Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

thực trạng công tác quản lý môi trường tỉnh Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.11 KB, 8 trang )

CHƯƠNG XI. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TỈNH QUẢNG NGÃI
11.1. Công tác quản lý môi trường Quảng Ngãi 2005-2010
11.1.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường
Cấp tỉnh: Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị chuyên môn về bảo vệ môi
trường giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh về quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh. Tháng 7
năm 2008, Chi cục Bảo vệ môi trường - trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường được
thành lập trên cơ sở Phòng Môi trường nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà. Chi cục
Bảo vệ Môi trường là đơn vị hành chính có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban
hành, phê duyệt các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án bảo vệ
môi trường trên địa bàn tỉnh và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình,
kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ở Trung ương và địa phương phê duyệt và ban hành. Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh
Quảng Ngãi có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở làm việc và tài khoản riêng.
Về Lãnh đạo, chi cục đã có 01 chức danh chi cục trưởng, 01 phó chi cục trưởng.
Về tổ chức: thành lập 3 đơn vị, đó là phòng Tổng hợp, phòng thẩm định và đánh
giá tác động môi trường, phòng Kiểm soát ô nhiễm.
Để nâng cao năng lực cho cán bộ về quản lý ô nhiễm công nghiệp, Sở Tài
nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh tham gia dự án Quản lý nhà nước về
môi trường cấp tỉnh ở Việt Nam (VPEG), dự án được thực hiện trong 5 năm, theo đó
cán bộ quản lý môi trường của tỉnh được tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao
năng lực trong lĩnh vực xây dựng chính sách môi trường, thẩm định đánh giá tác động
môi trường, thanh kiểm tra, quan trắc và phân tích môi trường, truyền thông nâng về
môi trường. Bên cạnh đó dự án cũng sẽ trang bị cho Sở trang thiết bị văn phòng, thiết
bị và hướng dẫn hoạt động phòng thí nghiệm đạt chuẩn, phương tiện phục vụ công tác.
Cảnh sát môi trường: Là đơn vị quản lý hành chính trật tự xã hội, có nhiệm vụ
điều tra, phòng ngừa, phát hiện ban đầu các vi phạm về môi trường. Chủ động triển
khai trinh sát các điểm nóng về môi trường.
Cấp huyện: Các huyện, thành phố đã thành lập phòng Tài nguyên và Môi trường


là đơn vị chuyên môn về bảo vệ môi trường giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện về quản
lý môi trường trên địa bàn huyện. Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện đã bố
trí từ 1 đến 2 cán bộ chuyên trách về môi trường.
Hàng năm, công tác quản lý môi trường đã bám sát nhiệm vụ kế hoạch đề rà và
tổ chức thực hiện hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra. Về công tác tổ chức, tháng
7 năm 2008, Chi cục Bảo vệ môi trường được thành lập trên cơ sở Phòng Môi trường
nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chi cục Bảo vệ Môi trường là đơn vị hành chính có
chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm
quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt các văn bản pháp luật,
chương trình, kế hoạch, dự án, đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh và tổ chức
thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi

1
trường do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương phê
duyệt và ban hành. Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi có tư cách pháp nhân,
có con dấu, trụ sở làm việc và tài khoản riêng.
11.1.2. Về mặt thể chế, chính sách
Trong giai đoạn 2005-2010, Sở TN&MT Quảng Ngãi đã tiếp tục rà soát, hệ
thống các văn bản quy pham pháp luật về môi trường, tham mưu UBND tỉnh xem xét
sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về môi trường
và tài nguyên thiên nhiên thuộc thẩm quyền cấp tỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế
tại địa phương và đúng pháp luật hiện hành của nhà nước.
- Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi 2006-2010 và định hướng đến
2020.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày
21/01/2009 của Ban Bí thư Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số
41-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Tham mưu trình UBND tỉnh Đề án xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường giai đoạn

2010-2015 và định hướng đến 2020; Đề án thành lập Quỹ Bảo vệ môi trường; phí bảo
vệ môi trường.
- Ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 27-NQ-BCSĐTNMT ngày
02/12/2009 của Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đẩy mạnh kinh tế
hóa ngành tài nguyên và môi trường; Ban hành kế hoạch kiểm soát môi trường các
năm.
Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy
nhà nước; tiếp tục thực hiện rà soát các văn bản pháp luật theo hướng đơn giản hóa thủ
tục hành chính, nâng cao chất lượng trong giải quyết công việc giữa cơ quan nhà nước
với tổ chức, công dân thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo Đề án 30 của Thủ
tướng Chính phủ.
Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tài nguyên và môi trường, thực
hiện thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức khác nhau như tham gia các hội nghị
trực tuyến, tập huấn, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, phát hành tập tin, tờ rơi,
thông qua giao lưu trực tuyến với nhân dân và doanh nghiệp để hướng dẫn, giải đáp
các vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về tài nguyên và môi trường.
11.1.3. Về mặt tài chính, đầu tư công tác bảo vệ môi trường
Thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ môi
trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, theo đó tăng cường
nguồn kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường không dưới chi 1% tổng chi ngân
sách, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi đã tham mưu UBND tỉnh trong việc
phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường đúng mục đích, có
hiệu quả và theo đúng quy định tài chính hiện hành.

2

Hình 11.1. Kinh phí sự nghiệp môi trường Quảng Ngãi, 2006-2010
Tổng kinh phí sự nghiệp môi trường đã phân bổ trong giai đoạn 2006-2010 là
89.777 triệu đồng (năm 2006: 13.905 tr.đ; 2007: 15713 tr.đ; 2008: 19.439 tr.đ; 2009:
19.436 tr.đ; 2010: 21.284đ), trong đó tập trung phần lớn kinh phí (90%) cho trang thiết

bị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại các huyện, thành phố, xử lý chất thải
các khu vực công ích như bệnh viện, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, xử
lý các điểm nóng về môi trường, xử lý chất độc tồn lưu sau chiến tranh.
11.1.4. Về các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường
Công tác quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh đã được tổ chức có hiệu quả hơn,
báo cáo chuyên đề, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường được chú trọng. Đây là
cơ sở nhằm cung cấp các thông tin về hiện trạng và diễn biến môi trường tại địa
phương trong thời gian qua, nguyên nhân gây ô nhiễm và tác động tới sức khỏe con
người và môi trường sống, từ đó phân tích nhu cầu xây dựng các chính sách môi
trường trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường của địa phương. Hàng năm tổ
chức quan trắc môi trường theo mùa 3 đợt, mỗi đợt với số lượng 32 mẫu không khí, 74
mẫu nước (nước ngầm, nước mặt, nước biển ven bờ, nước thải công nghiệp và sinh
hoạt) và 10 mẫu đất.
Tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường công nghiệp từ khâu thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường đối với các dự án
mới, các cơ sở sản xuất kinh doanh đã hoạt động; đã tổ chức thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường cho 62 dự án, trình UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt. Tham
gia thẩm định 10 dự án do Bộ TN-MT tổ chức thẩm định. Chất lượng công tác thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường ngày càng được nâng cao.
Ban hành kế hoạch kiểm soát ô nhiễm môi trường và tổ chức triển khai, đề xuất
các biện pháp khắc phục. Tăng cường việc kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các
cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các cơ sở hoạt động trong khu vực kinh
tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các đô thị, khu dân cư đông đúc, các dự án nuôi
tôm trên cát, nhằm giảm thiểu, khắc phục và thải thiện chất lượng môi trường.
Ngày 30 tháng 6 năm 2009, UBND Quảng Ngãi đã ban hành quyết định số
1049/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục và kế hoạch xử lý các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng năm 2008 trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi. Theo đó, trên địa bàn có 2 cơ sở gây ô nhiễm môi trường: Nhà máy chế biến
thủy sản xuất khẩu Đại Dương Xanh, Nhà máy bia Dung Quất và 4 cơ sở gây ô nhiễm


3
môi trường nghiêm trọng gồm: Phân xưởng hơi, nhà máy cồn rượu thuộc Công ty Cổ
phần đường Quảng Ngãi, Nhà máy sản xuất giấy cuộn Kraft, Nhà máy bê tong và cấu
kiện bê tong đúc sẵn IDI. Theo kế hoạch đã được phê duyệt, đến tháng 03 năm 2010
các cơ sở gây ô nhiễm môi trường phải hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm môi
trường, đến tháng 6 năm 2010 đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
phải xử lý triệt để. Các cơ sở đã và đang tiến hành triển khai các biện pháp xử lý như
kế hoạch. Đối với nhà máy Cồn rượu, UBND tỉnh đã có chủ trương di dời sang địa
điểm mới (cạnh nhà máy đường Phổ Phong) và hoàn tất các hồ sơ thủ tục, thẩm định
báo cáo ĐTM trình UBND tỉnh phê duyệt.
Tiến độ xử lý ô nhiễm triệt để đối với 7 cơ sở của tỉnh Quảng Ngãi có tên trong
phụ lục 1 và 2 của Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg là Công ty Chế biến thực phẩm
xuất khẩu Quảng Ngãi, Bãi rác thị xã Quảng Ngãi, Kênh Hào Thành, Bãi rác Đức Phổ,
Trung tâm Y tế huyện Mộ Đức, Nhà máy chế biến tinh bộ mì Quảng Ngãi như sau:
năm 2005 Công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Quảng Ngãi đã phá sản, 06 cơ sở
còn lại đang triển khai các biện pháp xử lý ô nhiễm triể để và đang làm thủ tục để rút
tên ra khỏi danh sách trên.
Tổ chức thẩm định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp với
phương châm người gây ô nhiễm phải có trách nhiệm xử lý ô nhiễm môi trường và tạo
nguồn cho việc xây dựng hệ thống xử lý môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường;
đã tổ chức thu 1.559.325.598đ nộp vào tài khoảng phí BVMT tại Kho bạc Nhà nước
tỉnh, trong đó truy thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp là 1.003.000.000đ (cụ
thể năm 2007: 151.270.300đ; 2008: 207.987.500đ; 2009: 1.203.035.798đ).
Công tác kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu, nội dung của báo cáo đánh giá tác
động môi trường sau khi được phê duyệt được tăng cường, đảm bảo kiểm tra, xác nhận
việc hoàn thành các công trình xử lý chất thải trước khi đi vào hoạt động. Tổ chức
kiểm tra việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của cơ sở, từ
đó kiến nghị thanh tra xử phạt hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
Tăng cường công tác quản lý chất thải rắn: Hướng dẫn 13 huyện, thành phố xây
dựng phương án xử lý chất thải rắn trên địa bàn từ khâu xác định vị trí bãi xử lý chất

thải rắn sinh hoạt đến việc hình thành tổ chức thu gom vận chuyển và xử lý nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt gây ra.
Đã phát hiện và xử lý 90 thùng chất độc hóa học (CS) tồn lưu sau chiến tranh
trên địa bàn các huyện miền núi. Thống kê các nguồn thải trên địa bàn, quản lý chất
thải nguy hại từ việc cấp sổ cho chủ nguồn thải đến việc cấp giấy phép hoạt động cho
chủ vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại, đã cấp sổ cho chủ nguồn thải và tham mưu
UBND tỉnh cấp phép vận chuyển xử lý chất thải nguy hại cho 01 cơ sở.
Chú trọng công tác khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên,
đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo tồn và giữ gìn đa dạng sinh học. Nâng cao khả năng
phòng tránh và giảm thiểu tác động xấu của thiên tai, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
đến môi trường; ứng phó kịp thời và tổ chức khắc phục ảnh hưởng môi trường do bão,
lũ sau các cơn bão, đặc biệt là cơn bão số 9; các sự cố môi trường như sự cố tràn
dầu…
Thực hiện chương trình hành động về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được
tỉnh phê duyệt.

4
- Xây dựng Quy hoạch mạng lưới Quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi năm 2006-2010 và định hướng đến 2020;
- Xây dựng kế hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến 2010
và định hướng đến 2020;
- Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường tỉnh Quảng Ngãi từ 1995-2000, báo
cáo hiện trạng môi trường 2006.
Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện chỉ tiêu UBND tỉnh giao về tài
nguyên môi trường và phát triển bền vững đối với dân cư nông thôn và đô thị sử dụng
nước sạch đạt vệ sinh; cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng công nghệ sạch, thiết bị
giảm ô nhiễm, đạt tiêu chuẩn về môi trường; xử lý rác thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn
môi trường.
Tổ chức triển khai thực hiện Đề án xã hội hóa môi trường đã được phê duyệt,

nhằm bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả và bền vững, theo hướng mọi
người dân có trách nhiệm cùng tham gia bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.
Tổ chức tập huấn, truyền thông, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường theo
hướng bền vững; quản lý và sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả nguồn kinh phí sự
nghiệp môi trường.
Tăng cường phối hợp với Cảnh sát môi trường trong quá trình kiểm tra, thanh tra
việc thi hành pháp luật về môi trường, đồng thời kiên quyết xử lý đối với các đơn vị, tổ
chức vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
11.1.5. Về nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng
Đã xây dựng đề án xã hội hóa một số lĩnh vực của hoạt động bảo vệ môi trường
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020. Đề
án đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 04/2010/NQ-HDND
ngày 16/4/2010, hiện Sở đã hoàn chỉnh và trình UBND tỉnh phê duyệt đề án theo quy
định. Đây là cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện công tác xã hội hóa lĩnh vực hoạt
động bảo vệ môi trường tại địa phương.
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường được đẩy mạnh. Hàng
năm Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng
như báo, đài xây dựng chương trình phổ biến pháp luật về môi trường phát trên song
của đài truyền hình Quảng Ngãi. Nhân các ngày về môi trường như Ngày môi trường
thế giới 5/6; chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn 22/9… phối hợp với các tổ chức
đoàn thể tổ chức các hoạt động truyền thông về môi trường cụ thể, thiết thực nhằm
nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của cán bộ, nhân dân và xây dựng phong
trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường.
11.2. Tình hình thực hiện và thi hành luật bảo vệ môi trường
Trong những năm qua, Luật Bảo vệ Môi trường đã từng bước đi vào cuộc sống
con người. Đây là kết quả của những hoạt động tích cực ở nhiều ban ngành đoàn thể,
trong đó chủ trì là Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh. Sở đã tiến hành nhiều hoạt động
tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi
trường, xây dựng nhiều chương trình hoạt động nhằm ngày Môi trường Thế giới,
những hoạt động này có sự tham gia tích cực của nhiều đơn vị trong Tỉnh. Đây là một

trong những hoạt động mang tính thiết thực cao, thực tế nhằm đưa Luật đến với cuộc
sống.

5

×