Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BÁO cáo tóm tắt về CÔNG NGHỆ sản XUẤT 1 số cây NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.32 KB, 8 trang )

BÁO CÁO TÓM TẮT VỀ
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VỚI SẢN XUẤT
MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH Ở NƯỚC TA
Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật
Việt Nam đi lên từ nông nghiệp và hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp. Mặc dù
GDP của nông nghiệp hiện nay chỉ chiếm khoảng 20%, song nước ta vẫn có trên 70% dân
số sống ở nông thôn. Chính vì vậy mà nông nghiệp, nông dân, nông thôn giữ một vai trò
rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển và
thành công của nông nghiệp, nông thôn sau 20 năm đổi mới đã đem lại sự phát triển ổn
định cho đất nước. Để có những thành tựu đó không thể không kể đến những đóng góp to
lớn của KH&CN. Nhiều lĩnh vực KH&CN nông nghiệp của Việt Nam được thế giới đánh
giá cao. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu, đánh giá về đóng góp của KH&CN với sự
phát triển của nông nghiệp nói chung cũng như của từng cây trồng nói riêng.
Báo cáo này tổng hợp về tình hình sản xuất đối với một số loại cây trồng chính của
Việt Nam và góp thêm ý kiến đánh giá về các đóng góp của KH&CN đối với sự phát
triển.
I. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VỚI CÂY LÚA
Trong hơn 20 năm đổi mới, sản xuất lúa gạo của Việt Nam đã đạt được những
thành tựu to lớn, góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế, ổn
định xã hội, tạo tiền đề cho các cải cách sâu rộng khác.
Trong giai đoạn 1986-2008, diện tích gieo trồng lúa chỉ tăng 30%, song sản lượng
lại tăng tới 142% (trung bình 1,03 triệu tấn thóc/năm). Việc tăng sản lượng năm sau cao
hơn năm trước chủ yếu do tăng năng suất, trung bình 1,1 tạ/ha/năm. Việc tăng năng suất
cây trồng do nhiều yếu tố quyết định, song tập trung chủ yếu vào 5 yếu tố cơ bản sau: i)
Giống mới và phẩm chất hạt giống; ii) Phân bón và bón phân cân đối, iii) Tưới tiêu chủ
động; iv) Quản lý dịch hại tổng hợp và v) Giảm tổn thất sau thu hoạch. Các thứ tự trên có
thể ưu tiên thay đổi theo thời gian, tuy nhiên việc đóng góp của Khoa học Công nghệ là
điều không ai có thể phủ nhận.
Trong những năm qua hàng loạt nguồn giống của IRRI, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật
Bản... được nhập để khảo nghiệm. Các giống này không chỉ là tiền đề để chọn lọc ra các
giống phù hợp với điều kiện Việt Nam mà còn là nguồn vật liệu di truyền vô cùng quí giá


cho các nhà tạo giống.
Từ năm 1977 – 2009 các nhà khoa học đã chọn tạo được 406 giống lúa, trong đó
có nhiều giống lúa lai có năng suất cao. Đến năm 2007 tổng số các giống lúa được công
nhận lên đến gần 170 giống. Tới nay, diện tích trồng bằng các giống lúa cải tiến (giống
lúa mới chọn, tạo, nhập nội và thích nghi) lên đến trên 80%.
Trong nửa cuối của thận niên 80 và cả thập niên 90 (TK20) các giống lúa do Việt
Nam tạo ra đã chiếm ưu thế tuyệt đối trong sản xuất. Các giống này không chỉ được trồng
nhiều ở Việt Nam mà còn được nông dân nhiều vùng ở Lào, Campuchia ưa chuộng.
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) năm 2004 thì trong số 10 giống
lúa có diện tích gieo trồng lớn nhất nước (chiến gần 50% diện tích toàn quốc) có tới 9


giống do các nhà khoa học Việt Nam chọn tạo hoặc thích nghi hóa. (Tuy nhiên ưu thế
này, ở phía Bắc, đã bị mất trong thập niên đầu của thế kỷ XXI).
Ví dụ: Các giống được công nhận của Viện Cây lương thực và Cây thực được
trồng trong sản xuất chiếm khoảng 750.000-800.000 ha/năm, đạt trên 12% diện tích gieo
trồng lúa thuần cả nước (khoảng 6,6 triệu ha), chiếm 25% diện tích lúa miền Bắc, Duyên
hải NTB và Tây Nguyên (3.085.000 ha). Xét về hiệu quả kinh tế, nếu chỉ tính giống mới
cho năng suất tăng 10% (một trong các tiêu chuẩn công nhận giống mới do Bộ
NN&PTNT quy định), thì với diện tích giống mới của Viện đã làm tăng thêm khoảng
350.000 tấn thóc mỗi năm, tương đương 1.575 tỉ đồng (giá tính 4.500đ/kg) 1.
Theo báo cáo Vụ Khoa học và Công Nghệ, Bộ NN & PTNT (2006), chỉ riêng 45
giống lúa được công nhận chính thức trong giai đoạn 2001 – 2005, với diện tích gieo trồng
1,64 triệu ha, nếu tính năng suất tăng 10% sản lượng tăng thêm gần 1 triệu tấn, giá trị tăng
thêm khoảng trên 2.000 tỷ đồng/năm. Theo cách tính này, đến nay, diện tích gieo trồng các
giống lúa do Viện lúa ĐBSCL chọn tạo đã lên đến 3,5 triệu ha, sản lượng tăng thêm khoảng
2 triệu tấn, tính giá lúa hiện nay 4.500đ/kg, trị giá tăng thêm sẽ là 9.000 tỷ đồng/năm.2
Như vậy, riêng về giống lúa mới (chưa kể lúa lai) thì 2 viện nghiên cứu nhiều nhất
về lúa nói trên hàng năm đã làm lợi cho sản xuất trên 10 ngàn tỉ đồng.
Bên cạnh đó việc tạo ra ngày càng nhiều các giống lúa chất lượng cao phục vụ xuất

khẩu, đã làm cho chất lượng gạo của Việt Nam càng tăng nên giá trị xuất khẩu đem lại
cũng ngày càng tăng. Nhiều giống lúa chất lượng cao khác cũng được tạo ra và phát triển
rộng phục vụ nhu cầu trong nước.
Ngoài các giống thuần, giống lúa lai có đóng góp rất lớn vào việc tăng năng suất.
Từ năm 2004, sau nhiều năm được đầu tư nghiên cứu các giống của Việt nam đã được sản
xuất chấp nhận như các giống lúa lai 2 dòng và các giống 3 dòng như giống TH3-3, TH3-4,
VL20, HYT 100, HYT103, HYT83... Tính trung bình, trong cùng một điều kiện, năng suất
lúa lai cao hơn lúa thuần khoảng 20%. Như vậy, với diện tích trên 700 ngàn ha hiện nay sẽ
cho sản lượng tăng thêm khoảng 600-700 ngàn tấn thóc/năm tương đương với trên 3.000
tỷ đồng (700.000 tấn x 4.500.000đ/tấn = 3.150 tỷ đồng)3.
Các kỹ thuật tham gia vào qui trình canh tác lúa tổng hợp đã được phát triển khá
đồng bộ và ngày càng hoàn thiện.
* Trước hết về phân bón, do hiệu quả cao, nhất là với các giống thâm canh nên
nông dân đã tăng đáng kể lượng phân bón sử dụng. Lượng phân bón sử dụng không chỉ tăng
về lượng mà cũng cải thiện đáng kể về tỉ lệ theo hướng cân đối hơn. Chính đây là cơ sở để
chúng ta đúc kết thành Chương trình bón phân cân đối.
Một thành công nữa liên quan đến nghiên cứu quản lý dinh dưỡng cho lúa là nghiên
cứu hiệu lực phân bón theo vùng đặc thù (SSNM). Các nghiên cứu nhiều năm tại Đồng
bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu long, cùng với bảng so màu lá lúa đã cho thấy
hiệu quả phân bón đươc nâng cao hơn 8-15% 4. Ứng dụng SSNM, làm giảm được 251
2

Báo cáo tổng kết Chương trình giống giai đoạn 2001-2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
Bài phát biểu của Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL tại Lễ Kỷ niệm 50 năm ngành KH&CN tại Hà Nội, tháng 1/2010.

3

Giống lúa lai TH3-3 đã được Viện Sinh học Nông nghiệp (Đại học NN Hà Nội) bán bản quyền sản xuất giống cho
Công ty Cường Tân (Nam Định) với giá 10 tỉ đồng. Hiện nay giống này đang được sản xuất hàng năm khoảng 150
ngàn héc-ta. Dó có năng suất tăng hơn lúa thuần khoảng 1000kg/ha nên tổng giá trị làm lợi cho sản xuất hàng năm

khoảng 750 tỉ đồng. Giống lúa lai HYT103 cũng được Viện CLTCTP bán bản quyền sản xuất với giá 3 tỉ đồng.
4

Phạm Sỹ Tân. Integated crop management for intensive irrigated rice in the Mekong Delta of Vietnam. Paper presented at
“Consultation workshop on rice integrated crop management system”. HCMC, Feb. 28 – Mar. 2, 2005.

2


28kgN/ha và năng suất tăng 1,6 tạ/ha. Theo tính toán, các kết quả nghiên cứu về bón phân
cân đối cho cây trồng đã được áp dụng rồng rãi và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
phân bón tăng thêm ít nhất là 10%, tương đương với khoảng 600-700 ngàn tấn phân bón
qui chuẩn/năm hay khoảng 2.100 tỉ đồng.
* Việc nghiên cứu thành công quản lý dịch hại tổng hợp mà kết quả lớn nhất là
đóng góp cơ sở khoa học cho việc dập được dịch rầy nây, vàng lùn, lùn xoắn lá tại
ĐBSCL, cứu được hàng trăm ngàn ha lúa, giảm tổn thất trên một triệu tấn thóc/năm.
* Chương trình “3 giảm, 3 tăng” (3G-3T) được triển khai từ 2002 với sự phối hơp
của Viện Lúa quốc tế (IRRI), Viện Lúa ĐBSCL và các sở Nông nghiệp-PTNT các tỉnh.
Sau 1 năm triển khai, đến 2004, đã có 103 ngàn nông dân ứng dụng trên qui mô 418 ngàn
ha, chiếm 15% tổng diện tích gieo trồng lúa 2 vụ của toàn vùng. Hầu hết các điểm trình
diễn đều cho năng suất cao hơn ruộng đối chứng trung bình 2,3 tạ/ha, tiết kiệm được 2530kgN, 70-90kg hạt giống/ha và giảm 1,8 lần phun thuốc BVTV. Điều này làm giảm chi
phi 630 ngàn đồng/ha, do vậy giá thành sản xuất 1 kg thóc cũng giảm được 138 đồng.
Tổng lợi nhuận mang lại do tăng năng suất và giảm chi phí là 1,1 triệu đồng/ha. Đó là
chưa kể đến việc giảm thuốc BVTV còn giúp nâng cao chất lượng gạo, bảo vệ nguồn lợi
thủy sản và giữ cho môi trường bền vững5. Như vậy, với diện tích đã áp dụng 3G-3T như
hiện nay (trên 1 triệu ha) đã mang lại lợi nhuận ít nhất là 1.000 tỉ đồng/năm.
* Sạ hàng cũng là một tiến bộ kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho sản xuất
lúa, đặc biệt ở ĐBSCL. Diện tích sử dụng máy sạ nông dân ĐBSCL ứng dụng khoảng 20%
diện tích, đem lại hiệu quả rất lớn: giảm 50% lượng hạt lúa giống, giảm phân bón 10 -15%,
giảm thuốc BVTV 15 – 20%, Riêng ở Nam Bộ có khoảng 700.000ha trồng lúa áp dụng máy

sạ hàng, tiết kiệm riêng về lúa giống: 100kg/ha x 8.000đ/kg x 700.000ha = 560 tỷ đồng/năm6.
Hiện nay, tại một số tỉnh ĐBSH, Trung Bộ, máy sạ hàng cũng bắt đầu được sử dụng.
Các nghiên cứu về thiết bị cơ giới hóa nông nghiệp cũng đã nghiên cứu thành công
các máy làm đất, máy gặt đập liên hoàn, máy sấy lúa góp phần giảm giá thành, nâng cao
hiệu quả của việc sản xuất lúa.
II. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ SẢN XUẤT NGÔ
Ngô là cây lương thực thứ 2 ở Việt Nam, sau cây lúa. Ở nhiều vùng núi cao, ngô
được coi là loại lương thực chínhvà là nguồn thức ăn chăn nuôi. Với nhu cầu thức ăn chăn
nuôi ngày càng tăng nhanh, hàng năm nước ta phải nhập tới trên dưới 1 triệu tấn ngô, làm
cho nhu cầu về ngô ở nước ta ngày càng lớn.
Những năm qua, Việt Nam đã có những thành công đáng kể cả trong công tác
nghiên cứu khoa học cũng như trong phát triển sản xuất đối với đối tượng cây ngô.
Từ đầu những năm 1990 đến nay ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những
bước tiến nhảy vọt, gắn liền với việc mở rộng giống lai và cải thiện các biện pháp kỹ
thuật canh tác. Năm 1994, sản lượng ngô Việt Nam vượt ngưỡng 1 triệu tấn, năm 2000
vượt ngưỡng 2 triệu tấn và năm 2008 có diện tích, năng suất và sản lượng cao nhất từ
trước đến nay, đặc biệt năng suất tăng gần gấp 3 lần so với năm 1990.
Yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc tăng năng suất và sản lượng ngô Việt Nam
trong những năm gần đây đó là việc chọn tạo và đưa ra sản xuất nhiều giống ngô lai
5

Nguyễn Hữu Huân, Hồ Văn Chiến, Lê văn Thiệt. Quá trình hình thành và chuyển giao biến pháp kỹ thuật “Ba giảm, ba tăng”
trong thâm canh lúa ở Đồng bằng sông Cửu long từ 2002 đến nay. Báo cáo trình bày tại Hội nghị tổng kết Chương trình Ba giảm,
Ba tăng, Viện Lúa ĐBSCL, 8-9/12/2004
6
Báo cáo của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long tại lễ kỷ niêm 50 năm ngành Khoa học và Công nghệ

3



năng suất cao thay thế cho các giống ngô cũ. Năm 1995, 5 giống ngô lai không qui ước
được công nhận là giống quốc gia. Các giống này cho năng suất từ 3 - 7 tấn/ha, tăng hơn
1 tấn so với giống cũ. Những giống này phù hợp với vùng khó khăn, không tưới, được bà
con nông dân nhất là ở các tỉnh miền núi tiếp nhận và phát triển rộng.
Cùng với việc tạo giống ngô lai không qui ước, các nhà khoa học Việt Nam tạo ra
giống ngô lai qui ước. Từ năm 1990 đến nay, các giống ngô lai chất lượng cao của Việt
Nam lần lượt ra đời và đưa vào sản xuất đại trà, trong đó các giống LVN10, LVN14,
LVN4, HQ 2000 với năng suất trung bình toàn quốc đạt đạt khoảng 3,5-4,5 tấn/ha/vụ,
năng suất của các giống này không thua kém, thậm chí còn cao hơn các giống ngô nhập
nội. Giống LVN10 được nông dân cả nước ưa chuộng và trồng với diện tích lớn nhất
hiện nay7. Tính đến năm 2008, diện tích trồng bằng giống ngô lai chiếm trên 85% diện
tích, trong đó các giống ngô lai của Việt Nam chiếm thị phần khoảng 40% - 45% cả nước
với giá giống chỉ bằng khoảng 60% so với giống nước ngoài thì mỗi năm đã tiết kiệm
khoảng trên 10 triệu USD (chiếm khoảng 12/18 nghìn tấn giống mỗi năm).
Với vị thế là cây lương thực xếp thứ hai sau lúa, trong những năm 80 của thế kỷ
trước cây ngô không có điều kiện phát triển ở vụ chính. Chỉ còn mở diện tích vào vụ
đông, nhưng thời vụ lại là vấn đề nan giải. Nếu trồng trên đất ướt, cây ngô vàng lá và chết
dần, chờ đất khô gặp rét cây không mọc và ảnh hưởng đến cây trồng sau. Để giải quyết
vấn đề này GS Trần Hồng Uy cùng cộng sự đã xây dựng được qui trình kỹ thuật "Ngô
bầu trồng trên đất ướt". Kỹ thuật này đã được báo cáo ở nhiều hội nghị quốc tế, đã
được Trung tâm tạo giống ngô và lúa mỳ quốc tế (CIMMYT) và các nước châu Á đánh
giá cao. Nhờ qui trình này mà các tỉnh phía Bắc nước ta mới có được vụ ngô đông với
hàng trăm ngàn héc-ta như hiện nay.
III. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VỚI SẢN XUẤT SẮN

Trong hơn 20 năm đổi mới, sản xuất sắn của Việt Nam đã đạt được những thành
tựu to lớn, đó là chuyển đổi về vị trí của cây sắn từ một cây lương thực truyền thống và là
cây trồng của người nghèo trở thành cây trồng hàng hóa, cây công nghiệp có lợi thế canh
tranh cao trong khu vực và trên thế giới góp phần quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm
nghèo bền vững.

Diện tích sắn Việt Nam trong giai đoạn 2000-2008 tăng 219,6% (320.700 ha) có
mức tăng hàng năm 4,88%. Năng suất sắn năm 2008 đạt 16,90 tấn/ha tăng 82,5% so với
năm 1961, mức tăng hàng năm là 1,83%. Các vùng sắn chính ở các tỉnh miền Nam tăng
nhanh cả về diện tích và năng suất.
Trước năm 1989, công tác tuyển chọn và giới thiệu các giống sắn mới được dựa
trên nguồn gen sẵn có trong nước được du nhập vào nước ta theo các nguồn khác nhau, có
03 giống sắn được đánh giá có năng suất cao ở miền Nam là giống sắn HL 23 và HL24, ở
miền Bắc là giống sắn Xanh Vĩnh Phú.
Từ năm 1989 đến nay công tác nghiên cứu và tuyển chọn giống sắn mới đã có
bước đột phá bởi sự hợp tác của các cơ quan nghiên cứu sắn của nước ta với CIAT (Trung
7

Báo cáo tổng kết đề tài: Điều tra đánh giá hiện trạng và hiệu quả cuả các giống cây trồng trong sản xuất trên cả nước giai đoạn
2003-2004 của Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT.
- Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Ngô (2009) thì giống LVN10 hiện nay được trồng trên diện tích khoảng 450 ngàn héc ta.
Với diện tích này, nếu chỉ tính năng suất tăng thêm 10% (năng suất ngô trung bình của VN (khoảng 40tạ.ha - 2008:40,2ta./ha) thì
giá trị làm lợi cho sản xuất khoảng 450 tỉ đồng. Cùng với việc người sản xuất được mua giống rẻ hơn (so với mua giống của công
ty nước ngoài) khoảng 170 tỉ đồng thì giống LVN10 đem lại lợi ích chung cho sản xuất hàng năm trên 600 tỉ đồng.

4


tâm nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới quốc tế). Nhờ sự giới thiệu nguồn gen giống sắn
của CIAT mà chúng ta đã nghiên cứu tuyển chọn được các giống sắn mới được Bộ
NN&PTNT công nhận là giống quốc gia. Các giống sắn mới này có tiềm năng đạt năng
suất củ tươi và có tỷ lệ chất khô cao gấp đôi so với các giống sắn địa phương đã thực sự
mang lại năng suất và lợi nhuận cao cho người trồng sắn. Từ năm 1996 đến nay diện tích
giống sắn mới chủ yếu là giống sắn KM 94 đã tăng rất nhanh chiếm tới gần 70% diện
tích sắn của cả nước. Tốc độ tăng năng suất sắn của Việt Nam là nhanh nhất khu vực
(năm 1999 năng suất đạt 7,99 tấn/ha đến năm 2008 là 16,90 tấn/ha)

Các nghiên cứu và khuyến nông về bón phân cân đối, trồng xen sắn với cây họ đậu
chủ yếu là cây lạc và các băng cây xanh như cốt khí, cỏ … trồng theo đường đồng mức đã
góp phần nâng cao đáng kể năng suất và sản lượng sắn trong những năm qua.
Trong tám năm (2000-2008), năng suất sắn của nước ta đã tăng lên gấp đôi và tăng
sản lượng sắn lên 4,61 lần.
Giá trị bội thu ước đạt 51,8 triệu đô la mỗi năm (xấp xỉ 1000 tỉ VNĐ theo thời giá
hiện nay), so với Thái Lan khoảng 49,7 triệu đô la và Trung Quốc khoảng 1,7 triệu đô la. Có
được kết quả trên nguyên nhân quyết định là do chúng ta đã có được bộ giống mới có năng
suất cao vượt trội và đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác sắn thích hợp, bền vững8.
Những nguyên nhân quan trọng khác tác động đến sản xuất sắn của Việt Nam
- Về chế biến: Việt Nam hiện có 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn đã đi vào hoạt
động với công nghệ, thiết bị mới và khá tiên tiến. Tổng công suất chế biến hàng năm ước
800.000 – 1.200.000 tấn tinh bột sắn, tiêu thu khoảng 3,2 - 4,8 triệu tấn củ tươi/năm.
- Chế biến cồn sinh học có nhu cầu rất lớn về nguyên liệu sắn lát và cây sắn lợi thế
cạnh tranh rất cao để làm nhiên liệu sinh học. Ngoài ra, do củ sắn có hàm lượng tinh bột cao
nên được sử dụng để chế biến được nhiều loại sản phẩm làm lương thực, thực phẩm, thức ăn
gia súc có giá trị khác. Sản phẩm tinh bột sắn Việt Nam có giá cạnh tranh và nhu cầu cao
đối với thị trường trong nước và xuất khẩu. Việt Nam hiện đó trở thành nước xuất khẩu
tinh bột sắn đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan.
- Thị trường tiêu thụ sắn rất rộng rãi: Theo dự báo thì nhu cầu về sắn của thế giới
rất cao. Đến năm 2020 sản lượng sắn toàn cầu sẽ ước đạt 275,10 triệu tấn, trong đó sản
xuất sắn chủ yếu ở các nước đang phát triển là 274,7 triệu tấn. Mức tiêu thụ sắn ở các
nước đang phát triển dự báo đạt 254,60 triệu tấn so với các nước phát triển là 20,5 triệu
tấn. Tốc độ tăng hàng năm của nhu cầu sử dụng sản phẩm sắn làm lương thực, thực phẩm
và thức ăn gia súc đạt tương ứng là 1,98% và 0,95%.
IV. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VỚI SẢN XUẤT CAO SU THIÊN NHIÊN

Giai đoạn 1986 – 2008 diện tích trồng cao su đã tăng 3,06 lần, một thành quả đáng
kể về mở rộng địa bàn trồng cao su, trong đó có việc phát triển cao su ra các vùng ngoài
truyền thống nhờ vào các tiến bộ về giống cao su và kỹ thuật canh tác. Cũng trong thời kỳ

này, tuy diện tích khai thác tăng 6,05 lần nhưng sản lượng đã tăng đến 13,23 lần để đưa
Việt Nam đứng hàng thứ 5 về sản xuất cao su thiên nhiên trên thế giới. Sự gia tăng vượt
trội về sản lượng nhờ vào sự tiến bộ đáng kể về năng suất, trong cùng giai đoạn này năng
suất cao su Việt Nam đã tăng 2,18 lần từ 760 kg/ha lên 1.661 kg/ha thuộc vào nhóm nước
có năng suất hàng đầu trên thế giới.
8

Hoang Kim, Pham Van Bien and R.H. Howeler 2003; Reinhardt Howeler, 2004; Hoang Kim 2007; Tran Ngoc Ngoan and R.H.
Howeler 2007; Tran Ngoc Ngoan 2008, Reinhardt H. Howeler, 2008; Hoang Kim et al . 2008.

5


Do đặc thù dài ngày của cây cao su nên công tác khuyến cáo và sử dụng giống cao
su trong sản xuất rất quan trọng vì sai lầm trong sử dụng giống cao su chi phí sửa chữa sẽ
rất tốn kém, hậu quả kéo dài cả chu kỳ kinh doanh cây cao su. Từ 1977 đến nay, từ các
kết quả nghiên cứu khoa học, đã khuyến cáo 11 cơ cấu giống định kỳ 3 năm một lần,
riêng từ 2006 khuyến cáo 5 năm 1 lần; chi tiết hóa dần cho các vùng trồng cao su Việt
Nam dựa trên kết quả nghiên cứu giống trên các vùng.
Đến nay các giống cao su lai tạo trong nước (RRIV, LH) ngày càng chiếm tỉ trọng
càng cao trong cơ cấu giống khuyến cáo và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất.
Đánh giá chung công tác nghiên cứu và đưa giống cao su vào sản xuất đến nay
đáp ứng được nhu cầu sản xuất, đã và đang là nhân tố chủ chốt để đưa năng suất
vườn cao su ở nước ta liên tục tăng lên đồng thời góp phần rút ngắn thời gian kiến
thiết cơ bản nâng cao hiệu quả kinh doanh vườn cao su9.
Cùng với các tiến bộ về giống cao su, các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác, thu hoạch
và sơ chế cao su cũng đã được phát triển mạnh và được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất.
- Cây con tiến bộ: đã được ứng dụng rộng rãi thay thế dần kỹ thuật trồng bằng stump
trần giúp tạo tỉ lệ sống cao (>98%), vườn cây đồng đều cao khi đưa vào khai thác và cùng
với biện pháp giống mới và phân bón đã giúp đưa thời gian kiến thiết cơ bản ở vùng Đông

Nam Bộ từ 6 năm xuống còn 5 năm; Tây Nguyên từ 7 năm xuống còn 6 năm 10. Tỉ lệ ứng
dụng cây con có tầng lá trong Tập đoàn Công nghiệp Cao su hiện nay là 70% - 85%.
- Thâm canh trong thời gian kiến thiết cơ bản: tăng cường thâm canh phân bón
trong 3 năm đầu để đẩy nhanh sinh trưởng, trồng cây thảm phủ họ đậu bảo vệ đất đang
được ứng dụng rộng rãi trong Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
- Trong thu hoạch: đưa chu kỳ khai thác từ 25 xuống còn 20 năm với sản lượng
bằng và cao hơn chu kỳ khai thác cũ đồng thời nhanh đổi giống mới; chuyển từ cạo d/2 (2
ngày cạo 1 lần) sang d/3 (3 ngày cạo 1 lần) giúp tăng 30% năng suất lao động; ứng dụng
rộng rãi kỹ thuật kích thích mủ bằng ethephol (110.000 ha của Tập đoàn); kỹ thuật cạo úp
có kiểm soát ngay từ năm cạo thứ 11, máng chắn nước mưa được áp dụng rộng rãi; du
nhập và ứng dụng công nghệ kích thích mủ bằng khí gas ethylen (11.000 ha) giúp tăng
năng suất bình quân 23% cho vườn cây cạo úp. Phát triển và đưa vào ứng dụng ở các
công ty lớn tiến bộ kỹ thuật về chẩn đoán sinh lý mủ để xác định chế độ khai thác phù
hợp với tình trạng sinh lý của cây.
- Tiến bộ kỹ thuật trong bảo vệ thực vật đã giúp quản lý thành công cỏ tranh và các
loại cỏ dại khác trong vườn cao su, các bệnh mặt cạo và nấm hồng, bệnh lá cho vườn cây
nhỏ tuổi.
- Đã xây dựng và áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn phân hạng đất trồng cao su làm cơ sở
cho việc phát triển vùng cao su, đầu tư; phát triển và ứng dụng biện pháp bón phân theo
chẩn đoán dinh dưỡng cho vườn cây khai thác giúp tiết kiệm phân bón. Các tiến bộ kỹ
thuật sau quá trình nghiên cứu được tích hợp thành qui trình kỹ thuật để ứng dụng vào sản
xuất; đến nay đã xây dựng và cập nhật 3 qui trình kỹ thuật đồng bộ: 1990, 1997 và 2004.
- Tiến bộ kỹ thuật trong sơ chế đã bảo đảm các chủng loại cao su Việt Nam đạt
phẩm cấp quốc tế; đã xây dựng và đưa vào thực hiện các tiêu chuẩn cao su Việt Nam (cao
9

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Cao su (2009) thì giống mới (PB235, PB255, PB260, RRIV4, RRIV5,
VM515,..) được trồng trên diện tích 130 ngàn hécta của Tập đoàn CNCS đã làm lợi cho sản xuất gần 1.200 tỉ
đồng/năm.
10

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Cao su (2009) thì riêng giải pháp kỹ thuật này đã áp dụng trên 20 ngà hec-ta
cao su của Tập đoàn CNCS đã làm lợi cho sản xuất 108 tỉ đồng/ năm.

6


su khối và latex) tương đương tiêu chuẩn quốc tế; hình thành hệ thống quản lý chất lượng
khá hiệu quả trong Tập Đoàn CNCS VN. Đã phát triển qui chuẩn nước thải nhà máy cao
su; hoàn thiện công nghệ sơ chế cao su tờ (RSS) cho tiểu điền.
V. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VỚI SẢN XUẤT CÀ PHÊ
Trong những năm qua ngành cà phê Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh về
diện tích, năng suất và kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay cả nước có trên 520 ngàn ha cà phê
với năng suất bình quân từ 1,7-2,0 tấn/ha với sản lượng trên dưới 1 triệu tấn/năm.Việt Nam là
nước có năng suất cà phê cao, gấp 1,5 lần so với năng suất bình quân của cà phê thế giới.11
Phần lớn các vườn cà phê ở Tây Nguyên đều được trồng bằng hạt do nông dân tự
chọn lấy và hiện nay đã bộc lộ nhiều nhược điểm: độ đồng đều kém, cỡ hạt nhỏ, tỷ lệ cây
không có hiệu quả và nhiễm bệnh rỉ sắt khá cao thường biến động từ 15-20%. Để cải
thiện năng suất và chất lượng sản phẩm công tác chọn lọc giống được ưu tiên hàng đầu.
Công tác cải tiến giống cà phê vối được thực hiện bằng cả 2 cách:
+ Chọn lọc dòng vô tính: Bên cạnh một số giống cà phê đã được Bộ Nông nghiệp và
PTNT công nhận vào năm 1997 và năm 2006, một số giống cà phê vối ưu tú khác đang
được khu vực hóa. Các cà phê chọn lọc này có tiềm năng năng suất rất cao, năng suất
bình quân trong 4 vụ thu hoạch đầu tiên có khả năng đạt từ 4,5 - 7,3 tấn nhân/ha, đặc biệt
là kích cỡ hạt đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hạt trên sàng 16 đạt trên 70 %. Chênh lệch
năng suất giữa giống chọn lọc với giống trồng phổ biến khoảng 1.500 kg/ha. Hiện nay tỷ
lệ các vườn trồng giống mới chiếm 2%, tức là 10.000 ha có nghĩa là sản lượng tăng
khoảng 15.000 tấn/năm tương đương với 375 tỷ đồng/năm (giá café hiện tại là
25.000.000/ tấn).
+ Sử dụng hạt lai đa dòng: để giảm giá thành cây giống Viện KHKT Nông lâm
nghiệp Tây Nguyên đã nghiên cứu sản xuất hạt giống lai từ các cây mẹ ưu tú, chọn lọc,

những giống lai đa dòng có khả năng thích nghi cao do nguồn gen phong phú và những
con lai tốt nhất cũng có thể đạt năng suất tương đương với các dòng vô tính chọn lọc.
Giống cà phê chè Catimor được phổ biến từ năm 1994 đã chiếm một tỷ trọng cao
(>95%) trong cơ cấu cà phê chè ở Việt Nam nhờ đặc điểm có khả năng cho năng suất cao,
3- 4 tấn/ha và có tính kháng cao đối với bệnh rỉ sắt.
Để góp phần thay đổi cơ cấu giống cà phê chè Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm
nghiệp Tây Nguyên đã tiến hành lai tạo nhiều cặp lai giữa giống Catimor và các giống cà
phê hoang dại có nguồn gốc từ Ethiopia và đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép
khu vực hóa. So với giống Catimor, các giống lai này có năng suất tương đương nhưng
kích cỡ hạt, phẩm chất thương phẩm cũng như tính kháng bệnh rỉ sắt được cải thiện rõ rệt.
Hiện nay các giống lai nay này được cung cấp cho sản xuất dưới dạng cây ghép. Dự kiến
đến năm 2011-2012 các giống trên có thể cung cấp cho sản xuất dưới dạng hạt giống.
Cà phê là cây trồng dài ngày với định mức đầu tư ban đầu khá cao nên việc phá bỏ
vườn cà phê đang có để sử dụng giống mới còn hạn chế do người trồng cà phê phải đầu
tư một khoảng tiền khá lớn để trồng mới và phải chờ đến 3 năm sau mới có sản phẩm thu
hoạch. Do đó người trồng cà phê cần được hỗ trợ về tài chính để có thể thay thế giống cũ
bằng các giống chọn lọc.
- Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật bón phân theo độ phì đất và năng suất cây trồng giúp
người trồng cà phê tiết kiệm chi phí phân bón từ 8-10% (700.000 - 1.000.000 đồng/ha); áp
11

Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam.

7


dụng chế độ tưới hợp lý có khả năng tiết kiệm từ 15-20% lượng nước tưới (400-600 m 3
nước/ha/vụ). Năng suất cà phê vối Việt Nam hiện nay đạt gần 2 tấn/ha, cao nhất so với các
nước trồng cà phê và gấp hơn 2 lần so với năng suất bình quân của thế giới.
- Hoàn thiện quy trình ghép thay đổi giống cà phê với tỷ lệ thành công đạt trên 90%.

Đây là một trong những tiến bộ kỹ thuật có tác dụng lan toả rất sâu rộng trong sản xuất.
Chi phí ghép thay thế sẽ được thu hồi vào năm thứ ba, vào các năm sau năng suất ổn định
của cây ghép khoảng 20-25 kg quả/cây, cao hơn các cây xấu được thay thế từ 10-15 kg
quả /cây. Diện tích cà phê ghép thay thế một phần các cây trong vườn ước khoảng 5.000
ha với mức chênh lệch năng suất khoảng 600 kg/ha và sản lượng tăng khoảng 3.000
tấn/năm tương đương 75 tỷ đồng/năm
- Các mô hình trồng xen hồ tiêu, sầu riêng, bơ trong vườn cà phê chẳng những có tác
dụng nâng cao thu nhập cho nông dân từ 15-30% so với trồng thuần cà phê mà còn có tác
dụng cải thiện điều kiện tiểu khí hậu trong vườn cây, nâng cao độ phì nhiêu của đất. Đa
dạng hoá cây trồng trong vườn cà phê còn hạn chế sự phát triển và lây lan các đối tượng
sâu bệnh hại, giảm bớt áp lực nước tưới trong mùa khô vốn rất căng thẳng trong những
năm gần đây ở Tây Nguyên.
- Xây dựng quy trình phòng trừ có hiệu quả trên một số đối tượng sâu bệnh hại chính
trên cây cà phê góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và hạn chế những tác động tiêu cực của
hoá chất bảo vệ thực vật đến môi trường cũng như sức khoẻ của nông dân sản xuất cà phê.
- Nghiên cứu và áp dụng thành công biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh thối rễ cây
cà phê là nhân tố có vai trò quyết định đến việc chấm dứt hội chứng vàng lá cà phê đã
từng huỷ diệt hàng ngàn ha cà phê trồng lại ở Đak Lak.
Trong thực tế khó có thể đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng quy trình kỹ thuật
thâm canh nhưng có thể ước tính vai trò của khoa học công nghệ đóng góp vào việc nâng
cao năng suất cà phê ở Việt Nam chiếm trên 30%.

Qua trình bày trên khẳng định rằng, KH&CN đã có rất nhiều đóng góp cho việc
nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị của từng loại cây trồng nói riêng cũng như sự phát
triển của nền nông nghiệp nước nhà nói chung. Từ một nước luôn thiếu lương thực, ngày
nay Việt Nam đã trở thành nột nhà xuất khẩu nông sản có thứ bậc cao trên thế giới như:
thứ hai về xuất khẩu gạo; thứ nhất về hồ tiêu, điều; thứ hai về xuất khẩu cà phê; thứ 4 về
xuất khẩu cao su… Tuy nhiên, trong bối cảnh mới với những thách thức to lớn trong hội
nhập kinh tế quốc tế, đang đòi hỏi KH&CN trong nông nghiệp phải có sự phát triển vượt
bậc, tạo ra được các đột phá về công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất trong nông

nghiệp, hiệu quả cạnh tranh của nền nông nghiệp Việt Nam./.

8



×