Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Điều tra tình hình chăn nuôi heo tại huyện eakar tỉnh đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.21 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

CHUYÊN ĐỀ

TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG
Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO
TẠI HUYỆN EAKAR TỈNH ĐĂKLĂK

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Khóa học

: Nguyễn Mạnh Thuột
: Trần Thị Tố Oanh
: 2008 – 2011


Đăk Lăk, tháng 1 năm 2011

2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề này, tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường đại học Tây nguyên
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y
Trạm thú y huyện Eakar
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Mạnh Thuột


Toàn thể thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi Thú y
Các hộ chăn nuôi trên đại bàn huyện Eakar
Toàn thể các bạn trong lớp CĐ Chăn nuôi Thú y K08
Đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên, giúp đỡ và cung cấp những thông
tin cần thiết trong quá trình điều tra để tôi có thể hoàn thành chuyên để
này.
Đăk lăk, ngày 05 tháng 04 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Tố Oanh

i


MỤC LỤC
PHẦN I...................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
PHẦN II.................................................................................................................................3
TỔNG QUAN CHUNG.........................................................................................................3
2.1Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ................................................................................3
2.1.1 Một số giống heo phổ biến đã được nuôi ở Việt Nam..........................................3
2.1.1.1 Giống heo nội.................................................................................................3
2.1.1.2 Giống Heo ngoại............................................................................................5
2.1.2. Tình hình chăn nuôi heo trong nước và trên thế giới...........................................7
2.1.2.1 Tình hình chăn nuôi heo trên thế giới............................................................7
2.1.2.2 Tình hình chăn nuôi heo ở Việt Nam.............................................................8
2.1.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về năng suất và chất lượng thịt heo 11
2.1.3.1 Ngoài nước ..................................................................................................11
2.1.3.2 Trong nước...................................................................................................11
2.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu..................................................................................13

2.2.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Eakar, tỉnh ĐăkLăk..............................................13
2.2.1.1 Vị trí địa lý...................................................................................................13
2.2.1.2 Khí hậu và thời tiết.......................................................................................13
2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Eakar tỉnh Đăk Lăk..................................15
2.2.2.1 Điều kiện kinh tế xã hội...............................................................................15
PHẦN III..............................................................................................................................18
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................18
3.1 Đối tượng nghiên cứu:................................................................................................18
3.2 Thời gian nghiên cứu:................................................................................................18
3.3 Địa điểm nghiên cứu:.................................................................................................18
3.4 Nội dung nghiên cứu:.................................................................................................18
3.5 Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................................18
PHẦN IV..............................................................................................................................20
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................................................20
4.1 Số lượng đàn heo tại huyện qua các năm (từ năm 2005 đến 2009)...........................20
4.2 Quy mô đàn heo tại hai xã Eakmut và Cư Huê..........................................................20
4.3 Cơ cấu đàn heo tại hai xã Eakmut và Cư Huê............................................................22
4.4 Cơ cấu giống heo nuôi tại hai xã Eakmut và Cư Huê................................................23
4.5 Phương thức nuôi.......................................................................................................25
4.6 Các loại thức ăn sử dụng và phương thức cho ăn.......................................................25
4.7 Chuồng trại trong chăn nuôi.......................................................................................27
4.8 Vệ sinh sát trùng chuồng trại......................................................................................28
4.8 Tình hình tiêm phòng cho heo....................................................................................28
4.9 Tẩy giun cho heo .......................................................................................................30
4.10 Tình hình xử lý chất thải..........................................................................................30
4.12 Công tác truyền thông..............................................................................................32
PHẦN V...............................................................................................................................33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................33
5.1 Kết luận......................................................................................................................33
5.2 Kiến nghị....................................................................................................................34

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................36

ii


LIỆT KÊ NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
- FAO: Tổ chức Nông lương thế giới
- WTO: Tổ chức Thương mại thế giới
- VNC: Viện nghiên cứu
- AFTFTA: Tham gia thị trường khu vực
- LMLM: Lở mồm long móng
- THT: Tụ huyết trùng
- DT: Dịch tả
- PTH: Phó thương hàn
- ĐD: Đóng dấu

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1 Số lượng đàn heo tại huyện qua các năm (từ năm 2005 đến 2009)
Bảng 4.2 Quy mô đàn heo tại hai xã Eakmut và Cư Huê
Bảng 4.3 Cơ cấu đàn heo tại hai xã Eakmut và Cư Huê
Bảng 4.4 Cơ cấu giống (nhóm) heo
Bảng 4.5 Phương thức phối giống cho heo nái
Bảng 4.6 Phương thức nuôi
Bảng 4.7 Các loại thức ăn sử dụng
Bảng 4.8 Phương thức cho ăn
Bảng 4.9 Chuồng trại trong chăn nuôi
Bảng 4.10 Vệ sinh sát trùng chuồng trại

Bảng 4.11 Tình hình tiêm phòng cho heo (năm 2011)
Bảng 4.12 Tẩy giun cho heo
Bảng 4.13 Tình hình xử lý chất thải
Bảng 4.14 Công tác truyền thông

iv


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Từ ngàn năm nay cuộc sống của người nông dân đã gắn liền với cây lúa
và con heo. Chăn nuôi heo không những cung cấp phần lớn lượng thịt trong
bữa ăn hàng ngày của mỗi người dân, là nguồn cung cấp phân bón hữu cơ cho
trồng trọt, mà chăn nuôi heo còn tận dụng được thức ăn thừa trong gia đình
mà còn thu hút lao động trong gia đình và trong ngành nông nghiệp. Trồng
trọt và chăn nuôi là hai bộ phận chính trong phát triển của ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên với đặc điểm đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế,
trong điều kiện diện tích đất canh tác ngày càng giảm và thu hẹp thì việc phát
triển ngành trồng trọt sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cần phải quan
tâm chú trọng đến việc phát triển của ngành chăn nuôi.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 07/11/2006 Việt Nam đã
chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nông
nghiệp ở nước ta có thêm nhiều cơ hội để phát triển. Các khu vực mậu dịch tự
do thương mại sẽ đem lại cơ hội cho việc giảm thuế quan, mở rộng thị trường
quốc tế cho ngành hàng lương thực, thực phẩm, nhất là sản phẩm của ngành
chăn nuôi. Chăn nuôi heo không những cung cấp thực phẩm trong nước mà
còn hướng mạnh đến xuất khẩu ra thị trường thế giới để tăng nguồn thu ngoại
tệ. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta giai đoạn 2000 – 2010,
ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, trong

đó chăn nuôi heo được xác định là ngành chăn nuôi chính. Trong những năm
gần đây, ngành chăn nuôi heo ở nước ta đã có những bước tăng trưởng rõ nét,
1998 số lượng lợn đạt 19.9 triệu con, tăng 20% so với năm 1990, sản lượng
thịt gần 1.3 triệu tấn, tăng 68% so với cùng giai đoạn. Tỷ trọng khối lượng
sản phẩm của ngành chăn nuôi heo chiếm 77%tổng khối lượng của ngành
chăn nuôi. Những năm gần đây cuộc sống của nhân daanta đã không ngừng

1


được cải thiện và nâng cao, nhu cầu về thịt heo ngày càng tăng cả về số lượng
và chất lượng, đòi hỏi cao về vệ sinh an toàn thực phẩm, đã thúc đẩy ngành
chăn nuôi heo bước qua giai đoạn mới. Đó là phát triển chăn nuôi heo có tỷ lệ
nạc cao, đảm bảo cả về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên ở
nước ta hiện nay chăn nuôi heo với phương thức tận dụng là chủ yếu, giá
thành chăn nuôi được đánh giá là cao hơn nhiều so với các nước có nền chăn
nuôi lớn như Braxin và Trung Quốc… song chất lượng sản phẩm lại thấp,
tính cạnh tranh yếu, song điều kiện kinh tế hội nhập ngày nay đặt ra cho
ngành chăn nuôi heo ở nước ta phải không ngừng nâng cao sức cạnh tranh,
phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.
Để đánh giá tình hình phát triển chăn nuôi heo và công tác thú y trong
chăn nuôi ở các hộ gia đình tại huyện Eakar. Được sự đồng ý của Khoa Chăn
nuôi Thú y, Trường Đại học Tây Nguyên và sự hướng dẫn của Th.S. Nguyễn
Mạnh Thuột tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Điều tra tình hình chăn
nuôi heo tại huyện Eakar” chuyên đề tiến hành nhằm mục đích:
- Điều tra tình hình chăn nuôi heo ở các hộ gia đình và các trang trại
chăn nuôi heo tại huyện Eakar.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển chăn nuôi đàn heo.

2



PHẦN II
TỔNG QUAN CHUNG
2.1Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Một số giống heo phổ biến đã được nuôi ở Việt Nam
2.1.1.1 Giống heo nội
*Giống heo Ba Xuyên
Vào cuối thế kỷ 19, từ một giống heo có màu da đen tuyền cho lai với
heo lang từ đảo Hải Nam đưa vào vùng Hậu Giang rồi tiếp tục lai với các
giống heo từ Pháp đưa vào như heo Craonais, Berkshire, Tamworth…đã hình
thành nên nhóm giống heo Ba Xuyên.
Phân bố: heo Ba Xuyên tập trung nhiều ở huyện Vị Xuyên tỉnh Sóc
Trăng và hiện nay có rải rác ở các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang,
Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp…
Đặc điểm ngoại hình: phần lớn heo Ba Xuyên có cả bông đen và bông
trắng trên cả da và lông, phân bố xen kẽ nhau. Đầu to vừa phải, mặt ngắn,
mõm hơi cong, trán có nếp nhăn, tai to vừa và đứng. Bụng to nhưng gọn,
mông rộng. Chân ngắn, móng xòe, chân chữ bát và đi móng, đuôi nhỏ và
ngắn.
Heo Ba Xuyên trưởng thành nặng trung bình 120- 150kg, heo hướng
nạc- mỡ, nuôi lấy thịt 10 – 12 tháng tuổi nặng 70 – 80kg.
Khả năng sinh sản: heo đực có biểu hiện nhảy cái lúc 4- 5 thánh tuổi,
nhưng thường được sử dụng phối giống tốt khi 6 – 7 tháng tuổi với khối
lượng cơ thể nặng khoảng 45kg. Heo đực có thể giao phối trực tiếp với
khoảng cách 2- 3 ngày/ lần. Heo cái có biểu hiện động dục lần đầu lúc 6 – 7
tháng tuổi. Sử dụng làm nền lai kinh tế với các giống heo ngoại cho năng suất
khá cao.

3



*Giống heo Móng Cái
Heo Móng Cái là giống heo nội được hình thành và phát triển lâu đời ở
vùng Đông Bắc Việt Nam. Trước đây, Móng Cái và Ỉ là hai giống heo nội
chính được nuôi và phát triển rộng rãi trong ngành chăn nuôi của miền Bắc và
miền Trung nước ta. Có thể xem các vùng Hà Cối (huyện Đầm Hà), Tiên Yên
(Đông Triều) tỉnh Quảng Ninh là nguồn cội của giống Móng Cái. Do đặc
điểm sinh sản tốt nên từ những năm 60 – 70 trở đi heo Móng Cái đã lan nhanh
ra khắp các đồng bằng Bắc Bộ làm cho vùng nuôi heo Ỉ bị thu hẹp dần. Từ
sau 1975 giống heo này được lan nhanh ra các tỉnh miền Trung kể cả phía
Nam.
Heo Móng Cái có 3 loại hình:
Xương to: hiện nay gần như không có
Xương nhỡ: chiếm đa số
Xương nhỏ
Năm 1982: cả nước có khoảng 300 ngàn con Móng Cái. Hiện nay
khoảng 500 ngàn con. Được nuôi ở nhiều tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh
Phúc Hà Bắc… trước đây ở Việt Nam có nhiều trung tâm giống Heo Móng
Cái: Đông Triều (Quảng Ninh), nông trường Thành Tô (Hải Phòng), Tam
Đảo, Trinh Môn (Nghệ An), Thạch Ngọc (Quảng Bình), Triệu Hải (Quảng
Trị), Điện Bàn (Quảng Nam). Hiện nay chỉ còn lại các trung tâm: Điện Bàn
và Tam Đảo.
- Đặc điểm ngoại hình:
Toàn thân có hai màu đen và trắng tỷ lệ xấp xỉ nhau
Đầu đen, giữa trắng có một hình thoi, tam giác, phần nhiều mõm trắng,
tai to, dài, hơi hướng về phía trước, có một vành trắng vắt ngang vai và kéo
dài đến bụng bịt kín bốn chân. Phần lưng, hông và mông có màu đen tạo
thành cái lang gọi là lang yên ngựa.
Khối lượng sơ sinh: 0,5 – 0,6 kg

4


Khối lượng cai sữa ở 45 – 50 ngày tuổi: 5 – 7 kg (hầu hết 6 kg)
Khối lượng ở 10 tháng tuổi:50 – 60 kg
Heo Móng Cái có thể chất chắc chắn, lưng ít võng, 4 chân cao khỏe,
phần nhiều đi bằng móng. Đa số có 14 vú (12 – 16)
Do điều kiện tập trung nuôi dưỡng chăm sóc và chọn lọc tốt trong
những năm qua phẩm chất của heo Móng Cái được nâng lên nhiều, thuần
chủng tốt hơn, tầm vóc, năng suất và phẩm chất khá hơn.
2.1.1.2 Giống Heo ngoại
*Yorkshire
Nguồn gốc: được tạo ra ở Yorkshire (Anh), được hình thành từ cuối thế
kỷ 19 (1850). Sau đó được phân bố đi khắp thế giới: Châu Âu, Châu Á, Châu
Mỹ. Hiện nay Yorkshire được tạo nên rất nhiều dòng ở các nước Yorkshire
của Nhật, Pháp… và chúng thích nghi gần như tốt nhất.
Đặc điểm: toàn thân có màu trắng tuyền, có khả năng thích nghi tốt
nhất.
Có ba loại hình:
Nhỏ: Tiểu Bạch (Little White)
Trung bình: Trung Bạch (Middle White)
Lớn: Đại Bạch, Bồ Tượng (Large White)
Về ngoại hình: đầu to vừa phải, mõm dài thẳng, tai dài hơi hướng về
phía trước, lưng dài, thẳng, vai mông nở, bụng gọn, bốn chân, cao khỏe hầu
hết đi bằng ngón.
Sinh trưởng phát dục nhanh: tăng trọng bình quân 650 – 700g/ ngày
(tính cả trong đời nuôi). Tuổi phối lần đầu khoảng 8 tháng tuổi.
Đẻ nhiều con: 10 -11 con/ lứa, mắn đẻ 2 lứa/ năm
Khối lượng sơ sinh: 1,2 kg
Khối lượng cai sữa ở 6 tuần tuổi 15 – 16kg. Heo mẹ có sức tiết sữa tốt,

khối lượng toàn ổ ở 21 ngày > 50kg

5


Heo sinh trưởng nhanh nên có thể giết thịt sớm (thường nuôi trong 3 –
4 tháng nuôi), khối lượng xuất chuồng có thể đạt 95 – 100kg, tỷ lệ thịt xẻ cao,
tỷ lệ nạc khá cao: 45 – 50%, chi phí thức ăn thấp 3 – 3,5kg/kg khối lượng
Thịt có màu sắc đẹp, heo có khả năng thích nghi cao với nhiều điều
kiện, khí hậu khác nhau trên thế giới.
Ở nước ta dùng Yorshire để cải tạo heo nội có năng suất, phẩm chất
kém bằng cách cho lai kinh tế và thực hiện các chương trình nạc hóa đây là
con heo chủ yếu ở nước ta hiện nay (ở Việt Nam có khoảng 100 ngàn con)
Tuy là giống nổi tiếng trên thế giới nhưng heo Đại Bạch còn có một số
nhược điểm: chiều ngang không được rộng, đùi sau chưa thật nở nang, thiếu
đồng đều về khối lượng heo con lúc sơ sinh và lẻ bầy (tách mẹ).
*Landrace
(Danish Landrace, Đan Mạch, Danois) có nguồn gốc từ Đan Mạch,
được hình thành vào năm 1925 sau đó được phân bố đi khắp nơi trên thế giới
và tạo ra nhiều chủng Landrace. ở nước ta giống này có từ năm 1969.
Đặc điểm ngoại hình: toàn thân có màu trắng tuyền, đầu nhỏ, mõm
tương đối dài và quớt lên, mắt sáng linh hoạt, tai to kín mắt, lưng dài, vai
mông rất phát triển
Toàn thân có dáng hình thon nhỏ, giống quả thủy lôi (cái nêm), 4 chân
tuy cao nhưng tương đối lớn tiêu biểu cho hướng nạc, chân nhỏ, xương nhỏ,
đứng thẳng, cổ và vai nhỏ liền mạch với nhau, mông to đùi lớn.
Khả năng sản xuất: có khả năng sản xuất cao. Cụ thể: con cái thành
thục về tình tương đối sớm (khoảng 6 tháng tuổi)và khoảng 8 – 9 tháng tuổi
phối giống lần đầu.
Mỗi năm đẻ trung bình hai lứa, đẻ nhiều con: 10 – 11 con/ lứa, nuôi con

khéo, sức tiết sữa tốt.
Khả năng cho thịt; có tốc độ tăng trọng nhanh (là một trong những
giống tăng trọng cao nhất). Tăng trọng 700g/ ngày.
Tỷ lệ móc hàm: 75 – 80%
6


Tỷ lệ thịt xẻ: 70%
Đặc biệt tỷ lệ thịt cao:> 50%
Tỷ lệ mỡ thấp, độ dày mỡ lưng nhỏ hơn 3,7 cm
Tuy nhiên giống này có nhược điểm là khả năng thích nghi kém, chăm
sóc và nuôi dưỡng phải tốt. giống này dùng trong thụ tinh nhân tạo và làm nái
sinh sản.
*Duroc
Xuất phát từ vùng Đông Bắc nước Mỹ
Heo Duroc có lông màu đỏ lợt thân hình sồ xề, dễ mập nên thiên về
hướng mỡ nhiều hơn; ngược lại heo Duroc có màu lông sẫm có thân hình
chắc gọn thiên về ngoại hình nạc.
Heo Duroc có mặt hơi cong, tai xụ từ nửa vành về phía trước. Trong
quá trình tạo giống người ta đã loại bỏ những con có nọng, đùi nhỏ, chậm
trưởng thành, mà chủ yêú chú trọng đến chiều cao, mạc dù có một vài đặc
tính chưa đồng nhất nhưng heo Duroc ngày nay được coi là một trong những
giống heo thịt tốt nhất. Ở Mỹ, heo Duroc chiếm vị trí sản xuất hàng đầu so
với các giống heo khác.
Heo Duroc nhập vào miền Nam năm 1966. 1972, 1973 nhất là ở các
tỉnh Nam Bộ, heo tỏ ra thích nghi với khí hậu và mọi điều kiện nuôi.
Heo Duroc thuộc loại có tầm vóc lớn, đẻ nhiều: 9,78 con/ lứa, heo con
lẻ bầy rất dễ nuôi, ít mắc bệnh, có sức đề kháng tốt.
Người ta dùng heo Duroc lai với các giống heo khác tạo ra con lai, nuôi
mau lớn, thịt nhiều nạc.

2.1.2. Tình hình chăn nuôi heo trong nước và trên thế giới
2.1.2.1 Tình hình chăn nuôi heo trên thế giới
Nghề chăn nuôi heo ra đời rất sớm. Cách đây một vạn năm chăn
nuôi heo đã xuất hiện và phát triển ở Châu Âu và Châu Á. Sau đó, khoảng thế
kỷ XVI, bắt đầu phát triển ở Châu Mỹ và thế kỷ XVIII phát triển ở Châu Úc.
Đến nay nghề chăn nuôi heo đã trở thành một nghề truyền thống của nhiều
7


quốc gia. Ở nhiều nước chăn nuôi heo có công nghệ cao và có tổ chức đàn lớn
như: Nga, Pháp, Mỹ, Nhật, Anh, Canada, Ha Lan, Đan Mạch, Thụy Điển,
Đức, Úc, Trung Quốc… nói chung ở các nước tiên tiến có chăn nuôi heo phát
triển theo hình thúc công nghiệp và đạt trình độ chuyên môn hóa cao.
Phân bố số lượng heo trên thế giới năm 2009 (Theo số liệu thống
kê của Tổ chức Nông lương thế giới – FAO). Thế giới có 877.569.546 con;
trong đó Châu Á có 534.329.449 con, Châu Âu có 183.050.883 con, Châu Phi
có 5.858.898 con, Châu Mỹ có 151.705.814 con, Châu Úc có 2.624.502 con.
Các cường quốc về chăn nuôi lợn của thế giới: số lượng đầu lợn hàng
năm số một là Trung Quốc 451,1 triệu con; nhì Hoa Kỳ 67,1 triệu con; ba
Brazin 37,0 triệu con; Việt Nam đứng thứ tư có 27,6 triệu con và thứ năm là
Đức với 26,8 triệu con.
(Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới – FAO năm
2009)
(Nguồn: />Nhìn chung, sản phẩm của ngành chăn nuôi heo được sử dụng
rộng rãi khắp nơi trên thế giới (trừ các nước theo tín ngưỡng hồi giáo). Giá trị
dinh dưỡng của thịt heo là nguồn thực phẩm tốt cho con người, không những
thế nghề chăn nuôi heo đã đem lại nhiều lợi nhuận không nhỏ cho nền kinh tế
của nước này.
2.1.2.2 Tình hình chăn nuôi heo ở Việt Nam
Chăn nuôi heo ở Việt Nam có từ lâu đời. Theo một số tài liệu của khảo

cổ học, nghề chăn nuôi heo ở Việt Nam có từ thời đồ đá mới, cách đây
khoảng nột vạn năm. Từ khi con người biết sử dụng công cụ lao động là đồ
đá, họ đã săn bắt, hái lượm và bắt được nhiều thú rừng, trong đó có nhiều heo
rừng. Khi đó, họ bắt đầu có ý thức trong việc tích trữ thực phẩm và lương
thực trong những ngày không đi săn bắt và thuần dưỡng chúng. Cũng từ đó
nghề chăn nuôi heo được hình thành.có nhiều tài liệu cho rằng nghề chăn nuôi
heo và nghề trồng lúa nước gắn liền với nhau và phat triển theo văn hóa Việt.
8


Theo các tài liệu khảo cổ học và văn hóa cho rằng nghề chăn nuôi heo và
nghề trồng lúa nước phát triển vào những giai đoạn văn hóa Gò Mun và Đông
Sơn, đặc biệt vào các thời Vua Hùng. Trải qua thời kỳ Bắc Thuộc và dưới ách
đô hộ của phong kiến Phương Bắc, đời sống của nhân dân ta rất khổ sở,
ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi heo nói riêng không được
phát triển. Vào cuối thế kỷ XVIII, khi có trao đổi văn hóa Trung Quốc và Việt
Nam, chăn nuôi heo mới có cơ hội phát triển. Dân cư phía Bắc đã nhập các
giống heo Lang Trung Quốc vào nuôi tại các tỉnh miền Đông Bắc Bộ. Tuy
nhiên trong thời kỳ này trình độ chăn nuôi heo vẫn còn thấp. Trong thời kỳ
Pháp thuộc, khoảng năm 1925 Pháp bắt đầu nhập các giống heo Châu Âu vào
nước ta như giống heo Yorkshire, Berkshire và cho lai tạo với các giống heo
nội nước ta như heo Móng Cái, heo Ỉ, heo Bồ Xụ.
Cùng với việc tăng nhanh về lượng, chất lượng đàn heo cũng không
ngừng được cải tiến. Các phương pháp nhân giống thuần chủng và các phép
lai cũng được đưa vào thực hiện. Trong thời gian từ năm 1960, chúng ta đã
nhập nhiều giống heo cao sản thông qua sự giúp đỡ của các nước Xã Hội Chủ
Nghĩa anh em. Có thể nói, chăn nuôi heo được phát triển qua các giai đoạn
như sau:
-Giai đoạn từ năm 1960 – 1969: giai đoạn khởi xướng các quy trình chăn nuôi
heo theo hướng chăn nuôi công nghiệp.

-Giai đoạn từ năm 1970 – 1980: giai đoạn hình thành các nông trường heo
giống quốc doanh với các mô hình chăn nuôi heo công nghiệp, có đầu tư và
hỗ trợ của các nước trong khối Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Xô (cũ). Hungari,
Tiệp Khắc, Cu Ba. Hệ thống nông trường quốc doanh được hình thành và các
công ty giống heo công nghiệp trung ương cũng phát triển tốt và đảm đương
tốt công việc cung cấp các giống heo theo hệ thống công tác giống 3 cấp từ
Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên trong những năm chuyển đổi kinh tế
sự hỗ trợ của nước ngoài giảm, cộng thêm đó là tình hình dịch bệnh đã làm

9


cho các hệ thống, các nông trường giống heo dần tan rã hay chuyển đổi từ sở
hữu nhà nước sang cổ phần hóa hay tư nhân.
-Giai đoạn từ năm 1986 đến nay: đây là giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với môi trường sinh thái và
nông nghiệp sản xuất hàng hóa để tham gia thị trường khu vực (AFTA) và tổ
chức thương mại thế giới (WTO). Từ đó các mô hình chăn nuôi heo được
hình thành và phát triển ở các tỉnh miền Nam và các tỉnh phía Bắc, hình thức
chăn nuôi heo theo trang trại và doanh nghiệp tư nhân hình thành và phát triển
mạnh. Ngoài ra còn có nhiều doanh nghiệp và công ty chăn nuôi heo có vốn
đầu tư 100% của nước ngoài. Với hình thức chăn nuôi heo công nghiệp tập
trung này, trong những năm tới chăn nuôi heo nước ta sẽ phát triển nhanh
chóng, tuy nhiên hình thức chăn nuôi heo nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn
(96,4%) ở các khu vực nông thôn (VNC, 2002). Cho đến nay, có thể nói nhiều
doanh nghiệp, công ty hay trung tâm giống heo đã có khả năng sản xuất các
giống heo tốt đáp ứng nhu cầu nuôi heo siêu nạc và phát triển chăn nuôi heo ở
các hình thức khác nhau trong cả nước. Điển hình là các cơ sở ở Hồ Chí
Minh, các cơ sở của viện chăn nuôi, viện khoa học nông nghiệp miền Nam và
các công ty sản xuất thức ăn có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên việc quản

lý con giống cũng là vấn đề nan giải và nhiều thách thức. Bộ Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn cũng đã ban hành nhiều văn bản về công tác quản lý
giống heo trong cả nước. Hiện tượng các giống heo kém chất lượng bán trên
thị trường nông thôn vẫn khá phổ biến, do vậy người chăn nuôi gặp nhiều khó
khăn trong việc xây dựng đàn heo ban đầu. Vấn đề đặt ra là các địa phương
cần cung cấp các giống heo tốt cho nông dân. Công tác này, trong những năm
qua theo chương trình khuyến nông nhiều cơ sở sản xuất con giống bước đầu
đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của nông dân.
Chăn nuôi heo trong cả nước đã có nhiều thành công đáng kể như đàn
heo đã tăng tỷ lệ nạc từ 33,6% ở heo nội lên 40,6% ở heo lai (miền Bắc) và
34,5% heo nội lên 42% tỷ lệ nạc ở heo lai (miền Nam). Đối với heo lai 3 máu
10


ngoại (Landrace x Yorkshire x Duroc) tỷ lệ nạc trong nghiên cứu đạt 58 –
61%. Năm 2001 cả nước có 22.741 ngàn con heo, sản xuất 1513 ngàn tấn thịt
heo hơi, xuất khẩu 27,3 tấn thịt xẻ, chiếm 2,6% số thịt heo sản xuất ra.
(Nguyễn Đăng Vang, 2002).
2.1.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về năng suất và chất
lượng thịt heo
2.1.3.1 Ngoài nước
Trên thế giới các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều giống heo lai nuôi
thịt có năng suất cao và phẩm chất thịt ngon.
- Cruz và Bustillo (1988) thí nghiệm ở Cuba cho thấy, tổ hợp 3 giống
Duroc x (Yorkshire x Landrace), Yorkshire x (Yorkshire x Duroc), Hampshre
x (Yorkshire x Landrace) có tỷ lệ nạc theo thứ tự: 58,4; 60,2; 61,8%
- Pavlik, Arent Pukrabek và Fieder (1989) thí nghiệm cho thấy, con lai
(Duroc x Landrace Bỉ) tăng trọng đạt 804g/ ngày, tiêu tốn thức ăn: 2kg TĂ/
kg tăng trọng, tỷ lệ nạc trên thân thịt đạt 51,86% và độ dày mỡ lưng là 22,3
mm, cao hơn các giống thuần.

- Perrocheau (1994) cho thấy ở Pháp sử dụng tổ hợp lai giữa đực
Pietrain x Nái F1 (Landrace x Yorkshire), cho tỷ lệ nạc từ 52 – 55% và đạt
khối lượng 100kg ở 161 ngày tuổi.
- Kim, Kim Jung, Park (1994) nghiên cứu lai 3 giống (Landrace,
Yorkshire, Duroc) cho tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp
hơn và tuổi đạt trọng lượng giết thịt (94kg) thấp hơn so với các công thức
khác.
2.1.3.2 Trong nước
Ở nước ta cũng có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề nâng cao
năng suất và chất lượng thịt heo trong chăn nuôi heo thương phẩm:
- Nguyễn Văn Thiện, Phạm Nhật Lệ (1985) cho thấy con lai giữa heo
Đại Bạch với Duroc cho tỷ lệ nạc 45,28 – 47,07%.

11


- Nguyễn Khắc Tích (1993) cho lai 3 giống (Landrace, Yorkshire,
Duroc) cho kết quả tốt, với tỷ lệ nạc 55,11% và tăng trọng 550 – 570g/ ngày,
ở công thức [Duroc x (Landrace x Yorkshire)] có tỷ lệ nạc là 53,22%.
- Lê Thanh Hải và Chế Quang Tuyến (1994), cho thấy thời gian nuôi
thịt đạt khối lượng 90kg của con lai (Yorkshire x Duroc) ngắn hơn so với
Yorkshire thuần. Công thức có mặt giống Pietrain và Duroc có được ưu thế
lai về phần thịt mông, vai và độ dày mỡ lưng thấp hơn.
- Lê Thanh Hải, Đoàn Văn Giải (1995) cho thấy con lai ở các công thức
lai có sử dụng đực lai cho tỷ lệ nạc trên 50%
- Đinh Hồng Luận và cộng tác viên (1997) cho rằng giống Duroc thuộc
hướng nạc và có khả năng sinh trưởng phát triển khá. Vì vậy, việc chọn đực
Duroc để tạo ra con lai 2, 3 máu cho kết quả tốt về tỷ lệ nạc và khả năng tăng
trọng, đặc biệt khi cho lai hai giống heo ngoại Yorkshire, Landrace, đời con
có tỷ lệ nạc 47%.

- Nguyễn Thị Viễn (1997) khảo sát các tổ hợp lai giữa các giống
Landrace, Yorkshire, Duroc kết quả cho thấy tổ hợp lai [Duroc x (Yorkshire x
Landrace)] có năng suất và chất lượng thịt cao cụ thể là thịt xẻ 72,37%, tỷ lệ
nạc trên thân thịt xẻ 57,31%
- Phùng Thị Vân (1999 – 2000) khả năng cho thịt của các con lai từ tổ
hợp ở các giống cao sản như Duroc, Landrace Bỉ cho kết quả tốt. Tổ hợp lai 3
giống ngoại [Duroc x (Yorkshire x Landrace)] và [Duroc x (Landrace x
Yorkshire)] cho tăng trọng trung bình đạt từ 630,8 – 694,1g/ ngày, tiêu tốn
thức ăn từ 2,89 – 3,17 kg thức ăn/kg thể trọng, tỷ kệ thịt nạc/ thịt xẻ đạt 56,39
– 61,81%.
- Trần Văn Chính (2001) khi nghiên cứu trên 6 công thức heo lai với
các thành phần lai khác nhau, trong đó có giống Pietrain, kết quả cho thấy
công thức lai (Pietrain x Yorshire) có tỷ lệ thịt xẻ là 77,3%, nạc 55,54%.
- Lê Thanh Hải (2001) khảo sát các tổ hợp lai [ Duroc x (Landrace x
Yorkshire)], [Pietrain x (Landrace x Yorkshire)], [(Pietrain x Duroc) x
12


(Landrace x Yorkshire)] cho thấy các công thức lai 3, 4 máu heo ngoại có khả
năng tăng trọng trên 600 g/ ngày, tiêu tốn thức ăn bình quân từ 3,1 – 3,3 kg/
kg thể trọng. Tổ hợp lai có máu Duroc có khả năng tăng trọng cao nhất 634
gr/ ngày, tăng trọng thấp nhất là tổ hợp lai có 50% máu Pietrain là 601 gr/
ngày nhưng tỷ lệ nạc cao nhất 58,8%.
- Nghiên cứu của công ty giống heo miền Bắc (2005) trên heo lai kinh
tế 3 máu [Duroc x (Yorkshire x Landrace)], cho kết quả tăng trọng bình quân
là 931 g/ ngày, tỷ lệ móc hàm là 78%, có tỷ lệ nạc là 57,2%.
- Lê Thanh Hải và cộng tác viên (2005), khảo sát năng suất sinh trưởng
và khả năng cho thịt của heo lai 3 máu Landrace, Yorkshire, Duroc cho kết
quả: khả năng tăng trọng 750g/ ngày, tiêu tốn thức ăn 2,64 – 2,7kg/ kg thể
trọng tỷ lệ nạc trên 59%.

2.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.2.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Eakar, tỉnh ĐăkLăk
2.2.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Eakar nằm về phía Đông của tỉnh Đăk Lăk, cách thành phố
Buôn Ma Thuột 52km, có tổng diện tích tự nhiên 103.747 ha, bao gồm hai thị
trấn là
Eakar và Eaknốp và 13 xã: Easô, Xuân Phú, Cư Huê, Ea Týh, EaĐar,
Eakmút, Cưni, Cư Ealang, Eapăl, Cưprông, Eaô, Cưyang và Cư Bông
Huyện có các phía tiếp giáp như sau:
Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên và Gia Lai
Phía Tây giáp các huyện Krông Păk, Krông Buk, Krông Năng
Phía Nam giáp huyện Krông Bông
Phía Đông giáp huyện M’Đrăk
2.2.1.2 Khí hậu và thời tiết
Huyện Eakar chịu ảnh hưởng của hai loại khí hậu: nhiệt đới gió mùa và
khí hậu cao nguyên mát dịu, nhiệt độ cao đều quanh năm, năm có hai mùa rõ
rệt:
13


Mùa mưa và mùa khô. Do ảnh hưởng của khí hậu Duyên hải Trung Bộ
nên mùa mưa trong vùng thường đến sớm (tháng 4) và kết thúc muộn (tháng
11) chiếm 90% lượng mưa hàng năm (trong mùa mưa thường có tiểu hạn vào
tháng 7). Mùa khô bắt đầu từ cuối tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau,
lượng mưa không đáng kể.
*Chế độ nhiệt
Nhiệt độ bình quân năm 23,7 độ C
Nhiệt độ cao nhất 39,4 độ C
Nhiệt độ thấp nhất 7,4 độ C
Tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất là tháng 4 và tháng 5

Tháng có nhiệt độ bình quân thấp nhất là tháng 1 và tháng 12
Bình quân giờ nắng chiếu sáng / năm là 2250 – 2700 giờ
*Chế độ gió
Mùa mưa có gió tây nam với tốc độ gió từ 3,5- 4,5m/s. mùa khô có gió
đông bắc thổi mạnh, vận tốc gió có thể đạt từ 15- 16m/s.
*Thủy văn
Eakar là huyện có hệ thống mặt nước khá phong phú, toàn vùng có hệ
thống sông suối tương đối dày, với mật độ 0,35- 0,55km/km2. Phía Bắc có hệ
thống suối đổ về sông Krông Năng. Phía nam có hệ thống suối đổ về sông
Krông păk. Tất cả các suối thuộc hai sông chính này tạo thành mạng lưới bề
mặt phong phú. Nước suối có tổng độ khoáng nhỏ, phản ứng trung tính sử
dụng rất tốt trong nông nghiệp.
Nguồn nước ngầm: theo kết quả lập bản đồ địa chất thủy văn của liên
đoàn địa chất thủy văn – địa chính công trình miền trung, nước ngầm trên địa
bàn huyện Eakar, chủ yếu vận động trong tạo thành phun trào Basalt độ sâu
phân bố từng 15- 120m. vùng phía bắc có trữ lượng nước ngầm phong phú
hơn phía Nam.
* Địa hình

14


Huyện Eakar nằm trên cao nguyên Đăk Lăk nên có địa hình đặc trưng
của cao nguyên, bao gồm chủ yếu là các dãy đồi có đỉnh bằng, sườn thoai
lượn sóng, mức độ chia cắt nhỏ. Căn cứ vào cao độ phổ biến có thể chia
huyện thành 3 khu vực địa hình chính sau:
Khu vực địa hình có độ cao phổ biến từ 700- 800m: diện tích khoảng
15.500 ha (chiếm 15% diện tích tự nhiên), phân bố tập trung ở phía bắc xã
EaSô.
Khu vực có độ cao phổ biến từ 600- 700m: diện tích khoảng 12.500 ha

(chiếm 12% diện tích tự nhiên) phân bố tập trung ở phía Đông - Nam xã Cư
Jang, Cư Bông, Eapal và phía nam xã Eaô
Khu vực có độ cao từ 400- 500m: diện tích 75.700 ha (chiếm 73% diện
tích tự nhiên), phân bố hai bên quốc lộ 26. đây là khu vực đất sản xuất của
huyện.
* Đất đai
Huyện Eakar với tổng diện tích tự nhiên là 103.747 ha, về cấu tạo địa
chất gồm 4 loại chủ yếu sau:
Đất Feralit nâu xám phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét
Đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan
Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá mẹ Gralit
Đất vàng nhạt phát triển trên đá mẹ phiến thạch
Đất xám phát triển trên đá Gralit và đất đỏ chiếm hơn 90% tổng diện
tích đất tự nhiên. Một phần còn lại là đất ven suối.
2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Eakar tỉnh Đăk Lăk
2.2.2.1 Điều kiện kinh tế xã hội
* Dân số và lao động
Theo kết quả thống kê năm 2005 dân số ở toàn huyện Eakar 141.344
người, trong đó dân số đô thị 24401 người chiếm 17%, dân số nông thôn
116943 người chiếm 83%. Dân tộc Kinh hơn 53 nghìn người chiếm 65% dân

15


số, dân tộc Ê Đê 13400 người chiếm 16.2%, dân tộc H Mông 8268 người
chiếm 10%.
Tốc độ tăng dân số bình quân trong 10 năm từ 1996 đến 2005 là 3.2%,
trong đó tỷ lệ tăng tự nhiên ngày càng giảm (năm 1996: 3.62%, năm 2000:
2.65%, năm 2005: 1.48%), tuy nhiên tăng cơ học tăng giảm không đều do tác
động bởi làn sóng di dân tự do từ các tỉnh khác

Tổng số dân trong độ tuổi lao động 76718 người chiếm 54% dân số
toàn huyện. Trong đó chủ yếu sống bằng nghề nông lâm nghiệp với 55.249
lao động chiếm tỷ lệ: 84%, có khoảng 16% lao động sống bằng nghề phi nông
nghiệp tập trung nhiều ở thị trấn Eakar, Eaknốp.
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Eakar năm 2009)
* Sản xuất nông nghiệp
- Về trồng trọt
Sản xuất vụ đông - xuân 2008 – 2009: trong những tháng đầu năm diễn
biến thời tiết thất thường, nắng nóng khô hạn kéo dài đã làm cho diện tích cây
lúa và một số cây trồng khác trên địa bàn huyện bị hạn nặng, tính đến cuối vụ
toàn huyện gieo trồng được 4995.5 ha cây trồng các loại, đạt 1995 kế hoạch
đề ra, tăng 421.3 ha so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng lương thực đạt
20.800 tấn, trong đó chủ yếu là cây lúa nước diện tích gieo trồng chiếm 66%,
năng suất 5,6 tấn/ ha, sản lượng 18.798 tấn đạt 168% so với kế hoạch.
Sản xuất vụ hè - thu: toàn huyện gieo giống được 23.798 ha cây trồng
các loại, trong đó; cây ngô 8.933 ha, lúa nước 3.000 ha, đậu xanh 4.349 ha,
đậu các loại 3.246 ha, rau thục phẩm 315 ha, rau cỏ chăn nuôi 708 ha. Thời
gian qua diễn biến thời tiết có chiều hướng thuận lợi nên các cây trồng sinh
trưởng và phát triển tốt.
- Về chăn nuôi
Tổng đàn gia súc, gia cầm toàn huyện có 748.678 con, trong đó; trâu
5.200 con, đạt 103% kế hoạch, bò 29350 con, đạt 95.22% so với kế hoạch,
heo 95818 con, đạt 138,70% kế hoạch, dê 15.000 con, đạt 112% kế hoạch, gia
16


cầm 600.310 con, đạt 90,55% kế hoạch cả năm. Trong những tháng đầu năm
bệnh Lở mồm long móng ở gia súc xuất hiện ở một số địa phương, đã tác
động không nhỏ đến việc phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện.
Đề ngăn chăn sự lây lan do dịch bệnh gây ra, huyện đã chỉ đạo ngành

thú y và các địa phương triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống dịch
bệnh, phun 5.000 lít hóa chất để khử trùng, tiêu độc chuồng trại, tiêm 75.000
liều vắc xin Cúm gia cầm, 67.300 liều vắc xin Lở mồm long móng, tiến hành
kiểm soát giết mổ 3.407 con và kiểm dịch động vật xuất đi ngoài tỉnh 11.620
con gia súc các loại.
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Eakar năm 2009)

17


PHẦN III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các loại heo được nuôi ở nông hộ và các
trang trại nuôi heo tại hai xã Eakmut và Cư Huê huyện Eakar tỉnh ĐăkLăk để
đánh giá được tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện.
3.2 Thời gian nghiên cứu:
Từ ngày 27 tháng 1 năm 2011 đến ngày 27 tháng 3 năm 2011.
3.3 Địa điểm nghiên cứu:
Do thời gian thực tập ngắn nên chúng tôi tiến hành điều tra trên tại
hai xã Eakmut và Cư Huê huyện Eakar.
3.4 Nội dung nghiên cứu:
 Số lượng đàn heo tại huyện qua các năm (từ năm 2005 đến 2009)
 Cơ cấu giống heo nuôi tại huyện.
 Cơ cấu đàn heo tại huyện.
 Phương thức nuôi.
 Chuồng nuôi.
 Loại thức ăn.
 Công tác phòng bệnh.
 Tình hình xử lý chất thải trong chăn nuôi heo.

 Công tác truyền thông.
3.5 Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập số liệu lưu trữ tại trạm thú y huyện Eakar và các tài liệu có
liên quan.
Phỏng vấn trực tiếp các nông hộ, các trang trại nuôi heo thông qua bộ
phiếu điều tra.

18


Phương pháp chọn mẫu điều tra: thực hiện điều tra tình hình chăn nuôi
heo trên hai xã Eakmut và Cư huê. Mỗi xã thực hiện ở ba thôn, chọn ngẫu
nhiên mỗi thôn 20 hộ. Tổng số hộ điều tra ở hai xã là 120.
Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học bằng phần
mềm Excel trên máy tính.

19


×