Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở việt nam giai đoạn 2010 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.62 KB, 39 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

BỘ MÔN: KINH TẾ ĐẦU TƯ

Đề tài: Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Giáo viên hướng dẫn:
1. Lê Hồng Hạnh

K47D_KHĐT

2. Hồng Thị Tuyết Anh

K47B_KHĐT

3. Đoàn Thị Như Quỳnh

K47D_KHĐT

4. Trương Hữu Nghĩa

K47A_KHĐT

5. Phan Hoàng Bảo Nhi

K47A_KHĐT

6. Nguyễn Thị Nhi

K47A_KHĐT


7. Nguyễn Thị Phương Thảo K47A_KHĐT

HUẾ, 11/2015

Mai Chiếm Tuyến


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công, hướng dẫn cũng như đồng ý của thầy giáo Mai Chiếm Tuyến,
nhóm chúng em đã thực hiện chuyên đề “Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế giai đoạn 2010 – 2014” thuộc học phần “Kinh tế đầu tư”.
Đề hoàn thành được chuyên đề này, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo
Mai Chiếm Tuyến đã tận tình giảng dạy trong quá trình lên lớp cũng như hướng dẫn sâu
sát để chúng em có thể thực hiện một cách tốt nhất chuyên đề.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để thực hiện chuyên đề hoàn chỉnh, song do buổi
đầu làm quen với công tác nghiên cứu, xử lí số liệu cũng như hạn chế về kiến thức và
kinh nghiệm tìm hiểu thực tế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà
chúng em chưa thấy được. Chúng em rất mong được sự góp ý của thầy giáo và các bạn
trong lớp để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC ĐỒ THỊ




PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một yêu cầu tất yếu trong quá trình thực hiên công
nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta hiện nay. Để xây dựng và phát triển một nền kinh
tế ổn định, vững chắc, tốc độ phát triển nhanh đòi hỏi phải xác định được một cơ cấu kinh
tế hợp lý, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các ngành kinh tế quốc dân, giữa các vùng
lãnh thổ và giữa các thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế hợp lý có ý nghĩa thiết thực trong
việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển đa dạng, năng động, tận dụng được tối đa lợi thế so
sánh của đất nước.
Hiện nay cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam lĩnh vực đầu tư
ngày càng được chú trọng và phát triển kể cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Nhờ đó nền kinh tế có đà tăng trưởng cao trong nhiều năm liền, đồng thời cơ cấu kinh tế
đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.
Vì vậy, nghiên cứu tác động của đầu tư đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt
Nam nhằm đánh giá được tầm quan trọng của đầu tư đối với nền kinh tế để đó đưa ra các
giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư ở nước ta là một chuyên đề mang tính sâu
sát với học phần cũng như thực tiễn kinh tế cao.

5


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐẦU TƯ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ
1. Cơ sở lý luận về đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1.
Cơ sở lý luận chung về đầu tư
1.1.1 Khái niệm đầu tư

Hoạt động đầu tư nói chung là sự hi sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các
hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trọng tương lai lớn

hơn nguồn lực đã bỏ ra ở hiện tại để đạt được các kết quả đó.
1.1.2 Đặc điểm của đầu tư phát triển
- Thường đòi hỏi vốn lớn, vốn nằm khê đọng trong quá trình đầu tư.
- Hoạt động đầu tư mang tính chất lâu dài
- Với tính chất lâu dài như vậy, kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư chịu ảnh hưởng
của các yếu tố không ổn định theo thời gian và các điều kiện địa lý của không gian
- Các thành quả của hoạt động đầu tư nếu là các công trình xây dựng, vật liệu kiến trúc
như nhà máy, hầm mỏ, các công trình thủy lợi, đường sá sẽ vận động ở ngay nơi mà nó
được tạo dựng lên.
- Với đặc điểm vốn lớn, thời gian thực hiện đầu tư và kết quả đầu tư kéo dài, lao động
nhiều thì hoạt động đầu tư thường chịu mức rủi ro cao.
- Để đảm bảo cho công cuộc đầu tư phát triển đạt hiệu quả kinh tế- xã hội cao phải làm tốt
công tác chuẩn bị đầu tư.
1.2.
Cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.2.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế

6


Cơ cấu kinh tế là tổng thể các yếu tố cấu thành nên nền kinh tế có quan hệ chặt chẽ
với nhau và được biểu hiện bằng mặt chất và mặt lượng.
1.2.2.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi tương quan của các bộ phận cấu thành

nền kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều
về quy mô và tốc độ phát triển của các bộ phận cấu thành.
1.2.2.1.


Chuyển dịch cơ cấu ngành
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sẽ dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các

ngành và làm thay đổi mối quan hệ trong tương quan giữa chúng so với các thời điểm
trước và sự thay đổi này có thể làm xuất hiện thêm những ngành mới hay mất đi một số
ngành đã có tức là có sự thay đổi về số lượng cũng như các loại ngành trong nền kinh tế.
Cơ cấu ngành hợp lý phải tạo ra sự tăng trưởng cao trong nền kinh tế. Cơ cấu
ngành hợp lý là cơ cấu ngành đầu tư nhiều vào công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên tỷ trọng
này phụ thuộc vào đặc thù của từng quốc gia cũng như phụ thuộc vào môi trường của
quốc gia đó và môi trường thế giới trong từng giai đoạn cụ thể.
1.2.2.2.

Chuyển dịch cơ cấu vùng
Chuyển dịch cơ cấu vùng được xem là hợp lý khi: Việc chuyển dịch này làm cho

các vùng thịnh vượng, các vùng có điều kiện thuận lợi bức phá lên. Nhưng đồng thời phải
có chính sách phát triển các vùng còn lại của đất nước để nhằm vực dậy, khôi phục và
phát triển các vùng ngừng trệ, đồng thời mở mang các vùng kinh tế mới nhằm xóa bỏ dần
chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong một nền kinh tế.
1.2.2.3.

Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

7


Thành phần kinh tế được coi là hợp lý khi tất cả các thành phần kinh tế đều phát
huy được thế mạnh của mình. Tuy nhiên nền kinh tế nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế.

1.3. Vai trò của đầu tư trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Kinh nghiệm và thực tiễn cho thấy rằng con đường tăng trưởng nhanh với tốc độ
mong muốn (từ 9 đến 10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng, lãnh thổ.
1.3.1

Vai trò của đầu tư trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành
Chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế là sự thay đổi có mục đích, có định

hướng và dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ căn cứ lý luận và thực tiễn, cùng với việc áp
dụng đồng bộ các giải pháp cần thiết để chuyển cơ cấu ngành từ trạng thái này qua trạng
thái khác, hợp lý và hiệu quả hơn.
Việc đầu tư vốn vào ngành nào, quy mô vốn là bao nhiêu, đồng vốn được sử dụng
như thế nào… đều tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến sự phát triển của ngành nói riêng và
của cả nền kinh tế nói chung.
Đầu tư tác động làm thay đổi tỷ trọng đóng góp vào GDP của các ngành: Đây là hệ
quả tất yếu của đầu tư. Đầu tư vào ngành nào càng nhiều thì ngành đó càng có khả năng
đóng góp lớn hơn vào GDP.
Như đã nói, đầu tư đã làm thay đổi tỷ trọng của các ngành trong cả nền kinh tế. Sự
thay đổi này lại đi liền với sự thay đổi cơ cấu sản xuất trong từng ngành hay nói cách
khác, sự phân hóa cơ cấu sản xuất trong mỗi ngành kinh tế là do có tác động của đầu tư.
 Đối với các ngành nông nghiệp, đầu tư tác động nhằm đẩy nhanh công nghiệp

hóa và hiện đại hóa, cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn bằng cách xây dựng kết
cấu kinh tế xã hội nông nghiệp nông thôn, tăng cường khoa học công nghệ…

8


 Chuyển dịch cơ cấu của khu vực công nghiệp được thực hiện gắn liền với sự phát


triển các ngành kinh tế theo hướng đa dạng hóa, từng bước hình thành một số
ngành trọng điểm và mũi nhọn, có tốc độ phát triển cao, thuận lợi về thị trường,
có khả năng xuất khẩu.
 Đối với ngành dịch vụ, đầu tư giúp phát triển các ngành thương mại, dịch vụ vận

tải hàng hóa, mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế. Đầu tư còn tạo
nhiều thuận lợi trong việc phát triển nhanh các ngành dịch vụ bưu chính viễn
thông, phát triển du lịch, mở rộng các dịch vụ tài chính tiền tệ.
Nhờ có đầu tư mà quy mô, năng lực sản xuất của các ngành cũng được tăng
cường. Mọi việc như mở rộng sản xuất, đổi mới sản phẩm, mua sắm máy móc,
trang thiết bị… suy cho cùng đều cần đến vốn. Một ngành muốn tiêu thụ rộng rãi
sản phẩm của mình thì phải luôn đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng
hóa mẫu mã, kiểu dáng, nghiên cứu chế tạo các chức năng, công dụng mới cho
sản phẩm. Do đó việc đầu tư để nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong
sản phẩm là điều kiện không thể thiếu được nếu muốn sản phẩm đứng vững trên
thị trường.
1.3.2. Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ
Đối với cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân
đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình
trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh của những vùng có khả năng phát
triển nhanh hơn.
Nguồn vốn đầu tư thường được tập trung tại những vùng kinh tế trọng điểm của
đất nước. Các vùng kinh tế trọng điểm được đầu tư phát huy thế mạnh của mình, góp
phần lớn vào sự phát triển chung của cả nước, làm đầu tàu kéo kinh tế chung của đất nước
đi lên, khi đó những vùng kinh tế khác mới có điều kiện để phát triển, làm bàn đạp thúc
đẩy cho các vùng khác phát triển.

9



Nguồn vốn đầu tư cũng thúc đẩy các vùng kinh tế khó khăn có khả năng phát triển,
giúp họ có đủ điều kiện để khai thác, phát huy tiềm năng của họ, giải quyết những vướng
mắc tài chính, cơ sở hạ tầng cũng như phương hướng phát triển, tạo đà cho nền kinh tế
vùng, giảm bớt sự chênh lệch kinh tế với các vùng khác.
Có thể dễ dàng nhận thấy bất cứ vùng nào nhận được một sự đầu tư thích hợp đều
có điều kiện để phát huy mạnh mẽ những thế mạnh của mình. Những vùng tập trung
nhiều khu công nghiệp lớn đều là những vùng rất phát triển của một quốc gia. Những
vùng có điều kiện được đầu tư sẽ là đầu tàu kéo các vùng khác cùng phát triển. Những
vùng kém phát triển có thể nhờ vào đầu tư để thoát khỏi đói nghèo và giảm dần khoảng
cách với các vùng khác.
Nếu xét cơ cấu lãnh thổ theo góc độ thành thị và nông thôn thì đầu tư là yếu tố bảo
đảm cho chất lượng của đô thị hoá. Việc mở rộng các khu đô thị dựa trên các quyết định
của chính phủ sẽ chỉ là hình thức nếu không đi kèm với các khoản đầu tư hợp lý. Đô thị
hoá không thể gọi là thành công thậm chí còn cản trở sự phát triển nếu cơ sớ hạ tầng
không đáp ứng được các nhu cầu của người dân.
1.3.3. Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

Đối với mỗi quốc gia, việc tổ chức các thành phần kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào
chiến lược phát triển của chính phủ. Các chính sách kinh tế sẽ quyết định thành phần nào
là chủ đạo, thành phần nào được ưu tiên phát triển, vai trò, nhiệm vụ của các thành phần
trong nền kinh tế… Ở đây đầu tư đóng vai trò nhân tố thực hiện.
Đầu tư đã có tác động tạo ra những chuyển biến về tỷ trọng đóng góp vào GDP của
các thành phần kinh tế. Trong những năm qua, cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta đã có
sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Bên cạnh khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cũng ngày càng có những đóng góp tích cực vào
sự tăng trưởng kinh tế của cả nước.

10



Đầu tư tạo ra sự phong phú, đa dạng về nguồn vốn đầu tư. Cùng với sự xuất hiện
của các thành phần kinh tế mới là sự bổ sung một lượng vốn không nhỏ vào tổng vốn đầu
tư của toàn xã hội, tạo nên một nguồn lực mạnh mẽ hơn trước để nâng cao tăng trưởng và
phát triển kinh tế.Việc có thêm các thành phần kinh tế đã huy động và tận dụng được các
nguồn lực trong xã hội một cách hiệu quả hơn, khuyến khích được mọi cá nhân tham gia
đầu tư làm kinh tế ngành.

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2014
2.1. Thực trạng đầu tư phát triển tại Việt Nam giai đoạn 2010-2014
Sau gần 20 năm tiến hành đổi mới nền kinh tế, cơ cấu đầu tư ở nước ta đã có nhiều
thay đổi theo hướng ngày càng hợp lý hơn, phù hợp hơn với yêu cầu phát triển kinh tế- xã
hội trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Bảng 1: Cơ cấu đầu tư so với GDP giai đoạn 2010-2014 ( %)
11


2011
34.6
5.89
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong giai đoạn 2010-2013, tỷ trọng vốn đầu tư/GDP có xu hướng giảm mạnh từ
38,5% năm 2010 xuống 30,4% năm 2013. Đến năm 2014, tỷ trọng đầu tư/GDP nhích lên
một chút so với năm 2013, gia tăng về quy mô vốn ở cả 3 khu vực. Trong điều kiện nền
kinh tế còn gặp nhiều khó khăn khi tiến hành đổi mới, nguồn vốn đầu tư phát triển của
toàn xã hội còn hạn chế, nguồn vốn chủ đạo là nguồn vốn nhà nước tuy còn ít nhưng bằng
cách huy động hợp lý các nguồn vốn trong xã hội và sử dụng ngày càng hiệu quả hơn thì
cơ cấu nguồn vốn đầu tư ở nước ta đang thay đổi theo hướng tích cực, thúc đẩy sự chuyển
dịch cơ cấu trong nền kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý, phù hợp để phát huy ngày

càng tốt hơn các tiềm lực của nền kinh tế.
2.1.1. Thực trạng đầu tư theo ngành kinh tế

Bảng 2: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2010-2014

Công nghiệp
353.781
396.516
443.440
478.967

12


541.108

Công nghiệp
42,61
42,89
43,9
43,76
44,33
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong 5 năm qua, hầu hết vốn đầu tư vào các ngành kinh tế đều tăng lên đáng kể. Cụ
thể: ngành nông nghiệp tăng 22.605 tỷ đồng (từ 51.062 tỷ đồng năm 2010 lên 73.667 tỷ
đồng năm 2014); ngành công nghiệp là ngành tăng mạnh nhất, tăng 187.327 tỷ đồng ( từ
353.781 tỷ đồng (2010) lên 541.108 tỷ đồng (2014) ; ngành dịch vụ tăng 180.514 tỷ
đồng (từ 425.435 tỷ đồng năm 2010 lên 605.949 tỷ đồng năm 2014. Tuy nhiên, tỷ trọng
vốn đầu tư cho khu vực nông nghiệp lại giảm xuống từ 6,15% năm 2010 xuống 5,24 %
năm 2012 sau đó tăng lên đến năm 2014 thì 6,03 %; tỷ trọng vốn đầu tư cho khu vực công

nghiệp tăng lên 1,72 % (từ 42,61% năm 2010 lên 44,33% năm 2014).

2.1.2. Thực trạng đầu tư theo thành phần kinh tế
Bảng 3: Vốn đầu tư phát triển toàn xă hội thực hiện phân theo thành phần kinh tế giai
đoạn 2010-2014
Kinh tế ngoài Nhà nước

13


299.487,0
356.049,0
385.027,0
412.506,0
468.513,0
36,1
38,5
38,1
37,7
38,4
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhìn chung trong giai đoạn 2010-2014, vốn đầu tư của các thành phần kinh tế đều có
xu hướng tăng lên, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng từ 830.278 tỷ đồng năm 2010 lên
1.220.724 tỷ đồng năm 2014. Tỷ trọng của đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước có xu
hướng tăng từ năm 2010 đến năm 2013 (38,1% lên 40,4% ) và đến năm 2014 thì giảm
xuống 39.9 %. Tỷ trọng của khu vực ngoài nhà nước lại giảm xuống 0,8% trong 3 năm
(từ 38,5% năm 2011 xuống 37,7% năm 2013). Đến năm 2014 tăng lên 38,4% do niềm tin
của các nhà đầu tư vào triển vọng của nền kinh tế trong tương lai được cũng cố hơn. Tỷ
trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có sự tăng giảm không ổn định, từ năm 2010
đến 2012, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực này giảm 4,2% (từ 25,8% năm 2010 xuống

21,6% năm 2012) nhưng tính đến năm 2014 lại tăng lên không đáng kể 21,7%.
2.1.3. Thực trạng đầu tư theo vùng kinh tế
Bảng 4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam giai đoạn 2010-2014
Tổng vốn FDI (Triệu đô la Mỹ)
252.716
63.350,5
11.742,1

14


51.215,2
820
110.528,8
12.189,1
Nguồn: Tổng cục thống kê
Như chúng ta thấy, đầu tư tập trung chủ yếu cho những vùng phát triển, vốn đầu tư cho
những vùng phát triển vẫn chiếm tỉ lệ cao như Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
Tuy nhiên trong giai đoạn 2010-2014, vốn đầu tư cho các vùng núi, vùng kém phát triển
có tăng lên nhiều so với giai đoạn trước. Do Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chính sách
hỗ trợ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đối với các vùng khó khăn, vùng sâu,
vùng xa, vùng cơ sở hạ tầng giao thông thủy lợi, điện nước còn yếu kém nhằm tạo điều
kiện tốt hơn cho việc thu hút các nguồn vốn khác đến đầu tư. Phần lớn dự án FDI tập
trung ở các vùng phát triển như khu vực Đông Nam Bộ tính đến 31/12/2014 đã thu hút
9.692 số dự án với tỏng vốn FDI là 110.528,8 triệu đô la Mỹ, chiếm 43,74% tổng vốn
FDI của cả nước, khu vực Đồng bằng sông Hồng thu hút 5.290 số dự án FDI với tổng số
vốn đầu tư là 63.350,5 triệu đô la Mỹ, chiếm 25,07% tổng vốn FDI. Tuy nhiên, xu hướng
thu hút FDI đang từng bước lan ra các vùng khác ngoài vùng phát triển, khu vực Trung
Bộ và duyên hải miền Trung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang ngày càng thu
hút nguồn vốn đầu tư lớn cả trong và ngoài nước.

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
Thực hiện đường lối công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Đảng, cơ cấu của nền kinh tế
đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng GDP ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ
trong ngành nông nghiệp.
Bảng 5: Tỷ trọng GDP phân theo ngành kinh tế

15


Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế (%)
Năm
2010
2011
2012
2013
Sơ bộ 2014

Nông nghiệp Công nghiệp
18,89
38,23
20,08
37,90
19,67
38,63
18,38
38,31
18,12
38,50
Nguồn: Tổng cục thống kê


Dịch vụ
42,88
42,02
41,70
43,31
43,38

Trong giai đoạn 2010-2014, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo tích cực. Tăng tỉ
trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Tỉ trọng ngành
công nghiệp và dịch vụ tăng luôn chiếm phần lớn trong cơ cấu GDP và có xu hướng tăng
lên từ 81,11% năm 2011 lên 81,88% năm 2014 .Trong khi đó ngành nông nghiệp thì
ngược lại, nông nghiệp chỉ chiếm 20,08% năm 2011 và năm 2014 giảm xuống còn
18,12%. Tỉ trọng GDP của ngành dịch vụ giảm từ 42,88% năm 2010 xuống 41,70% năm
2012, sau đó tăng lên 43,38% năm 2014 tăng 1,68%. Từ đó dịch vụ đã phát triển vượt bậc
và trở thành ngành kinh tế chiếm ưu thế.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Bảng 6: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành hoạt
động giai đoạn 2010 - 2014
Chăn nuôi

25,1
25,3
26,9
26,3
Nguồn: Tổng cục thống kê

16



Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng
đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế
cao. Tiếp tục bảo đảm tốt an ninh lương thực quốc gia, tuy diện tích trồng lúa giảm
(khoảng hơn 300 nghìn ha), để chuyển sang nuôi trồng thủy sản và các cây trồng khác có
giá trị cao hơn, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng. Nhìn chung trong giai đoạn 20102013, ngành trồng trọt luôn chiếm phần lớn trong cơ cấu sản xuất của ngành. Tuy năm
2012 tỉ trọng của ngành trồng trọt (71,4%) có giảm xuống 2% so với năm 2010 (73,4%)
nhưng đến năm 2013 nó đã có xu hướng tăng nhẹ lên 71,5%. Trong khi đó ngành dịch vụ
lại có tỉ trọng thấp trong 4 năm, năm 2010 chỉ chiếm 1,5% ,năm 2013 có tăng lên 26,3%.
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp
Bảng 7: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành của một số ngành
công nghiệp (Đơn vị: %)

Nguồn: Tổng cục thống kê
Khu vực công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực và ngày càng hợp lý hơn, tăng
tỷ trọng của ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị
trường trong nước. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn là ngành chiếm tỉ trọng lớn
17


nhất trong cơ cấu GDP của ngành công nghiệp và có xu hướng tăng lên trong 4 năm, tăng
từ 86,5% năm 2010 lên 88,1% năm 2013. Tỉ trọng ngành khai khoáng, dệt, khai thác dầu
thô và khí đốt, điện, ga, nước lại có xu hướng giảm xuống. Ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo khác giữ ở mức tỷ trọng ổn định trong 4 năm qua.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ
Bảng 8: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá
thực tế phân theo ngành kinh doanh giai đoạn 2010 – 2014
Khách sạn, nhà hàng

12,6
12,5

12,9
12,1
12
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong lĩnh vực dịch vụ, từng ngành và doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu theo hướng
nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và tập trung phát triển các lĩnh vực có tiềm năng, lợi
thế, có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao như công nghệ thông tin,
truyền thông, tài chính - ngân hàng, vận tải, logistics, du lịch, thương mại, phân phối...
Tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt khá cao liên tục trong 5 năm qua.Tuy nhiên cơ cấu tổng
mức bán lẽ và doanh thu trong nội bộ ngành trong giai đoạn 2010-2014 có sự chuyển dịch
không rõ rệt. Thương nghiệp trong 5 năm có tăng lên nhưng chỉ tăng 0,5%, không đáng

18


kể. Ngành khách sạn, nhà hàng tỉ trọng lại giảm xuống nhưng cũng chỉ 0.5%. Còn ngành
du lịch và dịch vụ khá ổn định trong cả 5 năm.
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế
Đồ Thị 1: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010-2014
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tỷ trọng khu vực Nhà nước đã giảm xuống còn dưới 1/3 GDP; khu vực kinh tế ngoài
nhà nước 5 năm qua đã vươn lên chiếm gần 1/2 trong cơ cấu GDP và trở thành thành
phần kinh tế chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của cả nước. Tuy nhiên, tỉ trọng GDP của
khu vực kinh tế ngoài nhà nước lại có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn 2012-2014
(44,62% năm 2012- xuống 43,33% năm 2014). Tỉ trọng GDP của khu vực tập thể còn rất
thấp chỉ chiếm 4,04% vào năm 2014; tỉ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã
chiếm gần 20%; còn khu vực kinh tế tư nhân chiếm trên dưới 7%...
2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng
Các vùng kinh tế trong những năm vừa qua cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng
đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế. Trên bình diện quốc gia, ta xem xét 6 vùng kinh

tế: đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc, Trung bộ và Duyên hải miền
Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong
đó, có 4 vùng kinh tế trọng điểm là vùng động lực cho tăng trưởng kinh tế cả nước là
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, vùng kinh tế trọng
điểm Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long.
Các vùng kinh tế trọng điểm thường có sức thu hút vốn đầu tư lớn, do vậy vùng ngày
càng phát huy được thế mạnh và tiềm năng của vùng, nền kinh tế có điều kiện phát triển
mạnh hơn. Các vùng kinh tế trọng điểm đã phát huy được thế mạnh và tiềm năng của
vùng.Hiện nay 4 vùng kinh tế trọng điểm đóng góp khoảng 70% GDP, gần 3/4 sản lượng
công nghiệp, thu ngân sách và xuất khẩu.

19


2.3. Đánh giá tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam giai
đoạn 2010 – 2014
2.3.1. Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tính theo ngành
2.3.1.1.

Đầu tư làm thay đổi cơ cấu GDP tính theo ngành
Thực hiện đường lối Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của Đảng, cơ cấu đầu tư theo

ngành của nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cho đầu tư phát triển ngành
Công nghiệp – xây dựng và Dịch vụ, chú ý đầu tư nông nghiệp hợp lý vì nước ta hiện nay
nông dân vẫn chiếm một lượng đông trong dân số và nông nghiệp nông thôn vẫn chiếm
một vị trí quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Về cơ cấu ngành kinh tế, cùng
với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay
đổi đáng kể theo hướng tích cực. Có thể nói vai trò của các ngành kinh tế thay đổi theo
thời gian, trong đó ngành nông nghiệp từ chỗ ngành quan trọng nhất (chiếm tỉ trọng cao
nhất trong cơ cấu GDP giai đoạn 1986-1990) đã dần nhường chỗ cho các ngành công

nghiệp và dịch vu.
Bảng 9: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành phân theo
ngành kinh tế. Đơn vị tính: Tỷ đồng
2012
52.930
443.395
513.789
1.010.114
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Bảng 10: Sự thay đổi cơ cấu vốn đầu tư với thay đổi cơ cấu kinh tế của ngành giai
đoạn 2010-2014. Đơn vị tính: %
2011

2012
20


5,98
42,89
51,13

5,24
43,9
50,86

20,08
37,90
42,02

19,67

38,63
41,70
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Biểu đồ 2. Tỷ trọng GDP theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế
(Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê)
Theo các bảng số liệu trên, ta có thể thấy trong giai đoạn 2010 - 2014 , tỷ trọng
vốn đầu tư cho phát triển ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần, tuy giá trị vốn thì
vẫn tăng dần theo các năm: từ 51.062 tỷ đồng, chiếm 6,15% trong tổng số vốn đầu tư của
toàn xã hội năm 2010 và tính đến năm 2014 là 73.667 tỷ đồng, chiếm 6,03%. Do đó tỷ
trọng đóng góp cho GDP của ngành này cũng giảm rõ rệt: từ 18,89% năm 2010, 20,08%
năm 2011 xuống còn 18,12% năm 2014.
Tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành công nghiệp có xu hướng tăng lên trong tổng vốn
đầu tư của toàn xã hội trong giai đoạn này. Tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành này tăng lên
cũng đã tác động làm tăng tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành mình. Năm 2010, tỷ
trọng đóng góp vào GDP của ngành này mặc dù giảm từ 38,23% năm 2010 xuống còn
37,90% năm 2012, tuy nhiên tỷ trọng vốn đầu tư lại tăng nhẹ từ 42,61% năm 2010 lên
42,89% năm 2011. Trong giai đoạn 2011 – 2014, tỷ trọng GDP có xu hướng tăng từ
37,90% năm 2011 đến 38,50% năm 2014.
Vốn đầu tư cho ngành dịch vụ đã chiếm gần 1/2 tổng vốn đầu tư của xã hội. Tuy
nhiên trong giai đoạn 2010 – 2014, tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành này lại có xu hướng
21


giảm, từ 51,24% năm 2010 xuống 49,64% năm 2014. Tỷ trọng vốn đầu tư lớn (trên 50%
tổng vốn đầu tư) và có xu hướng giảm xuống nhưng tỷ lệ đóng vào GDP của ngành dịch
vụ lại tăng lên trong giai đoạn trên. Cụ thể tỷ lệ đóng góp vào GDP của ngành dịch vụ
năm 2010 là 42,88% nhưng đã tăng lên đến 43,38% trong năm 2014, điều này chứng tỏ
vốn đầu tư đã được sử dụng bước đầu có hiệu quả.
2.3.1.2.


Đầu tư làm thay đổi cơ cấu sản xuất trong từng ngành

2.3.1.2.1.

Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

Trước thời kỳ đổi mới nền nông nghiệp nước ta hết sức lạc hậu, đó là một nền
nông nghiệp độc canh sản xuất lúa gạo. Đường lối đổi mới kinh tế đất nước theo hướng
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã làm thay đổi bộ mặt của nền nông nghiệp nước ta, nền
nông nghiệp phát triển mạnh hơn đa dạng hơn với nhiều ngành nghề mới, khai thác được
những lợi thế so sánh của từng vùng. Đặc biệt, đầu tư tác động giúp đẩy nhanh công
nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào trong sản xuất góp phần tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng và sức cạnh
tranh của sản phẩm, cơ cấu sản xuất nông nghiệp được xây dựng hợp lý, phát triển mạnh
công nghiệp và dịch vụ nông thôn…
Biều đồ 3: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động giai đoạn
2010 – 2014
(Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê)
Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã có sự chuyển dịch ngày
càng tích cực hơn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Sự chuyển dịch cơ cấu
trong nội bộ ngành nông nghiệp giữa trồng trọt và chăn nuôi thì chưa thật rõ nét. Cơ cấu
đầu tư cho nông nghiệp đã thay đổi rất nhiều trong giai đoạn vừa qua về cả quy mô đầu tư
và sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ và tích cực trong nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Tỷ trọng của ngành trồng trọt luôn lớn hơn chăn nuôi.

22


Ngành trồng trọt chiếm đến 71,5% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, còn ngành

chăn nuôi chỉ chiếm 26,3% giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp, một tỷ trọng rất nhỏ
so với tiềm năng sẵn có, do chăn nuôi vẫn chủ yếu có quy mô nhỏ, phân tán khó phòng
chống được dịch bệnh và áp dụng các phương pháp chăn nuôi tiên tiến.Cơ cấu của ngành
trồng trọt và chăn nuôi có xu hướng giảm qua 4 năm.
2.3.1.2.2.

Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp:

Biểu đồ 4: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành của
một số ngành công nghiệp trọng điểm giai đoạn 2010 - 2014
(Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê)

Biểu đồ 5: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân của một số ngành công
nghiệp trọng điểm giai đoạn 2010 – 2014
(Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê)
Trong 5 năm qua, vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp đều có xu hướng tăng
lên. Ngành công nghiệp chế và chế tạo luôn là ngành công nghiệp có tổng vốn đầu tư lớn
nhất, năm 2010 với tổng vốn đầu tư là 161.904 tỷ đồng đến năm 2014 tăng lên 292.015 tỷ
đồng. Điều đó đã có tác động thúc đẩy ngành này phát triển mạnh nhất; năm 2010 GDP
của ngành này là 297.360 tỷ đồng nhưng năm 2014 đã tăng lên 518.962 tỷ đồng. Tổng
vốn đầu tư của các ngành công nghiệp còn lại cũng tăng lên; tổng vốn đầu tư của ngành
khai khoáng tăng 12.501 tỷ đồng đã tác động làm cho GDP của ngành này tăng 221.640
tỷ đồng; tổng vốn đầu tư của ngành xây dựng tăng thêm 39.051 tỷ đồng và GDP của
ngành này tăng thêm 68.585 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư của ngành sản xuất và phân phối
điện nước, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng thấp nhất, trong 5
năm chỉ tăng 4.388 tỷ đồng nhưng GDP của ngành này lại tăng 76.339 tỷ đồng. Điều đó
23


cho thấy đầu tư có tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng GDP của mỗi ngành. Có thể

thấy, khu vực công nghiệp và xây dựng chuyển dịch theo hướng tích cực và ngày càng
hợp lý hơn, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh,
chiếm lĩnh thị trường trong nước; đẩy mạnh xuất khẩu như chế biến nông lâm thủy sản,
da giày, may mặc…; ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước
và quốc tế. Trong giai đoạn này ngành công nghiệp chế biến và chế tạo là ngành công
nghiệp tăng nhiều nhất cả về vốn đầu tư và GDP. Ngành điện, ga, nước giữ ở mức tỷ
trọng ổn định, tỷ trọng của các ngành đều có xu hướng tăng lên.
2.3.1.2.3.

Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ

Đồ thị 6: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành phân theo
một số ngành dịch vụ giai đoạn 2010 – 2014
(Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê)
Đồ thị 7: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo một số ngành dịch vụ
giai đoạn 2010 – 2014
(Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê)
Trong 3 năm qua vốn đầu tư cho ngành dịch vụ tăng lên rõ rệt, trong đó có một số
ngành dịch vụ có vốn đầu tư lớn và tăng lên đáng kể như ngành vận tải khu bãi, tăng
37,364 tỷ đồng (tăng từ 95,814 tỷ đồng năm 2010 lên 133,178 tỷ đồng năm 2014). Ngành
bán buôn và bán lẽ trong những năm qua có vốn đầu tư thấp hơn ngành vận tải, kho bãi
nhưng lại có tổng GDP lớn nhất và lớn hơn cả ngành khu bãi - vận tải. Điều này chứng tỏ
nguồn vốn đầu tư vào ngành này là rất hiệu quả. Ngoài ra những ngành dịch vụ còn lại
cũng có mức tăng trưởng khá như: Hoạt động kinh doanh bất động sản, hoạt động tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm…
2.3.2.

Thực trạng tác động đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế

24



Bảng 11: Sự thay đổi cơ cấu vốn đầu tư và cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế giai
đoạn 2010 – 2014
Năm
Tỷ trọng vốn đầu tư theo thành phần kinh tế ( %)
Kinh tế Nhà nước
Kinh tế ngoài nhà nước
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Tỷ trọng GDP theo thành phần kinh tế (%)
Kinh tế Nhà nước
Kinh tế ngoài nhà nước
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Đầu tư đã có tác động tạo ra những chuyển biến về tỷ trọng đóng góp vào GDP của
các thành phần kinh tế trong giai đoạn 2010 – 2014. Giai đoạn 2011 – 2013 chứng kiến sự
sụt giảm mạnh của vốn đầu tư xã hội đặc biệt là đầu tư của khu vực tư nhân trong nước.
Tuy nhiên, so với năm 2013, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực này trong năm 2014 đã tăng
trở lại, từ 37.6% lên 38.4%. Vốn đầu tư đã có sự chuyển dịch theo hướng khai thác các
nguồn lực của các thành phần kinh tế ở trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Hoạt động đầu tư thu hẹp do niềm tin của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào triển
vọng của nền kinh tế trọng tương lai chưa được cũng cố và nhu cầu đối với sản phẩm
chưa được khôi phục. Do sự sụt giảm vốn đầu tư nên GDP khu vực kinh tế ngoài nhà
nước đã có sự giảm xuống, tỷ trọng GDP của khu vực này đã giảm 5.94% trong vòng 4
năm qua (giảm từ 49,27% năm 2011 xuống 43.33% năm 2014). Sự sụt giảm của đầu tư
khu vực kinh tế ngoài nhà nước dẫn đến tỷ trọng của đầu tư khu vực nhà nước tăng mạnh
trong tổng vốn đầu tư xã hội. Trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2010
25



×