Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

DNSGCT tìm lời giải cho bài toán thanh khoản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.56 KB, 5 trang )

DNSGCT - Tìm lời giải cho bài toán...thanh khoản
Tìm lời giải cho bài toán… thanh khoản
Tính thanh khoản gồm có hai mặt: giá bán và độ dài thời gian cần thiết để
bán được một chứng khoán. Hai phương diện này có liên quan mật thiết với
nhau, chẳng hạn chỉ cần một khoảng thời gian rất ngắn để bán một chứng
khoán nếu có sự nhượng bộ về giá cả. Một chứng khoán có tính thanh khoản
cao nếu có thể được chuyển nhượng nhanh chóng mà người bán không phải
có sự nhượng bộ quan trọng về giá.
Tình hình thanh khoản
Tình cảnh trênthị trường OTC còn bi đát hơn, nhiều cổ phiếu được các
chuyên gia cho là đã có giá rất hấp dẫn nhưng vẫn không ai dám mua, thậm
chí rất nhiều cổ phiếu được xem là hàng tốt rơi vào tình trạng không xác
định được giá vì không có giao dịch. Nhiều ý kiến cho rằng việc tăng giá trở
lại của Điện Quang, Ngân hàng Quân đội hayEximbank chứng tỏ dấu hiệu
OTC đã tan băng là chưa hợp lý, vì những cổ phiếu trên không hề cứu vãn
được cho hàng nghìn cổ phiếu khác trên thị trường. Rủi ro thanh khoản đã
trở thành “nỗi sợ hãi” với nhiều nhà đầu tư.
Nguyên nhân
Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN), một trong những nguồn vốn chính tạo
tính thanh khoản cho cổ phiếu, đang gặp phải rào cản hết room hoặc gần hết
đối với nhiều cổ phiếu trong tầm ngắm của họ. Hai là, NĐTNN hạn chế mua
bán trên thị trường OTC vì thị trường này đang rất thiếu minh bạch. Ngoài


ra, nhiều chuyên gia khẳng định số tiền đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào
TTCK Việt Nam là không nhỏ nhưng một phần vì lý do hết room, một phần
là nhiều quỹ đầu tư chờ IPO của các doanh nghiệp lớn nên nguồn vốn ngoại
vẫn chưa tạo ra được một cú hích lớn.
Tâm lý nhà đầu tư : do tính thiếu chuyên nghiệp của các nhà đầu tư cá nhân,
đầu tư theo phong trào và chịu ảnh hưởng của NĐTNN nên giao dịch trên thị
trường lúc sôi nổi, lúc ảm đạm. Có một hiện tượng mà ai cũng nhận thấy là


khi thị trường đi lên, nhà đầu tư hưng phấn thì thị trường có tính thanh
khoản cao; khi thị trường đi xuống, nhà đầu tư bắt đầu lo sợ thì tính thanh
khoản của thị trường thấp, dù ai cũng biết rằng thị trường đi xuống là cơ hội
để mua vào. Có thể nói tâm trạng nhà đầu tư trên TTCK như con chuồn
chuồn trong câu ca “khi vui nó đậu, khi buồn nó… bay”.
Nghịch lý nhà đầu cơ :các nhà đầu cơ được cho là nguyên nhân góp phần
làm cho thị trường thiếu tính minh bạch, nhưng khi nói về tính thanh khoản
thì nhà đầu cơ lại được ca ngợi như là người đã cứu thị trường thoát khỏi
tình trạng thanh khoản kém. Thực chất thì nhà đầu cơ không phải là nguyên
nhân, trong các chiến thuật kinh doanh cổ phiếu thì chỉ những người có bản
lĩnh mới dám áp dụng chiến thuật “lướt sóng”, cũng do chiến thuật này nên
họ thường được gắn với những người thực hiện hành vi thao túng giá.


Vấn đề lạm phát, đợt IPO không thành công của Bảo Việt và bản báo cáo
của Merrill Lynch… càng khiến cho thị trường thêm phần ảm đạm. Lạm
phát đơn giản là sẽ khiến người dân phải chi nhiều hơn cho tiêu dùng, do đó,
số tiền đổ vào chứng khoán của các nhà
đầu tư sẽ ít đi. Trong khi đó, Bảo Việt
không thể bán hết số cổ phần còn dư sau
đợt IPO, điều này có vẻ như là nhà đầu
tư đã…hết tiền hay do bị tác động bởi
báo cáo của Merrill Lynch khuyên phân
bổ vốn đầu tư vào Việt Nam về con số 0
!?
Bài toán Tiền- Cổ phiếu
Những nguyên nhân trên đã được nhiều người chỉ ra nhưng chưa đặt nó
trong cái nhìn thanh khoản nên chưa thấy hết được sự cần thiết để có được
một chính sách đồng bộ, lâu dài nhằm giải quyết tình trạng thanh khoản
kém. Nhìn vào các nguyên nhân trên, tập trung lại có hai vấn đề: tiền và tâm

lý nhà đầu tư. Người muốn đầu tư nhưng không có tiền, còn người có tiền
nhưng không dám đầu tư. Vì vậy, giải quyết bài toán thanh khoản không thể
giải quyết đơn phương vấn đề tiền hay tâm lý. Trong khi tâm lý nhà đầu tư
không thể trong thời gian ngắn mà vững vàng ngay được thì giải pháp trước
mắt vẫn là kích cầu, song song đó là giảm cung (giãn tiến độ các đợt IPO
lớn). Về lâu dài, nên xem xét các giải pháp sau:
Khơi thông nguồn vốn nhàn rỗi


Nguồn vốn nhàn rỗi chính là bài toán quan trọng để giải quyết “dư âm” do
Chỉ thị 03 để lại. Mặt khác, nếu nhà đầu tư kinh doanh bằng nguồn vốn này
thì sẽ giảm bớt được rủi ro cho cá nhân họ và TTCK. Không thể thống kê
được trong hơn 200.000 tài khoản giao dịch có bao nhiêu từ nguồn vốn nhàn
rỗi và bao nhiêu từ nguồn vay ngân hàng, thế chấp nhà đất…nhưng chắc
chắn rằng nguồn tiền nhàn rỗi trong dân vẫn còn rất lớn. Bằng chứng là đến
cuối tháng 6/2007, trên địa bàn TP.HCM con số huy động kết dư nằm trong
các ngân hàng gần 384 ngàn tỉ đồng (tương đương 24 tỉ USD). Con số này
cho thấy, dân cư vẫn đang giữ nhiều tiền trong tay của mình. Để có thể khơi
thông nguồn tiền này thì vấn đề niềm tin của nhà đầu tư là rất quan trọng.
Tuy nhiên, việc người dân đổ tiền vào TTCK khi thị trường đang tăng chóng
mặt không phải là điều đáng mừng, bởi phần lớn trong số họ đang mong chờ
sau vài tháng sẽ kiếm lợi nhuận vài chục cho đến vài trăm phần trăm và thực
tế số lượng tài khoản mới đã giảm hẳn trong những tháng gần đây.
Cân bằng giữa thị trường OTC và thị trường tập trung
Với tâm lý cổ phiếu trên sàn tập trung có tính thanh khoản hơn thị trường
OTC nên các nhà đầu tư chỉ quan tâm cổ phiếu của doanh nghiệp nào có kế
hoạch… lên sàn. Hai là, Việt Nam chưa có thị trường OTC đúng nghĩa nên
hầu hết các doanh nghiệp chỉ xem đó là bước đệm để niêm yết trên sàn tập
trung. Nếu vậy, chỉ vài năm nữa, khi đã cổ phần hóa hết các doanh nghiệp
hàng đầu và thực hiện xong việc niêm yết trên sàn tập trung thì thị trường

OTC sẽ chỉ còn những doanh nghiệp nhỏ, dẫn đến thị trường này kém tính
hấp dẫn. Trong khi đó, ở các nước khác, thị trường OTC đóng một vai trò
quan trọng trên TTCK, vẫn có nhiều doanh nghiệp tốt niêm yết trên thị


trường phi tập trung. Vì vậy, cần cân nhắc phát triển thị trường OTC đồng
bộ với thị trường tập trung.
Sự phát triển ổn định của các thị trường bất động sản, bảo hiểm, vàng…:
giữa các thị trường có sự liên thông với nhau. Nhà đầu tư luôn tìm cách hạn
chế rủi ro bằng cách phân bổ nguồn vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi
một thị trường khi có dấu hiệu “nóng” hay “lạnh” đều sẽ ảnh hưởng đến các
thị trường khác. Nhà đầu tư có thể thế chấp nhà đất để đầu tư chứng khoán,
có thể bán vàng để mua cổ phiếu và ngược lại. Chúng ta đã từng chứng kiến
TTCK phát triển mạnh vào đầu năm 2007 kéo thị trường bất động sản “ấm
theo”, nhưng khi TTCK chuyển sang giai đoạn tụt dốc cũng là lúc thị trường
bất động sản giảm nhiệt



×