Tải bản đầy đủ (.pdf) (320 trang)

Nghiên cứu chọn, tạo giống mới chịu hạn cho miền trung, đông nam bộ và tây nguyên các sản phẩm của đề tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.71 MB, 320 trang )

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN MÍA ĐƯỜNG

CÁC SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CHỌN, TẠO GIỐNG MỚI CHỊU HẠN
CHO MIỀN TRUNG, ĐÔNG NAM BỘ VÀ TÂY NGUYÊN
CNĐT: NGUYỄN ĐỨC QUANG

9051-1
HÀ NỘI – 2011


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC
NGHIÊN CỨU CHỌN, TẠO GIỐNG MÍA CHỊU HẠN CHO
MIỀN TRUNG, ĐÔNG NAM BỘ VÀ TÂY NGUYÊN
MÃ SỐ ĐỀ TÀI: ĐTĐL.2008G/18

BÁO CÁO CÁC SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI

CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI:
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN MÍA ĐƯỜNG
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. NGUYỄN ĐỨC QUANG

HÀ NỘI - 2011


VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN MÍA ĐƯỜNG



BÁO CÁO
KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM GIỐNG MÍA K88-200
TẠI VÙNG NAM TRUNG BỘ

Bình Dương - 2011


VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN MÍA ĐƯỜNG

BÁO CÁO
KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM GIỐNG MÍA K88-200
TẠI VÙNG NAM TRUNG BỘ
Nguyễn Đức Quang
Nguyễn Thị Rạng
Vũ Văn Kiều

Bình Dương - 2011
ii


MỤC LỤC
Trang
1. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................3
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................3
2.1 Vật liệu nghiên cứu................................................................................................3
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ... ……………………………………………3
2.3 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................5
2.4 Đất đai và khí hậu vùng nghiên cứu .....................................................................4

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................................6
3.1 Khảo nghiệm cơ bản 1 tại Sơn Hoà .......................................................................6
3.2 Khảo nghiệm cơ bản 2 tại Tây Hoà .....................................................................10
3.3 Khảo nghiệm sản xuất tại Tây Hoà, Phú Yên......................................................14
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................................18
4.1 Kết luận................................................................................................................18
4.2 Đề nghị.................................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................19
PHỤ LỤC.......................................................................................................................20
Phụ lục 1: Nguồn gốc, đặc điểm của giống K88-200 ...............................................20
Phụ lục 2: Hình ảnh giống K88-200 ..........................................................................19
Phụ lục 3: Quy trình canh tác giống K88-200 tại Nam Trung bộ ............................20
Phụ lục 4: Điều kiện tự nhiên và khí hậu thời tiết ....................................................23

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Tỷ lệ mọc mầm, tái sinh và sức đẻ nhánh của KNCB tại Sơn Hòa, Phú Yên
(vụ tơ: 11/6/2008-13/5/2009; vụ gốc I: 13/5/2009-18/01/2010) ........................6
Bảng 2. Diễn biến mật độ cây qua các giai đoạn sinh trưởng của KNCB tại Sơn Hòa,
Phú Yên (vụ tơ: 11/6/2008-13/5/2009; vụ gốc I: 13/5/2009-18/01/2010) (ngàn
cây/ha)..............................................................................................................7
Bảng 3. Chiều cao cây và tốc độ vươn cao trung bình của KNCB tại Sơn Hòa, Phú
Yên (vụ tơ: 11/6/2008-13/5/2009; vụ gốc I: 13/5/2009-18/01/2010).................7
Bảng 4. Tỷ lệ cây chết do sâu hại ở các giai đoạn sinh trưởng của KNCB tại Sơn Hòa,
Phú Yên (vụ tơ: 11/6/2008-13/5/2009; vụ gốc I: 13/5/2009-18/01/2010) (%) ...8
Bảng 5. Các yếu tố cấu thành năng suất vụ mía tơ (11 tháng tuổi) của KNCB tại Sơn
Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 11/6/2008-13/5/2009; vụ gốc I: 13/5/2009-18/01/2010)..8
Bảng 6. Các yếu tố cấu thành năng suất vụ gốc I (8 tháng tuổi) của KNCB tại Sơn

Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 11/6/2008-13/5/2009; vụ gốc I: 13/5/2009-18/01/2010)..9
Bảng 7. Năng suất và chất lượng mía vụ tơ (11 tháng tuổi) của KNCB tại Sơn Hòa,
Phú Yên (vụ tơ: 11/6/2008-13/5/2009; vụ gốc I: 13/5/2009-18/01/2010)..........9
Bảng 8. Năng suất và chất lượng mía vụ gốc I (8 tháng tuổi) của KNCB tại Sơn Hòa,
Phú Yên (vụ tơ: 11/6/2008-13/5/2009; vụ gốc I: 13/5/2009-18/01/2010)..........9
Bảng 9. Năng suất thực thu và năng suất qui 10 CCS trung bình 2 vụ của KNCB tại
Sơn Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 11/6/2008-13/5/2009; vụ gốc I: 13/5/200918/01/2010) ....................................................................................................10
Bảng 10. Tỷ lệ mọc mầm, tái sinh và sức đẻ nhánh của KNCB tại Tây Hòa, Phú Yên
(vụ tơ: 14/6/2008-29/5/2009; vụ gốc I: 29/5/2009-14/3/2010) ........................10
Bảng 11. Mật độ cây qua các giai đoạn sinh trưởng của KNCB tại Tây Hòa, Phú Yên
(vụ tơ: 14/6/2008-29/5/2009; vụ gốc I: 29/5/2009-14/3/2010) (ngàn cây/ha) ..11
Bảng 12. Chiều cao cây và tốc độ vươn cao trung bình của KNCB tại Tây Hòa, Phú
Yên (vụ tơ: 14/6/2008-29/5/2009; vụ gốc I: 29/5/2009-14/3/2010).................11
Bảng 13. Tỷ lệ cây chết do sâu hại ở các giai đoạn sinh trưởng của KNCB tại Tây
Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 14/6/2008-29/5/2009; vụ gốc I: 29/5/2009-14/3/2010)
(%) .................................................................................................................12
Bảng 14. Các yếu tố cấu thành năng suất ở vụ tơ (11 tháng tuổi) của KNCB tại Tây
Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 14/6/2008-29/5/2009; vụ gốc I: 29/5/2009-14/3/2010) .12
Bảng 15. Các yếu tố cấu thành năng suất của mía vụ gốc I (10 tháng tuổi) của KNCB
tại Tây Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 14/6/2008-29/5/2009; vụ gốc I: 29/5/200914/3/2010) ......................................................................................................12
Bảng 16. Năng suất và chất lượng mía ở vụ tơ (11 tháng tuổi) của KNCB tại Tây Hòa,
Phú Yên (vụ tơ: 14/6/2008-29/5/2009; vụ gốc I: 29/5/2009-14/3/2010)..........13

iv


Bảng 17. Năng suất và chất lượng mía vụ gốc I (10 tháng tuổi) của KNCB tại Tây
Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 14/6/2008-29/5/2009; vụ gốc I: 29/5/2009-14/3/2010) .13
Bảng 18. Năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS trung bình 2 vụ của KNCB tại
Tây Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 14/6/2008-29/5/2009; vụ gốc I: 29/5/200914/3/2010) ......................................................................................................14

Bảng 19. Tỷ lệ mọc mầm, sức tái sinh và sức đẻ nhánh của KNXS tại Tây Hòa, Phú
Yên (vụ tơ: 03/6/2009-06/5/2010; vụ gốc I: 06/5/2010-18/2/2011).................14
Bảng 20. Mật độ cây (ngàn cây/ha) qua các giai đoạn sinh trưởng của KNXS tại Tây
Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 03/6/2009-06/5/2010; vụ gốc I: 06/5/2010-18/2/2011) .15
Bảng 21. Chiều cao cây và tốc độ vươn cao trung bình của KNXS tại Tây Hòa, Phú
Yên (vụ tơ: 03/6/2009-06/5/2010; vụ gốc I: 06/5/2010-18/2/2011).................15
Bảng 22. Tỷ lệ cây bị chết do sâu hại của KNXS tại Tây Hòa, Phú Yên (vụ tơ:
03/6/2009-06/5/2010; vụ gốc I: 06/5/2010-18/2/2011) (%).............................15
Bảng 23. Các yếu tố cấu thành năng suất mía vụ tơ (11 tháng tuổi) của KNXS tại Tây
Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 03/6/2009-06/5/2010; vụ gốc I: 06/5/2010-18/2/2011) .16
Bảng 24. Các yếu tố cấu thành năng suất mía vụ gốc I (10 tháng tuổi) của KNXS tại
Tây Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 03/6/2009-06/5/2010; vụ gốc I: 06/5/201018/2/2011) ......................................................................................................16
Bảng 25. Năng suất và chất lượng của mía vụ tơ (11 tháng tuổi) của KNXS tại Tây
Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 03/6/2009-06/5/2010; vụ gốc I: 06/5/2010-18/2/2011) .17
Bảng 26. Năng suất và chất lượng của mía vụ gốc I (10 tháng tuổi) của KNXS tại Tây
Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 03/6/2009-06/5/2010; vụ gốc I: 06/5/2010-18/2/2011) .17
Bảng 27. Năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS trung bình 2 vụ của KNXS tại
Tây Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 03/6/2009-06/5/2010; vụ gốc I: 06/5/201018/2/2011) ......................................................................................................17
Bảng 28. Khả năng phát triển của giống K88-200 tại Phú Yên .......................................18

v


DANH MỤC CÁC KÝ KIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Câu, chữ
Chiều cao
Chiều cao nguyên liệu
Công thức

Đẻ nhánh
Đường kính thân
Granule (hạt)
Giá trị sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất 95%
Hàm lượng đường thương phẩm (Commercial Cane Sugar)
Hạt
Integrated Pest Management
Khối lượng
Lít
Mật độ
Mật độ hữu hiệu
Mọc mầm
Năng suất
Nhiệt độ (oC)
Nhũ dầu
Nguyên liệu
Republic of China
Sai số thí nghiệm
Số lượng mẫu
Solution (dung dịch)
Suspensive Concentrate (huyền phù)
Soluble Powder (bột hòa tan)
Trung bình
Tái sinh
Việt Nam
Vươn cao
Wettable Powder (bột thấm nước)

1


Viết tắt
CC
CCNL
CT
ĐN
ĐK
G
LSD0,05
CCS%
H
IPM
KL
L

MĐHH
MM
NS
to
ND
NL
ROC
CV%
n
SL
SC
SP
TB
TS
VN
VC

WP


BÁO CÁO

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM GIỐNG MÍA K88-200
TẠI NAM TRUNG BỘ
TÓM TẮT
Nghiên cứu tuyển chọn giống mía mới có năng suất, chất lượng cao cho vùng
Phú Yên được thực hiện từ tháng 6/2008 đến tháng 2/2011, trên cơ sở của 2 khảo
nghiệm cơ bản và 1 khảo nghiệm sản xuất. Khảo nghiệm cơ bản 1 gồm 4 giống mía
mới là VĐ54-412, Uthong3, KK2, K88-200 và R579 làm đối chứng. Khảo nghiệm cơ
bản 2 gồm 5 giống mía mới là K88-200, QĐ21, KK2, QĐ24, K88-65 và K84-200 làm
đối chứng. Từ kết quả khảo nghiệm cơ bản rút ra được 3 giống mía có khả năng kháng
sâu bệnh hại, có năng suất, hàm lượng đường khá cao, tỏ ra có nhiều triển vọng và
thích hợp với vùng mía Phú Yên gồm K88-200, KK2, Uthong3 để bố trí khảo nghiệm
sản xuất với đối chứng là giống R579. Khảo nghiệm cơ bản được bố trí theo kiểu
RCBD, 3 lần lặp lại. Khảo nghiệm sản xuất được bố trí dạng thực nghiệm, không lặp
lại. Từ kết quả nghiên cứu của khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất ở vụ mía
tơ và mía gốc I cho thấy giống mía K88-200 có năng suất cao (đạt trên 102 tấn/ha/vụ
tại Sơn Hoà và trên 80 tấn/ha/vụ tại Tây Hoà; khảo nghiệm sản xuất bình quân đạt đạt
trên 70 tấn/ha/vụ); chất lượng tốt (khảo nghiệm cơ bản CCS >10% tại Sơn Hoà và tại
Tây Hoà CCS > 12%; khảo nghiệm sản xuất CCS > 12%); Năng suất bình quân ở vụ tơ
và gốc I quy 10 CCS đạt trên 92 tấn/ha/vụ. Giống K88-200 sinh trưởng, phát triển tốt,
ít bị sâu bệnh hại, có khả năng đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và thị hiếu của
người sản xuất tại vùng mía Phú Yên.
ABSTRACT
Good variety is an important factor to develop sugarcane industry. The field
experiments were conducted in Phu Yen province, from 6/2008 to 2/2011. Five
varieties VĐ54-412, Uthong3, KK2, K88-200 and R579 (control) were carried out in

Son Hoa-Phu Yen base on the first basic experiment and six varieties K88-200, QĐ21,
KK2, QĐ24, K88-65 and K84-200 were carried out in Tay Hoa - Phu Yen base on the
second basic experiment. The base experiments were conducted with RCBD and three
replications. The large-scale experiment has been carried out by four varieties K88200, KK2, Uthong3 and R579. The results showed that, in Son Hoa, the K88-200
variety indicated high productivity and high quality. The average productivity of new
planting and first ratoon crop was 102 tons per ha with 11% CCS content, the
productivity converted to 10 % CCS content was 106 tons per ha and that was 14,33%
higher the control variety (R579). Whereas in Tay Hoa, the average productivity of
new planting and first ratoon was more than 80 tons per ha with 13% CCS content, the
productivity converted to 10% CCS content was 103 tons per ha and that was 35,14%
higher than the control variety (K84-200). The large-scale experiment indicated that
the average productivity was more than 70 tons per ha with more than 13% CCS in
content, the productivity converted to 10% CCS content was 92 tons per ha and that
was 34,02% higher than the control variety. K88-200 variety was good characters as
follows late repine, good growth and ratoon, non-susceptible to pest and disease, good
cane yield and quality. It is suitable for development in the Phu Yen region.

2


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất mía đường nói riêng, giống
là giải pháp kỹ thuật hàng đầu để thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, một giống tốt còn có khả năng khắc phục được nhược điểm của sản xuất, chế
biến và điều kiện bất lợi của vùng. Trong thực tế để tuyển chọn được một giống mía
hoàn hảo đáp ứng được tất cả các mục tiêu của sản xuất là việc làm vô cùng khó khăn.
Trong 10 năm trở lại đây Nhà nước đã quan tâm và đầu tư đến công tác giống mía và
đã đạt được một số kết quả nhất định. Bằng con đường khác nhau (chọn tạo và nhập
nội), đến nay ta đã có bộ giống mía có triển vọng khá phong phú có thể trồng được ở
nhiều vùng miền khác nhau. Một số giống được lai tạo trong nước như: VN85-1859,

VN84-4137, VN85-1427, VN84-422… Một số giống được nhập nhập từ Thái Lan,
Trung Quốc như: K88-65, K95-156, KK2, Suphanburi7, QĐ21, QD93-159, Viên Lâm
6…..Nhưng hiện nay, trên cả nước giống mía cũ trong sản xuất chiếm tỷ lệ phổ biến
(khoảng 60%) đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất
lượng mía.
Theo định hướng phát triển mía đường, vùng Duyên hải miền Trung và Tây
Nguyên là một trong 4 vùng mía trọng điểm của cả nước (Bắc Trung bộ, Duyên hải
miền Trung và Tây Nguyên, Tây Nam bộ và Đông Nam bộ). Khí hậu các tỉnh Duyên
Hải miền Trung nóng quanh năm và có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khô hạn, mưa,
bão và lụt lội xảy ra thường xuyên. Theo báo cáo của Cục Trồng trọt tại Hội nghị tổng
kết mía đường tại Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2008, vụ mía 2007/2008 tổng diện tích
mía nguyên liệu của miền Trung và Tây Nguyên là 79.800ha, năng suất bình quân cả
vùng 46,2 tấn/ha, trong đó Duyên hải miền Trung chỉ đạt 40-45 tấn/ha.
Phú Yên là tỉnh có diện tích mía lớn nhất của khu vực Duyên hải Nam Trung
bộ, có 2 nhà máy đường hoạt động, với tổng công suất thiết kế là 6.400 tấn mía/ngày.
Diện tích mía hàng năm của Phú Yên từ 18-20 ngàn ha, năng suất mía bình quân
khoảng 45-50 tấn/ha, CCS > 10%, dự kiến sản lượng mía cần thiết để chế biến trong vụ
khoảng 1,0 triệu tấn mía cây (ép trong 150 ngày). Hầu hết diện tích đất trồng mía của
Phú Yên là các giống mía cũ như R579, R570, K84-200, F156, F146 chiếm tỷ lệ rất
lớn, khoảng 75 – 80%. Vụ mía 2007/2008, diện tích mía tỉnh Phú Yên trên 18,1 ngàn
ha, trong đó giống R579 chiếm khoảng 40%, K84-200 gần 30%, hiện tại các giống mía
này đã có những biểu hiện thoái hóa: dễ bị nhiễm sâu bệnh hại, sinh trưởng phát triển
kém, kết quả là năng suất và chất lượng đều giảm. Các giống mía mới có năng suất và
chất lượng cao chiếm tỷ lệ rất thấp. Vì vậy, nghiên cứu tuyển chọn giống mía có khả
năng chịu hạn khá, năng suất cao, hàm lượng đường trên 12% cho vùng Nam Trung bộ
là việc làm cấp thiết.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu nghiên cứu
2.1.1 Giống mía
- Các giống tham gia khảo nghiệm:


3


+ Giống K88-200 bố mẹ (ROC1 x CP63-588), nguồn gốc từ Thái Lan, nhập vào
Việt Nam năm 2005, năng suất đạt 70-100 tấn/ha, chữ đường 10-13,6%, chịu chịu hạn
tốt, kháng sâu bệnh hại, chin sớm
+ Giống U Thong 3 bố mẹ (Uthong 1 x Uthong 2) nguồn gốc từ Thái Lan, nhập
vào Việt Nam năm 2005 có năng suất đạt >55 tấn/ha, chữ đường đạt 9-12 %, chịu hạn
tốt, kháng sâu bệnh hại, trung bình- muộn.
+ Giống KK2 bố mẹ (85-2-352 x K84-200) nguồn gốc từ Thái Lan, nhập nội
vào Việt Nam năm 2005 có năng suất đạt 70-110 tấn/ha, chữ đường 10,5-14%, chịu
hạn tốt, chống chịu sâu bệnh trung bình, chín sớm.
+ Giống K88-65 bố mẹ (Co775 x PL310), nguồn gốc từ Thái Lan, nhập nội vào
Việt nam năm 2005, năng suất đạt >80, chữ đường 12-13%, chịu hạn tốt, kháng sâu
bệnh hại và chín muộn.
+ Giống QĐ21 bố mẹ (Mía trương 76-65 x Mía nhại 71-374) nguồn gốc từ
Trung Quốc, nhập nội vào Việt Nam năm 2005, năng suất đạt >85 tấn/ha, chữ đường
11-13%, chịu hạn trung bình, hơi nhiễm bệnh than và chín sớm trung bình
+ Giống QĐ24 bố mẹ (Quế đường 75-1 x Nhai Thành 84-153) nguồn gốc từ
Trung Quốc, nhập nội vào Việt nam năm 2005, năng suất đạt 80 tấn/ha, chữ đường 1113%, chịu hạn tốt, nhiễm bệnh than và chín sớm.
+ Giống VĐ54-412 bố mẹ (F108 x F134), nguồn gốc từ Trung Quốc, nhập nội
vào Việt Nam năm 2000, năng suất >75 tấn/ha, chữ đường 10-12%, chịu hạn tốt, kháng
sâu bệnh hại, chín trung bình
- Giống đối chứng
+ Giống K84-200 bố mẹ (ROC1 x CP63-588) nguồn gốc từ Thái Lan, nhập vào
Việt Nam năm 1993, năng suất đạt >65 tấn/ha, chữ đường 11-12%, chịu hạn tốt, kháng
sâu bệnh hại và chín trung bình. Hiện giống K84-200 được trồng phổ biến ở Phú Yên,
chiếm gần 30% diện tích mía của tỉnh.
+ Giống R579 bố mẹ (PR1028 x N8) có nguốn gốc từ Pháp, nhập nội vào Việt

Nam năm 1993 có năng suất 55-90 tấn/ha, chữ đường đạt 10-12%, chịu hạn tốt, kháng
sâu bệnh hại trung bình và chín muộn. Hiện giống K84-200 được trồng phổ biến ở Phú
Yên, chiếm gần 40% diện tích mía của tỉnh.
2.1.2 Vật tư
- Phân bón: Vụ mía tơ: 1 tấn vôi, 2 tấn phân hữu cơ vi sinh, phân đạm (urea)
500 kg, lân supe 800 kg, Kali clorua 400 kg. Vụ gốc I: phân đạm (urea) 500 kg, lân
supe 600 kg, Kali clorua 400 kg
- Thuốc hóa học: Thuốc trừ sâu Basudin 10 H 20 kg
2.2 Thời gian và địa điểm
2.2.1 Khảo nghiệm cơ bản (KNCB)
- Khảo nghiệm cơ bản 1 (chu kỳ 2 vụ): Trồng vụ Hè thu 2008 (vụ tơ 11/6/200813/5/2009, mía 11 tháng tuổi; vụ gốc I 13/5/2009-18/01/2010, 8 tháng tuổi), tại xã
4


Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, Phú Yên; gồm các giống VĐ54-412, Uthong 3, KK2, K88200 và R579 làm đối chứng.
- Khảo nghiệm cơ bản 2 (chu kỳ 2 vụ): Trồng vụ Hè Thu 2008 (vụ tơ 14/6/200829/5/2009, mía 11 tháng tuổi; vụ gốc I 29/5/2009-14/3/2010, mía 10 tháng tuổi), tại xã
Hòa Phú, huyện Tây Hòa, Phú Yên; gồm các giống K88-200, QĐ21, KK2, QĐ24,
K88-65 và K84-200 làm đối chứng.
2.2.2 Khảo nghiệm sản xuất (KNSX)
Khảo nghiệm sản xuất (chu kỳ 2 vụ): Trồng vụ Hè thu 2009 (vụ tơ 03/6/200906/5/2010, mía 11 tháng tuổi; vụ gốc I 06/5/2010-18/2/2011, mía 10 tháng tuổi), tại xã
Hòa Phú, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên; gồm các giống K88-200, KK2, Uthong 3 và
R579 làm đối chứng.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
- Sơ đồ tuyển chọn: Kiểm dịch thực vật trong nhà lưới (3 – 6 tháng), Sơ tuyển
kết hợp nhân (1 năm), Khảo nghiệm giống (3 năm)
- Phương pháp tuyển chọn:
+ Kiểm dịch thực vật: Bệnh than, trắng lá, xoắn cổ lá
+ Sơ tuyển: Khả năng chống chịu sâu bệnh, trổ cờ, các yếu tố cấu thành
năng suất và chất lượng
+ Khảo nghiệm giống: Theo Quy phạm khảo nghiệm giống mía 10 TCN

298-97 – Quyết định số 53 NN-KHCN/QĐ ngày 17/01/1997 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, KNCB với diện tích ô 48 – 50 m2, diện tích theo dõi các chỉ tiêu
sinh trưởng 28,8 – 30 m2, KNSX với diện tích theo dõi 20 – 50 m2/điểm, 5 điểm.
- Bố trí thí nghiệm
+ Khảo nghiệm cơ bản giống mía được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu
nhiên (RCBD), 3 lần nhắc, diện tích khảo nghiệm 0,25 ha.
+ Khảo nghiệm sản xuất giống mía được bố trí theo kiểu thực nghiệm
không lặp lại, diện tích mỗi điểm theo dõi là 50m2. Tổng diện tích khảo nghiệm: 1,5 ha.
- Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá bao gồm tỷ lệ mọc mầm, sức tái sinh, sức đẻ
nhánh, mật độ cây, chiều cao cây, tốc độ vươn cao, tỷ lệ cây trổ cờ, thời điểm trổ cờ,
khả năng chống chịu, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng mía
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel và Statgraphics.
- Kỹ thuật canh tác
+ Làm đất: Đất được cày 3 lần, bừa 3 lần vuông góc và xen kẽ nhau, sau
rạch hàng trồng mía.
+ Mật độ trồng: 4 hom 3 mắt mầm/m dài, khoảng cách hàng 1,0 m,
40.000 hom/ha.
+ Bón phân và chăm sóc: Lượng phân bón cho khảo nghiệm (được tính dựa trên
định mức cho 1 ha) vụ mía tơ bao gồm vôi bón 1 tấn/ha, phân hữu cơ vi sinh 2 tấn,
phân Urea 500 kg, phân lân (loại Super lân) 800 kg, phân Kali Clorua 400 kg.
5


Vụ mía tơ bón phân 3 lần, lần 1 bón lót toàn bộ vôi, phân vi sinh và lân, 1/3
phân đạm, ½ phân kali. Lần 2 bón thúc 1/3 lượng đạm khi mía bắt đầu có lóng (sau
trồng 40-50 ngày). Lần 3 bón lượng phân còn lại khi mía bắt đầu vươn lóng (sau lần 1
từ 35-40 ngày).
Vụ gốc không bón vôi và phân vi sinh, lượng phân còn lại là phân Urea 500 kg,
phân lân (loại Super lân) 600 kg, phân Kali Clorua 400 kg và được bón làm 2 lần, lần 1
bón toàn bộ phân lân, ½ phân đạm và ½ phân kali khi mía bắt đầu có lóng. Lần 2 bón

toàn bộ lượng phân còn lại khi mía bắt đầu vươn lóng (sau lần 1 từ 35-40 ngày).
+ Thu hoạch: Tiến hành thu hoạch mía khi đạt độ chín công nghiệp bằng dao
chuyên dùng.
2.4 Đất đai và khí hậu vùng nghiên cứu
- Đất đai: Các thí nghiệm được đạt trên đất xám triền cao tỉnh Phú Yên
- Khí hậu thời tiết: Phú Yên có khí hậu nóng ẩm - nhiệt đới, gió mùa, chịu ảnh
hưởng của khí hậu đại dương, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa
bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8. Lượng
mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500-1.700 mm/năm; Tổng số giờ nắng trung bình
từ 2.300-2.500 giờ/năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,50C, nhiệt độ cao nhất là
30,30C, thấp nhất là 23,80C; độ ẩm trung bình khoảng 78%.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Khảo nghiệm cơ bản 1 tại Sơn Hoà
3.1.1 Khả năng mọc mầm, sức tái sinh và đẻ nhánh
Tỷ lệ mọc mầm của các giống mía ở mức trung bình, giống K88-200 có tỷ lệ
mọc mầm tương đương giống đối chứng. Khả năng tái sinh của K88-200 ở mức khá và
cao hơn đối chứng, nhưng không đáng kể. Sức đẻ nhánh của K88-200 tương đương
giống đối chứng ở cả 2 vụ, mía tơ và mía gốc I.
Bảng 1. Tỷ lệ mọc mầm, tái sinh và sức đẻ nhánh của KNCB tại Sơn Hòa, Phú Yên
(vụ tơ: 11/6/2008-13/5/2009; vụ gốc I: 13/5/2009-18/01/2010)
Công thức
VĐ54-412
Uthong 3
KK2
K88-200
R579 (đ/c)
CV%
LSD0.05

Mía tơ

Tỷ lệ mọc
Sức đẻ nhánh
mầm
(nhánh/cây
(%)
mẹ)
44,57
0,61
41,86
0,87
44,96
0,55
43,02
0,66
42,44
0,63
10,37
26,38
ns
ns
6

Mía gốc I
Sức đẻ nhánh
Sức tái sinh
(nhánh/cây
(mầm/gốc)
mẹ)
1,02
0,98 a

1,05
0,67 c
1,10
0,89 ab
1,17
0,77 bc
1,07
0,93 ab
12,19
14,08
ns
0,18


3.1.2 Diễn biến mật độ cây qua một số thời điểm sinh trưởng
Vụ mía tơ, mật độ cây của giống K88-200 đều tương đương giống đối chứng
R579 ở tất cả các kỳ theo dõi. Vụ mía gốc I, khi kết thúc tái sinh mật độ cây của giống
K88-200 cao hơn so với đối chứng. Kết thúc đẻ nhánh, mật độ cây của K88-200 cao
hơn so với đối chứng nhưng không có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.
Bảng 2. Diễn biến mật độ cây qua các giai đoạn sinh trưởng của KNCB tại Sơn Hòa,
Phú Yên (vụ tơ: 11/6/2008-13/5/2009; vụ gốc I: 13/5/2009-18/01/2010) (ngàn cây/ha)
Mía tơ
Mía gốc I
Công thức Kết thúc
Kết thúc
5 tháng
Kết thúc Kết thúc 5 tháng
mọc mầm đẻ nhánh
tuổi
tái sinh

đẻ nhánh
tuổi
VĐ54-412
66,86
108,14
98,84
85,17 ab 168,90 a
130,23
Uthong 3
62,79
115,99
108,43
83,72 ab 139,53 b 107,27
KK2
67,44
102,91
97,67
90,41 a
170,06 a
140,41
K88-200
64,53
106,40
98,84
91,86 a
164,24 a
138,08
R579 (đ/c)

63,66


102,62

CV (%)
LSD0,05

10,37
ns

6,36
ns

99,71

78,78 b

152,03 ab

7,06
9,35

7,37
18,04

125,29

3.1.3 Chiều cao cây và tốc độ vươn cao trung bình
Vụ mía tơ, thời kỳ 5 tháng tuổi, chiều cao cây của giống K88-200 chênh lệch
không đáng kể so với đối chứng. Trước khi thu hoạch, giống K88-200 có chiều cao cây
cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Vụ gốc I, các kỳ theo dõi, giống K88-200 có

chiều cao cây tương đương giống đối chứng. Tốc độ vươn cao trung bình của giống
K88-200 cao hơn so với đối chứng ở cả vụ mía tơ và mía gốc I.
Bảng 3. Chiều cao cây và tốc độ vươn cao trung bình của KNCB tại Sơn Hòa, Phú Yên

(vụ tơ: 11/6/2008-13/5/2009; vụ gốc I: 13/5/2009-18/01/2010)
Mía tơ
Mía gốc I
Tốc độ
Chiều cao cây (cm)
Chiều cao cây (cm)
Tốc độ
Công thức
vươn cao
vươn cao
5 tháng Trước thu
5 tháng Trước thu
trung bình
trung bình
tuổi
hoạch
tuổi
hoạch
(cm/tháng)
(cm/tháng)
VĐ54-412 173,85 279,55 bc
17,62
138,6 a 223,6 b
28,3
Uthong 3
153,85 275,50 c

20,28
101,7 b 188,2 c
28,8
KK2
184,43 293,45 ab
18,17
137,6 a 250,3 ab
37,6
K88-200
168,63 307,25 a
23,10
134,8 a 254,2 a
39,8
17,58
140,6 a 230,6 ab
30,0
R579 (đ/c) 178,40 283,85 bc
CV (%)
9,98
3,78
5,48
8,61
LSD0,05
ns
16,75
11,03
30,44
7



3.1.4 Khả năng chống chịu sâu bệnh hại
Vụ mía tơ, tỷ lệ cây bị sâu hại của giống K88-200 tương đương các giống khảo
nghiệm và thấp hơn giống đối chứng, ở mức thấp dưới 5%. Vụ mía gốc I, các thời kỳ
theo dõi tỷ lệ cây bị sâu hại tăng cao hơn vụ gốc I, trong đó giống K88-200 và KK2
đều có tỷ lệ cây bị sâu hại thấp hơn giống đối chứng R579.
Bảng 4. Tỷ lệ cây chết do sâu hại ở các giai đoạn sinh trưởng của KNCB tại Sơn Hòa,

Phú Yên (vụ tơ: 11/6/2008-13/5/2009; vụ gốc I: 13/5/2009-18/01/2010) (%)
Mía tơ
Mía gốc I
Công thức
5 tháng Trước thu
Đẻ
5 tháng
Trước thu
Đẻ nhánh
tuổi
hoạch
nhánh
tuổi
hoạch
VĐ54-412
2,32
4,07
4,45
5,05
12,25
7,30
Uthong 3
2,48

4,01
3,10
4,62
8,67
4,53
KK2
2,25
2,68
3,69
3,12
6,65
5,03
K88-200
2,72
3,87
3,17
3,68
7,62
4,41
2,55
4,38
5,49
5,57
14,42
6,50
R579 (đ/c)
3.1.5 Khả năng trổ cờ và chống đổ ngã
Trong cả vụ mía tơ và vụ mía gốc I các giống mía trong khảo nghiệm đều không
trổ cờ. Vụ mía tơ các giống khảo nghiệm đều bị đổ ngã nhẹ trong đó giống K88-200 bị
đổ ngã ở mức nhẹ (30-35%), trong khi giống đối chứng R579 đổ ngã ở mức độ trung

bình. Vụ mía gốc I, do ảnh hưởng của bão số 9 nên các giống mía khảo nghiệm đều bị
đổ ngã ở mức độ nặng.
3.1.6 Các yếu tố cấu thành năng suất
Giống K88-200 có chiều cao nguyên liệu, mật độ cây hữu hiệu cao hơn đối
chứng nhưng không đáng kể. Do có chiều cao cây cao hơn và có đường kính thân lớn
hơn nên giống K88-200 khối lượng cao nhất, cao hơn các giống khảo nghiệm và giống
đối chứng R579.
Bảng 5. Các yếu tố cấu thành năng suất vụ mía tơ (11 tháng tuổi) của KNCB tại Sơn

Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 11/6/2008-13/5/2009; vụ gốc I: 13/5/2009-18/01/2010)
Mật độ cây
Chiều cao cây
Đường
Khối
Công thức
hữu hiệu
nguyên liệu
kính thân
lượng cây
(1000 cây/ha)
(cm)
(cm)
(kg)
VĐ54-412
78,49
248,53
2,41 c
1,37 c
Uthong 3
83,72

242,45
2,60 b
1,55 ab
KK2
86,05
263,96
2,66 b
1,57 ab
K88-200
82,56
272,49
2,80 a
1,69 a
78,78
252,64
2,47 c
1,43 bc
R579 (đ/c)
CV (%)
7,79
5,52
2,74
7,61
LSD0,05
ns
ns
0,109
0,178

8



Trong vụ mía gốc I các yếu tố cấu thành năng suất như mật độ cây hữu hiệu, đường
kính thân, chiều cao cây nguyên liệu và khối lượng cây của giống KK2 và giống K88-200
đều cao hơn các giống khảo nghiệm và có xu hướng cao hơn giống đối chứng R579.
Bảng 6. Các yếu tố cấu thành năng suất vụ gốc I (8 tháng tuổi) của KNCB tại Sơn Hòa,

Phú Yên (vụ tơ: 11/6/2008-13/5/2009; vụ gốc I: 13/5/2009-18/01/2010)
Mật độ cây
Chiều cao cây
Đường
Khối
Công thức
hữu hiệu
nguyên liệu
kính thân
lượng cây
(1000 cây/ha)
(cm)
(cm)
(kg/cây)
VĐ54-412
86,21
193,8 a
2,56
0,89 b
Uthong 3
89,70
163,8 b
2,71

1,22 a
KK2
94,85
220,1 a
2,61
1,27 a
K88-200
91,45
219,7 a
2,69
1,22 a
82,06
200,4 a
2,59
1,09 ab
R579 (đ/c)
CV (%)
9,45
9,37
3,78
12,76
LSD0,05
ns
28,82
ns
0,223
3.1.7 Năng suất, chữ đường và năng suất quy 10 CCS
Bảng 7. Năng suất và chất lượng mía vụ tơ (11 tháng tuổi) của KNCB tại Sơn Hòa,
Phú Yên (vụ tơ: 11/6/2008-13/5/2009; vụ gốc I: 13/5/2009-18/01/2010)
Năng suất quy 10 CCS

Năng suất thực thu Chữ đường
Công thức
(tấn/ha)
(CCS )
Tấn/ha
% vượt đ/c
VĐ54-412
92,61 c
10,60
98,16
-11,87
Uthong 3
122,67 a
9,19
112,74
1,21
KK2
129,57 a
11,04
143,05
28,42
K88-200
126,50 a
10,30
130,29
16,97
107,31 b
10,38
111,39
R579 (đ/c)

CV (%)
14,15
LSD0,05
12,416
Giống K88-200 là giống có khả năng chịu hạn tốt, ở vụ mía tơ thu hoạch cuối
vụ năng suất thực thu đạt 126,5 tấn/ha, vượt đối chứng 17,88%. Giống K88-200 có
CCS tương đương giống đối chứng. Do có năng suất cao hơn nên năng suất mía quy
10CCS của K88-200 cao hơn đối chứng 16,97%.
Bảng 8. Năng suất và chất lượng mía vụ gốc I (8 tháng tuổi) của KNCB tại Sơn Hòa,
Phú Yên (vụ tơ: 11/6/2008-13/5/2009; vụ gốc I: 13/5/2009-18/01/2010)
Năng suất quy 10 CCS
Năng suất thực thu Chữ đường
Công thức
(tấn/ha)
(CCS )
Tấn/ha
% vượt đ/c
VĐ54-412
63,79 b
11,79
75,21
1,27
Uthong 3
79,15 ab
10,35
81,92
10,30
KK2
92,44 a
10,62

98,17
32,18
K88-200
77,49 ab
10,58
81,98
10,38
71,76 b
10,35
74,27
R579 (đ/c)
CV (%)
13,34
LSD0,05
15,81
9


Vụ mía gốc I giống K88-200 có CCS đạt 10,58%, tương đương giống đối
chứng, nhưng năng suất thực thu của giống K88-200 cao hơn giống đối chứng R579
nên năng suất quy 10CCS của giống K88-200 đạt gần 82 tấn/ha, vượt giống đối chứng
K84-200 là 10,38%.
3.1.8 Năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS trung bình 2 vụ
Bảng 9. Năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS trung bình 2 vụ của KNCB tại
Sơn Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 11/6/2008-13/5/2009; vụ gốc I: 13/5/2009-18/01/2010)
Công thức
VĐ54-412
Uthong 3
KK2
K88-200

R579 (đ/c)

Năng suất mía thực thu
Tấn/ha/vụ
% vượt đ/c
78,20
-12,66
100,91
12,70
111,01
23,98
102,00
13,92
89,54
-

Năng suất quy 10 CCS
Tấn/ha/vụ
% vượt đ/c
86,68
-6,62
97,33
4,85
120,61
29,93
106,13
14,33
92,83
-


Năng suất thực thu bình quân trong chu kỳ 2 vụ (vụ mía tơ và vụ mía gốc I) của
giống K88-200 đạt 102 tấn/ha/vụ, trong khi giống đối chứng đạt 89,54 tấn/ha, giống
K88-200 có năng suất bình quân vượt đối chứng gần 14%. Tương tự giống K88-200 có
năng suất quy 10CCS bình quân 2 vụ (vụ mía tơ và vụ mía gốc I) là 106,13 tấn/ha/vụ,
vượt đối chứng R579 14,33%.
3.2 Kết quả khảo nghiệm cơ bản 2 tại Tây Hòa
3.2.1 Khả năng mọc mầm, tái sinh và đẻ nhánh của các giống mía
Tỷ lệ mọc mầm của các giống mía ở mức trung bình, giống K88-200 có tỷ lệ
mọc mầm cao hơn giống đối chứng. Sức tái sinh của mía ở mức khá, giống K88-200 có
sức tái sinh chênh lệch không đáng kể so với giống đối chứng K84-200. Kể cả vụ mía
tơ và vụ mía gốc I sức đẻ nhánh của K88-200 tương đương với đối chứng.
Bảng 10. Tỷ lệ mọc mầm, tái sinh và sức đẻ nhánh của KNCB tại Tây Hòa, Phú Yên
(vụ tơ: 14/6/2008-29/5/2009; vụ gốc I: 29/5/2009-14/3/2010)
Công thức
K84-200(đ/c)
K88-200
QĐ21
KK2
QĐ24
K88-65
CV(%)
LSD0.05

Vụ tơ
Tỷ lệ mọc
Sức đẻ nhánh
mầm
(nhánh/cây
(%)
mẹ)

34,91 c
0,71 bc
41,48 b
0,68 cd
47,31 a
1,11 a
38,15 bc
0,96 ab
47,22 a
0,95 ab
38,98 bc
0,37
d
7,28
23,56
5,483
0,325

10

Vụ gốc I
Sức đẻ nhánh
Sức tái sinh
(nhánh/cây
(mầm/gốc)
mẹ)
0,89
0,87 c
0,94
1,09 bc

0,94
1,09 bc
0,91
1,13 ab
0,93
1,35 a
0,91
1,06 bc
3,50
11,46
ns
0,23


3.2.2 Diễn biến mật độ cây qua một số thời điểm sinh trưởng
Vụ mía tơ, do có tỷ lệ mọc mầm cao hơn đối chứng nên khi kết thúc mọc mầm,
mật độ cây của giống K88-200 cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Giai đoạn kết
thúc đẻ nhánh và 6 tháng tuổi, mật độ cây của giống K88-200 thấp và tương đương
giống đối chứng. Vụ mía gốc I, mật độ cây của giống K88-200 ở tất cả các thời kỳ theo dõi
đều thấp hơn giống đối chứng.
Bảng 11. Mật độ cây qua các giai đoạn sinh trưởng của KNCB tại Tây Hòa, Phú Yên

(vụ tơ: 14/6/2008-29/5/2009; vụ gốc I: 29/5/2009-14/3/2010) (ngàn cây/ha)
Vụ tơ
Vụ gốc I
Công thức
Kết thúc Kết thúc đẻ 6 tháng Kết thúc Kết thúc đẻ 6 tháng
mọc mầm
nhánh
tuổi

tái sinh
nhánh
tuổi
K84-200(đ/c)
K88-200
QĐ21
KK2
QĐ24
K88-65

CV (%)
LSD0,05

41,89 cd
49,78 b
56,78 a
45,78 bc
56,67 a
46,78 bc

71,11
cd
78,78
cd
117,44 a
88,78 bc
109,56 ab
64,00
d


7,28
6,58

13,94
22,38

54,33
52,78
81,78
69,22
87,44
59,11

56,33 b
47,44 b
73,33 a
60,33 ab
71,44 a
50,89 b

13,52
14,75

104,89 c
98,78 c
152,67 a
127,44 b
167,67 a
104,67 c


7,85
17,99

91,56 b
88,67 b
101,44 a
102,67 a
109,33 a
91,22 b

5,21
9,24

3.2.3 Chiều cao cây và tốc độ vươn cao trung bình
Chiều cao cây của giống K88-200 trong vụ tơ và vụ gốc I vào loại trung bình ở
giai đoạn 6 tháng tuổi và trước thu hoạch đều tương đương so với giống đối chứng ở
mức tin cậy 95%. Tốc độ vươn cao trung bình của giống K88-200 cả 2 vụ tương đối
cao, cao hơn giống đối chứng cũng như các giống khảo nghiệm.
Bảng 12. Chiều cao cây và tốc độ vươn cao trung bình của KNCB tại Tây Hòa, Phú
Yên (vụ tơ: 14/6/2008-29/5/2009; vụ gốc I: 29/5/2009-14/3/2010)
Vụ tơ
Vụ gốc I
Tốc độ
Chiều cao cây (cm)
Chiều cao cây (cm)
Tốc độ
Công thức
vươn cao
vươn cao
6 tháng

Trước thu
Trước thu
trung bình 6 tháng tuổi
trung bình
tuổi
hoạch
hoạch
(cm/tháng)
(cm/tháng)
K84-200(đ/c)
158,00
261,07
17,18
122,6 bcd
213,1 ab
22,6
K88-200
168,67
284,60
19,32
131,8 abc
225,9 a
23,5
QĐ21
187,60
303,07
19,24
134,5 ab
219,9 ab
21,4

KK2
156,60
269,07
18,74
112,0 d
184,5 c
18,1
QĐ24
184,67
291,53
17,81
137,7 a
224,7 a
21,8
K88-65
162,00
264,33
17,06
120,3 cd
202,8 bc
20,6
CV (%)
13,79
8,14
5,89
5,20
LSD0,05
ns
ns
13,55

20,03
11


3.2.4 Khả năng chống chịu sâu hại
Bảng 13. Tỷ lệ cây chết do sâu hại ở các giai đoạn sinh trưởng của KNCB tại Tây
Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 14/6/2008-29/5/2009; vụ gốc I: 29/5/2009-14/3/2010) (%)
Vụ tơ
Vụ gốc I
Công thức
Kết thúc 6 tháng Trước thu Kết thúc 6 tháng Trước thu
đẻ nhánh
tuổi
hoạch
đẻ nhánh
tuổi
hoạch
K84-200(đ/c)
0,0
1,15
1,23
4,3
5,46
6,04
K88-200
0,7
0,18
1,72
5,0
5,57

5,91
QĐ21
7,4
1,98
1,70
4,1
9,07
10,80
KK2
0,7
0,54
1,09
3,5
6,37
5,40
QĐ24
2,2
3,67
2,57
4,9
7,54
11,19
K88-65
0,0
1,36
1,20
3,5
4,92
4,85
Vụ mía tơ, tỷ lệ cây mía bị chết do sâu hại ở các giống mía khảo nghiệm không

đáng kể. Vụ gốc I, tỷ lệ cây bị chết do sâu hại của giống K88-200 ở các thời kỳ sinh
trưởng đều tương đương so với đối chứng, thời điểm thu hoạch, tỷ lệ cây bị chết do sâu
hại chỉ khoảng 6%.
3.2.5 Khả năng trổ cờ và chống đổ ngã
Ở cả vụ tơ và gốc I các giống mía tham gia khảo nghiệm đều không trổ cờ.
Vụ mía tơ các giống tham gia khảo nghiệm đều đổ ngã nhưng ở mức độ khác
nhau. Giống K88-200 đổ ngã mức trung bình, trong khi giống đối chứng K84-200 đổ
ngã nhẹ (khoảng 15-20 % cây bị ngã). Vụ gốc I, do ảnh hưởng của bão số 9 nên các
giống mía đều bị đổ ngã nặng.
3.2.6 Các yếu tố cấu thành năng suất
Mật độ cây hữu hiệu của giống K88-200 thấp hơn giống đối chứng không đáng
kể. Chiều cao nguyên liệu của giống K88-200 cao hơn đối chứng nhưng không có ý
nghĩa ở mức 95%. Đường kính thân, khối lượng cây của giống K88-200 tương đương
giống đối chứng K82-200.
Bảng 14. Các yếu tố cấu thành năng suất ở vụ tơ (11 tháng tuổi) của KNCB tại Tây

Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 14/6/2008-29/5/2009; vụ gốc I: 29/5/2009-14/3/2010)
Mật độ cây
Chiều cao cây
Đường
Khối
Công thức
hữu hiệu
nguyên liệu
kính thân
lượng cây
(1000 cây/ha)
(cm)
(cm)
(kg)

K84-200(đ/c)
52,33
227,8
2,51 bc
1,67 bc
K88-200
50,89
253,7
2,61 b
1,96 ab
QĐ21
78,11
262,4
2,51 bc
1,53 c
KK2
66,11
243,3
2,57 bc
1,55 bc
QĐ24
77,00
253,9
2,45 c
1,46 c
K88-65
56,22
234,4
2,90 a
2,09 a

CV (%)
19,07
7,3
3,45
13,3
LSD0,05
ns
ns
0,163
0,414

Mật độ cây hữu hiệu của giống K88-200 chênh lệch không đáng kể so với đối
chứng. Chiều cao nguyên liệu của giống K88-200 tương đương giống đối chứng. Do có
12


đường kính thân lớn hơn nên giống K88-200 có khối lượng cây lớn hơn có ý nghĩa so
với giống đối chứng K84-200.
Bảng 15. Các yếu tố cấu thành năng suất của mía vụ gốc I (10 tháng tuổi) của KNCB

tại Tây Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 14/6/2008-29/5/2009; vụ gốc I: 29/5/2009-14/3/2010)
Mật độ cây
Chiều cao cây
Đường
Khối
Công thức
hữu hiệu
nguyên liệu
kính thân
lượng cây

(1000 cây/ha)
(cm)
(cm)
(kg/cây)
K84-200 (đ/c)
68,07
181,3 ab
2,77 b
1,20 cd
K88-200
73,56
191,3 a
3,04 a
1,43 ab
QĐ21
73,00
188,3 ab
2,77 b
1,24 bc
KK2
71,89
158,5 c
2,65 b
1,01
d
QĐ24
72,56
190,0 ab
2,57 b
1,16 cd

K88-65
68,87
171,9 bc
3,24 a
1,49 a
CV %
5,92
5,54
4,07
9,65
LSD0,05
ns
18,15
0,21
0,22
3.2.7 Năng suất và chất lượng

Bảng 16. Năng suất và chất lượng mía ở vụ tơ (11 tháng tuổi) của KNCB tại Tây Hòa,

Phú Yên (vụ tơ: 14/6/2008-29/5/2009; vụ gốc I: 29/5/2009-14/3/2010)
Năng suất quy 10 CCS
Năng suất thực thu Chữ đường
Công thức
(tấn/ha)
(CCS )
Tấn/ha
% vượt đ/c
K84-200(đ/c)
62,40
d

12,39
77,31
K88-200
83,80 c
12,10
101,40
31,15
QĐ21
110,27 a
13,20
145,56
88,27
KK2
93,07 bc
13,11
122,01
57,82
QĐ24
99,33 ab
11,85
117,71
52,24
K88-65
84,93 c
12,90
109,56
41,71
CV (%)
7,87
LSD0,05

12,734

Giống K88-200 có chất lượng khá cao, CCS>12%, tương đương giống đối
chứng K84-200. Năng suất thực thu của giống K88-200 đạt 83,8 tấn/ha, cao hơn giống
đối chứng trên 34% do đó năng suất mía quy 10CCS của giống K88-200 đạt trên 101
tấn/ha, vượt giống đối chứng trên 31%.
Bảng 17. Năng suất và chất lượng mía vụ gốc I (10 tháng tuổi) của KNCB tại Tây
Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 14/6/2008-29/5/2009; vụ gốc I: 29/5/2009-14/3/2010)
Năng suất thực thu Chữ đường
Năng suất quy 10 CCS
Công thức
(tấn/ha)
(CCS )
Tấn/ha
% vượt đ/c
K84-200 (đ/c)
68,20 b
11,17
76,18
K88-200
77,93 a
13,60
105,98
39,12
QĐ21
67,91 b
11,80
80,13
5,19
KK2

54,60 c
14,61
79,77
4,71
QĐ24
59,66 bc
12,62
75,29
-1,17
K88-65
78,31 a
13,19
103,30
35,59
CV (%)
7,32
LSD0,05
9,02
13


Chất lượng của giống K88-200 ở mức cao, CCS đạt 13,6%, cao hơn đối chứng.
Năng suất thực thu của giống K88-200 đạt gần 78 tấn/ha, trong khi đối chứng K84-200
chỉ đạt trên 68 tấn/ha. Giống K88-200 có năng suất mía quy 10CCS đạt gần 106 tấn/ha,
vượt đối chứng 39,12%.
3.2.8 Năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS trung bình 2 vụ
Bảng 18. Năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS trung bình 2 vụ của KNCB tại
Tây Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 14/6/2008-29/5/2009; vụ gốc I: 29/5/2009-14/3/2010)
Công thức
K84-200 (đ/c)

K88-200
QĐ21
KK2
QĐ24
K88-65

Năng suất mía thực thu
Tấn/ha/vụ
% vượt đ/c
65,30
80,87
23,84
89,09
36,43
73,84
13,07
79,50
21,74
81,62
24,99

Năng suất quy 10 CCS
Tấn/ha/vụ
% vượt đ/c
76,75
103,69
35,11
112,85
47,04
100,89

31,46
96,50
25,74
106,43
38,68

Trong chu kỳ 2 vụ (vụ mía tơ và vụ mía gốc I), giống K88-200 đạt năng suất
thực thu bình quân đạt 80,87 tấn/ha/vụ vượt 23,84% so với đối chứng (giống đối chứng
đạt 65,3 tấn/ha), sai khác có nghĩa ở mức tin cậy 95%. Trong chu kỳ 2 vụ, quy năng
suất về 10 CCS của giống K88-200 đạt bình quân 103,69 tấn/ha/vụ, trong khi đối
chứng K84-200 năng suất bình quân chỉ đạt 76,75 tấ/ha/vụ. Giống K88-200 có năng
suất quy 10 CCS bình quân 2 vụ vượt giống đối chứng K84-200 là 35,11%.
3.3 Khảo nghiệm sản xuất tại Tây Hoà, Phú Yên
3.3.1 Tỷ lệ mọc mầm, sức tái sinh và sức đẻ nhánh
Bảng 19. Tỷ lệ mọc mầm, sức tái sinh và sức đẻ nhánh của KNXS tại Tây Hòa,
Phú Yên (vụ tơ: 03/6/2009-06/5/2010; vụ gốc I: 06/5/2010-18/2/2011)
Công thức
K88-200
KK2
Uthong 3
R579 (đ/c)

Vụ mía tơ
Tỷ lệ mọc mầm Sức đẻ nhánh
(%)
(nhánh/cây mẹ)
41,83
0,85
42,83
0,75

36,00
0,72
38,00
0,85

Vụ mía gốc I
Sức tái sinh
Sức đẻ nhánh
(mầm/gốc)
(nhánh/cây mẹ)
0,85
0,91
0,88
1,05
0,94
0,90
0,97
0,94

Giống K88-200 có tỷ lệ mọc mầm ở mức trung bình và cao hơn giống đối
chứng. Sức tái sinh của vụ mía gốc I, giống K88-200 thấp hơn so với giống đối chứng.
Sức đẻ nhánh của K88-200 kể cả vụ mía tơ và gốc I đều ở mức khá, tương đương so
với giống đối chứng.
14


3.3.2 Mật độ cây qua các giai đoạn sinh trưởng
Bảng 20. Mật độ cây (ngàn cây/ha) qua các giai đoạn sinh trưởng của KNXS tại

Tây Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 03/6/2009-06/5/2010; vụ gốc I: 06/5/2010-18/2/2011)

Vụ mía tơ
Vụ mía gốc I
Công thức
Kết thúc
Kết thúc Trước thu Kết thúc Kết thúc Trước thu
mọc mầm đẻ nhánh
hoạch
hoạch
tái sinh
đẻ nhánh
K88-200
KK2
Uthong 3
R579 (đ/c)

50,20
51,40
43,20
45,60

92,80
90,00
74,20
84,40

64,40
63,60
53,80
57,80


54,20
55,60
49,60
53,20

103,00
114,00
94,20
103,40

63,20
68,80
61,60
65,80

Vụ mía tơ, mật độ cây của giống K88-200 cao hơn đối chứng ở tất cả các kỳ
theo dõi. Vụ mía gốc I, giống K88-200 và đối chứng R579 có mật độ cây chênh lệch
nhau không đáng kể.
3.3.3 Chiều cao cây và tốc độ vươn cao
Các thời kỳ đầu làm lóng vươn cao cũng như trước thu hoạch, giống K88-200 có
chiều cao cây cao hơn giống đối chứng ở cả vụ mía tơ và vụ mía gốc I.
Vụ mía tơ, tốc độ vươn cao trung bình của giống K88-200 chênh lệch so với đối
chứng không đáng kể. Vụ mía gốc I, tốc độ vươn cao trung bình của K88-200 đạt 36,3
cm/tháng trong khi đối chứng chỉ đạt 32,9 cm/tháng.
Bảng 21. Chiều cao cây và tốc độ vươn cao trung bình của KNXS tại Tây Hòa,
Phú Yên (vụ tơ: 03/6/2009-06/5/2010; vụ gốc I: 06/5/2010-18/2/2011)

Công thức
K88-200
KK2

Uthong 3
R579 (đ/c)

Vụ mía tơ
Chiều cao cây
Tốc độ
(cm)
vươn cao
6 tháng Trước thu trung bình
(cm/tháng)
tuổi
hoạch
154,3
271,3
23,4
147,5
266,8
23,9
136,1
253,2
23,4
143,6
256,4
22,6

Vụ mía gốc I
Chiều cao cây
Tốc độ
(cm)
vươn cao

6 tháng Trước thu trung bình
(cm/tháng)
tuổi
hoạch
115,5
260,6
36,3
114,9
263,1
37,1
90,4
217,3
31,7
97,8
229,5
32,9

3.3.4 Tình hình sâu hại ở các thời kỳ sinh trưởng chính
Ở vụ mía tơ, khi kết thúc đẻ nhánh tỷ lệ cây bị chết do sâu hại không đáng kể.
Thời kỳ vươn cao tỷ lệ cây bị chết do sâu hại tăng lên 6,94% và 10,76% tương ứng với
giống K88-200 và đối chứng R579. Trước thu hoạch, giống K88-200 bị chết do sâu hại
4% trong khi đối chứng bị hại 9%. Vụ mía gốc I, các thời điểm theo dõi tỷ lệ cây bị
chết do sâu hại ở giống K88-200 luôn thấp hơn đối chứng R579. Trước thu hoạch,
15


giống K88-200 có tỷ lệ cây bị chết do sâu hại trên 8%, trong khi đối chứng R579 có tỷ
lệ cây bị chết do sâu hại gần 11%.
Bảng 22. Tỷ lệ cây bị chết do sâu hại của KNXS tại Tây Hòa, Phú Yên
(vụ tơ: 03/6/2009-06/5/2010; vụ gốc I: 06/5/2010-18/2/2011) (%)

Công thức
K88-200
KK2
Uthong 3
R579 (đ/c)

Kết thúc
đẻ nhánh
1,96
1,40
1,34
3,04

Vụ mía tơ
Vươn
Trước thu
cao
hoạch
6,94
4,06
6,39
4,72
4,76
5,68
10,76
9,08

Vụ mía gốc I
Kết thúc
Vươn Trước thu

đẻ nhánh
cao
hoạch
6,24
7,93
8,26
5,63
7,76
8,22
5,75
5,05
6,84
8,88
9,85
10,66

3.3.5 Các yếu tố cấu thành năng suất
Bảng 23. Các yếu tố cấu thành năng suất mía vụ tơ (11 tháng tuổi) của KNXS tại Tây

Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 03/6/2009-06/5/2010; vụ gốc I: 06/5/2010-18/2/2011)
Công thức
K88-200
KK2
Uthong 3
R579 (đ/c)

Chiều cao
nguyên liệu
(cm)
235,0

232,2
218,6
220,2

Đường kính
thân
(cm)
2,65
2,65
2,54
2,56

Khối lượng
cây
(kg)
1,36
1,32
1,25
1,26

Mật độ cây
hữu hiệu
(ngàn cây/ha)
59,40
59,60
50,20
52,00

Chiều cao nguyên liệu của giống K88-200 thấp chỉ đạt 235 cm và cao hơn
đối chứng, đường kính thân, khối lượng cây và mật độ cây hữu hiệu của K88-200

đạt loại khá và cao hơn so với giống đối chứng R579.
Bảng 24. Các yếu tố cấu thành năng suất mía vụ gốc I (10 tháng tuổi) của KNXS tại

Tây Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 03/6/2009-06/5/2010; vụ gốc I: 06/5/2010-18/2/2011)
Công thức
K88-200
KK2
Uthong 3
R579 (đ/c)

Chiều cao
nguyên liệu
(cm)
226,5
231,3
185,3
197,4

Đường kính Khối lượng cây
thân
(kg)
(cm)
2,69
1,47
2,63
1,42
2,73
1,28
2,51
1,29


Mật độ cây
hữu hiệu
(ngàn cây/ha)
55,40
62,00
55,00
57,60

Giống K88-200 có chiều cao nguyên liệu thấp chỉ đạt 226,5 cm. Đường kính
thân và khối lượng cây cao hơn giống đối chứng. Mật độ cây hữu hiệu của giống K88200 chỉ đạt 55,4 ngàn cây/ha, thấp hơn so với đối chứng R579.
16


3.3.6 Năng suất thực thu, chữ đường và năng suất quy 10 CCS
Bảng 25. Năng suất và chất lượng của mía vụ tơ (11 tháng tuổi) của KNXS tại Tây

Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 03/6/2009-06/5/2010; vụ gốc I: 06/5/2010-18/2/2011)
Năng suất quy 10CCS
Năng suất thực thu
CCS
Công thức
(tấn/ha)
(%)
(tấn/ha)
% vượt đ/c
K88-200
70,65
13,36
94,39

40,08
KK2
69,50
13,09
90,98
35,01
Uthong 3
53,44
12,26
65,51
-2,79
R579 (đ/c)
55,78
12,08
67,39
Năng suất thực thu của K88-200 đạt trên 70 tấn/ha, cao hơn đối chứng 26,66%.
Giống K88-200 có CCS đạt 13,36%, trong khi giống đối chứng đạt 12,08%. Do có
năng suất và chất lượng cao hơn đối chứng nên giống K88-200 có năng suất mía quy
10CCS đạt 94,39 tấn/ha và vượt đối chứng trên 40%.
Bảng 26. Năng suất và chất lượng của mía vụ gốc I (10 tháng tuổi) của KNXS tại Tây
Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 03/6/2009-06/5/2010; vụ gốc I: 06/5/2010-18/2/2011)
Năng suất quy 10CCS
Năng suất thực thu
CCS
Công thức
(tấn/ha)
(%)
(tấn/ha)
% vượt đ/c
K88-200

71,21
12,75
90,79
28,26
KK2
73,87
12,38
91,45
29,19
Uthong 3
59,95
11,61
69,60
-1,68
R579 (đ/c)
63,26
11,19
70,79
Giống K88-200 có CCS >12%, vượt đối chứng 1,56%, năng suất mía thực thu
đạt trên 71 tấn/ha, vượt đối chứng 12,57%. Do có năng suất thực thu và CCS cao hơn
đối chứng nên năng suất quy 10CCS của K88-200 vượt đối chứng trên 28%.
Bảng 27. Năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS trung bình 2 vụ của KNXS tại
Tây Hòa, Phú Yên (vụ tơ: 03/6/2009-06/5/2010; vụ gốc I: 06/5/2010-18/2/2011)
Năng suất mía thực thu
Năng suất quy 10 CCS
Công thức
Tấn/ha/vụ
% vượt đ/c
Tấn/ha/vụ
% vượt đ/c

K88-200
70,93
19,17
92,59
34,02
KK2
71,69
20,44
91,22
32,03
Uthong 3
56,70
-4,75
67,56
-2,22
R579 (đ/c)
59,52
69,09
Năng suất thực thu bình quân trong chu kỳ 2 vụ (vụ mía tơ và vụ mía gốc I) của
giống K88-200 đạt 70,93 tấn/ha/vụ, so với đối chứng R579 chỉ đạt 59,52 tấn/ha/vụ
(vượt đối chứng 19,17%). Giống K88-200 có năng suất quy 10 CCS bình quân 2 vụ (tơ
và gốc I) đạt 92,59 tấn/ha/vụ vượt 34,02 % so với đối chứng R579 (năng suất qui 10CC
của giống đối chứng R579 chỉ đạt 69,09 tấn/ha/vụ).
17


3.4 Diện tích hiện có và khả năng mở rộng diện tích giống mới triển vọng trong sản

xuất đại trà
Hiện tại giống K88-200 đã được trồng 30 ha trong năm 2010 tại Phú Yên.

Bảng 28. Khả năng phát triển của giống K88-200 tại Phú Yên

Diện tích hiện có
STT

Tên giống
K88-200

1
2

Ha
30
10
20

Địa điểm
Tây Hoà - Phú Yên.
Sơn Hòa - Phú Yên

Khả năng mở rộng diện tích
Khả năng
Dự kiến đến năm
mở rộng
2011-2012 (ha)
Khá
100
40
60


4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
Từ kết quả của khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất trong điều kiện
nước trời bình quân trên vụ mía tơ và vụ mía gốc I kết quả thu được như sau:
Trong khảo nghiệm cơ bản giống mía K88-200 có năng suất bình quân biến
động từ 80,87 tấn/ha/vụ (tại Tây Hoà) tới 102 tấn/ha/vụ (tại Sơn Hoà) với chữ đường
(CCS) từ 12,1% đến 13,6%.
Trong khảo nghiệm sản xuất giống K88-200 có năng suất đạt 70,65 tấn/ha (vụ
mía tơ) và 71,21 tấn/ha (vụ mía gốc I) với chữ đường tương ứng đạt 13,36% và 12,75
%, năng suất mía quy về 10CCS vượt đối chứng trên 40% và trên 28% tương ứng.
Giống K88-200 chín sớm và duy trì chất lượng ổn định, có khả năng chống chịu
sâu bệnh hại, chịu hạn tốt, thích hợp với điều kiện thời tiết, đất đai vùng Nam Trung
bộ, có thể đưa vào cơ cấu giống cho vùng Nam Trung bộ góp phần tăng năng suất, chất
lượng mía, kéo dài thời vụ ép của các nhà máy đường trong vùng.
Tuy nhiên giống K88-200 sinh trưởng chậm ở giai đoạn đầu, đẻ nhánh trung
bình, tái sinh chậm, bị đổ ngã nhẹ đến trung bình.
4.2 Đề nghị
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận cho sản xuất thử giống
K88-200 tại vùng mía Nam Trung bộ.
Người viết báo cáo

Tổ chức, cá nhân báo cáo
(Ký tên và đóng dấu)

Nguyễn Đức Quang

18



×