Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Biện pháp để vượt qua những rào cản thương mại với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.95 KB, 21 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Dệt may là một ngành sản xuất truyền thống của nước ta. Kết thúc năm
2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt khoảng 7,8 tỷ USD, tăng 31% so
với cùng kì năm 2006, vượt chỉ tiêu đề ra, trở thành mặt hàng có kim ngạch lớn
nhất trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, góp phần đáng kể vào việc hoàn
thành mục tiêu xuất khẩu 48,1 tỷ USD năm 2007. Điều này cho thấy ngành dệt
may là một trong những ngành công nghiệp chủ chốt, quan trọng hàng đầu của
Việt Nam, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong xuất khẩu của nước ta.
Hiện nay chúng ta đang bước vào thời kì hội nhập, việc gia nhập WTO
sẽ là một cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tăng tốc và tiến xa
hơn.Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập cạnh tranh gay gắt, khi đưa hàng ra
những thị trường lớn, dệt may Việt Nam cũng gặp phải không ít những thách
thức khó khăn. Những khó khăn thách thức này có từ nhiều phía,nhưng chủ
yếu đến từ những rào cản thương mạicủa cấc nước nhập khẩu hàng dệt may
của nước ta như là Mỹ,Nhật,EU… Đây đều là những nước công nghiệp phát
triển,môt mặt họ luôn đi đầu trong đàm phán để mở của thị trường, mặt khác
họ lại luôn đưa ra các biên pháp tinh vi để xây dựng các rào cản phi thuế
quan nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, đạt được mục tiêu xác định của họ.
Vì vậy việc nghiên cứu để tìm ra những “Biện pháp để vượt qua những rào
cản thương mại với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam” là hết sức cần
thiết để có thể giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nâng cao sức cạnh
tranh và mở rộng thị trường.
Trong khuôn khổ một đề án nhỏ, em xin trình bày những vấn đề lý
luận cơ bản về rào cản thương mại,thực trạng rào cản thương mại với hàng
dệt may xuất khẩu Việt Nam, trên cơ sở đó em xin đề xuất những giải pháp
cơ bản nhằm vượt qua các rào cản thương mại này.
1
PHẦN 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RÀO CẢN
THƯƠNG M ẠI .
1. Khái niệm “rào cản thương mại”.
Toàn cầu hoá kinh tế được thông qua một kênh chủ yếu đó là hoạt


động thương mại tự do - chiếc cầu khổng lồ nối vòng tay lớn và đồng thuận
giữa các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, để có sự đồng thuận vận hành suôn sẻ, tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) cũng phải có những quy định thống nhất, tạo sự bình đẳng, công
khai, và theo đó là giám sát việc thực hiện của các thành viên mà ta thường
gọi là những “rào cản” thương mại.
Trong thực tế, các nhà khoa học có rất nhiều định nghĩa khác nhau về
rào cản thương mại. Song, tựu trung, các rào cản đó được hiểu là các luật lệ,
chính sách, quy định hay tập quán của Chính phủ mỗi nước trong khuôn khổ
pháp lý chung nhằm hạn chế hay ngăn cản hoạt động thương mại hàng hoá và
dịch vụ của nước ngoài.
2. Sự hình thành của rào cản thương mại.
Các loại rào cản trong thương mại quốc tế nói chung và rào cản thưong mại
nói riêng đều được hình thành liên quan tới lợi ích của 1 nhóm người nhất định
và nhóm người này có khả năng tác động tới chính sách của Nhà Nước. Xét trên
khía cạnh này nó có thể xuất phát từ 1 trong 3 chủ thể sau :
- Từ phía doanh nghiệp:
Điều đầu tiên là hầu hết các Doanh Nghiệp của bất kì một nghành sản xuất
kinh doanh nào cũng muốn được bảo hộ. Một mặt để tránh với sự cạnh tranh của
nước ngoài. Mặt khác rào cản thương mại của nhà nước còn giúp cho họ có
2
thêm vị trí trên thị trường và có khả năng thu được lợi nhuận cao hơn , để tạo ra
áp lực tác động tới các chính sách của chính phủ ,các Doanh nghiệp sẽ tập hợp
lại dưới danh nghĩa :Hiệp hội ngành nghề để tiến hành vận động hành lang đối
với Chính phủ. Sự tác động của các Doanh nghiệp là hết sức mạnh mẽ và có tổ
chức với rất nhiều hình thức khác nhau .Các doanh nghiệp sẽ đưa ra các lý do
như :ngành công nghiệp non trẻ cần được bảo hộ, hoặc là ngành sản xuất liên
quan đến việc làm của nhiều người lao động, hay ngành xản xuất liên quan đến
an ninh quốc gia (an ninh về lương thực).Các lý do như thế này đều rất chính
đáng và hợp lý. Và do vậy, dưới sự tác động của các doanh nghiệp ,chính phủ có

thể sẽ phải đưa ra các rào cản thuế quan hoặc phi thuế quan để bảo hộ sản xuất
trong nước.
- Từ phía người lao động và người tiêu dùng :
Đây là một lý do khác dẫn tới việc hình thành rào cản thương mại. Trước
hết là để bảo vệ cho người lao động (thuộc nghành được bảo hộ) có công ăn việc
làm , sau đó là để bảo hộ cho họ có thu nhập ổn định.Người lao động tác động
tới Chính phủ thông qua các nghiệp đoàn để đấu tranh,cũng có khi họ mượn cớ
rằng để bênh vực người lao động nước khác phải làm việc trong điều kiện không
được đảm bảo, hoặc rằng vì lý do sử dụng lao động trẻ em hay tù nhân nên sản
phẩm đưa vào thị trường với giá rẻ..v.v. Đây là lý do chính phủ phải dựng nên
rào cản với tên gọi là trách nhiệm xã hội theo SA8000.
Người tiêu dùng cũng có tác động rất lớn đến việc hình thành rào cản trong
thương mại quốc tế với lý do để bảo vệ sức khoẻ con người ,bảo vệ động thực
vật, hoặc là bảo vệ môi trường.
- Từ phía chính phủ :
Xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và
vận động của các nhóm khác nhau ,chính phủ sẽ phải cân nhắc đến lợi ích của
3
từng nhóm .Bởi vì với bất kì chính sách rào cản nào có lợi cho doanh nghiệp và
người lao động trong ngành được bảo hộ cũng có thể sẽ gây hại cho các ngành
khác,người lao động trong ngành khác hoặc gây hại cho người tiêu dùng nói
chung .Những người bị hại sẽ có biện pháp phản kháng để đòi lại quyền lợi của
họ. Tuy vậy , chính phủ vẫn phải đưa ra các quyết định dựa trên sự cân nhắc và
điều hoà lợi ích một cách hợp lý.
Ngoài ra trong nhiều trường hợp luôn có sự câu kết giữa Doanh nghiệp và
nhà nước vì lợi ích của 2 phía có sự liên hệ chặt chẽ với nhau .Bên cạnh đó còn
là sự “ xoa dịu” của chính phủ đối với người lao động hoặc người tiêu dùng đề
họ đặt lòng tin vào chính phủ .
3. Các loại rào cản thương mại.
a) Hàng rào thuế quan.

Thuế quan được áp dụng trước hết là nhằm mục đích tăng nguồn thu
ngân sách cho chính phủ, sau đó là vì những mục đích khác như ngăn chặn
hàng nhập khẩu và bảo vệ hàng trong nước, trả đũa một quốc gia khác, bảo
vệ một ngành sản xuất quan trọng hay còn non trẻ của nước mình.
Thông qua các vòng đàm phán, WTO luôn hướng mục tiêu cắt giảm
thuế quan. Các nước thành viên không được phép tăng thuế lên trên mức trần
đã cam kết trong biểu. Qua tám vòng đàm phán trong khuôn khổ GATT trước
đây, đặc biệt là sau vòng Uruguay, thuế công nghiệp bình quân của các nước
phát triển được giảm xuống 3,8%, các nước này cũng đồng ý cắt giảm 36%
mức thuế công nghiệp. Riêng các nước đang phát triển đồng ý cắt giảm 24%
thuế nông nghiệp.
Với nước ta, có 10.687 dòng thuế phải qua đàm phán, đến nay mức
thuế suất chung đã giảm từ 17,4% xuống còn 13,6%, trong đó hàng công
4
nghiệp còn 21%, hàng nông nghiệp 12,6%...
b) Các hàng rào phi thuế quan.
Các hàng rào này bao gồm: hạn ngạch, cấp phép, định giá hải quan, quy
định về xuất xứ, các quy định về kỹ thuật, vệ sinh, nhãn mác, trợ cấp, chống bán
phá giá, sở hữu trí tuệ... Trong đó, các biện pháp đang được sử dụng rộng rãi là:
- Các biện pháp cấm :
Trong số các biện pháp cấm được sủ dụng trong thực tiễn thương mại quốc
tế có các biện pháp như : Cấm vận toàn diện ,cấm vận từng phần ,cấm xuất khẩu
hoặc nhập khẩu với 1 số hàng hoá nào đó …v..v
- Hạn chế định lượng (quota) :
Đó là hạn nghạch về số lượng hoặc giá trị được phép xuất khẩu ,nhập khẩu
trong 1 thời kì nhất định (thường là 1 năm )hạn ngạch này có thể do nước nhập
khẩu hoặc xuất khẩu tự áp đặt một cách đơn phương ,nhưng cũng có loại hạn
ngạch được áp đặt trên cơ sỏ tự nguyện của bên thứ 2(hạn ngạch xuất khẩu tự
nguyện).
Hạn chế định lượng đang được coi là có tác dụng bảo hộ mạnh hơn các biện

pháp thuế quan và dễ bóp méo thương mại. Cho nên, điều XI của Hiệp định
GATT không cho phép các nước thành viên áp dụng các biện pháp hạn chế số
lượng nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hoá.
Tuy nhiên, Hiệp định GATT cũng đưa ra một số ngoại lệ, cho phép các
nước thành viên được áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng theo những
điều kiện nghiêm ngặt. Ví dụ như để đối phó với tình trạng thiếu lương thực
trầm trọng, bảo vệ cán cân thanh toán, bảo vệ sức khoẻ con người, động thực
vật, bảo vệ an ninh quốc gia..v.v.
5
- Cấp phép nhập khẩu :
Phải tuân thủ Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu của WTO, tức là
đáp ứng các tiêu chí như đơn giản, minh bạch và dễ dự đoán. Trình tự, thủ tục
xin cấp phép cũng như lý do áp dụng giấy phép phải được thông báo rõ ràng,
nhất là đối với các loại giấy phép không tự động.
- Các thủ tục hải quan :
Nếu các thủ tục hải quan đơn giản ,nhanh chóng , đây chỉ là biện pháp quản
lý thông thường ,nhưng nếu thủ tục quá chậm chạp , phức tạp có thể trở thành
rào cản phi thuế quan .Sử dụng các quy định về kiểm tra trước khi xếp hàng ,quy
định về cửa khẩu thông quan,quy định về giá trị tính thuế hải quan…cũng sẽ trỏ
thành rào cản khi mà nó chưa hoặc không phù hợp với quy định về hài hoà thủ
tục hải quan. Định giá hải quan để tính thuế cũng có thể trở thành một rào cản
lớn với hoạt động thương mại. Ví dụ như quy định về áp giá tối thiểu để tính
thuế nhập khẩu. Chính vì vậy, Hiệp định về định giá hải quan của WTO đã quy
định các nguyên tắc cụ thể trong việc xác định giá trị tính thuế của hàng hoá, bắt
buộc các thành viên phải thực thi đúng và minh bạch.
- Về trợ cấp:
Đây là một công cụ chính sách được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở
hầu hết các nước nhằm đạt các mục tiêu của Chính phủ về phát triển kinh tế -
xã hội, ổn định chính trị... Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trợ cấp,
nhưng, theo WTO, trợ cấp là một khoản đóng góp về tài chính do Chính phủ

hoặc một tổ chức Nhà nước cung cấp, hoặc là một khoản hỗ trợ thu nhập,
hoặc hỗ trợ giá và mang lại lợi ích cho đối tượng nhận trợ cấp.
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO được chia
ra làm ba cấp độ rõ rệt là đèn đỏ, đèn vàng và đèn xanh như trong giao thông.
Với “đèn đỏ” cấm hoàn toàn - bao gồm các khoản trợ cấp căn cứ vào thành
6
tích xuất khẩu hay khuyến khích sử dụng hàng trong nước; “đèn vàng” tức là
các loại trợ cấp được phép sử dụng, song cũng có thể bị kiện hoặc áp dụng
biện pháp đối kháng; cuối cùng là cấp “đèn xanh” là những trợ cấp chung
được thả nổi hoàn toàn, bởi ít bóp méo hoạt động thương mại như phổ biến
và hỗ trợ nghiên cứu phát triển, hỗ trợ vùng khó khăn, hỗ trợ cải tiến trang
thiết bị đang sử dụng để đáp ứng các quy định mới về môi trường..v.v.
- Rào cản về chống bán phá giá:
Đây là hành vi bán hàng hoá tại thị trường nước nhập khẩu thấp hơn
giá bán tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu nhằm chiếm lĩnh thị trường,
hay cạnh tranh giành thị phần. Việc làm này bị coi là một hành vi cạnh tranh
không lành mạnh vì không dựa trên những tiêu chí thương mại chung, gây
ảnh hưởng tới ngành công nghiệp nước nhập khẩu.
Việc áp dụng thuế chống bán phá giá là để làm tăng giá hàng hoá nhập
khẩu, khắc phục tác động xấu của hành vi bán phá giá. Hiệp định về chống
bán phá giá của WTO đã quy định cụ thể về các tiêu chí để xác định hành vi
phá giá và biện pháp khắc phục.
Trong thực tế, việc bán phá giá, không chỉ xảy ra ở các nước đang phát
triển mà diễn ra ngay cả ở các nước công nghiệp phát triển như EU, Canada,
Hoa Kỳ... Theo số liệu của Ban thư ký WTO, từ năm 1995 đến tháng 6 năm
2005, các nước thành viên WTO đã tiến hành điều tra 2.741 vụ kiện bán phá
giá. Nhiều nhất là Ấn Độ 412 vụ, kế đến là Mỹ 358 vụ, EU 318 vụ... Rốt
cuộc, chỉ có 63% số vụ bị áp thuế bán phá giá, cao nhất là Trung Quốc, tiếp
đến Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan...
- Các quy định về kỹ thuật, vệ sinh, nhãn mác...:

Cùng với những nỗ lực giảm thuế và điều chỉnh các biện pháp phi thuế
7
truyền thống trong WTO, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức rào cản
thương mại mang tính kỹ thuật như các quy định về vệ sinh, kỹ thuật, môi
trường, nhãn mác sản phẩm. Đây là phạm vi chứa đựng nhiều quy định khá
phức tạp và hết sức chặt chẽ.
Hiện nay, trong WTO, Hiệp định SPS điều chỉnh việc áp dụng các biện
pháp vệ sinh, kiểm dịch động, thực vật và Hiệp định TBT điều chỉnh việc áp
dụng các quy định liên quan đến tiêu chuẩn sản phẩm, dán nhãn, chứng nhận
và công nhận hợp chuẩn. Mục tiêu của hai hiệp định này là cho phép các
nước thành viên một mặt duy trì các biện pháp vệ sinh và kỹ thuật vì các lý
do chính đáng, mặt khác hạn chế khả năng lạm dụng các biện pháp này để
bóp méo hoạt động thương mại toàn cầu.
- Các quy định về thương mại dịch vụ:
Các quy định như quy định về lập công ty, chi nhánh và văn phòng của
nước ngoài tại nước sở tại, quy định về xây dựng và phát triển hệ thống phân
phốI hàng hoá, quy định về quyền được tiếp cận các dịch vụ công một cách bình
đẳng, quy định về thanh toán và kiểm soát ngoại tệ, quy định về quảng cáo và
xúc tiến thương mại . . . đều trở thành các rào cản trong thương mại quốc tế nếu
các quy định này không minh bạch và có sự thiên vị, phân biệt đối xử.
- Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại:
Ví dụ như các quy định yêu cầu các nhà đầu tư phải sử dụng nguyên
liệu trong nước, quy định tỉ lệ xuất khẩu sản phẩm hay hạn chế nguồn ngoại
tệ dùng để thanh toán hàng nhập khẩu của công ty... Các biện pháp này
thường được các nước đang phát triển sử dụng rộng rãi để hạn chế nhập khẩu
và phát triển ngành công nghiệp trong nước.
Để khắc phục tình trạng này, Hiệp định TRIMS đã đưa ra một danh
8

×