Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

phát triển sản xuất nấm trên cơ sở điều tra tài nguyên xây dựng bảo tàng nấm vườn quốc gia cát tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.62 MB, 109 trang )

LÊ XUÂN THÁM, Ph. D.

Assoc. Professor

NẤM

TRONG
CÔN G NGHỆ
& CHUY ỂN HÓA
MÔI TRƯ ỜN G

Mộc nhó

(Nấm mèo)
Auricularia spp.

NHÀ XUẤT BẢN
KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT


LÊ XUÂN THÁM, Ph. D.

Assoc. Professor

NẤM

Mộc nhó

(Nấm mèo)
Auricularia spp.


NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
Hà nội – Tp. Hồ Chí Minh - 2009



SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TỈNH ĐỒNG NAI

VIỆN NĂNG LƯNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM

Chuyên luận V trong Đề tài:
“Phát triển sản xuất nấm trên cơ sở điều tra tài nguyên
xây dựng Bảo tàng Nấm Vườn Quốc gia Cát tiên”


MỞ ĐẦU
Gần 55 năm kể từ công trình kinh điển của Lowy (1951, 1952) về tổng quan chi nấm Mộc nhó
Auricularia – và cũng là nội dung chính của luận án Tiến só của ông trình tại Đại học Iowa, Hoa kỳ
năm 1951, và hơn 25 năm kể từ công trình của Kobayasi (1981), đã cho chúng ta một hệ thống
khái quát tương đối đầy đủ nhóm nấm đặc sắc này. Tuy nhiên cho đến nay có rất ít ghi nhận mới,
và Auricularia vẫn là một chi rất khó phân lọai của nấm bậc cao.

Trên thế giới, nghề trồng nấm đã được hình thành và phát triển hàng trăm năm nay. Ở
nhiều nước sản xuất và chế biến nấm phát triển thành ngành nghề ở trình độ cao theo
phương thức cơng nghiệp hiện đại. Tại Việt Nam, quốc gia được đánh giá là có điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khá thuận lợi cho việc sản xuất nấm, cũng đang có những
bước phát triển đáng mừng, ngành trồng nấm ngày càng được quan tâm đẩy mạnh phát
triển.
Tuy nhiên, trong xu hướng ngày càng mở rộng của thị trường nấm đòi hỏi khả năng
đáp ứng khơng chỉ đầy đủ về số lượng, chất lượng mà còn phải đa dạng về mẫu mã

chủng loại. Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á, khu vực có nhiều cường quốc trong
cơng nghệ sản xuất nấm mà khơng thể khơng nói đến - người láng giềng khổng lồ
Trung Quốc (chiếm khoảng 80% tổng sản lượng nấm thế giới). Trong khi đó tại Việt
Nam chủ đạo vẫn chỉ là Mộc nhĩ, nấm rơm và một vài loại nấm khác, tính cạnh tranh
thấp, quả thật chưa tương xứng với những tiềm năng mà chúng ta đang có. Do đó, để
phát triển nghề nấm bền vững, cần quan tâm đến tính đa dạng trong sản xuất, chú
trọng đầu tư phát triển ni trồng nhiều loại nấm khác nhau để tận dụng tối đa các phụ
phế phẩm nơng nghiệp sẵn có và chủ động tạo ra các giống nấm cho riêng mình, đủ
sức cạnh tranh trên thị trường cả trong nước lẫn quốc tế. Xuất phát từ u cầu đó,
chúng tơi tiến hành nghiên cứu trên các lồi nấm mộc nhĩ Auricularia spp., và trong
thời gian qua, điều tra cơ bản khu hệ cho thấy có đến 6 lồi, trong đó mộc nhĩ lưới
Auricularia delicata (Fr.) Henn. với dạng f. purpurea Y. Kobayasi là đối tượng nghiên
cứu chính, một lồi nấm mộc nhĩ được nghiên cứu chi tiết đầu tiên ở Cát tiên – Đồng
nai - Đà lạt, Lâm đồng (Lê Xn Thám và cộng sự, 1998) và mới đây phát hiện tại
Vườn Quốc gia Cát Tiên ở Đồng Nai - Lâm Đồng. Từ đó góp phần vào cơng tác bảo
tồn nguồn gene có giá trị và đánh giá sơ bộ về tiềm năng kinh tế của giống nấm mới
này.
Tìm hiểu khả năng phát triển của các lồi nấm mộc nhĩ và mộc nhĩ lưới A. delicata trên
các mơi trường giá thể phù hợp với điều kiện sản xuất nhằm khảo sát sơ bộ về khả năng
đưa ra sản xuất đại trà loại nấm này.
Tìm kiếm, thu thập trong tự nhiên và phân lập ngun chủng giống các lồi nấm mộc
nhĩ và cụ thể là mộc nhĩ lưới A. delicata trên mơi trường thuần khiết.
Mơ tả chi tiết hình thái nấm mộc nhĩ A. delicata.
Nắm rõ qui trình sản xuất cácnấm mộc nhĩ, từ đó ni trồng và đánh giá sự phát
triển của nấm mộc nhĩ A. delicata trên các điều kiện mơi trường phù hợp tương ứng.
Ni trồng ra thể quả nấm Auricularia delicata (Fr.) Henn f. purpurea Y. Kobayasi
trong điều kiện sản xuất.


Điều hết sức thú vò, có lẽ chỉ là ngẫu nhiên, trong khi Rừng Quốc gia Cát tiên, Đồng nai còn

lưu giữ tự nhiên toàn bộ gần 10 loài nấm mộc nhó của nước ta, thì cũng chính tại Đồng nai, công
nghệ nuôi trồng mộc nhó phát đạt nhất trong cả nước. Tổng sản lượng vùng làng nấm Long khánh
hàng năm cho doanh số tới hàng trăm tỷ đồng. Riêng Cơ sở Nấm Công thành của ông Bùi Quang
Trung ở Long Khánh cũng thu tới ~10 tỷ VNđ/năm, trở thành một doanh nghiệp gia đình nấm tầm
cỡ, có năng lực công nghệ sản xuất, nuôi trồng hàng đầu, vượt trên cả các cơ sở nhà nước về
nấm ở Việt nam. Trong tập chuyên luận này xin dành một chương trang trọng giới thiệu tấm gương
doanh nghiệp lớn này, với mong muốn nước ta sẽ có nhiều điển hình như thế. Để công nghệ nấm
Việt nam vươn mình cất cánh.

GSTS. Akira Suzuki thăm Làng Nấm Long Khánh, Đồng Nai

, 7 tháng 2 năm 2009


CHƯƠNG I

TÀI NGUYÊN NẤM MỘC NHĨ
PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM
Nấm mộc nhó bắt đầu được nuôi trồng vào khoảng năm 600 Công nguyên, sau 1400 năm nay
đã đạt trên 10% tổng sản lượng nấm nuôi trồng trên thế giới.


TỔNG QUAN VỀ NẤM MỘC NHĨ
TÀI NGUYÊN – ĐA DẠNG SINH HỌC
I. Hệ thống học chi Mộc nhĩ Auricularia Bull.: Mérat và quan điểm loài
I.1. Vấn đề hệ thống học chi Auricularia
Chi Mộc nhĩ Auricularia Bulliard: Mérat (1821), thuộc Họ Mộc nhĩ Auriculariaceae,
là một trong những taxon rất khó phân loại của nấm thượng đẳng. Họ Mộc nhĩ
Auriculariaceae (với chi Auricularia quan trọng nhất), Bộ Auriculariales, thuộc lớp
Nấm dị đảm hay là Nấm đảm đa bào (Heterobasidiomycetes) đã được thừa nhận là

taxon độc lập.
Thống kê cho đến gần đây cho con số khoảng 120 loài danh pháp đã được công bố
trong vòng 2 thế kỷ qua. Trong đó, theo Gs. Y. Kobayasi (1981) chỉ khoảng 15 loài là
hợp lý. Có đến trên 30 loài thực ra thuộc về các chi nấm hoàn toàn khác: Thelephora,
Phlebia, Stereum, Exidia, … Có đến trên 20 loài được mô tả quá sơ sài hoặc không có
mẫu mực, cần phải được kiểm tra lại. Như vậy, còn khoảng trên 50 loài khác chỉ là tên
đồng nghĩa (Synonym) hoặc chỉ là tên trần (Nomina nuda), theo nhận định của Lowy
(1952).
Gần 60 năm về trước, B. Lowy (1951) đã trình một Luận án Ph.D. kế tục công trình
của Gs. W. Martin (1943), tại Đại học bang Iowa (Hoa Kỳ), đặt cơ sở cho việc phân
loại hệ thống chi Auricularia. Theo đó, 10 loài đã được chuẩn định với các sưu tập mẫu
hầu khắp thế giới: A. auricula (Hook.) Underw., A. cornea (Ehrenb.: Fr.) Ehrenb.:
Endl., A. delicata (Fr.) Henn., A. emini Henn., A. fuscosuccinea (Mont.) Farlow, A.
mesenteria Pers., A. ornata Pers., A. peltata Lloyd, A. polytricha (Mont) Sacc. và A.
tenuis (Lév.) Farlow.
Những đặc điểm hình thái giải phẫu thể quả, mà chủ yếu là cấu tạo phân lớp lát cắt
dọc do Lowy khảo nghiệm và đề nghị, được hầu hết các tác giả áp dụng cho việc xác
định loài. Mô tả tổng quát dưới đây cho thấy sự thống nhất khái niệm của Lowy (1951)
và Kobayasi (1981) về cấu tạo nhiều lớp của thể quả:
1. Lớp lông (Zona pilosa):
Đây là lớp trên cùng của thể quả, chỉ bao gồm các lông cứng (hairs), ý nghĩa của lớp
này trong phân loại các loài Auricularia được coi trọng và đã được thừa nhận rộng rãi.
Tuy nhiên, tính biến động thường xuyên của lớp lông mặt trên bất thụ cũng chứng tỏ
giá trị phân loại hạn chế của chúng.
2. Lớp đặc (Zona compacta):
Lớp này có ở tất cả các loài, có thể coi là miền mà từ đó các lông cứng mọc lên.
Lớp này gồm các mô chắc sợi đan xen dày, song đường kính chỉ cỡ 3 – 5µm. Hệ sợi
cấu tạo này gồm các mô khá rắn chắc và khó tách rời riêng rẽ.



3. Lớp nửa đặc bên trên (Zona subcompacta superioris):
Lớp này cấu tạo gồm các bó sợi chìm ngập, sợi cỡ 3 – 7µm. Có ở tất cả các loài
Auricularia .
4. Lớp xốp bên trên (Zona laxa superioris):
Lớp này nằm ngay bên trên lớp lõi tủy cùa những loài có lớp tủy (medullary
layer). Hệ sợi cấu tạo tương đối ken khít, sắp xếp như mạng lưới, tạo thành nhiều mạng
gân (anastomose). Hệ sợi khá tách bạch, đường kính sợi biến động từ 3 – 8µm.
5. Tủy (Medulla):
Lớp này có ở nhiều loài, thể hiện đặc trưng ở lát cắt dọc thể quả. Cấu trúc đặc
thù này luôn luôn định vị ở giữa tiếp giáp vào bề mặt trên của bào tầng. Hệ sợi cấu tạo
nằm song song và tương đối đồng nhất, cỡ 6 – 10µm.
6. Lớp xốp bên dưới (Zona laxa inferioris):
Ở những loài có lõi tủy, lớp này cấu tạo đặc thù như lớp xốp bên trên. Lớp này
vắng mặt ở những loài không có tủy.
7. Lớp trung gian (Zona intermedia or Zona laxa intermedia):
Lớp này nằm ở vùng trung tâm thể quả ở những loài không có lớp tủy. Thực tế
đây là tổ hợp của lớp xốp bên trên và bên dưới, nằm giữa các lớp nữa đặc
(subcompacta). Cấu trúc lớp này hầu như đồng nhất với lớp xốp bên trên, chỉ khác là ở
lớp này sợi nấm rộng hơn (5 – 10µm).
8. Lớp nửa đặc bên dưới (Zona subcompacta inferioris):
Lớp này có ở tất cả các loài và có cấu tạo đặc trưng như lớp nửa đặc bên trên.
9. Bào tầng (Hymenium):
Đây là lớp keo nhầy nằm dưới cùng của tán nấm. Đảm bào hình trụ dài, gồm 4 tế
bào xếp liên tiếp nhau theo chiều dọc. Do đó ta thấy 3 vách ngăn ngang. Từ mỗi tế bào
đảm, phát xuất tiểu bính dạng que dài, mảnh, xuyên qua lớp bì dai và lớp màng bề mặt,
để đưa bào tử đảm hình trụ - hạt đậu (trên đầu các tiểu bính) ra bên ngoài bào tầng.

Cấu trúc phân lớp cắt dọc thể quả (Kobayasi, 1981)



Cấu trúc phân lớp cắt dọc thể quả (Lowy, 1951)

Qua gần nửa thế kỷ nghiên cứu các nấm Mộc nhĩ, Gs. Kobayasi (1981) đã tổng
kết hầu hết các tư liệu cho đến gần đây và xây dựng hệ thống cơ bản cho khoảng 15
loài, sắp sếp trong 4 nhóm (Section):
Chi Auricularia Bulliard: Mérat
1. Sect. Euauricularia Y. Kobayasi (1942): Thể quả có chất da từng phần, ngoại trừ
bào tầng chất keo nhầy. Bào tầng nhẵn hoặc nổi gân. Lớp tủy có hoặc không.
1. A. mesenterica Pers.
2. A. peltata Lloyd
3. A. emini Henn.
2. Sect. Hirneola: Toàn bộ thể quả chất keo nhầy, trở nên dạng sụn (cartilaginous) giòn
khi khô, mặt trên không chia vùng. Bào tầng nhẵn hoặc nổi gân. Lớp tủy có hoặc không.
4. A. auricula (Hook.) Underw.
a. A. auricula f. albicans
b. A. auricula f. Mollissima
5. A. minor Y. Kobayasi
6. A. cornea (Ehrenb.: Fr.) Ehrenb.: Endl.
7. A. polytricha (Mont.) Sacc. f. leucochroma
8. A. tenuis (Lév.) Farlow
9. A. eximina (Berk. et Cooke) Y. Kobayasi
10. A. papyracea Yasuda


3. Sect. Laschia Donk: Thể quả chất keo. Bào tầng dạng gờ lỗ hoặc gờ lưới. Không có
lớp tủy.
11. A. delicata (Fr.) Henn.
a. A. delicata f. alba
b. A. delicata f. purpurea
12. A. incrassata Y. Kobayasi

13. A. hispida Iwade
4. Sect. Mollis: Thể quả mỏng, chất keo mềm. Bào tầng nhẵn mịn. Có lớp tủy.
14. A. fuscosuccinea (Mont.) Farlow
15. A. fibrilifera Y. Kobayasi
Các loài Auricularia có phân bố rộng khắp thế giới, từ các vùng ôn đới đến vùng
nhiệt đới. Điều này không có nghĩa là các loài đều có mặt ở các vùng. Chẳng hạn người
ta chỉ có thể gặp A. emini ở Châu Phi chứ không tìm thấy ở nơi khác. Nói chung số loài
ở vùng nhiệt đới nhiều hơn số loài ở vùng ôn đới. Trong số những loài đã biết, A.
delicata, A. tenuis và A. emini chỉ thấy ở miền nhiệt đới (Cheng and Tu, 1978), còn A.
mesenterica, A. ornata và, A. polytricha gặp cả ở miền nhiệt đới và á nhiệt đới. Hai loài
A. cornea và A. fuscosuccinea thích ứng nhiệt rộng hơn, phân bố từ miền ôn đới sang
miền nhiệt đới. Tuy nhiên A. auricula là loài ôn đới và đôi khi phát hiện thấy ở vùng á
nhiệt đới.
Phân bố của các loài Mộc nhĩ chịu ảnh hưởng lớn bởi con người. A. auricula và
A. polytricha rất dễ gặp ở Florida từ 1972 – 1974, trên các cây gỗ mục chết, ở gần
Gainesville (gần Đại học Florida, nơi các nhà nghiên cứu tiến hành nhiều thí nghiệm
với chúng). Rồi từ đó chúng lan cả sang Miami, đúng như khảo cứu của Murrill (1972).


Đài Loan là một thí dụ thú vị. Kanehira (1918) tìm được A. auricula, Sawada (1931)
thu được A. delicata và A. polytricha, Hou và Wu (1971) tìm thấy A. mesenterica, Tu
và Cheng (1975) tìm được A. cornea, A. peltata và A. fuscosuccinea. Như vậy trên một
hòn đảo nhỏ chỉ có 35.709 km2 mà có tới 7 loài Auricularia. Điều đó liên quan đến
truyền thống khoái khẩu và dược dụng của người Trung Hoa đối với nấm Mộc nhĩ.


Phân bố mộc nhĩ trên thế giới theo Kobayasi (1981)


Quần đảo Philippines có đến 13 loài (Teodoro, 1937), song sau này Quimio và

de Guzman (1989) đã kiểm tra xác nhận chỉ có 8 loài hợp danh pháp. Trung Hoa lục địa
cũng có 8 loài đã được xác nhận và Việt Nam có lẽ không chỉ giới hạn với 5 – 6 loài
(Trịnh Tam Kiệt, 1981, Lê Duy Thắng, 1996). Không nghi ngờ gì, vùng Đông Nam Á
có thể là một trong những vùng phân bố dày đặc các loài Auricularia .


Phân bố mộc nhĩ trên thế giới theo Lowy (1952)


Tính tương đồng trong cấu tạo đảm và bào tử các lồi mộc nhĩ
(Lowy, 1952)
I.2. Vấn đề loài A. auricularia, A. polytricha, A. delicate,…
Đây là 3 loài phổ biến, có giá trò kinh tế, rất được ưa chuộng ở các nước châu Á, và 2 loài
đầu vốn được nuôi trồng rất rộng rãi ở Việt nam. Tuy nhiên giới hạn loài trong chi Auricularia còn
chưa được phân đònh rõ, vì rằng quan điểm rất dò biệt giữa các nhà nghiên cứu. Gần đây, những
dẫn liệu phân tử, mà chủ yếu là đặc trưng cấu trúc DNA gene ribosome đã bắt đầu được kiểm tra
cho 2 loài: A. auricula và A. polytricha, chứng tỏ mối quan hệ gần gũi của chúng. Tuy nhiên vẫn
còn quá ít ỏi để giải quyết vấn đề loài và hệ thống học của nhóm nấm đặc sắc này.
Quan điểm loài hình thái cổ điển của các tác giả thể hiện khá phức tạp ngay trong lòch trình
đònh danh cho các loài Auricularia spp.:


Loài chuẩn A. auricula được xác đònh có lẽ đa tạp nhất và rắc rối nhất: ngay từ 1821 đã có 3
tác giả cho 3 tên khác nhau, song thống nhất với tính ngữ loài auricula, để rồi hơn 80 năm sau,
tên hợp danh pháp mới được Underwood (1902) xác lập:

Auricularia auricula (Hook.) Underw.;

Mem. Torrey Bot. Club 12: 15
(1902), Barrett, Mycologia 2:12 (1910), Figs.1, 4A,B, 11C, 13A, 15 (1-7), Lloyd, Myc. Writ. 7: 1133

(1922), Lowy, Mycologia 44: 658 (1952) et Flora Neotropica 6: 19 (1971), Martin, Rev. N.C.
Tremellales p. 19 (1952), Pilát, Acta Musei Nat. Prague 8B: 142 (1957), Kobayasi, Bull. Natn. Sci.
Mus., Tokyo, Ser. B, 7 (2), 1981.
Tremella auricula L. ex Hook., Fl. Scot. 2: 32, 1821.
Peziza auricularia L. ex Mérat, Nouv. Fl. ed. 2. 1: 26, 1821.
Gyraria auricularis S.F. Gray, Nat. Arr. Brit. Pl. 1: 594, 1821.
Auricularia Sambuci Pers. Myc. Eur. 1: 97, 1822.
Tremella auricula-judae Bull. ex Schw. Schrift. Naturf. Ges. Leipzig 1: 115, 1822.
?Auricularia Judae Wahlenb. Fl. Suec. 2: 993, 1826.
Auricularia judae Link, Handb. 3: 338, 1833.
Auricula[ria] judae Secr. Mycog. Suisse 3: 229, 1833 (corrected in index).
Exidia auricularia Fries ex Wallr. Fl. Crypt. Germ. 2: 559, 1833.
Hirneola auricula-judae Berk. Outl. Brit. Fung. 298, 1860.
Hirneola auricula Fries ex H. Karst. Deutsche Fl. 93, 1880.
Auricularia sambucina Mart. ex Winter & Demet. Hedwigia 24: 185, 1885.
Auricularia auricula-judae (Fries) Schroet. Krypt. Fl. Schles. 3: 386, 1888.
Auricularia judae Kuntze, Rev. Gen. 3: 884, 1891.
Hirneola auricula (L.) Karst. Fl. Deutschl. 93, 1880
(dẫn bởi Bresadola, Icones Mycol. 23. pl. 1109, 1932).
Auricularia auricularis (S.F. Gray) Martin, Am. Midl. Nat. 30: 81, 1943.
Cách nay 120 năm, Mộc nhó lông (nấm mèo lông) đã được Saccardo xác lập hợp luật, đến
nay đã 218 năm qua kể từ lần đầu tiên được phát hiện và đặt tên bởi Swartz (1788):





Dạng chuyển hóa bạch tạng của loài chuẩn Auricularia auricula (Bắc Cát tiên,
6/2008)


Auricularia polytricha (Mont.) Sacc. Atti R. Instit. Veneto Vi 3: 722, 1885.
Figs. 3, 9A, 12A, 13B, 15 (41-47); Lloyd, Mycol. Writ. 5: 783 (1918) et 6: 972 (1920) et 7: 1298
(1924); Mendoza, in Phil. Journ. Sc. 65: 102, pl. 63, f. 2 (1938); Y. Kobayasi in BCNMM 4: 29, f.
16 (1942) et in BNSM 16: 650, f. 3C (1973); Teixeira, in Bragantia 5: 159, pl. 3,4 (1945); Lowy, in
Mycologia 44: 672, f. 3, 9A, 12A, 13B, 15 (41-47) (1952) et in Flora Neotropica 6: 25 (1971); Olive,
in Bull. Torrey Bot. Club 85: 16 (1958); Kobayasi, Bull. Natn. Sci. Mus., Tokyo, Ser. B, 7 (2), 1981.
Peziza nigricans Sw. Nov. Gen. Sp. Pl. p. 150 (1788)
Peziza nigrescens Sw. Fl. Ind. Occ. 3: 1938 (1806)
Exidia polytricha Mont. in Belanger, Voy. aux Indes 154, 1834.
Exidia purpurescens Jungh., Praem. p. 35 (1838).
Exidia hispidula Berk. Ann. Nat. Hist. II, 3: 396, 1839.
Exidia porphyrea Leùv. Champ. Exot. III, 2: 218, 1844.
Hirneola nigra Fries, Fung. Nat. 27, 1848.
Hirneola porphyrea (Leùv.) Fries, Fung. Nat. 27, 1848.
Hirneola polytricha (Mont.) Fries, K. Vet.-Akad. Handl. 1848: 146, 1849.
Hirneola hispidula Berk. Jour. Linn. Soc. 14: 352, 1874.
Auricula nigra (Fries) Kuntze, Rev. Gen. pl. 2: 844, 1891.
Auricula polytricha (Mont.) Kuntze, Rev. Gen. pl. 2: 844, 1891.


Auricula nigra (Sw.) Earle, Bull. Torrey Bot. Club 26: 633, 1899.
Auricularia hispidula (Berk.) Farlow, Bibl. Index 1: 307, 1905.
Auricularia nigrescens (Sw.) Farlow, Bibl. Index 1: 308, 1905.
Auricularia porphyrea (Lév.) Teixeira, Bragantia 5: 163, 1945.
Tình trạng phân ly các dạng đột biến bạch tạng (albino) cũng được ghi nhận với A.
polytricha (f. leucochroma (Kobayasi) Y. Kobayasi, nghóa là vàng nhợt), mặc dầu hình thái cấu tạo
thể quả vẫn tỏ ra ổn đònh:

Mộc nhĩ lơng (nấm mèo đen) Auricularia polytricha thường gặp ở Cát tiên
(1/2 kích thước thực)

Thể quả thường có mặt lưng lồi lên mạnh, có lông thô dày đặc, các tai nấm rộng 5-6 cm, dày
1-1.5 mm. Mẫu chúng tôi thu được ở Dalat thường lớn hơn (5-8-(16) cm đường kính), dày 3-7 mm.
Mặt trên thường có màu xám nâu, xám đen hoặc xám trắng, đôi khi có` các gờ gân nổi rõ; mặt
dưới là bào tầng, nhẵn láng, màu nâu tím, khi có bụi bào tử phóng ra, phủ lên có màu xám mốc.


Zona pilosa: lông thô dài tới 450 µm (nhiều khi tới >1mm), trong suốt, đường kính 5-6 µm, tụ
thành từng búi dày đặc. Lông có lõi trung tâm, đầu nhọn, song thường bò gãy, tạo thành các đỉnh
cụt khi quan sát dưới kính hiển vi.
Zona compacta: rộng 20-25 µm, ken dày khít, sợi riêng rẽ khó nhận thấy.
Zona subcompacta superioris: dày 75-85 µm, sợi mảnh đường kính 2-3 µm, hầu như đều
hướng về phía bề mặt.
Zona laxa superioris: dày 250-260 µm, đường kính sợi 3-4 µm.
Medulla: dày khoảng 250 µm, đường kính sợi 2-3 µm.
Zona laxa inferioris: dày khoảng 250-260 µm, đường kính sợi 3-4 µm.
Zona subcompacta inferioris: dày 90-100 µm, đường kính sợi 2-3 µm.
Hymenium: dày 80-90 µm, đảm bào hình trụ 50-60x4-5 µm; bào tử đảm 12-15x5-6 µm.
Đòa điểm chuẩn: Jamaica.
Phân bố: châu Mỹ nhiệt đới từ Florida tới Argentina, châu Phi, châu Đại dương, quần đảo
Thái bình dương; Nam Nhật bản, kể cả đảo Bonin, Ryukyu; Đài loan; Philippines; New Guinea; n
độ; Ceylon; Java; Tahiti; vùng Tân nhiệt đới trung nam Mỹ, khắp châu Á: Trung quốc, Việt nam,
Thái lan,...
Đây có lẽ là loài Mộc nhó đầu tiên được ghi nhận trong tư liệu khoa học nấm. Tuy nhiên theo
Farlow, các mẫu vật gốc của Swartz (1788) không còn giữ được, nên cũng không ai rõ lý do ông
đã hiệu chỉnh tính ngữ nigricans thành nigrescens (1806) cho loài này. Loài này gặp khắp vùng
nhiệt đới và á nhiệt đới, đồng thời cũng phổ biến ở vùng ôn đới như A. auricula vậy. A.P. Viegas
(1940) báo cáo thấy phổ biến ở São Paulo, Brazil. Lloyd coi A. polytricha là dạng nhiệt đới của A.
auricula, song ông chỉ lưu ý đến đặc trưng bề mặt trên thể quả mà không xem xét mặt dưới. Theo
Lowy, khi kiểm tra các mẫu vật vùng Bắc Mỹ, Nam New Mexico, quần đảo Barro Colorado, mặt
trên tai nấm thường có lông thô dày, biến động về màu sắc và dễ lầm với A. tenuis, là loài có

lông ngắn hơn và khác hẳn về cấu tạo lát cắt. Trong số tên đã đặt, tính ngữ loài và tổ hợp tên A.
polytricha (chỉnh lý từ tổ hợp Exidia polytricha của Montagne) là sớm nhất có hiệu lực, bởi vì cũng
còn đáng ngờ ghi chú của Swartz về nơi sống của loài này là “ad terram” (ta biết các nấm Mộc
nhó là nhóm nấm phá gỗ, sống trên thân-gốc cây gỗ, gây mục trắng, chứ không phải là mọc trên
đất). Có thể suy đoán rằng Swartz đã thu được các tai nấm đầu tiên trên các cây gỗ mục chết,
nằm trên mặt đất và đã ghi chú như vậy.




×