Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

TIỂU THUYẾT DI dân VIỆT NAM của các NHÀ văn nữ ở HOA kỳ NHÌN từ lý THUYẾT hậu THUỘC địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 193 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Kim Trang

TIỂU THUYẾT DI DÂN VIỆT NAM CỦA
CÁC NHÀ VĂN NỮ Ở HOA KỲ
NHÌN TỪ LÝ THUYẾT HẬU THUỘC ĐỊA

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Kim Trang

TIỂU THUYẾT DI DÂN VIỆT NAM CỦA
CÁC NHÀ VĂN NỮ Ở HOA KỲ
NHÌN TỪ LÝ THUYẾT HẬU THUỘC ĐỊA
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VÕ VĂN NHƠN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ
Chí Minh.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi
suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Võ Văn Nhơn, người đã dành rất
nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn
này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Đào Trung Đạo, người đã cung cấp rất
nhiều tài liệu quý báu để tôi thực hiện đề tài này.
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và phòng Sau Đại học
cùng quý thầy cô trong Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh đã tạo rất nhiều điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình
và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2012
Học viên

Trần Thị Kim Trang


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Trần Thị Kim Trang


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
DẪN NHẬP ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 8
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 8
5. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 9
6. Kết cấu luận văn ............................................................................................. 10
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT HẬU THUỘC ĐỊA ................. 12
1.1.

Giới thiệu chung về lý thuyết hậu thuộc địa ........................................... 12

1.2.

Các lý thuyết gia tiêu biểu ....................................................................... 23

1.2.1.


Edward Wadie Said (1935 – 2003) .................................................. 23

1.2.2.

Gayatri Chakravorty Spivak (1942) ................................................. 26

1.2.3.

Homi K. Bhabha (1949) ................................................................... 28

1.2.4.

Trịnh Thị Minh Hà (1952) ................................................................ 29

1.3.

Một số khái niệm chính ........................................................................... 32

1.3.1.

Cái khác (Otherness) ........................................................................ 33

1.3.2.

Sự bắt chước (Mimicry) ................................................................... 40

1.3.3.

Tính lai ghép (Hybridity) ................................................................. 43


Chương 2: VIỆT NAM – HẬU THUỘC ĐỊA VÀ VĂN HỌC DI DÂN ........ 52
2.1.

Việt Nam - hậu thuộc địa ........................................................................ 52

2.1.1.

Bối cảnh chung thời hậu thuộc ......................................................... 52

2.1.2.

Tình hình giới thiệu thuyết hậu thuộc địa ở nước ta ........................ 56

2.2.

Văn học di dân Việt Nam ........................................................................ 58

2.2.1.

Diện mạo .......................................................................................... 59


2.2.2.

Đặc điểm........................................................................................... 65

2.2.3.

Những nữ nhà văn di dân gốc Việt thế hệ 1,5 tại Hoa Kỳ ............... 69


Chương 3: TÍNH CHẤT HẬU THUỘC ĐỊA TRONG MỘT SỐ TIỂU
THUYẾT DI DÂN VIỆT NAM CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ Ở HOA KỲ....... 84
3.1. Gia đình và những mối quan hệ bất thường ............................................... 84
3.2. Quá khứ, hiện tại và những kẻ cô đơn ........................................................ 92
3.3. Giải thoát .................................................................................................. 107
3.4. Hành trình tìm lại chính mình .................................................................. 116
3.5. Diễn ngôn của kẻ mạnh ............................................................................ 122
Chương 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGHỆ THUẬT ...................................... 134
4.1. Vấn đề thể loại .......................................................................................... 134
4.2. Kiểu nhân vật cô đơn ................................................................................ 138
4.3. Kết cấu theo chiều ngang .......................................................................... 141
4.4. Hình ảnh mang tính biểu tượng ................................................................ 146
4.5. Tiếng Anh – Hồn Việt .............................................................................. 152
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 157
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 161
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 1


1

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Có thể nói, thế kỷ XX đã mở ra một trang mới trong lịch sử nghiên cứu và
phê bình văn học. Vào thời gian này, chúng ta được chứng kiến sự bùng nổ của các
trường phái và trào lưu văn học hiện đại với những hiệu quả và thành tựu đáng kể.
Các lý thuyết và trào lưu văn học lần lượt nối tiếp nhau ra đời như chủ nghĩa tượng
trưng, chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa đa đa, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện sinh,
cấu trúc luận, hậu cấu trúc luận, hậu hiện đại,… đã tạo nên một bức tranh sinh
động, muôn màu muôn vẻ chưa từng có trong lịch sử nghiên cứu văn học từ trước
đến nay. Đây được xem là những công cụ hỗ trợ đắc lực để khai thác những vấn đề

mới mẻ trong văn chương. Con đường tiến tới văn chương không còn là con đường
một hướng mà tỏa ra thành nhiều ngã rẽ khác nhau. Từ đây, mảnh đất văn chương
được khám phá dưới nhiều góc độ và nhờ đó tạo nên tính đa dạng trong việc tiếp
nhận.
Điều này đã tác động không nhỏ đến nền lý luận của Việt Nam. Và thực tế,
trong nhiều thập niên cuối thế kỉ XX và gần một thập niên đầu thế kỷ XXI, nền lý
luận văn học nước ta được khoác lên mình “một chiếc áo mới” – các thành tựu của
các trường phái, khuynh hướng và các lý thuyết văn học nước ngoài lần lượt được
chuyển dịch, nghiên cứu và vận dụng khá thành công ở nước ta.
Đứng trên bình diện lịch sử, Việt Nam là một nước cựu thuộc địa theo đúng
nghĩa. Trong khi thuyết hậu thuộc địa ra đời từ khá lâu và đã được nhiều thành tựu
đáng kể được cả thế giới biết đến và công nhận, thì thuyết này vẫn là một “ẩn số”
đối với giới nghiên cứu ở nước ta. Phần lớn những bài nghiên cứu về vấn đề hậu
thuộc địa ở Việt Nam còn rất tản mạn, sơ sài, có nhiều thiếu sót, chưa đem đến cho
người đọc một cái nhìn toàn diện về lý thuyết này. Vì vậy, đây là mảnh đất màu mỡ
và đầy mới mẻ để chúng tôi khám phá.
Thứ hai, trong những năm gần đây, sự xuất hiện của một dòng văn học mới
đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả – Những sáng tác của các nhà văn hải


2

ngoại. Ở nước ta, các tác phẩm của các tác giả di dân được viết bằng tiếng mẹ đẻ đã
được xuất bản như: Đi hết đường mưa (Phạm Hải Anh), China Town (Thuận), Và
khi tro bụi (Đoàn Minh Phượng), Oxford thương yêu (Dương Thụy), Phù phiếm
truyện (Phan Việt),… xa hơn một chút có Sông Côn mùa lũ và Mùa biển động
(Nguyễn Mộng Giác),… Bên cạnh đó, còn có những tác phẩm được viết bằng ngôn
ngữ thứ hai (chưa được dịch và giới thiệu nhiều ở Việt Nam) chẳng hạn: The Boat
(Con thuyền) (đã có ấn bản tiếng Việt) của Nam Lê, Vu khống và Chơi với lửa (đã
có ấn bản tiếng Việt) của Linda Lê, The Book of Salt (Sách muối) và Bitter in the

Mouth (Đắng miệng) của Monique Truong, The Gangster We Are All Looking For
(Tên du đãng mà tất cả chúng tôi đang tìm kiếm) của le thi diem thuy (tên cô luôn
được viết thường và không dấu, điều này sẽ được lý giải ở phần sau), Grass Roof,
Tin Roof (Mái tranh, mái tôn) của Dao Strom, Stealing Buddha’s Dinner (Ăn trộm
đồ cúng của Phật) và Short Girls (Những cô gái thấp) của Bich Minh Nguyen,… xa
hơn một chút có Cô bé lai da trắng (đã có ấn bản tiếng Việt) của Kim Lefèvre,…
Trong đó, người viết nhận thấy rằng, các tác phẩm của các nhà văn nữ di dân ở Hoa
Kỳ chiếm một số lượng lớn và nội dung phong phú hơn cả. Đây cũng chính là đối
tượng mà chúng tôi muốn hướng đến trong luận văn này.
Thứ ba, trong không khí sôi sục của thời đại, các nước cùng chung tay xây
dựng thế giới hòa bình. Thế giới kêu gọi toàn cầu hóa, đa phương hóa, xuyên quốc
gia… Trong quá trình hội nhập ấy, Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo
chung. Việt Nam trên đường ra biển lớn với mục tiêu “hòa nhập mà không hòa tan”,
nghĩa là hội nhập nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của dân tộc. Bản sắc và hội
nhập là vấn đề mà các lý thuyết gia hậu thuộc địa quan tâm. Điều này mở ra một
hướng đi thú vị và khá mới mẻ trong nghiên cứu văn hóa nói chung và văn học Việt
Nam nói riêng.
Từ những lý do trên, chúng tôi đi đến quyết định sử dụng lý thuyết hậu thuộc
địa như là chìa khóa để mở cánh cửa bí ẩn của nền văn học Việt Nam, cụ thể là
dòng văn học di dân và điều đó được kết tinh thành đề tài “Tiểu thuyết di dân Việt
Nam của các nhà văn nữ ở Hoa Kỳ nhìn từ lý thuyết hậu thuộc địa”.


3

2. Lịch sử nghiên cứu
Như trên đã nói, lý thuyết hậu thuộc địa vẫn còn là một “ẩn số” đối với nước
ta. Những bài nghiên cứu về các vấn đề của thuyết này đa phần chỉ mang tính chủ
quan, khá rời rạc và chưa thành hệ thống nên chưa giúp chúng ta có được cái nhìn
toàn diện và bao quát. Bên cạnh đó, văn học di dân là một dòng văn học khá mới

mẻ và mới “nổi” ở nước ta trong những năm gần đây, hơn nữa, nó vẫn đang ở bước
đầu xác lập vị trí của mình trên văn đàn dân tộc nên chưa được sự quan tâm của độc
giả trong nước. Bốn tác phẩm chúng tôi khảo sát trong luận văn này đều được viết
bằng tiếng Anh và chưa được phát hành ở Việt Nam, đây cũng là khó khăn và cũng
là thách thức của chúng tôi khi bắt tay vào thực hiện đề tài này. Chúng tôi đã thu
thập được một số các bài viết và các công trình nghiên cứu có liên quan như sau:
Về lý thuyết hậu thuộc địa
Ngoài nước:
Trong cuốn Postcolonialism: A Very Short Introduction (Lý thuyết hậu
thuộc địa: Giới thiệu rất ngắn gọn), do Đại học Oxford ấn hành, 2003, Robert J. C.
Young đã nêu ra 7 vấn đề chính liên quan đến thuyết hậu thuộc địa sau đây: Tri
thức của tầng lớp dưới, Lịch sử và quyền lực, Không gian và đất đai, Tính chất lai,
Nữ quyền hậu thuộc địa, Toàn cầu hóa nhìn từ quan điểm hậu thuộc địa, Dịch
thuật. Robert Young đã khai thác những di sản của chủ nghĩa thực dân trên các
phương diện chính trị, văn hóa, xã hội ở các nước hậu thuộc, các cuộc đấu tranh
chống thực dân và văn hóa thống trị phương Tây,… Ngoài ra, ông còn phân tích
những vấn đề của thuyết hậu thuộc địa thông qua các ví dụ cụ thể về văn hóa, lịch
sử, chẳng hạn như thực trạng của những người dân bản địa, quá trình du nhập văn
hóa, nữ quyền phương Tây,… Bên cạnh đó, các tác phẩm của các lý thuyết gia hậu
thuộc địa nổi tiếng như Edward Said, Homi Bhabha, Frantz Fanon, Gayatri
Spivak,… cũng được ông đưa ra phân tích và đánh giá. Tuy nhiên các khái niệm
cũng như các vấn đề của thuyết hậu thuộc địa chưa được ông đi sâu phân tích


4

nhưng tác phẩm này đã đem đến cho chúng tôi nền tảng căn bản khi bước đầu thực
hiện đề tài.
Cuốn Woman, Native, Other (Phụ nữ, Bản địa, Cái khác) (NXB University
Press, 1989) của Trịnh Thị Minh Hà đã giúp chúng tôi hiểu thêm về một bộ phận

của thuyết hậu thuộc địa – Nữ quyền hậu thuộc địa. Trong tác phẩm này, trên cơ sở
chỉ ra những khiếm khuyết tồn tại trong nữ quyền phương Tây, bà đã cho chúng ta
thấy được những mất mát, thiếu hụt của người phụ nữ thế giới thứ ba so với phụ nữ
da trắng. Ngoài ra, bà còn đặt người phụ nữ trong tương quan với người đàn ông ở
nền văn hóa họ đang sống và đàn ông thực dân, bà phản đối kịch liệt việc định
nghĩa bản sắc của người phụ nữ dựa trên bản sắc của đàn ông. Từ đó, bà kêu gọi
trao trả lại vị trí vốn có cho người phụ nữ.
Bên cạnh đó, nguồn tài liệu hỗ trợ đắc lực cho nghiên cứu của chúng tôi còn
là những trang web nước ngoài đáng tin cậy. Có thể nói, nhờ những trang web này
mà chúng tôi có thêm thông tin, mặc dù rất ít ỏi nhưng đó là tài liệu quý báu giúp
chúng tôi hoàn thành luận văn này. Chẳng hạn như:
+ Giới thiệu một cách khái
quát và ngắn gọn về khái niệm, mục tiêu, đối tượng, các lý thuyết gia tiêu biểu, các
công trình nghiên cứu quan trọng về lý thuyết hậu thuộc địa.
+ của Đại học Pittsburg State: Nêu ra những
thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa xoay quanh lý thuyết hậu thuộc địa, hơn nữa, còn
đưa ra những cách tiếp cận, các bài tiểu luận, nghiên cứu của các lý thuyết gia nổi
tiếng về thuyết này như Edward Said, Homi Bhabha, Gayatri Spivak, Frantz
Fanon,…
Ngoài ra còn có nhiều trang web riêng của các tác giả, các lý thuyết gia và
nhiều trang web khác có liên quan.
Trong nước: Các bài viết đáng lưu ý như:
Trong cuốn Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX của Phương
Lựu, trong chương 22 với tựa đề Phê bình xã hội – chính trị, tác giả đã đề cập tới


5

“Phê bình Hậu thực dân”. Trong bài viết này, tác giả đã đem đến cho chúng ta cái
nhìn ban đầu khái quát về thuyết hậu thuộc địa, chẳng hạn như hoàn cảnh ra đời

của thuyết này, phân tích những công trình tiêu biểu của các tác gia hậu thuộc địa
đi trước, vạch trần những thủ đoạn mới về văn hóa của chủ nghĩa thực dân... Tuy
nhiên, bài viết chỉ mới dừng lại ở việc giới thiệu sơ lược.
Bài viết “Nghiên cứu hậu thực dân ở Việt Nam” của Đoàn Ánh Dương đi
theo trình tự như sau: Giải thích thuật ngữ “Hậu thực dân” (theo cách dịch của tác
giả), đưa ra những nguyên nhân dẫn đến việc “vắng bóng” các nghiên cứu hậu
thuộc địa ở Việt Nam, giới thiệu sơ lược về tình hình giới thiệu và thực hành nghiên
cứu hậu thuộc địa ở nước ta, sau đó đi đến kết luận: “Nghiên cứu hậu thực dân ở
Việt Nam dù có chuyển động nhưng vẫn thưa thớt, chậm chạp, chưa tương xứng với
tiềm năng của lý thuyết” [23], cuối cùng, tác giả đưa ra những khả tính trong việc
nghiên cứu hậu thuộc địa ở nước ta.
Nguyễn Hưng Quốc có các bài nghiên cứu về vấn đề này như “Chủ nghĩa
hậu thực dân”, “Tính chất lai ghép trong văn học Việt Nam”, “Tính chất thuộc địa
và hậu thuộc địa trong văn học Việt Nam”.
+ Trong “Chủ nghĩa hậu thực dân”, Nguyễn Hưng Quốc trình bày nguyên
nhân hình thành lý thuyết hậu thuộc địa, tính chất thiếu thống nhất của thuyết này ở
tên gọi cũng như không gian và thời gian. Ngoài ra, tác giả còn nêu ra (nhưng
không phân tích) hai khái niệm quan trọng của thuyết hậu thuộc địa là Cái khác và
Tính chất đề kháng.
+ Trong “Tính chất lai ghép trong văn học Việt Nam”, tác giả đi sâu phân
tích một khái niệm quan trọng của thuyết hậu thuộc địa – Tính lai ghép. Trong bài
viết này, Nguyễn Hưng Quốc đã nêu khái niệm, lịch sử hình thành khái niệm, các
lĩnh vực mà tính lai ghép được vận dụng (như ngôn ngữ, văn học, văn hóa,…), các
lý thuyết gia tiêu biểu, nêu ra các quan điểm của hai lý thuyết gia nổi tiếng về vấn
đề này như Homi Bhabha, García Canclini. Sau đó, tác giả làm rõ tính lai ghép
trong văn học Việt Nam từ trước đến nay và kết luận “Sự lai ghép ở đầu kỷ XX


6


nhanh chóng trở thành truyền thống của dân tộc” [43], đồng thời đưa ra ba lý do để
giải thích: sách báo, sự phát triển của thương mại, vai trò của giao thông (và sau đó
là sự chuyển động dân số). Cuối cùng, ông đề cập đến vai trò của lai ghép đối với
văn học trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay và đưa ra dẫn chứng (và phân tích) là
cộng đồng lưu vong.
+ Trong “Tính chất thuộc địa và hậu thuộc địa trong văn học Việt Nam”:
Mở đầu, tác giả nêu ra bản chất của chủ nghĩa thực dân, sau đó tái hiện lại chủ
nghĩa thực dân ở nước ta qua các thời kỳ và đi đến khẳng định “Không đâu tính
chất hậu thuộc địa lại được thể hiện rõ rệt cho bằng văn học trung đại Việt Nam”
[45].
Lê Thị Vân Anh với “Tính chất nước đôi của chủ thể hậu thuộc địa trong Vu
khống của Linda Lê” và “Tính chất nước đôi và mầm mống phá hủy nhãn quan về
Việt Nam tính trong bộ phim Đông Dương”. Ở hai bài viết này, dựa trên một thuộc
tính của thuyết hậu thuộc địa – tính chất nước đôi, Vân Anh đã đi sâu phân tích biểu
hiện của thuộc tính này trong tác phẩm Vu khống của Linda Lê và trong bộ phim
Đông Dương.
Các bài viết trên đã giúp chúng tôi phần nào nắm bắt được những vấn đề cơ
bản của thuyết hậu thuộc địa như nguyên nhân, lịch sử hình thành, các tác gia tiêu
biểu cũng như các khái niệm quan trọng của thuyết này,…
Về văn học di dân Việt Nam
Trong “Văn chương di dân viết về quê hương từ bên ngoài”, Đào Trung
Đạo đưa ra ba câu hỏi và lần lượt giải trình chúng: Thứ nhất, đối tượng của nhà
văn di dân? Thứ hai, từ một khoảng cách xa ngoài quê hương, thực tại mô tả trong
những tác phẩm di dân có tính trung thực so với sự mô tả thực tại đó của những
người viết đang sinh sống ở quê nhà hay không? Thứ ba, là di dân dĩ nhiên ẩn chứa
tính lai ghép về văn hóa, vậy các nhà văn di dân đứng ở vị trí nào để viết? Từ đó,
tác giả xác định đối tượng của văn học di dân là không giới hạn (kể cả trong và
ngoài nước), nội dung của những tác phẩm này chủ yếu viết về quá khứ bằng



7

những kinh nghiệm thực mà tác giả đã trải qua và khẳng định các nhà văn di dân
không viết dưới áp lực nguy hiểm trong khí hậu chính trị áp đảo, hoặc thị trường,
sau đó nêu ra các ưu điểm của dòng văn học này và đi đến kết luận “Nhà văn di
dân là người có nhiều hy vọng nhất sẽ có thể đem lại cho người đọc mình cái nhìn
lạc thú tinh thần của văn chương, vốn là thứ thật hiếm hoi trong thế giới hôm nay”
[27]. Phần tiếp theo, tác giả lấy tác phẩm “Đợi chờ” (Waiting) của Hà Tân (một
nhà văn di dân người Mỹ gốc Trung) để làm rõ hơn cho quan điểm của mình.
Trong “Văn chương vô xứ”, Linda Lê (Đào Trung Đạo dịch và giới thiệu)
đã giải thích một cách cặn kẽ khái niệm “Văn chương vô xứ” dựa trên hai luận
điểm: Thứ nhất, đó là một thứ văn chương cưu mang trong mình một “hình hài”
thứ hai của chính mình; thứ hai, “Văn chương vô xứ” không tìm được sở cứ, một
chỗ, một nơi chốn cho mình. Vấn đề mà Linda Lê đề cập nhiều nhất trong bài viết
này là sức ám ảnh về ngôn ngữ (đối với những tác phẩm viết bằng ngôn ngữ thứ
hai), từ đó đi sâu phân tích đặc điểm này.
“Nhà/Quê nhà trong văn chương vô xứ Việt Nam”, Đào Trung Đạo đã giải
thích khái niệm “Văn chương vô xứ”, so sánh sự khác biệt giữa “Văn chương vô
xứ” và “Văn chương lưu đày”, sau đó đi tìm hiểu vấn đề chính – khái niệm
“Nhà/Quê nhà” và nội dung khái niệm này trong các tác phẩm viết bằng tiếng
Việt, bằng Pháp văn và bằng Anh văn.
Ngoài ra, còn có các bài giới thiệu khái quát về các tác phẩm mà chúng tôi
khảo sát trong luận văn này của các tác giả như Đào Trung Đạo trên trang web gioo.com với bài viết “Ăn trộm đồ cúng Phật của Bich Minh Nguyen”, “Đọc The
Gangster We Are All Looking For của lê thị diễm thúy”, “Đọc The Book of Salt của
Monique Trương”; Trần Hữu Dũng trên trang viet-studies.com với “Đọc Book of
Salt của Monique Trương”, “Đọc lê thị diễm thúy – The gangster we are all looking
for”,…
Có thể nói, các bài viết trên giúp người viết có được cái nhìn tổng quan về
khái niệm, diện mạo, đặc điểm của văn học di dân nói chung và văn học di dân



8

Việt Nam nói riêng từ trước đến nay, cũng như hiểu thêm về giá trị nội dung và
nghệ thuật của các tác phẩm cần phân tích.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Lý thuyết hậu thuộc địa và tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn
nữ ở Hoa Kỳ là hai đối tượng trọng tâm mà luận văn muốn hướng đến. Cần nói
thêm, vì giới hạn về mặt thời gian, nên phạm vi nghiên cứu của chúng tôi chỉ giới
hạn ở một thể loại – đó là tiểu thuyết, vì theo quan điểm của chúng tôi, thể loại này
đã đạt được một số thành tựu nhất định và khá phổ biến trong dòng văn học di dân
hơn so với các sáng tác ở các thể loại khác cùng thời (như truyện ngắn, thơ, tiểu
luận,…). Một số tiểu thuyết di dân nổi bật của các nhà văn nữ người Mỹ gốc Việt
tiêu biểu ở Hoa Kỳ được khảo sát trong luận văn này là:
-

The Book of Salt (Sách muối) của Monique Truong, Houghton Mifflin
Company, 2003.

-

The Gangster We Are All Looking For (Tên du đãng mà tất cả chúng tôi
đang tìm kiếm) của le thi diem thuy, Alfred A. Knof, 2003.

-

Grass Roof, Tin Roof (Mái tranh, mái tôn) của Dao Strom, Houghton Mifflin
Company, 2003.

-


Stealing Buddha’s Dinner (Ăn trộm đồ cúng của Phật) của Bich Minh
Nguyen, Viking Penguin, 2007.
Các nhà văn có tác phẩm khảo sát trong luận văn này đều là những nhà văn

di dân thuộc thế hệ 1,5, là thế hệ sinh ra ở Việt Nam, sau đó rời khỏi quê hương sau
ngày 30/4/1975 để tới định cư ở Hoa Kỳ và trưởng thành tại đây. Tác phẩm của họ
có được một vị trí nhất định trên văn đàn và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc
giả cả trong và ngoài nước.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:


9

+ Phương pháp lịch sử - xã hội: đặt đối tượng cần nghiên cứu trong bối cảnh
lịch sử - xã hội cụ thể (trước và sau chủ nghĩa thực dân) để tìm hiểu những yếu tố
tác động đến sự hình thành đặc trưng của đối tượng, đặc biệt nhấn mạnh đến di sản
hậu thuộc địa.
+ Phương pháp phân tích – tổng hợp: Trước hết, chúng tôi dùng phương
pháp phân tích để đi sâu vào tìm hiểu từng tác phẩm của các tác giả trên cả hai bình
diện nội dung và nghệ thuật. Sau đó, sắp xếp, tổng hợp lại một cách có hệ thống để
có cái nhìn toàn diện và logic hơn.
+ Phương pháp so sánh: đặt đối tượng nghiên cứu trong tương quan so sánh
với các đối tượng khác để làm bật lên những điểm tương đồng và khác biệt giữa
chúng. Chẳng hạn, cùng nghiên cứu về đối tượng là phụ nữ, nhưng nữ quyền hậu
thuộc địa lại có nhiều ưu điểm hơn so với nữ quyền phương Tây, hoặc so sánh diễn
ngôn hậu thuộc địa với diễn ngôn thực dân…
+ Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Không chỉ xem xét đối tượng trong

phạm vi văn học, mà còn khám phá nó dưới nhiều góc độ khác nhau như: lịch sử,
văn hóa, dân tộc học, tâm lý học,… để thấy được tính chất bao quát của đối tượng.
+ Phương pháp nghiên cứu từ góc nhìn lý thuyết hậu thuộc địa: Dùng lý
thuyết hậu thuộc địa làm công cụ hỗ trợ đắc lực để khám phá các tác phẩm văn học
di dân về nội dung cũng như về nghệ thuật.
5. Đóng góp của luận văn
Khi bắt tay vào thực hiện luận văn này, những vấn đề xoay quanh đề tài thực
sự mới mẻ đối với chúng tôi, nhưng với tinh thần cầu tiến, chúng tôi đã vượt qua
những khó khăn tạm thời để hoàn thành nó. Vì vậy, qua đề tài này, chúng tôi có
những mong muốn như sau:
Trước hết, từ việc thu thập những bài viết tản mạn của các nhà nghiên cứu đi
trước, chúng tôi đã tổng hợp và đem đến một cái nhìn có hệ thống và khái quát hơn
về lý thuyết hậu thuộc địa – một lý thuyết khá mới mẻ ở nước ta - thông qua những


10

vấn đề cơ bản nhất như lịch sử hình thành, các lý thuyết gia tiêu biểu và một số khái
niệm chính.
Thứ hai, chúng tôi mong muốn đem đến một tri thức mới về văn học di dân một dòng văn học mới mẻ ở nước ta và đang xác lập vị trí trên văn đàn dân tộc thông qua việc nêu ra diện mạo, đặc điểm cũng như những tác giả, tác phẩm tiêu
biểu trong dòng văn học này. Ngoài ra, chúng tôi còn mong muốn mọi người sẽ gạt
bỏ những thiên kiến chủ quan trước đây để đón nhận những tác phẩm này một cách
nồng nhiệt trên tinh thần thâu nhận những vấn đề mới mẻ về văn chương.
Thứ ba, bốn tác phẩm di dân của những nhà văn có tên tuổi hiện nay
Monique Truong, le thi diem thuy, Dao Strom, Bich Minh Nguyen chưa được phát
hành ở Việt Nam, vì vậy, trong luận văn, chúng tôi cố gắng giới thiệu cô đọng về
nội dung cũng như nghệ thuật của các tác phẩm trên.
Cuối cùng, bằng việc phân tích tác phẩm từ góc nhìn của lý thuyết hậu thuộc
địa, chúng tôi mong muốn đem đến một hướng đi mới mẻ trong việc tiếp cận văn
chương.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi không tránh khỏi chủ
quan và thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được sự đóng góp của những người có
cùng mối quan tâm.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn của
chúng tôi được chia thành 4 chương chính:
Chương 1: Giới thiệu chung về lý thuyết hậu thuộc địa: Giới thiệu sơ lược
về lý thuyết hậu thuộc địa như lịch sử hình thành, mục tiêu của lý thuyết, những
thành tựu mà lý thuyết này đã đạt được, cùng với việc giới thiệu những lý thuyết gia
tiêu biểu (Edward Wadie Said, Gayatri Chakravorty Spivak, Homi K. Bhabha,
Trịnh Thị Minh Hà) và ba khái niệm chính (Cái khác, Sự bắt chước, Tính lai ghép).


11

Đây là phần giới thiệu hết sức giản lược nhưng có thể xem là kết quả của những nỗ
lực của chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Chương 2: Việt Nam – hậu thuộc địa và Văn học di dân: Mô tả sơ lược về
Việt Nam thời kỳ hậu thuộc và tình hình giới thiệu lý thuyết hậu thuộc địa ở nước ta
hiện nay. Ngoài ra, chúng tôi còn tập trung khảo sát diện mạo và đặc điểm của văn
học di dân, đồng thời điểm tên những tác giả và tác phẩm trong dòng văn học hải
ngoại Việt Nam viết bằng ngôn ngữ thứ hai, với mục đích đặt đối tượng vào phạm
vi không – thời gian mà luận văn đang đề cập đến. Đồng thời, xem xét Việt Nam và
những tác phẩm di dân của các nhà văn nữ gốc Việt thế hệ 1,5 ở Hoa Kỳ như là
những chủ thể của thời kỳ hậu thuộc.
Chương 3: Tính chất hậu thuộc địa trong tiểu thuyết di dân Việt Nam
của các nhà văn nữ ở Hoa Kỳ: Tập trung phân tích các tác phẩm vừa nêu trên dưới
cái nhìn của lý thuyết hậu thuộc địa với năm nội dung chính: Gia đình và mối quan
hệ bất thường, Quá khứ, hiện tại và những kẻ cô đơn, Giải thoát, Hành trình tìm lại
chính mình và Diễn ngôn của kẻ mạnh.

Chương 4: Một số vấn đề về nghệ thuật trong bốn tác phẩm trên như Vấn
đề thể loại, Kiểu nhân vật cô đơn, Kết cấu theo chiều ngang, Hình ảnh mang tính
biểu tượng và Tiếng Anh – Hồn Việt.


12

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT HẬU THUỘC ĐỊA
1.1.

Giới thiệu chung về lý thuyết hậu thuộc địa

Trong suốt thời gian cai trị của chế độ thực dân, các nước thuộc địa đã đấu
tranh chống lại sự thống trị của chúng bằng nhiều hình thức kể cả chủ động và bị
động. Vào thế kỉ XIX, ở cả ba châu lục như châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh, các
cuộc phản kháng mới phát triển thành phong trào chính trị chặt chẽ, nhằm đánh đuổi
những kẻ thống trị châu Âu đã định cư trên đất nước của họ trong một thời gian dài
ra khỏi bờ cõi dân tộc. Trải qua các cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ, cuối cùng,
họ đã giành thắng lợi vẻ vang trên khắp các mặt trận quân sự vào thế kỷ XX. Khi
chủ quyền cuối cùng đã đạt được, các quốc gia này chuyển từ tình trạng thuộc địa
sang tự trị hậu thuộc địa.
Như mọi người thường quan niệm, sự độc lập về chính trị sẽ kéo theo độc lập
về văn hóa, vì hai phạm trù này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và không thể tách
rời. Tuy nhiên, sau khi giành được độc lập về chính trị, các nước thuộc địa phải
đương đầu với hàng loạt các khó khăn. Một trong những khó khăn mà họ vấp phải
chính là nền văn hóa dân tộc chịu ảnh hưởng khá sâu đậm từ nền văn hóa thống trị
của thực dân trong một thời gian dài, những giá trị văn hóa truyền thống một thời đã
bị phai mờ dưới chế độ cai trị của thực dân. Điều này cản trở rất lớn việc tạo dựng
nền văn hóa độc lập, bình đẳng của các quốc gia hậu thuộc.
Từ thực trạng trên, song song với việc củng cố lại các lĩnh vực khác như

chính trị, xã hội, kinh tế,… các nước thuộc địa bắt tay ngay vào hành trình “tự định
nghĩa về văn hóa”. Từ đó, nghiên cứu bản sắc của các nước cựu thuộc địa trở thành
đề tài nóng bỏng nhất mọi thời đại. Nhưng để xác định được hướng đi đúng đắn,
cần có một “kim chỉ nam” phù hợp. Một thực tế đáng lưu tâm bấy giờ đó là các lý
thuyết phương Tây trước đó chiếm vị trí độc tôn trong công tác nghiên cứu thì giờ
đây nó lại không thể giúp họ khai thác hết các tính chất phức tạp cũng như những
tiềm năng ẩn giấu bên trong nền văn hóa của các nước cựu thuộc địa. Thực tế đó


13

thôi thúc các nhà nghiên cứu phải tìm ra một dạng thức mới phù hợp với hoàn cảnh
hiện tại hơn.
Đứng trước yêu cầu cấp thiết đó, các lý thuyết gia không thể “ngoảnh mặt
làm ngơ”, họ bắt đầu “xông trận”. Mặc dù đến từ khắp các quốc gia trên thế giới
nhưng Edward Said (Palestine), Gayatri Chakravorty Spivak và Homi K. Bhabha
(Ấn Độ), Frantz Fanon (Martinique – trước đây là thuộc địa của Pháp và bây giờ đã
được sát nhập vào nước Pháp), Trịnh Thị Minh Hà (Việt Nam), Ian Adam (Canada),
Helen Tiffin (Úc),… đã gặp nhau ở một lý tưởng chung: xây dựng nên chủ nghĩa
hậu thuộc địa. Một điều đáng lưu ý là các lý thuyết gia này hầu hết đến từ các nước
thuộc địa và thuộc địa định cư trước đó. Có thể nói, điều này đã đánh dấu một cột
mốc quan trọng trong việc tháo gỡ những khúc mắc của việc nghiên cứu văn hóa
hậu thuộc địa nói chung và sự tồn vong của bản sắc dân tộc nói riêng.
Những người đặt nền móng đầu tiên cho lý thuyết hậu thuộc địa có thể kể
đến như Aimé Césaire với Discourse on Colonialism (Diễn ngôn về chủ nghĩa thực
dân) (1950), Frantz Fanon với hai tác phẩm Black Skin, White Masks (Da đen, mặt
nạ trắng) (1952) và The wretched of the Earth (Những khốn khổ trên trái đất)
(1961), Albert Memmi với The Colonizer and the Colonized (Thực dân và thuộc
địa) (1965)… Từ những nền tảng vững chắc đó, lý thuyết hậu thuộc địa tiếp tục
phát triển và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong lịch sử nhân loại.

Nhắc đến lý thuyết hậu thuộc địa không thể không nhắc tới Edward Said
(1935 – 2003). Tác phẩm làm nên tên tuổi của ông là cuốn Orientialism (Đông
phương học) (được xuất bản vào năm 1978). Trong tác phẩm này, Said đã giải mã
quyền lực giữa phương Đông và phương Tây thông qua các hình thức diễn ngôn, từ
đó, vạch trần bản chất thâm độc của chủ nghĩa thực dân. Ngoài ra, ông còn dùng
Đông phương học để bác bỏ Đông phương học của các chính trị gia phương Tây
trước đó (điều này sẽ được làm rõ hơn ở phần sau). Đây có thể được xem là một
bước đột phá quan trọng của lý thuyết hậu thuộc địa từ trước đến nay. Nhờ vậy, ông
được giới học thuật xem là ông tổ của thuyết hậu thuộc địa và công trình vĩ đại của


14

ông đã tạo ra nhiều cảm hứng sáng tác cho các học giả suốt hơn hai thập kỷ sau đó:
Gayatri Chakravorty Spivak với The Postcolonial Critic (Phê bình hậu thuộc địa)
(1990), Homi K. Bhabha với The Location of Culture (Vị trí của nền văn hóa)
(1994), Iain Chambers, Lidia Curti với The Post-colonial Question (Câu hỏi về hậu
thuộc địa) (1996), Leela Gandhi với Postcolonial Theory: A Critical Introduction
(Lý thuyết hậu thuộc địa: Một sự giới thiệu mang tính chất phê bình) (1998), Robert
J. C. Young với Postcolonialism: A very short introduction (Thuyết hậu thuộc địa:
Giới thiệu ngắn gọn) (2001), La Paperson với The Postcolonial Ghetto (Người da
đen hậu thuộc địa) (2010),…
Trước khi thuật ngữ “hậu thuộc địa” ra đời, người ta dùng “Khối thịnh
vượng chung” (Commonwealth) và “Thế giới thứ ba” (Third World) để chỉ chung
cho các nước cựu thuộc địa đương thời. Sau này, nhờ sự củng cố lại của ba tác giả
Bill Ashcroft, Gareth Griffiths và Helen Tiffin (trong cuốn The Empire Writes
Back: Theory and Practice in Post-Colonial Literatures (Đế chế viết lại: Lý thuyết
và thực tiễn trong văn học hậu thuộc địa) (1989), thuật ngữ “hậu thuộc địa” được
sử dụng một cách rộng rãi hơn và dần thay thế cho cả hai thuật ngữ trước đó.
Từ những năm 1980, hậu thuộc địa đã đưa ra một văn bản nhằm thay đổi

những cách hiểu thống trị về mối quan hệ giữa phương Tây (Western) và phi
phương Tây (non – Western). Trước đây, thế giới phương Đông chỉ được nhìn nhận
qua lăng kính chủ quan của phương Tây. Do đó, thế giới phương Đông chỉ là những
hình ảnh bị bóp méo, xuyên tạc, sai sự thật. Khi người phương Tây nhìn vào thế
giới phi phương Tây thì những gì họ thấy thường là một hình ảnh phản chiếu của
bản thân và các giả định của riêng họ hay cái cách mà họ cảm nhận và nhận thức về
mình luôn có một vị trí cao hơn so với những gì có trên thực tế. Chính vì vậy, điều
này được hậu thuộc địa đưa ra xem xét và đánh giá lại. Việc làm ấy mang lại một ý
nghĩa nhất định, đó là sẽ làm đảo ngược trật tự thế giới.
Trong cuốn Postcolonialism: A Very Short Introduction (Thuyết hậu thuộc
địa: Giới thiệu ngắn gọn), Robert J. C. Young đã viết : “Nếu bạn là một người


15

không tự nhận mình là người phương Tây, hoặc không hoàn toàn là người phương
Tây mặc dù bạn sống ở phương Tây, hoặc một người là một phần của nền văn hóa
và là người chưa bị loại khỏi tiếng nói thống trị của mình thì hậu thuộc địa sẽ cung
cấp cho bạn những cách nhìn khác nhau, một thứ ngôn ngữ và một nền chính trị mà
trong đó bạn sẽ có những quyền lợi từ đầu cho đến cuối” [14, tr.2]. Đúng như vậy,
hậu thuộc địa khẳng định quyền của tất cả mọi người sống trên trái đất này. Mặc dù
thế giới ngày ấy và bây giờ luôn tồn tại những bất công và nhiều sự khác biệt giữa
người phương Tây và phi phương Tây.
Sự phân chia giữa phương Tây và những phần không thuộc về phương
Tây đã được thực hiện vào thế kỷ XIX bởi sự mở rộng của các hoàng đế châu Âu.
Và kết quả là 9/10 toàn bộ bề mặt trái đất đã được kiểm soát bởi người châu Âu gốc
và quyền lực [14, tr.2]. Nhờ vào lý thuyết nhân chủng học, thực dân và đế quốc đã
hợp pháp hóa sự cai trị của mình trên các nước thuộc địa. Thực chất, cái lõi của
thuyết này là các khái niệm về chủng tộc. Trong những thuật ngữ đơn giản, mối
quan hệ giữa phương Tây và phi phương Tây gợi cho ta ý nghĩ về chủng tộc da

trắng và phi da trắng. Nền văn hóa của những người da trắng được coi (và vẫn còn)
là nền tảng cho những ý tưởng luật pháp, khoa học, kinh tế, ngôn ngữ, nghệ thuật,
… hợp pháp. Đến nay, thuyết nhân chủng học đóng vai trò ngày càng gia tăng đối
với các dân tộc trên thế giới bị coi là thấp kém, hạ đẳng, không có khả năng tìm
kiếm tiềm năng của chính mình, phần lớn các nước này đang ở trong tình trạng lệ
thuộc và ở một vị thế bất bình đẳng về kinh tế so với các nước châu Âu và Bắc Mỹ.
Hậu thuộc địa liên quan trực tiếp đến những vấn đề đang tồn tại ở các quốc gia
thuộc ba lục địa không phải là phương Tây (châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh).
Hậu thuộc địa là một quan điểm chính trị và triết học tích cực, bởi nó đấu
tranh cho sự khác biệt, và tiếp tục cổ xúy cho những cuộc đấu tranh chống lại thực
dân trong quá khứ. Nó không chỉ khẳng định quyền lợi của người châu Phi, châu Á,
châu Mỹ Latinh mà còn nhấn mạnh sức mạnh của các nền văn hóa, các nền văn hóa
đang can thiệp vào và biến đổi xã hội phương Tây. Nó làm rối loạn trật tự của thế
giới, xóa bỏ quyền lực, từ chối việc thừa nhận tính ưu việt tuyệt đối của văn hóa


16

phương Tây. Mục đích cuối cùng của thuyết hậu thuộc địa là hướng tới quyền bình
đẳng và hạnh phúc cho tất cả mọi người trên trái đất này.
Thuyết hậu thuộc địa ra đời nhằm trả lại những tiếng nói đã bị cách ly, bị loại
trừ khỏi xã hội hoặc những phát ngôn câm lặng bấy lâu nay của các nước thuộc địa
hoặc của tầng lớp dưới. Bên cạnh việc chống lại chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa
trung tâm châu Âu, hậu thuộc địa còn là một sự kiện cụ thể và có tính chất lịch sử
để mô tả một nửa thứ hai của thế kỷ XX nói chung, như là một giai đoạn sau của
thời kỳ hoàng kim của chủ nghĩa thực dân.
Chung quy lại, hậu thuộc địa nghiên cứu về những mối tương tác giữa các
quốc gia châu Âu và xã hội thuộc địa thời hiện đại. Phạm vi nghiên cứu hậu thuộc
địa ngày càng mở rộng. Giờ đây lý thuyết hậu thuộc địa đã trở thành một hệ thống
phổ quát bao gồm các lĩnh vực như: triết học, chính trị, địa lý, xã hội, tôn giáo, văn

hóa, điện ảnh và cả văn học…
Nhưng cũng như hầu hết các lý thuyết đã thành trường phái khác, lý thuyết
hậu thuộc địa cũng chưa thống nhất hoàn toàn về một số mặt.
Trước hết, sự không thống nhất thể hiện ngay trong tên gọi. Cho đến nay,
giới nghiên cứu vẫn chưa thống nhất về cách viết Post – colonialism hay
Postcolonialism. Ở đây nảy sinh hai luồng ý kiến: Thứ nhất, thêm dấu gạch nối vào
giữa tiền tố “hậu” và từ “thuộc địa” (hoặc “thực dân”) nhằm đánh dấu cột mốc
thời gian ở một quốc gia đã thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân; thứ hai,
chủ trương viết liền, để nhấn mạnh tính liên tục của những hậu quả mà chủ nghĩa
thực dân đã gây ra. Bên cạnh đó, trong các bài viết của giới nghiên cứu Việt Nam
hiện nay vẫn tồn tại song song hai cách dịch, thuật ngữ Postcolonialism có thể hiểu
là lý thuyết hậu thực dân hoặc lý thuyết hậu thuộc địa. Cách dịch nào cũng có cái
hay và ý nghĩa riêng. Nếu dịch là lý thuyết hậu thực dân, sẽ nhấn mạnh đến tác nhân
trực tiếp tạo nên bối cảnh văn hóa cựu thuộc địa. Nếu dịch là lý thuyết hậu thuộc
địa, sẽ nhấn mạnh đến những di sản của chủ nghĩa thực dân còn lưu cữu trên các


17

cựu thuộc địa đó. Ở đây, chúng tôi nghiêng về cách dịch lý thuyết hậu thuộc địa
(Postcolonialism) như là di sản, nỗi ám ảnh kéo dài của chủ nghĩa thực dân.
Thứ hai, ta nhận thấy rằng hậu thuộc địa – ngay trong tên gọi đã gợi mở cho
chúng ta về thời – không gian riêng của nó. Về thời gian mà lý thuyết hậu thuộc địa
nghiên cứu cũng gây nhiều tranh cãi. Có người cho rằng hậu thuộc địa là thời gian
sau khi chủ nghĩa thực dân đã không còn, hoặc thời gian sau khi các ngày độc lập
chính trị được xác lập ở các quốc gia thuộc địa. Phần đông quan niệm thời gian của
lý thuyết hậu thuộc địa không chỉ là thời gian sau khi các cường quốc tan rã mà còn
là thời gian trước khi các nước thuộc địa giành lại độc lập. Như trên, người viết đã
chọn cách hiểu thuật ngữ Postconialism như là một di sản, một nỗi ám ảnh kéo dài
liên tục từ thời chủ nghĩa đế quốc bành trướng cho đến tận ngày nay. Do đó, ở đây

người viết nghiêng về cách hiểu của phần đông các nhà nghiên cứu.
Đôi khi sự xem xét về thời gian nhường đường cho những không gian (tức
là quan tâm đến hậu thuộc địa như là một không gian địa lý). Như chúng ta đã biết,
danh sách thuộc địa cũ của các nước châu Âu là một danh sách dài, được chia làm
các nước định cư như Úc, Canada và các nước không định cư như Ấn Độ, Jamaica,
Nigeria, Senegal, Sri Lanka… Trong đó, những nước như Nam Phi và Zimbabwe là
những nước có một phần dân số được di chuyển từ mẫu quốc đến, và vì thế chúng
ta khó mà phân định được những người định cư (settler) và những người không
định cư (non-settler) [14, tr.95]. Dựa vào thực trạng khác nhau của các quốc gia
này, chúng ta nhận thấy rằng thật ra “hậu thuộc địa” là một thuật ngữ khá lỏng lẻo.
Chẳng hạn, Hoa Kỳ, thực chất là một quốc gia hậu thuộc địa, nhưng với vị trí quyền
lực trong chính trị thế giới hiện nay, nó lại không được nhận thức như vậy. Hay
Canada và Úc, đôi khi bỏ qua thuật ngữ “hậu thuộc địa” vì cuộc đấu tranh giành
độc lập của họ tương đối ngắn, xu hướng trung thành với mẫu quốc cũng như sự
vắng mặt của các vấn đề chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Từ đó, dẫn đến sự không thống nhất về việc nghiên cứu không gian tác
động của lý thuyết hậu thuộc địa trong văn học. Một số học giả cho rằng những tác


18

phẩm được viết ra ở các quốc gia thuộc địa và trong thời kỳ thuộc địa mới được
xem là văn học hậu thuộc địa. Một số khác đông hơn quan niệm rằng lý thuyết hậu
thuộc địa bao trùm ở cả nền văn hóa của các nước thuộc địa và cả các cường quốc
đi xâm lược các nước khác từ thời chủ nghĩa thực dân đến tận ngày nay. Ở đây,
chúng tôi đồng ý với quan điểm thứ hai. Bởi vì, thực dân và thuộc địa là hai đối cực
song song không thể tách rời, không thể nghiên cứu mặt này mà bỏ đi mặt kia. Như
vậy, trong phạm vi văn học, đối tượng nghiên cứu của thuyết hậu thuộc địa không
những là các tác giả và tác phẩm ở các quốc gia thuộc địa mà còn ở các nước thực
dân.

Thuyết hậu thuộc địa, trên thực tế, không phải là một lý thuyết theo nghĩa
khoa học, đó là một sự kết hợp được xây dựng trên các nguyên tắc, là kết quả của
việc tập hợp các hiện tượng. Nó bao gồm một tập hợp liên quan đến các quan điểm
mâu thuẫn, chống đối nhau, liên quan đến các vấn đề mà thường là những mối bận
tâm của các ngành và các hoạt động khác, đặc biệt là với vị trí của người phụ nữ,
của sự phát triển, của sinh thái, của công bằng xã hội, của chủ nghĩa xã hội theo
nghĩa rộng của nó. Trên tất cả, hậu thuộc địa tìm cách can thiệp để bắt buộc thay
các kiến thức của nó vào cơ cấu quyền lực của phương Tây cũng như phi phương
Tây.
Một bộ phận của thuyết hậu thuộc địa là nữ quyền hậu thuộc địa
(Postcolonial Feminism), thường được gọi là nữ quyền thế giới thứ ba (Third World
feminism), là một hình thức của triết học nữ quyền với những vấn đề trung tâm
xoay quanh chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa thực dân, và những ảnh hưởng
lâu dài (kinh tế, chính trị, và văn hóa) của chủ nghĩa thực dân trong bối cảnh hậu
thuộc địa [14, tr.109].
Như là một quan điểm chính trị và thực tiễn, nữ quyền không phải là một hệ
thống duy nhất của tư tưởng (thường lấy cảm hứng từ một người sáng lập duy nhất,
như là trường hợp của chủ nghĩa Mác và phân tâm học), mà nó là sản phẩm của tập
thể, được phát triển bởi những nhà nữ quyền khác nhau theo nhiều hướng khác


19

nhau. Một số nhà nữ quyền hậu thuộc địa nổi tiếng có thể kể đến như: Gayatri
Spivak, Trịnh Thị Minh Hà, Kumkum Sangari, Chandra Talpade Mohanty, Anne
McClintock, Kwok Pui-lan,…
Giữa bộ phận (nữ quyền hậu thuộc địa) và tổng thể (thuyết hậu thuộc địa)
luôn có mối quan hệ khắng khít với nhau.
Điều dễ nhận thấy nhất là diễn ngôn của các nhà nữ quyền hậu thuộc địa có
những mối tương quan với diễn ngôn của các lý thuyết gia hậu thuộc địa. Trước hết,

cả hai diễn ngôn đều liên quan đến các cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức, bất
công. Hơn thế nữa, cả hai chủ trương bác bỏ hệ thống phân chia cấp bậc và chế độ
phụ hệ đã được thiết lập bởi những kẻ cầm quyền da trắng trước đó, đồng thời kiên
quyết phủ nhận những giả thiết về uy quyền tối cao của đàn ông. Ngoài ra, tôn chỉ
hoạt động của cả hai đều giống nhau: chống lại chủ nghĩa thực dân, trong đó thuyết
hậu thuộc địa chống lại chủ nghĩa thực dân về phương diện chính trị và kinh tế, còn
nữ quyền hậu thuộc địa bác bỏ chủ nghĩa thực dân về đặc trưng giới tính.
Đối tượng của thuyết hậu thuộc địa là chủ thể thuộc địa, đối tượng của nữ
quyền hậu thuộc địa là phụ nữ. Hai đối tượng này tưởng chừng như khác biệt nhưng
thực ra chúng lại có sợi dây liên kết với nhau. Cả phụ nữ và người dân thuộc địa
đều là những nhóm thứ yếu, những người bị định nghĩa một cách không công bằng
bởi thiên kiến chủ quan và áp đặt của đàn ông và những kẻ thống trị. Bản sắc của họ
một thời đã bị phủ nhận và giá trị của họ không được thừa nhận. Cả hai đều bị đóng
khung trong vị trí của cái khác, kẻ ngoại cuộc, kẻ chịu thiệt thòi. Họ luôn bị áp bức,
bóc lột và vị thế của họ suy cho cùng chỉ là tầng lớp dưới trong xã hội. Chủ nghĩa
thực dân cũng giống như chế độ phụ hệ là một ý thức hệ của phần đông những kẻ đi
chinh phục và thống trị kẻ khác, theo đó, số phận của những người phụ nữ bị áp bức
cũng giống như những chủ thể thuộc địa vậy. Do đó, diễn ngôn của những nhà nữ
quyền và các lý thuyết gia hậu thuộc địa đều nhằm hướng đến việc phục hồi những
thiệt thòi, những mất mát đau thương mà phụ nữ và những chủ thể thuộc địa đã trải
qua.


×