BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
NGUYỄN PHÚC NGUYỆN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2008
2
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA”, do
Nguyễn Phúc Nguyện, sinh viên khoá 30, Ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày .
LÊ VĂN MẾN
Người hướng dẫn,
Ngày tháng năm 2008
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo
Ngày tháng năm 2008 Ngày tháng năm 2008
LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, trước hết con xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến Ba, Mẹ, Anh chị em trong gia đình đã nuôi nấng và ủng hộ để con có được
như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh
Tế, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tâm truyền đạt những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Đó sẽ là
hành trang vững chắc cho tôi bước vào đời.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Văn Mến, người đã tận tình
giảng dạy, chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo Công ty Cổ phần Đường Biên
Hòa cùng tất cả các cô chú, anh chị tại các phòng ban của Công ty đã tận tình giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực tập tại Công ty.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh
thần, cũng như đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 07 năm 2008
Sinh viên
Nguyễn Phúc Nguyện
NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN PHÚC NGUYỆN. Tháng 07 năm 2008. Xây Dựng Chiến Lược
Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
NGUYEN PHUC NGUYEN. July 2008. Make Business Strategic For Bien
Hoa Sugar Joint Stock Company.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của
Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cũng như
tạo ra nhiều thử thách cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong sự cạnh tranh khốc liệt
này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh thích hợp để có thể tồn tại
và phát triển lâu dài.
Đề tài Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường
Biên Hòa tập trung phân tích môi trường hoạt động của Công ty, từ đó nhận định những
điểm mạnh cũng như những vấn đề còn tồn tại, những cơ hội cũng như những thách
thức để từ đó định hướng chiến lược kinh doanh cho phù hợp trong tình hình kinh doanh
hiện nay.
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh,
tính toán, thống kê đơn giản kết hợp với việc sử dụng phần mềm Excel, phần mềm
Crystal Ball để phân tích rủi ro và cung cấp các thông tin dự báo nhằm hỗ trợ việc ước
lượng hiệu quả của các chiến lược được lựa chọn.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
AFTA Khu vực Thương mại tự do ASIAN
BSJC Công ty cổ phần Đường Biên Hoà
CSH Chủ sở hữu
CLKD Chiến lược kinh doanh
DN Doanh nghiệp
GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products)
KD Kinh doanh
LASUCO Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
LĐ Lao động
LNST Lợi nhuận sau thuế
LNTT Lợi nhuận trước thuế
v
Ma trận IFE Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong
Ma trận EFE Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
Ma trận IE Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – bên ngoài
Ma trận SWOT Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa (Strenghts,
Weaknesses, Opportunities, Threats)
Ma trận QSPM Ma trận định lượng các chiến lược hoạch định
PR Quan hệ cộng đồng (Public Relations)
R&D Nghiên cứu và phát triển
SBT Công ty Cổ phần Mía đường Bourbon Tây Ninh
SP Sản phẩm
SX Sản xuất
SXKD Sản xuất kinh doanh
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công Ty Năm 2006 và 2007..................................10
Bảng 2.2. Cơ Cấu Nguồn Vốn của Công Ty Năm 2006 – 2007.....................................11
Bảng 2.3. Tình Hình Tài Sản Cố Định Hữu Hình của Công Ty vào 31/12/2007............13
Bảng 2.4. Một Số Chỉ Tiêu Hoạt Động Kinh Doanh Năm 2007.....................................14
Bảng 3.1. Mô Hình Ma Trận SWOT...............................................................................26
Bảng 3.2. Mô Hình Ma Trận Chiến Lược Chính.............................................................26
Bảng 4.1. Lộ Trình Thực Hiện Cắt Giảm Thuế Nhập Khẩu Đường...............................30
Bảng 4.2. Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế của Việt Nam Giai Đoạn 2003 – 2007..................30
Bảng 4.3. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của SBT.....................................................36
Bảng 4.4. Cơ Cấu Chi Phí của SBT và BSJC qua 2 Năm: 2005 và 2006.......................36
vi
Bảng 4.5. Kết Quả Hoạt Động KD Công Ty Cổ Phần Mía Đường Lam Sơn.................37
Bảng 4.6. Cơ Cấu Chi Phí của LASUCO và BSJC qua 2 Năm: 2005 và 2006...............38
Bảng 4.7. Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh của Công Ty Đường Biên Hòa....................39
Bảng 4.8. Một Số Nhà Cung Cấp Nguyên Vật Liệu Chính cho Công Ty.......................40
Bảng 4.9. Danh Sách các Khách Hàng Tiêu Biểu Sử Dụng Đường Tinh Luyện của Công
Ty.....................................................................................................................................42
Bảng 4.10. Ma Trận Đánh Giá các Yếu Tố Bên Ngoài (EFE) của Công Ty...................44
Bảng 4.11. Thu Nhập Bình Quân của Lao Động qua các Năm ......................................46
Bảng 4.12. Một Số Chỉ Tiêu Tài Chính Cơ Bản so với LASUCO..................................47
Bảng 4.13. Sản Lượng Sản Xuất và Tiêu Thụ 2006, 2007..............................................51
Bảng 4.14. Báo Cáo Tồn Kho Năm 2007........................................................................51
Bảng 4.15. Ma Trận Đánh Giá các Yếu Tố Bên Trong (IFE) của Công Ty....................54
Bảng 4.16. Ma Trận SWOT Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa...................................58
Bảng 4.17. Mô Hình Ma Trận Chiến Lược Chính...........................................................61
Bảng 4.18. Các Thông Số Phân Tích Cơ Bản.................................................................73
Bảng 4.19. Phân Tích Độ Nhạy của Doanh Thu với Sự Biến Động của Giá Bán..........73
Bảng 4.20. Kết Quả Phân Tích Một Chiều......................................................................74
Bảng 4.21. Phân Tích Độ Nhạy của Doanh Thu với Sự Biến Động của Giá Bán và Sản
Lượng..............................................................................................................................75
Bảng 4.22. Kết Quả Phân Tích Hai Chiều.......................................................................75
Bảng 4.23. Các Thông Số Tính Toán Cơ Bản Thực Hiện Năm 2007.............................76
Bảng 4.24. Tỷ Lệ Tăng Ước Lượng của Một Số Chỉ Tiêu.............................................79
Bảng 4.25. Bảng Kết Quả Kinh Doanh Kỳ Vọng theo Tỷ Lệ Tăng Ước Lượng............79
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa..........................8
Hình 2.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động theo Trình Độ Văn Hóa......................................10
Hình 2.3. Quy Trình Sản Xuất Đường Tinh Luyện.........................................................12
Hình 3.1. Mô Hình Quản Trị Chiến Lược Toàn Diện.....................................................17
Hình 3.2. Mô Hình Mối Quan Hệ giữa Công Ty với Các Nhân Tố trong Môi Trường
Hoạt Động của Công Ty..................................................................................................18
Hình 3.3. Mô Hình Năm Tác Lực của Michael E. Porter................................................20
Hình 3.4. Tiến Trình Phân Tích Đối Thủ Cạnh tranh......................................................21
Hình 3.5. Mô Hình Ma Trận Bên Trong – Bên Ngoài (Ma Trận IE)..............................25
Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Tốc Độ Trưởng Kinh Tế Việt Nam qua Các Năm............31
viii
Hình 4.2. Giá Đường Bình Quân qua Các Năm..............................................................33
Hình 4.3. Biểu Đồ Dân Số Việt Nam qua Các Năm........................................................33
Hình 4.4. Biểu Đồ Thị Phần Tổng Sản Lượng Đường ...................................................35
Hình 4.5. Thị Trường Tiêu Thụ trong Hai Mảng Trực Tiếp và Công Nghiệp................41
Hình 4.6. Sơ Đồ Hệ Thống Phân Phối Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa..................58
Hình 4.7. Mô Hình Ma Trận Bên Trong – Bên Ngoài (Ma Trận IE) .............................60
Hình 4.8. Khai Báo Biến Rủi Ro Doanh Thu Thuần.......................................................76
Hình 4.9. Khai Báo Biến Lợi Nhuận...............................................................................77
Hình 4.10. Khai Báo Số Lần Chạy Mô Phỏng................................................................77
Hình 4.11. Báo Cáo các Thông Số Thống Kê (Mô Tả) của Biến Lợi Nhuận..................78
Hình 4.12. Phân Tích Mô Phỏng Lợi Nhuận Có Thể Đạt Được.....................................78
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Ma Trận QSPM của BSJC – Nhóm Chiến Lược Tăng Trưởng Nhanh
Phụ lục 2. Ma Trận QSPM của BSJC – Nhóm Chiến Lược Tăng Trưởng Ổn Định
Phụ lục 3. Ma Trận QSPM của BSJC – Nhóm Chiến Lược Đa dạng hóa
Phụ lục 4. Ma Trận QSPM của BSJC – Nhóm Chiến Lược Hướng Ngoại và Hỗn Hợp
Phụ lục 5. Bảng Cân Đối Kế Toán Năm 2007 của BSJC
Phụ lục 6. Bảng Cân Đối Kế Toán Năm 2007 của LASUCO
Phụ lục 7. Dự Án Cụm Chế Biến Công Nghiệp Phía Tây Sông Vàm Cỏ Đông
ix
x
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Quinn (1980): “Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính
yếu, các chính sách, và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt
chẽ”. Johnson và Scholes: “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài
hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực
của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi
của các bên hữu quan”. Garry D. Smith (1991) cho rằng: “Quản trị chiến lược là quá
trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu tổ
chức; Đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục
tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai”.
Việt nam là nước có diện tích trồng mía và SX đường lớn. Từ năm 2000, ngành
mía đường đã được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những ngành kinh tế quan
trọng của Việt Nam. Ngày càng có nhiều công ty trong lĩnh vực SXKD mía đường được
thành lập như: Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa, Công ty Cổ phần Mía đường Lam
Sơn, Công ty Cổ phần Mía đường Bourbon Tây Ninh, Công ty Mía đường Nghệ An -
Tatte&Lyle, Công ty Mía đường Cần Thơ, Công ty Mía đường Sóc Trăng,...Đã góp
phần thúc đẩy ngành mía đường trong nước phát triển và mở ra nhiều cơ hội cho nguời
trồng mía.
Tuy nhiên, trong thời gian qua ngành mía đường Việt Nam luôn biến động không
ngừng, trong nhiều năm qua ngành mía đường đã không thể vươn lên trở thành ngành
kinh tế quan trọng như yêu cầu. Trong quá trình hội nhập, nhất là khi Việt Nam đã là
thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì các công ty mía
đường Việt Nam nói chung cũng như Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa nói riêng đang
đứng trước nhiều cơ hội cũng như thử thách mới.
Bất kỳ một Công ty hay một DN nào cũng cần có tầm nhìn chiến lược để không
bị đối thủ cạnh tranh lấn áp, tận dụng những cơ hội cũng như hạn chế những nguy cơ
ảnh hưởng xấu đến Công ty; Từ đó, có những bước đi phù hợp với môi trường KD.
Với việc môi trường KD ngày càng trở nên khó khăn hơn, nếu chỉ dựa vào những
ưu thế trước đây mà không thay đổi thì Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa khó có thể
đứng vững ở vị trí hiện tại và phát triển trong lĩnh vực KD mía đường. Với mong muốn
có thể xây dựng một CLKD thích hợp cho Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa, tôi đã
chọn đề tài: “Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường
Biên Hòa”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động KD và vị thế của Công ty trên thương trường nhằm
phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như những cơ hội và thách thức; Từ đó, đề
ra các CLKD thích hợp và các giải pháp để thực hiện CLKD cho Công ty.
Giúp Công ty đạt được vị thế cạnh tranh thuận lợi trên thương trường và thích
ứng tốt với những biến động ngày càng phức tạp của môi trường KD. Hy vọng Công ty
sẽ chinh phục và chiếm lĩnh thị trường trong nước và từng bước mở rộng ra thị trường
nước ngoài trong lĩnh vực SXKD đường và các SP khác.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phát hiện và phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình SXKD của Công
ty bao gồm:
- Phân tích môi trường bên trong để phát hiện ra những điểm manh, điểm yếu.
- Phân tích môi trường bên ngoài để nhận diện những cơ hội và thách thức.
- Sử dụng các công cụ phân tích như: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài –
EFE, Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE, kết hợp Ma trận SWOT, Ma trận IE
(Ma trận bên trong, bên ngoài), Ma trận QSPM để xây dựng phương án và lựa chọn
CLKD phù hợp cho Công ty.
Từ những phân tích trên sẽ đề ra giải pháp cho các chiến lược được lựa chọn.
2
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Thời gian nghiên cứu
Từ 24/03/2008 đến 07/06/2008.
1.3.2. Địa bàn, đối tượng nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu là Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa. Trụ sở chính: Khu
công nghiệp Biên Hòa 1, P. An Bình, Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
Đối tượng nghiên cứu: Công ty hoạt động KD trong nhiều lĩnh vực như: SXKD
các SP mía đường, các SP SX có sử dụng đường, SP SX từ phụ phẩm, phế phẩm của
ngành mía đường; Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư ngành mía đường; Sửa chữa, bảo
dưỡng, lắp đặt các thiết bị ngành mía đường; Thi công các công trình xây dựng và công
nghiệp; Mua bán, đại lý, ký gởi hàng nông sản, thực phẩm công nghệ, nguyên liệu, vật
tư ngành mía đường,…Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu đến các SP mía đường tiêu
thụ trong nước và xuất khẩu.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Chương 1: Mở đầu
Chương này nêu lên các vấn đề: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề
tài (bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể), phạm vi nghiên cứu (thời gian, địa bàn
và đối tượng nghiên cứu), cấu trúc của khóa luận.
Chuơng 2: Tổng quan
Chương này bao gồm phần tổng quan về tài liệu liệu nghiên cứu: Nêu lên các
công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các đề tài về quản trị chiến lược nghiên
cứu trước đó; Nhận xét sơ bộ cách phân tích cũng như về phương pháp mà các tác giả
trước đó đã nghiên cứu, từ đó định hình hướng phân tích và lựa chọn phương pháp
nghiên cứu cho đề tài. Chương này cũng nêu lên tổng quan về Công ty nghiên cứu bao
gồm việc giới thiệu chung về Công ty, lịch sử hình thành và phát triển của Công ty, kết
quả SXKD trong thời gian qua và những thành tích đạt được, vị thế hiện tại của Công
ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này nêu lên nội dung nghiên cứu bao gồm cở sở lý thuyết trình bày
những lý thuyết có liên quan đến đề tài, nêu lên các khái niệm cơ bản về chiến lược,
3
quản trị chiến lược, quy trình xây dựng chiến lược, các công cụ cần thiết để phân tích và
lựa chọn chiến lược nhằm giúp người đọc dễ theo dõi và hiểu rõ hơn nội dung của đề
tài, nhất là ở phần chương Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đây là chương trình bày kết quả nghiên cứu được từ quá trình nghiên cứu bao
gồm: Phân tích môi trường bên trong để phát hiện các điểm mạnh và điểm yếu, phân
tích môi trường bên ngoài để phát hiện ra các cơ hội và đe dọa, từ đó làm căn cứ để xây
dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố
bên ngoài (EFE), xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh. Trong chương này sẽ đề ra các
mục tiêu chiến lược, sử dụng các công cụ như: Ma trận SWOT, ma trận đánh giá các
yếu tố bên trong – bên ngoài (Ma trận IE), ma trận QSPM để lựa chọn các chiến lược đề
xuất. Trong chương này cũng sẽ đề xuất các giải pháp để thực hiện các chiến lược được
lựa chọn, kết hợp với việc sử dụng các phần mềm như Excel, Crystal Ball để phân tích
rủi ro và dự báo một vài chỉ tiêu quan trọng của công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương này trình bày những kết quả chính mà khóa luận đã đạt được trong quá
trình thực hiện khóa luận là những nội dung đã thực hiện và phân tích trong chương 4,
các ý nghĩa được rút ra từ các kết quả này. Chương này cũng nêu lên những mặt đạt
đuợc và những hạn chế của khóa luận để giúp những người nghiên cứu tương tự sau này
tiếp tục gải quyết. Trên cơ sở các kết quả đã đạt được sẽ đề ra các kiến nghị có liên
quan.
4
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Đề tài về CLKD trong thời gian gần đây được khá nhiều người nghiên cứu - có
thể kể đến là: Nguyễn Văn Đức, 2005. Nghiên cứu định hướng chiến lược kinh doanh
sản phẩm gỗ tại Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế,
Chuyên ngành Kinh tế, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam; Huỳnh Thị
Mỹ Ngân, 2006. Định hướng chiến lược kinh doanh cho các sản phẩm gỗ của Xí nghiệp
tư doanh Hoàng Anh Gia Lai. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế, Chuyên ngành
Kinh tế, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Trong các đề tài này, các tác
giả đã tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động KD của công ty bao
gồm phân tích môi trường bên trong (nhằm nhận biết các điểm mạnh và điểm yếu) và
phân tích môi trường bên ngoài (để nhận biết những cơ hội và thách thức). Từ đó, đề
xuất các CLKD và các giải pháp thực hiện chiến lược. Phương pháp chủ yếu được các
tác giả sử dụng là phương pháp thu thập số liệu (sơ cấp và thứ cấp) và phương pháp xử
lý số liệu (so sánh, thống kê, tính toán các chỉ số tài chính).
Trong đề tài này, tôi cũng sử dụng các phương pháp giống như các đề tài trước
nhưng có phân tích độ nhạy và cung cấp các thông tin dự báo bằng các phần mềm đơn
giản như Excel, Crystal Ball để dự báo một vài chỉ tiêu quan trọng của Công ty. Trong
đề tài này tôi sẽ đưa ra các chiến lược và sử dụng công cụ (Ma trận QSPM) để lựa chọn
chiến lược.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Giới thiệu chung về Công ty
Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA.
Tên tiếng Anh: BIEN HOA SUGAR JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: BSJC
Logo Công ty: Hình tam giác cân lớn
bên ngoài là biểu tượng của một ngôi nhà
lớn với sự vững chảy. Bên trong là đường gấp khúc mà cụ thể là tam giác cân nhỏ với
ống khói ở trên nóc là biểu tượng của các nhà máy đường đang SX; Đồng thời, đường
gấp khúc cũng tạo nên hình chữ M – chữ cái đầu tiên trong chữ Mía của chữ “Mía
Đường”. Bóng của các biểu tượng đổ xuống thành chữ BH có ý nghĩa: Đó chính là
thương hiệu “Đường Biên Hòa”.
Trụ sở: Khu Công nghiệp Biên Hòa 1, Phường An Bình, Tp. Biên Hòa, Tỉnh
Đồng Nai.
Giấy CN ĐKKD: Số 4703000014 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp
cho đăng ký lần đầu ngày 16/05/2001, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 17/10/2006.
Điện thoại: (061) 3 836 199
Fax: (061) 3 836 213
Web site: http:// www.bienhoasugar.com.vn
Email:
Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa hiện nay: 168.477.270.000
VNĐ (Một trăm sáu tám tỷ, bốn trăm bảy bảy triệu, hai trăm bảy mươi ngàn đồng
chẵn).
Mã chứng khoán: BHS
Số lượng cổ phiếu niêm yết: 16.200.000 cổ phiếu
Số lượng cổ phiếu đã phát hành đến năm 2007: 16.847.727 cổ phiếu
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa được xây dựng từ năm 1969 với tiền thân là
Nhà máy đường 400 tấn, SP chính lúc bấy giờ là đường ngà, rượu mùi, bao đay.
Đến năm 1971-1972, đầu tư Nhà máy đường tinh luyện.
Năm 1994, Nhà máy Đường Biên Hòa đổi tên thành Công ty Đường Biên Hòa.
Năm 1995, để mở rộng SX, Công ty Đường Biên Hòa tiến hành đầu tư mở rộng
công suất SX đường luyện tại Biên Hòa từ 200 tấn/ngày lên 300 tấn/ngày và khởi công
xây dựng nhà máy Đường Tây Ninh (hiện nay là Nhà máy Đường Biên Hòa - Tây
6
Ninh). Sau hơn hai năm thiết kế, thi công và lắp đặt, Nhà máy Đường Tây Ninh đã
chính thức đi vào hoạt động ngày 26/03/1998 với công suất chế biến là 2.500 tấn
mía/ngày, đến năm 2001 đã đầu tư nâng công suất chế biến lên 3.500 tấn mía/ngày.
Ngày 27/03/2001, theo Quyết định số 44/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về việc chuyển DN Nhà nước Công ty Đường Biên Hòa thành Công ty cổ phần, quá
trình cổ phần hóa Công ty đã diễn ra và được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp
Giấy chứng nhận đăng ký KD vào ngày 16/05/2001. Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa
ra đời.
Ngày 30/08/2006, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận
đăng ký phát hành số 51/UBCK-ĐKPH. Công ty đã phát hành bổ sung cổ phần để huy
động vốn, vốn điều lệ của Công ty tăng từ 81.000.000.000 đồng lên 162.000.000.000
đồng và hiện nay đã lên 168.477.270.000 đồng.
Đến nay, Công ty đã có chi nhánh ở Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà
Nẵng, Hà Nội.
2.2.3. Thành tích đạt được
Công ty được tổ chức BVQi cấp giấy chứng nhận đạt hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 vào ngày 03/02/2000.
Công ty được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong
thời kì đổi mới” vào ngày 07/11/2000.
Công ty là đơn vị duy nhất trong toàn ngành đường có SP được bình chọn liên
tục trong 10 năm liền là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” (1997-2006). Riêng năm
2006 nằm trong TOP 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam được người tiêu dùng bình
chọn do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức.
Năm 2004, 2005, Công ty được bình chọn và được trao cúp vàng “Top Ten
Thương Hiệu Việt” do Hội Sở hữu Công nghiệp Việt Nam - Mạng thương hiệu Việt
bình chọn.
Năm 2005, nhận danh hiệu “Thương hiệu nổi tiếng” do Cục Sở hữu trí tuệ phối
hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin bình chọn.
Năm 2006, Công ty đã đạt Cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền
vững”.
7
Năm 2007, Công ty vinh dự nhận được 4 giải thưởng trong nước: Topten thương
hiệu Việt, Nhãn hiệu cạnh tranh nổi tiếng, Thương hiệu nổi tiếng, Doanh nghiệp Việt
Nam Uy tín – Chất lượng năm 2007.
2.2.4. Tình trạng cơ bản của Công ty
a) Cơ cấu tổ chức của Công ty
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa
Nguồn: BSJC
Chức năng, nhiệm vụ Ban Giám đốc và các phòng ban
Ban Giám đốc
Tổng Giám Đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, trực tiếp thay mặt HĐQT để
điều hành các hoạt động hàng ngày của Công ty, là người đại diện hợp pháp theo pháp
luật và chịu trách nhiệm trước HĐQT về kết quả hoạt động KD của Công ty.
Phó Tổng Giám đốc – phụ trách KD: Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong lĩnh
vực quản lý, điều hành các công việc liên quan đến hoạt động KD mua bán của Công ty.
8
Phó Tổng Giám đốc nhà máy kiêm Giám đốc nhà máy: Tham mưu cho Tổng
Giám đốc về các hoạt động có liên quan đến tài chính, kỹ thuật, cũng là người có nhiệm
vụ tổ chức, điều hành, quản lý hoạt động của nhà máy đường Biên Hòa – Tây Ninh.
Phó Tổng Giám đốc SX – phụ trách SX: Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong
lĩnh vực phụ trách hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001; Quản lý và
điều hành phòng kỹ thuật, phòng quản lý chất lượng, phòng vật tư và các phân xưởng
SX.
Các phòng ban chức năng
Phòng Tài chính – Kế toán: Thực hiện các chức năng hạch toán, kế toán, hoạt
động tài chính và thống kê, phân tích các hoạt động kinh tế.
Phòng Kĩ thuật đầu tư: Thực hiện công tác quản lý thiết bị công nghệ SX, các dự
án đầu tư và đào tạo công nhân kỹ thuật.
Phòng Xuất nhập khẩu: Thực hiện công tác mua bán xuất nhập khẩu.
Phòng Kinh doanh: Thực hiện các hoạt động tiêu thụ SP, quản lý kho hàng cùng
với công tác nghiên cứu thị trường, điều độ SX, xây dựng các kế hoạch KD và các chiến
lược marketing. Phòng KD có hai phòng ban trực thuộc là phòng bán hàng và phòng
marketing.
Phòng Kế hoạch – thị trường: Xây dựng kế hoạch SXKD ngắn hạn và dài hạn,
triển khai các đơn vị trong công tác triển khai thực hiện kế hoạch; Xây dựng CLKD của
Công ty; Theo dõi, tập hợp thông tin, điều độ SX.
Phòng Quản lý chất lượng (QM): Thực hiện công tác nghiên cứu nâng cao chất
lượng SP và kiểm tra chất lượng SP.
Phòng Nhân sự: Thực hiện công tác quản lý hành chính, văn thư, tài sản công
cộng, bảo vệ an ninh kinh tế cùng với chức năng quản lý LĐ và tiền lương, bảo hiểm xã
hội, an toàn LĐ và thi đua. Đồng thời, cũng thực hiện chức năng quản lý và điều hành
phương tiện vận tải.
Phòng Dịch vụ: Tổ chức phục vụ, KD ăn uống, phối hợp với các đơn vị giải
quyết công việc chung.
Các Phân xưởng SX: Thực hiện công tác tổ chức, điều hành SX theo kế hoạch đã
được phê duyệt và quản lý LĐ.
b) Tình hình lao động của Công ty
9
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công Ty Năm 2006 và 2007
Chỉ tiêu
2006 2007 So sánh 2006/2007
SL
(người)
TT
(%)
SL
(người)
TT
(%)
± ∆ %
Tổng số 820 100,0 875 100,0 55 6,7
1. Phân theo cấp bậc
- Cán bộ quản lý 52 6,3 66 7,6 14 26,9
- Công nhân viên 768 93,7 809 92,5 41 5,3
2. Phân theo trình độ
- Trên đại học 2 0,2 2 0,2 0 0
- Đại học 134 16,3 149 17,0 15 11,2
- Cao đẳng 38 4,6 45 5,1 7 18,4
- Trung cấp 162 19,8 172 19,7 10 6,2
- Công nhân kĩ thuật 350 42,7 370 42,3 20 5,7
- Lao động phổ thông 134 16,3 137 15,7 3 2,2
3. Phân theo độ tuổi
- Dưới 30 193 23,5 213 24,3 20 10,4
- Từ 31 - 40 352 42,9 358 40,9 6 1,7
- Từ 41 - 50 220 26,8 224 25,6 4 1,8
- >=51 55 6,7 80 9,1 25 45,5
Nguồn: Phòng nhân sự
Số lượng LĐ của Công ty tăng từ 820 người năm 2006 lên 875 vào năm 2007
(tăng 6,7%). Nguyên nhân là do Công ty không ngừng mở rộng SXKD và làm ăn có lãi
trong những năm qua, khi mà ngành đường đã vượt qua những khó khăn và bắt đầu có
những bước phát triển khả quan; Nhìn chung, các chỉ số về LĐ đều tăng từ năm 2006
đến 2007. Sự gia tăng đáng kể của cán bộ quản lý (tăng 26,9%), người LĐ có trình độ
Đại học (tăng 11,2%) và Cao đẳng (18,4%) chứng tỏ Công ty đã cố gắng rất nhiều trong
việc nâng cao trình độ tay nghề người LĐ. Các chỉ tiêu khác đều tăng nhẹ. Sự gia tăng
đáng kể của LĐ trẻ dưới 30 tuổi (tăng 10,4%) là để đáp ứng nhu cầu trẻ hóa lực lượng
LĐ, khuyến khích sự sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới trong SXKD. Tuy nhiên, lực
lượng LĐ trên 50 tuổi vẫn còn khá cao và tăng nhanh vào năm 2007 (tăng 45,5%), đây
là lực lượng lãnh đạo chủ yếu của Công ty và chuẩn bị bổ sung vào Nhà máy đường Trị
An mới được Công ty mua lại theo luật phá sản.
Hình 2.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động theo Trình Độ Văn Hóa
10
Nguồn: Tổng hợp
Qua biểu đồ 2.2 ta thấy LĐ theo trình độ của Công ty tăng lên qua 2 năm. Trong
đó, trên đại học không tăng, còn lại đều tăng nhằm đáp ứng nhu cầu SXKD của Công ty.
LĐ phổ thông có tăng nhưng tăng ít (năm 2007 tăng thêm 3 người so với 2006), điều đó
chứng tỏ công nghệ SX của Công ty ngày càng được hiện đại hóa nên LĐ phổ thông
tăng ít mặc dù quy mô SX được mở rộng. Đội ngũ công nhân kỹ thuật tăng nhanh đáng
kể nhằm đáp ứng với yêu cầu của công nghệ SX và máy móc thiết bị hiện đại.
c) Vốn và nguồn vốn của Công ty
Bảng 2.2. Cơ Cấu Nguồn Vốn của Công Ty Năm 2006 – 2007
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn vốn
2006 2007
So sánh 2006/2007
± ∆ %
Vốn chủ sở hữu 353.310 376.513 23.203 6,6
Nguồn kinh phí và quỹ khác 567,4 3.869 3.301,6 581,9
Nợ ngắn hạn 74.510 103.053 28.543 38,3
Nợ dài hạn 161.392 185.989 24.597 15,2%
Tổng 589.779 669.424 79.644,6 13,5
Nguồn: Phòng TC – KT
Tổng nguồn vốn của Công ty đã tăng từ 589.779 triệu đồng năm 2006 lên
669.424 triệu đồng năm 2007 (tăng 13,5%). Sự gia tăng đột biến của nguồn kinh phí và
quỹ khác (tăng 581,9%) đã làm cho nguồn vốn chủ sở hữu tăng đáng kể. Các khoản nợ
ngắn hạn và nợ dài hạn đều tăng do Công ty cần huy động vốn để mở rộng SX và trang
trải việc mua lại nhà máy đường Trị An.
d) Quy trình sản xuất đường tinh luyện
11
Hình 2.3. Quy Trình Sản Xuất Đường Tinh Luyện
Nguồn: Phòng Kỹ thuật
Quy trình SX đường luyện trải qua sáu bước:
Bước 1: Nhập máy
Bước 2: Làm Affination
Bước 3: Cacbonat hóa
Bước 4: Tẩy màu
Bước 5: Nấu đường ly tâm
Bước 6: Sàng sấy và đóng bao
12
e) Tình hình trang thiết bị của Công ty
Bảng 2.3. Tình Hình Tài Sản Cố Định Hữu Hình của Công Ty vào 31/12/2007
ĐVT: Triệu đồng
Nguyên giá Mua sắm mới
Thanh lý,
nhượng bán
Giá trị còn
lại (*)
Nhà cửa, vật kiến trúc 81.990 - 224.9 35.615
Máy móc, thiết bị 288.528 5.874 351,5 163.555
Phương tiện vận tải 6.840 2.087 534,6 3.786
Thiết bị, dụng cụ quản lý 3.093 301,4 - 1.136
Tổng cộng 380.452 8.263 1.111 204.093
(*): Kết quả trên đã trừ khấu hao
Nguồn: Phòng TC - KT
Qua bảng 2.3 ta thấy trong năm 2007, Công ty đã tăng cường đầu tư mua mới
máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải để đáp ứng nhu cầu SXKD. Một lượng giá trị nhà
cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải cũ khấu hao gần hết cũng được Công ty
thanh lý, nhượng bán để mua mới, và tổng giá trị tài sản cố định hữu hình của Công ty
tính đến ngày 31/12/2007 là 204.093 triệu đồng.
2.2.5. Niêm yết chứng khoán
Tham gia thị trường chứng khoán vào năm 2006 theo Giấy phép niêm yết số
79/UBCK-GPNY do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 21/11/2006, là
công ty đầu tiên trong ngành mía đường tham gia thị trường chứng khoán. Lên sàn từ
tháng 12/2006, Đường Biên Hoà (với mã chứng khoán là BHS) đã củng cố hệ thống
quản lý tài chính phù hợp với công ty niêm yết theo đúng yêu cầu của Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước và Bộ Tài chính. Về hoạt động chứng khoán, BSJC đang nắm giữ
700.000 cổ phiếu Ngân hàng STB, Sacomreal 480.000 cổ phiếu,... và đang theo đuổi
góp vốn với Tổng công ty Mía đường II tham gia xây dựng cao ốc cho thuê tại
TP.HCM.
2.2.6. Tình hình hoạt động SXKD
Năm 2007, tình hình có nhiều biến động như giá nhiều hàng hóa tăng, thị trường
chứng khoán diễn biến phức tạp, tất yếu ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Công
ty. Tuy vậy, về cơ bản hầu hết các mục tiêu đề ra trong năm 2007 đã được hoàn thành
13
với trách nhiệm cao đối với cổ đông và nhà đầu tư. Kết quả đó được thể hiện qua một số
chỉ tiêu cụ thể trong bảng 2.4.
Năm 2007, hầu hết các chỉ tiêu Công ty đặt ra đều đã được hoàn thành vượt kế
hoạch 2007 và tăng so với 2006, và quan trọng là vẫn đạt được kế hoạch chia cổ tức cho
cổ đông, điều này thể hiện sự thành công trong hoạt động SXKD của Công ty và làm
tăng lòng tin của nhà đầu tư vào Công ty. Kế hoạch SX mía và đường thô không thực
hiện đúng kế hoạch là do tình hình thời tiết bất thuận làm giảm năng suất, chất lượng
mía, tuy nhiên đường thô SX vẫn đạt 95,23% kế hoạch và đáp ứng nhu cầu nguyên liệu
SX.
Bảng 2.4. Một Số Chỉ Tiêu Hoạt Động Kinh Doanh Năm 2007
Chỉ tiêu Thực hiện 2007 So kế hoạch 2007 So với 2006
Vốn điều lệ 168.477.270.000 đồng + 4,00%
Vốn chủ sở hữu 376.513.514.467 đồng + 6,56%
Tổng doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ 643.350.915.260 đồng 106,70% 83,77%
Các khoản đã nộp ngân sách 23.711.340.000 đồng
Lợi nhuận trước thuế 53.633.026.705 đồng 102,10% 104,10%
Chia cổ tức (dự kiến) 18%/VĐL 100,00%
Sản lượng đường luyện SX 78.124 tấn 103,00%
Mía tự sản xuất 24.853 tấn 67,17%
Vụ 2007-2008
đạt
36.300 tấn
Đường thô sản xuất 42.649 tấn 95,23%
Rượu mùi đóng chai 482.178 lít 160,72%
Đầu tư XDCB thực hiện 75.762.808.000 đồng
Đầu tư cơ bản hoàn thành 16.528.042.000 đồng
Nguồn: Phòng TC - KT
Năm 2007, Công ty đã đấu giá thành công mua lại Công ty mía đường Trị An với
giá mua là 53.885.404.000 đồng; Nhà máy Đường Biên Hòa - Trị An với công suất ép
mía 1.500 tấn mía/ngày khi đi vào hoạt động sẽ cung cấp mỗi năm từ 15.000-22.000 tấn
đường thô hoặc đường kính trắng. Nhà máy Đường Biên Hòa - Trị An chính thức đi vào
hoạt động từ năm 2008. Mặt khác, Công ty đang triển khai Dự án Cụm chế biến công
nghiệp phía Tây sông Vàm Cỏ Đông thuộc huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh (xem phụ
lục 7), đến nay đang giai đoạn cuối của công tác đền bù giải phóng mặt bằng, dự kiến sẽ
hoàn tất trong nữa đầu quý II-2008.
14