LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, trên thế giới xu hướng uống trà ngày càng tăng lên mãnh mẽ do những phát hiện mới ngày
càng nhiều hơn về lợi ích của trà đối với sức khoẻ con người. Tại Việt Nam cây chè không chỉ rất thân
quen gần gũi mà từ lâu thưởng trà, uống trà đã đi vào đời sống người Việt tạo nên một nét đẹp văn hóa
bình dị mà dài lâu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay của đất nước, cây
chè đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, sản xuất và xuất khẩu chè đang ngày càng đóng vai trò quan trọng
và trở thành ngành một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của cả nước. Đây cũng là khu vực đang
trực tiếp giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động cới thu nhập không nhỏ và kích thích, kéo theo hàng
loạt các ngành nghề khác cùng phát triển, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, tạo ra động lực quan
trọng thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam.
Với ưu thế về khí hậu, đất đai thổ nhưỡng, lao động và sự ưa chuộng của thị trường thế giới, Việt
Nam tự hào ghi tên mình trên bản đổ chè thế giới. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về sản lượng
và kim ngạch xuất khẩu chè. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè của nước ta vẫn
còn tồn tại nhiều bất cập, yếu kém cần khắc phục. Do đó vấn đề phân tích, đánh giá và đề ra những giải
pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng chè Việt Nam là một vấn đề mang tính thời sự cần
thiết. Chính vì lý do này mà nhóm nghiên cứu đã chọn chè là mặt hàng hấp dẫn để phân tích ưu thế cạnh
tranh.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của môn học chính sách thương mại quốc tế, và trong khuôn khổ kiến thức
đã học về lý thuyết lợi thế cạnh tranh nhóm chúng em chỉ xin trình bày một đôi nét về khả năng canh tranh
của chè Việt Nam trên thị trường thế giới dựa trên những phân tích cơ bản từ lý thuyết về lợi thế cạnh
tranh quốc gia, lý thuyết Heckscher-Ohlin, lợi thế so sánh biểu hiện…Trong quá trình cập nhật số liệu,
nghiên cứu và phân tích đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, nhóm rất mong nhận
được sự đóng góp và nhận xét từ phía các bạn và đặc biệt là cô giáo giảng dạy bộ môn
Chúng em hy vọng rằng bài viết sẽ cung cấp những tư liệu, thông tin thảm khảo hữu ích cho các bạn
sinh viên đang học môn chính sách thương mại quốc tế, giúp cho bài học trở nên sinh động, thú vị và sát
với thực tiễn hơn.
Nhóm thuyết trình : Nhóm 1- Lớp A12:
1) Nguyễn Hoài An ( 01 )
2) Nguyễn Ngọc Hà ( 09)
3) Lê Thanh Hằng (10)
4) Ngô Thị Ngọc Mai ( 24)
5) Phan Thị Thuý ( 37)
I) TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHÈ VIỆT NAM
1.1 Thực trạng sản xuất chè Việt Nam
1.1.1 Diện tích trồng chè
Từ năm 1990 đến nay diện tích chè đều tăng. Bình quân giai đoạn 1990-1997 tăng 3,88% năm, giai
đoạn 1998-2007 mỗi năm diện tích tăng khoảng 4,91% từ 60.000 ha năm 1990 lên 77.400 ha năm 1998 và
đạt 125.700 ha năm 2007.
Bảng 1-1: Diện tích và sản lượng chè trên cả nước qua các năm
Năm Diện tích Sản lượng
Giá trị (ha) Tốc độ (%) Giá trị (tấn) Tốc độ (%)
2002 109,3 11,2
2003 116,2 6,3
2004 120,8 3,96
2005 122,5 1,4
2006 122,9 0,33
2007 125,7 2,28
(Nguồn: Niên giám thống kê 2007)
Qua bảng 1-1 ta thấy những năm gần đây diện tích trồng chè của Việt Nam tăng ở mức trung bình.
Ngành chè Việt Nam đã có nhiều khởi sắc và sẽ phát triển mãnh mẽ trong thời gian tới. Theo thống kê của
tổng công ty chè Việt Nam, hiện nay có gần một nửa số tỉnh thành trong cả nước trồng chè nhưng phát
triển mạnh nhất là ở các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Lâm Đồng. Chè
Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là có hương vị thơm ngon đặc trưng.
1.1.2 Sản lượng chè
Giai đoạn 1990-1997, sản lượng tăng bình quân 7,23% năm, từ 32.200 tấn năm 1990 lên 52.200 năm
1997. Giai đoạn 1998-2007 sản lượng tiếp tục tăng bính quân (chưa tính). Sản lượng toàn ngành chè tăng
khá cao, năm 2008 Việt Nam đứng trong hàng top 10 các nước sản xuất chè lớn nhất trên thế giới, chiếm
khoảng 7% sản lượng chè toàn thế giới.
1.1.3 Chất lượng sản phẩm chè Việt Nam
Chất lượng sản phẩm chè trong những năm gần đây đã được nâng lên rõ rệt cả về ngoại hình lẫn nội
chất. Từ năm 1990 đến nay, Tổng công ty chè Việt Nam chỉ nhập kho sản phẩm tiêu chuẩn thấp nhất là
loại hai, chính vì vậy chất lượng chè xuất khẩu của Tổng công ty tăng lên đáng kể, thị trường chè Việt
Nam nhờ đó mà được mở rộng do nâng cao được năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
Tuy nhiên hiện nay chất lượng chè Việt Nam còn thấp so với mặt bằng thế giới. Nhìn chung khâu
chế biến chưa giữ gìn và phát huy tính tốt của nguyên liệu, các thông só kỹ thuật bị vi phạm ở nhiều công
đoạn dẫn đến chất lượng sản phẩm chè còn nhiều khuyết tật, số lượng chè bị trả lại cao
1.2 Tình hình xuất khẩu chè Việt Nam
1.2.1 Quy mô xuất khẩu
Quy mô xuất khẩu thể hiện qua khối lượng và kim ngạch tăng với tốc độ khá cao. Với ưu thế về khí
hậu, nguồn tài nguyên đất đai, lao động và sự ưa chuộng của thị trường thế giới, sản xuất chè đã trở thành
tập quán canh tác cùa nông dân Việt Nam và ngày càng khắng định vị trí xứng đáng trong nền kinh tế
quốc dân nói chung cũng như trong sản xuất nông nghiệp nói riêng, đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu.
Năm 2007 tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu chè trên tổng kim ngạch của cả nước là 0,27% đóng góp vào
GDP (71,46 tỷ $) là 0,19%, góp phần quan trọng vào tạo nguồn vốn bằng ngoại tệ để nhập khẩu vật tư
thiết bị phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sang năm 2008, theo thống kê, 6
tháng đầu năm xuất khẩu chè đạt 127,3 triệu USD, với hơn 264.000 tấn chè, tăng 180,43% về trị giá và
72,71% về lượng so cùng kỳ. Giá chè xuất khẩu trung bình 6 tháng đầu năm đạt khoảng 1.312 USD/tấn,
tăng 37% so cùng kỳ. Hiện nay, Việt Nam đứng hàng thứ 5 trên thế giới cả về sản lượng và xuất khẩu.
1.2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Tính đến thời điểm này, sản phẩm chè Việt Nam đã có mặt tại hơn 118 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Năm 2005 chiếm 5,74% thị phần chè của thế giới. Năm 2006 con số này là 6,78%. Nhận thức được tầm
quan trọng của công tác thị trường đối với sự ổn định và phát triển của sản xuất và xuất khẩu, nên các
doanh nghiệp đã tổ chức tốt công tác nghiên cứu, xúc tiến thương mại nhằm mở rộng và đa dạng hóa thị
trường xuất khẩu. Bên cạnh đó cơ cấu thị trường tuy đang được thay đổi theo hướng đa dạng hóa nhưng
vẫn tập trung đột phá vào các thị trường trọng điểm như Irac, Pakistan, Đài Loan, Ấn Độ…vốn là những
thị trường lớn hàng năm nhập hơn 2000 tấn chè.
Bảng 1-3: Một số thị trường xuất khẩu chủ yếu của chè Việt Nam năm 2006
Tên nước Tháng 12/06 12 tháng 2006
Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (tấn) Trị giá (USD)
Ấn Độ 305 237.857 11.074 8.203.748
Tiểu VQ Arập TN 211 314.799 1.106 1.429.490
Đài Loan 1.808 1.108.362 18.459 19.454.279
CHLB Đức 409 529.674 3.445 3.996.993
Hà Lan 240 279.756 2.231 2.499.876
Indonêsia 784 491.898 2.467 1.697.287
Malaysia 306 209.784 2.419 1.181.938
Mỹ 325 246.866 2.087 1.584.995
LB Nga 1.412 1.373.693 10.364 10.142.726
Nhật Bản 35 56.076 435 1.084.457
Philippin 65 186.472 508 1.426.814
Thổ Nhĩ Kỳ 91 126.376 1.260 1.690.906
Trung Quốc 610 632.487 7.622 7.615.725
(Nguồn: Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam 2006, Vietnamnet, 27/02/2007)
II) MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐỊNH LƯỢNG VÀ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA SẢN PHẨM
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của một sản phẩm, mô hình kim cương luôn đóng vai trò chủ đạo.
Tuy nhiên, bên cạnh mô hình này, có thể dùng thêm một số chỉ tiêu và lý thuyết khác để hỗ trợ cho việc
phân tích.
2.1 Một số chỉ tiêu định lượng đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm
2.1.1 Lợi thế so sánh biểu hiện RCA
- RCA được dùng như một chỉ số để đo lường lợi thế so sánh. Hệ số RCA chỉ ra khả năng cạnh
tranh xuất khẩu của một quốc gia về một sản phẩm xác định trong mối tương quan với mức xuất khẩu thế
giới của sản phẩm đó
- Theo Diễn đàn thương mại quốc tế ITC, lợi thế so sánh biểu hiện (RCA) được đo bằng:
RCA = ( E
XA
/ E
A
) : ( E
XW
/ E w )
Trong đó: E
XA :
là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm X của nước A; E
A
:là tổng kim ngạch xuất khẩu
của nước A; E
XW
: là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm X của toàn thế giới; Ew: là kim ngạch xuất khẩu của
toàn thế giới. Nếu RCA > 2.5 thì sản phẩm có lợi thế so sánh rất cao;RCA nằm trong khoảng 1 đến 2.5 thì
sản phẩm có lợi thế so sánh;RCA < 1 thì sản phẩm bất lợi thế so sánh.
2.1.2 Thị phần
- Thị phần nói lên độ lớn của thị trường và vai trò, vị trí của quốc gia. Khi dung lượng thị trường
đang lên mà phần thị trường của quốc gia không thay đổi tức là thị trường đã nằm ngoài vòng kiểm soát
hay một phần của thị trường đã rơi vào đối thủ cạnh tranh cho nên các DN của quốc gia cần phải xem xét
lại chiến lược kinh doanh của mình để mở rộng thị trường hiện tại, có giải pháp lôi kéo các đối tượng tiêu
dùng tương đối, đối tượng không thường xuyên, lôi kéo khách hàng từ thị trường của đối thủ cạnh tranh
với mình.
- Công thức tính:
Thị phần =( Kim ngạch XK sản phẩm của quốc gia) / ( Tổng kim ngạch XK sản phẩm của toàn thế giới)
2.2 Một số lý thuyết về năng lực cạnh tranh
2.2.1 Lý thuyết H-O ( Heckscher-Ohlin)
- Mặt hàng X được coi là có hàm lượng lao động cao nếu :
L
X
/ K
X
> L
Y
/ K
Y
Trong đó L
X
và L
Y
là lượng lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị X và Y
K
X
và K
Y
là lượng vốn cần thiết để sản xuất ra một đơn vị X và Y
- Một quốc gia được coi là dồi dào tương đối về lao động nếu tỷ lệ giữa lao động và các yếu tố sản
xuất khác của quốc gia đó lớn hơn tỷ lệ tương ứng của cá quốc gia khác:
L
A
/ K
A
> L
B
/ K
B
- Một quốc gia sẽ có lợi thế so sánh khi xuất khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng
nhiều một cách tương đối yếu tố sản xuất dồi dào của quốc gia đó.
2.2.2 Mô hình "Kim cương" của M. Porter
- Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên kết của 4 nhóm yếu tố. Mối
liên kết của 4 nhóm yếu tố này tạo thành mô hình kim cương. Các nhóm yếu tố đó bao gồm: (1) điều kiện
về các yếu tố sản xuất, (2) điều kiện về cầu, (3) các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan, (4) chiến
lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh ngành. Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên
khả năng cạnh tranh quốc gia. Ngoài ra còn có 2 yếu tố khác là Chính sách của Chính phủ và Cơ hội. Đây
là 2 yếu tố có thể tác động đến 4 yếu tố cơ bản kể trên.
- Khối kim cương: Hình 2-1: Khối kim cương của M. Porter
III) ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CHÈ XUẤT KHẨU VIỆT
NAM
3.1 Đánh giá theo chỉ số định lượng
3.1.1 Đánh giá theo chỉ số RCA
Bảng 3-1: Chỉ số RCA mặt hàng chè của một số nước trên thế giới năm 2007
STT Tên nước KN XK chè (triệu USD) Tổng KN XK (triệu USD) RCA
1. Kenya 428,3 4054 822,16
2. SriLanka 359,6 8139 343,84
3. Ấn Độ 181,9 150800 9,39
4. Indonesia 143,9 118000 9,49
5. Việt Nam 130,0 48070 21,05
Thế giới 1800,3 14010000
(Tổng hợp từ nhiều nguồn và tính toán cả nhóm nghiên cứu)
Nếu căn cứ vào hệ số lợi thế so sánh biểu hiện RCA thì sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam có
năng lực cạnh tranh tương đối tốt trên thị trường thế giới. Năm 2007, so với các quốc gia xuất khẩu chè
chủ yếu thì hệ số RCA của Việt Nam đứng thứ 5 (xem bảng 3-1). Tuy nhiên, đối với Kenya và SriLanka
thì hệ số RCA chưa phản ánh chính xác lợi thế so sánh của 2 nước này vì nền kinh tế 2 quốc gia này dựa
quá nhiều vào ngành chè nên tỷ trọng xuất khẩu chè trong tổng kim ngạch xuất khẩu (KN XK)lớn là điều
dễ hiểu.
3.1.2 Đánh giá theo " Thị phần "
- "Thị phần" năm 2007
Bảng 3-2: Thị phần của một số nước xuất khẩu chè trên thế giới nửa đầu năm 2008
STT Nước Thị phần (%)
1 Sri Lanka 20
2 Kenya 20
3 Trung Quốc 17
4 Ấn Độ 13
5 Việt Nam 7
Chiến lược, cơ cấu và môi
trường cạnh tranh ngành
Điều kiện các yếu tố sản
xuất
Điều kiện về cầu
Các ngành hỗ trợ và có
liên quan
Chính phủ
Cơ hội
( Nguồn : " Jakarta Post" 22/07/2008 )
Nếu căn cứ vào chỉ tiêu thị phần thì chúng ta thấy thị phần xuất khẩu chè của Việt Nam so với tổng
KN XK chè toàn thế giới của 6 tháng đầu năm 2008 khoảng 7%, đứng ở vị trí thứ 5; sau SriLanka, Kenya
và Ấn Độ.
- Thị phần của Việt Nam trong các năm 2005, 2006, 2007 và xu hướng thay đổi của thị phần:
Bảng 3-3: Thị phần của chè Việt Nam và SriLanka
( Nguồn : Tổng hợp từ FAO, Tổng cục Thống kê Việt Nam và tính toán của nhóm nghiên cứu)
Nhìn vào biểu đồ, dễ nhận thấy xu hướng tăng lên của thị phần XK chè Việt Nam trên thị trường thế
giới. Điều này chứng tỏ, chè Việt Nam đã giữ được thị phần và từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tuy nhiên, nếu so sánh với các quốc gia xuất khẩu chè lón như Sri Lanka thì tốc độ tăng của Việt Nam
không lớn bằng. Nguyên nhân của việc này là do thị trường chè thế giới có xu hướng tập trung vào một sô
nước xuất khẩu lớn. Do đó, nếu chúng ta không có biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
chè xuất khẩu thì chúng ta sẽ bị tụt hậu.
3.2 Đánh giá theo các lý thuyết
3.2.1 Đánh giá theo lý thuyết H-O
Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới và có cơ cấu dân số trẻ với một lực lượng lao động
đông đảo. Bên cạnh đó, lượng vốn đầu tư vào Việt Nam không nhiều, máy móc thiết bị còn thiếu thốn. Do
vậy có thể nói, Việt Nam có hàm lượng lao động (L/K) rất lớn. Lượng lao động này tập trung phần lớn
vào các ngành sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, ngành sản xuất và chế biến chè cũng là ngành cần nhiều
lao động. Nên theo lý thuyết H-O, dễ thấy rằng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về chè trên thế giới.
Tuy nhiên, lý thuyết H-O không thể giúp ta so sánh chính xác khả năng cạnh tranh của chè Việt nam
và các nước xuất khẩu chè lớn khác bởi vì ngày nay, công nghệ đóng một vai trò to lớn trong sản xuất, lực
lượng lao động và dân số đông chưa hẳn là yếu tố có lợi tuyệt đối trong cạnh tranh.
3.2.2 Đánh giá theo mô hình kim cương
Năm KNXK chè của VN ( triệu USD ) Thị phần của VN ( %) Thị phần của SriLanka ( %)
2005 96.9 5,7% 11.2 %
2006 110,5 6.2% 12.6%
2007 130 6.8% 15.9%