Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Các yếu tố tác động đến rủi ro hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

PHẠM THỊ HƯƠNG

Đề tài:

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO HOẠT ĐỘNG
CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NH TMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số

: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

PHẠM THỊ HƯƠNG
Đề tài:

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO HOẠT ĐỘNG


CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NH TMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số

: 60340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ANH TUẤN

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2015


I

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Các yếu tố tác động đến rủi ro hoạt động của hệ thống
kiểm soát nội bộ tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện luận văn

Phạm Thị Hương



II

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể Quý thầy cô đã giảng dạy lớp Cao
học kế toán 13SKT11 Trường Đại Học Công Nghệ TP. HCM, những người đã truyền
đạt cho tôi những kiến thức hữu ích làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt công việc hiện tại
và hoàn thành tốt Luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Trần Anh Tuấn - người đã hướng dẫn,
truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn
với đề tài “Các yếu tố tác động đến rủi ro hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ tại
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”.
Xin chân thành cảm ơn các anh, chị trong Ban Quản lý Rủi ro tác nghiệp và
Thị trường Hội Sở Chính Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam; các Anh,
chị Phòng Điện toán; Phòng Quản lý rủi ro BIDV chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh,
các bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều tài liệu hữu ích
phục vụ cho đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho
tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện Luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên Luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý của Quý thầy
cô và các bạn.

Phạm Thị Hương


III

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài để đánh giá thực trạng các yếu tố tác động đến
rủi ro hoạt động của hệ thống KSNB tại BIDV trong ba năm từ 2011 đến 2014.

Những đánh giá, phân tích đến RRHĐ trong quá trình kinh doanh được dựa trên hệ
thống KSNB Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng đã nêu, từ đó đưa ra các giải
pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại BIDV.
Số liệu nghiên cứu được lấy từ 5 khu vực hoạt động trong vòng 3 năm tại chính
Ban QLRR Tác nghiệp và Thị trường (Hội Sở chính BIDV). Kết quả nghiên cứu cho
thấy, mức độ tổn thất và mất vốn tại đơn vị vẫn xảy ra thường xuyên, tần suất xuất
hiện nhiều và ngày càng tinh vi, những nguyên nhân chủ yếu: do chính nhân viên NH
và khách hàng cấu kết để trục lợi gây thất thoát tài sản, phẩm chất đạo đức nghề
nghiệp của một số nhân viên NH chưa đạt chuẩn dễ mắc lỗi trong quá trình công
tác....Những tổn thất này vẫn nằm trong hạn mức cho phép và được xử lý từ quỹ dự
phòng QLRR tại đơn vị.
Qua nghiên cứu thực tế về thực trạng RRHĐ tại BIDV chứng tỏ rằng BIDV
vẫn đang kiểm soát được RRHĐ và có một bộ máy KSNB vận hành khá tốt trong thời
gian vừa qua. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như:
Hệ thống QLRR vẫn chưa được chú trọng, chưa có sự triển khai đầy đủ, chưa
quan tâm xây dựng đúng mức và chưa được theo dõi chi tiết theo nghiệp vụ cụ thể
(hiện nay chỉ có 01 công văn quy định về RRHĐ).
Việc đánh giá, phân bổ nguồn nhân lực chưa thực hiện kịp thời. Chưa quan tâm
đến vấn đề đạo tạo đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ trực tiếp giao dịch với KH.
NHNN chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng quản lý RRHĐ có tuân thủ
đầy đủ chuẩn mực hay không. Đây là một trong những lý do làm cho các NHTMCP
thực hiện quản lý RRHĐ một cách sơ sài và không đúng chuẩn.
Từ kết quả nghiên cứu, một số giải pháp được đề xuất góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh, phòng ngừa những tổn thất về vốn tại VIDV, tiếp tục hoàn
thiện hệ hoàn thiện hệ thống KSNB tại BIDV nói riêng và các NHTMCP nói chung,
tăng cường vai trò quản lý của NHNN trong tham mưu cho Chính phủ bổ sung các
văn bản pháp lý, giám sát việc thực hiện các quy định trong lĩnh vực RRHĐ ngân
hàng.



IV

ABSTRACT
The research objective of this subject is to evaluate reality of elements which
impact to the Operation Risks of Internal Control (KSNB) system at BIDV Vietnam
in 3 years from 2011 to 2014.
The evaluations, analysis to the Operation Risks during the business process
are based on Vietnamese Internal Control (KSNB) system. Based on reality
evaluation mentioned, giving out solutions to perfect the Internal Control (KSNB)
system at BIDV Vietnam.
Research’s data is taken from 5 working places in 3 years at Risks Management
Operation and Marketing Department (At Headquarter of BIDV). Research’s result
shows that: the capital loss and damage Rate at BIDV still happen frequently, it happen
more often and more sophisticated, with main reasons as follows:
- Bank staffs work in collusion with customers to gain benefit and making
property losses.
- Occupational ethic quality of some banking officers have not reached the
standards leading to make mistakes easily during working processes....
These losses are still in permitted limit and solved from Reserve funds of Risks
Management at each Unit of Bank.
Through practical research about the reality of Operation Risks (RRHD) at
BIDV, showing that BIDV are still monitoring the Operation Risk (RRHD) and
having Internal Control system operating quite well so far. However, still having
some outstanding matter as below:
- Risks Management System is still not focused, have not deployed enough
yet. It has not been interested to build properly and not followed in detail by specific
knowledge
(Currently, there's only one Official Correspondence assign about Operation
Risk)
- Evaluation and allocation of the human resource have not been performed on

time. It has not taken care of matter about training Occupational ethics for banking
officers who directly provide services to customers


V

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... II
TÓM TẮT .............................................................................................................. III
ABSTRACT ...........................................................................................................IV
MỤC LỤC ............................................................................................................... V
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................XI
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................... XIII
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ............................................................................. XIV

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề: ............................................................................................... 1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài: ........................................................................... 1
1.3. Mục tiêu của đề tài:................................................................................... 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................... 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................... 2
1.6 Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................... 4
1.7 Ý nghĩa của việc nghiên cứu: ..................................................................... 4
1.8 Kết cấu luận văn: ....................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI RỦI RO HOẠT
ĐỘNG NGÂN HÀNG
2.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung ......................................................... 5

2.1.1 Khái niệm, mục tiêu, chức năng, vai trò của KSNB ........................... 7
2.1.1.1 Khái niệm KSNB. ..................................................................... 7
2.1.1.2 Mục tiêu của KSNB .................................................................. 7
2.1.1.3 Chức năng của KSNB ............................................................... 8
2.1.1.4 Vai trò của KSNB ..................................................................... 8
2.1.1.5 Phân loại kiểm soát nội bộ tại các tổ chức tín dụng .................... 9
2.1.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB .......................................... 11
2.1.2.1 Môi trường kiểm soát .............................................................. 12
2.1.2.2 Đánh giá rủi ro ........................................................................ 13


VI

2.1.2.3 Hoạt động kiểm soát ................................................................ 14
2.1.2.4 Thông tin và truyền thông ....................................................... 16
2.1.2.5 Giám sát .................................................................................. 17
2.1.4 Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB ................................ 18
2.2 Hệ thống kiếm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại ............................... 19
2.2.1 Khái niệm KSNB trong NHTM ...................................................... 19
2.2.2 Rủi ro trong hoạt động của NHTM ................................................. 19
2.2.2.1 Khái niệm rủi ro hoạt động ..................................................... 19
2.2.2.2Các loại rủi ro hoạt động trong NHTM ..................................... 19
2.2.2.3 Các yếu tố rủi ro hoạt động ..................................................... 20
2.2.3 Phân loại rủi ro hoạt động............................................................... .22
2.2.3.1 Rủi ro từ nội bộ ngân hàng ...................................................... 22
2.2.3.2Rủi ro do tác động bên ngoài .................................................... 23
2.2.3.3 Vấn đề quản trị rủi ro hoạt động trong NHTM ....................... 25
2.2.4 Mối quan hệ giữa RRHĐ với các loại rủi ro khác .......................... .24
2.2.5 Nhiệm vụ của hệ thống KSNB trong rủi ro hoạt động NH ............... 25
2.2.6Mục tiêu của KSNB tại NHTM ........................................................ 26

2.2.7 Các hoạt động kiểm soát tại NHTM................................................ 26
2.2.8 Các thủ tục KSNB ........................................................................... 27
2.2.8.1 Tóm tắt các quy trình .............................................................. 27
2.2.8.2 Phân tích, đánh giá các quy trình ............................................. 27
2.3 Tổng quan thực tiễn về KSNB ở các ngân hàng thương mại .................... 28
2.3.1 Thực tiễn về hoạt động KSNB trong việc ngăn ngừa ....................... 28
2.3.1.1 Mô hình KSNB đảm bảo tín dụng của CHLB Đức .................. 28
2.3.1.2 Kinh nghiệm KSNB của ngân hàng Citibank........................... 28
2.3.2 Hê thống KSNB ở một số nước và bài học kinh nghiệm ................. .29
2.4 Tổng quan các công trình nghiên cứu ...................................................... 31
2.4.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................................31
2.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................33
KẾT LUẬN CHƯƠNG II: ............................................................................ 34


VII

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI
BIDV.
3.1 Giới thiệu sơ lược về NH TMCP Đầu tư và Phát triển VN ...................... 36
3.1.1 Lịch sử phát triển của NH TMCP Đầu tư và Phát triển VN. ............. 36
3.1.2 Xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.................................. 38
3.1.3 Đánh giá chung về phát triển mạng lưới và ...................................... 40
3.1.3.1 Về mạng lưới chi nhánh .......................................................... 40
3.1.3.2 Về nguồn nhân lực ................................................................. 40
3.2 Thực trạng về hệ thống KSNB BIDV ...................................................... 41
3.2.1 Thực trạng kiểm soát nội bộ tại NH BIDV ....................................... 41
3.2.1.1 Các nguyên tắc và phương pháp quản lý .................................. 41
3.2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy QLRRHĐ và sơ ................................ 43
3.2.3 Các quy trình, quy định chính được áp dụng tại BIDV ..................... 44

3.2.4 Mô hình kiểm soát nội bộ với dịch vụ khách hàng tại BIDV ............ 46
3.2.4.1 Các phương pháp ..................................................................... 47
3.2.4.2 Các chính sách kiểm tra kiểm soát nội bộ ................................ 47
3.3 Thực trạng công tác quản lý RRHĐ của BIDV ........................................ 47
3.3.1 Thực trạng RRHĐ liên quan đến chính sách, ................................... 48
3.3.2.Thực trạng rủi ro hoạt động liên quan đến cán bộ và........................ 48
3.3.3 Thực trạng mắc lỗi của cán bộ trong quá trình tác nghiệp ................ 49
3.3.4. Thực trạng chung về những dấu hiệu có mức độ rủi ro cao ............. 52
3.3.5 Thực trạng giá trị tổn thất RRHĐ của các bộ phận nghiệp vụ ................53
TÓM TẮT CHƯƠNG 3........................................................................................... 54

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG KSNB
TÁC ĐỘNG ĐẾN RRHĐ TẠI NGÂN HÀNG BIDV.
4.1 Xây dựng và xác định các giả thuyết nghiên cứu ..................................... 55
4.1.1 Biến phụ thuộc: ............................................................................... 55
4.1.2 Các biến độc lập của mô hình .......................................................... 55
4.1.2.1 Gian lận nội bộ ....................................................................... 56
4.1.2.2 Gian lận bên ngoài ................................................................ 56
4.1.2.3 Khách hàng, sản phẩm, và thực tiễn kinh doanh ..................... 57
4.1.2.4 Thiệt hại đối với tài sản vật lý ................................................. 57


VIII

4.1.2.5 Sự gián đoạn kinh doanh và hệ thống thất bại:......................... 57
4.1.2.6 Thực hiện, giao hàng, và quản lý quá trình: ............................ 58
4.1.3 Mô hình nghiên cứu: ....................................................................... 58
4.1.4 Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................... 59
4.2 Kết quả nghiên cứu: ................................................................................. 61
4.2.1 Phân tích vai trò của KSNB ............................................................. 61

4.2.1.1 Vai trò của KSNB trong việc giảm thiểu rủi ............................ 61
4.2.1.2 Vai trò của KSNB trong việc giảm thiểu rủi ........................... 64
4.2.2 Kết quả thống kê mô tả .................................................................... 65
4.2.3 Kết quả tương quan giữa các biến .................................................... 66
4.2.3.1 Kiểm định sự tương quan và đa cộng tuyến ............................. 66
4.2.3.2 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ............................. 66
4.2.3.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư ....................... 67
4.4.2.4 Phân tích kết quả hồi quy ........................................................ 67
4.2.4 Phân tích kết quả hồi quy với mô hình LOGIT ................................ 68
4.3 Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu; ................................................... 69
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................ 70
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
5.1 Đánh giá về Hệ thống KSNB tại BIDV .................................................... 71
5.1.1 Những ưu điểm đạt được: ................................................................ 71
5.1.2 Những vấn đề còn tồn tại ................................................................. 71
5.2 Định hướng hoàn thiện hệ thống KSNB tại BIDV ................................... 72
5.2.1 Giải pháp hoàn thiện đến từng sự kiện ............................................ 73
5.2.1.1 Các giải pháp hoàn thiện môi trường quản lý .......................... 73
5.2.1.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá RRHĐ ................. 75
5.2.1.3 Các giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm ................................ 76
5.2.1.4 Các giải pháp hoàn thiện Thông tin và truyền thông ................ 78
5.2.1.5 Các giải pháp nâng cao tính hiệu quả của ............................... 78
5.2.2 Các giải pháp hỗ trợ từ phía Ngân hàng Nhà nước. .......................... 79
5.2.2.1 NHNN cần sớm ban hành các văn bản quy định. .................... 79
5.2.2.2 Các cơ quan giám sát của NHNN cần tăng cường .................. 79
5.2.2.3 Các nguyên tắc về giám sát nghiệp vụ ngân hàng .................... 81


IX


5.2.3 Các giải pháp hoàn thiện về khuôn khổ pháp lý ............................. 82
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ................................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 86
PHỤ LỤC


X

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT
STT TẮT
AICPA
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20
21
22

23
24
25
26
27
28

BASEL
BDS

TIẾNG ANH
Association of certified
public Accountants United
state American
Balse Committee on
Banking Supervision
Branch Delivery System

BQLRRTT& Board Market Risk
TN
Management and Actions
CBTD
Loan teller
Credit information center of
CIC

the state bank
Subsystem customer
CIF
information
Information technology
CNTT
Commission co-sponsored
COSO
institutions
DN
Enterprise
DNNN
State enterprise
DVKH
Customer service
GDV
Tellers
HĐQT
Board of Directors
HT
System
HTX
Co-operative
IBMB
Online Banking
KSNB
Internal inspection
KSV
Surveyor
KTNB

Internal inspection
KT-XH
Socio - Economic
NH
Bank
Joint Stock Commercial
NH BIDV
Bank for Investment and
Development of Vietnam
NHNN
State bank
NHTM
Commercial bank
Joint-stock commercial
NHTMCP
bank
NQH
Debt overdue
QTRR
Managing Risk

TIẾNG VIỆT
Hiệp hội Kế toán viên công
chứng Hoa Kỳ
Uỷ ban Balse về giám sát
ngân hàng
hệ thống phân phối sản
phẩm dịch vụ tại đơn vị
Ban Quản lý rủi ro thị
trường và Tác nghiệp

Cán bộ tín dụng
Trung tâm thông tin tín dụng
của NHNN
Phân hệ thông tin khách
hàng
Công nghệ thông tin
Ủy ban các tổ chức đồng
bảo trợ
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước
Dịch vụ khách hàng
Giao dịch viên
Hội đồng Quản trị
Hệ thống
Hợp tác xã
Ngân hàng trực tuyến
Kiểm soát nội bộ
Kiểm soát viên
Kiểm tra nội bộ
Kinh tế xã hội
Ngân hàng
Ngân hàng thương mại cổ
phần Đầu tư và phát triển
Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần
Nợ quá hạn
Quản trị rủi ro



XI

29
30
31
32
33
34
35
36

RRHĐ
RRTD
SIBS
SXKD
TCTD
TGĐ
TSN-TSC
UBQLRR

Risk
Credit risk
The banking system
integrates SilverLake
Production - Business
Credit establishment
Director General
Liability – Assets

Risk Management
Committee

Rủi ro hoạt động
Rủi ro tín dụng
Hệ thống ngân hàng tích hợp
SilverLake
Sản xuất kinh doanh
Tổ chức tín dụng
Tổng Giám đốc
Tài sản nợ - tài sản có
Ủy Ban Quản lý rủi ro


XII

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu ........................................................ 3
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu của BIDV năm 2011đến 2013 ................... 44
Bảng 3.2 Mô hình KSNB tại BIDV .............................................................. 47
Bảng 3.3 Sơ đồ hình tháp quản lý chất lượng trong hệ thống BIDV ............... 48
Bảng 3.4 Mô hình KSNB tại Phòng giao dịch ............................................... 51
Bảng 4.1 Bảng tổng hợp tỷ lệ mất vốn Khu vực phía Bắc .............................. 62
Bảng 4.2 Bảng tổng hợp tỷ lệ mất vốn Khu vực Đồng Bằng Sông Hồng ....... 63
Bảng 4.3 Bảng tổng hợp tỷ lệ mất vốn Khu vực Tây Nguyên ........................ 63
Bảng 4.4 Bảng tổng hợp tỷ lệ mất vốn Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long 63
Bảng 4.5 Bảng tổng hợp tỷ lệ mất vốn Khu vực Nam Bộ ............................... 64
Bảng 4.6 Bảng thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình .......................... 68
Bảng 4.7 Kết quả ma trận tự tương quan ........................................................ 69



XIII

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Báo cáo số lượng sai/lỗi trong quá trình rủi ro hoạt động tại BIDV trong
năm 2014
Phụ lục 2: Báo số lượng sai/lỗi trong quá trình rủi ro hoạt động tại BIDV từ năm 2011
đến 2014.
Phụ lục 3: Báo cáo chi tiết số liệu nội dung các biến độc lập phát sinh trong quá trình
rủi ro hoạt động tại BIDV từ năm 2011 đến 2014.
Phụ lục 4: Báo cáo chi tiết số liệu nội dung các biến độc lập phát sinh trong quá trình
rủi ro hoạt động tại BIDV khu vực Phía Bắc từ năm 2011 đến 2014.
Phụ lục 5: Báo cáo chi tiết số liệu nội dung các biến độc lập phát sinh trong quá trình
RRHĐ tại BIDV Khu vực Đồng Bằng Sông Hồng từ năm 2011 đến 2014.
Phụ lục 6: Báo cáo chi tiết số liệu nội dung các biến độc lập phát sinh trong quá trình
rủi ro hoạt động tại BIDV Khu vực Tây Nguyên từ năm 2011 đến 2014.
Phụ lục 7: Báo cáo chi tiết số liệu nội dung các biến độc lập phát sinh trong quá trình
RRHĐ tại BIDV Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long từ năm 2011 đến
2014.
Phụ lục 8: Báo cáo chi tiết số liệu nội dung các biến độc lập phát sinh trong quá trình
rủi ro hoạt động tại BIDV Khu vực Nam Bộ từ năm 2011 đến 2014.
Phụ lục 9: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi
Phụ lục 10: Kết quả kiểm tra tự tương quan mô hình
Phụ lục 11: Kết quả hồi quy mô hình FGLS
Phụ lục 12:Kết quả hồi quy với mô hình Logit.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề:
Hoạt động kinh doanh NH là một thực thể đặc biệt chuyên cung cấp về dịch vụ tài
chính và phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, tần xuất rủi ro xảy ra đa chiều và trên nhiều
phương diện chứ không bó hẹp trong phạm vi nội ngành như các doanh nghiệp khác.
Những rủi ro này luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau và kết hợp tạo thành một “dây
chuyền” nguy hiểm đe dọa đến sự tồn vong của ngân hàng.
Trong số các loại rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng thì rủi ro
hoạt động là loại rủi ro bao trùm, khó lường trước nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
kinh doanh của họ. Trong thời gian vừa qua trên thế giới nói chung và ngay tại Việt Nam nói
riêng đã phải gánh chịu những tổn thất rất lớn ảnh hưởng đến uy tín và tài sản tài của các
NH. Vậy, nếu quản lý tốt rủi ro hoạt động sẽ làm giảm thiểu nguy cơ xảy ra tổn thất, để hệ
thống NH thực hiện tố phương trâm kinh doanh chấp nhận mức rủi ro nhỏ để tạo ra giá trị
lớn.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi DN muốn tồn tại và phát triển bền vững cần
phải có sự đan xen của nhiều mối quan hệ hữu cơ, ở đó, hợp tác và cạnh tranh luôn là hai
mặt đối lập không thể tách rời. Song cũng chính từ mối quan hệ hợp tác đối đầu như vậy
đã, đang và sẽ nảy sinh nhiều biến cố không thể lường trước trong quá trình hoạt động
của DN. Những biến cố đó được gọi là rủi ro kinh doanh.
Với mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận không ngừng, thị trường cạnh tranh gay gắt,
khốc liệt thì các hoạt động gian lận ngày cành tinh vi, khả năng xảy ra cũng như mức độ
ảnh hưởng càng mở rộng và trẻ hóa. Để hạn chế và kìm hãm bớt những tổn thất thì chúng
ta phải xác định một cách chính xác, cụ thể có hệ thống những nguyên nhân dẫn đến rủi
ro hoạt động, từ đó xem xét chấn chỉnh lại hoạt động KSNB để đảm bảo điều hành hoạt
động ngân hàng an toàn và hiệu quả.
Chính vì tầm quan trọng của hệ thống KSNB với yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh trong môi trường chứa đựng nhiều rủi ro hiện nay nên việc chọn đề tài
“Các yếu tố tác động đến rủi ro hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ tại NH TMCP



2

Đầu tư và Phát triển Việt Nam” là một yêu cầu khách quan và có ý nghĩa to lớn đối với
các ngân hàng thương mại hiện nay.
1.3. Mục tiêu của đề tài:
Việc nghiên cứu đề tài này hướng tới các mục đích: Làm sáng tỏ lý luận về hệ
thống KSNB và vai trò chính của nó trong việc quản trị rủi ro hoạt động và giúp ngân
hàng đạt được mục tiêu đề ra. Phản ánh và đánh giá thực trạng hoạt động KSNB của NH
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, nhận biết được rõ những yếu tố dẫn đến rủi ro
trong quá trình hoạt động để đưa ra phương hướng, biện pháp phòng ngừa để hạn chế tổn
thất ở mức thấp nhất nhằm hoàn hiện hệ thống KSNB tại BIDV.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về rủi ro hoạt động của ngân
hàng cả trên giác độ lý luận và thực tiễn ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Nhận dạng và phân tích các yếu tố gây ra và tác động đến RRHĐ từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế RRHĐ.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài về rủi ro do các quy trình nội bộ quy định không
đầy đủ hoặc có sai sót; do con người; do hệ thống công nghệ thông tin hoặc do các yếu tố
bên ngoài căn cứ vào các báo cáo rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trường, các tài liệu, số
liệu liên quan trong khoảng thời gian từ đầu năm 2011 đến 31/12/2014. Không bao gồm
rủi ro danh tiếng và rủi ro chiến lược.
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích của đề tài, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng
các phương pháp sau:
Phương pháp định tính: Đề tài sử dụng phương pháp thu thập thông tin tổng quan
từ lịch sử các báo cáo RRHĐ, thực tế hoạt động tại BIDV thế giới kết hợp phương pháp
thống kê mô tả, phân tích thông tin, so sánh để làm phương pháp luận căn bản cho việc
nghiên cứu (thông qua ma trận rủi ro hoạt động).
- Phương pháp định lượng: Trên cơ sở số liệu thu thập từ nguồn thứ cấp như các
báo cáo RRHĐ, báo cáo rủi ro tác nghiệp và thị trường đã được thông báo trong nội bộ

BIDV từ năm 2011 đến 2014 kết hợp với các quy trình, quy định đang áp dụng tại BIDV
về hệ thống KSNB tại BIDV


3

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực nghiệm về RRHĐ trên thế giới vận dụng theo
đặc thù của NHTMCP Việt Nam để thu thập dữ liệu đo lường các biến. Tác giả sử dụng
phương pháp phân tích hồi quy mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ trình bày
RRHĐ từ đó xác định mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc thông qua
các tham số hồi quy được ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS).
Trao đổi ý kiến với người hướng dẫn khoa học cũng như kết hợp với thực tế bản
thân đã là giao dịch viên và hiện là kế toán tại BIDV HCM để tăng cơ sở thực tiễn cho
các đánh giá và đề xuất của luận văn.
Phần mềm sử dụng: Phần mềm Stata phiên bản 11.0
Bảng 1.1 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu

1.6 Câu hỏi nghiên cứu.
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến RRHĐ của hệ thống KSNB tại BIDV.


4

- Những yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống KSNB tại BIDV.
- Giải pháp nào làm hạn chế những RRHĐ trong hệ thống KSNB tại BIDV
1.7 Ý nghĩa của việc nghiên cứu.
Luận văn đã góp phần làm rõ lý luận về hệ thống KSNB tại NHTM tiếp cận quan
điểm mới về rủi ro hoạt động và quản trị rủi ro hoạt động theo Báo Cáo COSO năm 2004,
mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và quản trị rủi ro trong ngân hàng.
Luận văn đã đánh giá những ưu điểm cùng với những hạn chế trong việc thiết kế

và thực hiện hệ thống KSNB nhằm đối phó với rủi ro hoạt động tại BIDV
Luận văn đã đưa ra những giải pháp góp phần khắc phục những thiếu sót và hoàn
thiện hệ thống KSNB tại BIDV nhằm đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả,
đạt được mục tiêu đề ra
1.8 Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các từ viết
tắt… nội dung của luận văn gồm 05 chương:
Chương I: Giới thiệu
Chương II: Cơ sở lý luận chung về hệ thống KSNB tại NHTM tiếp cận theo hướng
rủi ro hoạt động.
Chương III: Thực trạng hệ thống KSNB và các yếu tố tác động đến rủi ro hoạt
động của hệ thống KSNB tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chương IV: Phân tích kết quả nghiên cứu về các yếu tố tác động đến RRHĐ của
HT KSNB tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnVN.
Chương V: Kết luận và kiến nghị về các yếu tố tác động đến RRHĐ của HT
KSNB tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN.


5

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI RỦI RO
HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
2.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung
2.1.1 Khái niệm, mục tiêu, chức năng, vai trò của KSNB
2.1.1.1 Khái niệm KSNB.
Khái niệm Kiểm soát nội bộ xuất hiện đầu thế kỷ XX, trong các tài liệu về kiểm
toán với ý nghĩa rất đơn giản: các biện pháp nhằm bảo vệ tiền không bị nhân viên biển
thủ. Sau đó, khái niệm này được mở rộng và đề cập chính thức trong Federal Reserve
Bulletin năm 1929, người ta cho rằng KSNB không dừng lại ở việc bảo vệ tài sản mà còn

đảm bảo việc ghi chép kế toán chính xác, nâng cao hiệu quả hoạt động và khuyến khích
tuân thủ các chính sách của nhà quản lý.
Từ thập niên 1940, các tổ chức kế toán công và kiểm toán nội bộ tại Hoa kỳ đã
xuất bản một loạt báo cáo, hướng dẫn và tiêu chuẩn về tìm hiểu kiểm soát nội bộ trong
các cuộc kiểm toán.
Giữa thập niên 1970, KSNB được quan tâm đặc biệt trong các lĩnh vực thiết kế hệ
thống và kiểm toán, chủ yếu hướng vào cách thức cải tiến hệ thống KSNB và vận dụng
trong các cuộc kiểm toán. Đạo luật chống hành vi hối lộ ở nước ngoài 1977 được ban hành,
các báo cáo của Cohen Commission và Hiệp hội các nhà quản trị tài chính FEI đều đề cập
đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ.
Năm 1979 Ủy ban chứng khoán Hoa kỳ (SEC) đưa ra các điều luật bắt buộc các
nhà quản trị phải báo cáo về hệ thống KSNB của tổ chức. Cũng trong năm này, Hiệp hội
Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) đã thành lập một Ủy ban tư vấn đặc biệt về
kiểm soát nội bộ nhằm đưa ra các hướng dẫn về việc thiết lập và đánh giá hệ thống kiểm
soát nội bộ.
Từ năm 1980 đến 1985, trước sự sụp đổ của các công ty cổ phần có niêm yết thì
KSNB được quan tâm nhiều hơn. Các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến kiểm soát nội
bộ được phát triển và sàng lọc thông qua các ban hành và sửa đổi như:


6

 Năm 1980, Hiệp hội Kiểm toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) đã ban hành
chuẩn mực về đánh giá KSNB của kiểm toán viên độc lập.
 Năm 1982, AICPA ban hành và sửa đổi hướng dẫn về trách nhiệm của kiểm toán
viên độc lập trong việc nghiên cứu và đánh giá KSNB khi kiểm toán báo cáo tài chính.
Từ năm 1985 trở đi, sự quan tâm tập trung vào kiểm soát nội bộ với cường độ
mạnh mẽ hơn. Năm 1985 Hội đồng quốc gia chống gian lận về báo cáo tài chính còn gọi
là Ủy ban Treadway (National Commission of Financial Reporting hay còn gọi là
Treadway Commission) được thành lập nhằm khảo sát các nguyên nhân dẫn đến việc

gian lận báo cáo tài chính và tìm cách khắc phục. Cũng từ đó Ủy ban các tổ chức đồng
bảo trợ - COSO của Hội đồng quốc gia chống gian lận về báo cáo tài chính được thành
lập nhằm nghiên cứu về KSNB:
 Thống nhất định nghĩa về KSNB để phục vụ cho nhu cầu của các đối tượng khác
nhau.
 Cung cấp đầy đủ một hệ thống tiêu chuẩn để giúp các đơn vị có thể đánh giá hệ
thống KSNB để tìm giải pháp hoàn thiện.
Đến năm 1992, sau quá trình xây dựng, hoàn chỉnh lý luận về KSNB, Báo cáo của
COSO được công bố dưới tiêu đề: Kiểm soát nội bộ - Khuôn khổ hợp nhất (Internal
Control – Integrated Framework). Báo cáo chưa thật sự hoàn chỉnh nhưng đã tạo lập cơ
sở lý thuyết rất cơ bản về KSNB bao gồm những vấn đề sau:
 Phần 1 – Bản tóm lược: Tổng quan về KSNB cho nhà quản lý cấp cao.
 Phần 2 – Hệ thống lý luận: Định nghĩa về KSNB, mô tả các yếu tố của KSNB và
chỉ ra những tiêu chí để kiểm soát hệ thống.
 Phần 3 – Báo cáo cho các thành phần bên ngoài: Hướng dẫn cách thức báo cáo
cho các đối tượng bên ngoài về KSNB liên quan đến tài chính.
 Phần 4 – Các công cụ đánh giá: Bao gồm các bảng biểu phục vụ cho việc đánh
giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB
Trên cơ sở báo cáo COSO hàng loạt các nghiên cứu phát triển về KSNB trong
nhiều lĩnh vực khác nhau đã ra đời như:
 Phát triển theo hướng quản trị: năm 2001 COSO tiếp tục triển khai nghiên cứu
hệ thống đánh giá rủi ro doanh nghiệp trên cơ sở báo cáo COSO.


7

 Phát triển theo hướng công nghệ thông tin: năm 1996, báo cáo COBIT nhấn
mạnh kiểm soát trong môi trường máy tính.
 Phát triển theo hướng chuyên sâu vào những ngành nghề cụ thể: báo cáo Basle
1998 của Ủy ban Basle các Ngân hàng trung ương đã công bố khuôn khổ KSNB trong

ngân hàng. Báo cáo Basle không đưa ra những lý luận mới mà là sự vận dụng các lý luận
cơ bản của COSO.
 Phát triển theo hướng quốc gia: nhiều quốc gia trên thế giới có khuynh hướng
xây dựng khuôn khổ lý thuyết riêng về KSNB điển hình báo cáo COSO 1995 của
Canada, báo cáo Turnbull 1999 của Anh. Các báo cáo này không có sự khác biệt lớn so
với báo cáo COSO năm 1992.
Theo Báo cáo COSO (Committee of Sponsoring Organizations of Treadway
Commission - 1992) - Khung thống nhất về KSNB được sử dụng phổ biến tại Hoa Kỳ,
KSNB được định nghĩa: KSNB là một quy trình chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị,
các nhà quản lý và các nhân viên khác của một tổ chức, được thiết kế để cung cấp mọi sự
đảm bảo hợp lý trong việc thực hiện các mục tiêu mà Hội đồng quản trị mong muốn là:
- Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động.
- Tính chất đáng tin cậy của BCTC.
- Sự tuân thủ các luật lệ và quy định hiện hành.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế ISA 400: Hệ thống KSNB là toàn bộ những
chính sách và thủ tục do Ban Giám đốc của đơn vị thiết kế nhằm đảm bảo việc quản lý
chặt chẽ và sự hiệu quả của các hoạt động trong khả năng có thể. Các thủ tục này đòi hỏi
việc tuân thủ các chính sách quản lý, bảo quản tài sản, ngăn ngừa và phát hiện gian lận
hoặc sai sót, tính chính xác và đầy đủ của các ghi chép kế toán và đảm bảo lập BCTC
trong thời gian mong muốn.
Theo Hội đồng kế toán viên công chứng Mỹ (AICPA) định nghĩa: “KSNB gồm kế
hoạch tổ chức và tất cả những phương pháp biện pháp phối hợp được thừa nhận dùng
trong kinh doanh để bảo vệ tài sản của tổ chức, kiểm tra sự chính xác và độ tin cậy của
thông tin kế toán, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và khích lệ bám sát những chủ trương
quản lý đề ra”.
2.1.1.2 Mục tiêu của KSNB


8


Như vậy, các mục tiêu của hệ thống KSNB rất rộng, chúng bao trùm lên mọi mặt hoạt
động và có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đơn vị.
2.1.1.3 Chức năng của KSNB
Với các mục tiêu như trên, hệ thống KSNB có các chức năng sau:
- Ngăn ngừa thiếu sót trong hệ thống xử lý nghiệp vụ.
Các thủ tục kiểm soát phải được thiết kế để hướng các nghiệp vụ kinh tế được thực
hiện đúng nguyên tắc quy định, nhằm ngăn chặn kịp thời các sai sót, nhầm lẫn vô tình hay cố
ý có thể gây thất thoát tiền bạc hay tài sản của đơn vị, gây thiệt hại trong kinh doanh.
- Bảo vệ đơn vị trước những thất thoát tài sản có thể tránh.
Đơn vị phải thiết lập các quy trình hoạt động, xác định rõ giới hạn tự do cá nhân
và lập ra một hệ thống KSNB chặt chẽ đối với tài sản – nguồn lực cơ bản của sản xuất.
- Đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh.
Cơ cấu KSNB cần được thiết lập bao gồm những thủ tục để đảm bảo chính sách
kinh doanh của đơn vị được tất cả các nhân viên chấp hành.
2.2.1.4 Vai trò của KSNB
- Thẩm tra tính xác thực và tính toàn vẹn của thông tin.
Hệ thống KSNB phải kiểm tra hệ thống thông tin thích hợp để đảm bảo rằng: Sổ
sách, BCTC có thông tin chính xác, đáng tin cậy, kịp thời, hoàn chỉnh và có ích; Việc
kiểm soát sổ sách ghi chép và báo cáo đầy đủ và có hiệu lực.
- Đảm bảo tuân thủ chính sách, kế hoạch, thủ tục pháp luật và các quy định.
Hệ thống KSNB được thiết kế nhằm đảm bảo sự tuân thủ các yêu cầu về chính
sách, kế hoạch, thủ tục và pháp luật, quy định phải áp dụng, xác định sự đầy đủ và hiệu
quả của hệ thống, và sự tuân thủ các yêu cầu xác đáng của các hoạt động được kiểm soát.
- Bảo vệ tài sản: Hệ thống KSNB phải thẩm tra các biện pháp sử dụng để bảo vệ
tài sản, tránh tổn thất do các hành vi trộm cắp, hỏa hoạn, sử dụng sai, hoặc bất hợp pháp
và thẩm tra sự vạch trần các yếu tố này; thẩm tra sự tồn tại của tài sản.
- Sử dụng các nguồn lực tiết kiệm và có hiệu quả: Ban Giám đốc đề ra những
chuẩn mực điều hành để định lượng việc sử dụng các nguồn lực tiết kiệm và có hiệu quả.
Hệ thống KSNB chịu trách nhiệm xác định xem:
+ Các chuẩn mực tác nghiệp có được thiết lập để đo lường tiết kiệm và hiệu suất.



9

+ Các chuẩn mực đã thiết lập có rõ ràng và có được thực hiện không.
+ Những sai lệch so với chuẩn mực tác nghiệp có được xác định, phân tích và báo
cáo cho người có trách nhiệm để sửa sai không.
- Thực hiện các mục tiêu và mục đích đã đề ra cho các hoạt động
2.1.1.5 Phân loại kiểm soát nội bộ tại các tổ chức tín dụng
a/ Dạng kiểm soát hành chính liên quan đến hiệu quả hoạt động
Bao gồm cơ cấu tổ chức, cơ chế, chính sách, biện pháp, thủ tục nghiệp vụ có
liên quan đến các hoạt động của các tổ chức tín dụng, nó bao gồm các hoạt động kiểm
soát như: đánh giá các chiến lược, phân tích tài chính, báo cáo kết quả hoạt động, báo
cáo kết quả thực hiện kiểm tra, kiểm soát.
b/ Dạng kiểm soát hạch toán, kế toán có liên quan đến bảo vệ tài sản
Bao gồm cơ cấu tổ chức và biện pháp, thủ tục có liên quan chủ yếu và trực tiếp
đến việc bảo vệ và an toàn tài sản, độ tin cậy của số liệu kế toán tài chính. Những hoạt
động kiểm soát như phân quyền phán quyết, phương pháp hạch toán, năng lực kế toán,
công tác kiểm tra hiện vật tài sản, giám sát chất lượng các báo cáo quyết toán.
c/ Dạng kiểm soát ngăn ngừa là những hoạt động nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế
đối với những vụ việc sai phạm có thể xảy ra.
d/ Dạng kiểm soát phát hiện là những hoạt động kiểm tra, kiểm soát dựa trên cơ sở
những vụ việc đã xảy ra hoặc dựa trên những nghi vấn qua các nguồn thông tin nhận được.
Từ việc kiểm tra, kiểm soát mà tìm ra những nguyên nhân dẫn đến các sai lầm, thiếu sót,
phát hiện những hành vi lạm dụng, gian lận của các nhân viên tác nghiệp. Kiểm soát phát
hiện gồm những hoạt động kiểm tra thông qua các tài liệu nguyên bản, báo cáo hoạt động,
những bản phân tích chi tiết, các bút toán trong sổ sách kế toán, các sai lầm trong sử dụng
máy vi tính…
 Phân loại theo tiêu thức
a/ Phân loại kiểm soát nội bộ theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Kiểm soát tín dụng
- Kiểm soát kế toán tài chính
- Kiểm soát dự trữ ngoại hối và kinh doanh ngoại hối
- Kiểm soát các dịch vụ ngân hàng.


10

b/ Phân loại kiểm soát nội bộ theo mức kiểm soát:
- Kiểm soát toàn diện: là kiểm soát tất cả những nghiệp vụ của tổ chức, kiểm soát
tất cả các đơn vị của tổ chức.
- Kiểm soát một hoặc một số mặt nghiệp vụ, kiểm soát một hoặc một số đơn vị
của tổ chức.
c/ Phân loại kiểm soát nội bộ theo định kỳ:
- Kiểm soát theo định kỳ:
- Kiểm soát được thực hiện theo chương trình kế hoạch đã định sẵn cho từng
thời kỳ, hàng tháng, quý hoặc hàng năm.
- Kiểm soát nội bộ bất thường:
Kiểm soát được thực hiện một cách đột xuất ở một nghiệp vụ kinh tế phát sinh hay
ở một tổ chức. Thông thường loại kiểm soát này được xác định mang tính đơn lẻ, cục bộ ở
một hoặc vài đơn vị của tổ chức. Tuy nhiên, trong những trường hợp cần thiết có thể biện
pháp kiểm soát được tiến hành trong một nghiệp vụ ở tất cả các đơn vị của tổ chức.
d/ Phân loại kiểm soát nội bộ theo phương thức kiểm soát:
Theo phương thức này hoạt động kiểm soát nội bộ được chia thành hai loại:
 Hoạt động giám sát từ xa: là phương thức người giám sát ở tại văn phòng của
mình dựa vào các số liệu thông tin, báo cáo chính xác được thu nhập từ các đơn vị liên
quan. Người giám sát sử dụng kỹ thuật phân tích, tính toán các chỉ số nhằm giám sát sự
chấp hành các quy định, những chỉ số phản ánh thực trạng hoạt động nghiệp vụ để chỉ ra
hướng cần thiết cho kiểm tra tại chỗ. Phương thức này được thực hiện trên mạng máy
vi tính, do vậy, muốn thực hiện tốt giám sát từ xa thì các đơn vị liên quan phải thực hiện

nối mạng vi tính để đảm bảo là đầu vào của thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời.
Mục tiêu của phương pháp giám sát từ xa là phát hiện sớm những khó khăn mà tổ
chức mắc phải. Kiểm soát thường xuyên các hoạt động của đơn vị, đồng thời là phương
pháp bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Hoạt động này chủ yếu tập
trung tại trụ sở chính của tổ chức.
 Phương thức kiểm soát tại chỗ: là phương thức kiểm soát trực tiếp tại chỗ gắn
liền với quy trình nghiệp vụ nhằm đảm bảo an toàn đối với toàn bộ quá trình hoạt động
hay một năm nghiệp vụ, một sự việc…của đơn vị.


×