Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Khảo sát, đánh giá hiện trạng nước dưới đất trên địa bàn thị xã dĩ an, tỉnh bình dương đề xuất giải pháp quản lý và công nghệ xử lý nước dưới đất phù hợp cho mục đích sinh hoạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.27 MB, 166 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

--------------------------

PHẠM THỊ TUYẾT NHUNG

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC
DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ AN,
TỈNH BÌNH DƯƠNG. ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
XỬ LÝ NƯỚC DƯỚI ĐẤT
PHÙ HỢP CHO MỤC
ĐÍCH SINH HOẠT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
Mã số ngành: 60520320

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 9 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

--------------------------

PHẠM THỊ TUYẾT NHUNG

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC
DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ AN,


TỈNH BÌNH DƯƠNG. ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
XỬ LÝ NƯỚC DƯỚI ĐẤT
PHÙ HỢP CHO MỤC
ĐÍCH SINH HOẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
Mã số ngành: 60520320

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: GS.TSKH NGUYỄN TRỌNG CẨN

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 9 năm 2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : GS.TSKH. Nguyễn Trọng Cẩn
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 09 tháng 10 năm 2015.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng


1

GS. TS. Hoàng Hưng

Chủ tịch

2

PGS. TS. Thái Văn Nam

Phản biện 1

3

TS. Trịnh Hoàng Ngạn

Phản biện 2

4

PGS. TS. Phạm Hồng Nhật

5

TS. Nguyễn Thị Hai

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được

sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 17 tháng 9 năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: PHẠM THỊ TUYẾT NHUNG

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 10/5/1984

Nơi sinh: Củ Chi

Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi trường

MSHV: 134 181 0015

I- Tên đề tài:
Khảo sát, đánh giá hiện trạng nước dưới đất trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh
Bình Dương. Đề xuất giải pháp quản lý và công nghệ xử lý nước dưới đất phù hợp
phục vụ cho mục đích sinh hoạt.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
a. Nhiệm vụ: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất. Trên cơ sở đó đề

xuất giải pháp kỹ thuật để bảo đảm chất lượng nước cấp, bảo vệ sức khỏe người dân;
đề xuất giải pháp quản lý nhằm bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.
b. Nội dung:
- Thu thập dữ liệu liên quan; khảo sát và lấy mẫu bổ sung.
- Đánh giá hiện trạng khai thác, nhu cầu sử dụng nước dưới đất trên địa bàn thị
xã Dĩ An; đánh giá các nguồn có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất; đánh giá
trữ lượng, mực nước, độ lún đất và chất lượng nước dưới đất,
- Phân tích đề xuất giải pháp quản lý và công nghệ xử lý nước dưới đất để phục
vụ cho mục đích sinh hoạt của người dân trên thị xã Dĩ An
III- Ngày giao nhiệm vụ: 19/8/2014
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/8/2015
V- Cán bộ hướng dẫn: GS.TSKH. Nguyễn Trọng Cẩn
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Phạm Thị Tuyết Nhung, hiện là học viên lớp 13SMT11, khóa học
2013 – 2015. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và được thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của GS.TSKH Nguyễn Trọng Cẩn.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 9 năm 2015

Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi họ tên)

Phạm Thị Tuyết Nhung


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, học viên đã nhận
được rất nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các cá nhân, tập thể. Để tỏ lòng biết ơn ấy, học
viên xin cảm ơn:
Đầu tiên, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành và trân trọng nhất đến
GS.TSKH Nguyễn Trọng Cẩn – nguyên Trưởng khoa Công nghệ sinh học – Thực
phẩm – Môi trường, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ học viên trong quá
trình thực hiện Luận văn.
Học viên xin gửi lời cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng QLKH &
ĐTSĐH, các Thầy Cô giáo là Giảng viên giảng dạy cao học ngành Công nghệ Môi
trường tại trường Đại học Công nghệ Tp.HCM đã tạo mọi điều kiện để học viên
hiểu và nắm vững kiến thức về chuyên ngành môi trường mà Quý Thầy Cô đã
truyền đạt. Nhờ đó, trình độ và năng lực của Học viên được nâng cao một cách rõ
rệt và có khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập.
Nhân đây, học viên chân thành gởi lời cảm ơn đến tập thể Phòng Tài nguyên
và Môi trường thị xã Dĩ An, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, Chi
cục bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương, UBND thị xã Dĩ An, chính quyền địa
phương và các Cơ quan đơn vị có liên quan đã tạo điều kiện cho học viên hoàn
thành Luận văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên Luận văn
không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Học viên rất mong nhận được các ý
kiến đóng góp quý báu từ phía các nhà khoa học, chính quyền địa phương, đọc giả

và người thân để Luận văn được hoàn thiện hơn và mang tính khả thi cao.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 9 năm 2015
Học viên

Phạm Thị Tuyết Nhung


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Khảo sát, đánh giá hiện trạng nước dưới đất và đề xuất giải pháp quản lý,
công nghệ xử lý phù hợp cho mục đích sinh hoạt là một trong những nội dung quan
trọng trong công tác quản lý nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các
đô thị ở Việt Nam nói chung và thị xã Dĩ An nói riêng.
Bằng phương pháp luận nghiên cứu khoa học chặt chẽ kết hợp với việc điều
tra, khảo sát thực địa, Luận văn thạc sĩ: “Khảo sát, đánh giá hiện trạng nước dưới
đất trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp quản lý,
công nghệ xử lý phù hợp cho mục đích sinh hoạt” đã làm sáng tỏ một cách có hệ
thống những vấn đề mang tính khoa học về thực trạng công tác quản lý cũng như
đánh giá được một cách toàn diện về tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn thị xã Dĩ
An, tỉnh Bình Dương. Đề tài do học viên Phạm Thị Tuyết Nhung thực hiện trong
thời gian 10 tháng (từ tháng 8/2014 đến tháng 06/2015) dưới sự hướng dẫn khoa
học của GS.TSKH. Nguyễn Trọng Cẩn. Kết quả thực hiện đề tài sẽ góp phần quan
trọng vào việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường nói chung và
nước dưới đất nói riêng trên địa bàn thị xã Dĩ An, tạo môi trường thuận lợi để thị xã
Dĩ An phát triển bền vững. Luận văn thạc sĩ đã tập trung giải quyết các nội dung
quan trọng sau đây:
1. Điều tra, khảo sát hiện trạng nước dưới đất nhằm phân tích, đánh giá trữ
lượng và chất lượng nước dưới đất trên địa bàn thị xã.
2. Dự báo dân số, tính toán lưu lượng các nguồn thải có thể tác động đến tài

nguyên nước dưới đất, nhu cầu khai thác nước dưới đất đến năm 2020. Trên cơ sở
đó đề ra biện pháp quản lý hiệu quả tài nguyên nước dưới đất.
3. Đề xuất công nghệ xử lý phù hợp đối với nguồn nước dưới đất vượt quy
chuẩn nhằm phục vụ cho mục đích sinh hoạt của người dân trên địa bàn thị xã Dĩ An.
Qua các nội dung được nêu trên cho thấy đề tài “Khảo sát, đánh giá hiện trạng
nước dưới đất trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Đề xuất giải pháp quản
lý, công nghệ xử lý nước dưới đất phù hợp cho mục đích sinh hoạt” là nghiên cứu
cần thiết và cấp bách hiện nay.


iv

ABSTRACT
Surveying and assessing the current state of underground water and
proposing management solutions and treatment technologies appropriate to the
purpose use for living is one of the most important contents of the state
management, which contributes to the social – economic development of urban
areas in Vietnam in general and Di An Town in particular.
By using methodology of scientific research in close combination with
investigations and field surveys, Master thesis: “Surveying and assessing the
current state of underground water in the area of Di An Town, Binh Duong
Province and proposing the management solutions, treatment technologies
appropriate to the purpose use for living” clarifies the scientific issues on
management systematically as well as makes overall assessment for the
underground water resources in the area of Di An Town, Binh Duong Province.
This thesis is written by Pham Thi Tuyet Nhung in 10 months (from August 2014 to
June 2015) under the scientific instruction of Prof. Dr. Sc. Nguyen Trong Can. The
thesis result will help increase the State management on environment in general and
underground water in Di An Town in specific, making favorable environment for Di
An Town to develop firmly. This Master thesis focuses on solving the following

important contents:
1. Investigating, surveying the current state in order to analyze and evaluate
the positive impacts and find out the existing gaps in the State management of
underground water resources in Di An Town. Making assessment on polluting
sources that can cause impacts on the quality of underground water.
2. Forecasting the population, calculating the flow of polluting sources that
can cause impacts on underground water resources, groundwater exploitation needs
until 2020. Based on the research findings, recommendations can be made to help
manage the underground water resources effectively.


v

3. Proposing the treatment technologies appropriate to underground water
sources that are beyond the regulations to serve the purpose use for living in the
area of Di An Town.
Through the contents mentioned above, the thesis “Surveying and assessing
the current state of underground water in the area of Di An Town, Binh Duong
Province and proposing the management solutions, treatment technologies
appropriate to the purpose use for living” is shown to be necessary and urgent
nowadays.


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN......................................................................................... iii
ABSTRACT........................................................................................................... iv

MỤC LỤC ............................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ xii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... xiv
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ............................................................................ xv
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................. 3
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................... 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3
4.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 4
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 4
5.1 Phương pháp luận....................................................................................... 4
5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể.................................................................. 5
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ........................................................ 6
6.1 Ý nghĩa khoa học........................................................................................ 6
6.2 Thực tiễn .................................................................................................... 6
7. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................. 6
8. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 8
1.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC SẠCH ................................................................... 8
1.1.1 Khái niệm nước sạch ............................................................................... 8
1.1.2 Tầm quan trọng của nước sạch ................................................................ 8
1.1.3 Chiến lược phát triển nước sạch của Chính Phủ ...................................... 9
1.1.3.1 Cơ sở pháp lý .................................................................................... 9


vii

1.1.3.2 Chiến lược phát triển......................................................................... 9

1.1.4 Chiến lược phát triển nước sạch của thị xã Dĩ An .................................. 11
1.2 TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT ................................ 11
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm nước dưới đất ....................................................... 11
1.2.2 Nguồn gốc nước dưới đất ...................................................................... 12
1.2.3 Sự hình thành trữ lượng nước dưới đất .................................................. 12
1.2.4 Sự hình thành chất lượng nước dưới đất ................................................ 12
1.2.4.1 Các chỉ tiêu về lý học ...................................................................... 13
1.2.4.2 Các chỉ tiêu về hóa học ................................................................... 14
1.2.4.3 Các chi tiêu về vi sinh vật ............................................................... 16
1.2.5 Đặc điểm các tầng chứa nước trên địa bàn thị xã Dĩ An ........................ 18
1.2.5.1 Các tầng chứa nước lỗ hổng ............................................................ 18
1.2.5.2 Các tầng chứa nước khe nứt (mz) .................................................... 20
1.2.6 Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm nước dưới đất ............................... 21
1.2.6.1 Nước thải công nghiệp .................................................................... 21
1.2.6.2 Nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải chăn nuôi… .... 22
1.2.6.3 Rác thải........................................................................................... 22
1.2.6.4 Nghĩa trang ..................................................................................... 22
1.2.6.5 Thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học .................................... 22
1.2.7 Các phương pháp chung thường được áp dụng để xử lý nước dưới........ 23
1.2.7.1 Phương pháp cơ học....................................................................... 23
1.2.7.2 Phương pháp Hóa học .................................................................... 25
1.2.7.3 Phương pháp Tổng hợp .................................................................. 27
1.2.8 Pháp luật về Tài nguyên nước................................................................ 27
1.2.8.1 Luật Tài nguyên nước ..................................................................... 27
1.2.8.2 Các Văn bản quản lý tài nguyên nước dưới đất do UBND tỉnh Bình
Dương ban hành ......................................................................................... 28
1.2.8.3 Văn bản quản lý Tài nguyên nước dưới đất do UBND thị xã Dĩ An
ban hành ..................................................................................................... 28
1.2.9 Giới thiệu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...................... 28
1.2.9.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................... 28

1.2.9.2 Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................... 29


viii

1.3 TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ DĨ AN ............................................................... 32
1.3.1 Giới thiệu chung về thị xã Dĩ An ........................................................... 32
1.3.1.1 Lịch sử hình thành........................................................................... 32
1.3.1.2 Vị trí và diện tích ............................................................................ 32
1.3.1.3 Phân khu hành chính ....................................................................... 34
1.3.2 Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 34
1.3.2.1 Địa hình .......................................................................................... 34
1.3.2.2 Địa chất thủy văn ............................................................................ 34
1.3.2.3 Khí hậu ........................................................................................... 35
1.3.2.4 Thủy văn, nguồn tiếp nhận nước thải............................................... 35
1.3.3 Tổng quan kinh tế, xã hội ...................................................................... 37
1.3.3.1 Cơ cấu và tỷ trọng ........................................................................... 37
1.3.3.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế........................................... 37
1.3.3.3 Dân số, lao động, việc làm và mức sống dân cư .............................. 38
1.3.3.4 Văn hóa, Giáo dục, Y tế .................................................................. 39
1.3.3.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ................................................. 39
1.3.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã Dĩ An . 40
1.3.4.1 Điểm mạnh ..................................................................................... 40
1.3.4.2 Điểm yếu......................................................................................... 41
1.3.4.3 Cơ hội ............................................................................................. 41
1.3.4.4 Thách thức ...................................................................................... 41
1.3.5 Quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội thị xã Dĩ An đến năm 2020 ........... 41
1.3.5.1. Dự báo quy mô phát triển dân số thị xã Dĩ An................................ 41
1.3.5.2 Dự báo nhu cầu nước sinh hoạt của dân cư...................................... 42
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................... 44

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU....................................................................... 44
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 44
2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu ................................................................ 44
2.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa .............................................................. 44
2.2.3 Phương pháp thống kê ........................................................................... 45
2.2.4 Phương pháp dự báo .............................................................................. 45


ix

2.2.5 Phương pháp kế thừa ............................................................................. 45
2.2.6 Phương pháp trao đổi ý kiến chuyên gia ................................................ 45
2.2.7 Phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu................................................. 46
2.2.8 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu........................................................ 48
2.2.9 Phương pháp so sánh ............................................................................. 48
2.2.10 Phương pháp đánh giá ......................................................................... 48
2.2.11 Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA) ................................... 49
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 50
3.1 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
DĨ AN ................................................................................................................ 50
3.2 KẾT QUẢ QUAN TRẮC ĐỘNG THÁI MỰC NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA
BÀN THỊ XÃ DĨ AN ......................................................................................... 50
3.2.1 Kết quả quan trắc động thái nước dưới đất tầng Pleistocen dưới ............ 51
3.2.2 Kết quả quan trắc động thái nước dưới đất tầng Pliocen giữa................. 51
3.2.3 Kết quả quan trắc động thái nước dưới đất tầng Pliocen dưới ................ 52
3.3 ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ
AN TỈNH BÌNH DƯƠNG.................................................................................. 52
3.3.1 Cơ sở lý thuyết ...................................................................................... 52
3.3.2 Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất theo các tầng chứa nước 56
3.4 SO SÁNH HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VỚI TRỮ LƯỢNG KHAI THÁC

TIỀM NĂNG ..................................................................................................... 56
3.5 XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI LƯU LƯỢNG ĐẾN NĂM 2020 ............................ 57
3.5.1 Theo hiện trạng khai thác NDĐ ............................................................. 57
3.5.2 Theo quy hoạch khai thác NDĐ............................................................. 57
3.6 KHẢ NĂNG LÚN ĐẤT DO KHAI THÁC NDĐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ
AN..................................................................................................................... 58
3.7 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
DĨ AN TỈNH BÌNH DƯƠNG............................................................................. 59
3.7.1 Đánh giá chất lượng NDĐ qua khảo sát thực tế ..................................... 59
3.7.2 Đánh giá chất lượng NDĐ qua kết quả quan trắc của Sở TN&MT tỉnh
Bình Dương.................................................................................................... 59
3.7.2.1 Kết quả quan trắc chất lượng nước tầng Pleistocen dưới qua các
năm............................................................................................................. 59


x

3.7.2.2 Kết quả quan trắc chất lượng nước tầng Pliocen giữa qua các năm.. 60
3.7.2.3 Kết quả quan trắc chất lượng nước tầng Pliocen dưới qua các năm . 61
3.7.3 Đánh giá chất lượng NDĐ qua kết quả phân tích mẫu NDĐ .................. 61
3.7.3.1 Chỉ tiêu pH...................................................................................... 63
3.7.3.2 Chỉ tiêu Amoni................................................................................ 64
3.7.3.3 Chỉ tiêu độ cứng (CaCO3) ............................................................... 65
3.7.3.4 Chỉ tiêu Fe ...................................................................................... 66
3.7.3.5 Chỉ tiêu Clo..................................................................................... 67
3.7.3.6 Chỉ tiêu Coliform ............................................................................ 68
3.8 ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN CÓ KHẢ NĂNG GÂY Ô NHIỄM NGUỒN
NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ AN........................................ 72
3.8.1 Nước thải công nghiệp........................................................................... 72
3.8.2 Nước thải sinh hoạt ............................................................................... 73

3.8.2.1 Hiện trạng mạng lưới cống thoát và thu gom nước thải sinh hoạt trên
địa bàn thị xã Dĩ An.................................................................................... 73
3.8.2.2 Hệ thống hồ điều hòa ...................................................................... 74
3.8.2.3 Hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt tại thị xã Dĩ An....................... 75
3.8.2.4 Kết quả quan trắc chất lượng nước thải tại các nguồn tiếp nhận trên
địa bàn thị xã Dĩ An năm 2014 ................................................................... 75
3.8.2.5 Dự báo lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh đến năm 2020........ 78
3.8.3 Nước thải trong chăn nuôi, Thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học 80
3.8.4 Chất thải rắn ......................................................................................... 81
3.8.4.1 Hiện trạng Chất thải rắn...................................................................... 81
3.8.4.2 Dự báo lượng chất thải rắn đến năm 2020........................................... 83
3.8.5 Nghĩa trang nghĩa địa ............................................................................ 85
3.9 DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ
XÃ DĨ AN ĐẾN NĂM 2020............................................................................... 86
3.10 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ CÔNG NGHỆ
XỬ LÝ PHÙ HỢP PHỤC VỤ CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT .......................... 87
3.10.1 Giải pháp quản lý................................................................................. 87
3.10.2 Đề xuất công nghệ xử lý ...................................................................... 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 96
1. Kết luận......................................................................................................... 96


xi

2. Kiến nghị ...................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 97
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 99


xii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

1 NDĐ

Nước dưới đất

2 QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

3 GK

Giếng khoan

4 TCN

Tầng chứa nước

5 TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

6 TLKTTN


Trữ lượng khai thác tiềm năng

7 TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

8 TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

9 UBND

Ủy ban Nhân dân

10 HGĐ

Hộ gia đình

11 DN

Doanh nghiệp

12 NT

Nông thôn

13 NBD

Nam Bình Dương


14 BVTV

Bảo vệ thực vật

15 BYT

Bộ y tế

16 CCN

Cụm công nghiệp

17 CTNH

Chất thải nguy hại

18 CTR

Chất thải rắn

19 CTRCN

Chất thải rắn công nghiệp

20 CTRĐT

Chất thải rắn đô thị

21 CTRSH


Chất thải rắn sinh hoạt

22 GTVT

Giao thông vận tải

23 QLCTRCN

Quản lý chất thải rắn công nghiệp


xiii

24

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

25

HSPT

Hệ số phát thải

26

KCN

Khu công nghiệp


27

KTXH

Kinh tế xã hội

28

NT

Nước thải

29

NM

Nước mặt

30

BTCT

Bê tông cốt thép

31

GIS

Geographic Information Systems

(Hệ thống thông tin địa lý)
Supervisory Control And Data
Acquisition
32

SCADA
(Hệ thống điều khiển giám sát và thu
thập số liệu sản xuất)

33

BTXM

Bê tong xi măng


xiv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê dân số, diện tích của các phường thuộc thị xã Dĩ An năm
2014 ......................................................................................................................34
Bảng 1.2. Dự báo dân số các phường tại thị xã Dĩ An đến năm 2020.....................42
Bảng 1.3. Nhu cầu cấp nước sinh hoạt ...................................................................43
Bảng 2.1. Mẫu phiếu tổng hợp các thông tin cần khảo sát thực địa .......................45
Bảng 2.2. Phương pháp thử nghiệm tương ứng với từng chỉ tiêu phân tích ............48
Bảng 3.1 Hiện trạng khai thác NDĐ theo độ sâu giếng khoan [6] ..........................50
Bảng 3.2. Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất của thị xã Dĩ An..............56
Bảng 3.3. Kết quả bình quân các chỉ tiêu trong tầng Pleistocen dưới tại thị xã Dĩ
An .........................................................................................................................59
Bảng 3.4. Kết quả bình quân các chỉ tiêu trong tầng Pliocen giữa..........................60

Bảng 3.5. Kết quả bình quân các chỉ tiêu trong tầng Pliocen dưới..........................61
Bảng 3.6. Đặc điểm các vị trí lấy mẫu NDĐ ..........................................................62
Bảng 3.7. Hiện trạng mạng lưới thoát nước của thị xã Dĩ An [12] .........................73
Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt...................................76
Bảng 3.9. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại các điểm nước tiếp nhận nước
thải trên địa bàn thị xã Dĩ An.................................................................................77
Bảng 3.10. Dự báo tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt của thị xã Dĩ An................80
Bảng 3.11. Khối lượng chất thải rắn phát sinh qua các năm 2010-2014 .................82
Bảng 3.12. Dự báo khối lượng CTRCN & CTNH phát sinh đến năm 2020 ...........84
Bảng 3.13. Phân bố các nghĩa trang trên bản đồ nhạy cảm nhiễm bẩn tại thị xã Dĩ
An .........................................................................................................................85
Bảng 3.14. Khái toán kinh phí xây dựng của phương án 1 và phương án 2 ............91
Bảng 3.15. So sánh ưu nhược điểm của hai phương án xử lý nước ........................92
Bảng 3.16. Cho điểm 2 phương án theo phương pháp phân tích cho điểm trọng
số...........................................................................................................................93
Bảng 3.17. Khái toán xây dựng mô hình xử lý nước sơ bộ quy mô hộ gia đình......94


xv

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1. Tỷ lệ phần trăm nước trên trái đất ...............................................................1
Hình 2: Sơ đồ Tóm tắt trình tự nội dung nghiên cứu của đề tài ................................5
Hình 1.1. Bản đồ vị trí địa lý thị xã Dĩ An .............................................................33
Hình 1.2. Cơ cấu kinh tế thị xã Dĩ An năm 2014 [2] .............................................37
Hình 1.3 Sự gia tăng dân số, số lao động từ năm 2005 đến năm 2014...................38
Hình 2.1. Vị trí lấy mẫu nước dưới đất trên địa bàn thị xã Dĩ An...........................47
Hình 3.1. Đồ thị diễn biến mực nước 5 năm (từ 2010 đến 2014)............................51
Hình 3.2. Đồ thị diễn biến mực nước 5 năm (từ 2010 đến 2014)............................51
Hình 3.3. Đồ thị diễn biến mực nước 5 năm (từ 2010 đến 2014)............................52

Hình 3.4. Ý kiến của hộ dân khảo sát về chất lượng NDĐ đang khai thác sử dụng 59
Hình 3.5. Nồng độ pH trong nước dưới đất với độ sâu giếng từ 10m đến 30m.......63
Hình 3.6. Nồng độ pH trong nước dưới đất với độ sâu giếng từ 30m đến 50m.......63
Hình 3.7. Hàm lượng Amoni trong nước dưới đất với độ sâu giếng từ 10m đến
30m .......................................................................................................................64
Hình 3.8. Hàm lượng Amoni trong nước dưới đất với độ sâu giếng 30m đến 50m.64
Hình 3.9. Hàm lượng CaCO3 trong nước dưới đất với độ sâu giếng 10m đến 30m 65
Hình 3.10. Hàm lượng CaCO3 trong nước dưới đất với độ sâu giếng 30m đến 50m ...65
Hình 3.11. Hàm lượng Fe trong nước dưới đất với độ sâu giếng từ 10m đến 30m..66
Hình 3.12. Hàm lượng Fe trong nước dưới đất với độ sâu giếng từ 30m đến 50m..66
Hình 3.13. Hàm lượng Clo trong nước dưới đất với độ sâu giếng từ 10m đến 30m 67
Hình 3.14. Hàm lượng Cl trong nước dưới đất với độ sâu giếng từ 30m đến 50m..67
Hình 3.15. Hàm lượng Coliform trong NDĐ với độ sâu giếng từ 10m đến 30m ....68
Hình 3.16. Hàm lượng Coliform trong NDĐ với độ sâu giếng từ 30m đến 50m ....68
Hình 3.17. Chỉ tiêu pH so với mẫu đối chứng ........................................................70
Hình 3.18. Chỉ tiêu Amoni so với mẫu đối chứng ..................................................70
Hình 3.19. Chỉ tiêu độ cứng so với mẫu đối chứng ................................................71
Hình 3.20. Chỉ tiêu Fe so với mẫu đối chứng.........................................................71
Hình 3.21. Chỉ tiêu Clo so với mẫu đối chứng .......................................................71
Hình 3.22. Chỉ tiêu Coliform so với mẫu đối chứng...............................................72
Hình 3.23. Nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn thị xã Dĩ An .......................81
Hình 3.24. Chất thải rắn trên địa bàn thị xã Dĩ An .................................................82
Hình 3.25. Khu vực lưu giữ CTNH công ty TNHH Á Mỹ Gia...............................82
Hình 3.26. Mô hình xử lý nước sơ bộ quy mô hộ gia đình – phương án 1..............90
Hình 3.27. Mô hình xử lý nước sơ bộ - phương án 2..............................................91


1

MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên nước luôn là điều kiện cần cho tất cả mọi hoạt động diễn ra trên trái
đất. Trên trái đất có 97% lượng nước là nước mặn; 3% nước ngọt, trong đó nước dưới
đất chiếm 0.9%, còn lại là nước sông hồ đầm lầy và nước ở 2 cực. Nước cần thiết cho
cuộc sống nhưng cũng là phương tiện lan truyền bệnh, làm suy yếu sức khỏe và có thể
dẫn đến cái chết. Theo Tổ chức y tế thế giới, 80% bệnh tật ở các quốc gia đang phát
triển có liên quan đến nước và vệ sinh môi trường.

Hình 1. Tỷ lệ phần trăm nước trên trái đất
Trong những năm gần đây do sự bùng nổ về dân số, tài nguyên thiên nhiên như
rừng bị khai thác cạn kiệt, điều kiện kinh tế xã hội phát triển mạnh, yêu cầu dùng nước
ngày càng tăng, chất thải trong nông nghiệp, công nghiệp và trong đời sống xã hội
ngày càng nhiều, sự tác động của con người vào thiên nhiên ngày càng mạnh, cộng với
thiên nhiên ngày càng biến đổi khắc nghiệt dẫn đến tình trạng nguồn nước ngày càng
khan hiếm, cạn kiệt và chất lượng nguồn nước ngày càng giảm.
Nước ta vốn được coi là nơi có nguồn tài nguyên nước giàu có với 2360 con
sông, với chiều dài trên 10 km, trong đó có 9 hệ thống sông lớn. Hiện nay, chúng ta đã
sử dụng 20 – 30% tổng lượng tài nguyên nước. Tuy nhiên, trong những năm qua, sự
tăng nhanh về dân số và khai thác quá mức tài nguyên nước, cũng như tài nguyên đất
và rừng đã làm suy kiệt nguồn nước, đồng thời việc phát triển đô thị và công nghiệp,


2

xử lý các chất thải – lỏng – rắn không có sự quản lý chặt chẽ cũng đã làm ô nhiễm
nguồn nước. [13]
Thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Bình Dương, có tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá cao, đạt được nhiều thành tựu đáng
kể. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế - xã hội là sự suy giảm lượng nguồn
nước dưới đất và ô nhiễm nguồn tài nguyên này. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn

nước chủ yếu do chất thải từ đô thị, công nghiệp chưa được xử lý triệt để, do quá trình
xây dựng nền móng các công trình, việc khoan, khai thác, lấp giếng không đúng quy
trình làm cho nước bẩn xâm nhập vào tầng chứa nước. Việc xây dựng hạ tầng thoát
nước không đồng bộ dẫn đến nước thải công nghiệp, đô thị không tiêu thoát được,
thẩm thấu vào đất cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm quan trọng. Theo dự báo trong
tương lai gần, việc ô nhiễm nguồn nước trong tỉnh Bình Dương nói chung và thị xã Dĩ
An nói riêng có xu hướng ngày càng tăng. Nếu ngay từ bây giờ, chúng ta không có
biện pháp quản lý hiệu quả thì nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước dưới đất
không thể kiểm soát, do đó, nếu không có giải giáp xử lý phù hợp sẽ dẫn đến ảnh
hưởng sức khỏe của người dân khi sử dụng trực tiếp nguồn nước nước này.
Vì vậy, đề tài “Khảo sát, đánh giá hiện trạng nước dưới đất trên địa bàn thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Đề xuất giải pháp quản lý và công nghệ xử lý phù hợp
phục vụ cho mục đích sinh hoạt” là vấn đề cần thiết và cấp bách mà hiện nay địa
phương rất quan tâm nhưng chưa được triển khai thực hiện cụ thể. Qua đề tài này, sẽ
góp phần giúp cho địa phương có cái nhìn cụ thể về nước dưới đất và hiện trạng khai
thác nguồn nước này đang diễn ra trên địa bàn thị xã Dĩ An, đề cập đến các tác nhân
gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất, khoanh vùng khu vực có chất lượng nước kém
không đảm bảo cho mục đích sinh hoạt nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, nâng cao
khả năng quản lý nhà nước về Tài nguyên và Môi trường nước, góp phần vào quá trình
phát triển kinh tế xã hội, đây cũng là cơ sở để cho thị xã Dĩ An hướng đến phát triển
bền vững.


3

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá được hiện trạng nước dưới đất trên địa bàn thị xã Dĩ An, bao gồm: trữ
lượng, chất lượng, hiện trạng khai thác, các tác nhân có thể ảnh hưởng đến chất lượng
NDĐ. Dự báo nhu cầu khai thác NDĐ đến năm 2020.
Qua kết quả đánh giá hiện trạng NDĐ, đề tài đề ra biện pháp quản lý và công

nghệ xử lý phù hợp để đưa NDĐ vào sử dụng, phục vụ cho mục đích sinh hoạt của
người dân trên địa bàn thị xã Dĩ An.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu đề ra, nội dung nghiên cứu mà đề tài cần thực hiện bao
gồm:
Nội dung 1: Tham khảo các tài liệu liên quan đến hiện trạng NDĐ trên địa bàn
thị xã Dĩ An, bao gồm: trữ lượng, chất lượng từ kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Bình Dương qua 05 năm (2009 đến năm 2013); các Đề án nghiên
cứu NDĐ của cấp tỉnh; thu thập các Báo cáo năm của UBND thị xã Dĩ An, các Văn
kiện Đại hội Đảng của Thị xã Dĩ An báo cáo về thực trạng cấp nước sạch, nhu cầu
khai thác nước dưới đất của người dân, thực trạng quản lý của Nhà nước về TN&MT
nước.
Nội dung 2: Phản ánh thực trạng khai thác NDĐ trên địa bàn, Đánh giá trữ
lượng khai thác NDĐ tiềm năng, trữ lượng có thể khai thác NDĐ, đánh giá chất lượng
NDĐ, xác định hệ số phát thải và dự báo khối lượng của các nguồn thải có thể ảnh
hưởng đến chất lượng NDĐ đến năm 2020, dự báo nhu cầu sử dụng NDĐ trên địa bàn
đến năm 2020.
Nội dung 3: Đề xuất giải pháp quản lý và công nghệ xử lý nguồn nước khai
thác dưới đất nhằm phục vụ cho mục đích sinh hoạt và sản xuất tại thời điểm nghiên
cứu.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là NDĐ, các nhân tố tác động đến trữ lượng và
chất lượng của NDĐ trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.


4

4.2 Phạm vi nghiên cứu
Vì thời gian nghiên cứu có hạn, thêm vào đó hoạt động quan trắc của Sở Tài

nguyên và Môi trường đã đánh giá tương đối về trữ lượng NDĐ trên địa bàn thị xã do
đó việc đánh giá trữ lượng NDĐ phần lớn mang tính kế thừa. Để đánh giá cơ bản về
chất lượng NDĐ, Đề tài tiến hành khảo sát hiện trạng sử dụng nước của 700 hộ dân
sinh sống trên địa bàn và đồng thời lấy 40 mẫu NDĐ rãi đều ở các Phường, sau đó gửi
phân tích theo chỉ tiêu nước sinh hoạt. Qua đó, đề tài đã dự báo nhu cầu sử dụng NDĐ
đến năm 2020 và đề xuất công nghệ xử lý NDĐ phù hợp phục vụ cho sinh hoạt.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp luận
Đánh giá trữ lượng và chất lượng NDĐ trên địa bàn thị xã Dĩ An, hiện trạng
cung cấp nước sạch từ các nhà máy cấp nước, hiện trạng khai thác NDĐ là bước đầu
tiên cần xác định, sau đó, dựa trên định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã đến
năm 2020 sẽ ước tính được nhu cầu khai thác NDĐ, trên cơ sở đó, đề tài phải tiến hành
lựa chọn công nghệ xử lý NDĐ phù hợp theo mục đích sử dụng.
Khảo sát, đánh giá hiện trạng nước dưới đất trên địa bàn thị xã Dĩ An và đề xuất
giải pháp quản lý, công nghệ xử lý phù hợp dựa trên các quy họach phát triển Kinh tế xã hội, quy họach phát triển ngành và các văn bản pháp lý, bao gồm :
- Luật Tài nguyên nước năm 2012.
- Quyết định 1471/QĐ-UBND ngày 19/5/2011 của UBND tỉnh Bình Dương về
phê duyệt danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và bản đồ phân
vùng khai thác nước dưới đất khu vực phía nam tỉnh Bình Dương.
- Quyết định 44/QĐ-UBND ngày 04/12/2014 của UBND tỉnh Bình Dương về
việc ban hành quy định quản lý Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Báo cáo lập nhiệm vụ quy hoạch Tài nguyên nước tỉnh Bình Dương năm
2014.


5

Thu thập thông tin
Tổng hợp dữ liệu


Điều tra khảo sát trên 7 phường của thị xã Dĩ An
- Phát phiếu điều tra và phỏng vấn
- Khảo sát và lấy mẫu nguồn nước

Đánh giá trữ lượng NDĐ

Đánh giá chất lượng NDĐ

Đánh giá ảnh hưởng đến sức
khỏe người dân

Đề xuất giải pháp quản lý và công nghệ xử lý
NDĐ phục vụ cho mục đích sinh hoạt
Hình 2: Sơ đồ Tóm tắt trình tự nội dung nghiên cứu của đề tài
5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu;
- Phương pháp khảo sát thực địa;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp dự báo;
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu;
- Phương pháp phân tích các chỉ tiêu;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích;
- Phương pháp chuyên gia.
Nội dung cụ thể của các phương pháp được trình bày cụ thể trong chương 2.


6


6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
6.1 Ý nghĩa khoa học
- Đóng góp số liệu khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo.
- Cung cấp các phương pháp nghiên cứu cho các đề tài tiếp theo.
6.2 Thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần giúp chính quyền địa phương và người
dân có cái nhìn tổng quát về nguồn NDĐ trên địa bàn thị xã Dĩ An, giúp người dân
nâng cao ý thức khi sử dụng NDĐ nhằm bảo vệ sức khỏe và nguồn tài nguyên này,
góp phần năng cao quản lý nhà nước về tài nguyên NDĐ trên địa bàn nhằm thực hiện
mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường tiến tới phát triển bền vững.
7. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Trong thời gian qua, các Dự án nghiên cứu về nước dưới đất chỉ được thực hiện
ở cấp tỉnh, do đó việc triển công trình quan trắc tại các huyện thị chỉ mang tính đại
diện. Cụ thể trong hoạt động quan trắc hàng năm của Sở TN&MT tỉnh Bình Dương thì
trên địa bàn thị xã Dĩ An chỉ có 02 điểm quan trắc là KCN Sóng Thần 1 và khu trung
tâm hành chính thị xã với tổng số giếng khoan là 03 giếng, tương ứng với 3 tầng chứa
nước có trữ lượng tương đối lớn và được khai thác phổ biến. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn
đánh giá của hoạt động quan trắc chỉ đánh giá chất lượng nước ở chuẩn nước dưới đất
(QCVN 09/2008-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất
của Bộ Tài nguyên và Môi trường) trong khi nhu cầu sử dụng nước dưới đất của người
dân để phục vụ cho mục đích sinh hoạt là rất lớn (hiện nay là 40,71%), do đó, kết quả
quan trắc chất lượng nước dưới đất của Sở TN&MT tỉnh Bình Dương chưa thật sự
đánh giá toàn diện thực trạng chất lượng NDĐ trên địa bàn thị xã Dĩ An.
Đề tài khảo sát, đánh giá hiện trạng nước dưới đất trên địa bàn thị xã Dĩ An, đề
xuất giải pháp quản lý và công nghệ xử lý phù hợp phục vụ cho mục đích sinh hoạt về
cơ bản đã đánh giá toàn diện thực trạng NDĐ trên địa bàn thị xã Dĩ An.



×