Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN sử DỤNG QUẢ địa cầu TRONG dạy học địa lí 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.38 KB, 16 trang )

SỬ DỤNG QUẢ ĐỊA CẦU TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ 6
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Năm học 2014-2015 là một năm học mang tính bản lề, Bộ Giáo Dục đã có
định hướng: “ Dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực và phẩm chất học sinh”. Trong chiến lược giáo dục phát triển con người toàn
diện, có đủ khả năng kế tục sự nghiệp Cách mạng, đáp ứng được thời kỳ phát triển
của đất nước, thời kì công nghệ và thông tin, thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại
hoá, nền kinh tế thế giới chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri
thức. Để phù hợp với xu hướng phát triển chung của toàn thế giới. Trong chiến
lược phát triển Đảng ta chủ trương lấy giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục
trong nhà trường đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách toàn diện
cho học sinh. Nhà trường với nhiệm vụ trung tâm là đào tạo thế hệ trẻ trở thành
những con người phát triển toàn diện, thông qua việc dạy và học, học sinh làm
quen và tiếp thu kiến thức khoa học trên mọi lĩnh vực thông qua các môn học khoa
học xã hội và khoa học tự nhiên. Trong hệ thống các môn Khoa học Xã hội thì môn
Địa lí có liên quan tới nhiều khoa học khác, nó góp phần đắc lực vào việc thực hiện
mục đích giáo dục của nhà trường.
Như chúng ta đã biết quá trình dạy học phải đạt được 3 mục tiêu lớn, đó là:
+ Phải cung cấp cho học sinh vốn tri thức cơ bản.
+ Phát triển được năng lực nhận thức cho học sinh
+ Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng & nhân sinh quan đúng đắn. Trong
ba mục tiêu này thì mục tiêu thứ nhất là quan trọng hơn cả, nó chi phối hai mục tiêu
còn lại. Bởi vì nếu không có vốn tri thức thì không thể phát triển được trí tuệ,
không hình thành được thế giới quan khoa học & nhân sinh quan đúng đắn, chính
vì vậy mà nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên trong quá trình giảng dạy môn
Địa lí là phải cung cấp, trang bị đầy đủ vốn kiến thức cơ bản, rèn kĩ năng Địa lí cho
học sinh. Vì vậy cần thực hiện giảng dạy trên lớp với nhiều phương pháp phù hợp
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đối với môn Địa lí
1



SỬ DỤNG QUẢ ĐỊA CẦU TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ 6
việc sử dụng phương tiện dạy học, đặc biệt là bản đồ giáo khoa, lược đồ, tranh ảnh
Địa lí... là không thể thiếu trong các tiết học. Theo chương trình đổi mới sách giáo
khoa hiện nay có rất nhiều tranh ảnh, lược đồ, bảng số liệu thống kê... giáo viên,
học sinh dựa vào đó tìm ra kiến thức mới, tạo niềm say mê, hứng thú học tập bộ
môn. Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp dạy học
thích hợp, hướng dẫn học sinh khai thác từng loại tranh ảnh bản đồ, lược đồ, quả
Địa cầu... Ở lớp 6 môn Địa lí giúp các em hiểu sâu về Khoa học Trái Đất, kĩ năng
nhận biết các hiện tượng Địa lí xảy ra xung quanh các em, đặc biệt là rèn luyện kĩ
năng Địa lí cho học sinh lại càng quan trọng.
Qua một số năm giảng dạy môn Địa lí THCS nói chung và Địa lí lớp 6 nói
riêng, bản thân tôi thấy Địa lí là môn học khá khô khan, khó kích thích được hứng
thú học tập và lòng say mê bộ môn của học sinh. Đặc biệt phần khoa học Trái Đất
ở Địa lí 6 có thể gọi là khó tiếp thu đối với tư duy còn non của học sinh lớp 6. Khi
sử dụng quả Địa cầu có đầy đủ các chi tiết để dạy bài: Vị trí, hình dạng và kích
thước của Trái Đất; bài: Khí áp và gió trên Trái Đất và bài: Các đới khí hậu trên
Trái Đất tôi thấy học sinh tiếp thu bài một cách thụ động. Lí do phải chăng là do
quả Địa cầu quá nhiều chi tiết nên học sinh khó nhận biết…Xuất phát từ đó, tôi
làm quả Địa cầu (trống) để học sinh dễ quan sát hơn, trực quan rõ ràng hơn, kích
thích được hứng thú học tập của học sinh và nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
đối với bộ môn mà mình đảm nhiệm. Tôi thiết nghĩ, làm quả Địa cầu này không
khó và không tốn kém mà giá trị của nó rất thiết thực.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Học sinh lớp 6-THCS
- Mô hình quả địa cầu
III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Giúp học sinh dễ dàng nhận biết được hệ thống kinh, vĩ tuyến, khí áp-gió,
khí hậu trên Trái Đất…
- Kích thích hứng thú học tập, khám phá bộ môn Địa lí cho học sinh.

2


SỬ DỤNG QUẢ ĐỊA CẦU TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ 6
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thuyết trình
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Địa lí là một môn khoa học có từ lâu đời. Trên bề mặt Trái Đất, mỗi miền đều
có những phong cảnh riêng, những đặc điểm riêng về nóng, lạnh, gió, mưa, về non
nước, cây cỏ, động vật… Ngay cả con người cũng có những cách làm ăn, sinh hoạt
riêng. Những sự khác biệt đó do nhiều nguyên nhân gây nên.
Môn Địa lí có thể giải thích được.
Địa lí còn là một môn khoa học có phạm trù riêng, rộng lớn và có tính thực
nghiệm, nó không chỉ dừng lại ở việc mô tả trái đất mà còn tìm cách giải thích,
phân tích, so sánh, tổng hợp các yếu tố Địa lí, cũng như thấy được mối quan hệ
giữa chúng với nhau.
Việc học tập môn Địa lí sẽ giúp các em hiểu về tự nhiên, hiểu được các điều
kiện và cách thức sản xuất của con người ở xung quanh các em. Trong khi giải
thích các hiện tượng tự nhiên, khoa học Địa lí đã vạch ra những mối quan hệ gắn
bó giữa chúng như: Nắng to thì nước bốc hơi nhanh

trời có nhiều mây

nhiều

mây lại sinh ra mưa…
Môn Địa lí 6 đề cập đến Trái đất - môi trường sống của con người với các đặc
điểm riêng về vị trí, hình dạng, kích thước và những vận động của nó… Đã sinh ra

trên trái đất vô số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống hằng ngày như: Nắng,
mưa, gió bão…
Học môn Địa lí 6 các em được tiếp xúc với nhiều tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…
và cả quả Địa cầu.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Quả Địa cầu-mô hình thu nhỏ của Trái Đất. Trên bề mặt của nó biểu hiện đầy
đủ các đặc điểm của bề mặt Trái Đất (có địa hình đồng bằng, đồi núi, bờ biển, đại
3


SỬ DỤNG QUẢ ĐỊA CẦU TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ 6
dương, ao hồ, sông suối…), với nhiều màu sắc đặc trưng cho từng dạng địa hình.
Trên bề mặt quả Địa cầu còn biêu hiện hệ thống kinh, vĩ tuyến… như vậy, quả Địa
cầu được biểu thị rất nhiều các chi tiết.
Với tư duy còn non, hiểu biết còn ít ỏi của học sinh lớp 6, để nắm và hiểu đầy
đủ, nhanh chóng và chính xác về hệ thống kinh, vĩ tuyến, đường chí tuyến Bắc,
Nam, đường vòng cực Bắc, Nam, hướng gió… qua một tiết học quả là không ít khó
khăn. Với kinh nghiệm một số năm giảng dạy môn Địa lí 6 đã minh chứng cho tôi
nhận định trên. Bằng những trăn trở của mình, tôi đã làm một quả Địa cầu chỉ có hệ
thống kinh, vĩ tuyến (có thể gọi là quả Địa cầu trống). Để khi dạy bài: Vị trí, hình
dạng và kích thước của Trái Đất, bài khí áp và gió trên Trái Đất và bài: Các đới khí
hậu trên Trái Đất và một vài bài khác thuộc Địa lí 6 sẽ giúp học sinh dễ quan sát,
nhận biết, từ đó nâng cao chất lượng của hoạt động dạy-học. Học sinh dễ hiểu và
nhớ bài sâu sắc, bước đầu kích thích được hứng thú học môn Địa lí của học sinh
lớp 6.
III. ĐỌC, NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU, CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC.
1. Trước khi soạn bài, tôi đã nghiên cứu kỹ kiến thức ở SGK, sách GV, tài liệu
liên quan và sau đó soạn bài chu đáo.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Mô hình các Hành tinh quay quanh hệ Mặt Trời.

- Quả Địa cầu (tự làm)
* Mô hình quả Địa cầu tự làm như sau:
+ Quả Địa cầu được làm bằng thép hoặc nhôm tròn, có bán kính khoảng 20cm.
+ Các đường kinh tuyến: 00, 200, 400, 600, 800, 1000, 1200, 1400, 1800 (gồm bán
cầu Tây và bán cầu Đông).
+ Các đường vĩ tuyến: 00, 200, 400, 600, 800 (gồm bán cầu Bắc và bán cầu Nam).
Ngoài ra còn có thêm các vĩ tuyến: 23 027’Bắc và Nam, 66033’Bắc và Nam.
Trên các đường kinh, vĩ tuyến đều có đính số. Đường xích đạo, kinh tuyến gốc các
đường chí tuyến và vòng cực được sơn màu khác nhau để học sinh dễ nhận biết.
4


SỬ DỤNG QUẢ ĐỊA CẦU TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ 6
+ Làm mũi tên chỉ các hướng gió: Gió Tín phong, gió Tây ôn đới, gió Đông
cực, mũi tên chỉ một loại gió có màu sắc khác nhau.
IV. THỰC HIỆN GIỜ DẠY TRÊN LỚP.
TIẾT: 2

CHƯƠNG1 – TRÁI ĐẤT –

I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS cần nắm:
1. Kiến thức:
- Biết vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất.
- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết quy ước về kinh tuyến
gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây;
2. Kĩ năng:
- Xác định vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ.
- Xác định được kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông và kinh tuyến Tây; vĩ
tuyến gốc.
3. Thái độ:

- Giáo dục tư tưởng yêu thiên nhiên, đất nước, con người.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao
tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. GV: Quả địa cầu tự làm
2. HS: SGK, tìm kiếm tư liệu…
III. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Thảo luận nhóm-cặp, cá nhân, đàm thoại, thuyết giảng tích cực
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ:
- Môn Địa lý 6 giúp các em hiểu được những vấn đề gì ?
- Phương pháp để học tốt môn địa lí 6 ?
3. Bài mới :
* Phương pháp/ Kỹ thuật dạy học: Cá nhân, lớp, trực quan, đàm thoại, tia
chớp...
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ1: Vị trí Trái Đất trong hệ MT (10’ - cá 1. Vị trí của Trái đất
nhân):
trong hệ Mặt trời :
Gv : Giới thiệu khái quát hệ mặt trời H1 sgk
Cho HS nắm được người đầu tiên tìm ra hệ mặt trời
5


SỬ DỤNG QUẢ ĐỊA CẦU TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ 6
là Nicôlai Cô Pec-Nic (1473-1543)

Gv : Yêu cầu HS qsát H1 , trả lời câu hỏi sau ;
- Trái Đất nằm ở vị trí thứ
- Hãy kể tên 8 hành tinh lớn chuyển động xung 3 theo thứ tự xa dần Mặt
quanh Mặt trời theo thứ tự xa dần Mặt trời Qua đó, trời
cho biết trái đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa
dần Mặt trời ?
Gv : hướng dẫn thêm : Vào thời Cổ đại người ta
qsát bằng mắt thường được 5 hành tinh (Thuỷ, Kim,
Hoả, Mộc, Thổ)-> năm 1781 bắt đầu có kính thiên
văn phát hiện thêm sao Thiên Vương-> 1846 có sao
Hải Vương -> 1930 có sao Diêm Vương (sao Diêm
Vương không còn là hành tinh trong HMT)
HĐ2: Hình dạng, kích thước của trái đất và hệ 2. Hình dạng, kích thước
thống kinh , vĩ tuyến (25’- Cả lớp)
của trái đất và hệ thống
Gv Yêu cầu HS quan sát ảnh/ 5 sgk và h2/7 . Hãy kinh , vĩ tuyến:
trả lời các câu hỏi sau : Trái đất có hình gì ? Dựa
vào h2 cho biết độ dài bkính và đường xđạo của trái a. Hình dạng:
đất ? Qua đó, nhận xét về kích thước của trái đất ?
- Trái đất có dạng hình cầu
-> HS thảo luận -> trả lời câu hỏi - > Gv : chốt lại
b. Kích thước:
Gv : cho HS qsát quả Địa cầu và mô tả để HS nắm: - Trái Đất rất lớn
trái đất tự quay quanh trục tưởng tượng người ta gọi
đó là địa trục. Địa trục tiếp xúc với bề mặt trái đất ở c. Hệ thống kinh, vĩ tuyến:
2 điểm. Đó chính là 2 địa cực:- Bắc và Nam. Mà + KT: là đường nối liền 2
Địa cực là nơi gặp nhau của các KT
điểm cực Bắc và cực N
- Qsát H3 cho biết các đường nối liền 2 điểm cực trên bề mặt quả Địa Cầu.
Bắc và Nam trên bề mặt quả địa cầu là những đường

gì ?
+ VT: là vòng tròn trên bề
0
- Nếu cách 1 ở tâm thì có bao nhiêu đường KT ? mặt Địa Cầu vuông góc
(360)
với kinh tuyến.
- Những vòng tròn trên quả địa cầu vuông góc với
các KT là những đường gì?
* KT gốc là Kt số 00, đi
- Nếu cách nhau 10 ở tâm thì trên bề mặt Địa cầu từ qua đài thiên văn Grin-uýt
cực B xuống N có bao nhiêu đường vĩ tuyến? (181) ở ngoại ô thành phố Luân
Gv: Giải thích thêm về đường KT, VT ở ngoài thực Đôn (nước Anh).
tế và trên bản đồ, quả địa cầu.
* VT gốc: vĩ tuyến số 00
- Tìm trên hình vẽ sgk(Quả địa cầu) cho biết KT gốc (Xích đạo)
là kinh tuyến bao nhiêu độ? Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến - KT Đông : những kinh
bao nhiêu độ?
tuyến nằm bên phái kinh
- Đường VT có độ dài lớn nhất gọi là gì?
tuyến gốc.
- Kinh tuyến đối diện với KT gốc là KT bao nhiêu - KT Tây: những kinh
độ ? (1800)
tuyến nằm bên trái kinh
- Những KT nằm bên tay phải kinh tuyến gốc là tuyến gốc.
6


SỬ DỤNG QUẢ ĐỊA CẦU TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ 6
kinh tuyến gì?(tt....)
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập :

* Tổng kết :
- Gọi HS lên bảng tìm trên quả Địa cầu các đường KT, VT, đường xích đạo
- HS làm bài tập 1/8 SGK
* Hướng dẫn học tập :
- Làm bài tập trong tập bản đồ .
- Chuẩn bị : Tìm xác định trên hình 3 SGK cho biết các VT Bắc và N;
nửa cầu Đ, nửa cầu T, nửa cầu B và nửa cầu N trên bản đồ và quả Địa Cầu.
***********************************
TIẾT: 3

CHƯƠNG 1. TRÁI ĐẤT

I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS cần nắm
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm vĩ tuyến B, vĩ tuyến N; nửa cầu Đ, nửa cầu T, nửa
cầu B, nửa cầu N.
2. Kĩ năng:
- Xác định được các VT Bắc và N; nửa cầu Đ, nửa cầu T, nửa cầu B và nửa
cầu N trên bản đồ và quả Địa Cầu
3. Thái độ:
- Giáo dục tư tưởng yêu thiên nhiên, đất nước, con người, yêu thích môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao
tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Quả địa cầu tự làm
- Tranh vẽ Trái đất và các hành tinh.
2. Học sinh:

- Tìm xác định trên hình 3 SGK cho biết các VT Bắc và N;
nửa cầu Đ, nửa cầu T, nửa cầu B và nửa cầu N trên bản đồ và quả Địa Cầu.
III. PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Cá nhân, lớp, trực quan, đàm thoại, tia chớp, động não
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định
2. Bài cũ :
7


SỬ DỤNG QUẢ ĐỊA CẦU TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ 6
- HS lên xác định vị trí của Trái Đất theo thứ tự xa dần mặt trời và nhận xét
hình dạng, kích thước của Trái Đất?
- Xác định trên Quả Địa cầu các đường kinh tuyến, vĩ tuyến, vĩ tuyến gốc?
3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
HĐ1: Tiếp tục tìm hiểu về kinh, vĩ tuyến
(Cả lớp-30 phút)

Nội dung chính
c. Hệ thống kinh, vĩ tuyến:

GV tương tự kinh tuyến Đ và kinh tuyến T, HS
xác định vĩ tuyến B và vĩ tuyến N.
- Quan sát hình ảnh, hãy cho biết các vĩ tuyến
nằm từ xích đạo đến cực bắc là vĩ tuyến gì?
(tương tự vĩ tuyến Nam).
- Nửa cầu nằm hoàn toàn bên phải kinh tuyến
gốc là nửa cầu gì? Trên đó có các châu lục
nào?

(tt) nửa cầu T, nửa cầu B, nửa cầu N
Gv: Hướng dẫn Từ xđạo lên cực B là nữa cầu
B ( từ nữa cầu N...KT đông bên phải KT gốc,
KT Tây bên trái KT gốc (cứ cách nhau 10 vẽ 1
KT thì sẽ có 179 KT Đông và 179 KT Tây)
Gv: Gọi HS lên xác định trên quả Địa cầu nửa
cầu B, nửa cầu N, VT B, VT Nam, KT Đông,
KT Tây?
- Hãy cho biết công dụng của các đường KT,
VT?(Dùng để xác định vị trí của địa điểm trên
bề mặt trái đất )

- VT Bắc: những vĩ tuyến nằm
từ Xích đạo đến cực Bắc.
- VT Nam: những vĩ tuyến nằm
từ Xích đạo đến cực Nam.
- Nửa cầu Đông: Nửa cầu nằm
bên phải vòng kinh tuyến 200 T
và 1600Đ, trên đó có các châu
Âu, Á, Phi và Đại Dương.
- Nửa cầu Tây: Nửa cầu nằm
bên trái vòng kinh tuyến 200 T
và 1600Đ, trên đó có toàn bộ
châu Mĩ.
- Nửa cầu Bắc: nửa bề mặt Địa
Cầu tính từ Xích đạo đến cực
Bắc.
- Nửa cầu Nam: nửa bề mặt
Địa Cầu tính từ Xích đạo đến
cực Nam.


4. Tổng kết và hướng dẫn học tập :
* Tổng kết :
- Gọi HS lên bảng làm bài tập trong phần câu hỏi và bài tập SGK/8
- Gọi 1 vài HS lên ghép cột A và B
A. Nằm phía:
B. Kinh, vĩ tuyến
1/ Trên xích đạo
a/ Vĩ tuyến nam
2/ Bên trái kinh tuyến gốc b/ Vĩ tuyến bắc
3/ Dưới xích đạo
c/ Kinh tuyến đông
4/ Bên phải kinh tuyến gốc d/ Kinh tuyến tây
* Hướng dẫn học tập :
- Làm bài tập trong tập bản đồ.
8


SỬ DỤNG QUẢ ĐỊA CẦU TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ 6
- Chuẩn bị bài Tỉ lệ bản đồ
*****************************************

TIẾT: 23
KHÍ ÁPVÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm khí áp và trình bày được sự phân bố các đai khí áp cao
và thấp trên trái đất.
- Nêu được tên, phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường
xuyên trên Trái Đất.

*Tích hợp sử dụng năng lượng TK và HQ: Năng lượng gió được khai thác
làm nguồn năng lượng sạch thay thế cho năng lượng truyền thống...
2. Kỹ năng.
- Quan sát, nhận xét sơ đồ, hình vẽ về các đai khí áp và gió trên Trái Đất.
3. Thái độ :
- Thấy được những lợi ích và tác hại của gió.
- Biết tôn trọng và bảo vệ không khí
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao
tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, năng
lực sử dụng số liệu thống kê
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên :
- Bản đồ khí hậu trên Trái đất
- Qủa địa cầu tự làm
2. Học sinh :
- sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về gió bão...
III. PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Cá nhân, lớp, nhóm, trực quan, đàm thoại, tia chớp
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ.
3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ1: Tìm hiểu khí áp và các đai khí áp trên 1. Khí áp và các đai khí áp
trái đất (Cả lớp)- 15 phút.
trên trái đất
HS nhắc lại tầng nằm sát mặt đất từ 0-16km là

tầng gì ? GV: tầng này không khí 90% tập trung a. Khí áp:
9


SỬ DỤNG QUẢ ĐỊA CẦU TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ 6
nhưng nhẹ, tạo ra 1 sức ép rất lớn đối với mặt - Khí áp là sức ép của không
đất .
khí lên bề mặt trái đất.
Sau khi giảng giải giáo viên đặc câu hỏi.
- Khí áp là gì?
- Đơn vị đo khí áp là mm thủy
- Người ta dùng dụng cụ gì để đo khí áp?( khí áp ngân.
kế.)
GV: Giới thiệu sơ lược về khí áp kế.
- Khí áp trung bình chuẩn là bao nhiêu? Người ta
thường đo ở đâu? Tại sao người ta lại đo ở nơi
đó? Đơn vị đo?
=>( Ở ngang mực nước biển, cột thuỷ ngân trong
khí áp kế chỉ 760 mm là khí áp chuẩn.)
Hãy đọc phần b và quan sát hình 50 SGK kết hợp b. Các đai khí áp trên bề mặt
tranh cho biết:
trái đất:
- Các đai khí áp thấp nằm ở đâu? Khoảng vĩ độ - Khí áp được phân bố trên Trái
nào?
Đất thành các đai khí áp thấp và
- Các đai khí áp cao nằm ở đâu? Khoảng vĩ độ
khí áp cao từ Xích đạo về cực.
nào?
+ Các đai khí áp thấp nằm ở
khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ

600 Bắc và Nam
+ Các đai khí áp cao nằm ở
khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam
và 900 Bắc và Nam(cực Bắc và
Nam).
HĐ2: Tìm hiểu gió và các hoàn lưu khí quyển.
(Nhóm)-20 phút.

2. Gió và các hoàn lưu khí
quyển.

GV: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục 2 và trả
lời các câu hỏi dựa vào hình 5 SGK.
- Định nghĩa gió là gì?=>( - Gió là sự chuyển
động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có
khí áp thấp.)

- Gió Tín Phong : Thổi từ
khoảng các vĩ độ 300 B và
N(các đai áp cao chí tuyến) về
Xích đạo(đai áp thấp Xích đạo).
+ Hướng gió: ở nửa cầu Bắc,
- Nguyên nhân nào sinh ra gió?
gió có hướng Đông Bắc; ở nửa
GV phân chia làm 3 nhóm lớn, Mỗi nhóm tìm
cầu Nam, gió có hướng Đông
hiểu 1 loại gió thổi trên Trái Đất theo câu hỏi sau: Nam.
- Dựa vào hình 51 SGK. Hãy nêu tên, phạm vi
- Gió Tây ôn đới: Thổi từ
hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường

khoảng các vĩ độ 300 B và
xuyên trên Trái Đất?
N(các đai áp cao chí tuyến) lên
GV: Giảng giải lại nguyên nhân sinh ra các loại khoảng các vĩ độ 600 B và N(các
gió.
đai áp thấpôn đới).
GV: Giảng giải thêm về hai loại gió Tây Ôn Đới
10


SỬ DỤNG QUẢ ĐỊA CẦU TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ 6
và Tín phong , khi chuyển động nó tạo thành
+ Hướng gió: ở nửa cầu Bắc,
vòng tròn gọi hoàn lưu khí quyển.
gió có hướngTây Nam; ở nửa
- Hoàn lưu khí quyển là hệ thống các vòng tròn, cầu Nam, gió có hướngTây Bắc.
sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp - Gió Đông cực: Thổi từ khoảng
cao và thấp tạo thành.
các vĩ độ 900 B và N(cực B và
N) về khoảng các vĩ độ 600 B và
- Việc khai thác năng lượng gió trên thế giới N(các đai áp thấp ôn đới).
như thế nào?
+ Hướng gió: ở nửa cầu Bắc,
+ Năng lượng gió được khai thác làm nguồn gió có hướng Đông Bắc; ở nửa
năng lượng sạch thay thế cho năng lượng cầu Nam, gió có hướng Đông
truyền thống...
Nam.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập :
* Tổng kết :
- Giáo viên vẽ sẵn hình tròn và các đường chí tuyến, vòng cực và cho học sinh

lên xác định các khu áp thấp và các khu khí áp cao trên trái đất. Đồng thời cho các
em xác định lại các loại gió?
- Giải thích nguyên nhân hướng các loại gió.
* Hướng dẫn học tập :
- Về nhà tự giải thích lại các loại gió.
- Vẽ vào vở các đai khí áp cao và thấp trên trái đất.
- Học bài cũ và soạn bài mới, Hơi nước trong không khí, mưa. Biết được vì sao
không khí có độ ẩm và nhận xét mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm.
Tìm hiểu quá trình tạo thành mây, mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất
****************************************
TIẾT: 26
CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được 5 đới khí hậu chính trên Trái Đất; trình bày được giới hạn và đặc
điểm của từng đới.
2. Kỹ năng
- Quan sát, nhận xét hình vẽ 5 đới khí hậu chính trên Trái Đất.
3. Thái độ :
- Nghiêm túc, tự giác chú ý tìm hiểu và phát biểu xây dựng bài, vận dụng vào
bài và thực tế.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao
tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
11


SỬ DỤNG QUẢ ĐỊA CẦU TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ 6

1. Giáo viên :
- Tranh vẽ các đới khí hậu trên trái đất (nếu có)
- Qủa địa cầu tự làm
2. Học sinh :
- Sách giáo khoa
III. PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Cá nhân, lớp, nhóm, trực quan, đàm thoại, tia chớp.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: - Kiểm tra chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nôi dung chính
HĐ1: Các chí tuyến và vòng cực trên trái đất.
1. Các chí tuyến và vòng cực
( Cá nhân, cặp-15 phút)
trên trái đất.
GV: Treo hình vẽ và nhắc lại các đường chí tuyến
và vòng cực trên bề mặt Trái Đất.
Quan sát H58/67, kết hợp kiến thức đã học, hãy
cho biết các đường chí tuyến Bắc và Nam nằm ở
vĩ độ bao nhiêu? Các tia sáng mặt trời chiếu vuông - Chí tuyến Bắc: 230 27’B
góc vào các đường chí tuyến vào các ngày nào? - Chí tuyến Nam: 230 27’N
=>(Ngày 22/6 -Hạ Chí và Ngày 22/12- Đông Chí) - Vòng cực Bắc: 660 33’B
GV: Trên bề mặt Trái Đất còn có các vòng cực - Vòng cực Nam: 660 33’N
Bắc và Nam.
- Các đường vòng cực nằm ở vĩ độ nào?
GV: các vòng cực là những đường giới hạn khu
vực có ngày và đêm dài 24 giờ, nằm ở vĩ độ 66 033’
B- N)

- Như vậy chí tuyến và vòng cực là ranh giới phân
chia các yếu tố nào? =>(- Các chí tuyến và vòng
cực là ranh giới phân chia các vành đai nhiệt.)
HĐ2: Sự phân chia bề mặt trái ra các đới khí
hậu theo vĩ độ. (Nhóm-20 phút)
2. Sự phân chia bề mặt trái
ra các đới khí hậu theo vĩ độ.
GV: Giới thiệu về vành đai nhiệt . Cả lớp trả lời
các câu hỏi sau:
- Sự phân chia các đới khí hậu đó phụ thuộc vào - Trên trái đất có 5 đới khí hậu
những yếu tố cơ bản nào? Nhân tố nào là quan chính:
trọng nhất?( vĩ độ, biển, lục địa, hoàn lưu khí
quyển...nhưng quan trọng nhất là vĩ độ vì các
+ Đới nóng (hay nhiệt đới):
vùng đất nằm ở vĩ độ khác nhau thì có khí hậu - Giới hạn: từ CTB đến CTN.
- Đặc điểm: Quanh năm có góc
khác nhau)
12


SỬ DỤNG QUẢ ĐỊA CẦU TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ 6
GV: Tương ứng với 5 vành đai nhiệt có 5 vành đai chiếu của ánh sáng mặt trời lúc
khí hậu.
giữa trưa tương đối lớn và thời
GV: ở đây nhiệt độ là yếu tố của khí hậu, nhưng là gian chiếu sáng trong năm
1 yếu tố chính, Vì vậy 5 vành đai nhiệt cũng có thể chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt
hấp thụ được tương đối nhiều
coi là 5 đới khí hậu .
nên quanh năm nóng. Gió
- Hãy cho biết tên các đới khí hậu trên Trái Đất?

thường xuyên thổi trong khu
Yêu cầu HS trình bày được giới hạn và đặc điểm vực này là gió Tín Phong .
của từng đới. Quan sát, nhận xét hình vẽ 5 đới khí Lượng mưa trung bình năm từ
hậu chính trên Trái Đất.
1000-> 2000mm.
HS trao đổi hoàn thành bảng GV cho sẵn (thời + Hai đới Ôn hoà(hay ôn đới):
gian trong vòng 5p) Quan sát H58/67 SGK
- Giới hạn: từ CTB đến vòng
- Mỗi vành đai khí hậu có đặc điểm gì? (Về vị trí, cực Bắc và từ CTN đến vòng
góc chiếu ánh sáng, nhiệt độ, gió, lượng mưa )
cực N.
GV: Cho học sinh hoạt động nhóm,theo bảng sau, - Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận
giáo viên chú ý hướng dẫn thêm cho học sinh.
được trung bình, các mùa thể
Các đới
Đới
Đới ôn
Đới lạnh hiện rất rõ trong năm. Gió
nóng
hoà
(N3)
thường xuyên thổi trong khu
(N1)
(N2)
vực này là gió Tây ôn đới.
Vị trí giới
Lượng mưa TB năm từ 500 ->
hạn
trên 1000mm.
Góc chiếu

+ Hai đới lạnh(hay hàn đới) :
Nhiệt độ
- Giới hạn: từ 2 vòng cực B và
Gió
N đến hai cực Bắc và Nam.
Lượng mưa
- Đặc điểm: Khí hậu giá lạnh,
- Sau khi thảo luận nhóm xong giáo viên cho các có băng tuyết hầu như quanh
nhóm lên trình bày sản phẩm, các nhóm khác có năm. Gió thường xuyên thổi
nhiệm vụ bổ sung và sửa chữa.
trong khu vực này là gió Đông
Câu hỏi dành cho cả lớp. Quan sát H58/67 SGK, Cực. Lượng mưa trung bình
hãy cho biết nước ta nằm trong đới khí hậu nào? năm thường dưới 500mm
=>(nằm trong đới nóng(hay nhiệt đới))
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập :
* Tổng kết :
- Thử vẽ lại các đới khí hậu lên bảng phụ (GV vẽ sẵn mô hình của Trái Đất)
* Hướng dẫn học tập :
- Về nhà tự vẽ lại các đới khí hậu . Xem lại tất cả các bài học ở HKII kể từ bài
Các mỏ khoáng sản đến bài Các đới khí hậu trên Trái Đất để tiết sau ôn tập kiểm
tra 1 tiết.
Quả thực, với ba tiết học này, đặc biệt là tiết 26, mà học sinh chỉ dựa vào kiến
thức đã học, hình 58 (sgk) thì rất ít em trả lời được. Vì kiến thức này học ở kọc kì I,
với khoảng thời gian dài như vậy và với tư duy của học trò lớp 6 (nhất là vùng
13


SỬ DỤNG QUẢ ĐỊA CẦU TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ 6
nông thôn) nên các em đã quên hết. Chính vì vậy, ở mục này, giáo viên rất dễ sa
vào áp đặt (trả lời thay cho HS, nhắc lại cho HS để khỏi mất thời gian). Nhưng khi

đưa quả Địa cầu tự làm, các đường chí tuyến, vòng cực được thể hiện rất rõ, giúp
học sinh tái hiện lại các kiến thức đã học ở bài 1 một cách nhanh chóng, học sinh
dễ dàng trả lời hai câu hỏi trên, bài giảng đi theo hướng đổi mới, không mất thời
gian, không gây ức chế cho giáo viên. Ai đã từng dạy Địa lí 6 và dạy bài 22 này thì
có lẽ rất hiểu và thông cảm cho tôi những trăn trở trên.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Với mục đích thuyết trình ý nghĩa của quả Địa cầu tự làm, tôi đã kiểm nghiệm
qua thực tế giảng dạy, thấy được chất lượng của giờ học đạt kết quả cao. Việc áp
dụng quả Địa cầu tự làm trong ba tiết dạy này đã giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn,
kích thích hứng thú học địa lí cho học sinh.
Sau đây là kết quả của hai tiết dạy mà tôi đã khảo sát, với bài dạy:
Tiết 2. Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất.
- Một tiết dạy có sử dụng quả Địa cầu đầy đủ chi tiết (lớp 6D)
- Một tiết dạy có sử dụng quả Địa cầu tự làm (lớp 6C)
(Lớp 6C và lớp 6B có chất lượng đại trà đầu năm như nhau)
Kết quả phản ánh rõ như sau:
Loại
Lớp
6C
6D

Giỏi
15,5%
7,5%

Khá
37%
24%

Trung bình

44%
51,5%

yếu
3,5%
17%

D. KIẾN NGHỊ

14


SỬ DỤNG QUẢ ĐỊA CẦU TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ 6
Trong chương trình đổi mới SGK, cũng như các bộ môn khác, môn Địa lí đã
có nhiều đổi mới, trong đó học sinh được tiếp xúc nhiều với tranh ảnh, biểu đồ, bản
đồ, mô hình… Yêu cầu là vậy nhưng thực tế thiết bị giảng dạy ở nhà trường vẫn
chưa cung cấp đủ, tình trạng dạy và học chay ở đau đó vẫn còn diễn ra. Để tránh
tình trạng dạy chay, tôi có một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất: Các giáo viên bộ môn phải tìm tòi, nghiên cứu làm thêm đồ dùng
dạy học (ít nhất là phục vụ trong nhà trường mà mình công tác).
Thứ hai: Ban giám hiệu nhà trường cũng như các tổ chức trong trường có
một phần kinh phí để tạo điều kiện cho giáo viên khi làm đồ dùng dạy học.
Thứ ba: Bộ giáo dục cũng như các công ty sản xuất đồ dùng dạy học cung
cấp đầy đủ hơn nữa, thiết thực hơn nữa các thiết bị dạy học. Có như vậy mới nâng
cao được chất lượng giáo dục, củng cố thêm niềm tin vững chắc của học sinh,
nhân dân đối với giáo dục nước nhà.
Điều quan trọng nhất là bản thân người giáo viên phải có tình yêu với bộ
môn, lòng say mê nghề nghiệp để từ đó biến bộ môn có phần khô khan của mình
thành môn học được học sinh yêu thích.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thạch Hà, tháng 3 năm 2015

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
15


SỬ DỤNG QUẢ ĐỊA CẦU TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ 6
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Địa lí 6
- Mô hình quả Địa cầu
- Sách: Tư liệu dạy-học Địa lí 6
- Sách: Rèn luyện kĩ năng Địa lí 6
- Bài tập bản đồ Địa lí 6

16



×