Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tiểu luận thể dục thể thao các hình thức tổ chức các hoạt động thể dục thể thao tại trung tâm văn hóa trung tâm huyện q

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.37 KB, 31 trang )

LỜI CẢM ƠN
Bài tiểu luận thực tập của em đã được hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ
hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong khoa, cùng sự chỉ bảo giúp đỡ tận
tình của trung tâm hoạt động TDTT đặc biệt là sự qua tâm của thầy giáo hướng
dẫn Vũ Ngọc Anh khoa GDTC – QP trường CĐSL đã hướng dẫn trực tiếp em
viết bài này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu do chưa có kinh
nghiện thực hiện đề tài, phạp vi nghiên cứu hạn hẹp và thời gian nghiên cứu có
hạn nên bài viết không thể tránh khỏi những sai sót, khuyết điểm nhát định.
Kính mong được sự đánh giá, góp ý của quý thầy cô và các bạn để bài tiểu luận
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn la, tháng 4 năm 2012
Sinh viên

Lò Văn Thuấn

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................3
I .LÝ DO CHON ĐỀ TÀI...................................................................................3
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU............................................................................4
III.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..........................................................................4
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................4
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................4
VI. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI.....................................................................................5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO
CẤP CƠ SỞ Ở ĐỊA PHƯƠNG...........................................................................6


1.1 Các hình thức tổ chức thể dục thể thao ở cơ sở :...........................................9
1.1.1. Bằng các hình thức phương tiện luyện tập quần chúng. ...........................15
1.1.2. Bằng các hoạt động phong trào TDTT cơ sở............................................16
Chương 2 : THỰC TRẠNG HOAT ĐÔNG THỂ DỤC THỂ THAO
TẠI HUYỆN QUYNH NHAI.............................................................................18
2.1. Các hoạt động thể dục thể thao tại huyện quỳnh nhai..................................18
2.2. vai trò của hoạt động thể dục thể thao trong việc xây dựng đời sống
văn hóa tại cơ sở..................................................................................................21
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG
TDTT TẠI HUYỆN QUÝNH NHAI..................................................................26
3.1 Thực trạng hoạt động TDTT tại huyện Quỳnh Nhai:....................................26
3.2. công tác quản lý công tác TDTT tại Quỳnh Nhai........................................27
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động TDTT tại Quỳnh Nhai. .........28
KẾT LUẬN.........................................................................................................30

2


LỜI MỞ ĐẦU
I .LÝ DO CHON ĐỀ TÀI
Từ xa xưa thể dục thể thao đã đươc xem như một bộ phận không thể thiếu
của nền văn hóa nhân loại nhằm hoàn thiên thân thể con người với quan niêm
văn động là sức khỏe, là sự sống. Thể dục thể thao mang lại sự phát triển hài hòa
của môt cá thể:’’Trong sạch về mặt đạo đức,phong phú về mặt tinh thần,hoàn
thiện về măt thể chất’’.Nhân thức đươc vai trò to lớn của thể dục thể thao,Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã đưa thể dục thể thao vào hàng quốc sách trong chiến lược
phát triển con người vá coi đó là biện pháp.’’bồi bổ sức khẻo hữu hiệu,ít tốn
kém ,làm cho khí huyết lưu thông ,tinh thần đây đủ và già trẻ,gái,trai,ai cũng có
thể làm được’’,đồng thời bác cũng kêu gọi toàn dân tập thể dục ;’’Giữ gìn dân
chủ xây dựng nước nhà gây đời sống mới ,việc gì cũng cần có sức khẻo mới

thành công .Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt ,mổi một người dân
mạnh khẻo là cả nước mạnh khẻo’’.
Xuất phát từ quan điểm của đảng ,nhà nước và Bác Hồ luôn xem sức khẻo
là tài sản quí báu nhất và lá quan trọng nhất đối với mọi tầng lớp xã hội và mọi
quốc gia ,Việt Nam chung ta cũng không nằm ngoài xu thế đó ,nguồn nhân lực
tương lai của đất nước phải phát tiển đấy đủ các tố chất;
Tâm,Trí.Đức,Thể,Mỹ.Ngày nay thể thao được xã hội coi trọng như một
ngề,các vận động viên tham gia tập luyện , thi đấu thể thao chuyên nghiệp phải
phấn đấu hết minh cả trong tập luyện và thi đấu để nâng cao thành tích ,và được
trả lương và các chính sách khác như các ngành nghề khác.
Thể dục là tất cả những hoạt động của cơ thể nhằn nâng cao hoặc duy trì
sự vừa vặn của cơ thể và sức khẻo nói chung. Nó có thể được thực hiện nhằm
một vài lý do khác nhau . Nhưng lý do nay bao gồm sức mạnh cơ bắp hệ tim
mạch, trau dồi kỹ năng thể thao,giảm và duy trì cân năng và sở thích,các bài tập
thể dục đều đặn và thường xuyên nhằm nầng cao sức miễn dịch cơ thể giúp ngăn

3


ngừa các bệnh hiện đại như bệnh tim, hệ tuần hoàn tiểu đường típ hai và béo phì
nó còn nâng cao sức khỏe tinh thần, giúp ngăn chặn trầm cảm, giúp tăng cân cao
tinh lạc quan và là yếu tố làm tăng them sự hấp dẫn giới tính cá nhân hay hình
anh cơ thể cái ma hay liên quan đến mức cao long tự trọng.
Như đã nói trên dăn cư chủ yếu sống nhờ vào nông nghiêp. Môt năm
thương trông hai vụ lúa(Hè Thu va Đông Xuân) tháng 9 là tháng kêt thúc của vụ
hè thu, dân cư hồ hở với thành quả đat được trong sản xuât. Thời điêm này cũng
là lúc rảnh rối nhất của người dân bản địa,do đó họ tổ chức lể hội để tạ ơn trời
đất và chính quyền đã tổ chức lễ hội đua thuyền của các xã trong toàn huyện
Có thể nói rằng ,lễ hội đua thuyền chính là một trong những sắc thái nổi
bật của văn hóa dân tộc.Chính vì vậy việc gìn giữ và phát triển văn hóa dân tộc

trong xã hội ngày nay thực sự cần thiết đối với mỗi dân tộc.
Chinh vì thế,Tôi chọn đề tài ‘’các hình thức tổ chức các hoạt động thể dục thể
thao tại trung tâm văn hóa trung tâm huyện Quỳnh Nhai về lễ hội đua thuyền’’.
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Tìm hiểu về lễ hội đua thuyền truyền thống ở trong huyện quỳnh nhai và
phát huy truyền thống dân tộc.
III.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
Tìm hiểu các hình thức tổ chức các hoạt động thể dục thể thao.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Đối tượng nghiên cứu:”Tìm hiểu về lễ hội đua thuyền truyền thống”
Phạm vi nghiên cứu: huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Sử dụng phương pháp điền giải, sưu tầm , phỏng vấn, thu thâp tài liệu,
phương pháp khảo cứu và tâp hơp tài liệu.

4


VI. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI.
Ngoài phần mở đầu và kết luận bài tiểu luận được chia thành 3 phần lớn:
Chương 1: Cơ sơ lý luận về hoạt đông thể dục thể thao câp cơ sở ở địa
phương.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thể dục thể thao tại trung tâm văn hóa
huyện Quỳnh nhai.
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hoat động thể dục thể thao
tại trung tâm văn hóa huyện.

5



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO CẤP CƠ SỞ
Ở ĐỊA PHƯƠNG.
• Khái niệm chung về các hoạt động thể dục thể thao quần chúng ở
địa phương:
Nhà nước cũng như sự nỗ lực của toàn ngành TDTT. Các chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước về TDTT luôn được vận dụng linh hoạt, sáng
tạo và gắn liền với cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác
Hồ vĩ đại”. Trang tin TDTT Việt Nam xin giới thiệu bài viết “Phát triển TDTT
quần chúng theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh . .
.

Cần phát triển mạnh phong trào TDTT đại chúng nhằm nâng cao sức khoẻ

nhân dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng tuổi thọ của người Việt
Nam...”
Theo quy định của Luật Thể dục thể thao, TDTT quần chúng là một bộ
phận quan trọng của TDTT cho mọi người; là hoạt động tập luyện, biểu diễn,
thi đấu các bài tập thể dục và các môn thể thao của tất cả mọi người trong cộng
đồng 54 dân tộc anh em. Đối tượng của thể dục thể thao quần chúng là toàn dân,
không phân biệt lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo, chính trị, tình trạng
sức khoẻ và nơi cư trú.
Mục tiêu của thể thao quần chúng là củng cố, nâng cao sức khoẻ, phát
triển thể chất, kéo dài tuổi thọ, chất lượng cuộc sống; đáp ứng nhu cầu vận động,
vui chơi, giải trí, giao lưu văn hoá của các tổ chức và cá nhân trong xã hội, góp
phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước với phương châm “Dân cường thì quốc thịnh” và với khẩu hiệu “Khoẻ để
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Năm 1946, sau ngày Bác Hồ hô hào đồng bào tập thể dục, một phong trào
“Khỏe vì nước” để kiến thiết quốc gia đã được Nha thanh niên và thể dục thuộc


6


Bộ quốc gia giáo dục phát động rầm rộ trong cả nước, thu hút hàng vạn người,
nhất là thanh niên tham gia tập thể dục với các môn thể thao phổ biến như:
Chạy, Bóng đá, Bóng bàn, Xe đạp, Đấm bốc, Võ cổ truyền...
Trong xuốt 9 năm trường kỳ kháng chiến, tại chiến khu Việt bắc, bộ đội,
cán bộ, dân công, dân quân, du kích... đều có thói quen tập thể dục, chơi thể
thao. Còn tại vùng tự do kháng chiến, nhiều môn như: Võ thuật, Bóng đá, Bóng
chuyền, Bóng bàn, Xe đạp.... được các Võ sư hướng dẫn viên, huấn luyện nên
có rất nhiều người, thuộc mọi đối tượng tham gia, phong trào phát triển mạnh,
góp phần phục vụ cho kháng chiến thành công.
Trong giai đoạn 1954 – 1975, các phong trào “ Thể dục vệ sinh” trong
trường học; “Chạy nối liền Bắc Nam”, “Luyện vai trăm cân, luyện chân ngàn
dăm” trong thanh thiếu niên; “ Chạy, nhảy, Bơi, Bắn, Võ” trong công nhân viên
chức, dân quân tự vệ, lực lượng vũ trang; “Rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn”,
“Toàn xã biết bơi”, “ Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời”, “Xây dựng các điển hình
tiên tiến về TDTT”... trong mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương được phát triển rất
mạnh với các môn: Chạy, Đi bộ, Bơi lội, Thể dục sản xuất, Thể dục quân sự,
Thể thao quốc phòng, Thể thao dân tộc, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng bàn...
Nhiều giải thể thao, ngày hội văn hóa thể thao được tổ chức định kỳ trong
mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương, công nông lâm trường, hợp tác xã, xí nghiệp,
nhà máy... cùng với phong trào “ Thanh niên 3 sẵn sàng, Phụ nữ 3 đảm đang” đã
góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng XHCN ở miền Bắc và chi viện cho
miền Nam chống Mỹ cứu nước.
Sau chiến thắng vĩ đại mùa xuân năm 1975, non sông về một mối, cả
nước cùng đi lên công nghiệp hóa xã hội, nhất là từ khi Đảng ta chủ trương
đường lối đổi mới thì công tác TDTT nói chung và phong trào TDTT quần
chúng nói riêng được phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, tạo được những thành

tựu hết sức quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực của toàn dân, phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước.

7


Phong trào“Xây dựng các điển hình tiên tiến về TDTT” nhanh chóng lan
rộng trong các tỉnh phía nam sau giải phóng và đến năm 1980 thì trở thành cuộc
vận động"Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" gắn với phong
trào” ”Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” diễn ra trong cả nước với
mục tiêu : khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, người chọn cho mình một môn
thể thao hoặc một hình thức rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe và chất lượng
cuộc sống.
.

Hiện trạng phong trào TDTT quần chúng những năm qua có thể khái quát

đánh giá như sau: Phong trào thể dục thể thao quần chúng tiếp tục phát triển sâu,
rộng trên địa bàn cả nước, thể hiện ở sự tăng trưởng về số lượng người tập thể
dục thể thao thường xuyên, sự phát triển đa dạng của các loại hình tập luyện, các
câu lạc bộ thể dục thể thao và chất lượng hoạt động thể dục thể thao ở từng đối
tượng.
Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại"
được triển khai liên tục trong những năm qua, đã phát huy hiệu quả thực tiễn và
là động lực thúc đẩy phong trào thể dục thể thao ở cơ sở phát triển mạnh trong
tất cả các đối tượng, đặc biệt là trong công nhân viên chức, lực lượng vũ trang,
người cao tuổi, thanh thiếu niên, nông dân. Các hình thức tập luyện thể dục thể
thao đơn giản, không cần đầu tư nhiều về sân bãi, trang thiết bị, như: chạy, đi
bộ, thể dục dưỡng sinh, cầu lông, cờ tướng, võ thuật, bóng đá mini, bóng chuyền
... phát triển mạnh ở hầu hết các địa phương trong cả nước.

Từ năm 2005, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai chương trình phát triển
TDTT ở xã, phường, thị trấn đến năm 2010, giao cho ngành TDTT cùng các bộ,
ngành ở Trung ương và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện 4 nhiệm vụ đối với
thể dục thể thao cấp xã. Đến nay, về cơ bản các nhiệm vụ: phát triển phong trào;
xây dựng cơ chế quản lý, điều hành; bồi dưỡng cán bộ, cộng tác viên; quy hoạch
đất và xây dựng cơ sở vật chất đã được các cấp uỷ Đảng và chính quyền chỉ đạo
triển khai có kết quả.

8


Mỗi năm trong cả nước tổ chức hàng chục ngàn giải và Hội thi thể thao
quần chúng ở cơ sở, điển hình là các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian, thể
thao dân tộc gắn với Lễ hội truyền thống ở mỗi làng quê; Hội thi thể thao gia
đình, Hội thi thể thao vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giải thể thao trong Ngày
hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các vùng miền, giải Văn nghệ - Thể thao
người khuyết tật…
Các mô hình câu lạc bộ TDTT, câu lạc bộ Văn hoá - Thể thao, Hội đồng
TDTT, Trung tâm Văn hoá - Thể thao, Nhà Văn hoá - Thể thao, Cụm Văn hoá –
Thể thao, các điểm vui chơi của trẻ em được thành lập ở cấp thôn, cấp xóm và
trong các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn đã tạo thành một hệ thống các thiết
chế thể thao gắn với văn hoá hoạt động có hiệu quả, dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ
và sự điều hành của chính quyền địa phương, đáp ứng được nhu cầu của nhân
dân và đảm bảo nguyên tắc của cải cách hành chính nhà nước. Cộng tác viên,
hướng dẫn viên TDTT ở cơ sở được hình thành và được tập huấn nghiệp vụ
hàng năm. Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, giao nhiệm vụ và vận dụng chế độ
chính sách hỗ trợ để họ thực hiện nhiệm vụ truyên truyền vận động và tổ chức
các hoạt động TDTT trên địa bàn.
1.1 Các hình thức tổ chức thể dục thể thao ở cơ sở :
Trong những năm gần đây, sự nghiệp thể dục, thể thao nước ta đã có

nhiều tiến bộ. Thể dục, thể thao quần chúng tiếp tục phát triển với nhiều hình
thức đa dạng, góp phần nâng cao sức khoẻ, xây dựng lối sống lành mạnh, cải
thiện đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Thể thao thành tích cao có bước
phát triển, thành tích một số môn đạt được trình độ Châu Á và thế giới. Cơ sở
vật chất, kỹ thuật cho thể dục, thể thao từng bước được nâng cấp và xây dựng
mới. Hợp tác quốc tế về thể thao được tăng cường, vị thế của thể thao Việt Nam
được nâng cao, nhất là ở khu vực Đông Nam Á.
Đạt được những thành tích trên là do sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của
các cấp ủy đảng, chính quyền; sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các

9


ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và đông đảo nhân dân; sự nỗ lực
phấn đấu của huấn luyện viên, vận động viên và cán bộ thể dục, thể thao.
Tuy nhiên, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với
công tác thể dục, thể thao ở một số địa phương và ngành chưa đầy đủ, nhiều nơi
còn coi nhẹ. Phong trào thể dục, thể thao chưa sâu rộng, nhất là ở nông thôn,
miền núi và các khu công nghiệp. Giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong
học sinh, sinh viên chưa thường xuyên và kém hiệu quả. Thành tích thể thao
chưa bền vững, đặc biệt là các môn thể thao Olympic. Văn minh, văn hóa trong
thể thao và hưởng thụ thể thao còn thấp; tiêu cực trong thể thao, nhất là trong
bóng đá và thể thao thành tích cao còn nhiều. Hệ thống tổ chức ngành thể dục,
thể thao chưa ổn định, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất và khoa học, công nghệ
chưa đáp ứng yêu cầu. Quản lý nhà nước về thể dục, thể thao chậm đổi mới.
Đầu tư của Nhà nước và huy động các nguồn lực từ cộng đồng cho thể dục, thể
thao còn hạn chế.
TDTT là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức
khoẻ, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực;
giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh,

góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp
tác quốc tế; đồng thời, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn
thể, tổ chức xã hội và của mỗi người dân, đảm bảo cho sự nghiệp thể dục, thể
thao ngày càng phát triển.
Đầu tư cho thể dục, thể thao là đầu tư cho con người, cho sự phát triển
của đất nước. Tăng tỉ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất thể dục, thể thao và đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao; đồng
thời phát huy các nguồn lực của xã hội để phát triển thể dục, thể thao. Đổi mới
quản lý nhà nước về thể dục, thể thao, phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức
xã hội trong quản lý, điều hành các hoạt động thể dục, thể thao.

10


Giữ gìn, tôn vinh những giá trị thể dục, thể thao dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hóa của nhân loại, phát triển nền thể dục, thể thao nước ta mang tính dân
tộc, khoa học, nhân dân và văn minh.
Hoàn thiện bộ máy tổ chức, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ thể dục, thể thao; tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh nghiên cứu khoa
học, công nghệ làm nền tảng phát triển mạnh mẽ và vững chắc sự nghiệp thể
dục, thể thao. Đến năm 2020, phấn đấu 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn
rèn luyện thân thể; các trường học, xã, phường, thị trấn, khu công nghiệp có đủ
cơ sở vật chất thể dục thể thao phục vụ việc tập luyện của nhân dân; trình độ
một số môn thể thao trọng điểm được nâng cao ngang tầm Châu Á và thế giới;
bảo đảm các điều kiện để sẵn sàng đăng cai tổ chức thành công các sự kiện thể
thao lớn của Châu Á và thế giới.
Cần quan tâm đúng mức thể dục, thể thao trường học với vị trí là bộ phận
quan trọng của phong trào thể dục, thể thao; là một mặt của giáo dục toàn diện
nhân cách học sinh, sinh viên.
Xây dựng và thực hiện “Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể

thao trường học”. Thực hiện tốt giáo dục thể chất theo chương trình nội khóa;
phát triển mạnh các hoạt động thể thao của học sinh, sinh viên, bảo đảm mục
tiêu phát triển thể lực toàn diện và kỹ năng vận động cơ bản của học sinh, sinh
viên và góp phần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao.
Đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục thể chất, gắn giáo dục thể
chất với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ
năng sống của học sinh, sinh viên. Đãi ngộ hợp lý và phát huy năng lực đội ngũ
giáo viên thể dục hiện có; mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên thể dục cho trường học; củng cố các cơ sở
nghiên cứu khoa học về tâm sinh lý lứa tuổi và thể dục, thể thao trường học.
Duy trì và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể
theo gương Bác Hồ vĩ đại”, vận động và thu hút đông đảo nhân dân tham gia tập

11


luyện thể dục, thể thao, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các hình
thức tổ chức tập luyện thể dục, thể thao ở cơ sở. Gắn việc chỉ đạo phát triển
phong trào thể dục, thể thao với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hoá ở cơ sở”, với Chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng
khu đô thị văn minh; quan tâm phát triển phong trào thể dục, thể thao người cao
tuổi, người khuyết tật và người lao động tại các khu công nghiệp.
Bảo tồn, phát triển các môn thể thao dân tộc và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc trong các hoạt động thể dục, thể thao. Có các giải pháp để phát huy tính
tích cực, tính văn hóa, văn minh trong thể dục, thể thao.
Chú trọng phát triển thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang đáp ứng
yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước
hiện đại; phát huy vai trò của lực lượng vũ trang trong việc phát triển thể dục,
thể thao của nhân dân trên từng địa bàn, nhất là ở vùng biên giới, vùng cao, hải
đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Có quy hoạch dành đất cho thể dục thể thao ở các trường học, xã, phường,
thị trấn, khu công nghiệp, chú trọng tới xây dựng cơ sở vật chất thể dục, thể thao
phục vụ việc tập luyện của nhân dân; quan tâm xây dựng các khu vui chơi giải
trí trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao.
Dành nguồn lực thích đáng để hình thành hệ thống đào tạo tài năng thể
thao với đội ngũ kế cận dồi dào và có chất lượng, làm tiền đề cho bước phát
triển đột phá về thành tích trong một số môn thể thao.
Đầu tư, nâng cấp các trung tâm huấn luyện thể thao của quốc gia, các
ngành, các địa phương, đáp ứng yêu cầu huấn luyện thể thao hiện đại. Củng cố
và phát triển các trường, lớp năng khiếu thể thao ở các tỉnh, thành phố với quy
mô phù hợp, có nhiệm vụ hỗ trợ phát triển mạng lưới hoạt động thể thao thanh,
thiếu niên, học sinh, sinh viên các trường học và phát hiện, bồi dưỡng các năng
khiếu và tài năng thể thao. Khuyến khích phát triển câu lạc bộ về các môn thể
thao hoạt động theo phương thức tự quản, có sự hỗ trợ của Nhà nước. Mở rộng
quy mô và hiện đại hóa các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia.

12


Đổi mới tổ chức, quản lý thể thao thành tích cao theo hướng chuyên
nghiệp phù hợp với đặc điểm của từng môn và từng địa phương. Ưu tiên đầu tư
của Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo
vận động viên các môn thể thao trọng điểm; tích cực chuẩn bị lực lượng vận
động viên và các điều kiện cơ sở vật, chất kỹ thuật cần thiết, để sẵn sàng đăng
cai tổ chức Đại hội thể thao Châu Á. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
Coi trọng giáo dục đạo đức, ý chí, lòng tự hào dân tộc cho vận động viên.
Tôn vinh và đãi ngộ xứng đáng các vận động viên xuất sắc và phát huy vai trò
nêu gương của họ đối với lớp vận động viên kế cận và với thanh, thiếu niên nói
chung. Kiên quyết đấu tranh khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong thể
thao, nhất là trong bóng đá và các môn thể thao thành tích cao.

Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở đào tạo cán bộ và
nghiên cứu khoa học thể dục, thể thao. Tập trung xây dựng đội ngũ chuyên gia
đầu ngành, giáo viên, huấn luyện viên, cán bộ quản lý có đủ phẩm chất, năng lực
đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao. Mở rộng hợp tác quốc tế
trong đào tạo cán bộ thể dục, thể thao. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức
xã hội và tư nhân tham gia đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, huấn luyện viên,
trọng tài, cán bộ quản lý...
Triển khai nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức, quản lý,
cơ chế hoạt động thể dục, thể thao trong điều kiện mới. Đẩy mạnh nghiên cứu
ứng dụng khoa học công nghệ, y học thể thao phục vụ tuyển chọn, đào tạo vận
động viên và tập luyện thể dục, thể thao vì sức khỏe của nhân dân. Quan tâm
công tác thông tin khoa học và chuyển giao công nghệ thể dục, thể thao.
Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về thể dục, thể thao ở các ngành, các
cấp phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ. Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý
nhà nước về thể dục, thể thao ở các cấp, đặc biệt là năng lực triển khai thực hiện
các chính sách, kế hoạch thể dục, thể thao. Đẩy mạnh cải cách hành chính và
phân cấp quản lý thể dục, thể thao.

13


Phát huy vai trò của Ủy ban Olympic quốc gia, các liên đoàn, hiệp hội thể
thao trong việc điều hành các hoạt động thể dục, thể thao. Nghiên cứu việc hình
thành hệ thống tổ chức xã hội mang tính liên hiệp về thể dục, thể thao từ cơ sở
đến toàn quốc, để tập hợp và điều phối chung đối với các tổ chức xã hội về thể
dục, thể thao, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, có sự quản lý và hỗ trợ về
tài chính của Nhà nước. Khuyến khích các tổ chức xã hội, các cơ sở thể thao
ngoài công lập tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao. Quan tâm phát triển
công nghiệp dụng cụ, trang thiết bị thể thao và các hoạt động kinh tế phù hợp để
tạo các nguồn thu trong thể thao.

Tăng cường công tác tuyên truyền trong lĩnh vực thể dục, thể thao theo
hướng đúng mức, không thái quá, không chạy theo thành tích thứ hạng.
Mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trên cơ sở bình đẳng, hợp tác, giúp đỡ
lẫn nhau để phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao; chú trọng tới hợp tác đào tạo
vận động viên thể thao thành tích cao một cách bài bản ở nước ngoài.
Các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội cần quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về công tác thể dục, thể
thao, trên cơ sở đó có chủ trương phù hợp để lãnh đạo, chỉ đạo công tác thể dục,
thể thao ở từng ngành, địa phương, cơ sở. Quan tâm chỉ đạo công tác tuyên
truyền đúng mức, giáo dục, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức của các cấp,
các ngành và toàn xã hội đối với công tác thể dục, thể thao.
Các cấp ủy đảng, chính quyền cần đặc biệt chăm lo xây dựng tổ chức và
bố trí cán bộ có phẩm chất và năng lực để lãnh đạo, quản lý công tác thể dục, thể
thao; thường xuyên kiểm tra việc triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển thể
dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020”, xây dựng và thực hiện quy hoạch phát
triển thể dục, thể thao; quy hoạch đất và huy động nguồn lực để xây dựng các cơ
sở tập luyện thể dục, thể thao, các khu vui chơi giải trí ở xã, phường, thị trấn gắn
với trường học; hỗ trợ phát triển thể dục, thể thao ở các địa phương mà điều kiện
kinh tế, xã hội còn khó khăn.

14


Các cấp ủy đảng tổ chức phổ biến, quán triệt Nghị quyết này đến cán bộ,
đảng viên và nhân dân; xây dựng và triển khai chương trình hành động và kiểm
tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết.
Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và xây
dựng các văn bản pháp luật phù hợp với việc đổi mới cơ chế, chính sách hoạt
động của ngành thể dục, thể thao trong tình hình mới.
Ban cán sự Đảng Chính phủ đề ra chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết; chỉ đạo việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, xây dựng và tổ chức thực hiện

các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thể dục, thể thao.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng
chương trình hành động, phát động các phong trào toàn dân tham gia tập luyện
thể dục, thể thao.
Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá và định
kỳ hằng năm báo cáo Bộ Chính trị về tình hình thực hiện Nghị quyết
1.1.1. Bằng các hình thức phương tiện luyện tập quần chúng.
TDTT là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được của nền giáo dục
Việt Nam, là phương tiện góp phần vào sự nghiệp giáo dục con người phát triển
nhân cách một cách toàn diện, để kế tiếp sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo
vệ Tổ Quốc. Chính vì vậy nhà trường phổ thông là cái nôi để các em rèn luyện,
nhằm góp phần vào việc nâng cao tầm vóc con người Việt Nam ngang bằng với
các nước trong khu vực và trên thế giới.
TDTT là một hoạt động mang tính xã hội rộng rãi. Mục tiêu chủ yếu cuả
TDTT là phục vụ sức khoẻ và nâng cao thể chất của con người, phục vụ văn
hoá. TDTT luôn mang màu sắc dân tộc với màu da khác nhau, ý kiến khác nhau
vẫn chan hoà trong các ngày hội thể thao lớn.
Chính vì vậy hoạt động TDTT là một hoạt động không thể thiếu được
trong đời sống con người góp phần tích cực vào việc giáo dục và xây dựng con

15


người mới, nền văn hoá xã hội mới, xã hội chủ nghĩa. Đảng và nhà nước ta rất
coi trọng việc phát triển phong trào TDTT quần chúng.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc giáo dục thể chất là một quá
trình sư phạm mang tính chuyên biệt, đặc biệt là môn điền kinh, các tố chất
không thể thiếu được như sức mạnh, sức nhanh, sức bền, sự mềm dẻo khéo léo
là những tố chất vận động. Các tố chất vận động đó rất cần thiết với tất cả mọi

người trong cuộc sống bình thường, đặc biệt là trong học tập, lao động và chiến
đấu bảo vệ Tổ quốc.
Từ thời xa xưa con người đã biết sử dụng hoạt động tự nhiên của mình
như: đi bộ, chạy, nhảy, ném để vận dụng vào lao động sản xuất, chiến đấu.. Vì
thế ngày nay việc mở rộng và phát triển phong trào TDTT là một vấn đề quan
trọng
1.1.2. Bằng các hoạt động phong trào TDTT cơ sở.
Phong trào thể dục thể thao trên địa bàn đã có bước phát triển khá đồng
đều và rộng khắp. Chủ trương xã hội hóa các hoạt động TDTT bước đầu đã khai
thác được tiềm năng của xã hội vào sự nghiệp phát triển TDTT.
Ngày nay, TDTT là một hoạt động không thể thiếu của đời sống xã hội,
góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Mục tiêu của sự
nghiệp TDTT là góp phần nâng cao sức khỏe con người.
Trong những năm qua, nhằm khích lệ phong trào tập luyện TDTT quần
chúng, Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch đã tổ chức hàng trăm giải thi đấu thể
thao ở cơ sở và cấp huyện, thị xã, thành phố thu hút đông đảo quần chúng nhân
dân, các đoàn thể, thanh-thiếu niên, học sinh, lực lượng vũ trang… tham gia tập
luyện. Các hoạt động TDTT đều tập trung ở cơ sở, lấy địa bàn dân cư làm trung
tâm; lấy lực lượng thanh-thiếu niên, học sinh làm nòng cốt nhằm động viên
khuyến khích các đối tượng khác cùng tham gia như hội viên người cao tuổi,
nông dân, phụ nữ…

16


Điều đáng nói là không chỉ chờ đến dịp lễ, Tết mà ngay cả trong những
ngày thường cũng có các giải thể thao cấp thôn, làng, tổ dân phố. Nó trở thành
hoạt động không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đông đảo người dân. Qua
đó, đã tạo sân chơi giao lưu bổ ích giữa các tầng lớp nhân dân, củng cố tình
đoàn kết, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội. Nhiều địa phương đã huy động

nguồn lực trong nhân dân xây dựng sân bãi, đầu tư cơ sở vật chất, dụng cụ tập
luyện. Nhiều gia đình tự làm sân chơi, mua sắm các dụng cụ phục vụ cho tập
luyện TDTT hàng ngày.
Phong trào TDTT quần chúng phát triển đã tạo điều kiện cho các đơn vị
phát hiện và tuyển chọn được những tài năng thể thao tiêu biểu để bồi dưỡng,
tham gia thi đấu các giải của tỉnh và quốc gia được phát hiện và bồi dưỡng từ
phong trào TDTT quần chúng ở cơ sở.
Tuy nhiên, hiện nay hoạt động TDTT ở cơ sở đang gặp khó khăn vì kinh
phí hàng năm còn hạn chế, sân chơi, bãi tập chưa được đầu tư đúng mức. Điều
này đòi hỏi trong thời gian tới, ngoài sự quan tâm đầu tư từ nguồn ngân sách,
các địa phương cần chủ động, linh hoạt hơn trong việc huy động các nguồn lực,
thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa hoạt động TDTT để xây dựng các sân chơi,
bãi tập..., đáp ứng tốt hơn nhu cầu luyện tập thể dục, thể thao của nhân dân, tạo
cho mỗi người dân thói quen thường xuyên tập luyện để nâng cao sức khỏe, trí
tuệ, tạo hiệu quả cao trong lao động, sản xuất.

17


Chương 2
THỰC TRẠNG HOAT ĐÔNG THỂ DỤC THỂ THAO TẠI HUYỆN
QUYNH NHAI.
2.1. Các hoạt động thể dục thể thao tại huyện quỳnh nhai.
Huyện Quỳnh Nhai nằm ở phía tây bắc tỉnh sơn la, phía bắc giáp huyện
Sin Hồ ( tỉnh Lai Châu), phía tây giáp Điện Biên, phía đông giáp huyện Than
Uyên( tỉnh Lai Châu), phía nam giáp huyện Thuận Châu và Mường La.
Quỳnh Nhai là 1 trong 3 huyện của tỉnh Sơn La phải di chuyển dân ra
khỏi vùng hồ thủy điện Sơn La, huyện Quynh Nhai đã xây dựng 10 khu tái định
cư với 65 bản cho các hộ tái định cư.Năm 2009 , Quỳnh Nhai chuyển huyện lỵ
từ xã Mương Chiên đến xã Mường Giàng trên trục đầu nối quốc độ 279 với tỉnh

lộ 107(Sơn La), cách huyện lỵ cũ là thị trấn Quynh Nhai ( nay thuộc phần lòng
hồ thủy điện) khoảng 30km về phia hạ lưu Sông Đà và xây dựng thị trấn Phiêng
Lanh.
Huyện có diện tích 1.049,07km vuông và dân số là 58.493 người (năm
2011) , Huyện lỵ năm ở xã Mường Giàng, cách thanh phố Sơn La 60km về
hướng bắc.Quốc lộ 279 về hướng đông bắc đi huyện Than Uyên.
Huyện Quynh Nhai gồm 13 xã : Cà Nàng ;Chiềng Khay ; Mường Giôn ;
Chiềng Ơn ;Mường Giàng ;Chiêng Băng ; Nậm Ét ; Chiêng Khoang ; Mường
Sại ; Mường Chiên ; Pắc Ma; Pha Khinh ;Liệp Muội.
Quỳnh Nhai là một huyện vùng núi thuộc tỉnh Sơn La, cách xa trung tâm
tỉnh, đương xá đi lại khó khăn bởi vậy nên kinh tế phat triển rất chậm chạp,lạc
hậu .Dân cư sống tâp trung thành từng xóm, bản chủ yếu là người dân tộc

18


thái.Dân cư sống chủ yếu băng nghề luấ nước, khai thác hải sản, đánh bắt cá ven
sông đà.
Quỳnh Nhai, quê hương của lễ hội Kim pang then, làn điệu dân ca trữ
tình, đằm thắm, ngân vang cùng âm thanh của cây đàn tính tẩu. Quỳnh Nhai còn
được biết đến với lễ hội gội đầu của phụ nữ Thái trắng bên bến Cà Nàng. Mùa
Xuân này, Quỳnh Nhai lại nhộn nhịp với hội đua thuyền trên hồ sông Đà.
Thi đấu đua thuyền đồng đội nam.
Sau hơn 7 năm tập trung cho công tác di dân tái định cư thủy điện Sơn La,
Xuân Tân Mão này, khi dòng điện đầu tiên của Nhà máy thủy điện Sơn La đã
hòa vào lưới điện quốc gia. Dòng Đà giang một thời hung dữ, bây giờ thành mặt
hồ rộng hàng nghìn ha, trong xanh, một vùng non nước hùng vĩ, người Quỳnh
Nhai giàu lòng mến khách, tất cả đang gợi mở một tiềm năng du lịch của Quỳnh
Nhai.
Hòa vào dòng người tấp nập, trang phục đủ sắc màu, tôi đến với hội đua

thuyền Quỳnh Nhai. Từ sáng sớm sương phủ trắng mặt hồ, tiếng trống, tiếng
chiêng vang vọng, thúc dục. Cùng chung một tâm trạng háo hức, hàng nghìn
người đến từ các bản ven hồ, những xã vùng cao, theo các con đường đổ về bến
Chiềng Bằng dự hội. Trước đó, huyện Quỳnh Nhai đã lựa chọn địa điểm phù
hợp, thuận lợi, san ủi sân bãi, huy động lực lượng đoàn viên thanh niên, phụ nữ
tu sửa đường giao thông; chỉ đạo lực lượng công an, quân đội tham gia bảo đảm
an toàn giao thông, giữ gìn an ninh trật tự khu vực diễn ra hội đua thuyền và các
xã lân cận. Đồng thời, đầu tư thuyền thi đấu theo tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn
cho các VĐV.
Càng gần đến giờ thi đấu, không khí càng náo nhiệt, 6 đội nữ thi đấu ở cự
ly 1.600m, 8 đội nam thi đấu cự ly 1.800m đã trong tư thế sẵn sàng. Mặc dù trời
hơi se lạnh, nhưng phía ngoài hồ, đội cứu hộ trên mình khoác chiếc áo phao luôn
thường trực. Khởi đầu của hội đua là nội dung vòng loại đồng đội nữ, sau phát
súng pháo hiệu, những chiếc thuyền đuôi én lao vút về phía trước, trên bờ, gần
chục nghìn người reo hò cổ vũ vang động cả một vùng. Nếu như ở nội dung đua

19


của nữ có sự chênh lệch về kỹ thuật và chiến thuật, thì ở nội dung đồng đội nam,
từ vòng loại đến trận trung kết, các đội ganh đua từng mét một, những mái chèo
khua nhịp nhàng, khỏe khoắn theo tiếng hô của người đội trưởng, con sóng nhỏ
không cản được con thuyền lướt tới.
Hòa trong sự sôi động đó, tôi bắt gặp bà con Quỳnh Nhai nay tái định cư
ở Thuận Châu, Mai Sơn, trở về quê cũ để tận mắt nhìn thấy hồ sông Đà mênh
mang, được gặp lại người thân, bạn bè tay bắt, mặt mừng. Không chỉ thế, còn có
cả những người tận Tuần Giáo (Điện Biên), Than Uyên (Lai Châu) cũng đến từ
chiều hôm trước để chứng kiến hội đua thuyền. Gần trưa, hội đua kết thúc, đội
thắng vui mừng, phấn khởi, đội chưa đạt thành tích cũng chẳng vì thế mà buồn,
bởi đây là ngày hội của sự đoàn kết, gặp gỡ đầu xuân mới, những cái bắt tay, nụ

cười rạng rỡ.
Hội đua thuyền Quỳnh Nhai đã kết thúc, nhưng còn mãi âm vang những
mái chèo. Đây còn là hoạt động nhằm khơi dậy, bảo tồn, phát huy và giới thiệu
những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp mang đậm bản sắc của người dân vùng
sông nước Quỳnh Nhai với bạn bè trong nước và quốc tế. Đồng thời, góp phần
cổ vũ phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phong trào rèn
luyện TDTT. Hội đua thuyền truyền thống Quỳnh Nhai lần thứ nhất đã thành
công tốt đẹp, dòng người lưu luyến chưa muốn rời. Hẹn gặp lại ở hội đua năm
sau.
* Ông Lừ Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai, Trưởng Ban
tổ chức hội đua thuyền: Thành công của hội đua thuyền lần này là bước khởi
đầu để Quỳnh Nhai kêu gọi đầu tư vào ngành du lịch, quảng bá và giới thiệu
những nét văn hóa truyền thống, thu hút khách tham quan, từng bước đưa ngành
du lịch trở thành một trong những ngành chính trong cơ cấu phát triển kinh tế
của huyện.
* Ông Lừ Văn Thiến, Trưởng đoàn VĐV xã Pắc Ma: Đây là hoạt động
hết sức bổ ích trong những ngày đầu năm mới; tạo không khí phấn khởi động

20


viên, khích lệ nhân dân, đặc biệt là bà con TĐC khắc phục khó khăn vươn lên ổn
định sản xuất và đời sống.
* VĐV Lò Văn Lâm, đội Mường Sại: Tôi rất phấn khởi được tham gia thi
đấu tại Hội đua thuyền huyện Quỳnh Nhai lần thứ nhất. Hội thi giúp chúng tôi
tích lũy được kinh nghiệm trong thi đấu và mong muốn, huyện thường xuyên
duy trì Hội đua thuyền với quy mô rộng hơn để nhiều người được tham gia.
* VĐV Là Thị Nhất, đội Chiềng Bằng: Lần đầu tiên tôi tham gia đua
thuyền, do thời gian luyện tập ít, bắt đầu vào thi đấu các VĐV phối hợp chưa
nhịp nhàng, qua vòng loại chúng tôi đã điều chỉnh kịp thời, nên đội đã lọt vào

đến trận trung kết và đoạt giải nhất nội dung đồng đội nữ.
* Chị Lò Thị Lả, xã Chiềng Khoang (Quỳnh Nhai): Chúng tôi đến từ rất
sớm, chưa bao giờ tôi thấy không khí Hội thi nào náo nhiệt như vậy. Chúng tôi
mong muốn huyện tổ chức nhiều hoạt động như thế để nhân dân được hưởng thụ
và tham gia giữ gìn nét văn hóa truyền thống.
2.2. vai trò của hoạt động thể dục thể thao trong việc xây dựng đời sống văn
hóa tại cơ sở.
TDTT là một bộ phận thuộc chính sách xã hội, nhằm chăm lo bồi dưỡng
sức khoẻ, phát triển thể lực cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng, TDTT nước ta đã đạt được nhiều thành tích to lớn, góp phần tích
cực trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực và cải thiện đời sống văn hóa tinh thần
của nhân dân, góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội của
Đảng và Nhà nước. TDTT từng bước trở thành một bộ phận không thể thiếu
trong đời sống xã hội. Những năm qua bên cạnh những kết quả đạt được trên các
lĩnh vực TDTT, TDTT cơ sở nước ta còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Nhiều cơ sở xã, phường trong cả nước, nhất là ở nông thôn, miền núi,
vùng sâu, vùng xa, việc phổ biến và tổ chức các hoạt động TDTT còn rất khó
khăn. Sự chênh lệch về mức độ hưởng thụ TDTT giữa các vùng, miền, giữa các
đối tượng nhân dân ngày càng rõ. Công nhân trong các doanh nghiệp tư nhân,
doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài không chỉ thiếu thốn về đời sống văn

21


hóa tinh thần, thiếu thốn về các điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe, mà hầu
như không có điều kiện tham gia các hoạt động TDTT để thư giãn, giải trí và
củng cố, nâng cao sức khỏe.
Công tác quản lý, chỉ đạo phát triển TDTT quần chúng ở cơ sở còn nhiều
hạn chế, kém hiệu quả, chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn. Phong trào TDTT
chưa có tính bền vững, còn nặng về các hoạt động bề nổi, chưa thực sự quan tâm

lợi ích của người dân trong hoạt động TDTT. Phương thức chỉ đạo TDTT cơ sở
còn mang nặng tính chất hành chính, bao cấp, chưa phù hợp với yêu cầu xã hội
hoá, chưa sát với thực tiễn.
Phong trào TDTT trong trường học còn nhiều hạn chế, đặc biệt ở các khu
vực nông thôn, miền núi, vùng cao, vùng xa. Công tác giáo dục thể chất cho học
sinh trong và ngoài giờ học chưa được quan tâm đúng mức, còn kém chất lượng
và hiệu quả. Hiện còn thiếu sân bãi, phương tiện phục vụ cho việc dạy và học
TDTT; thiếu các địa điểm để thanh thiếu niên vui chơi và rèn luyện thể chất.
Thực tế này là khó khăn, thách thức to lớn đối với quá trình bồi dưỡng và
phát triển nguồn nhân lực cho đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập
quốc tế với sự cạnh tranh gay gắt. Với tư cách là một bộ phận thuộc chính sách
xã hội, góp phần bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho tương lai, TDTT
phải đối đầu và phải vượt qua những khó khăn, thách thức nói trên.
Đại hội Đảng XI tiếp tục khẳng định các quan điểm nhất quán của Đảng
trên lĩnh vực công tác TDTT. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Khóa X trình bày tại Đại hội nêu rõ: “Phát triển mạnh phong trào thể dục,
thể thao đại chúng, tập trung đầu tư nâng cao chất lượng một số môn thể thao
thành tích cao nước ta có ưu thế. Kiên quyết khắc phục những hiện tượng tiêu
cực trong thể thao”.
Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI, TDTT nước ta cần góp phần tích
cực thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Theo đó, mục tiêu chủ yếu của
công tác TDTT là phát triển toàn diện con người Việt Nam về sức khoẻ, thể lực

22


và các phẩm chất trí tuệ, đạo đức, để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Mở rộng sự giao lưu, giao tiếp trong cộng đồng, xây dựng lối sống lành

mạnh, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Phòng tránh các bệnh học đường, bệnh nghề nghiệp; góp phần giảm căng
thẳng về thể lực và tâm lý do học tập và lao động căng thẳng gây nên.
Phát triển TDTT theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI cần hướng mạnh về
cơ sở, hướng về quần chúng thuộc mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi.
Đồng thời, từ thực tiễn, từ những thuận lợi và khó khăn, chúng tôi xin nêu
lên một số giải pháp sau:
Tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng và chính
quyền đối với công tác TDTT ở cơ sở
Cần đẩy mạnh tuyên truyền, giải thích và thuyết phục bằng thực tế và
nhiều hình thức sinh động để nhân dân và các cấp uỷ đảng và chính quyền nhận
thức đầy đủ hơn lợi ích và vai trò của TDTT đối với việc góp phần nâng cao sức
khoẻ, giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống và xây dựng đời sống văn hoá, tinh
thần; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Cần đưa nhiệm vụ phát triển TDTT vào chương trình phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, gắn TDTT với yêu cầu và nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa
phương.
Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền dành thời gian kiểm tra và động viên,
khuyến khích phong trào TDTT của địa phương: các đồng chí lãnh đạo cấp uỷ
và chính quyền trực tiếp kiểm tra, xem xét tình hình TDTT ở trường học, ở các
thôn ấp; trong các hội nghị tổng kết công tác của xã, phường, trường học cần có
nội dung đánh giá về công tác TDTT; trao giải thưởng và nêu gương những
người hăng hái tham gia và vận động quần chúng tham gia công tác TDTT.
Chăm lo xây dựng tổ chức và bố trí cán bộ phụ trách công tác TDTT. Tạo điều

23


kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT. Quan tâm chỉ đạo công

tác tuyên truyền, giáo dục trong lĩnh vực hoạt động TDTT.
Cán bộ, đảng viên, đoàn viên gương mẫu tham gia tập luyện và tổ chức
các hoạt động TDTT của nhân dân.
Bổ sung, hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách khuyến khích phát
triển TDTT ở cơ sở
Tính toán tỷ lệ đầu tư cho TDTT quần chúng ở xã, phường. Chú trọng đầu
tư cho các xã nghèo, các xã đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ
thông qua các chương trình phát triển thể dục thể thao ở cơ sở. Thực hiện việc
hỗ trợ dụng cụ thể thao, tài liệu chuyên môn và phụ cấp trách nhiệm cho cộng
tác viên TDTT ở các xã nghèo, các xã trọng điểm của chương trình này và thực
hiện chế độ khuyến khích xã hội hoá TDTT đối với các cơ sở TDTT ngoài công
lập.
Đổi mới quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo phát triển TDTT quần chúng ở cơ sở.
Gắn nhiệm vụ phát triển TDTT với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở
địa phương. Nội dung phát triển TDTT cần được đặt trong chương trình nghị sự
của cấp uỷ Đảng, UBND địa phương. Hướng vào những trọng điểm và bảo đảm
sử dụng nguồn nhân lực, tài chính và vật chất hợp lý nhất, có hiệu quả cao nhất.
Thực hiện xã hội hoá, phát huy tính tự giác và chủ động của nhân dân. Để
thực hiện điều đó, trước hết cần tránh cách làm bao biện, bao cấp; phải hướng về
cơ sở, về người dân, tổ chức, hướng dẫn và phát triển các nhu cầu về TDTT của
nhân dân; đề cao trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các đoàn thể
nhân dân, tổ chức xã hội và của mỗi cộng đồng; đa dạng hoá các hình thức tổ
chức hoạt động TDTT: các hội, nhóm, câu lạc bộ TDTT; lồng ghép nhiệm vụ
phát triển TDTT trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và trong hoạt động
của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các nội dung và hình thức chủ yếu của TDTT
ở cơ sở.

24



Nâng cao chất lượng giờ thể dục nội khoá, ngoại khoá, Hội khoẻ Phù
Đổng của học sinh phổ thông.
Đa dạng hóa các hình thức tự tập luyện cá nhân hoặc tập thể ở gia đình,
thôn xóm: thể dục sáng, khí công, dưỡng sinh, võ thuật, đi bộ chạy, đi xe đạp,
leo núi...
Tổ chức hội khoẻ, hoặc đại hội TDTT, ngày hội văn hoá-thể thao xã,
phường, mỗi năm, hoặc hai năm một lần, gắn với những ngày kỷ niệm lịch sử.
Tổ chức và hướng dẫn cơ sở chuẩn 1-2 môn thể thao để tổ chức thi đấu
mang tính truyền thống hàng năm. Ngoài thể thao dân tộc, nên có các môn khác,
như bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bóng bàn, điền kinh, bơi ..
Lồng ghép các hoạt động TDTT với công tác cổ động và tuyên truyền chính trị;
xây dựng và củng cố các đoàn thể quần chúng; các cuộc vận động về vệ sinh,
phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; phong trào
“mọi người vì sức khoẻ”.
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT và xây dựng bộ máy
tổ chức TDTT
Cấp uỷ đảng và chính quyền cần tạo điều kiện để mỗi trường học đều có
sân tập cho học sinh; hình thành khu trung tâm TDTT của xã gắn với trường
học, các điểm vui chơi của thanh, thiếu nhi, hoặc với các thiết chế văn hoá của
các ngành khác tại xã, phường để sử dụng chung cho học sinh và nhân dân địa
phương. Mỗi thôn ấp có những địa điểm thích hợp có thể dùng cho hoạt động
bơi lội, chạy việt dã, bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, kéo co, bơi chải, đấu vật,
đua cà-kheo, đẩy gậy, luyện võ v.v... Khuyến khích tận dụng các điều kiện tự
nhiên như sông hồ, gò đồi, bãi trống, đường đi, thậm chí ruộng đã thu hoạch, để
tổ chức hoạt động TDTT. Phát triển các cơ sở TDTT ở các nhà văn hoá, nhà
thiếu nhi, điểm vui chơi của trẻ em.
Phát triển các chi hội TDTT học sinh trong trường học, trong đó lãnh đạo
cần có đại diện Ban giám hiệu, giáo viên và Hội cha mẹ học sinh.


25


×