MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ
PHONG TRÀO HKPĐ
(Cập nhật: 03.10.2012 13:37)
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Có thể nói, từ lâu công tác giáo dục thể chất (GDTC) trong nhà trường phổ thông
đã trở thành mối quan tâm của Đảng và Nhà nước ta. Điều 20 Luật TDTT ghi rõ:
“GDTC là môn học chính khóa thuộc chương trình GD nhằm cung cấp kiến thức,
kĩ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động,
góp phần thực hiện mục tiêu GD toàn diện trong nhà trường”. Trên thực tế, các Bộ,
ban ngành cùng các nhà trường đã tích cực xây dựng CSVC, chuẩn hóa đội ngũ
GV thể dục, đưa việc nâng cao sức khỏe, thể lực của HS trở thành mục tiêu quan
trọng, xuyên suốt từ bậc tiểu học đến hết THPT. Tuy những năm gần đây môn
GDTC đã được cải thiện rõ rệt, nhưng nội dung chương trình giảng dạy vẫn còn
nghèo nàn, chất lượng bài học còn thấp, đơn điệu, mật độ vận động chưa cao...
“ Trích bài phát biểu của thứ trưởng Bộ GD- ĐT Trần Quang Quý tại hội nghị
tổng kết công tác GDTC và phong trào HKPĐ Cần Thơ năm 2012”.
Đúng vậy, sức khoẻ, trí tuệ là hai thứ quí nhất, là tài sản vô giá của mỗi con người,
mỗi gia đình, mỗi quốc gia. Sức khoẻ và trí tuệ có quan hệ hữu cơ với nhau cùng
hỗ trợ cho nhau. Có sức khoẻ tốt con người mới đủ minh mẫn, sáng tạo, hưng phấn
trong học tập, công tác, có sức khoẻ tốt mới thực hiện được ước mơ, hoài bảo của
mình, đem lại hiệu quả cao trong học tập, lao động, phục vụ được nhiều cho nhân
dân, tổ quốc.
Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội. Chỉ thị 14/2001/ CT-TTg của thủ
tướng Chính Phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Chỉ thị 40-CT/T/W
của ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Khẳng định mục tiêu của đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho thế hệ trẻ để đáp ứng
với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
Luật giáo dục cũng khẳng định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp
học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẫm mỹ và các kỹ
năng khác nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây
dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc
sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Nhận thức sâu sắc yếu tố con người là quyết định.Vì vậy trong nhiều năm qua
trường THPT số 3 Quảng Trạch rất chú trọng đến công tác Giáo dục Thể chất và
Phong trào HKPĐ và xem đó như một hoạt động chuyên môn và hoạt động NGLL.
Kết quả cho thấy đã khích lệ học sinh tham gia nhiệt tình, nhanh nhẹn hơn, hoạt
bát hơn trong học tập, năng nổ trong hoạt động xã hội, vui vẻ ham học góp phần
đưa chất lượng giáo dục toàn diện năm sau cao hơn năm trước,thành tích HKPĐ
cấp Tỉnh hàng năm được tăng lên về số lượng và chất lượng Huy chương, không
khí học tập của học sinh toàn trường thân thiện tích cực và bước đầu có hiệu quả.
Đã xây dựng được phong trào tập luyện TDTT trong tập thể CBGV và học sinh.
Có được những thành quả trên là nhờ sự đoàn kết, thống nhất, nhiệt tình của đội
ngũ CBGV. Là sự tâm huyết, cố gắng lớn từ các cấp lãnh đạo đến giáo viên trong
việc xây dựng kế hoạch, quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra giám sát và thực hiện
công tác GDTC và phong trào HKPĐ trong nhà trường.
B. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
1/ Xây dựng kế hoạch dài hạn để nâng cao chất lượng Giáo dục Thể chất và
phong trào HKPĐ trong nhà trường :
a. Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động Giáo dục Thể chất phong trào HKPĐ
và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
b.Xây dựng đội ngũ giáo viên bộ môn Thể dục Thể thao vững mạnh.
c.Xây dựng phong trào học tập, rèn luyện TDTT trong học sinh.
d.Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, Hội phụ huynh học
sinh cùng chăm lo công tác Giáo dục Thể chất và phong trào HKPĐ.
e.Tham mưu với các tổ chức, đoàn thể địa phương cùng chăm lo phong trào
TDTT địa phương và xã hội hóa TDTT.
g. Thường xuyên tổ chức các giải TDTT chào mừng các ngày lễ lớn, đưa các
môn thể thao dân tộc vào các nội dung thi đấu của HKPĐ như kéo co, đẩy gậy…
h.Thành lập và duy trì tập luyện các CLB TDTT như: VOVINAM,
KARATEDO, Bóng bàn…
i. Xây dựng nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động TDTT.
2/ Biện pháp tổ chức thực hiện
a/ Thành lập Ban chỉ đạo:
Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường. Ban chỉ đạo hoạt động Giáo dục
Thể chất - Giáo dục NGLL được thành lập gồm CBGV nhiệt tình trong công tác,
có tinh thần trách nhiệm cao, có hiểu biết nhất định về bộ môn Giáo dục Thể chất Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp do đích thân đồng chí Phó Hiệu trưởng làm
trưởng ban – Phó ban là đồng chí Bí thư Đoàn Trường, các uỷ viên là các tổ trưởng
chuyên môn, giáo viên giảng dạy bộ môn Thể dục. Được phân công trách nhiệm cụ
thể cho từng đồng chí.
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ triển khai và thực hiện các Nghị quyết, Công văn,
hướng dẫn của cấp trên, trường về bộ môn GDTC – GDNGLL. Cụ thể hoá chương
trình và hành động phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương trường học, phải
chủ động, sáng tạo, linh hoạt và có nhiều hình thức phong phú trong quá trình tổ
chức, thực hiện.
Phối hợp, lồng ghép, đan xen các hoạt động TDTT với hoạt động
GDNGLL một cách thích hợp, khoa học, có tính khả thi cao.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, rút kinh nghiệm, bổ sung những yêu cầu
mới trong quá trình chỉ đạo và thực hiện, sơ kết, tổng kết động viên khen thưởng
kịp thời.
b/ Xây dựng đội ngũ giáo viên Thể dục Thể thao vững mạnh:
Thuận lợi cơ bản của việc xây dựng đội ngũ giáo viên Thể dục là trường
THPT số 3 Quảng Trạch có 08 giáo viên phụ trách giáo dục bộ môn Thể dục có
trình độ Đại học, nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm cao, có nhiều hiểu biết trong
lĩnh vực TDTT. Đồng chí phó ban chỉ đạo( BT Đoàn trường) có kinh nghiệm nhiều
năm phụ trách bộ môn Thể dục Thể thao, có năng lực trong công tác quản lý, chỉ
đạo.
- Giáo viên giảng dạy luôn có tinh thần cầu tiến, tự học, tự rèn luyện và
luôn được bổ sung, mở rộng kiến thức qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn, dự giờ
thăm lớp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Lãnh đạo trường rất quan tâm đến công tác GDTC và phong trào HKPĐ,
thường xuyên dự giờ, thăm lớp, theo dõi, kiểm tra việc bồi dưỡng, huấn luyện các
đội tuyển học sinh năng khiếu Thể dục Thể thao giúp cho giáo viên giảng dạy bộ
môn này ngày càng hoàn thiện hơn về chuyên môn, nghiệp vụ, giảng dạy.
c/ Xây dựng phong trào rèn luyện, học tập TDTT trong học sinh:
Nhà trường tuyên truyền, giải thích, vận động cho học sinh thấy được ý
nghĩa, tầm quan trọng của bộ môn Giáo dục Thể chất - Hoạt động Giáo dục ngoài
giờ lên lớp và phong trào HKPĐ. Sức khoẻ của mỗi người không tự nhiên mà có
được mà phần lớn do qúa trình rèn luyện, tập luyện. Từ đó, các em luôn có ý thức
tự giác học tập, rèn luyện sức khoẻ.
Hằng năm vào đầu năm học Ban chỉ đạo hoạt động Giáo dục Thể chất –
Giáo dục ngoài giờ lên lớp và Y tế học đường chỉ đạo cho giáo viên bộ môn Thể
duc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, phụ huynh học sinh, mỗi học sinh phải
lập một phiếu điều tra để giáo viên bộ môn nắm được tình hình cơ bản của học sinh
từng khối, lớp, toàn trường về tình hình học tập, tình trạng sức khoẻ, năng khiếu,
sở thích. Đây là cơ sở, là yêu cầu cần thiết để giáo viên bộ môn nắm được đặc
điểm tâm sinh lý, trình độ, khả năng tiến triển của học sinh nhằm mục đích thực
hiện tốt được mục tiêu của việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
của bộ môn Thể dục là kết hợp hài hoà giữa kiến thức, kỹ năng, sức khoẻ và thể
lực.
Tổ TD – QPAN đầu năm đã tiến hành kiểm tra thành tích cá nhân các môn thi đấu
HKPĐ và có kế hoạch cụ thể thành lập đội tuyển, phân công GV huấn luyện từng
bộ môn theo từng tuần, tháng và cả cấp học ở tất cả các nội dung thi đấu.
d/ Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, Hội phụ huynh học
sinh cùng chăm lo công tác Giáo dục Thể chất và phong trào HKPĐ:
“Đào tạo thế hệ trẻ trở thành người lao động mới phát triển cao về trí tuệ,
cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần…”.“ Vì lợi ích trăm năm trồng
người ”. Đào tạo con ngưòi phát triển toàn diện, góp phần phát hiện, bồi dưỡng
nhân tài cho địa phương, đất nước, góp phần cải tạo giống nòi cho mai sau, vừa là
mục tiêu, vừa là sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo của cả cộng đồng xã hội và của mỗi
quốc gia.
- Phối hợp các tổ chức đoàn thể, đoàn thanh niên trong nhà trường tổ chức,
tuyên truyền vận động xây dựng phong trào tập thể dục buổi sáng thường xuyên
trong CBGV và học sinh.
- Mỗi CBGV là tấm gương về tập luyện TDTT cho học sinh noi theo.
- Xây dựng các sân chơi, bãi tập ở trong nhà trường , tổ chức tập luyện và
thi đấu các môn thể thao như : Cầu lông, Bóng đá, Bóng chuyền, Đá cầu….
- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh tuyên truyền, vận động để họ
hiểu được vị trí, ý nghĩa, tác dụng của TDTT đối với sức khoẻ con người, làm cho
mọi người, mọi nhà tự giác tập luyện TDTT để củng cố và tăng cường sức khoẻ.
e/Tham mưu với các tổ chức, đoàn thể địa phương cùng chăm lo phong trào
TDTT địa phương và xã hội hóa TDTT:
- Phối hợp các ban ngành địa phương, đoàn thanh niên tổ chức, tuyên truyền vận
động xây dựng phong trào tập thể dục buổi sáng thường xuyên.
- Xây dựng các sân chơi, bãi tập ở các thôn, tổ tự quản, tổ chức tập luyện và
thi đấu các môn thể thao như : Cầu lông, Bóng đá, Bóng chuyền, Đá cầu….
g/ Thường xuyên tổ chức các giải TDTT chào mừng các ngày lễ lớn, đưa các
môn thể thao dân tộc vào các nội dung thi đấu của HKPĐ như kéo co, đẩy
gậy…
- Ban giám hiệu luôn phối hợp với các cơ quan đoàn thể trong nhà trường như
công đoàn, đoàn thanh niên tổ chức các giải Bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn…
chào mừng các ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mồng 8 tháng 3, ngày thành lập Đoàn
26 tháng 3…lôi cuốn đông đảo CBGV và học sinh tham gia tập luyện và thi đấu.
- Đặc biệt, hàng năm Tổ TD đã tham mưu cho nhà trường tiến hành HKPĐ cấp
trường nhằm đánh giá công tác GDTC và phát hiện bồi dưỡng VĐV tham gia
HKPĐ các cấp có thành tích cao. Trường đã mạnh dạn đưa các môn thể thao dân
tộc vào chương trình HKPĐ.
h/ Thành lập và duy trì tập luyện các CLB TDTT trong nhà trường.
- Được sự nhất trí của nhà trường, hiện nay đã thành lập được các CLB TDTT
như : VOVINAM, KARATEDO, Bóng bàn…hoạt động thường xuyên và có hiệu
quả. Số lượng thành viên tham gia CLB ngày càng đông đảo tạo được phong trào
tập luyện sôi nổi trong tập thể CBGV và học sinh.
i/ Xây dựng các nguồn kinh phí cho hoạt động TDTT:
Kinh phí phục vụ cho hoạt động TDTT hằng năm của nhà trường chiếm
phần lớn trong tổng số kinh phí mà nhà trường cho hoạt động chuyên môn, nhưng
không đủ để trang trải với mức tối thiểu cho các hoạt động như: Tổ chức thi đấu
TDTT cho các lớp, tổ chức HKPĐ hằng năm, tham gia thi đấu HKPĐ cấp huyện,
tỉnh, bồi dưỡng cho giáo viên huấn luyện cho các đội tuyển thi đấu, tổ chức thi
đấu, giao hữu với các đơn vị bạn, công tác tuyên dương, khen thưởng.
Trước yêu cầu về kinh phí phục vụ cho hoạt động GDTC, vào đầu năm học
lãnh đạo trường tổ chức Hội nghị: Ban chỉ đạo hoạt động Giáo dục Thể chất – Giáo
dục ngoài giờ lên lớp thông qua đề án tổ chức các hoạt động GDTC trong năm học,
tổng kinh phí cho các hoat động. Hội nghị bàn bạc đi đến thống nhất: kinh phí nhà
trường cho hoạt động này, còn lại kêu gọi sự hổ trợ của các cơ quan, đoàn thể, các
mạnh thường quân, hội cha mẹ học sinh.
Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo GDTC – GDNGLL là phải vận dụng nguồn kinh phí
này một cách hợp lý, khoa học, có tác dụng tốt, đáp ứng với sự mong đợi của lãnh
đạo địa phương, nhà trường, của quí bậc phụ huynh học sinh.
3/ Công tác giảng dạy - Tuyển chọn học sinh năng khiếu TDTT:
a/Giảng dạy bộ môn Thể dục chính khoá:
Mục tiêu cơ bản của bộ môn Thể dục ở trường phổ thông:
- Truyền thụ kiến thức, kỷ năng cơ bản của bộ môn.
- Rèn luyện thể lực, góp phần củng cố và nâng cao sức khoẻ cho học sinh.
Hiện nay, hai mục tiêu này phải được coi trọng như nhau. Hai mục tiêu này
có quan hệ chặt chẽ với nhau . Học đi đôi với hành, đặc trưng cơ bản của môn Thể
dục là tập luyện và thực hành. Con đường duy nhất hình thành kỹ thuật và rèn
luyện kỹ năng là tập luyện, thông qua tập luyện để hình thành, củng cố kỹ năng, kỹ
xảo, phát triển thể lực.
Như chúng ta đã biết, phân phối chương trình giảng dạy bôn môn Thể dục
ở trường THPT hiện nay mỗi tuần 2 tiết, mỗi tiết 45 phút, mỗi tiết phải truyền thụ
cho học sinh từ 2- 3 nội dung khác nhau. Giảng dạy ngoài trời một không gian
rộng, thầy cô giáo bộ môn phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ để đi đúng tiến trình
của tiết thực hành Thể dục, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong giờ học. Vì vậy, để
nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Thể dục theo việc đổi mới chương trình,
sách giáo khoa, đòi hỏi mỗi thầy cô giáo bộ môn phải có biện pháp tổ chức, quản
lý nề nếp học sinh thật tốt, đảm bảo tính khoa học, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm
vụ bộ môn theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học.
* Những quy định chung:
- Đối với giáo viên:
Lập sổ theo dõi: Sổ này ghi nhật ký tiết dạy của từng lớp như:
. Số học sinh từng lớp, nam, nữ, học sinh cá biệt...
. Chuyên cần : Từng tiết học ghi lại số học sinh vắng, trể, kiến tập,
tinh thần thái độ học tập, trang phục...
. Công tác trực nhật của lớp: Sân bãi, vệ sinh, dụng cụ học tập, dụng
cụ thực hành từng học sinh ( phần này được giáo viên phân công, giao nhiệm vụ ở
tiết học trước ).
. Rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy: Về ưu điểm, nhược điểm và
phát hiện những học sinh có năng khiếu sở trường từng môn học để bồi dưỡng, dự
nguồn cho đội tuyển học sinh năng khiếu cho các đội tuyển nhà trường.
Qua sổ theo dõi giúp cho giáo viên bộ môn nắm chắc hơn về tình
hình học tập của từng lớp, có cơ sở để đánh giá học sinh chính xác hơn, giúp giáo
viên khắc phục được những điểm yếu trong từng tiết dạy, môn học mà điều chỉnh,
xây dựng phương pháp dạy học tốt hơn, phát hiện học sinh có năng khiếu chọn lựa
và bồi dưỡng cho lực lượng VĐV của trường.
* Đối với học sinh:
+ Qui định chính thức giờ vào lớp.
+ Qui định nơi để xe và các dụng cụ cá nhân của học sinh.
+ Dụng cụ sân bãi, vệ sinh cá nhân, trang phục tập luyện.
+ Vị trí đội hình tập họp ban đầu và kết thúc tiết học.
+ Nội qui, tinh thần thái độ học tập.
Quản lý, xây dựng nề nếp học tập ban đầu cho giáo viên và học sinh trong
giảng dạy, tập luyện TDTT là yếu tố quan trọng quyết định về chất lượng bộ môn
GDTC nhà trường học.
* Đổi mới phương pháp dạy học :
Ai cũng nhận thức được rằng đội ngủ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
là lực lượng cốt cán biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực, là nhân tố quyết định
chất lượng và hiệu quả giáo dục.Đòi hỏi người cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên
cần phải nổ lực đổi mới công tác quản lý, phương pháp dạy học, nâng cao trình độ
quản lý, chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng.
b/ Tuyển chọn học sinh năng khiếu TDTT:
Các nhà tâm lý học nói rằng “ Trong mỗi đứa trẻ đều ẩn dấu một nhân tài”
tức là hầu như đứa trẻ nào, học sinh nào cũng có một năng khiếu nào đó nếu các
bậc cha mẹ, thầy cô giáo biết cách phát hiện, khai thác và kích thích để trẻ phát
triển thì trẻ dễ dàng thành công.
Từ kết quả theo dõi, phát hiện tài năng trong từng giờ dạy, từng khối, từng
lớp và qua kết quả kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể áp dụng cho lứa tuổi học
sinh THPT. Qua quan sát sư phạm và tâm lý sư phạm nắm được tâm lý lứa tuổi và
đặc điểm các chức năng vận động mềm dẽo, sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả
năng mềm dẽo và khéo léo. Từ những nền tảng, cơ sở khoa học này giúp chúng ta
dễ dàng tổ chức kiểm tra tuyển chọn học sinh năng khiếu các môn TDTT cho từng
khối, lớp. Nhiệm vụ cuối cùng của Lãnh đạo trường là tìm giáo viên nhiệt tình,
năng lực chuyên môn vững vàng,có hiểu biết nhất định về phương pháp huấn
luyện, lên kế hoạch tập luyện, bồi dưỡng thường xuyên sẽ có các đội tuyển, các đội
kế thừa đủ mạnh, vững chắc, sẵn sàng tham gia các giải TDTT, Hội khoẻ Phù đổng
các cấp.
C. KẾT QUẢ
Áp dụng một số kinh nghiệm này trường THPT Số 3 Quảng Trạch đã thu nhặt
được nhiều kết quả đáng khích lệ, qua 4 năm học kết quả đạt được tăng dần theo
thời gian vận dụng. Những con số dưới đây là hệ qủa tất yếu của quá trình đẩy
mạnh công tác lãnh đạo, quản lý và đổi mới công tác GDTC và phong trào HKPĐ
trong nhà trường.
Năm học 2008-2009: Cấp tỉnh xếp thứ 12/32 đơn vị tham gia với 02 HCV,
02 HCB và 4 HCĐ.
Năm học 2009-2010: * Cấp khu vực xếp thứ 3 với 5 HCV, 3 HCB và 8
HCĐ
* Cấp tỉnh xếp thứ 9/32 đơn vị tham gia với 02 HCV,
3HCB và 5 HCĐ ở môn Điền kinh và cờ vua.
Năm học 2010-2011: Đạt giải nhì toàn đoàn, giải nhì đồng đội nữ môn Điền
kinh, giải ba đồng đội nam môn Điền kinh, giải ba đồng đội nữ môn cờ vua. Trong
đó có 4 HCV, 3 HCB và 8 HCĐ ở nội dung Điền kinh và cờ vua.
Năm học 2011-2012: * Cấp khu vực xếp thứ nhì với 6 HCV, 1 HCB và
9HCĐ.
* Cấp tỉnh xếp thứ 4/32 đơn vị tham gia là đơn vị khá
cấp THPT với thành tích 7 HCV, 2 HCB và 5 HCĐ ở nội dung Điền kinh, cờ vua
và bơi lội.
* Giải Việt dã toàn Tỉnh xếp thứ 2 toàn đoàn, nhất đồng đội nữ.
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Biện pháp chỉ đạo - Quản lý và thực hiện công tác Giáo dục Thể chất, phong trào
HKPĐ đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng bộ môn Giáo dục Thể
chất ở trường THPT số 3 Quảng Trạch, vừa rèn luyện thể lực, tăng cường sức khoẻ
và trau dồi những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho học sinh, nhằm tạo ra những lớp
người mới phù hợp với sự phát triển mới của xã hội.
Bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác chỉ đạo, quản lý truờng học nói
chung, chỉ đạo quản lý bộ môn Giáo dục Thể chất nói riêng phải đảm bảo các yêu
cầu sau:
- Người lãnh đạo, quản lý trường học phải có nhiệt huyết, năng động, sáng
tạo. Có “Tầm nhìn” chiến lược dài hạn cụ thể hoá thành qui hoạch phát triển, đề án
phát triển phù hợp với tình hình của địa phương, nhà trường, phù hợp với sự phát
triển của đất nước.
- Người lãnh đạo, quản lý phải xây dựng tập thể của đơn vị thành một khối
đoàn kết thống nhất về ý chí và hành động, thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở,
thuyết phục động viên mọi người cùng mình hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ của
đơn vị.
- Đội ngũ CBGVCNV phải thường xuyên tự học, tự rèn để nâng cao phẩm
chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực, sáng tạo trong việc đổi mới
phương pháp giảng dạy, thực sự yêu nghề, yêu bộ môn TDTT.
- Được sự đông thuận của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành
đoàn thể, Hội cha mẹ học sinh có vai trò quan trọng trong cuộc vận động xã hội
hoá giáo dục và công tác Giáo dục Thể chất trường học.
- Phải thường xuyên theo dõi, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong quá
trình quản lý, chỉ đạo, thực hiện kế hoạch và động viên khen thưởng kịp thời
những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động Giáo dục Thể chất và
phong trào HKPĐ các cấp.
Nguyễn Thanh Binh