Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.86 KB, 45 trang )

“ Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS ”

MỤC LỤC
Các mục
Mục lục
Đặt vấn đề
Nội dung đề tài
Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
A: Cơ sở lý luận
B: Cơ sở thực tiễn
Chương II: Kết quả điều tra và khảo sát thực tế các lỗi về từ ngữ, về

Trang


1
2
4
4
4
6
7

câu, lỗi dùng quan hệ từ, lỗi diễn đạt trong bài tập Tiếng Việt và bài
Tập làm văn của học sinh THCS.
A. Kết quả điều tra
B. Khảo sát thực tế và biện pháp khắc phục các lỗi về từ ngữ của học


7
8

sinh trường THCS Đông Thái
1. Lỗi về từ ngữ
2. Lỗi về câu
3. Lỗi về quan hệ từ
4. Lỗi diễn đạt ( lô gíc )
Chương III: Một số giải pháp
A: Giải pháp tình thế
Giáo án 1: Chữa lỗi về từ ( Lớp 6 )

Giáo án 2: Chữa lỗi về CN – VN (Lớp 6 )
Giáo án 3: Chữa lỗi về quan hệ từ (Lớp 7 )
Giáo án 4: Chữa lỗi diễn đạt ( Lớp 8)
B: Giải pháp cơ bản, lâu dài
C: Kết quả sau khi thực hiện đề tài
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo

8
12
15
17

20
20
21
25
28
33
37
40
41
43

ĐẶT VẤN ĐỀ

I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để tồn tại được trong một cộng đồng con người cần phải có các mối quan hệ.
Một trong các mối quan hệ có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
con người đó là mối quan hệ giữa con người với con người. Con người quan hệ
với nhau thông qua ngôn ngữ bằng hình thức giao tiếp. Để giao tiếp được thành
công thì việc sử dụng ngôn ngữ ( nói và viết) có vai trò hết sức quan trọng.
Trong thực tế giao tiếp, các hoạt động nói đúng và viết đúng vẫn chưa đủ mà
Giáo viên: Trần Thị Mỹ Lâm – Trường THCS Đông Thái

1



“ Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS ”

phải đảm bảo cả nói hay viết hay. Việc sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện
để giao tiếp là điều rất quan trọng và cần thiết cho sự thàn công trong cuộc sống.
Vậy làm sao để đạt được điều đó?
Trong trường Trung học cơ sở(THCS), môn Ngữ Văn có một vị trí rất quan
trọng và cần thiết. Thực tế việc dạy - học môn Ngữ Văn cho thấy: giáo viên tuy
đã có chú ý đến việc dạy học cho học sinh cách sử dụng từ, câu đúng và có cách
cảm nhận từ hay, câu hay. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều học sinh chưa biết
hoặc biết rất mơ hồ về việc dùng từ ngữ, cảm nhận từ ngữ một cách chính xác,
chưa biết viết một câu văn đúng, một đoạn văn hay. Trong thực tế, hiệu quả làm
bài còn thấp, lý do là: học sinh mắc phải quá nhiều lỗi về sử dụng từ, câu. Cụ

thể: từ dùng thừa, sáo mòn, chưa chính xác, câu còn dài dòng, lủng củng và đặc
biệt là các thành phần trong câu chưa đủ hoặc sử dụng còn lẫn lộn… Các lỗi này
gặp rất nhiều trong các bài Tập làm văn và bài tập Tiếng Việt của học sinh.
“ Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS” là một đề
tài có tính thực tiễn cao. Nó giúp ta tìm hiểu và từ đó có cách thức sửa chữa các
lỗi này cho học sinh nhằm đảm bảo việc nói đúng, viết đíng và tiến tới nói hay
viết hay. Xuất phát từ cơ sở thực tiễn, cơ sở lý luận, tôi muốn đóng góp một ý
kiến nhỏ về vấn đề này, tôi hi vọng việc tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến của
riêng cá nhân vào vấn đề mà cả ngành giáo dục đang quan tâm, là một việc làm
quan trọng và cần thiết.

II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Qua một số bài làm văn và bài tập Tiếng Việt của học sinh, khảo sát thực
trạng mắc lỗi của các em. Từ đó có thể đưa ra một số biện pháp khắc phục,
nhằm giúp học sinh biết cách sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt một cách hiệu quả
trong học tập cũng như trong giao tiếp hàng ngày.
Đối với bản thân, tôi có điều kiện bổ sung thêm hiểu biết về các khả năng
viết văn, khả năng dùng từ, đặt câu của học sinh THCS đồng thời làm tăng thêm

Giáo viên: Trần Thị Mỹ Lâm – Trường THCS Đông Thái

2



“ Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS ”

vốn tri thức cho mình từ đó để tôi có ý thức sâu hơn trong việc dạy học bộ môn
này ở nhà trường THCS nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
III/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Do điều kiện thời gian có hạn và do khuôn khổ của đề tài này, cho nên ở đây
tôi chỉ tập trung tìm hiểu một số lỗi về từ ngữ và câu thường mắc phải trong các
bài Tập làm văn và bài tập Tiếng Việt của học sinh, đó là:
- Lỗi về từ ngữ
- Lỗi về câu
- Lỗi về quan hệ từ

- Lỗi về diễn đạt (logic)
- Nguyên nhân dẫn đến cái sai, cách sửa lỗi.
2. Pham vi nghiên cứu
Để có thể có thể xác định được các lỗi trên tôi sẽ dựa trên cơ sở bài tập Tiếng
Việt và các bài viết TLV của học sinh các lớp tôi đang dạy, bên cạnh đó tôi còn
sử dụng những thông tin thu được từ thực tế giao tiếp hàng ngày với học sinh
trường THCS Đông Thái từ lớp 6 đến lớp 9. Đồng thời tôi sử dụng một số tài
liệu nghiên cứu khác.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Kết quả điều tra và khảo sát thực tiễn.
Chương 3: Giải pháp thực hiện.

4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp tổng hợp phân tích.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiêm.

Giáo viên: Trần Thị Mỹ Lâm – Trường THCS Đông Thái

3


“ Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS ”


NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, đồng
thời nó cũng là tiền đề, là kết quả của việc tạo nghĩa. Nhờ ngôn ngữ, con người
có thể hiểu nhau trong quá trình sinh hoạt, lao động học tập, công tác và giúp
Giáo viên: Trần Thị Mỹ Lâm – Trường THCS Đông Thái

4



“ Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS ”

người gần người hơn. Vả lại ngôn ngữ còn tham gia trực tiếp vào quá trình hình
thành tư tưởng của con người. Chính vì thế, việc học tập ngôn ngữ một cách
nghiêm túc là điều rất cần thiết đối với mỗi chúng ta.
Trong nhà trường THCS, vấn đề giảng dạy ngôn ngữ được cụ thể hóa trong
việc dạy học Tiếng Việt và mục tiêu của việc dạy học Tiếng Việt là: “dạy học
sinh cách sử dụng tốt, sử dụng có hiệu quả Tiếng Việt” ( Phương pháp dạy học
Tiếng Việt). Do đó vấn đề đặt ra là làm sao để đạt được mục tiêu đã đề ra?
Trong giao tiếp, ứng xử ông cha ta đã từng rút ra những bài học quý báu:
“ Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Hay:
“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”
để tạo nên sự thành công của cuộc giao tiếp.
Trong bài nói chuyện của Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ( 8/9/1973)
với các đồng chí lãnh đạo Bộ Giáo dục cùng các Bộ nghiên cứu cải cách giáo
dục, các cán bộ biên soạn chương trình các môn học của các trường phổ thông
có đoạn nhấn mạnh: “Trong ngôn ngữ, từ là cái quan trọng nhất” và điều cần
thiết cho tương lai của mỗi học sinh sau này là: “điều cần viết được, nói được
một cách gọn gàng, rõ rệt những điều mình muốn diễn đạt.”
Chính những mục tiêu, yêu cầu đã đề ra, phân môn Tiếng Việt đã được đưa

vào môn Ngữ văn của nhà trường với tư cách là một bộ phận quan trọng nhằm
rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
2. Môn Tiếng Việt ở nhà trường phổ thông cơ sở có vị trí, nhiệm vụ, vai trò
quan trọng, Nó là một môn học độc lập có vị trí đặc biệt quan trọng so với các
môn học khác. Tính đặc biệt được thể hiện ở hai đặc trưng cơ bản :
- Là môn học cung cấp những kiến thức khoa học về đối tượng “Tiếng Việt”.
- Là môn học công cụ, tức là môn học nhằm hướng dẫn cách sử dụng, cách
dùng Tiếng Việt (phục vụ cho mình nó và cho các môn học khác).

Giáo viên: Trần Thị Mỹ Lâm – Trường THCS Đông Thái

5



“ Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS ”

3.Trong chương trình Tiếng Việt ở THCS, Tiếng Việt tồn tại với tư cách là
môn học có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh ( HS) những tri thức ngôn ngữ học,
hệ thống Tiếng Việt, quy tắc hoạt động và những sản phẩm của nó trong hoạt
động giao tiếp. Mặt khác, Tiếng Việt là một công cụ giao tiếp và tư duy, nên
môn Tiếng Việt còn đảm nhiệm thêm một chức năng kép mà các môn học khác
không có. Đó là chức năng trang bị cho học sinh công cụ để giao tiếp: tiếp nhận
và diễn đạt mọi kiến thức trong nhà trường.
Như vậy, môn Tiếng Việt là một trong những môn học có tầm quan trọng đặc

biệt trong các môn khoa học xã hội và nhân văn, có vai trò trọng yếu trong việc
và giữ gìn và phát huy tiếng nói dân tộc.
4. Quan niệm lỗi về từ ngữ, về câu và nguyên tắc chữa:
- Được coi là "lỗi" khi :
+ Sai chuẩn mực Tiếng Việt, ngữ pháp Tiếng Việt, đến tư duy logic trong
câu.
+ Viết từ sai chính tả, ngữ nghĩa không rõ ràng, hiểu sai nghĩa của từ, sai
quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu.
+ Dùng thiếu hoặc thừa quan hệ từ trong câu, hoặc dùng quan hệ từ mà
không có tác dụng liên kết câu.
- Nguyên tắc chữa:
+ Đạt chuẩn Tiếng Việt.

+ Sai đâu sửa đó.
+ Trong trường hợp cụ thể có thể đưa ra nhiều phương án để thấy sự phong
phú, đa dạng trong hành văn Tiếng Việt.
B.CỞ SỞ THỰC TIỄN
1. Từ sách giáo khoa
Bộ giáo dục và đào tạo đã đề cập đến vấn đề chữa lỗi về từ và câu ngay từ
đầu cấp học. Cụ thể:
- Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 6 có 4 tiết:
+ Học kỳ I có hai tiết: Chữa lỗi dùng từ. Đó là tiết 23 và tiết 27.
Giáo viên: Trần Thị Mỹ Lâm – Trường THCS Đông Thái

6



“ Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS ”

+ Học kỳ II có hai tiết: Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ. Đó là tiết 120 và tiết 127.
- Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7 có hai tiết:
+ Tiết 33: Chữa lỗi về quan hệ từ.
+ Tiết 61: Chuẩn mực sử dụng từ.
- Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8 có một tiết:
+ Tiết 122: Chữa lỗi diễn đạt ( lỗi logic)
- Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9 có một tiết:
+ Tiết 34: Trau dồi vốn từ.

Như vậy trong cả bốn khối lớp có 8 tiết chữa lỗi về từ và câu có tới 6 tiết đã
trực tiếp đưa ra các lỗi thường gặp về từ và câu của học sinh, hai tiết còn lại (1
tiết ở lớp 7, một tiết ở lớp 9) gián tiếp đưa ra các lỗi thường gặp về từ và câu của
học sinh, giúp các em nhận biết được các lỗi, từ đó rút ra kinh nghiệm và sửa
chữa.
2. Từ thực tiễn
Từ việc kiểm tra vở bài tập Tiếng Việt, chấm bài Tập làm văn và thực tế giao
tiếp với HS cho thấy: một số HS trường THCS Đông Thái còn mắc nhiều lỗi về
từ ngữ và câu, lỗi diễn đạt (logic). Đây là vấn đề bức thiết cần khắc phục vì nó
ảnh hưởng đến kết quả học tập môn Ngữ Văn nói riêng và các môn học khác nói
chung. Vì vậy, cần phải khắc phục vấn đề này sao cho việc lựa chọn từ ngữ,
dùng từ, đặt câu thích hợp, đạt hiệu quả cao trong học tập của các em.


Chương II
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ KHẢO SÁT THỰC TẾ CÁC LỖI VỀ TỪ NGỮ
VÀ CÂU, LỖI DIỄN ĐẠT (LÔ GIC) TRONG CÁC BÀI TẬP TIẾNG VIỆT
VÀ BÀI TẬP LÀM VĂN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS ĐÔNG THÁI
A. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA:

Giáo viên: Trần Thị Mỹ Lâm – Trường THCS Đông Thái

7



“ Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS ”

Sau khi xem sét các bài tập Tiếng Việt và bài tập TLV của học sinh Trường
THCS Đông thái đầu năm học 2012-2013. Số lỗi mà các em mắc phải được
thống kê bằng bảng dưới đây:
Lỗi sai

Lớp

Lớp

Lớp


Lớp

6C

7D

8A

9E

Lỗi về từ ngữ

- Lỗi do dùng từ thừa, từ trùng lặp.

16/30 13/26

14/25 12/23

- Lỗi do dùng từ không đúng nghĩa, đúng âm.

19/30 12/26

12/25 10/23


- Lỗi do dùng từ công thức sáo rỗng.

10/30 11/26

11/25 15/23

- Lỗi do dùng từ có sắc thái không phù hợp.
Lỗi về câu

15/30 10/26

12/25 16/23


- Câu thiếu chủ ngữ.

15/30 12/26

13/25 11/23

- Câu thiếu vị ngữ.

14/30 11/26

12/25


9/23

- Câu thiếu cả chủ ngữ, vị ngữ.

12/30

8/25

8/23

9/26


- Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần 16/30 12/26

13/25 12/23

trong câu.
Lỗi về quan hệ từ
- Câu thiếu quan hệ từ.

14/30 10/26

13/25 13/23


- Câu thừa quan hệ từ.

15/30

9/26

14/25 12/23

- Câu dùng quan hệ từ mà không có tác dụng 13/30 12/26

11/25 11/23


liên kết.
Lỗi về diễn đạt
- Không nắm vững kiến thức về cấp độ khái 15/30 12/24

12/25 11/23

quát của nghĩa từ ngữ.
- Không nắm vững về trường từ vựng.
13/30 13/24 13/25 12/23
B. KHẢO SÁT THỰC TẾ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
I. LỖI VỀ TỪ NGỮ

Dân gian ta có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” để
khẳng định sự phong phú, cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt nhưng đồng thời cũng
khẳng định sự phức tạp của việc sử dụng Tiếng Việt. Chính vì lẽ đó mà trong
các bài tập Tiếng Việt và bài Tập làm văn của học sinh thường mắc rất nhiều lỗi
Giáo viên: Trần Thị Mỹ Lâm – Trường THCS Đông Thái

8


“ Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS ”

khi dùng từ, đặt câu, khi phân tích ngữ pháp của các câu. Lỗi ấy không phải do

các em không nắm được ngôn ngữ và các quy tắc ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ mà
phần nhiều là do suy nghĩ của các em thiếu cẩn thận, lười suy nghĩ, trình độ tư
duy và trình độ hiểu biết còn hạn chế. Vì thế giáo viên cần phải tìm ra nguyên
nhân và tìm cách khắc phục cho các em.
1. Lỗi dùng thừa từ – từ trùng lặp
Là lỗi do dùng nhiều lần một từ trong câu, trong những câu liền kề nhau, dùng
trong cùng một câu những từ đồng nghĩa với nhau.
a.Ví dụ
Ví dụ 1: Trong học tập, bạn bè phải biết giúp đỡ nhau, bạn bè cùng trao
đổi kinh nghiệm học tập, bạn bè phải cùng nhau tiến bộ hơn.
(Trần Đình Trung - 9E)
Ví dụ 2: Câu tục ngữ nói lên vấn đề có công mài sắt mới có ngày nên kim

được, muốn có cái kim tốt chúng ta phải học hỏi nhiều, câu tục ngữ rất ngắn
gọn nhưng đem đến cho chúng ta một bài học quý giá bởi câu tục ngữ là
những kinh nghiệm được đúc rút lâu đời trong dân gian.
(Vũ Thị Thu Hường 7D)
Ví dụ 3: Câu tục ngữ như một chân lý vĩnh hằng, bất biến, một châm
ngôn hành động vô giá, nâng đỡ con người.
(Bùi Thị Hà My 7D)
b. Nhận xét
Ví dụ 1: Dùng từ trùng lặp “ bạn bè”.
Ví dụ 2: Dùng từ thừa: “câu tục ngữ”.
Ví dụ 3: Dùng thừa 2 từ đồng nghĩa: “ vĩnh hằng, bất biến”.
Những lỗi này làm cho câu văn rườm rà, lủng củng, đơn điệu chứng tỏ sự

nghèo nàn của người viết về vốn từ.
c, Cách chữa
Ví dụ 1: Bỏ từ trùng lặp “ bạn bè”, câu trở thành:
Trong học tập, bạn bè phải biết giúp đỡ nhau, cùng nhau trao đổi kinh
nghiệm học tậ , và phải cùng nhau tiến bộ hơn.
Giáo viên: Trần Thị Mỹ Lâm – Trường THCS Đông Thái

9


“ Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS ”


Ví dụ 2: Bỏ cụm từ “ Câu tục ngữ” (thứ ba) thay bằng từ “đây”, câu trở
thành:
Câu tục ngữ nói lên vấn đề có công mài sắt mói có ngày nên kim, câu tục
ngữ rất ngắn gọn nhưng đem đến cho chúng ta một bài học quý giá bởi đây là
những kinh nghiệm được đúc rút lâu đời trong dân gian.
Ví dụ 3: Bỏ từ “ vĩnh hằng”, câu sẽ như sau:
Câu tục ngữ như một chân lý bất biến, một châm ngôn hành động vô giá,
nâng đỡ con người.
2. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa, không đúng âm
Đây là do việc dùng từ sai hoàn toàn về nghĩa hoặc không đúng sắc thái, hoặc
không đúng hình thức ngữ âm.
a.Ví dụ

Ví dụ 1: Do bàng quang nên nó làm hỏng việc.
(Nguyễn Văn Mạnh)
Ví dụ 2: Trong dòng văn học lãng mạng, Hàn Mạc Tử xuất hiện như một
ngôi sao sáng.
( Nguyễn Mạnh Thắng)
Ví dụ 3: Anh Trỗi vẫn hiên ngang đến phút chót lọt.
(Lê Thị Hà)
Ví dụ 4: Kiên trì nhẫn nại là một một đức tính vô cùng tuyệt vời, vô cùng
quý giá.
( Nguyễn Thị Thủy)
b. Nhận xét
Dùng các từ “ bàng quang”, “ lãng mạng” không phù hợp với nghĩa.

Ví dụ 1+2: Nhầm lẫn giữa hai từ có âm gần giống nhau nhưng nghĩa khác hẳn
nhau: “bàng quang”( bộ phận cơ thể người) nhầm với “ bàng quan” ( thái độ
ứng xử thờ ơ không quan tâm của con người).
Ví dụ 3: Từ “ chót lọt” không phù hợp với nghĩa.
Ví dụ 4: Dùng từ “ vô cùng tuyệt vời” không phù hợp với nghĩa.
c. Cách sửa
Giáo viên: Trần Thị Mỹ Lâm – Trường THCS Đông Thái

10


“ Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS ”


Ví dụ 1 : Thay thế “ bàng quang” bằng “bàng quan”, câu trở thành: “ Do
bàng quan nên nó làm hỏng việc”.
Ví dụ 2: Thay “ lãng mạng” bằng “ lãng mạn”, câu sẽ là:
Trong dòng Văn học Lãng mạn, Hàn Mạc Tử xuất hiện như một ngôi sao
sáng.
Ví dụ 3: Thay “chót lọt” bằng “cuối cùng”, câu trở thành:
Anh Trỗi vẫn hiên ngang đến phút cuối cùng.
Ví dụ 4: Bỏ cụm từ “vô cùng tuyệt vời”, câu sẽ là:
Kiên trì nhẫn nại là một đức tính vô cùng quý giá.
3. Lỗi do dùng từ công thức sáo rỗng
Đây là lỗi do dùng các từ mà nghĩa đã quá quen thuộc, sáo mòn về hình

tượng, tính truyền cảm, không tạo được vẻ đẹp riêng của cái định phản ánh.
a. Ví dụ:
Ví dụ 1: Câu tục ngữ: “ Có công mài sắt có ngày nên kim” tuyệt hay, nó
khuyên nhủ con người phải rèn luyện bản lĩnh trau dồi tính kiên trì nhẫn
nại.
(Nguyễn Thanh Lương)
Ví dụ 2: Chiều nay, khi nào hoàng hôn xuống, anh chở hàng ra chợ nhé.
Ví dụ 3: Mỗi câu tục ngữ là một chân lý vô giá, chỉ cho con người đi đến
đỉnh vinh quang.
(Đỗ Trọng Trung)
b. Nhận xét
Ví dụ 1: Dùng từ “tuyệt hay” là từ sáo rỗng không diễn tả đúng nghĩa, tình

cảm của người nói. Làm cho câu văn trở nên hời hợt, mờ nhạt, thiếu sáng tạo.
Ví dụ 2: Cụm từ “hoàng hôn xuống” không phù hợp với phong cách ngôn
ngữ sinh hoạt.
Ví dụ 3: Cụm từ “đi đến đỉnh vinh quang” không phù hợp.
c. Cách chữa
Ví dụ 1: Thay từ “tuyệt hay” bằng cụm từ “rất sâu sắc” , câu trở thành:

Giáo viên: Trần Thị Mỹ Lâm – Trường THCS Đông Thái

11



“ Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS ”

Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” rất sâu sắc, nó khuyên
nhủ con người phải rèn luyện bản lĩnh trau dồi tính kiên trì nhẫn nại.
Ví dụ 2: Bỏ cụm từ “khi nào hoàng hôn xuống”, câu trở thành:
Chiều nay, anh chở hàng ra chợ nhé.
Ví dụ 3: Thay cụm từ “đi đến đỉnh vinh quang” bằng cụm từ “con đường
dẫn đến thành công”, câu sẽ là:
Mỗi câu tục ngữ là một chân lý vô giá, chỉ cho con người con đường dẫn
đến thành công.
4. Lỗi do dùng từ có sắc thái không phù hợp
a.Ví dụ

Ví dụ 1: Hôm nay, trời nắng to kinh khủng.
(Đỗ Thị Trang)
Ví dụ 2: Sau mấy câu tự giới thiệu, họ ngồi xuống trò truyện tâm đầu ý
hợp.
(Chu Công Minh)
Ví dụ 3: Thúy Kiều bày tỏ lòng yêu thương và lời thề vô cùng thủy chung
son sắt với Kim Trọng.
( Trần Thị Luyến)
b. Nhận xét
Các từ, cụm từ “kinh khủng”, “tâm đầu ý hợp” “vô cùng”, có sắc thái
không phù hợp.
c. Cách sửa

Ví dụ 1: Bỏ từ “kinh khủng”, câu trở thành: “ Hôm nay, trời nắng to”.
Ví dụ 2: Bỏ cụm từ “tâm đầu ý hợp”, câu sẽ là: “Sau mấy câu tự giới
thiệu, họ ngồi xuống trò chuyện”.
Ví dụ 3: Bỏ từ “vô cùng”, câu sẽ là: “Thúy Kiều bày tỏ lòng yêu thương và
lời thề thủy chung son sắt với Kim Trọng.”
* Nguyên nhân mắc lỗi
Sở dĩ học sinh mắc lỗi về từ như trên là :
- Do tính cẩu thả và sơ xuất khi làm bài và trong suy nghĩ.
Giáo viên: Trần Thị Mỹ Lâm – Trường THCS Đông Thái

12



“ Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS ”

- Do trình độ nhận thức còn hạn chế, viết mà không hiểu là mình viết gì.
- Do chưa hiểu hết nghĩa của từ hoặc do hoàn toàn hiểu sai lệch nghĩa của từ
nên chủ quan không suy nghĩ cẩn thận.
- Do học sinh mất gốc từ lớp dưới, lên lớp 9 các em không nắm được những
kiến thức mà giáo viên truyền đạt nên không ý thức được cái sai của mình.
- Do năng lực cảm thụ từ còn hạn chế nên dùng từ trở nên tùy tiện sai phong
cách.
II. LỖI VỀ CÂU
Câu là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ , chứa đựng một nội dung thông báo

hoàn chỉnh, được cấu tạo theo nguyên tắc ngữ pháp nhất định và luôn gắn với
một ngữ điệu nhất định.
Câu được gọi là đúng khi nó tuân theo đúng quy tắc cấu tạo, nghĩa là câu
phải mang một nội dung thông báo hoàn chỉnh, nó phải đầy đủ thành phần, danh
giới giữa các thành phần phải rõ ràng, rành mạch. Ngược lại là câu sai.
Để có được những bài văn hay, nhưng câu nói đúng người viết cần có những
hiểu biết nhất định về câu như: cấu tạo của câu, cách tổ chức các thành phần
câu, mối quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu và giữa câu với câu. Nếu
thiếu hiểu biết về câu sẽ dẫn đến việc sử dụng câu sai, câu thiếu thành phần, câu
chưa phân định rõ mối quan hệ giữa các thành phần câu hoặc lỗi do không phân
định rõ mối quan hệ giữa các vế câu hoặc giữa câu với câu…
Lỗi về câu trong các bài viết của học sinh có rất nhiều vẻ, nhiều dạng khác

nhau. Xét một cách khái quát ta thấy có một số lỗi chủ yếu sau:
1. Không phân định rõ thành phần trạng ngữ và chủ ngữ
a. Ví dụ:
Ví dụ 1 : Qua bài thơ “ Viếng lăng Bác” cho ta thấy tình cảm yêu kính
chân thành của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ.
( Lê Thế Mạnh)
Ví dụ 2: Trong truyện “Trạng Quỳnh” đã thể hiện tinh thần phản phong
quyết liệt của nhân dân ta.
( Lê Mạnh Tiến)
Giáo viên: Trần Thị Mỹ Lâm – Trường THCS Đông Thái

13



“ Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS ”

b. Nhận xét
Các em không phân biệt được trạng ngữ và chủ ngữ của câu, nhập chủ ngữ
vào trong thành phần phụ trạng ngữ. Việc này làm cho người đọc khó hiểu, câu
văn lủng củng, thiếu lô gic, tối ý.
c. Cách chữa
Ví dụ 1: Tạo cho câu chủ ngữ mới và giữ nguyên trạng ngữ của câu .
Cụ thể:
- Cách 1: Qua bài thơ “ Viếng lăng Bác”, Viễn Phương cho ta thấy tình

cảm yêu quý chân thành của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ.
- Cách 2 : Bỏ từ “qua”, biến thành phần trạng ngữ thành chủ ngữ trong câu:
Bài thơ “Viếng lăng Bác” cho ta thấy tình cảm yêu quý chân thành của
nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ.
Ví dụ 2:
- Cách 1: Bỏ từ “trong” câu trở thành: Truyện “Trạng Quỳnh” đã thể
hiện tinh thần phản phong quyết liệt của nhân dân ta.
- Cách 2: Thêm cụm từ “tác giả dân gian”, câu trở thành: Trong truyện
“Trạng Quỳnh”, tác giả dân gian đã thể hiện tinh thần phản phong quyết liệt
của nhân dân ta”.
2. Lỗi không phân định định ngữ, phần phụ chú và vị ngữ.
a. Ví dụ:

Ví dụ 1: Nam Cao nhà văn lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của khuynh
hướng Văn học Hiện thực phê phán.
(Nguyễn Thị Thanh Tâm)
Ví dụ 2 : Truyện ngắn “ Lão Hạc” một tác phẩm đặc sắc có giá trị hiện
thực sâu sắc.
( Nguyễn Minh Hằng)
Ví dụ 3 : Cặp mắt long lanh của Thái Văn A mà Xuân Miễn gọi là mắt
thần canh biển.
(Bùi Phương Thảo)
b. Nhận xét.
Giáo viên: Trần Thị Mỹ Lâm – Trường THCS Đông Thái


14


“ Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS ”

Ví dụ 1+2 : Học sinh đã nhầm yếu tố phụ “nhà văn lớn, nhà nhân đạo chủ
nghĩa lớn của khuynh hướng Văn học Hiện thực phê phán” , “ một tác
phẩm đặc sắc có giá trị hiện thực sâu sắc” là thành phần vị ngữ của câu.
Ví dụ 3: Học sinh nhầm định ngữ là chủ ngữ của câu.
Sử dụng câu không phân định rõ ràng định ngữ, phần phụ chú, vị ngữ dẫn
đến việc hiểu sai nội dung định thông báo của câu làm câu chưa thoát ý.
c. Cách sửa

Đối với loại lỗi này, chỉ có thể sửa bằng cách thêm vào trong câu những từ
ngữ cần thiết phù hợp với nội dung và hình thức của câu.
Ví dụ 1: Bỏ dấu phẩy thêm vào trước thành phần phụ chữ “là” để tạo vị
ngữ.
Câu có dạng “Nam Cao là nhà văn lớn , nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của
khuynh hướng Văn học Hiện thưc phê phán”.
Ví dụ 2: Bỏ dấu phẩy thêm từ “là” để tạo vị ngữ : Truyện ngắn “Lão Hạc”
là một tác phẩm đặc sắc có giá trị hiện thực sâu sắc.
Ví dụ 3: Bỏ từ “mà” câu trở thành : Cặp mắt long lanh của Thái Văn A,
Xuân Miễn gọi là mắt thần canh biển.
3. Câu không phân định trật tự cần có của thành phần câu
Đây là loại lỗi mà khi viết học sinh sắp xếp trật tự các thành phần trong câu

một cách lộn xộn làm cho câu văn khó hiểu.
a. Ví dụ:
Ví dụ 1: “Cùng với các nhà thơ khác xuất sắc, Hồ Xuân Hương đã lên án
chế độ phong kiến bất công”.
(Nguyễn Tiến Mạnh)
Ví dụ 2: “Qua mỗi lần như vậy người ta sẽ tích lũy được nhiều kinh
nghiệm và thành công nhất định về sau”.
( Nguyễn Thị Thanh Tâm)
b. Nhận xét
Ví dụ 1: Học sinh chưa chú ý tới trật tự của từ là yếu tố phụ miêu tả cho
danh từ. Cách nói “các nhà thơ khác xuất sắc” ở ví dụ trên làm người đọc khó
Giáo viên: Trần Thị Mỹ Lâm – Trường THCS Đông Thái


15


“ Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS ”

hiểu và dễ hiểu nhầm là Hồ Xuân Hương không phải là nhà thơ xuất sắc. Tuy
nhiên, ý định của người viết lại không loại Hồ Xuân Hương ra khỏi các nhà thơ
xuất sắc mà muốn xếp vào đó.
Ví dụ 2: Cụm từ “thành công nhất định về sau” sắp xếp không hợp lí.
c. Cách sửa
Ví dụ 1: Đảo lại trật tự từ: từ “khác” đứng sau “xuất sắc” câu văn sẽ tường

minh hơn:
“Cùng với các nhà thơ xuất sắc khác, Hồ Xuân Hương đã lên án chế độ
phong kiến bất công”.
Ví dụ 2: Sắp xếp lại thành phần câu vế sau:
“ Qua mỗi lần như vậy, người ta sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm và về
sau nhất định thành công”.
III. LỖI QUAN HỆ TỪ, LỖI VỀ QUAN HỆ Ý NGHĨA GIỮA CÁC BỘ
PHẬN TRONG CÂU VÀ GIỮA CÂU VỚI CÂU
Giữa câu với câu và giữa các bộ phận trong câu thường có quan hệ ý nghĩa
nhất định. Những quan hệ ý nghĩa này được biểu thị bằng trật tự tuyến tính của
các bộ phận đó với nhau, hoặc bằng những phương tiện liên kết khác như quan
hệ từ chẳng hạn. Khi viết, nếu không khéo dùng những phương tiện thích hợp để

làm bộc lộ mối quan hệ ấy thì câu sẽ tối nghĩa hoặc không thể hiểu được.
Lỗi về quan hệ ý nghĩa của câu có thể chia làm hai loại:
1. Không phân định rõ quan hệ giữa các vế câu, hoặc giữa câu với câu
a. Ví dụ
Ví dụ 1: Vì phong trào “Ba đảm đang” đang phát triển sôi nổi khắp nơi,
nên chị em phụ nữ chúng ta đã đóng góp nhiều thành tích to lớn vào công
cuộc đấu tranh chống ngoại xâm xây dựng Tổ quốc giàu mạnh.
( Nguyễn Thị Dung)
Ví dụ 2: Chị Dậu rất cần cù chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng
con.
Ví dụ 3 : Mắt đăm đăm nhìn ra cửa bể, ta thấy Kiều dõi theo cánh buồm
thấp thoáng mà nghĩ đến cảnh cô đơn của mình.

Giáo viên: Trần Thị Mỹ Lâm – Trường THCS Đông Thái

16


“ Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS ”

( Bùi Thị Minh Nguyệt)
b. Nhận xét:
Ví dụ 1+2: Quan hệ giữa các thành phần câu không hợp lí. Vế 1 không phải
là nguyên nhân của điều được nói ở vế 2.
Ví dụ 3: Người đọc dễ hiều là: kẻ “đăm đăm nhìn ra cửa bể” và nghĩ đến

cảnh ngộ cô đơn của mình ở đây là “ta” chứ không phải nàng Kiều như người
viết muốn nói . Quan hệ giữa các vế trong câu không ăn khớp.
c. Cách sửa:
Ví dụ 1:
- Cách 1: Bỏ từ “vì” và cụm từ “đang phát triển sôi nổi khắp nơi”, thêm
cụm từ “hưởng ứng”.
Hưởng ứng phong trào "Ba đảm đang", chị em phụ nữ chúng ta đã đóng
góp nhiều thành tích to lớn vào công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm xây
dựng Tổ quốc giàu mạnh.
- Cách 2: Bỏ từ “vì”, “chúng ta” thay từ “nhờ”
Nhờ phong trào “ Ba đảm đang „ đang được phát triển sôi nổi khắp nơi,
nên chị em phụ nữ đã đóng góp nhiều thành tích to lớn vào công cuộc đấu

tranh chống giặc ngoại xâm xây dựng Tổ quốc giàu mạnh.
2. Không phân định rõ những bổ ngữ có cách chi phối khác nhau
a.Ví dụ:
Thực tế khách quan cho thấy: thành công chỉ có thể có qua những lần
rút kinh nghiệm, khắc phục từ những thất bại bước đầu.
b. Nhận xét:
Ví dụ này có “từ những thất bại bước đầu” là bổ ngữ đứng sau động từ
"khắc phục". Tuy nhiên, người ta chỉ nói “rút kinh nghiệm từ...” còn với
“khắc phục” thì không thể dùng quan hệ “từ” được. Lỗi ở ví dụ này là: học
sinh không phân định rõ những bổ ngữ có cách chi phối khác nhau.
c.Cách sửa


Giáo viên: Trần Thị Mỹ Lâm – Trường THCS Đông Thái

17


“ Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS ”

- Cách 1 : Có thể tách thành : “Thực tế khách quan cho ta thấy: thành
công chỉ có thể có qua những lần rút kinh nghiệm từ những thất bại bước
đầu và khắc phục chúng”.
- Cách 2: bỏ từ “từ’:
“Thực tế khách quan cho ta thấy: thành công chỉ có thể có qua những lần

rút kinh nghiệm, khắc phục những thất bại bước đầu”.
* Nguyên nhân mắc lỗi:
- Học sinh chưa ý thức được các thành phần và vị trí các thành phần trong
câu nên mắc các lỗi về trật tự các thành phần và nhầm lẫn sự chi phối các bổ
ngữ.
- Học sinh còn quá sơ sài, cẩu thả trong suy nghĩ, trong cách viết nên mắc
các lỗi không đáng.
- Các em chưa có thái độ học tập nghiêm túc.
4. LỖI VỀ DIỄN ĐẠT ( LO-GIC)
Loại lỗi này không phải là lỗi ngữ pháp như lỗi câu không có thành phần
chính hoặc sử dụng sai dấu câu mà là loại lỗi liên quan đến khả năng tư duy của
người viết ( nói ).

1. Lỗi do không nắm vững kiến thức về cấp độ khái quát của nghĩa từ
ngữ.
a.Ví dụ
- Ví dụ 1 : Người tàn tật là người mù.
- Ví dụ 2 : Sinh viên là những người đang theo học Đại học Sư phạm.
b.Nhận xét:
- Ví dụ 1: có cấu trúc danh 1 + là + danh 2 trong đó danh 1 ( người tàn tật) có
quan hệ cùng loại với danh 2 ( người mù). Danh 1 lại bao hàm danh 2 (danh 1 >
danh 2) vì thế câu này là sai lô gic.
- Ví dụ 2: có kiểu cấu trúc danh 1 là danh 2, điều kiện đúng là danh 1< danh2
nghĩa là danh2 phải bao hàm danh1. Muốn chữa câu này ta phải đảo vị trí của chủ
ngữ và vị ngữ.

c. Cách chữa:
Giáo viên: Trần Thị Mỹ Lâm – Trường THCS Đông Thái

18


“ Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS ”

- Ví dụ 1: Muốn chữa câu này ta phải đảo trật tự cấu trúc các câu để hợp
logic. Câu đúng sẽ là:
Người mù là người tàn tật.
- Ví dụ 2: Câu đúng là:

Những người đang theo học Đại học Sư phạm là sinh viên.
2. Lỗi không nắm vững về trường từ vựng.
a. Ví dụ
- Ví dụ 1: Na, mít, mía, bưởi, chôm chôm đều là những cây ăn quả có giá
trị.
- Ví dụ 2: Tơ ươm đến đâu, tư thương đón mua ngay.
b. Nhận xét:
- Ví dụ 1: các yếu tố: na, mít, mía, bưởi, chôm chôm là chủ ngữ phải là
những từ ngữ thuộc cùng một trường từ vựng biểu thị khái niệm thuộc phạm trù
cây ăn quả. ở đây "mía" không thuộc phạm trù cây ăn quả, do vậy câu này thừa
từ "mía".
- Ví dụ 2: trong câu này từ “đâu” và “đấy” mới cùng trường từ vựng còn

“đâu” và “ngay” không cùng trường từ vựng do đó không đảm bảo quan hệ hô
ứng. Ta có thể thêm sau từ “ngay” bằng từ "đấy" để hoàn chỉnh câu.
c. Cách sửa:
- Ví dụ 1: Na, mít, bưởi, chôm chôm đều là những cây ăn quả có giá trị.
- Ví dụ 2: Tơ ươm đến đâu, tư thương đón mua ngay đến đấy.
Trên đây, tôi đã tiến hành khảo sát thực tiễn và đưa ra một số lỗi cơ bản về
cách dùng từ, đặt câu mà học sinh Trung học cơ sở thường mắc. Nguyên nhân
mắc lỗi có nhiều, nhưng nhìn một cách tổng quát nhất là do học sinh thiếu hiểu
biết về ngôn ngữ Tiếng Việt như những kiến thức về: từ vựng, ngữ pháp... Lý do
của sự thiếu hiểu biết trên là do đâu? Chắc chắn lỗi thuộc về học sinh là chính,
có thể là do các em chủ quan, không chủ động học hỏi... nhưng không phải
không có phần trách nhiệm về người giáo viên. Vậy đứng trước tình trạng trên

cần phải có giải pháp gì để khắc phục được lỗi mà học sinh thường mắc. Đây là
một vấn đề không phải chỉ có ngành giáo dục mới có trách nhiệm quan tâm, chú
Giáo viên: Trần Thị Mỹ Lâm – Trường THCS Đông Thái

19


“ Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS ”

ý, trong đó còn có vai trò của từng cá nhân. Với ý thức cá nhân, tôi muốn được
đóng góp tiếng nói nhỏ bé của mình vào vấn đề này với mong muốn giúp các
em học tốt hơn môn NgữVăn và đạt hiệu quả cao trong hoạt động giao tiếp.


Chương III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Các lỗi về từ ngữ, về câu xuất hiện phổ biến trong bài làm của học sinh, nếu
không tránh được các lỗi này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Chính vì lẽ đó việc
khắc phục các lỗi về từ, về câu ngay từ bây giờ khi các em vẫn ngồi trên ghế nhà
trường là điều cần thiết và cần giải quyết kip thời. Nếu khắc phục được các lỗi
này, kết quả đầu tiên là sẽ tạo ra cho bài văn của các em sự chuẩn xác, mạch lạc,
Giáo viên: Trần Thị Mỹ Lâm – Trường THCS Đông Thái

20



“ Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS ”

phong phú, hấp dẫn. Nhưng muốn khắc phục có hiệu quả trước hết phải có các
biện pháp đúng đắn, hợp lý.
A. GIẢI PHÁP TÌNH THẾ
Trong mỗi giờ học, học sinh cần tích lũy nhiều vốn từ, nghĩa của từ để có sự
vận dụng đúng đắn và có ý thức về cách dùng từ, đặt câu trong bài viết của
mình.
Là người trực tiếp giảng dạy, giáo viên cần nắm vững đặc điểm nhận thức
của từng lứa tuổi để có biện pháp truyền đạt sao cho phù hợp và để bài giảng đạt
hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, giáo viên phải là người chỉ đạo cho các em thấy

rõ lỗi sai của mình, nguyên nhân, cách chữa lỗi: chữa bài tập trên lớp, trong các
giờ truy bài, giờ trả bài. Sau đây là giáo án minh họa cho việc chữa lỗi về từ và
câu do Bộ giáo dục và đào tạo đưa vào chương trình dạy học trong nhà trường
THCS hiện nay.

GIÁO ÁN 1 (LỚP 6)
Tiết 27 CHỮA LỖI DÙNG TỪ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS: - Nhận ra được những lỗi thông thường về nghĩa của từ
- Có ý thức dùng từ đúng nghĩa, sửa được các lỗi dùng từ sai nghĩa.
B/ CHUẨN BỊ
Giáo viên: Trần Thị Mỹ Lâm – Trường THCS Đông Thái


21


“ Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS ”

- GV: Soạn bài, một số lỗi sai mà HS thường mắc trong bài TLV số 1.
- HS: + Đọc trước bài ở nhà:
+ Đọc và tra từ điển Hán Việt những lỗi thường mắc phải.
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng làm bài tập.

- Gạch chân dưới các từ không đúng và sửa lại cho đúng các từ đó trong các
câu văn sau:
+ Những yếu tố kì ảo tạo nên giá trị tản mạn trong truyện cổ tích.
+ Đô vật là những người có thân hình lực lượng.
- Chỉ ra các từ lặp và tìm từ thay thế phù hợp cho từ lặp trong các đoạn văn
sau:
+ Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của công chúa và
Thạch Sanh tưng bừng nhất kinh kỳ:
+ Vừa mừng vừa sợ Lý Thông không biết làm thế nào. Cuối cùng, Lý
Thông truyền cho dân mở hội hát xướng 10 ngày để nghe ngóng.
3. Bài mới
Giáo viên dẫn vào bài:

Từ có thể biểu hiện một nghĩa hoặc nhiều nghĩa. Những nghĩa này của từ có
thể tồn tại một cách tiềm tàng trong hệ thống ngôn ngữ. Chỉ khi từ đi vào hoạt
động giao tiếp, những nghĩa này mới hiện thực hóa một cách cụ thể và rõ ràng.
Do vậy, việc nắm nghĩa và sử dụng được đúng nghĩa của từ trong hoạt động
giao tiếp là một việc làm cần thiết.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
I. Phát hiện và sửa lỗi
1. Phát hiện lỗi
Giáo viên cho HS đọc phần I sách giáo khoa Ngữ Văn 6 Tập 1/tr 75
Giáo viên yêu cầu HS gạch dưới các từ dùng sai nghĩa trong 3 câu a,b,c và
đặt câu hỏi:
- Các từ dùng sai nghĩa trong a,b,c là những từ nào?

Giáo viên: Trần Thị Mỹ Lâm – Trường THCS Đông Thái

22


“ Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS ”

- Tại sao mắc lỗi như vậy?
- Cách sửa trước mắt và lâu dài như thế nào?
* Các từ dùng sai nghĩa là:
a, “Yếu điểm”
b, “đề bạt”

c, “chứng thực”
Nếu HS không phát hiện được các từ sai GV có thể gợi ý cho HS hoặc để
các em nói cách hiểu của mình về nội dung cả câu rồi trên cơ sở hiểu cả câu mà
tìm từ dùng sai nghĩa. Nghĩa của các từ trên là:
a, Yếu điểm: điểm quan trọng.
b, Đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn (thường do cấp có thẩm quyền cao quyết
đinh mà không phải do bầu cử).
c, Chứng thực: xác nhận là đúng sự thực.
2. Sửa lỗi
Dựa trên cơ sở phân tích nghĩa của từ bị dùng sai GV hướng dẫn HS sửa lỗi.
Có thể thay thế các từ dùng sai trên bằng các từ sau:
a, Thay “yếu điểm” bằng “nhược điểm” (điểm còn yếu, kém) hoặc "điểm

yếu":
b, Thay “đề bạt” bằng “bầu chọn” (bằng cách bỏ phiếu hoặc biểu quyết để
giao cho làm đại biểu hoặc giữ một chức vụ nào đấy).
c, Thay “chứng thực” bằng “chứng kiến” (trông thấy tận mắt sự việc nào
đó xảy ra).
3. Nguyên nhân và cách khắc phục
Giáo viên gọi HS nêu những nguyên nhân dẫn đến việc mắc lỗi và hướng
khắc phục.
Có thể nêu một số nguyên nhân chính sau:
- Không biết nghĩa của từ:
- Hiểu sai nghĩa của từ:
- Hiểu nghĩa không đầy đủ.

* Hướng khắc phục:
Giáo viên: Trần Thị Mỹ Lâm – Trường THCS Đông Thái

23


“ Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS ”

- Không hiểu hoặc hiểu chưa rõ nghĩa thì chưa dùng:
- Muốn hiểu đúng nghĩa của từ thì đọc sách báo, tra từ điển và có thói quen
giải nghĩa từ theo 2 cách đã học ở bài 3, sách Ngữ văn 6, tập 1, trang 35.
II.Hướng dẫn luyện tập

Bài tập 1/tr 75: Sửa lỗi dùng từ sai
Dùng sai
Dùng đúng
Bảng (tuyên ngôn)
Bản ( tuyên ngôn)
Sáng lạng (tương lai)
Xán lạn (tương lai)
Buôn ba (hải ngoại)
Bôn ba (hải ngoại)
Thủy mặc (bức tranh)
Thủy mạc (bức tranh)
Tự tiện (nói năng)

Tùy tiện (nói năng)
Bài tập 2/tr76: GV hướng dẫn HS chọn các từ sau điền vào chỗ trống:
a , Dùng từ “ kinh khủng”
b, Dùng từ “khẩn trương”
c, Dùng từ “ băn khoăn”
Bài tập 3/tr 76: sửa lỗi dùng từ chưa chính xác
a, Bộ phận (cụ thể là tay, chân của người) thường có sự tương ứng với các
hành động như sau:
- Tống bằng tay tương ứng với một cú đấm.
- Tung bằng chân tương ứng với một cú đá.
Vì vậy, câu này có 2 cách sửa:
- Thay cú đá bằng cú đấm, giữ nguyên từ tống.

- Thay tống bằng tung, giữ nguyên cú đá.
b.- Thay thực thà bằng thành khẩn.
- Thay bao biện bằng ngụy biện.
c.- Thay tinh tú bằng tinh tuý.
- Hoặc thay cái tinh tú bằng tinh hoa.
4. Củng cố
- Nguyên nhân nào dẫn tới việc mắc lỗi về từ?
- Để khắc phục việc mắc lỗi vềtừ ta phải làm gì?
5. Dặn dò
- Về đọc từ điển Tiếng Việt.
Giáo viên: Trần Thị Mỹ Lâm – Trường THCS Đông Thái


24


“ Chữa các lỗi về từ ngữ và câu thường gặp của học sinh THCS ”

- Viết chính tả phân biệt phụ âm ch, tr.

GIÁO ÁN 2 (LỚP 6)
Tiết 127 CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ
A/ Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
- Nắm được các loại lỗi viết câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ hoặc thể hiện sai

quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu:
- Học sinh tự phát hiện và tự sửa được 2 loại lỗi trên:
- Có ý thức viết câu đúng về cấu trúc và ngữ nghĩa.
B/ Chuẩn bị
Giáo viên: Trần Thị Mỹ Lâm – Trường THCS Đông Thái

25


×