Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

THỰC ĐỊA NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 18 trang )

Viện đại học Mở Hà Nội
Khoa: Du Lịch
BÀI ĐIỀU KIỆN
MÔN ĐỊA LÝ DU LỊCH
THỰC ĐỊA NINH BÌNH
Sinh viên: Nguyễn Thị Ngân
Lớp: A1-K16
Giáo viên: Nguyễn Trọng Đức


Hà Nội,ngày 29 tháng 4 năm 2009
THỰC ĐỊA NINH BÌNH
I.Giới thiệu chung:
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở vùng cực
Nam của đồng bằng châu thổ sông
Hồng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế,
văn hóa giữa lưu vực sông Hồng với
lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng
Bắc bộ với vùng núi rừng Tây Bắc của
tổ quốc.Ninh Bình tiếp giáp với 4 tỉnh: Hoà Bình ở phía tây bắc, Hà Nam ở
phía bắc, Nam Định ở phía đông, Thanh Hoá ở phía tây nam, biển (Vịnh Bắc
Bộ) ở phía đông nam.Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà
Nội 93 km về phía nam.Ở vị trí điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ
Sông Hồng, Ninh Bình bao gồm cả ba loại địa hình. Vùng đồi núi hay còn
gọi là vùng "bán sơn địa" ở phía Tây và Tây Nam bao gồm các huyện Nho
Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp; vùng đồng bằng và vùng ven biển ở
phía Đông và phía Nam thuộc 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh. Xen giữa 2
vùng lớn là vùng chiêm trũng chuyển tiếp. Ninh Bình có bờ biển dài 18km.
Bờ biển Ninh Bình hàng năm được phù sa bồi đắp lấn ra trên 100m.
Ninh Bình là mảnh đất giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và
lịch sử văn hoá,đây là những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển


du lịch của Ninh Bình.Đến với Ninh Bình là du khách như được trở về với
cội nguồn của dân tộc, để tìm hiểu thêm về truyền thống,lịch sử,văn hoá,để
hiểu thêm về đất và người Ninh Bình.
2
Đến với Ninh Bình du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của
cố đô Hoa Lư, hay vẻ uy nghiêm của nhà thờ đá Phát Diệm, Du khách có thể
tự do khám phá những bất ngờ thiên tạo ở khu hang động sinh thái Tràng
An, khu Tam Cốc – Bích Động…Đó là chưa kể đến thế giới thiên nhiên
nguyên vẹn được bảo tồn trong rừng nguyên sinh Cúc Phương, hay sự độc
đáo, kỳ thú, hệ động thực vật phong phú, đa dạng của khu bảo tồn thiên
nhiên đất ngập nước Vân Long, hay tắm mình ở suối nước khoáng nóng
Kênh Gà…
II. Một số thắng cảnh Ninh Bình:
1.Nhà thờ đá Phát Diệm:
Nhà thờ Phát Diệm (Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể các nhà
thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim
Sơn, tỉnh Ninh Bình , cách Hà Nội khoảng 120 km về hướng Nam. Nhà thờ
đá Phát Diệm được báo chí đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất
Việt Nam. Đây là một công trình lớn, được xây dựng bằng đá và gỗ. Nhà thờ
Phát Diệm được khởi công vào năm 1875 và đến năm 1898 thì cơ bản hoàn
thành. Nét độc đáo của công trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Công giáo
nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của
Việt Nam. Quần thể kiến trúc này được xây dựng bởi Linh mục Phêrô Trần
Lục (còn gọi là Cụ Sáu - Linh mục Chánh xứ giáo phận Phát Diệm từ năm
1865) và các giáo dân công giáo trong hơn 30 năm.Người kiến trúc sư của
công trình có mong muốn rằng, qua công trình này nói lên tính chất hòa hợp
và sự hội nhập giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc
cũng như sự hòa hợp giữa Công giáo với các tôn giáo khác ở Việt Nam; nói
lên tính đoàn kết.
Nhà thờ được xây dựng với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông

của những năm cuối thế kỷ 19. Từ hướng Nam đi vào nhà thờ Phát Diệm
gồm các phần: Ao hồ, Phương Ðình, Nhà thờ lớn, ba hang đá nhân tạo và
3
nhà thờ đá.Quần thể nhà thờ Phát Diệm gồm 1 nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ
(trong đó có một nhà thờ được xây dựng bằng đá tự nhiên, được gọi là nhà
thờ đá), 1 phương đình (nhà chuông), ao hồ và 3 hang đá nhân tạo.
Ao hồ: Là một hồ nước hình
chữ nhật, rộng khoảng 4 ha, được kè
đá xung quanh nằm trực diện với con
đường từ thị trấn Phát Diệm dẫn vào
nhà thờ. Giữa hồ là một hòn đảo trên
đó có bức tượng Chúa.

Phương Đình: Đi vào trong quần thể các nhà thờ công giáo này là
Phương đình,trước mặt hồ nước.Phương Đình là một công trình kiến trúc
cao 25m, rộng 17m, dài 24m gồm ba tầng được xây dựng bằng đá phiến, lớn
nhất là tầng dưới cùng được xây dựng bằng đá xanh. Trên 4 đỉnh tháp có 4
pho tượng tượng bốn vị Thánh Sử, mà từ đường nét, tư thế đến đường mây
4
nếp áo khiến ta dễ lầm với các pho tượng trong các đền chùa Việt Nam. Các
vòm cửa bằng đá được lắp ghép đến trình độ tinh xảo. Giữa Phương Ðình
đặt một sập làm bằng đá nguyên khối, phía ngoài và bên trong là những bức
phù điêu được khắc chạm trên đá hình ảnh chúa Jêsu các vị thánh với những
đường nét thanh thoát. Tầng thứ hai của Phương Ðình treo một trống lớn.
Tầng ba treo một quả chuông cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần 2000
kg, quả chuông lớn ở Phương Ðình được đúc vào năm 1890. Một tiếng
chuông vang xa được ví như cả 3 tỉnh( Nam Định,Ninh Bình và Thanh Hoá)
nghe thấy.Mái của nhà thờ Phát Diệm không cao vút kiểu ngọn tháp như
những nhà thờ khác mà là mái cong thấp cổ kính như mái đình, mái chùa.
Nhà thờ lớn: Đi qua Phương Đình là đến Nhà thờ chính được xây

dựng năm 1891 với tên chính thức là Nhà thờ đức mẹ Mân Côi nay là nhà
thờ Chính tòa của vị Giám mục Phát Diệm. Nhà thờ lớn dài 74m, rộng 21m,
cao 15m, có bốn mái và có năm lối vào dưới các vòm đá được chạm trổ.
Trong nhà thờ có 6 hàng cột gỗ lim (48 cột) nguyên khối, hai hàng cột giữa
cao tới 11m, chu vi 2,35m, mỗi cột nặng khoảng 10 tấn. Gian thượng của
thánh đường có một bàn thờ lớn làm bằng một phiến đá nguyên khối dài 3m,
rộng 0,9m, cao 0,8m, nặng khoảng 20 tấn. Mặt trước và hai bên được chạm
trổ các loài hoa đặc trưng của bốn mùa làm cho bàn thờ như được phủ một
chiếc khăn màu thạch sáng. Hai phía bên nhà thờ có bốn nhà thờ nhỏ được
kiến trúc theo một phong cách riêng.
5
Nhà thờ đá: Tên nguyên thủy: Nhà
thờ Trái tim Vô nhiễm nguyên tội Đức
Mẹ, còn được gọi là nhà thờ đá vì tất
cả mọi thứ ở nhà thờ này đều được
làm bằng đá, từ nền, tường, cột, chấn
song cửa... Phía trong được chạm
nhiều bức phù điêu đẹp, đặc biệt là
bức chạm tứ quý: tùng, mai, cúc, trúc,
tượng trưng cho thời tiết và vẻ đẹp
riêng của bốn mùa trong một năm.
Ðường nét khắc họa những con vật như sư tử, phượng sống động đến lạ
thường.
6
Các hang đá nhân tạo: ở phía bắc khu nhà thờ Phát Diệm có 3 hang đá
cách nhau khoảng 100m được tạo bằng những khối đá lớn nhỏ khác nhau
giữ nguyên dáng vẻ tự nhiên. Trong đó,
hang Lộ Ðức là đẹp nhất. Trên các hang đá
đều có các tượng lớn.
Trong khi rất nhiều nhà thờ khác

được xây dựng cùng thời với kiến trúc
Gothic, vững vàng và hơi khô cứng thì ở
đây, ta thấy xuất hiện những đường đao
cong vút như các mái đình, chùa Việt
Nam.Ngay từ lối vào, cổng ngũ quan của
Phương Đình đã làm cho khách thăm quan
nhận thấy rõ sự tương đồng với kiến trúc
7

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×