Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

MỘT số vấn đề về THỰC TRẠNG CÔNG tác TRẢ LƯƠNG của xã HƯƠNG PHONG, THỊ xã HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.61 KB, 31 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

----------

TIỂU LUẬN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ
VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG
CỦA XÃ HƯƠNG PHONG, THỊ XÃ HƯƠNG
TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

GVHD: Bùi Văn Chiêm
Nhóm 5:Phan Thị Thủy.
Hồ Thị Hòa.
Trần Thị Huyền
Hồ Thị Vân
Trần Thị Như Ngọc.


Năm 2013

MỤC LỤC

Trang

I. Đặt vấn đề.....................................................................................................4
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................4
2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.......................................................4
3. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài...................................................................5


II. Cơ sở lí luận các hình thức
trả lương cho nhân viên..............................................................................5
1. Cơ sở lí luận về hình thức trả lương...................................................................5
a. Một số quan niệm về tiền lương.........................................................................5
b. Khái niệm của tiền lương...................................................................................5
c. Yêu cầu của tiền lương.......................................................................................6
d. Chức năng của tiền lương...................................................................................6
2. Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.....................................................7
a. Tiền lương danh nghĩa........................................................................................7
b. Tiền lương thực tế...............................................................................................7
c. Vai trò của tiền lương..........................................................................................8
d. Những nguyên tắc cơ bản trong tiền lương........................................................8

2


3. Hình thức trong trả lương...................................................................................9
4. Quy chế trả lương trong cơ quan........................................................................9
a. Các nguyên tắc xây dựng quy chế trả lương......................................................9
b. Trình tự xây dựng quy chế trả lương..................................................................10
5. Quản lý tiền lương tại xã....................................................................................10

III. Phân tích thực trạng các
hình thức trả lương tại xã Hương PhongThị xã Hương Trà- Thừa Thiên Huế....................................................11
1. Khái quát về xã Hương Phong...........................................................................11
a. Khái quát chung..................................................................................................11
b. Đặc điểm tự nhiên...............................................................................................11
c. Địa hình...............................................................................................................11
d.Khí hậu, thủy văn.................................................................................................12
e.Tài nguyên thiên nhiên........................................................................................12

2. Sơ đồ bộ máy tổ chức UBND xã Hương Phong................................................13
3. Cơ cấu lao động chính........................................................................................14
4. Thực trạng hình thức trả lương tại xã Hương PhongThị xã Hương Trà- Thừa Thiên Huế.......................................................................14
Trả lương thời gian đơn giản
- Đối tượng áp dụng
- Cách tính
5. Những nhận xét chung về các hình thức trả lương tại

3


xã Hương Phong- Thị xã Hương Trà- Thừa Thiên Huế.........................................23

IV. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện
các hình thức trả lương của xã Hương PhongThị xã Hương Trà- Thừa Thiên Huế....................................................24
1. Một số đề xuất hoàn thiện hình thức trả lương..................................................25
Hình thức trả lương thời gian đơn giản
2. Một số đề xuất khác............................................................................................26
a. Giáo dục ý thức trách nhiệm, kỉ luật của nhân viên...........................................26
b. Đào tạo nâng cao trình độ nhân viên trong xã...................................................26
c. Xây dựng hệ thống đánh giá công việc..............................................................27

V. Kết luận.........................................................................................................27

4


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.
Vấn đề tiền lương luôn là vấn đề quan trọng của mọi thời đại, tiền lựơng chính

là giá cả của sức lao động vì vậy mà nó gắn liền với mọi phương thức sản xuất và
các hình thức kinh tế. Đặc biệt dưới chủ nghĩa tư bản thì tiền lương là phương tiện,
là cái để thấy rõ nhất bản chất bóc lột của chũ nghĩa tư bản. Việc phân tích tiền
lương trong chủ nghĩa tư bản sẽ vạch trần được bản chất bóc lột của chũ nghĩa tư
bản, nó được biểu hiện bề ngoài là công nhân bán lao động và toàn bộ lao động
được trả công công nhân không bóc lột. Để làm rõ sự nhầm lẫn về bản chất và
hiện tượng bóc lột của chũ nghĩa tư bản thì lí luận về tiền công là sự bổ sung và
hoàn chỉnh. Nó giúp ta hiểu dã tâm và sự che đậy bóc lột của chũ nghĩa tư bản. Để
hiểu một cách thấu đáo kĩ càng hơn về vấn đề này nhóm chúng em chọn "tiền
lương" làm chủ đề cho bài tiểu luận của mình với chủ đề tiền lương lao động ở xã
Hương Phong- thị xã Hương Trà-tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
a. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là công tác trả lương tại xã Hương Phong mà cụ thể là
các hình thức trả lương mà xã Hương Phong đang áp dụng. Từ đó tìm ra điểm hợp
lý để tiếp tục phát huy và điểm chưa hợp lý để khắc phục hoàn thiện nó.Tìm ra
điểm mạnh, điểm yếu trên cơ sở phân tích thực trạng tại xã Hương Phong.
b. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác trả lương của xã Hương Phong, thị
xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Mục tiêu nghiên cứu.

5


Mục đích của việc phân tích công tác hoạch toán kế toán chi phí lương và các
khoản trích theo lương tại xã là để thấy được tình hình thực tế của xã về công tác
quản lý nhân viên, việc phân bổ và sử dụng lao động đã đạt hiệu quả chưa, các chế
độ tiền lương, chế độ sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, có phù hợp với
chính sách chế độ về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, mà Nhà

nước đã ban hành. Đồng thời đánh giá công tác quản lý tiền lương của xã, từ đó có
phương pháp tính toán phù hợp đảm bảo nâng cao năng suất lao động hoàn thành
vượt mức kế hoạch mà xã đề ra.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: số liệu được thu thập từ
+Bảng tổng hợp lương
+Bảng tính lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
+Bảng tiền lương kế hoạch
+Ngoài ra còn tham khảo ý kiến của các cô chú trong phòng kế toán của xã Hương
Phong
- Phương pháp diễn dịch quy nạp.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CHO NHÂN VIÊN:
1. Cơ sở lí luận về hình thức trả lương
a. Một số quan niệm về tiền lương
- Trước thời kì đổi mới ở nước ta: Người ta quan niệm tiền lương là một phần của
thu nhập Quốc dân được biểu hiện bằng tiền và được phân chia cho người lao
động một cách có kế hoạch theo quy luật phân phối theo lao động
.- Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng: Tiền lương là số tiền mà người sử
dụng lao động trả cho người lao động theo một số lượng nhất định không căn cứ
vào số giờ làm việc thực tế, thường được trả theo tháng hoặc nửa tháng….:

6


b. Khái niệm của tiền lương
Tiền lương là số tiền trả cho người lao động một cách cố định và thường xuyên
theo một đơn vị thời gian (tuần, tháng, năm). Tiền lương thường được trả cho các
cán bộ quản lí và các nhân viên chuyên môn, kỉ thuật.
c. Yêu cầu của tiền lương
- Tiền lương đóng vai trò chủ yếu trong việc thực hiện quy luật phân phối theo lao

động, đồng thời vận động trong mối quan hệ chặt chẽ với các quy luật kinh tế
khác.
- Tiền lương phải là nguồn thu nhập chủ yếu đảm bảo đời sống vật chất tinh thần
cho người lao động theo sự phát triển kinh tế xã hội trong quá trình làm việc cũng
như khi hết độ tuổi lao động.
- Tiền lương được xác định dựa trên các yếu tố điều kiện lao động, các tiêu chuẩn
lao động và chế độ làm việc ngày càng hoàn thiện theo quy định của pháp luật lao
động.
- Tiền lương phải được đặt trên mối quan hệ hợp lý với các chỉ tiêu lợi nhuận,
năng suất lao động, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và các chính sách xã hội.
- Tiền lương phải thực hiện đầy đủ hơn, ưu tiên hơn đối với lực lượng lao động
mang đặc trưng của nền kinh tế tri thức.
d. Chức năng của tiền lương
* Chức năng thước đo giá trị sức lao động:
Tiền lương là giá cả sức lao động, là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao
động, được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động nên phản ánh được giá trị
sức lao động. Giá trị này được đo bằng lượng lao động xã hội cần thiết để tạo ra nó
và mối quan hệ cung cầu về hàng hoá sức lao động đó trên thị trường lao động.
* Chức năng tái sản xuất sức lao động:
Nó là giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của
7


người có sức lao động theo điều kiện kinh tế xã hội và trình độ văn minh của mỗi
nước. Trong quá trình lao động sức lao động bị hao mòn dần cùng với quá trình
tạo ra sản phẩm, con người lao động.
* Chức năng kích thích:
Là hình thức kích động, tạo ra động lực trong lao động. Tiền lương là bộ phận
thu nhập chính của người lao động nhằm thoả mãn phần lớn các nhu cầu về vật
chất và tinh thần của người lao động. Do vậy sử dụng các mức tiền lương khác

nhau là đòn bẩy kinh tế quan trọng để hướng sự quan tâm và động cơ trong động
lực lao động trên cơ sở lợi ích cá nhân.
* Chức năng bảo hiểm và tích luỹ:
Bảo hiểm là nhu cầu cơ bản trong quá trình làm việc của người lao động. Chức
năng bảo hiểm và tích luỹ của tiền lương biểu hiện ở chỗ, trong hoạt động lao
động người lao động không ngừng duy trì cuộc sống hàng ngày trong thời gian
còn khả năng lao động, và đang làm việc mà còn khả năng dành lại một phần tích
luỹ dự phòng cho cuộc sống sau này, khi họ hết khả năng lao động hoặc chẳng
may gặp rủi ro.
* Chức năng xã hội:
Cùng với việc kích thích không ngừng nâng cao năng suất lao động tiền lương
là yếu tố kích thích việc hoàn thiện các mối quan hệ lao động.
2. Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế
a. Tiền lương danh nghĩa
Tiền lương danh nghĩa là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho
người lao động, phù hợp với số lượng, chất lượng lao động mà họ đã bỏ ra.
b. Tiền lương thực tế
Là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người sử dụng lao động, trao đổi
bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đã đóng góp các khoản thuế, khoản

8


đóng góp phải nộp theo quy định.

c.Vai trò của tiền lương
- Tái sản xuất sức lao động: Tiền lương phải đảm bảo được tái sản xuất sức lao
động giản đơn và sức lao động mở rộng.
- Tiền lương có vai trò điều phối người lao động: Với mức thu nhập thoả đáng mà
nhà nước trả, sẽ có trách nhiệm hơn trong công việc và họ sẽ tự giác nhận công

việc được giao trong điều kiện phù hợp.
- Tiền lương có vai trò quản lý lao động: Qua việc trả lương, xã có thể giám sát,
quản lý nhân viên theo cách của từng xã và phù hợp với luật lao động Việt Nam.
- Tiền lương có chức năng thanh toán: Dùng tiền lương để thanh toán các chi phí
phát sinh trong đời sống sinh hoạt hằng ngày
d. Những nguyên tắc cơ bản trong tiền lương
Trả lương theo số lượng, chất lượng lao động. Kết quả sản xuất biểu hiện ở
chất lượng và hiệu quả công việc. Nó thể hiện ở chỗ ai lao động nhiều, công việc
hiệu quả trình độ tay nghề cao thì được trả lương cao và ngược lại.
- Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân.
Tiêu dùng không thể vượt quá khả năng sản xuất mà cần có tích luỹ. Việc đảm bảo
tốc độ tăng năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân sẽ tạo điều
kiện tích luỹ để tái sản xuất mở rộng, tạo cơ sở để hạ giá thành sản xuất.
- Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các ngành nghề khác nhau trong
nền kinh tế quốc dân.Mỗi ngành nghề có sự hao phí lao động khác nhau, điều kiện
để sản xuất cũng khác nhau. Chính vì thế mà cần xây dựng các chế độ tiền lương
hợp lý giữa các ngành nghề, tạo sự công bằng trong trả lương, có thể thu hút và
điều phối lao động trong từng ngành nghề giữa các vùng trong nền kinh tế quốc
dân.

9


Trả lương theo yếu tố thị trường trong nền kinh tế thị trường đối với các khu vực
doanh nghiệp tiền lương được xác định theo các yếu tố của thị trường lao động,
hiệu quả kinh tế cũng như tư tưởng của nhà quản lý và chấp hành chính sách quy
định về tiền lương.
- Kết hợp hài hoà các dạng lợi ích trong trả lương. Kết hợp hài hoà các dạng lợi
ích: lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích người lao động. Vì vậy yêu cầu trong
trả lương cho cá nhân ngoài việc căn cứ vào những đóng góp, công sức cá nhân,

còn phải tính đến lợi ích của tập thể, những cống hiến của tập thể người lao động
cho sự nghiệp với kết quả cuối cùng. Sao cho đạt được sự thống nhất giữa lợi ích
trước mắt và lâu dài.
3. Hình thức trong trả lương
Hình thức trả lương theo thời gian: là hình thức trả lương căn cứ vào mức lương
cấp bậc hoặc chức vụ và thời gian làm việc thực tế của công nhân viên chức. Thực
chất của hình thức này là trả công theo số ngày công thực tế đã hoàn thành.
4.Quy chế trả lương trong cơ quan
* Khái niệm: Quy chế trả lương là văn bản quy định những nội dung, nguyên
tắc, phương pháp hình thành, sử dụng và phân phối quỹ lương trong cơ quan
doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính công bằng và tạo động lực trong trả lương.
a. Các nguyên tắc xây dựng quy chế trả lương
- Công khai, dân chủ trong xây dựng quy chế trả lương.
- Phân phối theo lao động, trả lương gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả của
từng người, từng bộ phận lao động khắc phục tình trạng phân phối bình quân,
không gắn với kết quả lao động.
- Người lao động làm công việc gì, giữ chức vụ gì thì được hưởng lương theo công
việc đó, chức vụ đó
.- Làm công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm, có trách nhiệm cao hơn được trả

10


lương cao hơn những công việc làm việc trong điều kiện bình thường.
- Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trong
doanh nghiệp…
b. Trình tự xây dựng quy chế trả lương
Bước 1: Công tác chuẩn bị
- Thành lập Hội đồng xây dựng quy chế trả lương: Hội đồng gồm có; đại diện ban
lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp làm chủ tịch hội đồng, đại diện tổ chức công

đoàn…..
- Nghiên cứu các quy định hiện hành về việc xây dựng quy chế trả lương.
- Khảo sát, nghiên cứu quy chế trả lương của các đơn vị.
Bước 2: Xác định nguồn và phương pháp phân phối nguồn để trả lương
Bước 3: Xây dựng bản thảo quy chế trả lương và lấy ý kiến dân chủ.
Bước 4: Hoàn thiện quy chế trả lương sau khi lấy ý kiến công nhân viên.
Bước 5: Xét duyệt và ban hành quy chế trả lương
Bước 6: Tổ chức thực hiện quy chế
Bước 7: Đăng ký quy chế trả lương
5. Quản lý tiền lương tại xã
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật lao động nói chung và quy phạm pháp luật về
tiền lương nói riêng
- Căn cứ vào những hành lang pháp lý để lựa chọn và quyết định mức lương cụ thể
phù hợp với đặc điểm của xã và yêu cầu khuyến khích đội ngũ nhân viên.
- Chủ động xây dựng các loại tiêu chuẩn
- Xây dựng các đơn giá về tiền lương, trên cơ sở định mức lao động
- Chủ động lựa chọn các hình thức trả lương và tiền thưởng phù hợp với từng loại

11


công việc của xã.
- Tập trung nhất là xây dựng và thực hiện đầy đủ quy chế trả lương trả thưởng của
xã.
- Ghi đầy đủ tiền lương hàng tháng của nhân viên.
- Thực hiện đóng BHXH, BHYT cho nhân viên theo quy định của nhà nước.
- Hoàn thiện nâng cao tính chuyên nghiệp cho nhân viên, năng lực của bộ máy…
III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI XÃ
HƯƠNG PHONG-THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ-TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.
1. Khái quát về xã Hương Phong.

a. Khái quát chung.
Xã Hương Phong thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm cách
trung tâm thành phố Huế 12 km về phía Đông Bắc. Xã có diện tích tự nhiên 1.569
ha, dân số trung bình năm 2010 là 11.371 người, chiếm 2.9% diện tích tự nhiên và
9.9% dân số toàn thị xã Hương Trà.
Hương Phong là xã vùng bãi ngang ven biển, thấp trũng, giáp phá Tam
Giang, có Quốc lộ 49 B đi ngang qua địa bàn xã tạo điều kiện thuận lợi cho sự
giao lưu về kinh tế với các vùng xung quanh và Thành phố Huế.
b. Đặc điểm tự nhiên.
+ Phía Bắc giáp xã Hải Dương – Thị xã Hương Trà.
+ Phía Tây giáp xã Quảng Thành – huyện Quảng Điền, và xã Hương Vinh
thị xã Hương Trà
+ Phía Đông giáp thị trấn Thuận An – huyện Phú Vang
+ Phía Nam giáp xã Hương Vinh và xã Phú Thanh – huyện Phú Vang.
c. Địa hình.

12


Là xã nằm ở vùng ven biển đầm phá nên mang đặc điểm của địa hình ven
biển, Hương Phong có địa hình bằng phẳng độ cao trung bình so với mặt biển là
1m đến 2m. Vùng ven phá thường bị nhiễm mặn, thiếu nước vào mùa khô, mùa
mưa thì lại ngập lụt.
d.Khí hậu, thủy văn
* Khí hậu:
Hương Phong nằm ở vị trí tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Nam và Bắc, nên
chịu ảnh hưởng khí hậu hai miền. Nhiệt độ theo quan trắc của trạm khí tượng
thành phố Huế cho thấy nhiệt độ trung bình hàng năm của xã giống như của chung
toàn huyện là 25,3ºC.
- Chế độ nhiệt: Xã Hương Phong có hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa.

Nhiệt độ trung bình năm là 25,3ºC tương đương với tổng nhiệt hàng năm khoảng
9.150ºC, số giờ nắng hàng nắng trung bình 5-6 giờ/ngày. Biên độ nhiệt giữ các
tháng trong năm chênh lệch từ 7ºC đến 9ºC.
Chế độ mưa ẩm: Xã Hương Phong có lượng mưa rất lớn, lượng mưa phân
bố không đều trong năm , trung bình đạt 2500mm. 3 tháng có lượng mưa lớn nhất
(từ tháng 9-11) chiếm 70% - 75% tổng lượng mưa toàn năm nên thường có lũ lụt
xảy ra vào thời gian này.
* Thuỷ văn:
Xã có 3 mặt giáp nước: Sông Kim Đôi, sông Bồ, sông Hương, phá Tam
Giang cho nên chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa bão triều cường, hàng năm lụt lội
và nước mặn xâm nhập thường xuyên xảy ra.
e.Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất:
+ Nhóm đất phù sa: Được hình thành do bồi tụ của sông Hương, thành
phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình, phân bố ở những khu vực bằng

13


phẳng. Loại đất này thích hợp với sản xuất nông nghiêp đặc biệt là cây lúa và các
loại cây lương thực, thực phẩm.
+ Nhóm đất biến đổi do trồng lúa: Đây là loại đất phù sa rất thích hợp cho
trồng lúa, có tầng đất khá dày, đất đai tương đối màu mỡ, thành phần cơ giới chủ
yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình và cát pha hàng năm được bồi đắp phù sa bởi sông
Hương. Loại đất này chủ yếu tập trung ven sông Hương.
Ngoài ra do giao tiếp với đầm phá Tam Giang nên một phần diện tích đất
đai của xã nghèo chất dinh dưỡng, hàm lượng NPK và mùn trong đất thấp.
Đất sông suối ao hồ phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn xã.
* Tài nguyên rừ̀ng:
Xã đã chỉ đạo trồng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường, chống bồi lấp. Trên

địa bàn toàn xã có 3,29 ha đất rừng phòng hộ chiếm 0,21% tổng diện tích tự nhiên.
2. Sơ đồ bộ máy tổ chức UBND xã Hương Phong.

14


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ HƯƠNG
PHONG

CHỦ TỊCH
Phụ trách chung

PHÓ CHỦ TỊCH
Phụ trách Văn hóa xã hội

VĂN
PHÒNG


PHÁP

PHÓ CHỦ TỊCH
Phụ trách Kinh tế

CÔNG
AN


ĐỘI


ĐỊA
CHÍNH

KẾ
TOÁN

3. Cơ cấu lao động chính.
Tính đến năm 2013, với quy mô, diện tích nhỏ xã Hương Phong chỉ có 23
người làm việc biên chế. Độ tuổi của các nhân viên trung bình khoảng 45 tuổi, với
cơ cấu nhân viên già, người nhiều tuổi nhất sắp về hưu là 59 tuổi, người thấp nhất
là 25 tuổi. Trong đó chiếm đa số là Đại học, số ít là Cao đẳng và Trung cấp.
15


4. Thực trạng hình thức trả lương tại xã Hương Phong- Thị xã Hương TràThừa Thiên Huế.
Lương bổng có lẽ là vấn đề đươc đề cập nhiều nhất trong mọi công việc vì đó
hầu như là mục đích là phần tài chính thu về để nuôi sống bản thân và gia đình
những người làm công. Với các chức danh nhất định sẽ có mỗi mức lương tương
ứng. Cách chia lương tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thâm niên công tác, trình độ
học vấn…
Lương tối thiểu là số tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao
động tối thiểu là một giá trị nào đó và theo quy định thì tại mỗi vùng, mỗi hình
thức sản xuất là khác nhau. Ví dụ: nghị định 108/2010/NĐ-CP quy định mức
lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp
tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt
Nam có thuê mướn lao động. theo đó mức lương tối thiểu tại các doanh nghiệp
hoạt đọng tái những vùng khác nhau được quy định cụ thể như sau: Vùng 1 (gồm
các quận của Hà Nội , TP Hồ Chí Minh) : 1.350.000 đông/ tháng; Vùng 2:
1.200.000 đồng/tháng (hiện tại là 880.000 đồng /tháng); vùng 3: 1.050.000
đồng/tháng (hiện tại là 810.000 đồng / tháng); Vùng 4: 730.000 đồng/ tháng).

Còn lương cơ bản là một con số cố định trong cả nước và nó phải bằng với mức
lương tối thiểu thường được sử dụng để tính lương trông các đơn vị nhà nước và
sẽ được nhân với các hệ số.
Lương cơ bản của người lao động căn cứ trên lương tối thiểu nhân với hệ số
tay nghề, cấp bậc, trách nhiệm. Đây còn được gọi là lương cứng (Cái này là khái
niệm củ chuối của mình thôi, chứ trong luật không có nhé). Cái hệ số này chỉ áp
dụng với khối hành chính (hành là chính ý) chứ ở doanh nghiệp tư nhân và nước
ngòai thì khác. Lương cơ bản ở doanh nghiệp tư nhân và nước ngòai là lương trả
cho người lao động để người lao động đó làm việc tối đa 48h . Phụ thuộc vào thỏa
thuận giữa ng lao động và chủ sử dụng.
Lương cơ bản dùng để tính bảo hiểm, lương hưu. Các thu nhập khác ngoài
16


lương như tiền thêm giờ, thưởng thì không được tính để nộp bảo hiểm và lương
hưu, nhưng vẫn phải chịu thuế.
Hệ số lương là con số nhân với số lương cơ bản, mỗi cấp bậc mỗi tình độ học vấn
sẽ có một hệ số lương nhất định.
Hệ số lương đối với trình độ dưới trung cấp, trung câp, cao đẳng, đai học, thạc sĩ,
tiến sĩ.
Hệ số lương theo TrìnhHệ số
độ học vấn
điểm
Hệ số lương Tiến sỹ
Hệ số lương Thạc sỹ
Hệ số lương Đại học
2,34
Hệ số lương Cao đẳng
1,80
Hệ số lương Trung cấp 1,55

Hệ số lương Dưới trung
1,00
cấp

khởi

* Dưới đây là bảng thống kê của cán bộ văn phòng:

BÁO CÁO DANH SÁCH VÀ TIỀN LƯƠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CẤP XÃ NĂM 2012

17


STT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Nam

Chức vụ
hoặc chức
danh công
tác

Cơ quan, đơn
vị đang làm
việc


Nữ

Thời
gian giữ
ngạch
(kể cả
ngạch
tương
đương)

Mức lương
hiện hưởng

Hệ số
lương

Ch
ức

Trách
nhiệm

Phụ cấp
Kh
Phụ
u
cấp

Tổng

phụ

Đảng
viên

Mã số
ngạch
hiện
giữ

1

Nguyễn Văn
Lâm

20/04/1954

BT Đảng ủy

UBND xã
Hương Phong

03

4.06

2

Trần Quốc
Vinh


02/03/1965

PBT,
CT HĐND

UBND xã
Hương Phong

03

2.65

3

Trần Viết
Chức

12/04/1969

CT UBND

UBND xã
Hương Phong

03

3.0

0.2

5

x

4

Phan Hữu
Vinh

01/01/1968

PCT HĐND

UBND xã
Hương Phong

02

2.06

0.2

x

5

Phan Văn
Điếu

01/01/1954


CT UBMT

UBND xã
Hương Phong

03

2.45

x

6

Nguyễn Văn
Tranh

15/04/1960

CT HND

UBND xã
Hương Phong

02

2.25

x


7

Ngô Thế

01/08/1963

PCT UBND

UBND xã
Hương Phong

02

2.66

0.2

x

8

Trần Viết Én

28/08/1962

PCT UBND

UBND xã
Hương Phong


02

2.46

0.2

x

9

Ngô Thị
Bích Đào

CT HLHPN

UBND xã
Hương Phong

01

2.66

0.1
5

x

10

Trần

Nguyên

02/01/1961

CT HCCB

UBND xã
Hương Phong

03

3.46

0.1
5

x

11

Phan Tứ Hải

01/01/1982

BT Xã đoàn

UBND xã
Hương Phong

01


1.86

x

12

Đặng Quang
Dũng

01/01/1978

CB Văn
phòng

UBND xã
Hương Phong

03

2.34

x

13

Nguyễn
Quang Ngọc

20/08/1964


CB Địa
chính

UBND xã
Hương Phong

07

2.66

x

14

Nguyễn
Trọng Hiệp

26/04/1976

CB VHXH

UBND xã
Hương Phong

01

2.67

x


15

Nguyễn Văn
Quý

28/10/1970

KTNS xã

UBND xã
Hương Phong

07

2.66

16

Trương Từ

15/01/1957

Thủ quỹ

UBND xã
Hương Phong

0


1.0

x

17

Trương
Xuân Kiểm

08/10/1957

CB VHTT

UBND18xã
Hương Phong

0

1.18

x

Trưởng

UBND xã

Ngô Quang

10/08/1959


213.1
50

0.3

x
x

210.0
00

x


*Đối tượng áp dụng: Với cơ cấu lao động chính trên 23 người, độ tuổi trung bình khoảng 45 tuổi. Hình thức trả lương thời
gian đơn giản áp dụng cho khối hành chính.
*Một số cách tính lương thực nhận:

19


Bảng 2.2: Danh sách chi trả lương cán bộ chuyên trách tháng… năm 2013
Theo Nghị định 31/NĐ-CP về quy định mức tiền lương tối thiểu

Stt

Họ và tên

Chức danh


1

Nguyễn Văn
Lâm

BT-ĐU

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Trần Quốc Vinh PBT-CTHĐ
Trần Nguyên

CT.CCB

Trần Viết Chức CT.UBND
Ngô Thế

PCT.UBND

Trần Viết Én


PCT.UBND

Phan Hữu Vinh PCT.HĐND
Phan Văn Điếu CT.UBMT
Phan Tứ Hải
Ngô Thị Bích
Đào
Nguyễn Văn
Tranh
Tổng cộng

BT-XĐ
CT.HPN
CT.HND

HS
10% xã
PCCV PCVK Số hưởng 25% CV
lương
L1
4.06
2.65
3.46
3
2.66
2.46
2.06
2.45
1.86
2.66

2.25
29.57

0.3

Trích
8,5%

213,150 4,578,000 1,144,500 457,800 389,130

0

0

2,782,500 695,625 278,250 236,513

0.15

0

3,790,500 947,625 379,050 322,193

0.25

0

3,412,500 853,125 341,250 290,063

0.2


0

3,003,000 750,750 300,300 255,255

0.2

0

2,793,000 698,250 279,300 237,405

0.2

0

2,373,000 593,250 237,300 201,705

0

0

2,572,500 643,125 257,250 218,663

0.15

0

2,110,500 527,625 211,050 179,393

0.15


0

2,950,500 737,625 295,050 250,793

0

0

2,362,500 590,625 236,250 200,813

1.6

Thực nhận Kýnhận
6,004,320
3,519,863
4,794,983
4,316,813
3,798,795
3,533,145
3,001,845
3,254,213
2,669,783
3,732,383

2,988,563
213,150 32,728,500 8,182,125 3,272,850 2,781,923 41,614,703

20



- Đối với lương cán bộ chuyên trách, số tiền thực nhận được tính như sau:
Lương thực nhận= phụ cấp vượt khung+số hưởng+25% chức vụ+10% xã L1-trích 8,5%.
Số hưởng= (hệ số lương+ phụ cấp chức vụ)*lương cơ bản. (LCB= 1.050.000đồng).
25% chức vụ=

*số hưởng.

10% xã L1= số hưởng*
Trích 8.5%= số hưởng*
Như vây, số tiền thực nhận của mỗi người phụ thuộc chủ yếu vào hệ số lương của họ, những người có thâm niêm lâu năm
với nghề thì hệ số lương cao và ngược lại. Ví dụ như ở phần lương của cán bộ chuyên trách:
Người có số tiền thực nhận cao nhất là Nguyễn Văn Lâm bí thư đảng ủy: hệ số lương là 4.06, phụ cấp chức vụ là 0.3 và phụ
cấp vượt khung là 213.150đồng , vậy thực nhận là 6.004.320. Do ông Nguyễn Văn Lâm có thâm niên làm việc lâu năm nên
hệ số lương cơ bản cao nhất.
Người có số tiền thực nhận thấp nhất là Phan Tứ Hải bí thư xã đội: hệ số lương là 1.86, phụ cấp chức vụ là 0.15 và không
có phụ cấp vượt khung nên số tiền thực nhận là 2.669.783. Do ông là nhân viên mới vào nghề nên hệ số lương chưa cao.

21


Bảng 2.2: Danh sách chi trả lương cán bộ công chức tháng… năm 2013
Theo Nghị định 31/NĐ-CP về quy định mức tiền lương tối thiểu.

22


Stt
1
2
3

4
5
6
7
8
9

Chức
HS
Số hưởng Số hưởng
PC(0,2) HS
danh lương
100%
85%
Nguyễn Văn Qúy KTNS
2.66 210,000 1,050 2,793,000
0
Văn
Đặng Quang Dũng
2.34
0
1,050 2,457,000
0
Phòng
Phan Tấn
Tư pháp 2.86
0
1,050 3,003,000
0
Nguyễn Quang

Địa chính 2.66
0
1,050 2,793,000
0
Ngọc
Nguyễn Trọng
VH-XH 2.67
0
1,050 2,803,500
0
Hiệp
Trương Xuân
VH-XH 1.18
0
1,050 1,239,000
0
Kiểm
Trưởng
Ngô Quang Thảo
1.18
0
1,050 1,239,000
0
C.A
Nguyễn Văn

1.86
0
1,050 1,953,000
0

Thanh
Đ.Trưởng
Nguyễn Chiến
ĐC-NN 1.86
0
1,050
0
1,660,050
Họ và tên

10 Trương Thị Lý
Đặng Thị Thu
11 Hiền
Tổng cộng

25%
Trích 8,5% Thực nhận Kýnhận
C.Vụ
698,250 237,405
3,463,845
614,250

208,845

2,862,405

750,750

255,255


3,498,495

698,250

237,405

3,253,845

700,875

238,298

3,266,078

309,750

105,315

1,443,435

309,750

105,315

1,443,435

488,250

166,005


2,275,245

415,013

141,104

1,933,958

TC-KT

1.86

0

1,050

0

1,660,050 415,013

141,104

1,933,958

VP-TK

2.1

0


1,050

0

1,874,250 468,563

159,311

2,183,501

23.23 210,000 11,550 22,186,500 5,194,350 5,868,713 1,995,362 27,558,200

- Đối với lương của cán bộ công chức, số tiền thực nhận được tính như sau:
Lương thực nhận= phụ cấp (0.2)+ số hưởng 100%+ số hưởng 85%+ 25% chức vụ- trích 8.5%.
Số hưởng= Số hưởng 100%= hệ số lương*lương cơ bản (LCB= 1.050.000đồng)

23


Số hưởng 85%= số hưởng*
25% chức vụ= số hưởng*
Trích 8.5%= số hưởng*
Cũng như ở cán bộ chuyên trách thì phần thực nhận của cán bộ công chức cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào hệ số lương
của họ. Ví dụ như ở phần lương của cán bộ công chức:
Người có hệ số lương cao nhất (2.86) là Phan Tấn, không có phụ cấp (0.2) nên số tiền thức nhận cũng cao nhất tương
ứng là 3.498.495đồng, bên cạnh đó người có số tiền thực nhận thứ 2 cao tương đương với người cao nhất là Nguyễn Văn
Quý 3.463.845đồng với hệ số lương cao thứ 3 (2.66), đây là trường hợp đặc biệt vì Nguyễn Văn Quý là người duy nhất có
phụ cấp (0.2) trong cán bộ công chức.
Trương Xuân Kiểm và Ngô Quang Thảo là hai người có hệ số lương thấp nhất 1.18, nên số tiền thực nhận cũng thấp như
nhau là 1.443.435đồng. Với hai người này tuy có thâm niêm công tác lâu năm xong trình độ học vấn không cao nên có hệ

số lương thấp.

24


* Ngoài lương ra, mỗi nhân viên sẽ được nhận các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
và một phần trích từ lương để đóng góp cho quỹ của công đoàn. Tất cả mọi người ở xã
đều được đóng bảo hiểm xã hội, cứ hàng tháng trích từ số lương được nhận để đảm bảo
cho cuộc sống của nhân viên sau này, về bảo hiểm tế cũng vậy 100% cán bộ công chức
viên chức đóng bảo hiểm y tế, nhằm bảo đảm cho sức khỏe của họ, được khám tổng thể
định kì hàng tháng, nhằm phát hiện sớm nhất những bất trắc trong sức khỏe của nhân viên,
để điều trị kịp thời, đáp ứng nhu cầu sức khỏe, giúp nhân viên có một sức khỏe tốt trong
công tác công tác hoàn thành những nhiệm vụ được giao sớm nhất có thể.
5. Những nhận xét chung về hình thức trả lương tại xã Hương Phong- Thị xã Hương

Trà- tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong xã thì chỉ có một hình thức trả lương duy nhất được áp dụng cho khối hành
chính. Mức lương của mỗi người cao hay thấp đều phụ thuộc vào hệ số lương là chủ yếu,
ngoài ra một số ít lại được tác động bởi phụ cấp vượt khung hoặc phụ cấp (0.2).
Trong hình thức trả lương này, những người có thâm niêm làm việc lâu năm sẽ có
hệ số lương cao, nó hoàn toàn không phụ thuộc vào số lượng giờ làm việc, số lượng sản
phẩm làm được… của nhân viên như một số hình thức khác.
Giúp nhân viên cảm thấy thoái mái trong lúc làm việc, nhờ có tinh thần thoải mái
đó giúp nhân viên có điều kiện làm việc tốt để suy nghỉ sáng tạo trong công việc.
Tuy nhiên, việc trả lương theo hình thức này có một số hạn chế như nhân viên
không phát huy hết khả năng làm việc của mình, không quan tâm chú ý đến công việc,
không tập trung làm việc, không cố gắng để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Do chính sách và chế độ tiền lương của nước ta vẫn còn nhiều vấn đề bất hợp lí
giữa tiền lương và thu nhập của người lao động ở các thành phần kinh tế khác nhau.
Mức tiền lương nhìn chung vẫn còn thấp, không phản ánh đúng giá trị sức lao động

và không phù hợp với những biến động giá cả trên thị trường.
Chế độ tiền lương còn mang tính bình quân cao.
25


×