Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tìm lời giải cho bài toán chuyện mù chữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.29 KB, 3 trang )

Tình trạng mù chữ tại Việt Nam.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km, có nhiều người dân ở huyện Mỹ Đức và Ba Vì
đang sống trong tình trạng mù chữ: Không viết được tên mình, không tính được tiền
công khi đi làm thuê... Làng tôi có nhiều người "một chữ cắn đôi" cũng không biết!
Anh Kiệm viết chữ dưới sự giúp đỡ của con
Anh Đặng Văn Kiệm, thôn Đồng Chiêm, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội, sinh
năm 1976, hiện đã có 3 con, con lớn đang học lớp 3. Anh thật thà kể: “Em học đến lớp
3 là nghỉ, còn vợ em (sinh năm 1980), học chưa hết lớp 1!”. Khi hỏi anh có viết được
chữ không, anh nhăn nhó: “Viết thì viết được, nhưng phải đánh vần lâu lắm, mà phải
có con gái hướng dẫn thì mới viết nổi”.
Để “kiểm chứng”, anh đã viết tên mình, tên vợ và tên 3 con trước mặt mọi người. Khi
viết tên mình, không có sự “trợ giúp” của con gái, anh ngẩng đầu suy nghĩ một lát rồi
chậm chạp đặt bút viết. Vừa viết, anh vừa nghĩ xem chữ nào đứng trước chữ nào. Đến
lúc “tắc” thì anh cười xòa: “Chịu! Không viết được!”. Nhưng khi được con gái nhắc mặt
chữ, anh nhớ dần ra rồi viết tiếp các chữ rời rạc. Nhất là đến chữ “Đặng” và chữ
“Kiệm”, do có dấu, anh cũng phải nghĩ mãi mới nhớ ra hình thù của nó rồi đặt dấu
“nặng” (.) vào bên dưới! Cuối cùng, anh nguệch ngoạc viết đủ tên họ 3 đứa con của
mình dưới sự giúp đỡ của cô con gái.
Đến lượt viết họ tên vợ (Nguyễn Thị Diên), quả là một thách thức với anh. “Họ Nguyễn
dài, nhiều chữ, khó nhớ lắm!”, anh Kiệm phân bua. Lại là con gái anh giúp đỡ, cuối
cùng anh cũng viết được tên người vợ đã lấy anh gần chục năm nay.
Anh Kiệm thừa nhận là mình “mù” tính toán: “Mặt chữ, mặt số thì còn nhớ sơ sơ, có
người nhắc và chỉ cách viết lần lượt thế nào thì vẫn làm được. Nhưng bảo em tính toán,
nhân chia cộng trừ thì em chịu hẳn! Làm thế còn khó hơn lên núi lấy củi”.
Anh khá “vất vả” mới viết được đầy đủ tên họ của cả nhà
Thầy Lại Xuân Vượng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Phú trêu anh: “Con anh sinh
năm 1999, năm nay là năm 2008, vậy nó bao nhiêu tuổi”? Anh Vượng nhăn mặt một
hồi rồi buông một câu xanh rờn: “Em chịu” khiến cả thầy Vượng lẫn những người có
mặt ở đó đều cười xòa! “Thế làm sao anh biết tuổi con mình?” – “Thì em cứ đếm năm
một, hết một năm là một tuổi!”
Chị Diên (vợ anh) thì mù chữ hoàn toàn: “Em không biết tí gì về chữ với số cả! Có được


học đâu mà biết. Mà có học cũng nhớ sao nổi”, người phụ nữ mới 28 tuổi nhưng có vẻ
ngoài già nua vì lam lũ với ruộng đồng hồn nhiên nói.
Tranh thủ đợt mưa lũ vừa rồi, không thể đi đâu ngoài việc nằm dài ở phòng học mượn
tạm của nhà trường, anh Kiệm mới có thời gian hỏi con gái đi học có được điểm cao
hay không. Anh cho biết: “Không biết chữ, em không thể dạy con học được. Em kệ
chúng nó, đứa nào học được thì học, đứa nào không học được thì thôi”.
Trường hợp của anh Kiệm tiêu biểu cho nhiều người dân mù chữ ở thôn Đồng Chiêm.
Toàn bộ thôn có gần 400 hộ với gần 1.700 người. Theo thầy Vượng thì ở đây, có nhiều
phụ huynh học sinh không biết chữ. Chị lái đò đưa chúng tôi vào “ốc đảo” Đồng Chiêm
những ngày mưa lũ cũng nói: “Làng này, nói đến người mù chữ thì không thiếu. Hàng
xóm xung quanh nhà tôi cũng có đầy người một chữ bẻ đôi cũng không biết”.
Gần 60 năm bám trụ tại mảnh đất Đồng Chiêm này, ông Vũ Văn Chinh khẳng định:
“Thôn này tôi ước đoán có khoảng 1/2 số người mù chữ. Các thôn, xã xung quanh cũng
không hơn gì”
Đem thực tế này đến phòng Giáo dục Đào tạo huyện, Trưởng phòng Đặng Văn Viện
vẫn khẳng định: “Huyện tôi hoàn thành phổ cập giáo dục từ lâu, không thể có người
mù chữ được! Phòng chưa có báo cáo thống kê về số người mù chữ trên địa bàn”.
Nhà có 5 anh em, 4 người mù chữ
Từ Mỹ Đức ngược lên vùng núi cao Ba Vì, đến xã Khánh Thượng – một trong những xã
xa xôi và khó khăn nhất của huyện mới thấy, chuyện mù chữ ở đây phổ biến như thế
nào.
Chúng tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Xuân Hoàng, thôn Khánh Trúc Bãi, xã Khánh
Thượng vào một buổi chiều muộn, nắng đã tắt trên nương mà bếp núc nhà anh vẫn
nguội tanh nguội ngắt. Căn nhà trát vách rộng chừng chưa tới 20m2, gió mạnh là đổ
xiêu đổ vẹo hiện là nơi trú ngụ của 5 con người: mẹ anh, vợ con anh, anh và 1 em trai.
Anh Hoàng sinh năm 1981, “mù chữ“ hoàn toàn vì ngay cả đến tên mình, anh còn
không biết viết. Mặt chữ cái anh cũng không nhận diện được. “Em thất học từ nhỏ nên
chữ nghĩa không biết một tí gì”, anh buồn bã nói.
Gia đình anh có 5 anh em, chỉ duy nhất anh trai sinh năm 1975 biết chữ bập bõm, biết
viết tên họ, biết kí cọt mỗi khi có giấy tờ vay nợ. Còn anh Hoàng và 3 người em còn lại,

nói đến chữ nghĩa, bút mực là nói đến một cái gì đó xa xỉ, lạ lẫm. Ngay cả vợ anh là
Đinh Thị Dịu, sinh năm 1990, học hết lớp 4 đã ở nhà đi làm, chỉ biết viết, biết đọc
những từ cơ bản. Điều quan trọng nhất là Dịu tự viết được tên mình!
“Em chỉ ước viết được tên mình, tên con mình để xem “hình thù” nó ra làm sao! Chứ từ
khi có con đến nay đã 5 tháng mà em chưa dám đi làm giấy khai sinh”, anh Hoàng nói.
Hiện nay, anh Hoàng và em trai đi làm phu đá ở một dãy núi cách thôn Khánh Trúc Bãi
chừng 2km. Quần quật đập đá, vác đá cả ngày, nhưng khi tính tiền công, anh phải nhờ
anh em đi cùng tính hộ: “Một ngày em đập được 3 xe đá, mỗi một xe giá 30 nghìn
đồng, nếu không có ai tính hộ, người ta trả em 70 nghìn đồng em cũng không biết!”.
Ngay cả khi đi chợ, họa hoằn lắm mới dám mua thịt thà, nếu mua 3 lạng với giá
5.000/lạng, “Người bán hàng trêu em là hết 18 nghìn em cũng trả! Vì em có biết tính
toán gì đâu!”, anh Hoàng vừa nói vừa cười, nụ cười như muốn khóc cho cái sự thất học
của mình...
Chữ nghĩa có thể không biết, nhưng tiền nong là thứ thiết thân nhất nên nếu được cầm
tiền, anh Hoàng cũng như những người mù chữ khác, vẫn đếm được, vẫn chi trả được.
Chỉ có điều, không biết trả thế có đúng hay không, vì không tài nào tính toán được.
Nếu con anh Hoàng lớn lên, rất có thể câu chuyện cười ra nước mắt từng xảy ra ở
Trường Tiểu học Khánh Thượng B sẽ lặp lại. Thầy Nguyễn Hoàng Sâm, Phó Hiệu trưởng
nhà trường kể: “Có em học sinh lớp 3 bị điểm kém, nhà trường viết vào sổ liên lạc, bảo
em mang về cho bố mẹ xem rồi phản hồi về nhận xét của nhà trường. Oái oăm ở chỗ,
cả cha lẫn mẹ của em này đều “mù tịt” chữ nghĩa, nên không biết làm cách nào để đáp
ứng yêu cầu của nhà trường. Cuối cùng, ông bố loay hoay mãi mới viết nổi một chữ
duy nhất vào phần ý kiến cha mẹ học sinh: “Sem” (Ý là đã xem)!”.
Ngay trong gia đình anh Hoàng, đã có đến 5 người mù chữ (kể cả mẹ anh). Trong thôn
anh, anh khẳng định là bạn bè bằng tuổi mình cũng không hơn gì mình: “Đều đi chăn
trâu, rồi lớn lên cùng nhau nên em biết hết. Đứa nào học nhiều lắm là hết lớp 5, còn
đại đa số chúng nó đều nghỉ giữa chừng và bây giờ cũng đều như em cả”, anh Hoàng
nói.
Đầu óc đâu mà nghĩ đến chuyện học?
Thôn Đồng Chiêm, xã An Phú là thôn Công giáo toàn tòng, tách biệt ra khỏi các vùng

quanh xã như một ốc đảo. Ngoài ruộng nương, nghề chính của dân vùng này là lên núi
kiếm củi hoặc lấy lá cây, rễ cây phơi khô làm thuốc, kinh tế đặc biệt khó khăn.
Ông Vũ Văn Chinh chia sẻ: “Thu nhập bình quân của chúng tôi hiện chỉ rơi vào khoảng
200-300 nghìn đồng/tháng, mà số tiền đó chỉ do một người kiếm ra, rồi “cõng” thêm
toàn bộ 4 người nữa trong gia đình. Sức đâu chịu nổi? Đầu óc đâu còn nghĩ đến học
hành, chữ nghĩa?”
Trong gia đình anh Hoàng, khoản thu nhập già 1 triệu đồng của 2 anh em đi làm đá là
nguồn chi phí duy nhất cho cả 5 con người. Nếu thời tiết không ủng hộ, thì nguồn thu
này bị giảm đi khá nhiều. Khi được hỏi, nếu có lớp xóa mù được mở ra, liệu anh có đi
học để viết được tên con trai như mơ ước không, anh Hoàng băn khoăn một hồi rồi nói:
“Tất cả đều trông chờ vào em nên em cứ phải cố gắng đi làm đã! Còn chuyện học, lúc
nào đỡ đói rồi em nghĩ tới”.
Ngoài vấn đề kinh tế, giao thông đi lại cũng là một trở ngại khiến việc giữ chữ ở các
vùng này trở nên khó khăn hơn. Ông Sâm nói: “Các em ở xa nhất, đến được trường
phải lội qua 9 con suối, với quãng đường gần 8km. Đây lại là con đường độc đạo nên
đành phải cố gắng mà đi”.
Với chiếc xe máy, đôi tay người đi cũng phồng rộp vì phải gồng lái mới đến được nơi
heo hút này. Các em học sinh tuổi từ 5 đến 10, hàng ngày đi trên con đường này đến
trường, quả là một kì tích! Khó khăn nối tiếp khó khăn, chữ “rụng” dần, và các thế hệ
“phụ huynh” tiếp tục tái mù chữ đang là viễn cảnh hiện dần trước mặt!

×