Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp Môn địa lý bài 20 Vùng đồng bằng sông Hồng (Giải ba cấp huyện)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.63 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TIÊN YÊN

-----------o0o-----------

BÀI DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

TRƯỜNG:
ĐỊA CHỈ:
GIÁO VIÊN:
ĐIỆN THOẠI:
EMAIL:

THCS Tiên Lãng
Xã Tiên Lãng - Huyện Tiên Yên - Tỉnh
Quảng ninh
LÊ THANH VÂN - VŨ THỊ TRANH
0943893068


Năm học: 2015 – 2016

1


PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên dự án dạy học: Vùng đồng bằng sông Hồng
2. Mục tiêu dạy học:
* Kiến thức:
+ Về tự nhiên:


- Giúp các em nắm được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của vị trí
vùng đồng bằng sông Hồng đối với tự nhiên và việc phát triển kinh tế xã hội của
vùng cũng như của cả nước.
- Biết được đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai của
cả nước, có lịch sử phát triển lâu đời, nơi khởi nguồn của nền văn minh lúa
nước. Nơi có nền văn hóa sông Hồng giàu bản sắc, có nhiều di tích lịch sử, văn
hóa nổi tiếng.
- Biết được vùng đồng bằng sông Hồng có nhiều tài nguyên thiên nhiên
phong phú: Đất phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, có nguồn
nước dồi dào thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng đặc biệt là thâm
canh lúa nước.
-Vùng có một số khoáng sản có giá trị đáng kể như đá vôi, than nâu, khí
tự nhiên thuận lợi cho phát triển một số ngành công nghiệp đặc trưng của vùng.
- Vùng có đường bờ biển và biển giàu tiềm năng thuận lợi cho nuôi trồng
và đánh bắt thủy sản, phát triển du lịch.
- Bên cạnh những điều kiện thuận lợi vùng cũng còn có nhiều khó khăn:
nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, thời tiết thất thường, ít tài nguyên khoáng sản.
+ Về dân cư xã hội:
- Biết được đồng bằng sông Hồng là vùng có số dân đông và mật độ dân
số cao nhất nước. Là vùng tập trung nhiều lao động có kĩ thuật, có kinh nghiệm
trong sản xuất đặc biệt có trình độ thâm canh cao.
- Giúp cho học sinh biết vùng đồng bằng sông Hồng có kết cấu hạ tầng
nông thôn hoàn thiện nhất cả nước. Biết được lịch sử ra đời của hệ thống đê ở
sông Hồng và vai trò của nó đối với đời sống của nhân trong vùng.
- Vùng đồng bằng sông Hồng cũng là nơi có một số đô thị hình thành từ
lâu đời, có những công trình kiến trúc độc đáo như Hà Nội, Hải Phòng.
* Kỹ năng:
- Giúp các em rèn luyện tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập
thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế.
- Rèn các kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, phân tích biểu đồ, số liệu

thống kê để hiểu và trình bày các đặc điểm tự nhiên dân cư và xã hội của vùng.
2


- Giáo dục kỹ năng sống trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo
vệ môi trường, bảo vệ các công trình công cộng.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.
*. Tư duy
- Rèn luyện khả năng quan sát, phân tích, suy luận hợp lý và suy luận lô
gic.
- Rèn cho học sinh khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của
mình và hiểu được ý tưởng của người khác.
- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy xử lí tình huống, độc lập, sáng
tạo.
- Các thao tác tư duy: so sánh, khái quát hoá, tư duy tổng hợp.
*Thái độ:
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến
thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.
- Nhận biết được tầm quan trọng, vai trò của bô môn địa lí trong cuộc
sống và yêu thích bộ môn: Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu.
* Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn để
giải quyết các vấn đề dự án dạy học đặt ra, cụ thể:
1/ Kiến thức môn văn học 7:
- Bài : “ Sống chết mặc bay”
2/ Kiến thức môn Toán:
- Tính toán mật độ dân số của vùng đồng bằng sông Hồng so với các vùng:
Ttrung du miền núi Bắc bộ, Tây Nguyên, cả nước.
3/ Kiến thức môn lịch sử:
- Lịch sử ra đời của hệ thống đê ở đồng bằng sông Hồng. Nền văn minh lúa
nước.

4/ Kiến thức môn hoá học lớp 9:
- Cách nhận biết đất mặn, đất phèn. Bài : Một số ba Zơ quan trọng.
- Bài : Muối.
5/ Tích hợp biến đổi khí hậu:
3. Đối tượng dạy học của dự án:
- Số lượng: 72 học sinh, lớp 9ab.
* Dự án mà tôi thực hiện là kiến thức Địa lí 9 đồng thời trực tiếp giảng
dạy với các em học sinh lớp 9 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện.
* Những đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án:
3


- Học sinh đã học xong kiến thức các môn có liên quan đến bài : Vùng
đồng bằng sông Hồng.
4. Ý nghĩa của dự án:
- Qua thực tế quá trình dạy học chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức
liên môn vào để giải quyết một số vấn đề trong bài học là việc làm hết sức cần
thiết.
- Ví dụ trong bài 20 “ Vùng đồng bằng sông Hồng” HS cần vận dụng
kiến thức môn văn học, môn lịch sử, môn toán, môn hóa học và kiến thức thực
tế sẽ giúp các em nắm được đặc điểm tự nhiên và dân cư xã hội của vùng đồng
bằng sông Hồng. Biết được các đặc điểm tự nhiên, dân cư xã hội sẽ giúp các em
suy luận về sự phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng.
- Đồng thời trong giáo dục tích hợp kiến thức liên môn vào giải quyết các
vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt
ra trong môn học đó, giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong
học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống. Trong thực tế chúng tôi nhận thấy khi
soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp
cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn
học sinh học tập linh hoạt hơn, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học tập,

tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức hơn nữa.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
- GV: Máy tính, máy chiếu, các tài liệu liên quan.
- HS: - Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
Đọc kĩ bài ở nhà, sưu tầm các bài viết tranh ảnh về vùng đồng bằng sông
Hồng.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học (Kèm theo bài giảng trên Word,
powerpoint.)

4


NS :..................
NG :9a:................... 9b:..................
Tiết 23 - Bài 20

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
I / Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nhận biết vị trí địa lí giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với
việc phát triển kinh tế – xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và
những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.
- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn
đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.
2. Kĩ năng:
- Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn của vùng đồng bằng sông Hồng.
- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự
nhiên, dân cư xã hội của vùng.
- Sử dụng bản đồ lược đồ địa lí tự nhiên để phân tích, thấy rõ sự phân bố tài

nguyên của vùng.
3. Thái độ- KNS:
a. T Đ: Có ý thức bảo vệ TNTN và bảo vệ môi trường của vùng.
b. KNS: Tư duy:
+ Thu thập và xử lí thông tin từ bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu và
bài viết về vị trí địa lí giới hạn, đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội của đồng
bằng sông Hồng.
- Ra quyết định, giải quyết vấn đề.
- Tự nhận thức: thể hiện sự tự tin khi hỏi và trả lời.
II/ Chuẩn bị của GV-HS
1. GV: Máy tính, máy chiếu.
2. HS: Máy tính bỏ túi. Đọc kĩ bài ở nhà.
III/ Phương pháp- KTDH :
1.PP: Quan sát, phân tích, so sánh, đàm thoại.
2. KTDH: Dạy học nhóm, suy nghĩ- cặp đôi- chia sẻ, hỏi và trả lời.
IV/ Tiến trình giờ dạy giáo dục
5


1.Ổn định lớp :
9a :................ 9b:....................
2. Kiểm tra bài cũ :
Chiếu bài tập:
- Chọn ý đúng:
Hãy chỉ ra các thế mạnh chủ yếu của Trung du và miền núi Bắc Bộ:
a. Khai thác khoáng sản, phát triển thuỷ điện.
b. Trồng cây lương thực, chăn nuôi nhiều gia cầm.
c. Trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
d. Trồng và bảo vệ rừng, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch.
e. Vùng chuyên canh lúa nước, cà phê, cao su, hồ tiêu.

3. Giảng bài mới: hác hosản
*Vào bài:
Nằm ở phía Nam của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng đồng bằng
sông Hồng trù phú. Vậy vị trí của đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa gì cho phát
triển kinh tế ? Tự nhiên- dân cư xã hội của vùng có những thuận lợi và khó khăn
gì cho phát triển kinh tế của vùng ? Giờ học hôm nay sẽ trả lời các em.
I. Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ
Hoạt động 1: Cá nhân.
- Chiếu lược đồ các vùng kinh tế:

- HS: Xác đinh trên bản đồ vị trí giới hạn của vùng đồng bằng sông Hồng.
6


- ?: ĐBSH nằm ở phía nào của vùng TD MN BB?
HS ghi: + Vị trí: Ở phía Nam của vùng TD MN BB
- Chiếu lược đồ vùng đồng bằng sông Hồng

-?: Xác định giới hạn của vùng ĐBSH tiếp giáp với những vùng nào?
HS ghi: + Giới hạn: Giáp các vùng: TDMNBB, Bắc trung bộ, Vịnh Bắc bộ
-?: Vị trí của vùng đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa gì cho phát triển kinh tế
xã hội?
HS ghi: -> Giao lưu thuận tiện với các vùng các nước.
- GV: Thủ đô Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng, trung tâm kinh tế văn
hoá chính trị – khoa học công nghệ lớn của cả nước.
- Chiếu bảng 1: số liệu về diện tích các vùng kinh tế :

7



?:- Dựa vào bảng số liệu nhận xét diện tích của vùng đồng bằng sông Hồng
so với các vùng khác ?
HS ghi: - Vùng có diện tích nhỏ nhất 4,5% diện tích cả nước, nhưng là vùng
châu thổ lớn thứ 2 cả nước.
- GV: Châu thổ sông Hồng có diện tích nhỏ hơn vùng đồng bằng sông Hồng, do
có vùng đất giáp với Trung du miền núi Bắc bộ và Bắc trung bộ.
- Đọc trong lược đồ tên các tỉnh thành phố, các đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ.
- Chuyển ý: Với vị trí như vậy vùng đồng bằng sông Hồng có những điều kiện
tự nhiên và tài nguyên gì thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế ?
HĐ2: Nhóm.
- Chia lớp thành 3 nhóm.
- Chiếu bảng phân nhóm và nội dung câu hỏi của các nhóm
+ N1:
-?: Dựa vào bản đồ, lược đồ và kiến thức đã học nêu vai trò của sông Hồng
đối với việc phát triển NN và đời sống của dân cư trong vùng.
Tích hợp môn lịch sử:
Sông Hồng – dòng sông Mẹ chở nặng phù sa qua triệu năm đã bồi đắp
nên vùng châu thổ sông Hồng trù phú. Đây không chỉ là cái nôi hình thành nền
văn minh đầu tiên: văn minh Đông Sơn, mà còn là nơi hội tụ, kết tinh và tỏa
sáng văn minh Đại Việt – Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
Văn minh sông Hồng là nền văn minh bản địa, có một sức sống mạnh mẽ,
phát triển ổn định từ Đông Sơn tới Đại Việt, Việt Nam. Đồng thời, nó luôn được
đổi mới, tiếp thêm sức mạnh tạo ra những hằng số tạo thành bản sắc văn hóa
8


Việt Nam, làm giá đỡ và bệ phóng cho sự cất cánh của dân tộc, khẳng định vị
thế Việt Nam trên trường quốc tế
?: - Em có nhận xét gì về tài nguyên nước của vùng ĐBSH?
(+ Sông Hồng: - Bồi đắp phù sa

- Mở rộng diện tích đất về phía vịnh Bắc bộ. Cung cấp nước cho sinh hoạt và
NN. Là đường giao thông quan trọng.
- Chiếu lược đồ các loại đất:
-?: Tìm trên H 20.1 tên các loại đất và sự phân bố ? Loại đất nào có diện
tích lớn nhất ?
-?: Tài nguyên đất có ý nghĩa gì ? Tại sao đất được coi là tài nguyên quí giá
nhất?

+N2:
- Khí hậu của vùng có đặc điểm gì ? Khí hậu mang lại thuận lợi gì cho sản
xuất NN?

9


-?: Tìm hiểu các tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển, du lịch có ý nghĩa gì
cho phát triển kinh tế?
-?: Kể tên các loại khoáng sản, các địa danh du lịch của vùng ? Các tài
nguyên này thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế nào?
- Than nâu, khí tự nhiên là nguồn khoáng sản năng lượng phục vụ phát triển CN.
10


-?: Các loại khoáng sản có phải là nguồn tài nguyên vô tận không? Vậy phải
làm như thế nào?
-?: Em có nhận xét gì về các nguồn tài nguyên của vùng đồng bằng sông
Hồng? Những tài nguyên nào có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển
kinh tế xã hội của vùng?
+ N3:
-Vùng đồng bằng sông Hồng có những khó khăn gì do tự nhiên mang lại?

( Khí hậu đất đai, nguồn nước) Biện pháp?
(Quĩ đất hạn hẹp, diện tích đất lầy thụt, đất mặn
(Quĩ đất hạn hẹp, diện tích đất lầy thụt, đất mặn, đất phèn cần được cải tạo).
- Tích hợp môn hóa học: ( học sinh biết cách đo độ PH của đất.)
- Sự có mặt của một số muối tan trong đất làm cho tính chất vật lý, hóa học, sinh
học của đất trở nên xấu. Khi khô đất nức nẻ, cứng như đá, khi ướt đất dính dẻo,
hạt đất trương mạnh, bít kín tất cả các khe hở làm cho đất hoàn toàn trở nên
không thấm nước. đất mặn có phản ứng kiềm, độ pH có khi lên tới 11 – 12. Ở độ
pH này không có một loại cây trồng nào có thể phát triển được.
- Loại đất này thường phân bố ở cửa sông ven biển -> Cần có biện pháp rửa
chua khua mặn, để cải tạo làm tăng diện tích đất canh tác.
- Tích hợp biến đổi khí hậu:
- Thời tiết diễn biến thất thường hiện tượng rét đậm, rét hại, nắng nóng, khô hạn
diễn ra do sự biến đổi của khí hậu trong những năm gần đây ở đồng bằng sông
Hồng đã gây ảnh hưởng lớn tới đời sống và sản xuất.
- HS: Các nhóm thảo luận- báo cáo- bổ sung
- GV: Chuẩn xác theo bảng:
- Chuyển ý: Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có nhiều thuận lợi
để đồng bằng sông Hồng phát triển 1 nền kinh tế toàn diện, nhưng điều quyết
định sự phát triển KT của đồng bằng sông Hồng lại do đặc điểm dân cư xã hội.
* HĐ3: Cá nhân/ Cặp
- GV: Chiếu bảng 2: Diện tích, dân số các vùng.
- Yêu cầu HS quan sát bảng diện tích, dân số:

11


?: Hãy so sánh số dân của vùng đồng bằng sông Hồng với các vùng khác?
- ?: Với số dân đông và diện tích nhỏ nhất, mật độ dân số của vùng đồng
bằng sông Hồng như thế nào?

- Chiếu biểu đồ:

-?: Quan sát H 20.2 nhận xét mật độ dân số của đồng bằng sông Hồng.
Tích hợp kiến thức môn toán: Tính mật độ dân số vùng đồng bằng sông Hồng
gấp bao nhiêu lần cả nước, Tây nguyên, trung du và miền núi bắc bộ.

12


-?: Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp bao nhiêu lần mức trung
bình của cả nước, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc bộ?
-GV: Lấy mật độ trung bình của đồng bằng sông Hồng chia cho các vùng và cả
nước.
-?: Dân số đông có những thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế xã hội?
- HS: Trả lời- bổ sung
- GV: Chuẩn xác.
-Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào thị trường tiêu thụ lớn, người dân có trình
độ thâm canh nông nghiệp lúa nước, giỏi nghề thủ công, tỉ lệ lao động qua đào
tạo tương đối cao, đội ngũ trí thức kĩ thuật và công nghệ đông đảo. tỉ lệ gia tăng
tự nhiên dân số đã giảm.
-?: Quan sát bảng 20.1 nhận xét các tiêu chí của đồng bằng sông Hồng với cả
nước:
- Cho biết trình độ dân trí và lao động ở đồng bằng sông Hồng như thế nào?
So sánh với vùng Trung du và miền núi Bắc bộ ?

- GV: Chiếu các cơ sở hạ tầng của vùng đồng bằng sông Hồng.

13



-?: Quan sát ảnh em hãy nhận xét về cơ sở hạ tầng nông thôn ở vùng đồng
bằng sông Hồng?
- Chiếu ảnh đê sông Hồng
- Tích hợp kiến thức lịch sử:
- ?: Đê sông Hồng được hình thành vào thời gian nào?
- GV: Theo Việt sử lược vào năm 1077 nhà Lí đã cho đắp đê trên sông Cầu, con
đê dài 67.380 bộ ( 30 km). Đến tháng 3 năm 1108 con đê đầu tiên của sông
Hồng được đắp ở phường Cơ Xá để bảo vệ kinh thành Thăng Long.

14


-?: Hệ thống đê ở đồng bằng sông Hồng có thuận lợi và hạn chế gì? Tại sao
nhà nước lại ban hành luật đê điều ? Ý thức chấp hành của người dân như
thế nào?
- Vùng ĐBSH có những đô thị nào? Thời gian hình thành?
-GV: Cho HS xem 1 số hình ảnh về thủ đô Hà Nội, thành phố cảng Hải
Phòng.

15


? - Những khó khăn mà nhân dân đồng bằng sông Hồng gặp phải là gì ? Để
đảm bảo phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng phải làm những gì ?
Khó khăn: Bình quân đất nông nghiệp ( trồng lúa) ở mức thấp nhất cả nước, tỉ lệ
thiếu việc làm và thất nghiệp lớn--> Nhu cầu việc làm, y tế văn hoá giáo dục
ngày càng cao đòi hỏi đầu tư lớn
- Giải pháp: Phân bố lại dân cư và lao động, đưa dân đi xây dựng các vùng kinh
tế mới ở vùng núi, hải đảo.
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, sử dụng hợp

lí tiết kiệm các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường.
- Các nhóm thảo luận- báo cáo.
- Chuẩn xác kiến thức theo bảng:
Nhân tố
II. Điều
kiện tự
nhiên và
tài
nguyên

Đặc điểm
- Châu thổ do
sông Hồng bồi
đắp, khí hậu nhiệt
đới có mùa đông
lạnh, nguồn nước
dồi dào, chủ yếu là
đất phù sa, có vịnh
Bắc bộ giàu tiềm
năng.

Thuận lợi

Khó khăn

Biện pháp

- Đất phù sa màu - Quĩ đất hạn - Khai thác
mỡ, điều kiện khí hẹp, còn nhiều tài nguyên
hậu, thủy văn

đất xấu.
hợp lí, bảo
môi
-> thâm canh lúa - Thời tiết thất vệ
nước.
thường, nhiều trường
- Thời tiết mùa thiên tai.
đông thuận lợi
cho trồng 1 số
16


cây ưa lạnh
- Khoáng sản: đá
vôi, sét cao lanh,
than nâu, khí tự
nhiên -> Phát
triển CN.
- Vùng ven biển
và biển -> nuôi
trồng đánh bắt
thủy sản, du lịch.

- Số dân đông
nhất:17,5 triệu
người ( 2002).

III/ Đặc
điểm dân
cư xã hội - Mật độ dân số

cao nhất cả nước :
1179 người/ km2

- Nguồn lao động
dồi
dào,
thị
trường tiêu thụ
lớn.

- Bình quân đất - Phân bố
NN thấp.
lại dân cư
lao
- Thiếu việc và
làm, sức ép tới động,

Lao động có
nhiều
kinh
nghiệm trong sản
xuất, có chuyên
môn kĩ thuật.

giáo dục, y tế, - Đẩy mạnh
giao thông.... CN
hoá,
và môi trường. NN nông
- Cơ cấu kinh thôn.


tế chuyển dịch
- Kết cấu hạ tầng chậm.
nông thôn hoàn
thiện nhất cả
nước.
4. Củng cố:
- Điều kiện tự nhiên và dân cư xã hội của đồng bằng sông Hồng có những thuận
lợi gì cho việc phát triển kinh tế ? Với những điều kiện đó đồng bằng sông Hồng
sẽ có những thế mạnh gì?
5. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Làm BT 3 SGK,
* Hướng dẫn vẽ biểu đồ bài 3:
- Xử lý số liệu diện tích đất BQ: Cả nước : 0,12 ha/người, SH = 0,06
ha/người.
- Trục tung chia 15 đoạn, 1đoạn = 0,01 ha.
- Trục hoành ghi số đất CN, SH, trên đỉnh cột ghi số 0,06 ha và 0,12 ha.
17


- Chuẩn bị bài 21.
V/ Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập

- Dùng phiếu trả lời 3 câu hỏi về kiến thức trong bài (phát cho từng cá
nhân)
Câu 1: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng là:
a. Đất đỏ vàng
b. Đất xám trên phù sa cổ
c. Đất phù sa
d. Đất mặn, đất phèn.
Câu 2: Nét độc đáo của nền văn hóa sông Hồng, văn hóa Việt Nam từ lâu đời là:
a. Hệ thống đê điều ven sông ven biển.
b. Cảng Hải Phòng cửa ngõ quan trọng hướng ra vịnh Bắc Bộ.
c. Kinh thành Thăng Long ( nay là Hà Nội) có quá trình đô thị hóa lâu đời.
d. Cả 3 đều đúng.
Câu 3: Vì sao đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhưng vẫn là vùng có
trình độ phát triển cao so với mức trung bình của cả nước?
- GV đánh giá kết quả, sản phẩm của học sinh
- HS tự đánh giá kết quả, sản phẩm của nhau (theo nhóm, tổ)
8. Các sản phẩm của học sinh:
Kết quả đạt được:
Điểm 5,6 :

10 HS

Điểm 7,8 :

58 HS

Điểm 9,10 :

0 HS


Sau khi kiểm tra đạt từ TB trở lên 100 % học sinh đã biết trình bày ý
tưởng của mình trong việc giải thích vấn đề, trả lời được câu hỏi nêu ra. Đặc biết
các em biết tích hợp kiến thức của các môn học để làm bài.

18


Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức
liên môn vào một môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ
rệt đối với học sinh. Cụ thể chúng tôi đã thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn
địa lí nói chung và bài “Vùng đồng bằng sông Hồng” nói riêng đối học sinh lớp
9 đã đạt kết quả rất khả quan. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện dự án này đối với
học sinh lớp đang giảng dạy và sẽ mở rộng hơn ở các khối lớp 6,7,8,. Việc tích
hợp kiến thức liên môn giúp các em không chỉ giỏi một môn mà cần biết kết
hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển
toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên
không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt
hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

19



×