Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá tác động môi trường của Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.8 KB, 75 trang )

ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN ........................................................................................7
2. MỤC ĐÍCH BÁO CÁO ĐTM..................................................................................7
3. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM..................8
4. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM...................................10
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM.............................................................................11
1.1. TÊN DỰ ÁN.....................................................................................................13
1.2. CHỦ DỰ ÁN.....................................................................................................13
1.3. VỊ TRÍ CỦA DỰ ÁN..........................................................................................13
1.4. HIỆN TRẠNG KHU VỰC DỰ ÁN...................................................................13
1.5. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN ...............................................................14
1.5.1. Hình thức đầu tư.......................................................................................14
1.5.2. Quy mô công trình....................................................................................14
1.5.2.1. Quy mô diện tích.......................................................................................................................14
1.5.2.2. Quy mô sản xuất.......................................................................................................................14
1.5.2.3. Sản phẩm của dự án.................................................................................................................14
1.5.3. Các hạng mục xây dựng dự án................................................................15
1.5.3.1. Hạng mục công trình xây dựng mới.........................................................................................15
1.5.3.2. Giải pháp kỹ thuật:...................................................................................................................15
1.5.4. Công nghệ sản xuất phân phức hợp NPK 6 – 4 – 8................................16
1.5.4.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ:...................................................................................................16
1.5.4.2. Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất...............................................................................16
1.5.5. Phương án vận chuyển, lưu kho trung gian.............................................18
1.5.6. Nhu cầu nguyên liệu ................................................................................18
1.5.7. Các loại máy móc thiết bị của dự án........................................................18
1.5.7.1. Các thiết bị hiện có của Xí nghiệp............................................................................................18
1.5.7.2. Các thiết bị đầu tư mới.............................................................................................................19
Hệ thống thiết bị đầu tự cho Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh được mua tại Việt Nam. ..........19
1.5.8. Nhu cầu nhiên liệu....................................................................................21


1.5.8.1. Điện năng..................................................................................................................................21
1.5.8.2. Nước..........................................................................................................................................21
1.5.9. Tổng mức đầu tư......................................................................................21
1.5.10. Tổ chức sản xuất....................................................................................22
1.2.10.1. Nhân sự...................................................................................................................................22
1.5.10.2. Chế độ làm việc......................................................................................................................22
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC DỰ ÁN .....................................................23
2.1.1. Điều kiện địa lý, địa chất...........................................................................23
2.1.1.1. Điều kiện địa lý.........................................................................................................................23
2.1.1.2. Địa hình:...................................................................................................................................24
2.1.1.3. Địa chất....................................................................................................................................24
2.1.2. Điều kiện khí hậu và thuỷ văn..................................................................24
2.1.2.1. Điều kiện khí hậu......................................................................................................................24
2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN...........................................27
2.2.1. Chất lượng không khí...............................................................................27
2.2.2. Chất lượng nước......................................................................................29
2.2.2.1. Chất lượng nước mặt................................................................................................................29
2.2.2.2. Chất lượng nước ngầm.............................................................................................................30
2.2.3. Chất lượng đất..........................................................................................31
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN
Trang 1
ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
2.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN..........................................32
2.3.1. Điều kiện kinh tế xã Ia Chim:....................................................................32
2.3.1.1. Về sản xuất Nông – Lâm nghiệp:.............................................................................................32
2.3.1.2. Chăn nuôi..................................................................................................................................32
2.3.2. Điều kiện xã hội xã Ia Chim:.....................................................................32
2.3.2.1. Về dân số - kế hoạch hóa gia đình............................................................................................32
2.3.2.2. Về giáo dục...............................................................................................................................33
2.3.2.3. Về y tế.......................................................................................................................................33

2.3.2.4. Về văn hoá................................................................................................................................33
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG ...34
3.1.1. Các nguồn gây tác động...........................................................................34
3.1.1.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải............................................................................34
3.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải.................................................................35
3.1.2. Đối tượng, quy mô bị tác động.................................................................35
3.1.3. Đánh giá tác động môi trường..................................................................35
3.1.3.1. Ô nhiễm không khí....................................................................................................................35
3.1.3.2. Ô nhiễm nguồn nước.................................................................................................................40
3.1.3.3. Ô nhiễm do chất thải rắn .........................................................................................................41
3.1.3.4. Ô nhiễm đất...............................................................................................................................42
3.1.3.5. Những rủi ro và sự cố...............................................................................................................42
3.1.4. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường do các hoạt động xây dựng
dự án...................................................................................................................43
3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG 44
3.2.1. Các nguồn gây tác động...........................................................................44
3.2.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải.......................................................................44
3.2.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải.................................................................45
3.2.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động dự án............46
3.2.3. Đánh giá tác động môi trường..................................................................46
3.2.3.1. Ô nhiễm không khí....................................................................................................................46
3.2.3.2. Ô nhiễm do nước thải...............................................................................................................50
3.2.3.3. Ô nhiễm do chất thải rắn..........................................................................................................55
3.2.3.4. Ô nhiễm đất...............................................................................................................................55
3.2.3.5. Nguy cơ xảy ra sự cố và rủi ro.................................................................................................56
3.2.3.6. Tác động của dự án đến kinh tế xã hội.....................................................................................57
3.2.4. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động
sản xuất..............................................................................................................57
4.1. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU TRONG GIAI ĐOẠN XÂY
DỰNG ....................................................................................................................59

4.1.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí ...............................................59
4.1.1.1. Hạn chế ô nhiễm bụi.................................................................................................................59
4.1.1.2. Hạn chế tiếng ồn và độ rung.....................................................................................................59
4.1.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.....................................59
4.1.3. Giảm thiểu chất thải rắn ..........................................................................60
4.1.4. Các biện pháp bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng ....................60
4.1.5. Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động .......................................................61
4.2. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT
ĐỘNG .....................................................................................................................61
4.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí..................................................................61
4.2.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm bụi ............................................................................................................61
4.2.1.2. Giảm thiểu các chất gây mùi....................................................................................................62
4.2.1.3. Khống chế các yếu tố vi khí hậu...............................................................................................63
4.2.1.4. Giảm thiểu ô nhiễm nhiệt..........................................................................................................63
4.2.1.5. Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung......................................................................................63
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN
Trang 2
ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
4.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải............................................64
4.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn .......................................................65
4.2.4. Giảm thiểu ô nhiễm đất.............................................................................65
5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG..................................................67
5.1.1. Các vấn đề môi trường.............................................................................67
5.1.2. Các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác............................................67
5.1.3. Các phương hướng và mục tiêu..............................................................68
5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.................................................68
5.2.1. Giám sát chất lượng không khí và tiếng ồn.............................................68
5.2.2. Giám sát chất lượng nước ......................................................................69
5.2.3. Giám sát chất thải rắn...............................................................................69
6.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP

XÃ............................................................................................................................71
6.2. Ý KIẾN CỦA CHỦ ĐẦU TƯ ............................................................................71
1. KẾT LUẬN...........................................................................................................72
2. KIẾN NGHỊ..........................................................................................................72
3. CAM KẾT ...........................................................................................................72
3.1. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực..........72
3.2. Cam kết thực hiện các quy định chung về bảo vệ môi trường...................73
3.2.1. Đối với môi trường không khí......................................................................................................73
3.2.3. Đối với môi trường nước.............................................................................................................74
3.2.4. Đối với chất thải rắn....................................................................................................................74
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN
Trang 3
ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
DANH MỤC CÁC BẢNG & HÌNH
Bảng 1: Tóm tắt các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường áp dụng cho dự án Công
trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh............................................9
Bảng 2: Tổng hợp các phương pháp ĐTM đã sử dụng.........................................11
Bảng 3: Danh sách cán bộ tham gia thực hiện.......................................................12
Bảng 1.1: Vị trí tọa độ của dự án theo hệ tọa độ VN 2000.....................................13
Bảng 1.2: Các hạng mục công trình ......................................................................15
Bảng 1.3: Thành phần nguyên liệu cho mỗi tấn sản phẩm....................................18
Bảng 1.4: Các thiết bị hiện có của Xí nghiệp..........................................................18
Bảng 1.5: Danh mục thiết bị đầu tư mới ................................................................19
Bảng 1.6: Chi phí đầu tư dự án.............................................................................21
Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình (0C) .......................................................25
Bảng 2.2: Phân bố chế độ mưa trong năm.............................................................25
Bảng 2.3: Tần suất xuất hiện các hướng gió trong năm (%)..................................26
Bảng 2.4: Tốc độ gió trung bình (m/s)....................................................................26
Bảng 2.5: Lượng bốc hơi bình quân tháng trung bình nhiều năm (mm)................27
Bảng 2.7: Kết quả chất lượng môi trường không khí khu vực dự án.....................28

Bảng 2.8: Kết quả quan trắc nước mặt khu vực dự án .........................................29
Bảng 2.9: Kết quả quan trắc nước ngầm khu vực dự án.......................................30
Bảng 2.10: Kết quả quan trắc chất lượng đất khu vực dự án ...............................31
Bảng 3.2: Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong
giai đoạn xây dựng..................................................................................................35
Bảng 3.3: Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng......................35
Bảng 3.4: Các tác nhân gây ô nhiễm không khí trong giai đoạn xây dựng............35
Bảng 3.5: Hệ số ô nhiễm do khí thải của các phương tiện giao thông..................37
Bảng 3.6: Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các phương tiện, thiết bị thi công trên
công trường.............................................................................................................39
Bảng 3.7: Tổng hợp các tác động môi trường trong quá trình xây dựng dự án....43
Bảng 3.8: Các nguồn gây tác động và chất gây ô nhiễm môi trường không khí . .44
Bảng 3.9: Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong
giai đoạn hoạt động ................................................................................................45
Bảng 3.10: Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động...................46
Bảng 3.11: Kết quả phân tích các thông số gây ô nhiễm môi trường không khí của
Xí nghiệp sản xuất phân bón vi sinh - Gia Lai........................................................47
Bảng 3.12: Tác động của các chất ô nhiễm không khí ..........................................49
Bảng 3.13: Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa vào môi trường
(nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý)......................................................................51
Bảng 3.14: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt
(chưa qua xử lý) trong giai đoạn hoạt động của Xí nghiệp ...................................51
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN
Trang 4
ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
Bảng 3.15: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn .......................52
Bảng 3.16: Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải..................................53
Bảng 3.17: Các tác động môi trường tổng hợp trong giai đoạn hoạt động sản xuất
.................................................................................................................................58
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình sản xuất phân phức hợp NPK 6 – 4 – 8........................16

Hình 1.2: Sơ đồ vị trí dự án.....................................................................................23
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
MTV : Một thành viên
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN
Trang 5
ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
ĐVT : Đơn vị tính
TBNN : Trung bình nhiều năm
KPH : Không phát hiện
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam
BOD : Nhu cầu oxy sinh học
COD : Nhu cầu oxy hóa học
DO : Oxy hòa tan
SS : Chất rắn lơ lửng
UBND : Ủy ban Nhân dân
UBMTTQ : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
TSKH : Tiến sĩ khoa học
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
WHO : Tổ chức Y tế thế giới
XLNT : Xử lý nước thải
CNV : Công nhân viên
VNĐ : Việt Nam đồng
US-EPA : Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN
Trang 6

ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh nằm trên địa bàn xã Ia Chim,
TP Kon Tum, Tỉnh Kon Tum với công suất 8.000 tấn/năm là đơn vị trực
thuộc Công ty TNHH MTV Cao Su Kon Tum. Cùng với sự phát triển và định
hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà, cây công nghiệp đặc biệt là
cây cao su mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa, Công ty TNHH MTV
Cao su Kon Tum hiện đang quản lý và khai thác 9840,74 ha cây cao su,
mang lại nguồn thu đáng kể hằng năm. Với mục tiêu chiến lược của Công
ty: Đa ngành nghề, đa chức năng mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công
ăn việc làm cho hàng trăm công nhân lao động. Với sản lượng phân vi sinh
sản xuất hiện tại chưa đảm bảo cung cấp cho hoạt động chăm sóc cây cao
su của Công ty, do đó Công ty đã trình và nhận được sự đồng thuận của
Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam cho phép đầu tư Mở rộng Xí nghiệp
sản xuất phân hữu cơ vi sinh với công suất 8.000 tấn/năm nhằm mục đích
tận dụng các nguồn hữu cơ vi sinh sẵn có tại địa phương, phục vụ nhu cầu
phân bón cho các vườn cây cao su, nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư cho cây
cao su, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Thực hiện theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính
Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo
vệ môi trường và Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính Phủ
về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP; dự án
Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh phải lập Báo cáo
đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Nội dung của ĐTM dự án Công trình Mở
rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh được thực hiện theo hướng dẫn
tại Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum tổ chức thẩm định và
trình UBND tỉnh Kon Tum cấp Quyết định phê duyệt báo cáo.
2. MỤC ĐÍCH BÁO CÁO ĐTM

- Đánh giá hiện trạng môi trường trước và sau khi dự án được đưa
vào hoạt động.
- Phân tích và dự báo một cách khoa học các tác động có lợi và có
hại do quá trình hoạt động của dự án đối với môi trường xung quanh.
- Dự báo rủi ro về môi trường có thể xảy ra trong quá trình xây dựng
và hoạt động của dự án.
- Xây dựng và đề xuất các biện pháp cụ thể để hạn chế tối đa các tác
động tiêu cực đến môi trường và con người.
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN
Trang 7
ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
3. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM
3.1. Căn cứ pháp lý:
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có
hiệu lực từ ngày 01/7/2006;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về
sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09
tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT, ngày 08/12/2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
môi trường;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
môi trường;
- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 1500/QĐ-UBND, ngày 27/12/2007 của UBND tỉnh Kon
Tum V/v: Cho phép khai thác bùn;
- Công văn số 91/HDDQTCSVN-KHĐT ngày 24/9/2008 của Tập đoàn
CN cao su Việt Nam V/v: Chủ trương đầu tư Mở rộng Xưởng sản xuất phân
hữu cơ vi sinh – Công ty cao su Việt Nam;
- Quyết định số 12/QĐ-HĐQTCSVN ngày 12/1/2009 của Hội đồng quản
trị Tập đoàn CN cao su Việt Nam về việc ‘’Phân cấp quyết định đầu tư các
dự án đầu tư, góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác do Công ty thành viên
hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp và đơn vị hạch toán phụ thuộc làm chủ
đầu tư’’;
- Quyết định số 653/QĐ-UB ngày 26 tháng 6 năm 2003 của UBND tỉnh
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN
Trang 8
ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
Kon Tum về việc thu hồi và cho Công ty Cao Su Kon Tum thuê đất để sử
dụng vào mục đích xây dựng xưởng chế biến mủ cao su.
- Hợp đồng thuê đất số 363 HĐ/TĐ ngày 12 tháng 11 năm 2003 giữa
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum và Công ty Cao Su Kon Tum.
Công văn số 2323/UBND-KTN ngày 09/12/2010 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Kon Tum về việc chuyển mục đích sử dụng đất xây dựng Xưởng sản
xuất phân vi sinh của Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum.
3.2. Tài liệu kỹ thuật
Các tài liệu tham khảo sau đây được sử dụng trong quá trình lập báo
cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng xưởng sản

suất phân hữu cơ vi sinh:
- Các số liệu khí tượng thủy văn của Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Kon
Tum;
- Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, Lê Trình – NXB
KHKT 1997;
- Môi trường không khí - Phạm Ngọc Đăng;
- Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Economopoulos, WHO, 1993;
- Các số liệu điều tra, khảo sát và phân tích hiện trạng chất lượng môi
trường khu vực dự án của Công ty TNHH tư vấn EverGreen;
- Báo cáo kinh tế kỹ thuật Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh.
Bảng 1: Tóm tắt các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường áp dụng cho dự án
Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
STT Đối tượng
Tiêu chuẩn, quy chuẩn
môi trường
1
SO
x
, NO
x
, CO, H
2
S và bụi trong môi
trường không khí xung quanh
QCVN 05:2009/BTNMT;
QCVN 19:2009/BTNMT
2
Tiếng ồn đối với môi trường xung

quanh
TCVN 5949:1998
3
Độ rung đối với môi trường xung
quanh
TCVN 6962:2001
4 Nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT
5 Nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT
6 Nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN
Trang 9
ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
7 Đất lâm nghiệp QCVN 03:2008/BTNMT
4. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM
Phương pháp đánh giá tác động đến môi trường được sử dụng trong
báo cáo ĐTM này chủ yếu dựa vào thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày
08/12/2008 về việc "Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường" của Bộ Tài nguyên
và Môi trường trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh nước ta, hoàn cảnh khu
vực đang xem xét và phù hợp với các số liệu điều tra thu thập được.
Nội dung và các bước thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
này tuân thủ theo hướng dẫn của Nghị định Chính phủ về hướng dẫn thi
hành Luật Bảo vệ môi trường (NĐ số 80/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm
2006) và hướng dẫn về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
trong phần phụ lục của Nghị định này;
Báo cáo ĐTM là một quá trình bao gồm nhiều bước, mỗi bước có
những nội dung yêu cầu riêng. Đối với mỗi bước có thể chọn một vài
phương pháp thích hợp nhất để đạt được mục tiêu đặt ra.
Phương pháp nhận dạng tác động, bao gồm:
- Phương pháp lập bảng kiểm tra (Checklist): thường được sử dụng

để xác định các tác động môi trường. Bảng kiểm tra là bảng thể hiện mối
quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả
năng bị tác động do dự án. Đây là một trong các phương pháp cơ bản của
đánh giá tác động môi trường dự án.
-Phương pháp ma trận (Matrix): là sự phát triển ứng dụng của các
bản kiểm tra. Một bảng ma trận cũng là sự đối chiếu từng hoạt động của dự
án với từng thông số hoặc thành phần môi trường để đánh giá mối quan hệ
nguyên nhân - hậu quả.
Phương pháp đánh giá mức độ tác động, bao gồm:
- Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh tương tự với
một số Xí nghiệp khác có chức năng sản xuất và hoạt động tương tự.
-Phương pháp đánh giá tác động nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Được sử dụng trong tính toán tải lượng
ô nhiễm do hoạt động xây dựng dự án.
-Phương pháp phân tích hệ thống: Phân tích các tác động đầu vào,
xem xét các quá trình xảy ra như các quá trình tương tác trong hệ thống,
dự báo và đánh giá các tác động đầu ra.
Các phương pháp khác, bao gồm:
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN
Trang 10
ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
-Phương pháp phi thực nghiệm: So sánh tương đương trong đánh
giá tác động môi trường; thống kê và xử lý số liệu về thủy văn, các số liệu
phân tích môi trường.
-Phương pháp thực nghiệm: Kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản và phân tích
mẫu theo Tiêu chuẩn Việt Nam.
Bảng 2: Tổng hợp các phương pháp ĐTM đã sử dụng
TT Phương pháp Áp dụng
1 Phương pháp thống kê
Dựa theo số liệu thống kê chính thức

của tỉnh.
2
Phương pháp lấy mẫu
ngoài hiện trường và phân
tích trong phòng thí nghiệm
- Thiết bị lấy mẫu, phân tích mới, hiện
đại
- Dựa vào phương pháp lấy mẫu tiêu
chuẩn
3
Phương pháp đánh giá
nhanh theo hệ số ô nhiễm
do WHO thiết lập năm 1993
Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế
Thế giới thiết lập nên chưa thật sự phù
hợp với điều kiện Việt Nam
4
Phương pháp so sánh tiêu
chuẩn
Kết quả phân tích có độ tin cậy cao
5
Phương pháp lập bảng liệt
kê và phương pháp ma trận
Phương pháp chỉ đánh giá định tính
hoặc bán định lượng, dựa trên chủ
quan của những người đánh giá
6
Phương pháp tham vấn
cộng đồng
Dựa vào ý kiến chính thức bằng văn

bản của UBND và UBMTTQ cấp xã
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư xây dựng Công
trình Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh của Công ty TNHH MTV Cao su
Kon Tum phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH tư vấn EverGreen thực
hiện, phân công trách nhiệm và danh sách những người trực tiếp tham gia lập
ĐTM của Dự án như sau:
5.1. Phân công trách nhiệm
 Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum
 Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH tư vấn EverGreen.
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN
Trang 11
ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
- Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum: Cung cấp các tài liệu cần thiết
liên quan đến Dự án đầu tư Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất
phân hữu cơ vi sinh.
- Công ty TNHH tư vấn EverGreen:
+ Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên khí hậu.
+ Điều tra xã hội học.
+ Lấy mẫu đo đạc phân tích.
+ Tổng hợp số liệu và viết báo cáo.
+ Trình thẩm định và phê duyệt.
5.2. Cơ quan thực hiện ĐTM
* Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH tư vấn EverGreen
- Đại diện: Ông Lê Hoàng Chương Chức vụ: Giám Đốc
- Địa chỉ: 295/14 Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng
Ngãi.
- Điện thoại: 055.3716088 Fax: 055.3716088
- Danh sách các cán bộ tham gia thực hiện:
Bảng 3: Danh sách cán bộ tham gia thực hiện

TT Họ và tên Học vị Chuyên ngành Đơn vị
1 Nguyễn Thị Tâm CN Địa lý môi trường Evergreen
2 Lê Hoàng Chương KS Kỹ thuật môi trường Evergreen
3 Lê Thị Lương Vị KS Công nghệ môi trường
Evergreen
4 Hoàng Xuân Hồng KS Nông nghiệp
Cty TNHH MTV
Cao Su Kon Tum
5 Huỳnh Thị Bích Châu KS Sinh học
Cty TNHH MTV
Cao Su Kon Tum
* Đơn vị thực hiện lấy mẫu, quan trắc môi trường: Trung tâm
Quan trắc và Phân tích môi trường tỉnh Kon Tum.
- Đại diện: Ông Nguyễn Tú Chương Chức vụ: Phó Giám đốc
- Địa chỉ: 266 Phan Đình Phùng, Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
- Điện thoại: 0603.913 966

Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN
Trang 12
ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
Chương 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH
1.2. CHỦ DỰ ÁN
Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum
 Địa chỉ: 258 Phan Đình Phùng – Thành phố Kon Tum
 Người đại diện: Ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng Giám đốc
 Điện thoại: 0603. 862223 Fax: 0603. 864520
1.3. VỊ TRÍ CỦA DỰ ÁN

Vị trí xây dựng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh trên khu đất có
diện tích khoảng 17.800 m
2
nằm trong quần thể khu Xí nghiệp chế biến mủ
cao su Ia Chim, thuộc xã Ia Chim, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Vị trí giáp ranh như sau:
- Phía Nam giáp với đường giao thông;
- Phía Đông giáp Xí nghiệp chế biến mủ cao su;
- Phía Tây giáp đường đất;
- Phía Bắc giáp khu xử lý nước thải.
Vị trí tọa độ của dự án theo hệ tọa độ VN 2000:
Bảng 1.1: Vị trí tọa độ của dự án theo hệ tọa độ VN 2000
Mốc Tọa độ Y Tọa độ X
M1 0544663 1580258
M2 0544589 1580338
M3 0544724 1580449
M4 0544782 1580363
1.4. HIỆN TRẠNG KHU VỰC DỰ ÁN
Dự án Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
được xây dựng tại xã Ia Chim, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum với điều
kiện địa lý như sau:
- Cách Thành phố Kon Tum 15 km về phía Tây –Tây Nam
- Cách đường QL 14 (đường Hồ Chí Minh) 12 km về phía Tây
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN
Trang 13
ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
- Cách UBND xã Ia Chim 3 km về phía Nam
- Cách suối Ia Bron 350m về phía Đông Nam
Khu vực xây dựng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh nằm trong
cụm chế biến mủ cao su của công ty ( có diện tích là 17.800 m

2
) thuộc xã
IaChim, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Đây là khu vực đất trống, có mật độ dân cư thưa. Cụm dân cư gần
nhất cách Xí nghiệp 2 km về phía Bắc, phân bố dọc theo tuyến đường liên
thôn nên hoạt động của Xí nghiệp hầu như không ảnh hưởng đến người
dân. Cụm dân cư này phần lớn làm nông nghiệp, và nhiều hộ là công nhân
của Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum.
Cách xưởng 7 km về phía Đông (thôn 1, xã Hòa Bình, thị xã Kon Tum)
có 4 cơ sở chế biến đá xây dựng hoạt động. Các cơ sở chế biến đá xây
dựng công suất nhỏ từ 15 – 30 m
3
/giờ. Vì vậy hoạt động của các cơ sở này
hầu như không ảnh hưởng đến hoạt động của xưởng và ngược lại.
Trong khu vực thực hiện dự án không có bất cứ các công trình văn
hóa, di tích lịch sử và an ninh quốc phòng.
1.5. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.5.1. Hình thức đầu tư
Xét theo năng lực của Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum về đảm
bảo khả năng huy động vốn để thực hiện dự án, đồng thời đội ngũ quản lý,
kỹ thuật đáp ứng được cho nhu cầu quản lý và vận hành Xí nghiệp. Để bảo
đảm hiệu quả kinh tế dự án, hình thức đầu tư của dự án là: đầu tư xây
dựng mới Nhà xưởng sản xuất phân bón.
1.5.2. Quy mô công trình
1.5.2.1. Quy mô diện tích
Nhà xưởng sản xuất được xây mới trên diện tích 1.224 m
2
.
1.5.2.2. Quy mô sản xuất
Công suất thiết kế: 8.000 tấn/năm.

1.5.2.3. Sản phẩm của dự án
Sản phẩm của dự án là phân phức hợp NPK 6 – 4 – 8.
- Phân NPK 6 – 4 – 8 có dạng bột, màu xám đen.
- Thành phần gồm: hàm lượng N – P – K, chất hữu cơ, vi lượng và vi
sinh vật. Với hàm lượng vi sinh cao đặc biệt sự có mặt của hai chủng vi
sinh vật đó là vi sinh vật cố định Đạm và vi sinh vật phân giải Lân khó tan, vì
vậy giúp cho cây trồng dễ dàng hấp phụ chất dinh dưỡng trong đất. Với
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN
Trang 14
ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
thành phần như trên sản phẩm thích hợp cho tất cả các loại cây trồng đặc
biệt là cây cao su và cây cà phê.
- Phân NPK 6 – 4 – 8 phù hợp trên tất cả các loại đất và là sản phẩm
chọn lựa số một để cải tạo đất.
1.5.3. Các hạng mục xây dựng dự án
1.5.3.1. Hạng mục công trình xây dựng mới
Các hạng mục công trình xây dựng mới được trình bày trong bảng
sau:
Bảng 1.2: Các hạng mục công trình
TT Tên hạng mục Quy mô
1 Xưởng sản xuất 1.224,00 m
2
2 Hệ thống điện – Chống sét – PCCC ht
3 Hệ thống điện bên ngoài ht
(Nguồn: Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật, 2009)
(Sơ đồ bố trí mặt bằng tổng thể đính kèm phần phụ lục )
1.5.3.2. Giải pháp kỹ thuật:
- Giải pháp kết cấu:
Nhà xưởng sản xuất phân vi sinh với diện tích 1.224,00 m
2

Nhà kết cấu móng bê tông cốt thép chịu lực, móng bao xây đá chẻ kt:
15*20*25. Tường xây gạch TC06 lỗ cao 4m, đoạn trên làm vách lưới khung
thép V50*5. Mái lợp tole sóng vuông dày 0.45ly. Xà gồ thép C160*64*8.4*5.
Nền bê tông đá 1*2 mác 200 dày 150. Tường trong và ngoài nhà quét vôi
03 nước. Hệ thống điện, chống sét hoàn chỉnh.
- Cấp nước: Dùng nguồn nước ngầm hiện có tại khu vực (giếng đào
trong khu vực dự án).
- Thoát nước:
+ Đối với nước mặt sẽ được thoát theo độ dốc của tụ thủy. Đối với
nước mưa chảy tràn: thu gom theo hệ thống thoát nước mưa.
+ Đối với nước bẩn sẽ được thu vào hầm tự hoại theo kiểu lắng lọc,
đưa ra giếng thấm tự thấm thoát, đặt xa nguồn nước sinh hoạt.
- Phòng cháy: Chủ yếu phòng cháy cục bộ theo tiêu chuẩn hiện hành.
- Cấp điện: Nguồn từ lưới hạ thế hiện có tại khu vực.
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN
Trang 15
ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
1.5.4. Công nghệ sản xuất phân phức hợp NPK 6 – 4 – 8
1.5.4.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ:
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình sản xuất phân phức hợp NPK 6 – 4 – 8
1.5.4.2. Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất
a). Áp dụng cho Apatít hàm lượng P
2
O
5
= 28 – 30%.
Nguyên liệu đầu vào bao gồm:
- Apatít: Hàm lượng P
2
O

5
: Từ 28 – 30%.
- Phân bò: Hàm lượng chất hữu cơ : Từ 20 – 22%.
- Than bùn: Hàm lượng chất hữu cơ : Từ 16 – 18%.
 Công đoạn ủ:
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN
Trang 16
Phân bò
Định lượng
Trộn ủ
Ủ 15 – 30 ngày
Phơi
Nghiền sàng
Phối trộn
Đóng bao
Phân dạng bột
Đạm, Kali
Vi lượng
Men, rỉ đường, nước
Apatít
Than bùn
ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
- Định lượng cho 1 tấn trộn ủ gồm: Than bùn, phân bò, Apatít và men vi
sinh.
- Tưới đều dịch men vào hỗn hợp than bùn, phân bò và URE.
- Hỗn hợp sau khi trộn được đưa đi ủ, thời gian ủ từ 15 – 30 ngày, độ
ẩm là 50 – 60%, nhiệt độ ủ là 25 – 45
0
C, chiều cao đống ủ là 1.5m, sử dụng
phương pháp hiếu khí theo kiểu thông gió tự nhiên.

 Công đoạn phơi:
- Hỗn hợp sau khi ủ được đưa đi phơi đến độ ẩm 24%.
- Nhiệt độ phơi không quá 70
0
C.
 Công đoạn nghiền sàng:
Sử dụng máy nghiền, sàng rung để loại bỏ xơ cứng mà trong quá
trình ủ vi sinh vật không thể phân hủy, điều chỉnh kích cỡ hạt bằng cách
điều chỉnh cỡ sàng, sử dụng sàng lỗ kích thước là 5mm.
 Công đoạn phối trộn:
- Định lượng cho 1 tấn phân phức hợp NPK 6 – 4 – 8 gồm: hỗn hợp
qua trộn ủ, Ure, Kali và vi lượng.
- Cho tất cả các thành phần trộn sơ bộ để làm đều hỗn hợp bằng
máy trộn đứng sau đó chuyển sang bộ phận đóng sản phẩm.
 Đóng bao, may, nhập kho:
- Sản phẩm được đóng vào bao PP trong có lót PE, may bằng máy
khâu bao, trọng lượng mỗi bao là 50 kg .
- Sản phẩm đóng bao đưa nhập kho phải được xếp ngay ngắn theo
hàng, theo lô để thuận tiện cho việc kiểm tra sản phẩm.
b). Định mức kinh tế kỹ thuật 1 tấn phân phức hợp 6 – 4 – 8.
 Hữu cơ 9%
- Than bùn : 419 kg
- Phân bò : 150 kg
- Apatít : 168 kg
- Kali : 133 kg
- Ure : 130 kg
- Men vi sinh : 0.3 kg
- Vi lượng: Theo tỷ lệ được xác định
 Hữu cơ 15%
- Than bùn : 309 kg

Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN
Trang 17
ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
- Phân bò : 260 kg
- Apatít : 168 kg
- Kali :133 kg
- Ure : 30 kg
- Men vi sinh : 0.3 kg
- Vi lượng : Theo tỷ lệ được xác định.
Ghi chú: Quy trình trên có thể thực hiện để sản xuất phân phức hợp
NPK theo công thức cụ thể của từng loại phân để điều chỉnh phối liệu cho
phù hợp.
1.5.5. Phương án vận chuyển, lưu kho trung gian
Sau khi đóng bao, sản phẩm sẽ được vận chuyển đến kho chứa của
Xí nghiệp.
1.5.6. Nhu cầu nguyên liệu
 Thành phần nguyên liệu trong 1 tấn sản phẩm như sau:
Bảng 1.3: Thành phần nguyên liệu cho mỗi tấn sản phẩm
Stt Tên nguyên liệu ĐVT Nhu cầu/1tấn SP Nhu cầu 1 năm
1 Than bùn Kg 700 5.600.000
2 Apatít Kg 189 1.512.000
3 Ure Kg 10 80.000
4 Phân bò Kg 100 800.000
5 Rỉ đường Kg 0.1 800
6 Vi lượng + đa
lượng
Kg 0.4 3.200
7 Men vi sinh Kg 0.4 3.200
 Nguồn cung cấp:
- Các loại nguyên liệu như Ure, phân bò đều phổ biến trên thị trường.

- Nguồn than bùn công ty tiến hành khai thác tại mỏ Ia Chim.
- Men vi sinh, bao bì PE, PP sẽ được công ty hóa chất Quảng Bình cung
cấp.
1.5.7. Các loại máy móc thiết bị của dự án
1.5.7.1. Các thiết bị hiện có của Xí nghiệp
Bảng 1.4: Các thiết bị hiện có của Xí nghiệp.
stt Tên thiết bị ĐVT Số lượng Tình trạng thiết bị
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN
Trang 18
ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
1 Máy khâu bao Cái 1 Cũ, đang sử dụng tốt
2 Máy nghiền sàng liên hợp Cái 3 Cũ, đang sử dụng tốt
3 Máy nghiền đống Cái 2 Cũ, đang sử dụng tốt
4 Xe xúc Cái 1 Cũ, đang sử dụng tốt
5 Xe bugai Cái 3 Cũ, đang sử dụng tốt
6 Động cơ (7,5 – 11 kw) Cái 1 Cũ, đang sử dụng tốt
1.5.7.2. Các thiết bị đầu tư mới
Hệ thống thiết bị đầu tự cho Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
được mua tại Việt Nam.
Bảng 1.5: Danh mục thiết bị đầu tư mới
Stt Hạng mục ĐVT KL
Công suất
(Kw/h)
I HT phối trộn tự động
1 Phễu nạp liệu chìm Cái 1
2 Băng tải nạp nguyên liệu hữu cơ B400*11m Cái 2 2,2
3 Băng tải nạp Kali + vi lượng B400*9m Bộ 1 1,5
4 Băng tải nạp Urê B400*12 Bộ 1 2,2
5 Băng tải nạp Lân B400*8m Bộ 1 1,5
6 Băng tải rải liệu B300*0,6m Bộ 1 0,74

7 Băng tải rải liệu B300*1,3m Bộ 1 0,37
8 Băng tải NPK B400*8m Bộ 1 1,5
9 Băng tải hữu cơ + hỗn hợp NPK vào trống
trộn B400*6m
Bộ 1 1,5
10 Băng tải thành phẩm vào thùng B400*10m Bộ 1 2,2
11 Thùng chứa Urê 150kg, có thiết bị rung và
báo đầy
Bộ 1 0,2
12 Thùng chứa Lân 300kg, có thiết bị rung và
báo đầy
Bộ 1 0,2
13 Thùng chứa Kali 100kg, có thiết bị rung va Bộ 1 0,2
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN
Trang 19
ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
báo đầy
14 Thùng chứa hỗn hợp NPK 50kg, có cửa xả
bằng xy lanh nén khí
Bộ 1
15 Thùng chứa phân nền 400kg, có thiết bị
rung và báo đầy
Bộ 1 0,2
16 Bộ định lượng các thành phần vô cơ Urê,
Lân, Kali
Bộ 1
17 Bộ định lượng thành phần phân nền Bộ 1
18 Cụm phun đăk chế + bơm Bộ 1 0,4
19 Trống trộn P800*2,5m Bộ 1 2,2
20 Thùng chứa thành phẩm 1m

3
Bộ 1
21 Hệ thống khí nén (bao gồm bơm khí nén,
hệ thống xy lanh, van solenoid, các bộ lọc
nước – phun dầu, hệ thống ống dẫn với các
đầu nối tháo)
Cụm 1 2,2
22 HT điện điều khiển động lực và trang bị dây
động lực
Cụm 1
23 Cụm 3 cyclone + vít tải thu bụi Cụm 1 1,5
24 Quạt thu bụi Cụm 1 7,5
25 Hệ thống xử lý bụi Cụm 1 0,8
26 Cụm đường ống thu bụi Cụm 1
27 Cân đóng bao điện tử tự động Bộ 1
28 Máy may bao cầm tay Cái 1 0,1
29 Băng tải may bao B400*4m Bộ 1 0,75
30 Hành lang lan can, sàn thao tác Cụm 1
31 Vận chuyển, lắp đặt
32 Vận hành, chuyển giao công nghệ
II Thiết bị khác
1 Hệ thống điều khiển tự động (thiết bị phần
cứng + phần mềm chương trình điều khiển)
Cụm 1
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN
Trang 20
ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
2 Máy nghiền búa 5t/h Cái 1
3 Băng tải B400*5m Cái 1
4 Băng tải B400*6m Cái 1

5 Băng tải di động B400*8m Cái 1
6 Máy sàn rung Cái 1
7 Phần điện động lực HT 1
8 Thiết bị xử lý bụi HT 1
1.5.8. Nhu cầu nhiên liệu
1.5.8.1. Điện năng
Điện sử dụng cho xưởng sản xuất gồm có: điện phục vụ cho hoạt
động sản xuất và điện phục vụ cho sinh hoạt
- Sản xuất: 240 Kwh/ngày
- Sinh hoạt: 10 Kwh/ngày
- Tổng nhu cầu: 250 KWh/ngày
- Nguồn cung cấp: Từ lưới điện quốc gia.
1.5.8.2. Nước
Nước sử dụng cho Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh gồm có:
nước tưới làm ẩm nguyên liệu và nước dùng cho mục đích sinh hoạt.
- Nước sinh hoạt: 2 m
3
/ngày
- Nước tưới làm ẩm: 3 m
3
/ngày
Nguồn cấp nước: nước giếng khoan hiện có trong khu vực Xí nghiệp.
1.5.9. Tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư dự án được trình bày trong bảng 1.6.
Bảng 1.6: Chi phí đầu tư dự án
TT Nội dung Thành tiền (VNĐ)
1 Chi phí xây dựng 3.293.755.329
2 Thiết bị dây chuyền sản xuất 1.924.450.000
3 Thiết bị khác 732.825.000
4 Chi phí TVĐTXD 231.579.360

5 Chi phí dự phòng 217.390.311
Tổng mức đầu tư 6.400.000.000
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN
Trang 21
ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
(Nguồn: Báo cáo thỏa thuận đầu tư, tháng 11/2009)
1.5.10. Tổ chức sản xuất
1.2.10.1. Nhân sự
Tổng nhân lực Xí nghiệp dự kiến sử dụng khoảng 20 người.
1.5.10.2. Chế độ làm việc
- Số ngày làm việc trong năm: 200 ngày.
- Số ca sản xuất trong ngày: 1 ca
- Số giờ làm việc mỗi ngày: 8 giờ.
 Tiến độ thực hiện dự án: Dự án bắt đầu khởi công vào tháng 5/2010,
và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2010.
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN
Trang 22
ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC DỰ ÁN
2.1.1. Điều kiện địa lý, địa chất
2.1.1.1. Điều kiện địa lý
Thành phố Kon Tum nằm về phía bắc cao nguyên Nam Trung Bộ và
về phía Nam của tỉnh Kon Tum, có toạ độ địa lý từ 107051'16" đến 10805'33"
kinh độ Đông và từ 13014'27' đến 14026'57" vĩ độ Bắc. Phía Nam giáp tỉnh
Gia Lai, phía Bắc giáp huyện Đắk Hà, phía Đông giáp huyện Kon Plông, phía
Tây giáp huyện Sa Thầy, án ngữ cửa ngõ phía nam của tỉnh, trung tâm thành
phố nằm ở khu vực ngã ba quốc lộ 14 và quốc lộ 24, nối với cửa khẩu quốc
tế Bờ Y và đường Hồ Chí Minh bằng quốc lộ 14, nối với tỉnh Quảng Ngãi và

quốc lộ 1A bằng quốc lộ 24. Vì vậy, thành phố Kon Tum không chỉ là đầu mối
giao lưu kinh tế giữa các vùng Tây Nguyên với vùng kinh tế trọng điểm Trung
Bộ - Nam Trung Bộ - vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà còn có nhiều lợi
thế trong giao lưu kinh tế với các nước Lào, Campuchia và đông bắc Thái
Lan.
Dự án Công trình Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh được xây dựng
tại xã Ia Chim, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum với điều kiện địa lý như sau:
- Cách Thành phố Kon Tum 15 km về phía Tây –Tây Nam
- Cách đường QL 14 (đường Hồ Chí Minh) 12 km về phía Tây
- Cách UBND xã Ia Chim 3 km về phía Nam
Hình 1.2: Sơ đồ vị trí dự án
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN
Trang 23
ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
2.1.1.2. Địa hình:
Địa hình ở đây chia làm 03 loại chính sau:
Địa hình đồi núi thấp: Loại này được phân bố theo hướng Đông Bắc.
Cao độ bình quân từ 600-700m. Độ dốc bình quân từ 15-20
0
với loại địa
hình này chủ yếu là phát triển cây công nghiệp.
Địa hình gò đồi: Địa hình này chiếm diện tích chủ yếu trong khu vực.
Cao độ phổ biến 550-600m. Độ dốc địa hình từ 5-15
0
, cục bộ có nơi đến
20
0
. Đây là vùng chính để trồng mì, cây công nghiệp của người dân địa
phương.
Địa hình thung lũng: độ dốc địa hình dao động từ 1-5%. Cao độ từ

535-550 m và đây chính là vùng mà canh tác lúa nước hai vụ của xã Nghĩa
An.
2.1.1.3. Địa chất
Căn cứ vào tài liệu khoan khảo sát địa chất công trình, kết quả khoan
khảo sát địa chất khu vực có các loại đất sau:
 Lớp 1: Lớp đất đắp sét pha màu xám vàng, trạng thái cứng;
 Lớp 2a-1: Sét pha màu xám đen, trạng thai dẻo cứng. Phân bố ở
tim tuyến đập;
 Lớp 2a-2: Sét pha màu xám đen, trạng thái dẻo mềm, nguồn gốc
bồi tích. Phân bố ở hạ lưu tuyến đập.
 Lớp 2b: Cát pha hạt mịn màu xám trắng, ẩm, trạng thái tự nhiên
rời rạc, chặt vừa, nguồn gốc bồi tích (alQ). Phân bố ở hạ lưu đập tại lòng
suối cũ.
 Lớp 3a: Sét pha lẫn ít dăm sạn màu loang lỗ xám vàng, xám
trắng, trạng thái nửa cứng, nguồn gốc tàn tích (edQ).
 Lớp 4: Đá Granit màu xám đen, cấu tạo khối, kiến trúc hạt trung.
Đá bị phong hoá mạnh, độ cứng chắc từ trung bình đến yếu
2.1.2. Điều kiện khí hậu và thuỷ văn
2.1.2.1. Điều kiện khí hậu.
Dự án Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
thuộc địa phận xã Ia Chim, thành phố Kon Tum. Khu vực thực hiện dự án
có điều kiện khí tượng thủy văn mang đầy đủ đặc trưng khí hậu của vùng
Tây nguyên với một nền nhiệt độ cao, ít thay đổi trong năm, có hai mùa
phân hoá rõ rệt: Mùa mưa (mùa gió Tây Nam) từ tháng 5 tới tháng 10 và
mùa khô (mùa gió Đông Bắc) từ tháng 11 đến tháng 4 với các đặc điểm đặc
trưng cơ bản:
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN
Trang 24
ĐTM Công trình Mở rộng Xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh
1. Nhiệt độ không khí:

Yếu tố nhiệt độ có tác động rất lớn trong việc xác định phân bố quy
hoạch cơ cấu cây trồng và vật nuôi đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến vấn đề sinh trưởng và phát triển cây trồng.
- Nằm trong thung lũng thấp, bao bọc bởi các dãy núi cao nên có khí
hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, bị phân hóa sâu sắc bởi nền nhiệt độ
được nâng lên cao và lượng mưa giảm thấp hơn các khu vực khác trong tỉnh.
- Nhiệt độ trung bình 22 - 24
0
C, trung bình lạnh nhất 18-20
0
C. Mùa lạnh
(<20
0
C) ngắn, từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 2, mùa nóng (>25
0
C) từ
tháng 4 đến đầu tháng 6.
Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm tại xã Ia Chim
được trình bày như trong bảng sau:
Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình (
0
C)
Tháng
Năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
TB các
năm
18,6 20,6 22,9 24,3 24,4 23,9 23,4 23,1 22,8 21,8 20,6 18,9
2007 20,6 22,0 24,8 23,9 25,3 25,3 24,4 23,9 22,7 22,0 19,7 20,6
2008 20,4 20,5 23,0 24,5 23,7 24,5 24,0 24,0 24,1 23,5 22,7 21,3

2009 19,3 22,4 24,5 25,1 25,0 23,8 23,4 23,7 24.0 23.1 22.3 20.8
(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum)
2. Chế độ mưa
Lượng mưa phân bố không đồng đều qua các tháng trong năm,
lượng mưa tập trung cao nhất từ tháng 7 đến tháng 9, tháng 8 có lượng
mưa cao nhất khoảng 395,6mm, lượng mưa nhỏ nhất vào tháng 01 và vào
tháng 02 hầu như không có mưa. Lượng mưa phân bố các tháng trong năm
được trình bày ở bảng 2.2
Bảng 2.2: Phân bố chế độ mưa trong năm
Tháng Mưa (mm)
Tháng I 1,3
Tháng II -
Tháng III 143,2
Tháng IV 87,4
Tháng V 298,5
Tháng VI 62,5
Tháng VII 371,3
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN EVERGREEN
Trang 25

×