Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

lựa chọn điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 84 trang )

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai cung cấp cho con người tài nguyên và đồng thời cũng làm chức năng
chứa đựng những phế thải sản sinh ra trong quá trình sinh sống và phát triển của
con người. Nhưng khi số lượng phế thải này vượt quá một mức độ nhất định thì việc
chứa đựng chúng trở thành một vấn đề phức tạp. Đặc biệt là khi nền kinh tế càng
phát triển, tốc độ đô thị hoá nhanh thì diện tích đất đai của các đô thị dành cho các
mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp càng nhiều, vậy “nhà của rác” sẽ ở
đâu? Vấn đề tìm vị trí chôn lấp rác cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của quy hoạch sử dụng đất. 1 triệu 600 nghìn tấn là con số ước tính về lượng rác của
Hà Nội năm 2010 do Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố đưa ra. Nếu chúng ta
không có biện pháp xử lý thì khối lượng rác thải khổng lồ nêu trên sẽ trở thành một
thảm hoạ của đô thị. Chôn lấp rác là biện pháp xử lý chất thải rắn sử dụng nhiều
nhất và phổ biến ở nước ta. Lâu nay, các bãi rác thường được hình thành một cách
tự phát, làm mất mỹ quan đô thị, lãng phí sử dụng đất và ô nhiễm môi trường.
Trong công tác quy hoạch sử dụng đất, việc chọn địa điểm xây dựng bãi chôn lấp
chất thải là rất cần thiết vì sự lựa chọn đúng giúp chúng ta bảo vệ môi trường và
giảm thiểu chi phí xây dựng, cũng như giải quyết các vấn đề xã hội khác.
Chọn địa điểm bãi chôn lấp chất thải rắn là một bài toán phân tích không gian
phức tạp nhằm phục vụ cho mục đích quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị. Nó
đòi hỏi phải đánh giá rất nhiều các tiêu chí khác nhau về tự nhiên, kinh tế, xã hội,
môi trường. Để giải quyết vấn đề này thì về phương pháp luận, phân tích đa chỉ tiêu
là một cách tiếp cận thích hợp nhất, và hệ thông tin địa lý (GIS) là công cụ hỗ trợ
quyết định hiệu quả. GIS cho phép chúng ta phân tích, xử lý dữ liệu không gian,
tính toán đến nhiều chỉ tiêu và tích hợp các lớp thông tin phục vụ cho việc xác định
vị trí bãi chôn lấp.
Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội là một huyện có tốc độ phát triển tương

1


đối nhanh và có nhiều khu công nghiệp được xây dựng trong thời gian gần đây. Bộ
mặt của huyện đang dần khởi sắc nhưng bên cạnh đó thì vấn đề rác thải đang là nỗi
lo trong công tác quản lý đất đai và môi trường. Trong những năm qua, thực hiện
chủ trương xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, huyện Đông
Anh đã thành lập các tổ thu gom rác và bãi chôn lấp tại 156 thôn làng của huyện.
Tuy nhiên, hầu hết các bãi chôn lấp rác tại chỗ của các thôn làng là tận dụng những
hố hay hồ ao, bãi tha ma. Thực trạng chôn lấp rác không đúng quy định tại một số
bãi rác ở các thôn làng không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai mà còn
để lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn về ô nhiễm nguồn nước, đất đai và không khí. Vì thế
mà biện pháp lâu dài là cần phải quy hoạch xác định vị trí một bãi chôn lấp chất thải
rắn có quy mô phù hợp và đáp ứng các yêu cầu về môi trường. Đây cũng là một
trong những nhiệm vụ cấp bách của quản lý đất đai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng phương pháp lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh
hoạt trên cơ sở ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu. Thử nghiệm
trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất
thải rắn.
- Nghiên cứu quy trình ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu
trong việc tìm địa điểm bố trí bãi chôn lấp hợp lý.
- Ứng dụng quy trình trên để xác định vị trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
cho huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. So sánh kết quả của đề tài với
phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp từ tài liệu: các nguồn tài liệu thu thập được
bao gồm giáo trình, sách tham khảo, báo chí, mạng Internet, các bài viết, báo cáo
trong và ngoài nước,…sẽ được nghiên cứu, phân tích, và tổng hợp các vấn đề liên
quan đến đề tài.


2
- Phương pháp điều tra thực địa: để biết được thực tế của khu vực nghiên cứu
và thu thập thêm nguồn dữ liệu cho đề tài.
- Phương pháp đánh giá định lượng để đưa ra những số liệu có tính khách quan
cao phục vụ trợ giúp quyết định.
- Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu để xác định mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố và tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá.
- Phương pháp phân tích không gian bằng GIS để đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến việc lựa chọn địa điểm hợp lý cho bãi chôn lấp chất thải rắn.
- Phương pháp chuyên gia để đánh giá vai trò của các yếu tố ảnh hưởng.
- Phương pháp thử nghiệm thực tế để kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
5. Kết quả đạt được
- Quy trình ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu trong lựa chọn
địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn dựa trên một số chỉ tiêu về điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội.
- Phương án bố trí vị trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Đông Anh, Hà Nội.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học của đề tài là đã đưa ra được quy trình lựa chọn vị trí bãi
chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp định lượng trên cơ sở ứng dụng
GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài là đã xác lập cơ sở khoa học và đề xuất phương
án bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho huyện Đông Anh, thành phố Hà
Nội.

3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM BỐ TRÍ
BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT



1.1. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1. Định nghĩa
Có nhiều định nghĩa về chất thải được đưa ra của các tác giả trong nước và
trên thế giới nhưng xét một cách tổng quát, chúng ta có thể hiểu “Chất thải là mọi
thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người tác động vào thiên nhiên thải
ra môi trường. Trong quá trình tiêu hoá, con người thải ra các chất cặn bã. Thiên
nhiên và cả cây cỏ, động vật cũng thải ra môi trường từ lá rụng đến xác các động
vật. Con người tác động vào môi trường để thực hiện quá trình sản xuất đã thải vào
môi trường vô số các loại chất thải” [7].
Tuỳ theo mục đích mà có thể phân chia chất thải theo các tiêu chí khác nhau:
- Theo tính chất vật lý có: chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí.
- Theo nguồn gốc phát sinh có: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất
thải có nguồn gốc khác trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ.
- Theo tính chất, mức độ độc hại có: chất thải nguy hại, chất thải thông thường.
Như vậy, chất thải rắn sinh hoạt được hiểu là chất thải ở thể rắn phát sinh từ
các hoạt động ở các khu dân cư, hoạt động thương mại, dịch vụ đô thị. Nó bao gồm
những chất hữu cơ (giấy, đồ nhựa, thức ăn thừa, cao su,…), vô cơ (thuỷ tinh, kim
loại,…) và chất thải đặc biệt có nguồn gốc ở các hộ gia đình, các trung tâm thương
mại, cơ quan, dịch vụ công cộng. Trong thuật ngữ tiếng Việt, chất thải còn được gọi
là rác.
1.1.2. Các luồng chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải phát sinh từ một nguồn nhất định được gọi là một luồng chất thải [7].
Cũng như ở các nước trên thế giới, ở Việt Nam, phần lớn (80%) chất thải phát sinh
từ các hoạt động kinh doanh và sinh hoạt, chủ yếu từ các cơ sở sản xuất công
nghiệp, thương mại và từ dân cư đô thị, nông thôn. Theo ước tính của chuyên gia và

4
các nhà quản lý môi trường Việt Nam thì trung bình ở Việt Nam lượng chất thải rắn
tính trên đầu người thải ra mỗi ngày khoảng 1kg, trong đó lượng chất thải rắn sinh
hoạt ở đô thị chiếm hơn 80%, chất thải rắn công nghiệp khoảng 17%, còn lại 1% là

chất thải rắn nguy hại (gồm chất thải rắn công nghiệp nguy hại, chất thải rắn y tế và
các loại thuốc trừ sâu).
Hiện nay, chúng ta đang đứng trước nguy cơ chất thải rắn sinh hoạt ngày càng
gia tăng ở cả đô thị lẫn nông thôn. Đặc biệt là khi quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh
mẽ thì càng gây nên những vấn đề về lượng rác thải, ô nhiễm môi trường. Ta có thể
phân tích một số luồng phát sinh như sau:
Thứ nhất: đối với những khu vực dân cư ở đô thị lớn thì do dân số ngày càng
tăng, trong khi đó diện tích đất ở đô thị thì không đáp ứng kịp nên lượng rác thải từ
các hoạt động ăn, ở, giải trí,…của con người ngày càng quá tải so với sức chứa của
đô thị.
Thứ hai, ở các đô thị mới mở rộng ra các vùng ven và ngoại ô có những sự
thay đổi lớn từ kiểu cấu trúc làng xã ngoại ô thành các nhà ở theo lối đô thị. Cấu
trúc không gian cũng như cấu trúc quản lý xã hội, quản lý môi trường cũng bị đảo
lộn. Có thể họ vẫn quen theo kiểu sinh hoạt cũ: rác vứt bừa bãi, lấp đầy hồ ao, cống
rãnh,… nên gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cũng có thể dân cư
ngày càng đông với các thành phần khác nhau nên rất khó vận động, thuyết phục
làm theo quy định (cụ thể như ở các “xóm liều”).
Thứ ba, ở các khu đô thị mới do Nhà nước hay tư nhân đầu tư xây dựng hoàn
chỉnh rồi bán cho người dân hoặc chia đất cho cán bộ. Kiểu đô thị hoá này có ưu
điểm là khi xây dựng người ta đã quy hoạch khá đầy đủ hệ thống cấp thoát nước,
các hố rác thải, xử lý rác thải,… Tuy nhiên, ở những khu vực này nếu không có
những quy định nghiêm ngặt thì nguy cơ ùn tắc và ô nhiễm rác thải cũng dễ xảy ra
và rất nguy hại.
Thứ tư là khu vực ở của các trung tâm công nghiệp tập trung. Trong quá trình
công nghiệp hoá đang diễn ra mạnh mẽ thì nhiều khu công nghiệp mới xuất hiện. Đi
cùng với những nơi này là những vùng cơ trú mới được hình thành. Một là các khu

5
nhà tạm, lán trại cho công nhân xây dựng. Đây là những loại nhà được xây dựng
không kiên cố và cuộc sống của cư dân trong các khu này thường là tạm bợ. Vì thế

và việc xả rác và thu gom rác là không có tổ chức. Hai là các khu nhà rẻ tiền cho
công nhân từ các tỉnh xa ở lại. Trong các khu vực này, phần đông là dân tứ xứ họp
lại và làm việc nên việc quản lý rác thải cũng gặp khó khăn.
Thứ năm là rác thải sinh hoạt phát sinh từ các nơi nghỉ ngơi, tham quan du lịch
và dịch vụ giải trí. Đi liền với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa là sự phát
triển của các khu dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí mới mọc lên hoặc mở rộng trên
cơ sở các khu nghỉ ngơi, vui chơi sẵn có. Thực tế, thời gian qua cho thấy, trong
nhiều khu du lịch giải trí, đặc biệt là vùng bờ biển, nơi có hoạt động lễ hội tập trung
đông người… hầu như chưa tổ chức thu gom rác và hướng dẫn thực hiện các quy
định về vệ sinh công cộng một cách chặt chẽ và hiệu quả.
Như vậy, ta có thể thấy rằng rác thải rắn sinh hoạt tập trung chủ yếu ở các
vùng đô thị. Ở nông thôn thì lượng phát sinh chất thải sinh hoạt ít hơn và phần lớn
là chất thải hữu cơ dễ phân huỷ. Chúng ta cần nắm được các nguồn phát sinh để chủ
động đưa ra những giải pháp thích hợp và hữu hiệu nhằm đảm bảo vệ sinh môi
trường và cảnh quan chung của đô thị.
1.1.3. Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt
a. Tái sử dụng, tái chế
- Tái sử dụng (re-use) là đem các vật thải còn có giá trị sử dụng trở lại thị
trường. Các cửa hàng bán đồ cũ, các trạm thu mua, bán đồ dùng và vật liệu cũ đều
nhằm mục đích tái sử dụng. Biện pháp này có ưu điểm [2]:
+ Tiết kiệm năng lượng;
+ Tiết kiệm diện tích bãi thải;
+ Tạo công ăn việc làm cho một số người thất nghiệp;
+ Cung cấp đồ dùng cho người nghèo với giá rẻ;
+ Giảm bớt ô nhiễm do sản xuất.
Tuy nhiên không phải vật liệu nào cũng có thể đưa vào tái sử dụng. Các vật
liệu có thể tái sử dụng trực tiếp là: đồ gỗ, tủ, bàn ghế cũ, chai đựng nước uống,…

6
- Tái chế (recycling) là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể

sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh
hoạt và sản xuất. Ví dụ thuỷ tinh được cho vào lò nấu lại, kim loại được nung chảy
trở lại. Tái chế không tiết kiệm bằng tái sử dụng nhưng rất có lợi vì:
+ Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bởi việc sử dụng vật liệu được tái chế vật liệu
gốc;
+ Tiết kiệm diện tích chôn lấp;
+ Có thể thu lợi nhuận từ hoạt động tái chế.
Tuy nhiên tái chế rác thải đòi hỏi sự hợp tác của toàn dân trong phân loại rác
thải trước khi đổ vào hệ thống chung. Sơ đồ tóm tắt quá trình thu hồi tài nguyên,
sản phẩm, năng lượng được biểu thị ở hình 1.1.

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý và thu hồi tài nguyên,
sản phẩm – năng lượng [7]
b. Tiếp cận đầu vào
Việc giảm bớt rác thải còn được thực hiện theo hướng tiếp cận đầu vào (Input
approach). Tiếp cận này dựa trên ba phương pháp sau [2]:
- Kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hoá. Hàng hoá chất lượng tốt, có độ bền
cao sẽ có thời hạn sử dụng dài, giảm bớt lượng phế thải;

7
- Giảm bớt khối lượng vật liệu trong chế tạo hàng hoá. Việc chạy đua theo các
hình thức hấp dẫn trong thị trường gây nên lãng phí trong chế tạo hàng hoá. Tại các
nước công nghiệp phát triển, 40% sản lượng giấy, 14% sản lượng nhôm, 8% sản
lượng thép được dùng cho bao bì hàng hoá, 40% lượng rác thải rắn là bao bì;
- Giảm bớt sự tiêu thụ: Kinh tế thị trường tạo ra những nhu cầu tiêu dùng mới
nhiều khi không cần thiết, thậm chí có hại cho từng cá nhân và xã hội. Có nhiều khả
năng giảm bớt tiêu thụ để tiết kiệm vật liệu, năng lượng trong bối cảnh tài nguyên
và môi trường có nhiều khó khăn trên toàn thế giới hiện nay.
c. Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện
Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung thu

gom vào nhà máy. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải.
Những chất không thu lại để tái chế được thì sẽ được chuyển qua hệ thống ép nén
rác bằng thuỷ lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các
kiện rác với tỷ số nén cao. Các kiện rác đã ép được sử dụng vào việc đắp các bờ
chắn hoặc san lấp các vùng đất trũng rồi phủ lớp đất cát lên. Trên diện tích này,
người ta có thể sử dụng làm mặt bằng để xây dựng công viên, vườn hay các công
trình xây dựng nhỏ. Sơ đồ quy trình công nghệ như hình 1.2.

Hình 1.2. Quy trình công nghệ xử lý rác thải bằng phương pháp ép kiện [7]
d. Phương pháp ủ sinh học
Ủ sinh học (compost) được hiểu là quá trình ổn định sinh hoá các chất hữu cơ
để thành chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi
trường tối ưu đối với quá trình.

8
Quá trình ủ được áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử
nước, sau là xử lý cho tới khi nó trở nên xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm
tra để giữ cho vật liệu luôn luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ. Quá
trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình oxy hoá sinh học các chất thối rữa. Sản
phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ là CO
2
, nước và các hợp chất hữu cơ như
lignin, xenlulô, sợi. Chất thải hữu cơ này được phân giải yếm khí bằng các vi sinh
vật được nén lại thành các bánh phân hữu cơ. Phân này có tác dụng tăng độ phì nhiêu
của đất, làm cho đất thêm tơi xốp, thấm nước nhiều hơn, hạn chế xói mòn mặt đất.
Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số nhược điểm là gây mùi hôi thối,
có thể gây dịch bệnh, việc phân loại rác thải hữu cơ khi rác thải chung cũng tốn
công sức, tiền của. Chủ yếu sản phẩm là phân hữu cơ tinh, muốn có phân hữu cơ
cao cấp phải bổ sung thêm các thành phần dinh dưỡng N, P, K và một số nguyên tố
hoá học vi lượng hoặc một số phụ gia kích thích sinh trưởng.

e. Phương pháp đốt
- Đốt có không khí:
Đốt có không khí là giai đoạn cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác nhất
định khi không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy hoá
nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong không khí (hình 1.3 là quy trình công nghệ
đốt chất thải rắn quy mô công nghiệp).
Công nghệ đốt có những ưu điểm [7]:
+ Giảm tới mức tối thiểu chất thải cho khâu xử lý cuối cùng;
+ Xử lý toàn bộ chất thải đô thị mà không cần nhiều diện tích đất sử dụng làm
bãi chôn lấp rác;
+ Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các công
nghiệp cần nhiệt và phát điện.
Nhược điểm của phương pháp này là:
+ Khi đốt rác sẽ sinh ra khói độc và dễ sinh điôxin nếu giải quyết việc xử lý
khói không tốt;
+ Vận hành dây chuyền phức tạp và giá thành đầu tư rất lớn.

9

Hình 1.3. Quy trình công nghệ đốt chất thải rắn quy mô công nghiệp [7]
- Đốt không có không khí (nhiệt giải):
Đây là phương pháp phân giải các rác thải hữu cơ trong điều kiện yếm khí ở
nhiệt độ cao. Phương pháp này là một công nghệ sạch, nhưng cũng như phương
pháp đốt có không khí, nó có giá thành cao hơn các phương pháp khác.
f. Phương pháp chôn lấp
Phương pháp chôn lấp là một hướng tiếp cận xả thải trong việc quản lý chất
thải. Tức là đem rác thải tới nơi xa đô thị để tránh các tác động xấu và giảm bớt
lượng rác thải. Theo tiếp cận này, tại hàng loạt các đô thị, người ta đã chuyển các
bãi thải tự nhiên, lộ thiên thành bãi thải hợp vệ sinh có lấp đất. Đó là những bãi sử
dụng một khoảng đất thấp tự nhiên (thung lũng, ao hồ đã cạn) hoặc nhân tạo, làm

bãi rác. Hàng ngày, rác thải được tập trung về đó, san ủi, lấp trên một lớp đất mỏng
với phương tiện cơ giới.
Quản lý bãi chôn lấp chất thải rắn bao gồm các công việc quy hoạch, thiết kế,
vận hành, đóng bãi và kiểm soát sau khi đóng bãi. Hình 1.4 là sơ đồ thể hiện các
quy trình khái quát về quản lý bãi chôn lấp chất thải rắn.




10

- Chuẩn bị mặt bằng để xây dựng bãi rác.
- Nơi chôn lấp rác cần thoả mãn những tiêu chí quy định về
quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ môi trường

Quy hoạch











Hình 1.4. Quy trình quản lý bãi chôn lấp chất thải rắn [7]
Trong các bước trên thì quy hoạch hay lựa chọn địa điểm là bước đầu tiên và
rất quan trọng, quyết định đến thành công của cả dự án. Lý do là một vị trí phù hợp

sẽ giúp giảm thiểu đáng kể những tác động môi trường tiêu cực có thể xảy ra trong
quá trình vận hành BCL CTR, qua đó giảm nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng
đồng và giảm thiểu sự phản đối của cộng đồng trong quá trình vận hành. Một vị trí
thích hợp cũng giúp giảm chi phí đầu tư xây dựng bãi.
Phương pháp này có ưu điểm:
+ Chi phí thấp nhất so với các phương pháp khác;
+ Sau một thời gian 5 – 10 năm, lúc đất đã lấp đầy có thể xây dựng các công
trình lên trên đó.
Nhược điểm của phương pháp là [2]:
+ Đòi hỏi diện tích đất nhiều hơn so với phương pháp khác;
+ Có thể gây ô nhiễm nước ngầm;
+ Khí rác không được kiểm soát thoát ra khỏi bãi gây mùi hôi. Sản sinh ra khí
metan từ quá trình phân giải yếm khí các chất hữu cơ. Khí này có thể thoát ra và
Thiết kế
Vận hành
Đóng bãi
Kiểm soát
Đào hố chôn lấp và chuẩn bị các kỹ thuật đáy bãi cũng như
trên bề mặt
- Quan trắc môi trường
- Bảo trì bề mặt bãi rác
- Đổ rác, ban rác thành lớp mỏng, nén chặt rác.
- Xử lý khí rác và nước rác
- Khi bãi rác đạt đến chiều cao quy định thì sẽ tiến hành phủ
lên trên một lớp đất mỏng. Có thể trồng cây và 1 lớp thảm
thực vật bên trên lớp phủ
- Lắp đặt các ống lấy khí rác theo phương thẳng đứng

11
gây nổ;

+ Nhân dân địa phương có thể phản đối việc chọn bãi rác nơi gần chỗ ở của họ.
Kinh nghiệm cho thấy chôn lấp là biện pháp kinh tế trong xử lý chất thải rắn.
Ngày nay, có nhiều công nghệ tiên tiến đã được sử dụng để nhằm hạn chế tối đa các
nhược điểm của phương pháp này như [2]:
+ Hút rác bằng chân không kết hợp với phân loại rác để tái chế để giảm bớt
diện tích bãi chứa rác. Biện pháp này thường được áp dụng ở các khu chung cư;
+ Cách ly BCL CTR với các dòng nước ngầm, khoan các giếng quanh bãi
chứa để theo dõi động thái của các chất độc hại từ rác thấm ra ngoài. Nếu có nước
thải độc hại thì sẽ kịp thời xử lý;
+ Đặt các ống thoát khí metan ra khí quyển, hoặc thu gom làm nhiên liệu cho
các nhà ở gần.
Ở Việt Nam, một số phương pháp xử lý chất thải rắn hay được sử dụng là:
- Phương pháp thu gom vật liệu thải để tái sử dụng, tái chế. Đây là phương pháp
tất yếu trong điều kiện nền kinh tế còn khó khăn, mức thu nhập của người dân còn
thấp. Hầu hết các gia đình ở Việt Nam đều cố gắng tận dụng tối đa nhiều loại vật dụng
hoặc bán lại hay đem cho người khác và hệ thống thu mua đồ cũ khá phát triển ở Việt
Nam. Ngoài ra còn kể đến đội ngũ sửa chữa đồ gia dụng hỏng (tivi, tủ lạnh,…).
- Phương pháp ủ sinh học: Hiện tại ở Việt Nam có 9 nhà máy chế biến phân
hữu cơ tập trung (Cầu Diễn - Hà Nội, thành phố Nam Định, Thái Bình, Việt Trì,
thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tràng Cát - Hải Phòng, Ninh Thuận,
Huế). Ở Cầu Diễn – Hà Nội có một trạm ủ phân compost từ năm 1994 đến nay với
công suất 150 tấn rác/ngày. Nguyên liệu chủ yếu là rác đường và rác chợ, phân bùn
từ bể tự hoại. Công nghệ xử lý, chế biến và thiết bị của Tây Ban Nha [2].
- Công nghệ đốt thường dùng để xử lý rác độc hại như rác bệnh viện và chất
thải công nghiệp nguy hại.
- Phương pháp chôn lấp là được dùng phổ biến nhất. Kết quả khảo sát trong
nhiều năm qua cho thấy trong số 91 bãi chôn lấp lớn trên cả nước chỉ có 17 bãi
đúng quy hoạch, hợp vệ sinh, chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng 15,5% [20]. Sự tồn tại

12

các bãi chôn lấp tự phát ở các địa phương đang tạo nên những bức xúc về quản lý
đất đai và môi trường, xã hội. Chính vì vậy mà đòi hỏi việc quy hoạch các BCL
CTR càng phải được tiến hành theo đúng những tiêu chuẩn nhất định.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải
rắn sinh hoạt
Lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt là một bài toán
phân tích không gian tổng hợp, liên quan đến rất nhiều các tham số như: địa hình,
thuỷ văn, mục đích sử dụng đất, khoảng cách đến các khu dân cư, các tuyến đường
giao thông,… Chúng ta cần phân tích rõ sự ảnh hưởng này để làm cơ sở cho việc
xác định các tiêu chí lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn phù hợp với
từng khu vực.
1.2.1. Các yếu tố tự nhiên
a. Địa hình
Địa hình là yếu tố ảnh hưởng rất rõ đến vị trí bãi chôn lấp. Thông thường thì
người ta hay tận dụng tối đa địa hình tự nhiên nhằm giảm bớt khối lượng đào lấp.
Nếu ở những nơi nào có địa hình trũng thì việc đào hố sẽ tiết kiệm hơn khi tận dụng
những ao hồ đã cạn. Ở những khu vực đồi núi thì người ta thường quan tâm đến khu
vực thung lũng, sườn núi hay hầm mỏ cũ để chôn lấp rác.
Địa hình còn liên quan đến hướng dốc và độ dốc của bãi. Việc chọn vị trí ở nơi
quá dốc có thể sẽ làm lượng nước rác bị rò rỉ ra ngoài dễ hơn. Nhưng nếu độ dốc
vừa phải thì có thể giúp cho việc tránh ứ đọng nước mưa.
Việc lựa chọn kiểu bãi chôn lấp cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố địa hình. Nếu
ở những khu vực miền núi cao thì bãi chôn lấp chìm là thích hợp. Ngược lại ở
những nơi thấp thì nên làm bãi rác nổi để không làm ảnh hưởng đến tầng nước
ngầm và tránh việc bị sụt lún thêm. Còn đối với vùng có độ cao vừa phải thì bãi
chôn lấp nửa chìm nửa nổi lại thích hợp vì sẽ tiết kiệm được diện tích bãi chôn lấp
mà vẫn có thể tăng lượng chứa hơn.
b. Địa chất
Yếu tố địa chất liên quan đến cấu trúc của các loại đá và sự ổn định kiến tạo.


13
Bãi chôn lấp không nên xây dựng ở những khu vực có nét đứt gãy, động đất, hay là
trên đá vôi nhằm bảo vệ nước ngầm. Trong trường hợp không có cách lựa chọn nào
khác thì đối với địa điểm có nền đá vôi, bãi chôn lấp phải xây dựng lớp chống thấm
có hệ số thẩm thấu k <
1 x 10
-7
cm/s, bề dày không được nhỏ hơn 1m và phải có hệ
thống thu gom, xử lý nước rác [1]. Các khu vực có cấu tạo địa chất phức tạp cũng
không thích hợp vì gây khó khăn cho việc quan trắc và thực hiện các kế hoạch dự
phòng.
Khi tiến hành điều tra địa chất, cần phải nắm được các thông tin sau:
- Diện phân bố của các lớp đất đá trong khu vực bãi chôn lấp;
- Thành phần thạch học của các lớp;
- Hệ số thấm nước của các lớp;
- Sự hiện diện của các đứt gãy không, mức độ động đất,…
c. Khí hậu
Yếu tố khí hậu có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc bố trí BCL CTR là gió.
Hướng gió sẽ đưa mùi của rác khuếch tán xung quanh nên thông thường việc lựa
chọn địa điểm BCL CTR nên nằm cuối hướng gió. Ngoài ra cũng cần chú ý đến
lượng mưa của khu vực. Vì nếu mưa nhiều quá mà hệ thống thoát không tốt thì sẽ
làm ứ đọng nước rác và giảm khả năng nén rác, chứa rác, rò rỉ nước rác nhiều. Các
khu vực hay xảy ra thiên tai ngập lụt cũng phải tránh.
Các số liệu cần thiết khi điều tra về khí hậu là [1]:
- Lượng mưa trung bình các tháng trong năm, lượng mưa ngày lớn nhất, nhỏ nhất;
- Độ bốc hơi trung bình và lớn nhất trong tháng;
- Hướng gió và tốc độ gió trong năm;
- Nhiệt độ trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất trong tháng,…
d. Thuỷ văn
Hệ thống thuỷ văn bao gồm nước mặt và nước ngầm. Các khu vực như hồ,

suối,…không phù hợp để xây dựng BCL CTR vì rất dễ gây ô nhiễm nguồn nước.
Khu vực có nước ngầm cũng phải chú ý đến khoảng cách tối thiểu theo quy định.
Nguyên nhân là do bãi chôn lấp có thể bị rò các chất thải độc hại và thẩm thấu qua

14
đất nên sẽ ảnh hưởng đến tầng nước ngầm. Kết quả là dễ lây lan các mầm bệnh
nguy hiểm cho con người thông qua nguồn cung cấp nước này.
Khi điều tra về thuỷ văn, cần phải làm sáng tỏ các vấn đề sau:
- Mạng lưới sông suối của khu vực;
- Quy mô của các dòng chảy: độ rộng, độ sâu, hướng chảy và lưu vực của chúng;
- Mực nước, chất lượng nước, hiện trạng sử dụng nước;
- Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các dòng chảy,…
e. Thổ nhưỡng
Yếu tố thổ nhưỡng liên quan đến việc lựa chọn địa điểm BCL CTR là loại đất
và độ thấm. Người ta thường đưa ra tiêu chí là làm sao tăng tối đa sự thích nghi của
đất tại chỗ làm nguyên liệu lót đáy bãi và che phủ bãi. Thông thường thì đất sét hay
được sử dụng vì có độ thấm nước kém, giảm việc rò rỉ nước rác hay các chất thải
độc hại khác từ bãi. Nếu đất tại chỗ không phù hợp thì cần cố gắng giảm thiểu
khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các địa điểm có nguyên liệu này.
f. Hệ sinh thái khu vực
Khi lựa chọn địa điểm BCL CTR cần phải tìm hiểu về hệ thực vật, động vật
chủ yếu và các loài động thực vật quý hiếm có trong sách đỏ của khu vực và vùng
phụ cận. Bởi vì việc xuất hiện BCL sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sống xung
quanh của các loài sinh vật. Tiêu chí thường là phải tăng tối đa khoảng cách đến các
khu vực đó.
1.2.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội
a. Thông tin sử dụng đất
Thông tin sử dụng đất cho phép chúng ta biết được sự phân bố của các loại
hình sử đụng đất tại 1 thời điểm nhất định hay dự định trong tương lai. Một điều tất
yếu là địa điểm bãi chôn lấp phải được xác định căn cứ theo quy hoạch xây dựng đã

được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Thường thì những loại đất chưa
sử dụng sẽ được ưu tiên cho việc làm bãi chôn lấp. Nhưng tuỳ trường hợp mà phải
lựa chọn địa điểm khác thì nên tìm kiếm vị trí sao cho việc đền bù giải phóng mặt
bằng ít gặp khó khăn nhất.

15
b. Dân cư
Đây là một yếu tố rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của
cộng đồng xung quanh khu vực BCL CTR. Các vấn đề thường nảy sinh khi có bãi
chôn lấp là: môi trường bị ô nhiễm, mùi hôi thối, bệnh tật dễ phát sinh,… Do đó,
gần như không có dự án xây dựng BCL CTR nào là không vấp phải thái độ phản
đối quyết liệt của người dân. Một khảo sát thực tế tại 2 bãi rác Nam Sơn (Hà Nội)
và bãi rác Gò Cát (Hồ Chí Minh) cho thấy rằng: tại bãi rác Gò Cát, dân cư phản đối
mạnh mẽ nhất (93%), ở Nam Sơn thì tỷ lệ ủng hộ chỉ có 6%, còn 49% không đồng
ý [22]. Thậm chí người dân còn chặn xe rác, đập vỡ kính,… để không cho xe chở
rác vào. Vì thế mà tiêu chí đưa ra là phải tăng tối đa khoảng cách tới các điểm dân
cư và giảm thiểu số lượng cư dân trong khu vực ảnh hưởng của bãi chôn lấp. Bên
cạnh đó các cấp chính quyền và công ty môi trường cần chú ý đến việc đền bù thoả
đáng cho những người dân tại khu vực bãi rác, quan tâm đến vai trò của họ và có
trách nhiệm bảo vệ môi trường xung quanh bãi chôn lấp nhằm tăng tối đa sự chấp
thuận của cộng đồng.
Các số liệu cần thu thập về dân cư bao gồm: số dân, mật độ, tốc độ tăng dân
số, đặc điểm dân cư (lao động, thu nhập, phong tục tập quán, tình hình y tế,…). Từ
các thông tin này ta có thể ước tính được lượng rác thải sinh hoạt phát sinh và các
biện pháp để quản lý, nắm bắt tâm lý của người dân.
c. Hệ thống quản lý hành chính
Việc lựa chọn địa điểm bố trí BCL CTR không chỉ liên quan đến người dân mà
còn phụ thuộc rất nhiều vào cấp quản lý hành chính tại khu vực đó. Vai trò của
chính quyền địa phương một mặt là sự chấp thuận bố trí địa điểm chôn lấp rác hay
không và mặt khác là vấn đề quản lý, phối hợp với công ty môi trường để đảm bảo

cho sự vận hành của bãi.
d. Các khu di tích lịch sử, văn hoá, du lịch
Các địa điểm di tích lịch sử, văn hoá, du lịch thường yêu cầu về môi trường
phải trong sạch để thu hút khách thăm quan hoặc do yếu tố tâm linh (như chùa,
miếu, đền,…). Do đó việc lựa chọn vị trí BCL CTR phải nằm cách xa những khu

16
vực trên với khoảng cách tối thiểu thường là 1km.
e. Hiện trạng kinh tế và khả năng tăng trưởng kinh tế
Cần đánh giá được tính hình phát triển kinh tế của khu vực vì nó sẽ quyết định
đến quy mô của bãi chôn lấp và loại chất thải chủ yếu. Một điều chắc chắn rằng các
bãi chôn lấp rác cũng không thể nằm ngay ở một trung tâm phát triển kinh tế (ví dụ
như nội thành thành phố Hà Nội) mà phải nằm cách đó một khoảng cách nhất định
nhằm hạn chế tác động đến nền kinh tế địa phương và sử dụng đất.
Điều tra thông tin về hiện trạng kinh tế cần chú ý đến sự phân bố và số lượng
của các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, khai khoáng, các ngành công
nghiệp tiềm năng và sản phẩm.
1.2.3. Các yếu tố cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
Giao thông là một trong những yếu tố rất quan trọng liên quan đến vấn đề vận
chuyển, thu gom chất thải. Nếu khoảng cách này quá xa sẽ gây tốn kém và có thể
gây ô nhiễm trong quá trình vận chuyển nhiều hơn. Thông thường khi thiết kế BCL
CTR cần tính đến việc giảm thiểu khoảng cách vận chuyển rác từ thành phố hoặc
khu đô thị đến BCL. Bên cạnh đó cần chú ý đến sự đi lại thuận tiện của các tuyến
đường dành cho xe rác.
Khi điều tra về giao thông cần xem xét các yếu tố như độ rộng của các con
đường, khoảng cách đến đường giao thông chính, mức độ khó khăn, thuận lợi trong
quá trình vận chuyển.
b. Mạng lưới điện, nước
Để vận hành và duy trì BCL CTR thì hệ thống kiểm soát khí rác, nước rác,

quan trắc môi trường phải hoạt động liên tục. Do đó mà mạng lưới điện và thoát
nước khu vực có BCL rất cần được quan tâm. Nên lựa chọn những vùng có hệ
thống điện và nước tốt để giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng cho bãi và để phục
vụ cho việc quản lý bãi được tốt hơn.
1.3. Các chỉ tiêu trong lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp chất thải rắn
Đối với việc lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp chất thải rắn, ngoài các phân tích về

17
mặt định tính như trên thì các chỉ tiêu định lượng là rất quan trọng. Các chỉ tiêu này
cho phép chúng ta có những cơ sở để thực hiện bài toán tìm kiếm địa điểm thích hợp.
Để từng bước quy chuẩn hoá việc xây dựng BCL CTR ở Việt Nam, Bộ Xây
dựng và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ban hành TCXD 261:2001 –
Bãi chôn lấp chất thải rắn – Tiêu chuẩn thiết kế, và Thông tư liên tịch số 01/2001
“Hướng dẫn thực hiện các quy định bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa
điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn”. Trong đó có một số điểm
cần chú ý như sau:
a. Quy mô diện tích bãi chôn lấp
Quy mô diện tích BCL được xác định trên cơ sở [1]:
- Dân số và lượng chất thải hiện tại, tỷ lệ tăng dân số và tăng lượng chất thải
trong suốt thời gian vận hành của BCL.
- Khả năng tăng trưởng kinh tế và định hướng phát triển của đô thị.
- Việc thiết kế BCL phải đảm bảo sao cho tổng chiều dày của bãi kể từ đáy đến
đỉnh có thể từ 15m đến 25m, tuỳ thuộc vào loại hình BCL và điều kiện cảnh quan
xung quanh BCL.
- Tỷ lệ diện tích xây dựng các công trình phụ trợ: đường, đê kè, hệ thống thoát
nước, dẫn nước, nhà kho, sân bãi, xưởng, hồ lắng nước rác, hồ xử lý nước, hệ thống
hàng rào cây xanh và các công trình phụ trợ khác trong BCL chiếm khoảng 20%
tổng diện tích bãi.
Quy mô của các BCL CTR cho các khu dân cư đô thị được thể hiện trong bảng
1.1.

b. Yêu cầu lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp
- Địa điểm BCL phải được xác định căn cứ theo quy hoạch xây dựng đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Khoảng cách xây dựng từ BCL tới các điểm dân cư, khu đô thị được quy
định trong bảng 1.2.
- Việc lựa chọn địa điểm phải căn cứ vào các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội,
hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại khu vực dự kiến xây dựng BCL.

18

19
Bảng 1.1. Phân loại quy mô BCL chất thải rắn (nguồn: TTLT 01/2001)
STT Loại bãi Dân số đô thị hiện tạiLượng rác Diện tích bãi
1 Nhỏ < 100.000 20.000 tấn/năm < 10 ha
2 Vừa 100.000 – 300.000 65.000 tấn/năm 10 - 30 ha
3 Lớn 300.000 – 1.000.000 200.000 tấn/năm 30 - 50 ha
4 Rất lớn > 1.000.000 > 200.000 tấn/năm > 50 ha

Bảng 1.2. Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn BCL (nguồn: TCXDVN 261:2001)
Khoảng cách tối thiểu từ vành đai công
trình tới các bãi chôn lấp (đơn vị: m)
Các công trình
Đặc điểm và quy mô công
trình
BCL nhỏ và
vừa
BCL lớn BCL rất lớn
Đô thị
Các thành phố, thị xã, thị
trấn, thị tứ,…

3000 - 5000
5000 -
15000
15000 -
30000
Sân bay, các khu công
nghiệp, hải cảng
Từ quy mô nhỏ đến lớn 1000 - 2000
2000 -
3000
3000 -
5000
15 hộ cuối hướng gió chính 1000 1000 1000
Cụm dân cư ở đồng
bằng và trung du
Các hướng khác 300 300 300
Cụm dân cư ở miền núi
Theo khe núi (có dòng chảy
xuống)
3000 - 5000 > 5000 > 5000
Công trình khai thác
nước ngầm
C.suất Q < 100 m
3
/ng
Q < 10.000 m
3
/ng
Q > 10.000 m
3

/ng
50 - 100
> 100
> 500
> 100
> 500
> 1000
> 500
> 1000
> 5000
Khoảng cách từ đường
giao thông đến BCL
Quốc lộ, tỉnh lộ >
100 >300 >500
Chú thích: Khoảng cách trong bảng trên được tính từ vành đai công trình đến hàng rào bãi chôn lấp
Ngoài các quy định trên, trong khuôn khổ của Dự án Kinh tế chất thải do Cơ
quan phát triển quốc tế Canada (CIDA) tài trợ, các tác giả Mc Nally và Lưu Đức
Cường đã xây dựng bộ mục tiêu, tiêu chí, giới hạn chi tiết có tính chất tổng quát áp
dụng cho BCL CTR (bảng 1.3). Khi địa phương thực hiện vẫn có thể bổ sung hoặc
điều chỉnh để phù hợp với điều kiện khu vực của mình.
Bảng 1.3. Bộ mục tiêu, tiêu chuẩn, giới hạn và các loại số liệu trong xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn
(Nguồn: Byer, McNally, Lưu Đức Cường 2003) [7]
Mục tiêu Tiêu chí Giới hạn Quy định của Việt Nam Số liệu thu thập
Giảm thiểu các tác động tới
tầng ngậm nước
BCL không nên đặt tại các khu
vực có nước ngầm là nguồn
cung cấp nước hiện tại hoặc
tương lai
Địa điểm có khả năng dễ thấm

qua đất và có khả năng biểu đồ
nước ngầm dốc, chất lượng nước
ngầm, khu vực nhiễm mặn
Giảm tối thiểu độ thấm chất
thải vào lớp địa chất bên
dưới
BCL không nên xây dựng tại
những khu vực có nét đứt gãy,
đá cứng, địa hình đá vôi
TT liên bộ 01/2001: đối với các
địa điểm có nền đá vôi và phía
dưới rộng, BCL phải xây dựng
lớp chống thấm có hệ số thẩm
thấu k <
1x10
-7
cm/s với bề dày
không nhỏ hơn 1m và có hệ
thống thu gom, xử lý nước rác
Đặc điểm đất: loại đất, hệ số
thẩm thấu, độ xốp, độ nén, hàm
lượng hữu cơ, chiều sâu tới lớp
đá đứt gãy hoặc đá tổ ong
Tăng tối đa khoảng cách tới
các vết nứt, rạn
Không có các cấu trúc địa chất
nứt, rạn lớn trong phạm vi Xm
từ BCL
Vị trí có các vết nứt rạn
Tăng tối đa khoảng cách tới

các nguồn cung cấp nước và
giảm thiểu số lượng các
nguồn này trong khu vực
Các khu vực có nguồn nước
(hồ, suối, đầm lầy,…) hoặc các
khu vực được bảo vệ không
phù hợp để xây dựng BCL
Tài liệu thống kê đầm lầy quốc
gia chỉ định và bảo vệ các khu
vực đầm lầy nhạy cảm, rộng
lớn về mặt sinh thái
Địa điểm nguồn nước, đầm lầy và
các khu vực được bảo vệ
Giảm tối
thiểu các
tác động
tới khu
vực nhạy
cảm và có
nước
ngầm
Giảm thiểu các rủi ro do lụt
bằng việc tăng tối đa khoảng
cách từ bãi đến các vùng
đồng bằng trũng và dễ bị bão
BCL không nên đặt tại các vùng
ngập lụt có tần suất ngập lụt 10
năm/1 lần. Nếu đặt BCL trong
các vùng có tần suất bị lụt 100
năm/lần thì phải sủă bản thiết

kế để giảm tiềm năng bị lụt
Bản đồ vùng bão lụt, báo cáo tần
suất lụt
Giảm thiểu
chi phí xây
dựng và
vận hành
Tận dụng tối đa đất sẵn có
trong khu vực cho việc xây
dựng lớp lót đáy bãi. Trong
trường hợp đất thổ nhưỡng
Các khu vực có cấu tạo địa
chất phức tạp không thích hợp
do những khó khăn trong việc
quan trắc và thực hiện các kế
TCXDVN 261:2001: Địa điểm
có đất tự nhiện với hệ số thẩm
thấu <10
-7
cm/s và bề dày lớn
hơn 1m không cần lớp lót
Loại đất và hệ số thẩm thấu, vị trí
của các địa điểm khai thác đất
cho xây dựng lớp lót đáy bãi và
khoảng cách từ BCL tới các địa

20
Mục tiêu Tiêu chí Giới hạn Quy định của Việt Nam Số liệu thu thập
không phù hợp, giảm thiểu
khoảng cách tới các địa điểm

khai thác đất cho việc xây
dựng lớp lót đáy bãi
hoạch dự phòng. HDPE. BCL xây dựng tại các
hố tự nhiên như mỏ hoặc núi có
cốt đáy bãi cao hơn mực nước
ngầm và đất tự nhiên có hệ số
thẩm thấu <1.5x10
-3
m
3
/m
2
/ngày
không cần lớp lót chống thấm
điểm khai thác này
Giảm thiểu các yêu cầu thay
đổi nguồn nước
Lưu vực sông, địa điểm đặt, độ
dốc trung bình
Tận dụng tối đa địa hình tự
nhiên nhằm giảm công tác
đào đắp
Độ dốc trung bình địa hình bãi
bãi
Giảm thiểu chi phí và tăng tối
đa sự thuận tiện trong việc
xây dựng và lắp đặt hệ thống
thu gom và xử lý chất thải
TT liên bộ 01/2001: Mỗi BCL
phải bố trí ít nhất 2 trạm quan

trắc nước mặt ở dòng chảy nhận
nước thải của bãi. Trạm 1 nằm ở
thượng lưu cửa xả nước thải của
bãi từ 15-20m. Trạm 2 nằm ở hạ
lưu cửa xả nước thải của bãi từ
15-20m. Nếu trong chu vi 1000m
có các hồ chứa nước phải bố trí
thêm 1 trạm tại đó
Tiêu chuẩn nước thải tại khu vực
gần bãi áp dụng cho nước rác
sau xử lý. Loại đất, hệ số thẩm
thấu, độ hút bề mặt, các yêu cầu
quan trắc hệ thống nước mặt tại
khu vực nước rác, dự toán chi phí
Tăng tối đa khoảng cách tới
các điểm dân cư và giảm
thiểu số lượng cư dân trong
khu vực
Khoảng cách tối thiểu tới các
điểm dân cư theo quy định
Mật độ và đặc điểm dân số
Tăng tối đa khoảng cách tới
các di tích lịch sử, văn hoá,
du lịch
Khoảng cách tối thiểu tới bãi là
1 km
Số lượng và vị trí các di tích lịch
sử tại các vùng lân cận
Giảm thiểu
các tác

động xã
hội
Tăng tối đa sự chấp thuận
của cộng đồng
Tỷ lệ dân chấp thuận việc đặt bãi
trong khu vực, quan điểm của
chính quyền địa phương

21

Mục tiêu
22
Tiêu chí Giới hạn Quy định của Việt Nam Số liệu thu thập
Giảm thiểu các tác động tới
sự phát triển kinh tế
Khoảng cách tối thiểu tới các
khu công nghiệp
Mức thu nhập trung bình của khu
vực, sự phân bố các cơ sở công
nghiệp trong vùng, các ngành
công nghiệp tiềm năng và sản
phẩm
Tăng tối đa khoảng cách tới
các khu quân sự
Số lượng, vị trí và khoảng cách từ
bãi tới các khu vực quân sự xung
quanh
Tăng tối đa việc sử dụng bãi
sau khi đóng cửa
Quy hoạch sử dụng đất tương lai

Giảm thiểu
các tác
động tới
nền kinh
tế địa
phương
và sử
dụng đất
Giảm thiểu các thay đổi về sử
dụng đất và chi phí đền bù
Sử dụng đất hiện tại (đất nông
nghiệp, đất rừng,…), các quy
định về đền bù,…
Giảm thiểu chi phí thiết lập
bưu chính viễn thông
Khoảng cách đến đường dây bưu
chính viễn thông
Giảm thiểu chi phí xây dựng
hệ thống cung cấp nước
phục vụ bãi
Khoảng cách tới đường ống cấp
nước chính của địa phương,
công suất hệ thống chính
Giảm thiểu chi phí xây dựng
mạng lưới cấp điện cho bãi
Khoảng cách tới mạng lưới cấp
điện địa phương, công suất
Tăng khoảng cách đến
đường quốc lộ
TCXDVN 261-2001: khoảng

cách từ bãi đến đường giao
thông chính (tỉnh lộ, quốc lộ) là
>
100m
Địa điểm đến đường quốc lộ,
khoảng cách đến đường phù hợp
Giảm thiểu
chi phí xây
dựng cơ
sở hạ tầng
Giảm thiểu khoảng cách vận
chuyển rác từ thành phố hoặc
khu đô thị
Khoảng cách từ ranh giới thành
phố đến bãi chôn lấp
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về phương pháp lựa chọn địa
điểm bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
Nhiều nước trên thế giới đã quan tâm rất sớm đến việc quy hoạch vị trí bãi
chôn lấp chất thải rắn hợp lý bởi một số tác động tiêu cực của nó tới môi trường,
sức khoẻ cộng đồng, xã hội và kinh tế. Các nghiên cứu lý thuyết của thế giới về lựa
chọn địa điểm (LCĐĐ), trong đó có LCĐĐ BCL CTR bắt đầu từ những năm 70 của
thế kỷ trước, thông qua kinh nghiệm thực tiễn ở Mỹ. Cách tiếp cận trong thời gian
đó chủ yếu dựa trên các tiêu chí kinh tế (hiệu quả kinh tế cao nhất) với công cụ phổ
biến là phân tích chi phí lợi ích (Keeney, 1980). Hai công cụ được sử dụng phổ biến
nhất trong thời kỳ này là kỹ thuật phân tích đa tiêu chí (Multicriteria analysis) và
chồng xếp bản đồ (Overlapping Map). Cuối những năm 80 và thập kỷ 90 của thế kỷ
trước là giai đoạn mà các nghiên cứu về LCĐĐ không chỉ tập trung ở Mỹ mà lan
rộng sang các nước khác ở châu Âu và một số quốc gia phát triển ở châu Á. Các lý
thuyết về LCĐĐ cũng được lồng ghép, rà soát bằng lý thuyết của các ban ngành
khoa học khác như khoa học chính trị, khoa học xã hội, kinh tế, môi trường. Bước

sang thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển của khoa học máy tính, hệ thống thông tin
địa lý (GIS) đã được sử dụng như một công cụ hữu hiệu trong LCĐĐ [21].
Trong những năm vừa qua, nổi lên một số nghiên cứu ứng dụng GIS trong việc
lựa chọn vị trí BCL CTR ở Malaysia, Hy Lạp, Nhật Bản, Đài Loan,… Ở Malaysia,
thị trấn Klang thuộc bang Selangor là một khu vực có dân số đông và tốc độ phát
triển nhanh đã được chọn làm địa điểm nghiên cứu. Các tác giả đã sử dụng phương
pháp phân tích đa chỉ tiêu được tích hợp bởi 2 thuật toán là quá trình phân tích phân
cấp (AHP – Analytical Hierachy Process) và liên kết trọng số tuyến tính (WLC –
Weighted Linear Combination) để giải quyết bài toán này. Các dữ liệu đầu vào gồm
11 yếu tố là các bản đồ hệ thống thuỷ văn bề mặt, khu vực dân cư, hệ thống đường
xe lửa, độ dốc của các vùng ngập lụt, đầm lầy, các di tích văn hoá, mặt dốc, thổ
nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất, hệ thống giao thông và các khu đô thị [16]. Hình 1.5
là quy trình xác định vị trí BCL CTR do tác giả tham khảo nghiên cứu ở Malaysia.
Có 2 bước chính trong quy trình. Bước 1: Dựa trên các chỉ tiêu giới hạn về vị

23
trí bãi chôn lấp để phân tích các dữ liệu không gian đầu vào nhằm xác định các khu
vực tiềm năng. Bước 2: xác định các trọng số cho các tham số chính và từ đó tính
điểm cho các vị trí tiềm năng.

Hình 1.5. Quy trình LCĐĐ BCL CTR ở Malaysia [16]
Ở đây có 4 tham số chính là hiện trạng sử dụng đất (land use), mặt dốc (slope),
giao thông (road) và thổ nhưỡng (soil type). Việc xác định trọng số này dựa trên
phương pháp AHP. Đây là kỹ thuật do Thomas.L. Saaty nghiên cứu và đề xuất từ
những năm 1970. Theo phương pháp này, chúng ta sẽ lập một ma trận vuông với
hàng và cột là các tham số được chọn. Các giá trị trong ma trận là mức độ quan
trọng của các tham số sau khi so sánh từng cặp với nhau. Sau đó sẽ xác định trọng
số tương quan chung RIW (Relative Importance Weight). Hình 1.6 là bảng ma trận
so sánh mức độ quan trọng của các tham số mà các tác giả đã thử nghiệm ở
Malaysia.

Phương pháp WCL được sử dụng để đánh giá vị trí (hay còn gọi là tính điểm)
các khu vực tiềm năng thông qua công thức:

=
=
n
j
ijji
xwS
1
*
(1.1)
Trong đó S
i
là giá trị điểm chung của khu vực tiềm năng i, w
j
là trọng số của
tham số j, x
ij
là điểm thành phần của khu vực i với tham số j, n là tổng số các tham
số. Khu vực nào có giá trị cao nhất thì được chọn. Phương pháp phân tích đa chỉ

24
tiêu sử dụng thuật toán AHP và WCL để tìm khu vực phù hợp cũng được nghiên
cứu ở South Cork (Ireland) và Giroft (Iran).

Hình 1.6. Ma trận mức độ quan trọng của các tham số chính khi LCĐĐ BCL CTR [16]
Cũng theo hướng tiếp cận phương pháp phân tích đa chỉ tiêu, tác giả Basak
Sener (Middle East Technical University) sử dụng thuật toán Simple Additive
Weighting (SAW) để nghiên cứu ở vùng Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. Các bước chính

trong quy trình là [11]:
- Xác định các chỉ tiêu giới hạn và các khu vực khả thi;
- Chuẩn hoá (hay tính điểm) cho từng chỉ tiêu của bản đồ đầu vào bằng SAW;
- Xác định trọng số của từng chỉ tiêu (dùng SAW);
- Xây dựng các lớp bản đồ đã được chuẩn hoá và tính trọng số;
- Tính điểm chung của mỗi khu vực khả thi sử dụng thao tác chồng xếp bản đồ;
- Phân loại và lựa chọn khu vực thích hợp nhất.
Kỹ thuật SAW là một thuật toán dựa trên trung bình trọng số. Điểm của các
tiêu chuẩn sẽ được tính theo công thức:

=
=
n
j
ijji
xwA
1
*
(1.2)
Trong đó x
ij
là điểm của khu vực i với chỉ tiêu j, w
j
là trọng số của chỉ tiêu j.
Nhưng nếu điểm của các tiêu chuẩn x
ij
được xác định ở các thang phân loại khác
nhau thì cần phải được quy chuẩn. Một phép toán được áp dụng là [10]:
)/('
minmax

jjijjij
xxxxx −−=
(1.3)
x
ij
’ : điểm được quy chuẩn của khu vực i với chỉ tiêu j;
x
ij
: điểm thô (điểm chưa được quy chuẩn);
x
j
max
: điểm lớn nhất của chỉ tiêu j trong thang chia;

25

×