Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin chủ nghĩa duy vật biện chứng cơ sở lý luận của thế g

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.54 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG
LỚP: 12CMT
----------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI: “CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN
CHỨNG – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THẾ
GIỚI QUAN KHOA HỌC”

GV: TSKH.Nguyễn Ngọc Thu

1.
2.
3.
4.

Thành viên nhóm 4-1:
Lê Thị Thu Trang
Trần Thị Mỹ Linh
Võ Thị Dấu
Trần Thế Đạt

MSSV:
1222256
1222106
1222028
1222048



TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2014


MỤC LỤC


Tiểu Luận Môn Học Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác - LêNin
I. THẾ GIỚI QUAN VÀ THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC
1. Khái niệm thế giới quan
1.1. Định nghĩa và nguồn gốc:
II. Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới,
về bản thân con người, xã hội loài người.
III. Thế giới quan ra đời từ cuộc sống, xuất phát từ nhu cầu nhận thức thế giới, nhận
thức bản thân mình trong mối quan hệ với thế giới để điều chỉnh hoạt động của mình. Suy
cho đến cùng nó là kết quả của cả những yếu tố khách quan và chủ quan, của cả hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
1.1. Nội dung:
IV. Thế giới quan phản ánh thế giới ở 3 góc độ:
• Các đối tượng bên ngoài con người.
• Bản thân con người.
• Mối quan hệ của con người với các đối tượng bên ngoài con người.
V. Thế giới quan gồm hai yếu tố cơ bản là tri thức và niềm tin, trong đó tri thức là
cơ sở trực tiếp cho sự hình thành Thế giới quan, nhưng nó chỉ gia nhập Thế giới quan khi
đã chuyển hóa thành niềm tin thúc đẩy hành động của con người.
1.1. Vai trò:
VI. Thế giới quan có nhiều chức năng như nhận thức, xác lập giá trị, bình xét đánh
giá, điều chỉnh hành vi nhưng bao trùm nhất là chức năng định hướng cho toàn bộ hoạt
động sống của con người.
1. Thế giới quan duy vật và lịch sử phát triển của thế giới quan duy vật.

1.1. Thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật
 Thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật xuất hiện từ việc giải quyết
vấn đề cơ bản của triết học:
• Thế giới quan duy tâm là thế giới quan thừa nhận bản chất của thế giới là tinh
thần...
• Thế giới quan duy vật là Thế giới quan thừa nhận bản chất thế giới là vật
chất
3


Tiểu Luận Môn Học Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác - LêNin
 Thế giới quan duy vật khẳng định thế giới vật chất bất sinh, bất diệt... Thừa
nhận sự tồn tại của các hiện tượng tinh thần có nguồn gốc từ vật chất, khẳng
định vai trò năng động, tích cực của con người...
 Thế giới quan duy vật thể hiện rất đa dạng dưới nhiều cấp độ khác nhau như
tự phát hay tự giác, thô sơ, chất phác hay văn minh...
1.2. Lịch sử phát triển của thế giới quan duy vật.
 Thế giới quan duy vật chất phác là Thế giới quan thể hiện trình độ nhận thức
ngây thơ, chất phác...
 Thế giới quan duy vật siêu hình...
 Thế giới quan duy vật biện chứng là hệ thống quan điểm nhận thức duy vật
về thế giới trong sự vận động, biến đổi không ngừng của nó, đem lại cho con
người không chỉ một bức tranh chân thực về thế giới mà còn đem lại một
định hướng phương pháp tư duy khoa học để con người tiếp tục nhận thức và
cải tạo thế
VII. CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VIII. Đối lập với chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật khẳng định: vật chất là cái
có trước, vật chất quyết định ý thức. Thế giới tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con
người, còn ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ não con người. Chủ
nghĩa duy vật xuất hiện ngay từ thời cổ đại, khi triết học mới bắt đầu hình thành

1. Các hình thức phát triển của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử
1.1. Chủ nghĩa duy vật chất phác
 Chủ nghĩa duy vật cổ đại còn gọi là chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ,
xuất hiện trong chế độ chiếm hữu nô lệ như ở Ấn Độ, Trung Hoa, Hylạp.
 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật thời kỳ này nói chung là đúng đắn nhưng
mang tính ngây thơ chất phác vì chủ yếu dựa vào quan sát trực tiếp, chưa dựa
vào các thành tựu của các bộ môn khoa học chuyên ngành vì lúc đó chưa phát
triển.
1.2. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
 Siêu hình là thuật ngữ triết học phản ánh khuynh hướng phát triển của triết
học duy vật từ thời kỳ phục hưng đến thời cận đại, còn được gọi là triết học
tự nhiên.

4


Tiểu Luận Môn Học Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác - LêNin
 Triết học duy vật thời kỳ này đại diện cho những tư tưởng của giai cấp tư sản
tiến bộ, họ đã tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa kinh viện, nhà thờ trung
cổ.
1.3. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
 Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy
vật, do Mác – Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó
được Lênin phát triển.
 Chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục được
những hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu
hình.
2. Nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng
2.1. Quan điểm duy vật về thế giới
 Bản chất của thế giới là vật chất, mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có

mối liên hệ thống nhất với nhau.
 Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, không tự sinh ra cũng không tự mất đi.
 Chỉ có 1 thế giới duy nhất là thế giới vật chất, thế giới vật chất là cái có
trước, tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người thống nhất với nhau.
2.2. Quan điểm duy vật về xã hội
 Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý
thức, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức
được.
 Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp tác
động lên giác quan của con người.
 Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất.
IX.
1. Bản chất của CNDV biện chứng
X. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là một học thuyết mang tính khoa học và cách
mạng triệt để, là "hạt nhân" lý luận của thế giới quan khoa học. Nó mang những đặc điểm
khác với các học thuyết triết học vốn có trong lịch sử. Sự khác biệt ấy toát lên từ bản chất
của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thể hiện ở những điểm sau:
 Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn:
5


Tiểu Luận Môn Học Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác - LêNin
XI. Đưa quan điểm thực tiễn vào hoạt động nhận thức, đặc biệt việc thấy vai trò
quyết định của hoạt động sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và sự phát triển của xã hội,
các nhà duy vật biện chứng đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước đó để
giải quyết thoả đáng các vấn đề cơ bản của triết học.
 Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng:
XII. Với việc kế thừa những tư tưởng hợp lý của các học thuyết trước đó, với việc
tổng kết thành tựu các khoa học của xã hội đương thời, C. Mac và Ăngghen đã giải thoát
thế giới quan duy vật khỏi hạn chế siêu hình và cứu phép biện chứng khỏi tính chất duy

tâm thần bí để hình thành nên chủ nghĩa duy vật biện chứng với sự thống nhất hữu cơ
giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng.
 Quan niệm duy vật triệt để (duy vật cả về mặt xã hội):
XIII. Chủ nghĩa duy vật trước Mác là chủ nghĩa duy vật không triệt để. Khẳng định
sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định quá trình
sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
và coi sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử - tự nhiên, chủ nghĩa
duy vật biện chứng đã khắc phục được tính không triệt để của chủ nghĩa duy vật cũ.
 Tính thực tiễn - cách mạng:
XIV. Tính thực tiễn - cách mạng của chủ nghĩa duy vật biện chứng trước hết thể
hiện ở:
• Chủ nghĩa duy vật biện chứng là vũ khí lý luận của giai cấp vô sản
• Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ giải thích thế giới mà còn đóng vai
trò cải tạo thế giới.
XV. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ VẬT CHẤT,
Ý THỨC VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1. Các khái niệm.
1.1. Vật chất:
XVI. “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh
và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
XVII. Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển
của chủ nghĩa duy vật và nhận thức khoa học:
 Một là, với việc tìm ra thuộc tính quan trọng nhất của vật chất là thuộc tính
khách quan, V.I.Lênin đã phân biệt sự khác nhau giữa vật chất và vật thể,
6


Tiểu Luận Môn Học Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác - LêNin
khắc phục được sự hạn chế trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy

vật cũ; cung cấp căn cứ nhận thức khoa học cho sự phát triển của triết học và
các khoa học khác và là cơ sở lý luận cho việc xây dựng quan điểm duy vật
về lịch sử.
 Hai là V.I Lênin khẳng định vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai
đồng thời thừa nhận khả năng của con người có thể nhận thức được thực tại
khách quan.
1.1. Ý thức
XVIII. Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng ý thức ra đời là kết quả của quá trình
tiến hóa lâu dài của tự nhiên và xã hội, đó là kết quả sự tiến hóa của bộ não và thuộc tínhh
phản ánh của nó và là lao động, ngôn ngữ.
XIX. Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầu
óc con người, là "hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan". Ý thức bao gồm: tri thức,
tình cảm, ý chí, trong đó tri thức là nhân tố quan trọng nhất.
1. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
1.1. Vai trò của vật chất đối với ý thức:
 Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; là cái quyết định nội dung, hình
thức biểu hiện lẫn mọi sự thay đổi của ý thức bởi vì:
 Vật chất là nguồn gốc của ý thức, ý thức là sản phẩm của bộ óc người nên chỉ
khi có con người mới có ý thức, còn con người là kết quả phát triển lâu dài
của thế giới vật chất.
 Ý thức là sự phản ảnh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật
chất nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất.
1.2. Vai trò của ý thức đối với vật chất:
XX. Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông
qua hoạt động thực tiễn của con người:
 Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có nghị lực, ý chí, hành
động hợp quy luật khách quan thì có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn,
cải tạo được thế giới, đạt được mục đích của mình.
 Nếu ý thức phản ánh sai hiện thực khách quan, khiến cho hành động của con
người đi ngược lại quy luật khách quan thì những tác động ấy sẽ mang lại tác

động tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn, kìm hãm sự phát triển xã hội.
7


Tiểu Luận Môn Học Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác - LêNin
XXI. Chính vì thế, trong hoạt động thực tiễn, ngoài việc nhận thức đúng quy luật
khách quan, còn cần phải phát huy cao độ tính năng động chủ quan, đồng thời chống lại
mọi biểu hiện của chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí, chống lại những tư tưởng lạc hậu, phản
động, phản khoa học.
1. Ý nghĩa phương pháp luận
XXII. Trên cơ sở quan điểm về bản chất vật chất của thế giới; bản chất năng động,
sáng tạo của ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức có thể rút ra ý
nghĩa phương pháp luận là:
 Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế
khách quan là xuất phát từ tính khách quan của vật chất, có thái độ tôn trọng
hiện thực khách quan mà căn bản là tôn trọng quy luật; nhận thức và hành
động theo quy luật khách quan. Trong nhận thức và hành động con người
phải xuất phát từ thực tế khách quan để xác định mục đích, đề ra đường lối,
chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp; phải lấy thực tế khách quan làm
cơ sở, phương tiện; phải tìm ra những nhân tố vật chất, tổ chức những nhân tố
ấy thành lực lượng vật chất để hành động.
 Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động,
sáng tạo của ý thức và nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích
cực, năng động, sáng tạo ấy. Điều này đòi hỏi con người phải tôn trọng tri
thức khoa học, mặt khác phải tích cực học tập, nghiên cứu để làm chủ tri thức
khoa học đồng thời phải tu dưỡng rèn luyện bản thân mình về đạo đức, ý chí,
nghị lực.
 Đảm bảo nguyên tắc tính thống nhất biện chứng giữa tôn trọng khách quan và
phát huy năng động chủ quan trong hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải khắc
phục bệnh chủ quan duy ý chí, chủ nghĩa kinh nghiệm, coi thường tri thức

khoa học, ... trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
XXIII. VẬN DỤNG Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀO SỰ NGHIỆP CÁCH
MẠNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Vi phạm ý nghĩa phương pháp luận trước đây dẫn đến những sai lầm:
 Công nghiệp hoá thời kỳ trước đổi mới: Chúng ta đã mắc những sai lầm
nghiêm trọng trong việc xác định mục tiêu, bước đi về cơ sở vật chất, kỹ
thuật, bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư, v.v… Đó là những sai lầm
xuất phát từ chủ quan duy ý chí trong nhận thức và chủ trương công
nghiệp hóa.
8


Tiểu Luận Môn Học Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác - LêNin
 Trong quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường: Không thừa
nhận trên thực tế sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ
quá độ, lấy kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu, muốn nhanh chóng
xóa sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể tư nhân; xây dựng nền kinh tế khép
kín. Vì vậy, kìm hãm tiến bộ khoa học – công nghệ, triệt tiêu động lực
kinh tế đối với người lao động, không kích thích tính năng động, sáng tạo
của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
 Hệ thống chính trị :
• Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân ở từng cấp, từng đơn vị
chưa được xác định thật rõ; mỗi bộ phận, mỗi tổ chức trong hệ thống
chuyên chính vô sản chưa làm tốt chức năng của mình. Chế độ trách
nhiệm không nghiêm, pháp chế xã hội chủ nghĩa còn nhiều thiếu sót.
• Nạn tham nhũng trong hệ thống chính trị còn trầm trọng, bệnh cục bộ, địa
phương còn khá phổ biến. Quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm.
• Việc đổi mới hệ thống chính trị chưa được quan tâm đúng mức, còn chậm
trễ so với đổi mới kinh tế.
XXIV. v.v…

1. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận
XXV. Sau độc lập, nền kinh tế nước ta còn gặp vô vàn khó khăn do thói quen lao
động tự cung tự cấp, nền sản xuất nhỏ lẻ, trình độ phát triển kém, đời sống xã hội còn khó
khăn,... Với hoàn cảnh mới, để đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cách
mạng lớn lao nhất và quan trọng nhất của Đảng và nhân dân ta hiện nay.
XXVI. Từ đòi hỏi cũng như thực tế hiện nay thì sự ra đời và phát triển của nền kinh
tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường là đường lối chiến lược sáng suốt
của Đảng và nhà nước ta. Đó là một tất yếu khách quan khi ở vào thời kỳ quá độ như ở
nước ta hiện nay. Bên cạnh việc thừa nhận sự tồn tại của kinh tế tư bản tư nhân, đương
nhiên phải thường xuyên đấu tranh với xu hướng tự phát tư bản chủ nghĩa và những mặt
tiêu cực trong các thành phần kinh tế, giải quyết mâu thuẫn tồn tại trong sản xuất giữa
chúng để cùng. Mặc dù có những khiếm khuyết không thể tránh khỏi song chúng ta luôn
đi đúng hướng trong cải tạo thực tiễn, phát triển kinh tế, từng bước đưa đất nước ta tiến
kịp trình độ các nước trong khu vực và thế giới về mọi mặt. Chính những thành tựu của
xây dựng chủ nghĩa xã hội và qua mười năm đổi mới là minh chứng xác đáng cho vấn đề
nêu trên. Hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn cùng với sự nắm bắt các quy luật khách
quan trong vận hành nền kinh tế ở nước ta là một vấn đề còn nhiều xem xét và tranh cãi,
nhất là trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay phát triển. Đảng và nhà nước ta đã đạt được
những thành tựu:
9


Tiểu Luận Môn Học Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác - LêNin
• Văn hóa, xã hội có những tiến bộ, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải
thiện. Mức tiêu dùng bình quân đầu người tăng gấp đôi
• Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh được tăng
cường.
• Hệ thống chính trị được tiếp tục củng cố. Cuộc bầu cử Quốc hội khóa X được
tiến hành dân chủ và sôi nổi trong toàn quốc.
• Quan hệ đối ngoại và việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng

và đạt được nhiều kết quả...
XXVII. Tóm lại, đổi mới tư duy chỉ đạo trong sự nghiệp đổi mới nói chung là một
bộ phận không thể thiếu được của sự phát triển xã hội cũng như sự phát triển kinh tế xã
hội của nước ta hiện nay.Vì vậy “vận dụng ý nghĩa của phương pháp luận vào sự nghiệp
cách mạng ở Việt Nam giai đoạn hiện nay”:
• Bài học tôn trọng quy luật khách quan
• Chống thụ động, bảo thủ, trì trệ, chống chủ quan, duy ý chí
• Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế - xã hội với đổi mới tư duy,
giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị.
• Chủ trương coi giáo dục cùng với khoa học, công nghệ là quốc sách hàng
đầu, thực hiện xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập.
• Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt,
phát triển văn hóa tạo nền tảng tinh thần của xã hội
• Xây dựng các chính sách kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở động lực lợi ích vật
chất, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, tập thể, xã hội.
XXVIII. Làm đề tài tiểu luận này, với tư cách là một sinh viên, một công dân của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một mặt tôi muốn cùng mọi người tìm hiểu
sâu hơn và kĩ hơn về Triết học Mác - Lênin phần chủ nghĩa duy vật biện chứng hay chủ
nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học. Cụ thể hơn, đó là
mối quan hệ biện chứng giữa vật chất với ý thức. Mặt khác, tôi cũng muốn góp một phần
công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp cách mạng lớn lao của toàn Đảng, toàn dân ta
hiện nay- sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội - mà nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác Lênin. Đó là, mọi sách lược, chiến lược cách mạng của chúng ta phải được xuất phát từ
thực tế khách quan, phát huy được tính năng động chủ quan và đồng thời chống chủ quan
duy ý chí. Đây được coi là một vấn đề hết sức quan trọng, bởi nó quyết định sự thành
công hay thất bại trên con đường đi tới chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

10


Tiểu Luận Môn Học Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác - LêNin

XXIX. TÀI

LIỆU THAM KHẢO

XXX.
1. Trần Viết Quang-Chuyên đề: chủ nghĩa duy vật Mác-cơ sở lý luận của thế
giới quan khoa học.
2. Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhà xuất bản
chính trị quốc gia.
3. Tài liệu hướng dẫn học tập môn “những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin”, Trung tâm lý luận chính trị đại học quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh.

11



×