Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BÀI THU HOẠCH LỚP TÌM HIỂU ĐẢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.44 KB, 13 trang )

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC TRƯỜNG ĐH, CĐ TP HÀ NỘI
ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI THU HOẠCH
LỚP TÌM HIỂU ĐẢNG
CỦA CẢM TÌNH ĐẢNG
Họ và tên học viên : Trần Thị Lan Hương
Ngày sinh : 26 - 10 - 1987
Quê quán : TP. Nam Định - Tỉnh Nam Định
Đơn vị công tác : Lớp Tài chính doanh nghiệp 47B
HÀ NỘI, 2008
Câu 1:
Những bổ sung, phát triển về chủ nghĩa xà hôi và phương hướng xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trả lời:
Tính đến ĐH Đảng X (18/04/2006), sau hơn 20 năm thực hiện đường lối
đổi mới đất nước trong đó có hơn 15 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, công
cuộc đổi mới của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa
lịch sử, điều này được thể hiện qua báo cáo các năm tại các Đại hội Đảng
trước đó.
ĐH Đảng VIII (28/06/1996) đã đánh giá "Nhìn tống quát, công cuộc đổi
mới 10 năm qua đã thu được những thành ưu to lớn, có ý nghĩa rất quan
trọng. Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991 - 1995 đã được hoàn
thành về cơ bản".
Cụ thể "Tình trạng đình đốn trong sản xuất, rối ren trong lưu thông được
khắc phục. Kinh tế tăng trưởng nhanh, nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong nước
(GDP) bình quân hằng năm thời kỳ 1991 - 1995 đạt 8,2%. Lạm phát bị đẩy lùi
từ 774,7% năm 1986 xuống còn 67,1% năm 1991, 12,7% năm 1995. Đầu tư
toàn xã hội bằng nguồn vốn trong và ngoài nước so với GDP năm 1990 là
15,8%, năm 1995 là 27,4%. Lương thực không những đủ ăn mà còn xuất khẩu
được mỗi năm khoảng 2 triệu tấn gạo. Nhiều công trình thuộc kết cấu hạ tầng


và cơ sở công nghiệp trọng yếu được xây dựng, tạo thêm sức mạnh vật chất
và thế cân đối mới cho bước phát triển tiếp theo".
"Nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và
kéo dài hơn 15 năm, tuy còn một số mặt chưa vững chắc, song đã tạo được
tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới; đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước".
2
ĐH đã nhận định "Xét trên tổng thế, việc hoạch đinh và thực hiện đường
lối đồi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng xã hội
chủ nghĩa".
Đến ĐH IX (19/04/2001), Đảng ta tiếp tục khẳng định" Thực tiễn phong
phú và những thành tựu thu được qua 15 năm đổi mới đã chứng minh tinh
đúng đắn của Cương lĩnh được thông qua tại Đại hội VII của Đảng, đồng thời
giúp chúng ta nhận thức ngày càng rõ hơn về con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta. Chúng ta một lần nữa khẳng định: "Cương lĩnh là ngọn cờ
chiến đấu vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam từng bước quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng hiện nay và
trong những thập kỷ tới. Đang và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước
Việt Nam theo con đường xã hội chu nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ".
Trước những biến đổi không ngừng của tình hình thế giới và Việt Nam,
trên cơ sở tổng kết thực tiễn và những bài học kinh nghiệm được rút ra, tại
Đại hội X Đảng ta đã tiến hành bổ sung và phát triền một số nội dung của
Cương lĩnh cho phù hợp với tình hình mới, tạo điều kiện cho quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta được diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn. Cụ thể
đó là:
Nhận thức về chủ nghĩa xã hội trong Cương lĩnh 1991 đã được Đại hội
X bổ sung và xác định xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân xây dựng có 8
đặc trưng, bao gồm:
Một là "xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội

dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh". Trong Cương lĩnh 1991
chưa nói tới đặc trưng này. Tại Đại hội VIII của Đảng đã xác định mục tiêu
của cách mạng nước ta là "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn
minh". Đến Đại hội IX đã bổ sung thêm từ "dân chủ", thành "Dân giàu, nước
3
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Đại hội X đã xác định đó là một
đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng.
Hai là "do nhân dân làm chủ". Đây là điểm đổi mới của Đại hội X so với
Cương lĩnh 1991, mở rộng từ "do nhân dân lao động làm chủ" trong Cương
lĩnh 1991 thành "do nhân dân làm chủ". Đại đa số nhân dân là người lao động,
hơn nữa, trong điều kiện phát triền nền kinh tế nhiều thành phần và phát huy
sức mạnh của toàn dân tộc, bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, nói nhân dân
làm chủ phù hợp với thực tế hơn, thực hiện đại đoàn kết dân tộc đồng thời nó
cũng khẳng định chúng ta xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Ba là "có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lương sản xuất hiện đại
và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất".
Trên cơ sở xác định ở nước ta có 3 chế độ sở hữu cơ bản là toàn dân, tập thể
và tư nhân, nhiều hình thức sở hữu và loại hình sản xuất, kinh doanh, nên
quan hệ sở hữu trong xã hội có sự đan xen phức tạp và đang phát triển. Vì vậy
nói về quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội
Đảng X đã điều chỉnh, bỏ đoạn nói về "chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
chủ yếu".
Bốn là "có nên văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Đây là đặc
trưng đã được đề cập trong Cương lĩnh 1991. Văn hóa là nền tảng tinh thần
của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Nền
văn hóa tiên tiến là nền văn hóa thấm đượm tinh thần yêu nước và tiến bộ, mà
nội dung cốt lõi của nó là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội. Bản sắc dân tộc là những giá trị tinh thần bền vững mà lịch sử hàng ngàn
năm của dân tộc đã hun đúc nên, đó là nền yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực tự

cường, tinh thần cố kết cộng đồng... Đi cùng với việc giữ gìn bản sắc dân là
việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm làm phong phú thêm cho kho
tàng văn hóa của dân tộc.
4
Năm là "con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống
ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện". Giải phóng con người vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của xã hội. Con người được phát triển toàn diện,
cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, phong phú về
tinh thần, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. So với Cương lĩnh 1991, Đại
hội X đã điều chỉnh, bỏ cụm từ "bóc lột". Xét về bản chất và mục tiêu lâu dài
trong xã hội ta không còn bóc lột Nhưng trong quá trình phát triển hiện tượng
bóc lột tồn tại do trình độ sản xuất quy định, và trong thời kỳ quá độ, nó còn
có ý nghĩa nhất định trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngoài đặc trưng
này ra, Đại hội X cũng sữa chữa cụm từ "có điều kiện phát triển toàn diện cá
nhân" thành "có điều kiện phát triển toàn diện".
Sáu là "các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương
trợ và giúp đỡ nhau cũng tiến bộ". Nước ta là quốc giạ đa dân tộc. Trên đất
nước ta có 54 dân tộc anh em bao đời chung sức, chung lòng xây dựng nên Tổ
quốc Việt Nam. Trong xã hội mới mà chúng ta xây dựng các dân tộc anh em,
dù là đa số hay thiểu số, đều bình đẳng, có sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng
tiến bộ. Đặc trưng này cơ bản như Cương lĩnh 1991, nhưng có bổ sung thêm
cụm từ "tương trợ", phù hợp hơn với thực tế phát huy lợi thế của từng vùng,
miền, từng dân tộc.
Bảy là "có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản". Cương lĩnh 1991
chưa nói tới việc xây dựng nhà nước pháp quyền, nhưng theo tư tưởng Hồ
Chí Minh, chúng ta xây dựng nhà nước dân chủ mới và thực hiện quản lý xã
hội bằng pháp luật.
Tám là "có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế
giới". Đặc trưng này liên tục được Đảng ta khẳng định trong Cương lĩnh 1991

cũng như qua các kỳ Đại hội, giúp tận dụng tối đa nguồn lực bên ngoài.
5

×