Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA VIỆT NAM VÀ CÁC CHÍNH SÁCH BẢO TỒN ĐỘNG THỰC VẬT QUÝ HIẾM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.08 KB, 23 trang )


1
I-Tổng quan về các khu vườn quốc gia của Việt Nam.
Vườn quốc gia là một khu vực đất hay biển được bảo tồn bằng các quy định
pháp luật của chính quyền sở tại. Vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt khỏi
sự khai thác, can thiệp bởi con người. Vườn quốc gia thường được thành lập ở
những khu vực có địa mạo độc đáo có giá trị khoa học hoặc những khu vực có
hệ sinh thái phong phú, có nhiều loài động-thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao
cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước sự khai thác của con người. Theo quyết định
số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Việt
Nam, thay thế cho Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001
về Quy chế quản lý rừng thì vườn quốc gia là một dạng rừng đặc dụng, được xác
định trên các tiêu chí sau:
• Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập
nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều
hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động
rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.
• Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn
rừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và
du lịch sinh thái.
• Vườn quốc gia được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái
đặc trưng; các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của
vườn và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự
nhiên của vườn
2
1. Việt Nam hiện nay có bao nhiêu Vuờn Quốc gia?
Hiện nay,Chính phủ Việt Nam đang rà soát,sắp xếp lại hệ thống các khu bảo tồn
gồm 13 Vuờn Quốc gia với tổng diện tích 320000 ha, 61 khu bảo tồn thiên nhiên
và 34 khu rừng Văn hóa-Lịch sử -Môi truờng. Các khu vuờn quốc gia của Việt
Nam hiện nay có:Vườn quốc gia Ba Bể (Cao Bằng) : 7.610; Vuờn Quốc gia Ba
Vì (Hà Tây) : 7.377 ha; Vuờn Quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) :22.031 ha;


Vuờn Quốc gia Bến En (Thanh Hóa) :16.634 ha; Vuờn Quốc gia Cát Bà (Hải
Phòng) :15.200 ha; Vuờn Quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) :73878 ha; Vuờn Quốc
gia Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu): 5.988 ha; Vuờn Quốc gia Cúc phuơng (Ninh
Bình ,Hòa Bình,Thanh Hóa) :22.200 ha; Vuờn Quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc,
Bắc Thái, Tuyên Quang); Vườn Quốc gia YokDon (Dăklăk); Vuờn Quốc gia
Tràm Chim (Đồng Tháp) : 7.588 ha; Vuờn quốc gia Bái Tử Long ( Quảng
Ninh):15.738 ha;Vườn Quốc gia Pù-Mát (Nghệ An):91.000 ha
1. Mục tiêu, nhiệm vụ bảo tồn và phát triển vuờn quốc gia:
Các vườn quốc gia thông thường nằm tại các khu vực chủ yếu là chưa phát triển,
thường là những khu vực với động-thực vật bản địa quý hiếm và các hệ sinh thái
đặc biệt (chẳng hạn cụ thể là các loài đang nguy cấp), sự đa dạng sinh học, hay
các đặc trưng địa chất đặc biệt. Đôi khi, các vườn quốc gia cũng được thành lập
tại các khu vực đã phát triển với mục tiêu làm cho khu vực đó trở lại gần giống
như tình trạng ban đầu của nó, càng gần càng tốt.
• Bảo tồn hệ sinh thái, bảo tồn các loại thú quý hiếm.
• Phục vụ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực nghiệm,bảo tồn nguồn
gen.
• Tuyên truyền giáo dục bảo vệ thiên nhiên môi truờng, phát triển du lịch
sinh thái.
3
• Góp phần duy trì cân bằng sinh thái, tăng độ che phủ của rừng,đảm bảo an
ninh môi truờng và phát triển bền vững về kinh tế, phát huy các giá trị
sinh thái, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan và du lịch
sinh thái.
• Bảo tồn hệ sinh thái của vùng chuyển tiếp khí hậu giữa miền bắc và miền
nam ( Vuờn quốc gia Bạch Mã ).
• Tham gia nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu cơ bản và tổ chức dịch vụ
nghiên cứu theo chương trình và hợp đồng nhằm mục đích bảo tồn thiên
nhiên, bảo tồn nguồn gen, pháp triển lâm sinh. Thực hiện các chương trình
tuyên truyền, giáo dục bảo vệ thiên nhiên và phát triển du lịch sinh thái.

• Đồng thời tạo thuận lợi cho đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khao học trong
và ngoài nước, tham quan học tập.
• Khai thác thế mạnh của thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái, hướng
dẫn người dân trong việc tạo việc làm, tham gia các hoạt động dịch vụ
du lịch, cải thiện đời sống cho đồng bào, phát triển kinh tế - xã hội địa
phương, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững an ninh quốc phòng.
• Tôn tạo, bảo tồn rừn gắn với cảnh quan và quần thể di tích văn hoá, lịch
sử.
• Xây dựng cơ sở hạ tầng Vườn, tạo điều kiện cho nghiên cứu, bảo tồn hệ
động, thực vật rừng. Đồng thời tạo thuận lợi cho đẩy mạnh hợp tác
nghiên cứu khao học trong và ngoài nước, tham quan học tập.
3-Giá trị đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn:
Điều kiện khí hậu ôn hòa đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự
phong phú về các loài sinh vật rừng ở nước ta. Theo danh mục các loài thực vật,
động vật đã được thống kê hiện nay nước ta có hơn 20.000 loài thực vật trong đó
có khoảng 2.300 loài dã được nhân dân đưa vào sử dụng và làm đồ gỗ xây dựng,
4
làm thuốc,thực phẩm, thức ăn gia súc và làm cảnh. Hệ động vật nước ta có hàng
chục nghìn loài trong đó có 275 loài thú, 380 loài chim .180 loài bò sát, 80 loài
ếch nhái… Sự phong phú về hệ thực vật,động vật là nguồn tài nguyên thiên
nhiên quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Việt Nam là quốc gia có đa đạng sinh học đứng thứ 16 trên thế giới, với trên 75
loài duy nhất chỉ nước ta mới có.

4-Hoạt động du lịch:
Du lịch sinh thái ở đầy đã hình thành một số tuyến du lịch, phục vụ ăn uống, nghỉ
dưỡng…. một số hoạt động như
• Đi bộ
Một số vườn quốcgia đã xây dựng được nhiều tuyến đi bộ trong rừng, với nội
dung và thời gian khác nhau, du khách có thể lựa chọn cho mình những tuyến

phù hợp. Một số tuyến chính: Khám phá bí ẩn thiên nhiên ; Tìm hiểu các giá trị
khảo cổ Tìm hiểu văn hoá; Tuyến tìm hiểu thiên nhiên, văn hoá và lịch sử
• Xem động vật hoang dã vào buổi tối
Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, vườn quốc gia có thể tổ chức tour xem động
vật hoang dã ở trong rừng vào buổi tối. Thực hiện tuyến này du khách sẽ có cơ
hội được nhìn thấy một số loài động vật hoang dã ở như: Sóc đen, sóc bay,
hoẵng, culi và một số loài thú ăn thịt nhỏ.
• Xem chim
Vườn quốc gia là một trong những điểm đa dạng nhất về chim ở Việt Nam. Với
rất nhiều loài đã phát hiện và thống kê được, trong đó có nhiều loài quý hiếm
như: Gõ kiến đầu đỏ, gà lôi trắng, niệc nâu, đuôi cụt bụng vằn…, đặc biệt có
nhiều là loài đặc hữu của Việt Nam và Đông Dương. Vì vậy vườn quốc gia đã
5
trở thành một địa điểm không thể bỏ qua đối với các nhà khoa học và các nhà
xem chim.
• Đạp xe trong rừng
Một trong những hình thức khám phá bí ẩn của thiên nhiên đó là đạp xe đạp
xuyên qua rừng. Đạp xe trong rừng sẽ mang lại cho du khách không chỉ những
cảm giác yên tĩnh, cảm nhận thực sự về thiên nhiên mà còn giúp cho du khách
có được những cơ hội để khám phá những loài chim, động vật bí ẩn ở ).
• Quan sát các loài bò sát, lưỡng cư và côn trùng
Ngoài ra, Vườn quốc gia cũng là điểm rất đa dạng về bò sát, lưỡng cư và côn
trùng, nhiều loài là đặc hữu của Việt Nam. Một số loài dễ bắt gặp và có hình
dạng kỳ lạ như: Rắn lục, ếch xanh hay các loài bọ que…
• Thăm các điểm đa dạng sinh học
Hiện tại đã thống kê được 43 điểm đa dạng sinh học, đây là kết quả từ sự hợp
tác nghiên cứu giữa vườn quốc gia Cúc Phương và nhóm hợp tác nghiên cứu đa
dạng sinh học quốc tế (ICBG). Thăm các điểm đa dạng sinh học này du khách sẽ
có nhiều cơ hội để học tập và tìm hiểu các loài thực vật nhiệt đới.


6
II. Thực trạng vườn quốc gia ở Việt Nam
1. Tình trạng xâm hại nguồn tài nguyên vườn quốc gia diễn
ra ngày càng phức tạp.
Các hoạt động xâm hại cây rừng dọc dãy Nam Trường Sơn Bắc thường
gặp gây hậu quả suy thoái đa dạng sinh học được tổng kết qua nhiều tài liệu
lưu trữ ở các chi cục kiểm lâm sở tại và tài liệu công bố bởi các nhà khoa học
là khai thác gỗ, củi, đốt than, chưng cất tinh dầu Re hương, khai thác lá nón,
song mây, mật ong... Trong các hoạt động đó, nhiều loài cây gỗ có giá trị cao
hoặc quý hiếm, nguy cấpvẫn thường xuyên bị khai thác trái phép như kiền
(Hopea siamensis), Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Pơ mu (Fokienia
hodginsii)... Theo số liệu điều tra ở nhiều tỉnh từ Nghẹ An đến Quảng Nam,
mặc dù số lượng vụ vi phạm và khối lượng gỗ bị khai thác trái phép có nơi
giảm rõ rệt trong những năm vừa hiệu tăng dần. Các vụ vi phạm gây tiếng
vang dư luận cả nước trong vài năm vừa qua tập trung vào các loài nguy cấp,
quý, hiếm. Điển hình là các vụ khai thác, vận chuyển trái phép huê mộc
(Dalbergia tonkinensis) từ Quảng Bình vào đến Quảng Nam. Tuy nhiên, trong
thực tế hiện nay đang có hiện trạng một số người dân bản xứ ngày đêm săn
lùng khai thác một số loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm ở Trường Sơn để
bán cho tư thương như củ bình vôi (Stephania spp.) thuộc nhóm IA trong Nghị
đinh 32/2006/NĐ-CP, lan kim tuyến (Anoetochilus spp.), lan hài
(Padiopedilum spp.) thuộc … nhưng các cơ quan, ban ngành hữu trách ở các
địa phương xảy ra hiện tượng chưa ngăn chặn kịp thời hoặc chưa có phương án
xử lý thích hợp. Đôi khi mẫu vật của các loài này được trưng bày bán ở các
chợ hay vỉa hè đường phố năm này qua tháng nọ, nhưng vãn không bị xử lý,
theo dõi, tìm giải pháp khắc phục. Lấy ví dụ, củ bình vôi được bày bán ở chợ
Đông Hà, vỉa hè đường Trần Hưng Đạo, thành phố Huế… lan kim tuyến được
7
tư thương đến tận vùng cao huyện Quế Sơn, Đại Lộc… tỉnh Quảng Nam để
mua từ những nông dân sống ven rừng… Ngay cả việc môt số người dân tộc

thiểu số khai thác, vận chuyển, bày bán đủ chủng loại lan rừng trên vỉa hè
đường phố ở thành phố Huế, Đông Hà, Đồng Hới… suốt mấy năm nay, ai bảo
đảm rằng trong đó không có loài thạch hộc (Dendrobium nobile), là một loài
nguy cấp, quý hiếm được ghi ở nhóm IIA trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP?
Chính sự vi phạm âm ỷ thiếu kiểm soát này còn nguy hại gấp bội sự khai thác
ồ ạt gỗ huê xảy ran trong vài năm vừa qua, vì ồ ạt, gây tiếng vang khiến nhiều
ban ngành vào cuộc, rồi ngăn chặn kịp thời, ngược lại sự xâm hại âm ỷ ít
người biết đến nên cũng ít cơ quan hữu trách quan tâm và cũng chẳng có chiến
dịch nào truy bắt, ngăn chặn. Chúng ta không thể làm ngơ, vì "nước chảy ào ào
không hao bằng lỗ mội". Đó là chưa kể đến việc để có đủ số lượng lan rừng
đem bán kiếm lợi nhuận, người khai thác lan không ngần ngại chặt cả cây gỗ
lớn có lan đeo bám. Vệc làm này vô hình chung xâm hại tiếp đến nhiều đối
tượng cây gỗ rừng, mà không loại trừ cả cây gỗ quý, hiếm có tên trong Sách
Đỏ hay trong Nghị định 32 về quản lý động thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
của Chính phủ..
2.Thực trạng bảo tồn những loài cây rừng nguy cấp, quý, hiếm
Nhìn chung, trong vòng mười năm trở lại đây đã có nhiều dự án triển khai
nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và nguồn thực vật rừng
quý hiếm nói riêng, từ những dự án nâng cao năng lực quản lý, nâng cao nhận
thức của người dân sống ở vùng đệm các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên
nhiên trong khu vực, cho đến các dự án đầu tư tăng thu nhập, tạo công ăn việc
làm cho người dân sống gần rừng nhằm giảm áp lực xâm hại rừng. Tuy nhiên,
cho đến nay, trong khu vực chưa có một dự án nào được triển khai nhằm bảo tồn
các loài nguy cấp, quý, hiếm được ghi trong Nghị định 48/2002/NĐ-CP từ năm
2002 đến năm 2006 và Nghị định 32/2006/NĐ-CP từ 2006 đến nay một cách hệ
8
thống. Có chăng chỉ mới khởi đầu điều tra, nghiên cứu cách nhân giống một
cách nhỏ lẻ như ở Vườn Quốc gia Bạch Mã đối với cây re hương.
Điều 4, chương II, Nghị định 32/2006/NĐ-CP đã ghi rằng "Ủy ban nhân
dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đánh giá tình trạng thực

vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại địa phương; tổng hợp trên địa
bàn cùng với việc thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên
rừng quy định tại Điều 32 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và
hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", thế nhưng trong thực
tế, chưa thấy Ủy ban nhân dân các cấp ở các địa phương trong khu vực triển
khai tinh thần đó, có chăng chỉ mới dừng lại ở mức kiểm kê rừng, đánh giá rất
chung nguồn tài nguyên hiện hữu và đề ra phương hướng hành động quản lý,
bảo tồn tổng hợp. Chính vì thế khi xảy ra những vụ vi phạm trên diện rộng, khai
thác vận chuyển trái phép các loài nguy cấp, quý hiếm thì các địa phương rất
lúng túng trong xử lý vụ việc. Điển hình là các vụ khai thác, vận chuyển trái
phép loài cây gỗ huê (sưa, trắc thối) - Dalbergia tonkinensis từ Thừa Thiên Huế
đến Quảng Nam trong năm 2006 đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác xử lý
của các địa phương. Đến lúc vụ việc rộ lên, lực lượng kiểm lâm và công an kinh
tế tịch thu tang vật, mới bắt đầu tìm chuyên gia giám định. Có nghĩa là các địa
phương đã rất bị động. Sở dĩ như vậy là vì trước đó các địa phương chưa bao giờ
kiểm tra, xác định và ghi nhận loài này để định vị trên bản đồ và đề ra phương
án bảo tồn. Tương tự, mãi tới nay, theo chỗ chúng tôi biết thì cũng chưa có Ủy
ban nhân dân địa phương nào quan tâm chỉ đạo, tổ chức điều tra, xác định và
khoanh vùng để bảo tồn các loài nguy cấp, quý hiếm có ở dịa phương đựoc ghi
trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP như các loài tuế (Cycas spp.) bình vôi
(Stephania spp.), các loài lan kim tuyến (Anoectochilus spp.), các loài lan hài
(Paphiopedilum spp.), thạch hộc (Dendrobium nobile) là những loài đang bị
người dân khai thác, vận chuyển trái phép liên tục.
9

×