Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ HÀNG HOÁ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.29 KB, 16 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Từ năm 1986 Việt Nam thực hiện việc chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, chính sách kế hoạch và các
công cụ khác. Quá trình chuyển tiếp đó đã đạt được những kết quả tuy là bước
đầu nhưng đáng khích lệ.
Chúng ta đã bắt đầu kiềm chế được lạm phát trong điều kiện kinh tế phải
đối phó với nhiều khó khăn và nguồn viện trợ từ bên ngoài rất hạn chế. Năm
1986 tỉ lệ lạm phát là 487% năm 1994 đạt mức hai con số: 14%.
Tốc độ trượt giá đã từ 15 -20% một tháng vào đầu năm 1989, giảm xuống
còn dưới 4% một tháng năm 1992.Trong nông nghiệp từ chỗ hàng chục năm
liên tục phải nhập khẩu lương thực thì nay chúng ta đã đủ lương thực để phục
vụ nhu cầu trong nước và lại còn xuất khẩu một lượng đáng kể. Năm 1992, lần
đầu tiên Việt Nam xuất khẩu gạo, đứng thứ 2 thế giới sau Thái lan. Quan hệ
kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với các nước cũng tăng nhanh, mở rộng
buôn bán với nhiều bạn hàng. Xuất khẩu năm 1989 - 1991 tăng 28% năm, thu
hút ngày càng nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam với trên 400 dự
án, vốn đăng ký khoảng 3 tỷ USD. Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ đã xoá bỏ
chế độ tem phiếu và phân phối theo định lượng. Có thể nói, chuyển sang nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, áp dụng chính sách kinh tế mở đối với cả
trong nước và ngoài nước là bước mở đầu đổi mới cơ bản về đường lối xuyên
suốt mọi lĩnh vực hoạt động hay nói một cách khác cơ cấu kinh tế mới bắt đầu
có hiệu quả. Tuy nhiên, trong giai đoạn đổi mới này bên cạnh những thành tựu
đã đạt được, nền kinh tế Việt Nam còn gặp không ít những khó khăn. Trước hết
đó là nguy cơ tụt hậu do:Sự thiếu triệt để của công cuộc cải cách còn đang
trong thời kỳ tranh tối tranh sáng nên chỉ cần một bước sơ hở có thể dẫn nền
kinh tế đến chỗ sụp đổ.
Tốc độ phát triển của các quốc gia trong khu vực rất cao, Việt Nam nằm
trong khu vực Đông Nam Á là một khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368


tế sôi nôỉ nhất. Thứ hai là còn tồn tại những mất cân đối do: Sự phát triển thiếu
toàn diện của cơ cấu kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Thực tế cho thấy trong
số các doanh nghiệp quốc doanh chỉ có 1/3 số doanh nghiệp phát triển nhưng sự
phát triển của họ đi liền với sự đầu tư của nhà nước về vốn, đất đai và tín dụng
2/3 số doanh nghiệp còn lại làm ăn thua lỗ. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
đóng góp đáng kể vào GNP nhưng nhìn chung chưa được quan tâm thích đáng,
đặc biệt trong việc xuất khẩu: Nhà nước chỉ cho phép các doanh nghiệp quốc
doanh được xuất khẩu những mặt hàng trọng yếu trong nền kinh tế còn các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ được xuất khẩu những mặt hàng nói chung
là đóng góp không đáng kể vào thu nhập ngân sách. Với chút hiểu biết ít ỏi của
mình, em mạnh dạn xin được trình bày một số ý kiến cá nhân mình với hy vọng
góp phần nhỏ bé làm phong phú thêm hệ thống lý luận trong công cuộc đổi mới
của nước ta hiện nay. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn quan
tâm đến đề tài này để bài viết hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn và trân trọng ý kiến đóng góp.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
I. SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC
1. Tính tất yếu cần có sự quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế
nước ta
a. Định nghĩa: Cơ chế thị trường là tổng thể những mối quan hệ kinh tế
các phạm trù kinh tế và qui luật kinh tế có quan hệ hữu cơ với nhau cùng tác
động để điều tiết cung cầu giá cả cùng những hành vi của người tham gia thị
trường nhằm giải quyết 3 vấn đề cơ bản: Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào,
sản xuất cho ai?
Các mối quan hệ trong cơ chế thị trường chịu sự tác động của các qui luật
kinh tế khách quan như qui luật giá trị, qui luật cung cầu, qui luật lưu thông tiền
tệ. Động lực của các mối quan hệ này là lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh.
Đó là cơ chế tự điều tiết trong môi trường cạnh tranh. Nổi bật cơ chế thị trường
là cơ chế có rất nhiều ưu điểm:

- Cơ chế thị trường là cơ chế năng động nhạy cảm có khả năng tự động
điều tiết nền sản xuất xã hội tức là sự phân bố sản xuất vào các khu vực, các
ngành kinh tế hay sản xuất cái gì như thế nào đều do thị trường quyết định mà
không cần bất cứ sự điều khiển nào.
- Cơ chế thị trường đáp ứng được những nhu cầu đa dạng phức tạp của
người tiêu dùng, tự động kích thích sự phát triển của sản xuất, tăng cường
chuyên môn hoá sản xuất.
- Cơ chế thị trường mang tính hiệu quả cao: các doanh nghiệp muốn thu
được lợi nhuận cao thì đòi hỏi phải tiết kiệm chi phí sản xuất, kích thích tiến bộ
của KHKTCN.
- Cơ chế thị trường thúc đẩy sự cạnh tranh làm cho sản phẩm hàng hoá có
chất lượng cao hơn, giá thành các sản phẩm giảm.
Bên cạnh những mặt tích cực trên cơ chế thị trường còn rất nhiều khuyết
tật và mâu thuẫn như sau:
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết theo lợi nhuận, các nhà sản xuất,
sản xuất quá nhiều một loại sản phẩm hàng hoá vào đó gây ra ế thừa dẫn đến sự
khủng hoảng lãng phí.
- Cơ chế thị trường gây mất cân bằng xã hội. Tính cạnh tranh của cơ chế
làm xã hội làm xã hội phân hoá giàu nghèo, giai cấp.
- Cơ chế thị trường gây mất ổn định mất cân đối trong sản xuất xã hội.
Thực tế cho thấy cơ chế thị trường là nguyên nhân của các vấn đề lạm phát và
thất nghiệp.
- Cơ chế thị trường gây ra các phế thải làm ô nhiễm môi trường.
- Các doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận bất chấp tất cả làm hàng giả lậu
thuế...
b. Tính tất yếu khách quan của việc chuyển đổi hàng hoá sang KTTT có
sự quản lý của Nhà nước.
Trước kia nền kinh tế nước ta là nền kinh tế kế hoạch hoá quan liêu bao

cấp. Trên thực tế Nhà nước chỉ thừa một thành phần kinh tế XHCN với 2 loại
hình sở hữu là toàn dân tập thể. Các thành phần kinh tế khác bị hạn chế một
cách tối đa thậm chí bị triệt tiêu kinh tế tư nhân không được phép tồn tại và hoạt
động. Nhà nước thể hiện quản lý kinh tế thông qua hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh
chi tiết với chế độ cấp phát và giao nộp theo quan hệ hiện vật là chủ yếu. Nhà
nước bao cấp toàn bộ và can thiệp quá sâu vào các hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp các HTX, các tổ sản xuất. Quyết định tất cả trừ kế hoạch sản xuất,
giá cả sản phẩm, thị trường tiêu thụ đến lỗ lãi và biên chế của của các doanh
nghiệp. Nhà nước thành lập ra Uỷ ban vật giá để quyết định giá cả sản phẩm
nhưng Nhà nước lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất với các quyết định
của mình. Các doanh nghiệp thì không có quyền tự chủ về tài chính và cũng
không bị ràng buộc trách nhiệm với kết quả kinh doanh. Cơ chế quan hành chính
Nhà nước lại can thiệp quá sâu vào nền kinh tế. Bộ máy quản lý kinh tế được tổ
chức cồng kềnh nhưng lại tỏ ra kém hiệu quả. Mọi quyết định quan trọng đều
xuất phát từ Trung ương, biên chế của bộ máy quản lý kinh tế ngày càng phình
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
to nhưng năng lực lại yếu kém phong cách quản lý quan liêu cửa quyền. Cán bộ
quản lý kém năng lực, trình độ chuyên môn thấp họ chủ yếu xuất phát từ những
người có công với cách mạng. Trong phân phối chủ yếu phân phối theo chủ
nghĩa bình quân nên người lao động không năng động sáng tạo, không nhiệt tình
làm việc không quan tâm tới tiết kiệm đầu tư... năng suất lao động thấp kém và
ngày càng giảm xuống chi phí thì tăng lên dẫn tới sự thua lỗ của các doanh
nghiệp các HTX và các tổ sản xuất... Hiệu quả kinh tế trong từng thời kỳ này rất
thấp do chỉ đầu tư và sản xuất theo kế hoạch mà không tính tới nhu cầu của nền
kinh tế và xã hội, sản xuất không phù hợp với tiêu dùng gây ra một lãng phí lớn.
Do không có cạnh tranh nên công nghệ, KHKT chậm đổi mới chất lượng sản
phẩm ngày càng thấp, giá cả ngày càng cao do chi phí sản xuất quá lớn. Hàng
hoá trên thị trường thiếu hụt nghiêm trọng kinh tế chậm phát triển, thời kỳ này
do nước ta chú ý trông chờ vào các viện trợ vốn và hàng hoá từ nước ngoài. Khi

nguồn viện trợ từ nước ngoài giảm và chấm dứt, nền kinh tế không theo kịp đà
rơi vào khủng hoảng sản xuất trì trệ đình đốn, hàng hoá khan hiếm, giá cả cao
dẫn đến lạm phát có thời kỳ lạm phát vượt mức 700% đời sống người lao động
ngày càng khó khăn hơn.
2. Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế
a. Thực hiện chức năng này nhà nước thông qua các công cụ:
Ngân sách, tín dụng, ngân hàng, dự trữ quốc gia, khu vực kinh tế nhà
nước: luật pháp kinh tế, các chính sách kinh tế đòn bẩy kích thích, kế hoạch với
tư cách là công cụ đảm bảo nền kinh tế phát triển theo định hướng mục tiêu cân
đối vĩ mô... Thông qua đó, nhà nước tác động vào tổng cung và tổng cầu của nền
kinh tế, tạo môi trường kinh tế (sức mua đồng tiền và giá cả) ổn định và hành
lang cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trong từng xí nghiệp và
trên phạm vi toàn xã hội trong từng thời kỳ.
b. Chức năng “chủ sở hữu tài sản công của Nhà nước”.
Với tư cách là người chủ sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại biểu, Nhà
nước có đủ tư cách quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế quốc doanh.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Song nhà nước chỉ là người sở hữu đại biểu, chứ không phải là người sở hữu
thực (chiếm hữu và sử dụng các điều kiện của sản xuất trong quá trình sản xuất,
làm cho sở hữu được thực hiện về mặt kinh tế). Người chủ sở hữu thực phải là
giám đốc các xí nghiệp (người đại diện CNVC của xí nghiệp). Sự phân biệt như
vậy có tác dụng góp phần làm cho trong xí nghiệp nhà nước mọi tài sản đều có
chủ và góp phần phát huy quyền tự chủ về các mặt của xí nghiệp trên cơ sở xác
định đúng chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở.
Cần chú ý rằng: đối với khu vực kinh tế nhà nước với tư cách là người sở
hữu đạia biểu, Nhà nước có quyền quản lý, nhưng không quản lý (quyền quản lý
sản xuất kinh doanh trực tiếp là của xí nghiệp) mà chỉ quản lý gián tiếp qua các
khía cạnh như sau:
- Quyết định thành lập hay giải thể xí nghiệp.

- Quyết định phương hướng kinh doanh chính của doanh nghiệp và nghĩa
vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước.
- Bổ nhiệm hay miễn nhiệm giám đốc và các chức danh khác ở xí nghiệp.
- Ban hành các chính sách cần thiết có tính pháp lệnh đối với doanh
nghiệp.
- Kiểm tra việc thực hiện các chính sách đó tại các doanh nghiệp.
Hai chức năng trên có quan hệ với nhau bắt nguồn từ vai trò kinh tế của
Nhà nước quy định và đòi hỏi phải thực thi có hiệu quả. Muốn vậy, phải tăng
cường vai trò kinh tế của Nhà nước bằng các phương hướng sau:
- Phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong quản lý kinh tế của Nhà nước,
kết hợp giữa kinh tế với chính trị; nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc hiệu
quả kinh tế - xã hội...
- Phải xử lý đúng đắn mối quan hệ và sự khác nhau giữa chức năng quản
lý kinh tế vĩ mô của nhà nước với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của xí
nghiệp.
6

×