy cơ, thiếu kỹ
năng phòng ngừa, kỹ năng giải quyết về pháp lý, kỹ năng chăm sóc và phục hồi
cho trẻ bị xâm hại tình dục về thể chất và tâm lý. Phần lớn các trường hợp gọi đến
đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em bị XHTD đều chậm hơn rất nhiều so với thời điểm
trẻ bị xâm hại, thậm chí vụ việc xảy ra đã 2-3 năm nhưng vì nhiều lý do (xấu hổ,
sợ bị ảnh hưởng đến thanh danh của gia đình…) nên chỉ khi được biết về đường
dây mới dám tố cáo. Chứng cứ là hết sức quan trọng để làm căn cứ giải quyết theo
pháp luật thì gia đình không đưa ra được vì thời gian quá lâu. Ông Đặng Nam (Giám đốc Trung tâm tư vấn và dịch vụ truyền thông (Bộ Lao động-Thương binh

và Xã hội) đưa ra một trong số hàng trăm trường hợp mà Đường dây tư vấn
XHTD trẻ em đã tiếp nhận, một trẻ 3 tuổi bị XHTD, 2 tuần sau bố em bé gọi điện
thông báo và hỏi về giải pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, khi nhân viên tư vấn khai thác
sâu thì người cha giấu nói là chuyện của hàng xóm. Quá trình cung cấp thông tin,
kết nối can thiệp mất 7 ngày, người cha này mới nói thật và cùng vợ đưa cháu đến
tham vấn trị liệu tại tổng đài của đường dây. Lúc này, bộ phận sinh dục của cháu
đã thâm tím, phù nề, vết rách còn rỉ máu. Tinh thần của cháu bé hoảng loạn. Cháu
khóc gào, đái dầm liên tiếp…
Do khả năng nhận thức và tự bảo vệ của trẻ em còn nhiều hạn chế nên các
em dễ có nguy cơ bị lạm dụng, xâm hại, nhất là về tình dục, sức khoẻ, nhân phẩm.
Ông Đặng Nam đưa ra dẫn chứng: “Một trẻ ở Bắc Cạn ở cùng dì ruột và chú, đã
13 tuổi nhưng vẫn ngủ cùng giường với dì chú. Sáng sớm, dì dậy nấu cơm, trẻ bị
chú xâm hại tình dục. Chú còn thuyết phục được cháu đồng thuận với hành vi này.

Nhóm 1 k54 ctxh

Page 16


Trẻ em bị bạo xâm hại tình dục
Khi được tư vấn, trẻ nói là yêu chú và coi chuyện này không có vấn đề gì. Cháu bé
này đã có thai”.
Ảnh hưởng của văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động
Hiện nay các thế lực phản động thù địch với chủ nghĩa xã hội vẫn không
ngừng tấn công chúng ta trên mặt trận văn hoá, tư tưởng. Chúng đã sử dụng một
hệ thống thông tin đại chúng khổng lồ, gồm hơn 30 đài phát thanh, hơn 50 nhà
xuất bản, gần 600 tờ báo, tạp chí và hàng trăm loại sản phẩm văn hoá có nội dung
phản động, đồi trụy nhằm phá hoại tư tưởng, lối sống của nhân dân ta - nhất là đối
với thế hệ trẻ.
Mặt khác, trong thời kì đổi mới, ngoài những thành quả đã đạt được, chúng

ta còn thiếu sót. Quản lí nhà nước về kinh tế - xã hội còn yếu, tình hình xã hội còn
nhiều tiêu cực. Trong lĩnh vực văn hoá-văn nghệ, nhiều khi còn buông lỏng công
tác quản lí, nhiều bộ phim, bằng hình, sách truyện có nội dung tuyên truyền bạo
lực, kích động, khiêu dâm vẫn được trình chiếu và bán trên thị trường, bất chấp dư
luận và pháp luật.
Chính vì vậy, môi trường đó đã thẩm lậu vào bộ phận không nhỏ các tầng
lớp nhân dân, trong đó có cả những cháu còn rất nhỏ từ 9 đến 13 tuổi.
Luật pháp còn nhiều kẽ hở
Theo TS Vũ Công Giao - Hội Luật gia Việt Nam : Chúng ta đã có một
khung pháp luật chung về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em khá toàn diện và
tiến bộ. Khung pháp luật chung này đã bao gồm nhiều qui định có tác dụng trực
tiếp hoặc gián tiếp bảo vệ trẻ em không bị xâm hại tình dục. Tuy nhiên, khung
pháp luật hiện hành về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em mới chỉ tập trung vào
điều chỉnh một số hình thức xâm hại tình dục trẻ em nghiêm trọng như hiếp dân,
cưỡng dâm, buôn bán trẻ em để sử dụng vào mục đích bóc lột tình dục… mà chưa

Nhóm 1 k54 ctxh

Page 17


Trẻ em bị bạo xâm hại tình dục
chú trọng điều chỉnh những hình thức xâm hại tình dục trẻ em ít nghiêm trọng hơn
quấy rối tình dục, dâm ô trẻ em… Thêm vào đó, về cơ bản, pháp luật mới chỉ chú
ý phòng ngừa tình trạng XHTD trẻ em xảy ra trong môi trường gia đình chứ chưa
chú ý đến việc phòng ngừa tình trạng này xảy ra ở các môi trường khác như ở nhà
trường, ở nơi chăm sóc thay thế, nơi làm việc và trong môi trường tố tụng.
Một hạn chế nữa là hệ thống pháp luật về tố tụng hình sự hiện hành còn
chưa có những qui định riêng về các quyền của trẻ em là nạn nhân của tội phạm
nói chung, nạn nhân của hành vi XHTD trẻ em nói riêng nên vẫn có những thủ tục

tố tụng bất cập mà có thể gây cho những trẻ là nạn nhân của những hành vi xâm
hại tình dục sự “tổn thương lần thứ hai” trong quá trình tố tụng.
Ngoài qui định của pháp luật, theo TS Dương Tuyết Miên, vấn đề giáo dục
giới tính cũng như giáo dục các em biết cách tự bảo vệ mình còn bị coi nhẹ, chưa
chú trọng ngay khi các em đang học ở mẫu giáo, tiểu học. Các trường mẫu giáo,
tiểu học cũng như các bậc cha mẹ chưa chú trọng giáo dục con biết cách tự bảo vệ
mình (tuy chỉ là những hình thức giản đơn)…
Đến thời điểm này, các giải pháp được đưa ra chống XHTD trẻ em là tăng
cường công tác tuyên truyền cho những người có trách nhiệm và tăng khả năng tự
bảo vệ của các em trước những kẻ xấu.
2. Hậu quả
2.1. Hậu quả về thể chất
Những hậu quả về mặt cơ thể có thể thấy được ngay ở trẻ em nhỏ như rách âm
đạo-trực tràng gây chảy máu nặng nề, các tổn thương khác của bộ phận sinh dục,
nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Với trẻ lớn hơn, nguy cơ có thai
được phát hiện muộn không phải là hiếm gặp. Với những trường hợp này, sức

Nhóm 1 k54 ctxh

Page 18


Trẻ em bị bạo xâm hại tình dục
khỏe và tương lai của bà mẹ lẫn trẻ em thường ở trong tình trạng rất mong manh,
khó khăn.
Tình trạng chậm phát triển: khả năng vận động năng lực xã hội, khả năng nhận
thức, thể hiện ngôn ngữ: do sức lực của trẻ bị dồn hết vào việc tự vệ bản thân
2.2. Hậu quả về hành vi
Trẻ em bị lạm dụng tình dục có thể biểu hiện những rối loạn về hành vi cũng
như tâm thần từ nhẹ đến nặng, ngắn hạn cũng như dài hạn. Tùy thuộc vào mức độ

của lạm dụng tình dục mà trẻ có thể biểu hiện sợ hãi và lo lắng trước người khác
giới hoặc trước những vấn đề liên quan đến tình dục và có thể biểu hiện những
hành vi tình dục không đúng mực. Trẻ trở nên lệ thuộc hoặc hiếu chiến, ngang
bướng.
2.3. Hậu quả tâm lý
Ban đầu trẻ có thể chưa nhận thức rõ về tai họa giáng xuống đời mình. Dần dần
trẻ sẽ nhận biết thêm những bất hạnh của bản thân. Sự phát hiện này có thể gây
sốc và trẻ thường có diễn biến tâm lý như sau. Giai đoạn 1, trẻ không chấp nhận sự
thật ác nghiệt đó, có thể ngơ ngác, bất động, trầm cảm. Trẻ không tin tưởng vào
bản thân, vào những người khác và môi trường xung quanh. Giai đoạn 2 là sự đau
khổ đi kèm với hành vi rối loạn tâm lý, có các hành động nông nổi, tự đày đọa
mình như: tự gây tai nạn, cố tình để ốm, đến có việc có hành vi cố gắng tự sát.
Đây cũng là cách để trẻ thoát khỏi cảm giác tồi tệ của bản thân. Giai đoạn 3 là mệt
mỏi buông xuôi, mặc cho mọi sự đưa đẩy. Giai đoạn 4, trẻ sẽ đối diện với sự thật
và tìm giải pháp cho bản thân.
Những ảnh hưởng ban đầu hay ảnh hưởng ngắn hạn thường xuất hiện trong
khoảng 2 năm đầu tiên. Những biểu hiện này tùy thuộc vào mức độ, hoàn cảnh
cũng như tuổi của trẻ lúc bị lạm dụng tình dục. Tuy nhiên những biểu hiện thường

Nhóm 1 k54 ctxh

Page 19


Trẻ em bị bạo xâm hại tình dục
gặp bao gồm những biểu hiện thơ ấu hóa (ví dụ trẻ có thể mút tay mặc dù đã lớn
hoặc đái dầm), rối loạn giấc ngủ, chán ăn, xấu hổ, mặc cảm tội lỗi, rối loạn về ứng
xử cũng như khả năng học tập ở trường, biểu hiện co mình lại không tham gia vào
các hoạt động đoàn thể hay xã hội, tính cách dễ bùng nổ...
Những hậu quả xấu của lạm dụng tình dục có thể để kéo dài nhiều năm sau này

cũng như đến tuổi trưởng thành. Những người này thường có biểu hiện trầm cảm.
Nếu tình trạng lo lắng ở mức độ cao có thể đãn đến những hành vi tự hủy hoại cơ
thể như nghiện rượu, nghiện ma túy, có những cơn hốt hoảng, những rối loạn lo âu
ở một tình huống đặc trưng nào đó, mất ngủ. Và rất nhiều người gặp rất nhiều khó
khăn trong đời sống tình dục sau này. Bị lạm dụng tình dục từ nhỏ còn có thể là
nguyên nhân của 2 rối nhiễu về hành vi tình dục sau này:
- Chứng nghiện tình dục:
Là tình trạng luôn bị thôi thúc, ám ảnh bởi chuyện tình dục như một cách tránh
né vô thức nỗi đau cảm xúc; Thờ ơ, xa rời những cảm xúc thật sự của mình.
Những người nghiện tình dục thường không thể tâm sự hay biểu lộ cảm xúc với
mọi người, do đó mối quan hệ thường phức tạp, rối nhiễu. Giới y học đã ngày
càng quan tâm đến hiện tượng này vì người ta có thể mắc chứng nghiện tình dục
cũng như nghiện rượu hay ma túy. Ðối tượng nghiện tình dục có thể là nam hay
nữ và thuộc đủ các thành phần xã hội. Nguyên nhân dẫn đến chứng nghiện tình
dục còn chưa được biết rõ. Một số nhà nghiên cứu khẳng định có yếu tố di truyền,
trong khi nhiều người khác chú ý đến yếu tố thay đổi các hóa chất - thần kinh gắn
với sự phát triển cơn nghiện. Cũng có những bằng chứng cho thấy đó là hậu quả
về chấn thương tâm lý từ lúc nhỏ, những trải nghiệm trong quá khứ bị hành hạ về
thể xác và xúc cảm, nạn nhân của lạm dụng tình dục hoặc bị đối xử tàn tệ về thể
xác và tinh thần. Có lẽ còn một cách giải thích nữa thuộc phạm vi sinh học đối với
hiện tượng nghiện tình dục - giống như nghiện ma túy và nghiện rượu - là đưa

Nhóm 1 k54 ctxh

Page 20


Trẻ em bị bạo xâm hại tình dục
người ta đến chỗ ngày càng thường xuyên cần đến "chất ma túy đặc biệt" này
nhưng cũng ngày càng giảm đi khoái cảm.

Endorphine là hormone được bài tiết ra khi giao hợp, có cấu trúc tương tự như
các chất gây nghiện (heroin hay morphine). Khi endorphine tiết ra nhiều sẽ gây
cảm giác dễ chịu thoải mái, xoa dịu cơn đau và nỗi lo sợ, có thể tạo ảo tưởng "bay
bổng" sảng khoái. Nhưng khi lượng endorphine giảm xuống, nó sẽ làm biến đổi
trạng thái tâm lý, khiến ta dễ cáu kỉnh, lo buồn và nhiều tâm trạng nặng nề khác.
Theo thời gian, việc tìm kiếm những quan hệ tình dục trở nên thường xuyên hơn
nhưng không phải để tìm lại cảm giác sảng khoái ban đầu do endorphine tạo nên,
mà chủ yếu là để thoát khỏi những cơn dằn vặt, vật vã do "đói" tình dục gây ra và như vậy tình dục đã trở thành một liều thuốc cần thiết trước khi muốn tập trung
vào một việc gì.
Khi nào một hành vi tình dục được coi là có tính ám ảnh, thôi thúc? Nghiện
tình dục khác với ham muốn tha thiết, bền vững ở chỗ nào? Gọi là nghiện khi hành
vi đó làm hao phí rất nhiều thời gian, nghị lực, thậm chí cả tiền bạc và đe dọa đến
sức khỏe mà không đem lại khoái cảm nhiều hơn. Khi nó làm cho cuộc sống
nghèo nàn đi; Khi nó biến sự đam mê dù cuồng nhiệt thành nỗi ám ảnh. Cũng gọi
là nghiện tình dục khi hành vi tình dục phải thực hiện giấu diếm, bí mật và không
thể trở thành bản sắc tính dục, hoặc khi những hành vi đó có tác động tiêu cực đến
mối quan hệ đang tồn tại cần giữ gìn và phát triển. Cuối cùng nghiện tình dục còn
là hành vi nếu không thực hiện được vì bị ngăn cản thì cá nhân cảm thấy khổ sở và
không thể chịu được - một nỗi đau khổ chỉ có thể khỏa lấp bằng tình dục.
- Chán tình dục:
Không phải mọi trẻ em bị lạm dụng tình dục đều sẽ có nhiều bạn tình và mắc
chứng nghiện tình dục khi bước vào tuổi trưởng thành; ngược lại một số lại muốn
lảng tránh tình dục. Những người này bị một rối nhiễu gọi là chứng chán hay ghê

Nhóm 1 k54 ctxh

Page 21


Trẻ em bị bạo xâm hại tình dục

sợ tình dục. Những người bị chứng ghê sợ tình dục nặng nhất đều tỏ ra rất xấu hổ
và căm ghét bản thân tránh quan hệ với nữ giới để không có quan hệ tình dục. Hơn
1/4 số người này đã tự hoạn và còn có những phán xét rất nghiệt ngã về hành vi
tình dục của người khác. Ngoài những ảnh hưởng tất nhiên của việc tự hoạn đến
sức khỏe và làm mất đi những lợi ích thể chất do không có quan hệ tình dục, họ
còn phải chịu những tác động tâm lý tiêu cực do thiếu những mối quan hệ tình
cảm giữa con người.
Cũng có trường hợp những nạn nhân của lạm dụng tình dục dễ thay đổi hành vi
tình dục, khi thì thực hành lối sống chung chạ bừa bãi, khi thì xa lánh tình dục,
hoặc sau một thời gian buông thả lại phát triển chứng ghê sợ tình dục sau này.
Một số trẻ bị lạm dụng tình dục có thể có hiệu ứng người ngủ (sleeper effects),
tức là ngay sau khi bị lạm dụng tình dục, trẻ không có biểu hiện rối loạn gì. Nhiều
năm sau đó những biểu hiện này mới bộc phát trầm trọng.
IV. Vai trò của nhân viên CTXH trong việc giảm thiểu tình trạng LDTDTE
Lời khuyên “không nói chuyện với người lạ” không hữu hiệu trong trường hợp
này bởi như đã nói, phần lớn thủ phạm là thành viên trong gia đình hoặc người
quen biết.
Chúng ta cần cung cấp cho trẻ em những kiến thức cơ bản nhất về giới tính. Có
thể dạy cho trẻ em biết rằng không ai được chạm vào “chỗ riêng tư” của trẻ.
Với trẻ lớn hơn, có thể dạy cho các em biết những hành vi LDTD là phạm
pháp. Dạy cho trẻ biết quyền mình được bảo vệ và tự bảo vệ.
Dạy cho trẻ biết thân thể là “tài sản riêng” của chúng. Trẻ có quyền từ chối
những cái ôm hoặc những tiếp xúc gây khó chịu.

Nhóm 1 k54 ctxh

Page 22


Trẻ em bị bạo xâm hại tình dục

Quan trọng nhất là bố mẹ phải học cách trò chuyện với con cái mình về những
vấn đề tế nhị. Khuyến khích chúng đặt câu hỏi về các vấn đề khác nhau trong cuộc
sống cũng có nghĩa là khuyến khích chúng đặt những câu hỏi về những vấn đề sâu
kín. Bố mẹ cần cố gắng tìm hiểu và hòa đồng với bạn bè của con vì từ đó bố mẹ có
thể có được những thông tin cần thiết.
Dạy trẻ không bao giờ được đi vào chỗ kín, nơi vắng vẻ với một ai nếu không
có sự đồng ý của bố mẹ. Trong trường hợp này thì trẻ gái cần có sự đồng ý của mẹ
hoặc một phụ nữ lớn tuổi trong nhà.
Một điều các bậc cha mẹ cần ghi nhớ là không phải bất cứ trường hợp LDTD
cũng có bạo lực. Trẻ em thường tin tưởng người lớn, nhất là người thân trong gia
đình. Chúng thường dễ dàng chấp nhận những gì người ta yêu cầu để đổi lấy tình
thương yêu hay che chở. Đây cũng là lý do vì sao trẻ thường bị lạm dụng bởi
người thân và thường các trường hợp lạm dụng rơi vào im lặng.
Những biện pháp trên đây cũng chỉ là nhưng lời khuyên chung nhất. Cốt lõi
của vấn đề là bố mẹ phải làm sao tạo được một môi trường tin cậy lẫn nhau, quan
tâm đến con cái và dĩ nhiên, chỉ có trái tim nhạy cảm của người mẹ mới nhận thấy
được những gì bất thường dù là rất nhỏ ở đứa con yêu quý của mình.
Đối với trẻ Đối với trường hợp trẻ em bị XHTD NVCTXH phải giải quyết
những hậu quả xấu của hành vi xâm hại đối với trẻ em và những liên quan đến gia
đình của trẻ hiện tại và sau này em bị xâm hại tình dục
Trước tiên người nhân viên phải giúp trẻ đối diện với vấn đề bị xâm hại. thông
thường sau khi bị xâm hại trẻ thường có những dấu hiệu của những thương tổn về
mặt tâm lý, do vậy NVCTXH cần tư vấn giúp trẻ sớm trở lại cuộc sống thường
ngày. Có rất nhiều cạch trị liệu tuy vậy trị liệu cho trẻ em thì phương pháp thông
qua trò chơi vẫn tỏ ra khá hiệu quả.

Nhóm 1 k54 ctxh

Page 23



Trẻ em bị bạo xâm hại tình dục
Vẽ bằng bút và giấy:
Trẻ con thưòng biểu lộ cảm xúc qua các hình ảnh và cũng nhận định cuộc sống
qua các trải nghiệm thị giác. Vì thế vẽ là một cách tìm hiểu trẻ em rất thông
thường. Cách vẽ không cần đẹp hoặc có nghệ thuật nhưng là một phương tiện để
trẻ có thể biểu lộ và phát biểu những suy nghĩ và cảm nhận cá nhân. NVCTXH
nên có bút màu và giấy vẽ để trẻ có thể lựa chọn. NVCTXH có thể vẽ chung với
trẻ, và bàn về hình vẽ với trẻ. Các hình vẽ thường biểu hiện những cảm tưởng của
trẻ, và NVCTXH có thể hỏi làm sáng tỏ thêm về hình vẽ hoặc một câu chuyện qua
hình vẽ. Đây là một dịp để trẻ có thể bày tỏ và dẫn giải thêm về cách nhìn và cách
hiểu về cuộc sống của trẻ.
Chơi với hình tượng người (như búp bê, lính…) có nhiều loại hình tượng biểu
hiện cho hình tượng người là một phương tiện để tìm hiểu thêm về cách trẻ nhận
định và hiểu về những người chung quanh. Qua cách chơi với các hình tượng, trẻ
có thể biểu lộ những cảm tưởng và mối quan hệ với những người thân. Đây cũng
là một phương tiện để giải thích cho trẻ về các vấn đề trong sự liên hệ giữa con
người.
Qua các trò chơi khác:
Tất cả các trò chơi đều có thể là một phương tiện để tìm hiểu thêm về thế giới
nội tâm của trẻ. Cách trẻ chơi có thể cho ta biết thêm về cách ứng phó với những
tình huống căng thẳng, cách liên hệ với những trẻ khác, cách theo luật lệ, cách
chia sẻ, và cách ứng phó với tình huống khó khăn mới.
Trẻ bị XHTD sẽ phải trải qua giai đoạn khủng hoảng do vậy NVCTXH cần trò
chuyện tạo mối quan hệ cởi mở thân tình với trẻ. Trước tiên NVCTXH không nên
nhắc lại sự việc đã trải qua mà chủ yếu hỏi trẻ những thông tin thông thường như
sở thích và những hoạt động thường ngày. NVCTXH cũng có thể tham gia cùng

Nhóm 1 k54 ctxh


Page 24


Trẻ em bị bạo xâm hại tình dục
trẻ trong các hoạt động vui chơi hay dã ngoại tạo mối dây liên hệ thân thiết. Giai
đoạn đầu tiếp xúc đòi hỏi NVCTXH cần có sự kiên trì. Khi đã tạo được mối dây
liên hệ thân tình với trẻ lúc đó NVCTXH mới gợi nhắc lại chuyện đã xảy ra để tìm
hiểu cảm xúc hiện tại của trẻ có dám đối mặt với vấn đề đó hay không. Tuỳ thuộc
vào tình hình mà NVCTXH nên tiếp tục hay chấm dứt câu chuyện .
 Đối với gia đình của trẻ
NVCTXH cần phải cho bố mẹ trẻ thấy được tác hại của xâm hại tình dục đối
với trẻ, đặc biệt là sức khỏe tâm thần. Khi trẻ bị XHTD trẻ rơi vào tình trạng
khủng hoảng, gia đình là chỗ dựa tinh thần đáng tin cậy nhất đối với trẻ để giúp trẻ
sớm ổn định tinh thần.
NVCTXH sẽ trang bị cho gia đình những kiến thức để phòng tránh nguy cơ,
bảo vệ con em trước những tình thế có thể bị LDTD và những cách ứng phó trong
tình thế nghi ngờ con em mình bị XHTD.
Cùng với gia đình, NVCTXH sẽ lên một kế hoạch trị liệu cho trẻ khi trẻ bị
XHTD, gia đình là nền tảng để triển khai kế hoạch tri liệu cho trẻ.
VI.CAN THIỆP TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
1. Trường hợp
(Đây là một trường hợp có thật tôi đã đọc trên báo 1 năm trước, tên nhân vật
đã được thay đổi)
Em Nguyễn Thanh L(12 tuổi) đang học lớp 6, trường THCS X, quận A, Hà
Nội. Em được mẹ đưa tới gặp NVCTXH trong tình trạng có những biểu hiện lạ và
hành vi khác thường: Theo như lời kể của mẹ em thì khoảng 4 tháng trở lại đây
em có thái độ và hành động rất kì cục mà trước đây chưa thấy bao giờ như: Em
thích đứng úp mặt vào tường có khi cả mấy tiếng đồng hồ, em cứ đứng như thế, có
khi em ngủ đứng chứ không nằm để ngủ. Em nói với mẹ là khi đứng ngủ sẽ thấy


Nhóm 1 k54 ctxh

Page 25


×