Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

ỨNG DỤNG CỦA LINUX Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.18 KB, 12 trang )

Trường TCN Kỹ Thuật Công Nghệ Hùng Vương
Khoa công nghệ thông tin

Báo Cáo Đồ Án
ỨNG DỤNG CỦA LINUX Ở VIỆT NAM
GVHD: Nguyễn Hải Triều
NTH: Lê Ngọc Minh Châu
Công Thị Hoàng Dung
Nguyễn Ngọc Thiên Trang
Huỳnh Đức Thiên Tường

12/09/2011
Trường TCN KTCN Hùng Vương
Môn học: Project2
DNS VÀ CHIA SITE
Phần 1: DNS
I / Giới thiệu về DNS
1. DNS là gì?
 DNS viết tắt từ Domain Name System (tạm dịch Hệ thống tên miền) do Paul
Mockpetris thuộc viện USC’s Information Sciences Institute phát minh vào
năm 1984 cho Internet và là một trong số các chuẩn công nghiệp của các cổng bao
gồm cả TCP/IP.
 DNS là chìa khóa chủ chốt của nhiều dịch vụ mạng như duyệt Internet, mail server,
web server...Có thể nói không có DNS, Internet sẽ mau chóng lụi tàn để bạn có thể
hình dung về mức độ quan trọng của DNS.
 Trong những ngày đầu tiên của mạng Internet, tất cả các tên máy và địa chỉ IP
tương ứng của chúng được lưu giữ trong file hosts.txt và được lưu giữ ở trung
tâmthông tin mạng NIC (Network Information Center ) ở Mỹ. Tuy nhiên khi hệ
thống Internet phát triển, việc lưu giữ thông tin trong một file không thể đáp ứng
nhu cầu phân phối và cập nhật. Do đó hệ thống tên miền DNS đã phát triển dưới
dạng các cơ sở dữ liệu phân bố , mỗi cơ sở dữ liệu này sẽ quản lý một phần trong


hệ thống tên miền.
 Hệ thống tên miền bao gồm một loạt các cơ sở dữ liệu chứa địa chỉ Ip và các tên
miền tương ứng của nó.
 Hệ thống tên miền giúp cho nó có thể chỉ định tên miền cho các nhóm người sử
dụng Internet một cách có ý nghĩa, độc lập với mỗi địa điểm của người sử dụng.
2. Nhiệm vụ của DNS
 Chuyển đổi tên miền sang địa chỉ IP và ngược lại từ địa chỉ IP sang tên miền, giúp
người dùng sử dụng một tên dễ nhớ và mang tính gợi mở và đồng thời nó giúp cho
hệ thống Internet dễ dàng sử dụng. Tên miền là những tên gợi nhớ như
Vnexpress.net hay yahoo.com tương ứng với địa chỉ IP giúp cho người sử dụng dễ
dàng nhớ hơn.
 Phân giải tên Domain
 Trong hệ thống có domain, DNS là nơi làm trung gian để giúp client tìm kiếm các
service hay các client khác.
II / Cấu trúc của hệ thống tên miền ( DNS )
pg. 2
1. Hệ thống tên trong DNS được sắp xếp theo mô hình phân cấp và cấu trúc cây logic
được gọi là DNS namespace.
2. Hiện nay hệ thống tên miền được phân thành nhiều cấp:
 Gốc ( Domain Root ) : là đỉnh của nhánh cây của tên miền và có thể biểu diễn đơn
giản chỉ là dấu chấm “.”
 Tên miền cấp một ( Top-level-domain ) : gồm vài ký tự xác định một nước, khu
vực hoặc tổ chức. Nó được thể hiện là “.com”, “.edu” …
 Tên miền cấp hai ( Second-level-domain ) : rất đa dạng có thể là tên một công ty,
một tổ chức hay một cá nhân.
 Tên miền cấp nhỏ hơn ( Subdomain ) : chia thêm ra của tên miền cấp hai trở
xuống, thường được sử dụng như chi nhánh, phòng ban của một cơ quan hay chủ
đề nào đó.
3. Cách đặt tên miền:
 Tên miền sẽ có dạng : Label.label.label….label

 Độ dài tối đa của một tên miền là 255 ký tự
 Mỗi một label tối đa là 63 ký tự bao gồm cả dấu “.”
 Label phải được được bắt đầu bằng chữ số và chỉ được chứa chữ, số,dấu trừ (-)
4. Phân loại tên miền:
 Tên miền mô tả
o .com: Các tổ chức, công ty thương mại
o .org: Các tổ chức phi lợi nhuận
o .net : Các trung tâm hỗ trợ về mạng
o .edu: Các tổ chức giáo dục
o .gov: Các tổ chức thuộc chính phủ
o .mil : Các tổ chức quân sự
o .int: Các tổ chức được thành lập bởi các hiệp ước quốc tế
o .arts: Những tổ chức liên quan đến nghệ thuật và kiến trúc
pg. 3
o .nom: Những địa chỉ cá nhân và gia đình
o .rec: Những tổ chức có tính chất giải trí, thể thao
o .firm: Những tổ chức kinh doanh, thương mại.
o .info: Những dịch vụ liên quan đến thông tin.
o .Travel : Tên miền dành cho tổ chức du lịch
o .Post : Tên miền dành cho các tổ chức bưu chính
 Tên miền quốc gia được qui định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO-3166
o .vn : Việt Nam
o .us: Mỹ
o .uk : Anh
o .jp: Nhật Bản
o .ru: Nga
o .cn : Trung Quốc …
III / Máy chủ quản lý tên miền
1. DNS server
 Máy chủ quản lý tên miền (dns) theo từng khu vực, theo từng cấp như : một tổ

chức, một công ty hay một vùng lãnh thổ.Máy chủ đó chứa thông tin dữ liệu về địa
chỉ và tên miền trong khu vực , trong cấp mà nó quản lý dùng để chuyển giữa tên
miền và địa chỉ IP đồng thời nó cũng có khả năng hỏi các máy chủ quản lý tên
miền khác hoặc cấp cao hơn nó để có thể trả lời được các truy vấn về những tên
miền không thuộc quyền quản lý của nó và cũng luôn sẵn sàng trả lời các máy chủ
khác về các tên miền mà nó quản lý.
 Máy chủ cấp cao nhất là Root Server do tổ chức ICANN quản lý:
o Là server quản lý toàn bộ cấu trúc của hệ thống tên miền
o Root Server không chứa dữ liệu thông tin về cấu trúc hệ thống DNS mà nó chỉ
chuyển quyền (delegate) quản lý xuống cho các server cấp thấp hơn và do đó
root server có khả năng định đường đến của một domain tại bất kì đâu trên
mạng
o Hiện nay trên thế giới có khoảng 13 root server quản lý toàn bộ hệ thống
Internet.
 Một DNS server có thể nằm bất cứ vị trí nào trên mạng Internet nhưng được cấu
hình logic để phân cấp chuyển tên miền cấp thấp hơn xuống cho các DNS server
khác nằm bất cứ vị trí nào trên mạng Internet. Nhưng tốt nhất là đặt DNS tại vị trí
nào gần với các client để dễ dàng truy vấn đến đồng thời cũng gần với vị trí của
DNS server cấp cao hơn trực tiếp quản lý nó.
2. Phân loại DNS Server :
 Primary Server :
o Được tạo khi ta add một Primary Zone mới thông qua New Zone Wizard.
pg. 4
o Thông tin về tên miền do nó quản lý được lưu trữ tại đây và sau đó có thể được
chuyển sang cho các Secondary Server.
o Các tên miền do Primary Server quản lý thì được tạo và sửa đổi tai Primary
Server và được cập nhật đến các Secondary Server.
 Secondary Server :
o DNS được khuyến nghị nên sử dụng ít nhất là hai DNS Server để lưu cho mỗi
một Zone. Primary DNS Server quản lý các Zone và Secondary Server sử dụng

để lưu trữ dự phòng cho Primary Server. Secondary DNS Server được khuyến
nghị dùng nhưng không nhất thiết phải có.
o Secondary Server được phép quản lý domain nhưng dữ liệu về tên miền
(domain), nhưng Secondary Server không tạo ra các bản ghi về tên miền
(domain) mà nó lấy về từ Primary Server.
o Khi lượng truy vấn Zone tăng cao tại Primary Server thì nó sẽ chuyển bớt tải
sang cho Secondary Server .Hoặc khi Primary Server gặp sự cố không hoạt
động được thì Secondary Server sẽ hoạt động thay thế cho đến khi Primary
Server hoạt động trở lại.
o Primary Server thường xuyên thay đổi hoặc thêm vào các Zone mới. Nên DNS
Server sử dụng cơ chế cho phép Secondary lấy thông tin từ Primary Server và
lưu trữ nó. Có hai giải pháp lấy thông tin về các Zone mới là lấy toàn bộ (full)
hoặc chỉ lấy phần thay đổi (incremental).
 Caching Name Server :
Caching Name Server không có bất kỳ tập tin CSDL nào. Nó có chức năng phân
giải tên máy trên những mạng ở xa thông qua những Name Server khác. Nó lưu giữ
lại những tên máy đã được phân giải trước đó và được sử dụng lại những thông tin
này nhằm mục đích:
 Stub Server :
o Là DNS Server chỉ chứa danh sách các DNS Server đã được authoritative từ
Primary DNS
o Sử dụng stub có thể tăng tốc độ phân giải tên vàdễ quản lý
IV/ Cơ chế phân giải tên miền:
1. Phân giải tên thành IP.
 Root name server : Là máy chủ quản lý các name server ở mức top-level domain.
Khi có truy vấn về một tên miền nào đó thì Root Name Server phải cung cấp tên
pg. 5

×