Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần vinacafe biên hòa giai đoạn 2015 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH
--------------------------------

PHẠM VĂN ĐỨC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY
CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HÒA
GIAI ĐOẠN 2015 – 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 8 NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH
---------------------------------------

PHẠM VĂN ĐỨC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY
CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HÒA
GIAI ĐOẠN 2015 – 2020
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 60340102



CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.NGUYỄN NGỌC DƢƠNG
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 8 NĂM 2015


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học

: TS.Nguyễn Ngọc Dương

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn được bảo vệ tại trường ĐH Công Nghệ tp.Hồ Chí Minh ngày 15 Tháng 08
Năm 2015
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn Thạc sỹ gồm:
TT
1
2
3
4
5

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký


Họ và tên
GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân
TS. Lại Tiến Dĩnh
TS. Phạm Thị Hà
PGS.TS. Nguyễn Thuấn
TS. Lê Quang Hùng

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆTP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 08 năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ tên học viên

: Phạm Văn Đức

Giới tính

: Nam

Ngày tháng năm sinh

: 16/04/1991


Nơi sinh

: Thái Bình

Chuyên ngành

: Quản Trị Kinh Doanh

MSHV

: 1341820116

I. TÊN ĐỀ TÀI: Một số giải pháp hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh cho
Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa giai đoạn 2015 – 2020.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG LUẬN VĂN
Luận văn này được thực hiện nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện chiến lược
kinh doanh cho Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa, giai đoạn 2015 – 2020.Nội
dung chính của luận văn gồm 3 phần:
1. Cơ sở lý luận : Trình bày khái niệm, vai trò và hệ thống lại toàn bộ các mô
hình chiến lược kinh doanh trên lý thuyết, và đề xuất mô hình chiến lược hợp

2. Phân tích tình hình kinh doanh Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa, thực
trạng trong ngành cà phê; phân tích các yếu tố bên ngoài, bên trong, các môi
trường vi mô, môi trường vĩ mô tác động đến hoạt động kinh doanh của
Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa. Thông qua phân tích, dựa trên các ma
trận các yếu tố bên trong, các yếu tố bên ngoài, ma trận SWOT, ma trận
QSPM, tìm ra giải pháp hoàn thiện chiến lược tốt nhất để doanh nghiệp áp
dụng trong giai đoạn 2015 – 2020.
3. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chiến lược cụ thể, có tính khả thi cao, phù

hợp với tình hình thực tiễn của công ty.


: Ngày 19 Tháng 01 Năm 2015

III.

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

IV.

NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : Ngày 15 tháng 08 năm 2015

V.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

: Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Dương.

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 08 năm 2015
Người thực hiện luận văn

Phạm Văn Đức


ii

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn này, trước tiên tôi xin chân thành cám ơn TS
Nguyễn Ngọc Dương đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và kinh
nghiệm cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp
này
Tôi xin gửi lời cám ơn đến các quý thầy cô trường ĐH Công Nghệ tp.Hồ
Chí Minh, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong thời
gian vừa qua.Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến bạn Đàm Ngọc Nga và gia đình
đã luôn giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thu thập số liệu. Xin cám ơn
đến Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa đã tạo điều kiện cho
tôi tham quan, quan sát, cung cấp các số liệu, thông tin và tạo những điều kiện
tốt nhất, thuận lợi nhất cho tôi trong thời gian thu thập thông tin nghiên cứu
đề tài luận văn tốt nghiệp.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình tôi, đặc biệt là Mẹ tôi, đã
luôn ở bên động viên, giúp tôi vượt qua khó khăn và luôn là hậu phương giúp

tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn.
Tác giả

Phạm Văn Đức


iii

TÓM TẮT
Đề tài luận văn “Một số giải pháp hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh cho
Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa giai đoạn 2015 – 2020” được hoàn thành tại
trường ĐH Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Hutech).
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn này là những giải pháp chiến lược
nhằm xây dựng, phát triển sản xuất kinh doanh cho Công ty Cổ phần Vinacafé Biên
Hòa. Mục đích nghiên cứu là tìm ra những giải pháp chiến lược phù hợp với tình
hình thực tiễn của công ty hiện nay, để hoàn thành công việc nghiên cứu theo mục
đích đã đề ra, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp
quan sát, phương pháp thông kê đơn giản và phương pháp chuyên gia để thực hiện
đề tài. Phạm vi nghiên cứu chính là bản thân Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa,
số liệu dùng để phân tích, tính toán có được được tác giả thu thập trực tiếp thông
qua các bản báo cáo tài chính thường niên của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa
và hiệp hội cà phê trong thời gian 5 năm trở lại đây, tính từ năm 2009 đến hết năm
2014. Bên cạnh đó, tác giả còn thu thập các số liệu gián tiếp, thông qua mạng
internet, lấy các số liệu được niêm yết công khai tại Sở giao dịch chứng khoán tp.
Biên Hòa, Đồng Nai, các số liệu thống kê tại Cục Thống kê, Tổng cục Thống kê...
để phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích, tính toán.
Bố cục của luận văn gồm 3 chương chính: Chương 1 trình bày cơ sở lý luận về
chiến lược kinh doanh.Trong chương này, tác giả hệ thống lại các lý thuyết chiến
lược, trên cơ sở đó, đề xuất các mô hình chiến lược cho Công ty Cổ phần Vinacafé

Biên Hòa. Chương 2 tập trung vào phân tích chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ
phần Vinacafé Biên Hòa và tình hình sản xuất kinh doanh cà phê trong vài năm gần
đây.Trên mô hình và sử dụng các số liệu đã thu thập, phân tích để đưa ra các giải
pháp hoàn thiện chiến lược phù hợp cho Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa giai
đoạn 2015 – 2020.Từ cơ sở đã nghiên cứu ở chương 1 và chương 2, tác giả đề xuất
cụ thể các giải pháp hoàn thiện chiến lược cho Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa
trong chương 3.


iv

ABSTRACT
Thesis "Developingbusiness strategies for JSC Vinacafé Bien Hoa period
2015 - 2020" was completed at the University of Technology of Ho Chi Minh City
(Hutech).

Study subjects of this thesis are the strategic solutions to construction,
production and business development for the Corporation Vinacafé Bien Hoa.
Purpose study was to identify strategic solutions fit with the real situation of the
company now, to complete the study for the purposes set out, the authors have used
desk research method and methods of observation, simple statistical methods and
consult with experts to implement the project. Scope of the study is yourself
Corporation Vinacafé Bien Hoa, data used for the analysis, calculations have been
collected by the author directly through the annual financial statements of the
Corporation Vinacafé Bien Hoa and coffee association during the past 5 years, from
2009 to 2014. In addition, the authors also collected data indirectly, via the Internet,
retrieve the data publicly listed at the stock exchanges tp. Bien Hoa City, Dong Nai,
the statistics at the Bureau of Statistics, GSO... to serve the research, analysis and
calculations.


The layout of the thesis consists of three chapters. Chapter 1 outlined the role
and the strategic business model for JSC Vinacafé Bien Hoa. In this chapter, the
author has the theoretical system strategy, on that basis, to propose strategic model
for JSC Vinacafé Bien Hoa. Chapter 2 focuses on analyzing the business situation
of the Corporation Vinacafé Bien Hoa and business situation of coffee producers in
recent years. On the model and use the data collected, analyzed to give the
appropriate strategy for JSC Vinacafé Bien Hoa 2015 - 2020. From research
establishments in Chapter 1 and Chapter 2, Authors propose measures to implement
strategy in Chapter 3.


v

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
1.

Lý do chọn đề tài nghiên cứu ............................................................................................ 1

2.

Mục đích của đề tài nghiên cứu........................................................................................ 3

3.

Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................................... 3

4.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................................. 3


5.

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................................... 4

6.

Đóng góp của luận văn......................................................................................................... 4

7.

Các công trình nghiên cứu có liên quan........................................................................ 5

8.

Kết cấu luận văn .................................................................................................................... 5

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH ................... 6
1.1

Khái niệm, vai trò và các mô hình chiến lƣợc ............................................................. 6

1.1.1

Khái niệm về chiến lược và chiến lược kinh doanh .......................................... 6

1.1.2

Vai trò của chiến lược kinh doanh.................................................................... 8


1.1.3

Các loại chiến lược. .......................................................................................... 8

1.1.4

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược .............................................................. 9

1.2

Các chiến lƣợc kinh doanh chủ yếu.................................................................................. 19

1.2.1

Chiến lược tăng trưởng tập trung ................................................................... 19

1.2.2

Chiến lược tăng trưởng bằng hội nhập .......................................................... 19

1.2.3

Chiến lược tăng trưởng bằng đa dạng hóa. ................................................... 20

1.3

Các công cụ chủ yếu để đánh giá và lựa chọn chiến lƣợc..................................... 20

1.3.1


Ma trận các yếu tố bên ngoài ........................................................................ 20

1.3.2

Ma trận hình ảnh cạnh tranh .......................................................................... 21

1.3.3

Ma trận các yếu tố bên trong ……………………………………………………..22

1.3.3

Ma trận điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – nguy cơ). ....................................... 23

1.3.5

Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng ......................................... 27

CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CÔNG TY CỔ
PHẦN VINACAFÉ BIÊN HÒA .................................................................................... 29
2.1

Tổng quan về ngành cà phê Việt Nam ......................................................................... 29

2.2

Giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa ............................. 30

2.2.1


Lịch sử hình thành và phát triển. .................................................................... 30

2.2.2

Sứ mệnh và giá trị cốt lõi ................................................................................ 33

2.2.3

Cơ cấu tổ chức quản lý. .................................................................................. 34


vi

2.3

Thực trạng chiến lƣợc kinh doanh của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa
……………………………………………………………………………...…….36

2.3.1

Chiến lược kinh doanh Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa ........................ 36

2.3.2

Kết quả thực hiện chiến lược của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa ....... 39

2.4 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty
Vinacafé Biên Hòa ........................................................................................................................... 46
2.4.1


Môi trường vĩ mô ............................................................................................ 46

2.4.2

Môi trường vi mô ............................................................................................ 50

2.5

Đánh giá chiến lƣợc kinh doanh Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa .......... 56

2.6

Lựa chọn giải pháp hoàn thiện chiến lƣợc ................................................................. 63

2.6.1

Ma trận SWOT ................................................................................................ 63

2.6.2

Ma trận QSPM ................................................................................................ 66

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HÒA ĐẾN NĂM 2020................... 77
3.1

Các giải pháp hoàn thiện chiến lƣợc. ........................................................................... 78

3.1.1


Giải pháp đầu tư nâng cấp dây chuyền hiện có ............................................. 78

3.1.2

Giải pháp quảng cáo – marketing .................................................................. 79

3.1.3

Giải pháp đầu tư mới hiện đại và đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất ............ 80

3.2

Kiến nghị ................................................................................................................................. 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 84


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
EFE:

External Factor Evaluation Matrix – Ma Trận đánh giá các yếu tố bên

ngoài
IFE:

Internal Factor Evaluation Matrix - Ma trận đánh giá các yếu tố bên

trong

SWOT: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và
Threats (nguy cơ)
QSPM:Quantitative Strategic Planning Matrix) - Ma trận hoạch định chiến lược có
thể định lượng.
AS:

Attractive Scores - Số điể m hấ p dẫn

TAS: Total Attractive Scores - Tổ ng số điể m hấ p dẫn


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1- Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) ................................................................... 21
Bảng 1. 2 -Ma trận hình ảnh cạnh tranh ............................................................................... 22
Bảng 1. 3 - Ma trn các yếu tố bên trong (IFE matrix) ......................................................... 23
Bảng 1. 4 - Ma trận SWOT .................................................................................................. 27
Bảng 1. 5 - Ma trận QSPM................................................................................................... 28
Bảng 2. 1- Cơ cấu doanh thu 2014 ………………………………………………..…..…...41
Bảng 2. 2 - Doanh thu qua các năm của công ty Vinacafé Biên Hòa .................................. 41
Bảng 2. 3 - Biến động doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2009 – 2014 ................................ 44
Bảng 2. 4 - Lượng cà phê tiêu thụ bình quân đầu người năm 2013 ..................................... 52
Bảng 2. 5 - Lượng cà phê tiêu thụ bình quân đầu người tại Châu Á năm 2013 .................. 53
Bảng 2. 6 - Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ............................................................. 56
Bảng 2. 7 - Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) ................................................................... 58
Bảng 2. 8 - Ma trận hình ảnh cạnh tranh .............................................................................. 61
Bảng 2. 9 - Ma trận SWOT .................................................................................................. 63
Bảng 2. 10 - Ma trận QSPM (nhóm S + O) ......................................................................... 66
Bảng 2. 11 - Ma trận QSPM (Nhóm S + T) ......................................................................... 69

Bảng 2. 12 - Ma trận QSPM (Nhóm W + O) ....................................................................... 71
Bảng 2. 13 - Ma trận QSPM (Nhóm W + T) ....................................................................... 74


ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1 - Sự kết hợp giữa các yếu tố .................................................................................. 7
Sơ đồ 1.2 - Các yếu tố tác động bên ngoài doanh nghiệp .................................................... 10
Sơ đồ 1.3 - Các yếu tố vĩ mô tác động đến tổ chức, doanh nghiệp. ..................................... 11
Sơ đồ 1.4 - Các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến doanh nghiệp ................................................ 15
Sơ đồ 2.1 - Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa…………….…….….…...35
Biểu đồ 2.1- Thị phần sản lượng cà phê hòa tan năm 2014……………………………….40
Biểu đồ 2.2- Cơ cấu doanh thu năm 2014 ............................................................................ 41
Biểu đồ 2.3- Doanh thu giai đoạn 2009 – 2014 ................................................................... 42
Biểu đồ 2.4 - Tốc độ tăng trưởng doanh thu giai đoạn 2009 – 2014 ................................... 43
Biểu đồ 2.5- Tốc độ tăng lợi nhuận và tỷ lệ % trên doanh thu qua các năm của Công ty
Vinacafé Biên Hòa ............................................................................................................... 45
Biểu đồ 2.6- Biến động lợi nhuận và doanh thu qua các năm của Vinacafé Biên Hòa ....... 45
Biểu đồ 2.7- Biến động giá cà phê trong nước..................................................................... 47
Biểu đồ 2.8- Sản lượng cà phê Việt Nam qua các mùa vụ .................................................. 54
Biểu đồ 2.9- Sản lượng cà phê tại các khu vực trong cả nước ............................................ 55
Biểu đồ 2.10- Sản lượng và diện tích cà phê trong nước qua các năm…………………....56


1

MỞ ĐẦU
1.


Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm chú trọng phát triển nền kinh tế, đặc biệt là

ngành công nghiệp chế biến trong nước và cây cà phê chính là một thế mạnh để
phát triển ngành công nghiệp chế biến.Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XI và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 10 năm tới giai đoạn 2011
- 2020 cũng đã xác định phát triển ngành công nghiệp chế biến là một trong ba khâu
đột phá quan trọng trong việc đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hóa,
hiện đại hóa vào năm 2020 (Trích Thông báo số 131/TB-VPCP ngày 09/4/2012 về
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp của Hội đồng Quốc gia Giáo dục
và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2011-2015).Việt Nam Là quốc gia nằm trong khu
vực Đông Nam Á, thổ nhưỡng và khí hậu của Việt Nam rất phù hợp cho sự phát
triển của cây cà phê. Cây cà phê đã có mặt ở nước ta từ những năm 1960 thông qua
các nông trường liên doanh, nhưng tại thời điểm đó cây cà phê chưa được định
hướng phát triển nên không thành công.Tuy nhiên, thấy được giá trị kinh tế của cây
cà phê, ngay từ những năm 1980, Đảng và Nhà nước đã bước đầu có sự quan tâm
đến cây cà phê. Năm 1980 một chương trình phát triển cà phê ở Việt nam do công
ty cà phê ca cao thuộc Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm xây dựng được
trình lên Thường trực Hội đồng Bộ trưởng và được cho phép thực hiện. Vào năm
1982, xí nghiệp cà phê Việt Nam được thành lập theo nghị định 174 HĐBT của Hội
đồng Bộ trưởng với sự tham gia của 3 sư đoàn quân đội và một số công ty thuộc Bộ
Nông nghiệp và các địa phương Đăklăk, Gia lai, Kontum.Từ đó đến nay ngành cà
phê phát triển đều qua các năm, tuy nhiên ngành cà phê Việt Nam vẫn còn non trẻ,
chưa thể cạnh tranh với các hãng cà phê nước ngoài.
Ngành công nghiệp chế biến cà phê của Việt Nam hiện nay đang gặp khó khăn
do vấp phải sự cạnh tranh với các nước khác trong cùng ngành.Trong giai đoạn
2012 – 2013, giá cà phê của Việt Nam giảm liên tiếp, sản lượng cũng giảm. Theo số
liệu chính thức của Tổng cục Hải quan, mùa vụ 2012 – 2013 Việt Nam đã xuất khẩu



2

khoảng 1,43 triệu tấn cà phê các loại bao gồm cà phê nhân xanh, cà phê đã xay xát
và cà phê hòa tan với tổng kim ngạch là 3 tỷ đô la Mỹ, giảm 11% cả về lượng và giá
trị so với mùa vụ giai đoạn 2011 - 2012. Hiện nay, Việt Nam đang là một trong
những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, tuy nhiên, sản xuất, kinh doanh cà
phê ở Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức từ khâu quy hoạch, quản lý đến
khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Ngày 21/08/2012, Bộ NN và PT Nông
thôn, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1987/QĐ- BNNTT phê duyệt quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn
đến năm 2030. Theo đó, nhà nước sẽ hộ trợ và khuyển khích các doanh nghiệp phát
triển sản xuất cà phê phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài
Hiện nay, mặc dù được nhà nước hỗ trợ, đầu tư các doanh nghiệp nỗ lực cố
gắng phát triển sản xuất kinh doanh, nhưng nhìn chung, qua hơn 30 năm phát triển
nhưng cây cà phê Việt Nam vẫn chưa cạnh tranh được với các doanh nghiệp tại thị
trường nước ngoài.Ngành cà phê trong nước cũng đang phải cạnh tranh với sự nhập
khẩu cà phê từ các doanh nghiệp nước ngoài.Công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa là
một ví dụ.Tuy doanh nghiệp được hình thành lâu năm, có thương hiệu nhưng vẫn
còn gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động kinh doanh, phát triển sản phẩm cả ở
trong nước và ở thị trường nước ngoài. Vì vậy việc đưa ra “MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN
VINACAFÉ BIÊN HÒA GIAI ĐOẠN 2015 - 2020” là cần thiết trong giai đoạn
hiện nay.
Với mong muốn góp phần vào sự phát triển của ngành cà phê trong nước nói
chung và phát triển Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa nói riêng, xây dựng phát
triển ngành cà phê trở thành ngành phát triển trong cả nước.Trong luận văn này sẽ
trình bày những giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần
Vinacafé Biên Hòa giai đoạn 2015 – 2020.


3


2.

Mục đích của đề tài nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Đề ra các giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh

Vinacafé Biên Hòa đến năm 2020 nhằm phát huy hết khả năng kinh doanh của
doanh nghiệp.
Mục tiêu cụ thể:
+ Các yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến ngành chế sản xuất kinh doanh cà
phê của Vinacafé Biên Hòa
+ Các chính sách của nhà nước về ngành cà phê và hiệp hội chế biến hạt cà phê
(Vinacafé)
+ Các chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh ngành chế biến hạt cà phê tại thị
trường trong nước.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng công ty qua đó làm rõ những lợi thế và bất lợi
của doanh nghiệp.
+ Đề xuất chiến lược kinh doanh phù hợp với thời điểm hiện tại và tiềm lực của
doanh nghiệp.
3.

Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp chế biến

cà phê Biên Hòa đang áp dụng. Các số liệu của hiệp hội chế biến cà phê Việt Nam
(Vinacafé), tìm hiểu về thị trường hạt cà phê thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu
và nhập khẩu tại Việt Nam, hệ thống pháp luật, tài chính, thuế quan liên quan đến
ngành cà phê trong nước và cả ở thị trường nước ngoài.Đề tài sẽ loại trừ các doanh
nghiệp, cơ quan không có thông tin liên quan đến ngành cà phê.
4.


Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sử dụng các số liệu, tài liệu thống kê, thông tin của các Sở, ngành các

tỉnh thuộc thành phố TW, địa phương, hiệp hội cà phê Việt Nam, các số liệu tại các
tạp chí, báo uy tín và các sách tham khảo đã phát hành.


4

Các số liệu đã thu thập được qua quá trình khảo sát thực tế tại Công ty Cổ phần
Vinacafé Biên Hòa. Số liệu nghiên cứu trong phạm vi 5 năm trở lại đây tính từ năm
2009.
Phƣơng pháp nghiên cứu

5.

Việc nghiên cứu của tác giả dựa trên các tài liệu hướng dẫn quản trị chiến lược
kinh doanh, các tài liệu thu thập, tìm hiểu thực tế, khảo sát trên mạng internet, số
liệu lưu trữ của các cơ quan thống kê và các doanh nghiệp cà phê, đặc biệt số liệu
của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa và các thông tin khảo sát của các chuyên
gia trong ngành.
Các phương pháp được áp dụng để nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên định tính: Sử dụng các thông tin thu thập và sử dụng chủ
yếu từ các nguồn thống kê của hiệp hội cà phê Việt Nam, nguồn thông tin nội bộ từ
các báo cáo tài chính doanh nghiệp được tập hợp từ vài năm trở lại đây. Các nguồn
số liệu thu thập trên internet, số liệu từ sở giao dịch chứng khoán.
+ Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động thực tế của các dây chuyền nhà
máy sản xuất cà phê tại Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa.
+ Phương pháp thống kê đơn giản: Sử dụng các phương pháp thống kê đơn giản

đã được học trong khóa học tại lớp 13SQT21 áp dụng vào sử lý số liệu.
+ Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến khách quan của các
chuyên gia, những người nhiều kinh nghiệm trong ngành cà phê làm cơ sở phân
tích.
6.

Đóng góp của luận văn
+ Hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận có liên quan đến sản xuất – kinh doanh
+ Phân tích, đánh giá toàn diện về các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh

doanh của Công ty Vinacafé Biên Hòa.
+ Xây dựng một số quan điểm làm cơ sở cho việc hoàn thiện chiến lược sản xuất
kinh doanh doanh cà phê.


5

+ Luận văn đề xuất các giải pháp khắc phục các điểm yếu, phát huy thế mạnh
của doanh nghiệp, đề xuất các chiến lược trong hoạt động sản xuất kinh doanh đáp
ứng được nhu cầu cạnh tranh, xu hướng phát triển và toàn cầu hóa trong thị trường
hiện nay.
7.

Các công trình nghiên cứu có liên quan.
Theo tìm hiểu sơ bộ của tác giả thì chưa có công trình nghiên cứu nào về giải

pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho Công ty Vinacafé Biên Hòa giai đoạn
2015 - 2020, gần đây nhất chỉ có 1 báo cáo về phân tích tài chính công ty Vinacafé
Biên Hòa tại trường cao đẳng kinh tế tp.HCM.
8.


Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận

văn gồm 3 chương chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chiến lược kinh doanh.
Chương 2: Đánh giá chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Vinacafé Biên
Hòa giai đoạn 2015 – 2020.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần
Vinacafé Biên Hòa giai đoạn 2015 – 2020.
Mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết mình để nghiên cứu thực hiện đề tài này, nhưng
do đây là đề tài mới, công tác thu thập số liệu khó khăn do các số liệu được bảo
mật, không công khai rộng rãi nên chắc chắn luận văn này vẫn còn có điểm khuyến
khuyết, kính mong Thầy hướng dẫn, các Thầy Cô trong hội đồng chấm luận văn và
các bạn đọc chân thành góp ý đề luận văn này ngày càng hoàn thiện hơn.


6

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH
Khái niệm, vai trò và các mô hình chiến lƣợc.

1.1

1.1.1

Khái niệm về chiến lược và chiến lược kinh doanh.

Chiến lược là một thuật ngữ đã xuất hiện từ rất lâu, lúc đầu thường gắn liền với lĩnh

vực quân sự và được hiểu là: “Chiến lược là sử dụng hợp lý binh lực trong những
không gian và thời gian cụ thể để khai thác cơ hội tạo sức mạnh tương đối để giành
thắng lợi”. Hiện tại có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược, nguyên nhân cơ
bản của sự khác nhau này là do có các hệ thống quan niệm khác nhau về tổ chức và
các phương pháp tiếp cận khác nhau về chiến lược của tổ chức nói riêng. Chiến
lược gắn với kinh doanh thì được hiểu là chiến lược kinh doanh, nó cũng được hiểu
theo nhiều các khác nhau, tuy nhiên những cách hiểu sau đây tương đối phổ biến:
-

Theo Johnson và Scholes chiến lược được định nghĩa như sau : “Chiến lược
và việc xác định định hướng và phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dài
hạn, ở đó tổ chức phải dành được lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn
lực trong một môi trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhu cầu của thị
trường và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức”

-

Theo Fred David : “Chiến lược là những phương tiện đạt đến mục tiêu dài
hạn. Chiến lược kinh doanh có thể gồm sự phát triển về địa lý, đa dạng hóa
hoạt động, sở hữu hóa, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm
chi tiêu, thanh lý và liên doanh”.

-

Hoặc theo Michael Porter (1996): “Chiến lược là việc tạo ra một sự hài hòa
giữa các hoạt động của một công ty. Sự thành công của chiến lược chủ yếu
dựa vào việc tiền hành tốt nhiều việc và kết hợp chúng với nhau. Cốt lõi của
chiến lược là lựa chọn cái chưa được làm”.




Đặng Đình Trâm (2006), Quản trị chiến lược, nhà xuất bản thống kê, trang 12
Fred David (2006), bản dịch về khái niệm chiến lược, nhà xuất bản thống kê, trang 20

Michael Porter, chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết, theo bản dịch của TS.Dương Ngọc Dũng, nhà xuất
bản tổng hợp tp.HCM, trang 13



7

-

Hoặc “Chiến lược là phương hướng và quy mô của một tổ chức trong dài
hạn. Chiến lược sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối ưu
các nguồn lực trong một môi trường cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thị
trường và kỳ vọng của các nhà góp vốn”.

Vậy, chiến lược kinh doanh là quá trình phối hợp và sử dụng hợp lý nguồn lực
trong những thị trường xác định, nhằm khai thác cơ hội kinh doanh tạo ra lợi thế
cạnh tranh để tạo ra sự phát triển ổn định và bền vững cho doanh nghiệp.Nhìn
chung những định nghĩa về chiến lược kinh doanh tuy khác nhau về khái niệm, định
nghĩa nhưng cơ bản có chung những nội dung sau:
-

Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của tổ chức.

-

Đề ra và chọn lựa các giải pháp để đạt được mục tiêu.


-

Triển khai và phân bổ các nguồn lực để đạt được mục tiêu.

Ngoài các nội dung trên, chiến lược còn là sự kết hợp giữa 3 yếu tố là chọn điểm
dừng(Ripeness), khả năng thực thi chiến lược(reality)và khai thác tiềm năng
(resources)

R1 - Ripeness

R2 - Resource

R3 - Reality
R1 – Ripeness: Chọn đúng điểm dừng (điểm chín muồi)
R2 – Resource: Khai thác tiềm năng (nguồn lực)
R3 – Reality: Khả năng thực thi chiến lược (hiện thực)
Sơ đồ 1.1 - Sự kết hợp giữa các yếu tố



Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam, chiến lược và chính sách kinh doanh, nhà xuất bản lao động xã
hội 2006


8

1.1.2

Vai trò của chiến lược kinh doanh.


Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp định hướng rõ tầm nhìn, sứ mạng
(nhiệm vụ) và mục tiêu của mình, giúp các nhà quản trị quản lý hệ thống thông tin
môi trường kinh doanh.Căn cứ vào đó, các nhà quản trị có thể dự báo được các xu
hướng biến động của môi trường kinh doanh và xác định nơi nào doanh nghiệp cần
đi trong tương lai, cần làm những gì để đạt được thành quả lâu dài. Việc nhận thức
kết quả mong muốn và mục đích trong tương lai giúp cho nhà quản trị cũng như
nhân viên nắm vững được những việc cần làm để đạt được thành công, tạo sự hiểu
biết, đoàn kết lẫn nhau giữa các nhà quản trị và các nhân viên và cùng nỗ lực để đạt
được kết quả mong muốn.
Chiến lược kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp chủ động trong việc ra quyết
định nhằm khai thác kịp thời các cơ hội và ngăn chặn hoặc hạn chế các rủi ro trong
môi trường bên ngoài, phát huy các điểm mạnh và giảm các điểm yếu trong môi
trường nội bộ doanh nghiệp.
1.1.3
1.1.3.1

Các loại chiến lược.
Chiến lược kinh tế tổng quát.

Đối với những nước có nền kinh tế phát triển như các nước ở Châu Âu, họ đang
xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhắm đến mục tiêu ổn định và duy
trì nền kinh tế phát triển, còn ở những nước có nền kinh tế đang phát triển và chậm
phát triển như các nước ở Châu Á nên lựa xây dựng chiến lược tăng trưởng kinh tế.
Thực chất của chiến lược này là khai thác tối đa lợi thế so sánh để tăng trưởng kinh
tế. Chiến lược này không đặt các mục tiêu toàn diện như chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội, mà nó chỉ tập trung chú ý vào một ngành cụ thể có lợi thế so sánh, có
khả năng sáng tạo, đột phá tạo nên sự tăng trưởng kinh tế.
1.1.3.2


Chiến lược cấp công ty.

Là chiến lược bao hàm định hướng chung của doanh nghiệp về vấn đề tăng
trưởng quản lý các công ty thành viên, phân bổ nguồn lực tài chính và các nguồn
lực khác giữa những đơn vị thành viên. Chiến lược này là kiểu mẫu của các quyết


Nguyễn Hoa Khôi và Đồng thị Thanh Phương (2007), quản trị chiến lược, nhà xuất bản thống kê


9

định trong một công ty, nó xác định và vạch rõ mục đích, mục tiêu của công ty, xác
định hoạt động kinh doanh mà công ty theo đuổi, tạo ra chính sách và các kế hoạch
cơ bản để đạt được mục tiêu của công ty.
Chiến lược này xác định cơ cấu mong muốn của sản phẩm, dịch vụ, các lĩnh vực
kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia kinh doanh, xác định ngành kinh doanh mà
doanh nghiệp đang và sẽ tiến hành kinh doanh.
1.1.3.3

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh.

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (SBU_Strategic Business Unit) là chiến lược
tập trung vào việc cải thiện vị thế cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ của doanh
nghiệp hoặc là một kết hợp sản phẩm thị trường mà doanh nghiệp tham gia kinh
doanh. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh bao gồm chủ đề cạnh tranh mà doanh
nghiệp lựa chọn để nhấn mạnh, cách thức mà nó định vị vào thị trường để đạt lợi
thế cạnh tranh và các chiến lược định vị khác nhau có thể sử dụng trong bối cảnh
khác nhau của mỗi ngành.
1.1.3.4


Chiến lược cấp chức năng.

Là chiến lược tập trung vào việc quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả các
nguồn lực của doanh nghiệp.Các chiến lược chức năng được phát triển nhằm thực
hiện thành công chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và từ đó thực hiện thành công
chiến lược cấp doanh nghiệp.Chiến lược này được hoạch định nhằm tập trung hỗ trợ
vào việc bố trí của chiến lược công ty và tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh.
Trong bản thân công ty, doanh nghiệp luôn có các phòng ban và các bộ phận
khác nhau, các bộ phận, phòng ban này phải có chiến lược để hỗ trợ thực hiện chiến
lược cấp đơn vị kinh doanh và cấp công ty.
1.1.4

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược

Hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với toàn cục của nền kinh tế, cùng với sự
hoà nhập khu vực và quốc tế bằng sự tìm kiếm và phát huy lợi thế so sánh nhằm
giành thắng lợi trong các cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt và dữ dội trong phạm vi
quốc gia, quốc tế và toàn cầu.Trong bối cảnh đó mỗi doanh nghiệp đều có những cơ


Nguyễn Hoa Khôi và Đồng Thị Thanh Phương, quản trị chiến lược, nhà xuất bản thống kê 2007


10

hội mới để khai thác, đồng thời vừa phải đối mặt với nhiều nguy cơ cần ngăn chặn,
hạn chế. Chính vì vậy, để thích nghi với môi trường kinh doanh đạt hiệu quả cao và
thành công lâu dàì đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Việt Nam
nói riêng đều phải có tư duy chiến lược, nghĩa là phải có tầm nhìn dài hạn nhằm

hướng tới sự mềm dẻo cần thiết đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp trước những diễn biến môi trường như hiện nay.Trong thực tế, đã có rất nhiều
các công ty, doanh nghiệp… đã áp dụng tư duy chiến lược cho mình bởi vì đây là
những công cụ quan trọng giúp họ thành công và đạt hiệu quả lâu dài trong quá
trình phát triển.
1.1.4.1

Đánh giá các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.

Môi trường bên ngoài là hệ thống các yếu tố phức tạp mà các nhà quản trị không
kiểm soát được, nhưng chúng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh sản suất
của doanh nghiệp, nó luôn tồn tại nhiều cơ hội và nguy cơ tác động đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy khi phân tích các yếu tố của môi trường các
doanh nghiệp ta cần xem xét tính chất tác động của từng yếu tố, mối tương tác giữa
các yếu tốđể dự báo cụ thể mức độ, bản chất và thời điểm ảnh hưởng nhằm xử lý
các tình huống một cách linh hoạt, đồng thời có giải pháp hữu hiệu để tận dụng tối
đa các cơ hội, hạn chế hoặc ngăn chặn kịp thời các nguy cơ nhằm nâng cao hiệu quả
và giảm tổn thất trong quá trình hình thành chiến lược cho doanh nghiệp.
Môi trƣờng vĩ mô
+ Chính trị - pháp luật
+ Kinh tế
+ Văn hóa – xã hội
+ Tự nhiên
+ Kỹ thuật – Công nghệ
+ Đoàn thể, các lực
lượng chính trị - xã hội
+ Môi trường hội nhập

Cơ hội


nguy
cơ của
tổ
chức,
doanh
nghiệp

Môi trƣờng vi mô
+ Nhà cung cấp
+ Khách hàng
+ Đối thủ cạnh tranh
+ Đối thủ tiềm ẩn
+ Sản phẩm thay thế
+ Thị trường lao động

Sơ đồ 1.2 - Các yếu tố tác động bên ngoài doanh nghiệp
.


11



Môi trường vĩ mô.

Yếu tố đoàn
thể
Yếu tố kinh
tế


Văn hóa
xã hội

Doanh nghiệp
Yếu tố tự
nhiên

Môi trƣờng
hội nhập

Kỹ thuật
Công Nghệ

Chính trị
Pháp Luật

Sơ đồ 1.3 - Các yếu tốvĩ mô tác động đến tổ chức, doanh nghiệp.
Môi trường vĩ mô là môi trường có ảnh hưởng rộng và không trực tiếp đến
doanh nghiệp bao gồm các môi trường chính trị - pháp luật, knh tế, văn hóa – xã
hội, tự nhiên, kỹ thuật – công nghệ, đoàn thể - các lực lượng xã hội và môi trường
quốc tế hội nhập. Mỗi yếu tố trong môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng đến tổ chức,
doanh nghiệp một cách độc lập hoặc trong mối liên kết với các yếu tố khác.
Các yếu tố về kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất đến các doanh nghiệp kinh doanh.
Bởi những biến động về nền kinh tế như lãi suất, tỷ giá hay lạm phát…sẽ ảnh hưởng
ngay đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Biến động về lãi suất sẽ làm ảnh
hưởng đến nhu cầu vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất, ảnh hưởng đến lợi nhuận của
doanh nghiệp, bên cạnh đó, lãi suất còn tác động đến cung – cầu, sức mua của
người tiêu dùng. Các yếu tố kinh tế cho ta biết cái nhìn tổng quan về nền kinh tế, có



Nguyễn Hoa Khôi và Đồng Thị Thanh Phương, quản trị chiến lược, nhà xuất bản thống kê 2007


×