Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Xây dựng chiến lược kinh doanh xăng dầu cho tổng công ty dầu việt nam đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

ĐINH XUÂN THÀNH

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
XĂNG DẦU CHO TỔNG CÔNG TY DẦU VIỆT
NAM ĐẾN NĂM 2025
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

ĐINH XUÂN THÀNH

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
XĂNG DẦU CHO TỔNG CÔNG TY DẦU VIỆT
NAM ĐẾN NĂM 2025
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHAN ĐÌNH NGUYÊN



TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: Phó Giáo sư Tiến sỹ Phan Đình Nguyên.

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 23 tháng 05 năm 2015
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT
1
2
3
4
5

Họ và tên
GS. TS. Võ Thanh Thu
TS. Nguyễn Đình Luận
PGS. TS. Lê Thị Mận
TS. Phan Thị Minh Châu
TS. Lê Quang Hùng

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1

Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..…

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Đinh Xuân Thành…......................................Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 25/09/1982..........................................Nơi sinh: TP. Vũng Tàu.
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh.........................................MSHV:1241820198

I- Tên đề tài:
Xây dựng chiến lược kinh doanh xăng dầu cho Tổng công ty Dầu Việt Nam
đến năm 2025.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Xây dựng chiến lược kinh doanh xăng dầu cho Tổng công ty Dầu Việt Nam
đến năm 2025 để tận dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp, cơ hội từ môi trường
bên ngoài, khắc phục các điểm yếu nội tại và vượt qua các thách thức của thị trường
phù hợp với những biến đổi liên tục của nền kinh tế thế giới và trong nước. Việc
xây dựng chiến lược giúp cho tổ chức xác định được ngành nghề kinh doanh mới

nào để tham gia, ngành nghề kinh doanh nào nên rút ra, việc phân phối tài nguyên
ra sao, nên hay không nên phát triển hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường.
III- Ngày giao nhiệm vụ:
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
V- Cán bộ hướng dẫn: Phó Giáo sư - Tiến sỹ Phan Đình Nguyên

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Đinh Xuân Thành



ii

LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy/Cô giảng viên giảng dạy lớp cao học của
trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức
quý báu, làm nền tảng tốt giúp cho tôi có phương pháp và tư duy khoa học. Đồng
thời tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các lãnh đạo, các anh/chị, các bạn đồng nghiệp hiện
đang công tác tại Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) đã giúp tôi rất nhiều trong
quá trình tìm hiểu thực tế, thu thập dữ liệu để thực hiện luận văn.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Phó Giáo sư - Tiến sỹ Phan Đình Nguyên
đã hướng dẫn tận tình, giúp tôi có thể hoàn thành được luận văn thạc sỹ nà.

ĐINH XUÂN THÀNH


iii

TÓM TẮT
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, môi trường thường xuyên thay đổi, cạnh
tranh ngày càng khốc liệt, với nhiệm vụ được giao phát triển hoàn chỉnh khâu hạ
nguồn của ngành dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Dầu Việt Nam cần phải xây dựng
chiến lược kinh doanh xăng dầu giai đoạn 2025 để tận dụng các điểm mạnh của
doanh nghiệp, cơ hội từ môi trường bên ngoài, khắc phục các điểm yếu nội tại và
vượt qua các thách thức của thị trường phù hợp với những biến đổi liên tục của nền
kinh tế thế giới và trong nước. Việc xây dựng chiến lược giúp cho tổ chức xác định
được ngành nghề kinh doanh mới nào để tham gia, ngành nghề kinh doanh nào nên
rút ra, việc phân phối tài nguyên ra sao, nên hay không nên phát triển hoạt động
kinh doanh, mở rộng thị trường…
Để hoàn thành luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Thu
thập dữ liệu qua các nguồn như báo chí, internet, tài liệu nội bộ, phương pháp hỏi

chuyên gia để hoàn thành Quy trình xây dựng chiến lược gồm ba giai đoạn:
1. Giai đoạn 1: Giai đoạn nhập vào sử dụng mô hình PEST để đánh giá môi
trường vĩ mô, mô hình phân tích 5 lực lượng của M. Porter để đánh giá
môi trường ngành xác định các cơ hội và thách thức từ đó hình thành ma
trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE). Phân tích chuỗi giá trị theo M.
Porter để xác định điểm mạnh, điểm yếu xây dựng ma trận đánh giá các
yếu tố bên trong (IFE). Giai đoạn này thực hiện để tóm tắt các thông tin
cơ bản đã được nhập vào cần thiết cho việc hình thành chiến lược.
2. Giai đoạn 2: Là giai đoạn kết hợp sử dụng ma trận các điểm mạnh - điểm
yếu – cơ hội – nguy cơ (SWOT) nhằm đưa ra các chiến lược khả thi có
thể lựa chọn cho PV OIL.
3. Giai đoạn 3: Giai đoạn quyết định Sử dụng ma trận hoạch định chiến lược
có khả năng định lượng (QSPM) để lựa chọn các chiến lược phù hợp cho
sự phát triển hoạt động kinh doanh xăng dầu của PV OIL đến năm 2025.


iv

Trên cơ sở chiến lược đã xây dựng tác giả đề xuất Tổng công ty Dầu Việt
Nam một số kiến nghị với Nhà nước và các kiến nghị cho Tổng công ty Dầu Việt
Nam để thực hiện chiến lược này.


v

ABSTRACT
In the economic globalization, constantly changing business environment and
increasingly fierce competition, with assigned tasks to fully develop the
downstream phase of the petroleum Vietnam, Vietnam Oil Corporation should
establish a gasoline business development strategy in phase 2025 in order to take

advantage of the business strengths and opportunities from the external
environment, to overcome the intrinsic weaknesses and overcome the challenges of
the market in accordance with the continuous transformation of the world economy
and domestic. The strategy planning helps organizations to identify which business
to join or to be drawn, how to distribute resources, whether or not to develop
business activities or to expand the market ...
Methods of study are used in this thesis: Gathering data through sources such
as newspaper, internet, internal documents, expert consultant, in order to complete
the process of developing implementation strategies consists of three phases:
1. Stage 1: Stage of entering to use PEST model to assess the
macroeconomic environment, the analysis model of M. Porter's 5 forces
to assess the environmental sector to identify opportunities and
challenges which form the matrix evaluating external factors (EFE).
Analysis M. Porter value chain to identify the strengths and weaknesses
to build evaluation matrix elements inside (IFE) to summarize the basic
information was entered into the form needed for strategy.
2. Stage 2: The phase of combination using matrix strengths - weaknesses opportunities - risk (SWOT) in order to choose/select feasible options for
PV OIL
3. Stage 3: Stage of decision to use strategic planning matrix capable of
quantification (QSPM) to select the appropriate strategy for the
development of petroleum operations of PV OIL to 2025 .


vi

On the basis of the above strategy, i would like to propose Vietnam Oil and
Gas Corporation some recommendations to the State and for Vietnam Oil
Corporation to implement this strategy.



vii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
2. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
3. Lịch sử nghiên cứu và các nghiên cứu có liên quan ......................................... 2
4. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 3
5. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................... 3
5.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3
5.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 3
5.3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
5.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
5.5. Nguồn thông tin dữ liệu: .................................................................................. 4
6. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH.................................................................................................................. 5
1.1. Khái niệm về chiến lược ................................................................................. 5
1.1.1. Khái niệm về chiến lược .......................................................................................................5
1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của chiến lược..................................................................................6
1.1.3. Các giai đoạn xây dựng chiến lược ..................................................................................... 7

1.2. Các cấp chiến lược và các loại chiến lược ..................................................... 8
1.2.1.

Các cấp chiến lược ................................................................................. 8

1.2.1.1. Chiến lược cấp công ty ........................................................................... 8
1.2.1.2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh: ........................................................ 8
1.2.1.3. Chiến lược cấp chức năng: .................................................................... 8

1.2.1.4. Chiến lược toàn cầu ............................................................................... 8
1.2.2.

Các loại chiến lược ................................................................................. 9

1.2.2.1. Nhóm chiến lược kết hợp ....................................................................... 9
1.2.2.2. Nhóm chiến lược chuyên sâu ................................................................. 9
1.2.2.3. Nhóm chiến lược mở rộng hoạt động .................................................. 10
1.2.2.4. Các loại chiến lược khác ...................................................................... 10


viii

1.3. Quá trình phát triển của một doanh nghiệp và các chiến lược cấp công ty
phù hợp ................................................................................................................ 11
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược............................... 12
1.4.1. Phân tích các yếu tố bên ngoài ..........................................................................................12
1.4.1.1.

Môi trường vĩ mô ....................................................................................................... 12

1.4.1.2.

Môi trường vi mô ....................................................................................................... 13

1.4.2. Phân tích tình hình bên trong của tổ chức, nhận diện những điểm mạnh và điểm yếu15

1.5. Công cụ xây dựng chiến lược ....................................................................... 16
1.5.1.


Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) .................................... 16

1.5.2.

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ...................................... 17

1.5.3.

Ma trận SWOT ..................................................................................... 18

1.5.4.

Ma trận QSPM ..................................................................................... 18

1.6. Chiến lược, chính sách kinh doanh ............................................................. 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 21
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH XĂNG DẦU VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY
DỰNG CHIẾN LƯỢC CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU VIỆT NAM .................. 22
2.1

Tổng quan về Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) ...................................................22

2.1.1

Thông tin chung .................................................................................................................22

2.1.2

Quá trình xây dựng và phát triển của PV OIL ..............................................................22


2.1.3

Bộ máy tổ chức – quản lý ..................................................................................................24

2.1.4

Ngành nghề kinh doanh ....................................................................................................26

2.2

Đánh giá tình hình thực hiện chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty Dầu

Việt Nam đến năm 2015 .................................................................................................................26
2.2.1

Mục tiêu chiến lược ...........................................................................................................26

2.2.2

Thực trạng triển khai chiến lược của Tổng công ty Dầu Việt Nam trong những năm

qua như sau .....................................................................................................................................27
2.2.2.1 Hệ thống tổ chức kinh doanh xăng dầu ..........................................................................28
2.2.2.2

Chính sách kinh doanh xăng dầu của PV OIL ....................................................... 28

2.2.2.3


Kết quả về hoạt động kinh doanh của PV OIL ........................................................ 29

2.3 Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xăng
dầu của PV OIL .................................................................................................. 34


ix

2.3.1

Phân tích môi trường vĩ mô ...............................................................................................34

2.3.1.1

Dự báo về giá các sản phẩm xăng dầu trên thị trường thế giới ............................. 34

2.3.1.2

Môi trường kinh tế Việt Nam tác động đến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ................ 35

2.3.1.3

Các yếu tố về chính sách của chính phủ, pháp luật, và chính trị .......................... 38

2.3.1.4

Các yếu tố về văn hóa xã hội ..................................................................................... 39

2.3.1.5


Các yếu tố về Địa lý tự nhiên .................................................................................... 40

2.3.1.6

Các yếu tố về công nghệ ............................................................................................ 43

2.3.1.7

Tác động của hội nhập và toàn cầu hóa .................................................................. 43

2.3.2

Phân tích môi trường vi mô của ngành xăng dầu ...........................................................44

2.3.2.1

Cách thức tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu ............................. 44

2.3.2.2

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của PV OIL ........................................................... 47

2.3.2.3

Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng ............................................................................ 48

2.3.2.4

Áp lực của nhà cung cấp đối với PV OIL ................................................................ 48


2.3.2.5

Sức ép của khách hàng.............................................................................................. 50

2.3.2.6

Phát triển cải tiến sản phẩm và sản phẩm thay thế................................................. 51

2.3.2.7

Xác định cơ hội và thách thức .................................................................................. 52

2.3.2.8

Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ................................................... 52

2.4 Phân tích các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xăng
dầu của PV OIL .................................................................................................. 54
2.4.1

Các hoạt động chính...........................................................................................................54

2.4.1.1

Các hoạt động đầu vào .............................................................................................. 54

2.4.1.2

Các hoạt động liên quan đến sản xuất, vận hành ................................................... 56


2.4.1.3

Các hoạt động đầu ra ................................................................................................. 59

2.4.1.4

Các hoạt động Marketing, bán hàng và dịch vụ ...................................................... 61

2.4.2

Các hoạt động hỗ trợ ..........................................................................................................62

2.4.2.1

Về công tác tổ chức và nguồn nhân lực. .................................................................. 62

2.4.2.2

Về công tác nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu ................. 63

2.4.2.3

Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ ............................................. 64

2.4.2.4

Năng lực tài chính kế toán. ....................................................................................... 65

2.4.2.5


Xác định điểm mạnh, điểm yếu đối với PV OIL ...................................................... 69

2.4.2.6

Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên trong .................................................... 70

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 73


x

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XĂNG DẦU CHO
PV OIL ĐẾN NĂM 2025 ..................................................................................... 74
3.1 Sứ mệnh, tầm nhìn và quan điểm phát triển của PV OIL ......................... 74
3.1.1

Sứ mệnh...............................................................................................................................74

3.1.2

Tầm nhìn .............................................................................................................................74

3.1.3

Quan điểm phát triển ..........................................................................................................74

3.2 Xây dựng chiến lược kinh doanh xăng dầu cho PV OIL đến năm 2025 ... 74
3.2.1

Xây dựng chiến lược qua phân tích ma trận SWOT ........................................................74


3.2.2

Nhận xét ..............................................................................................................................78

3.2.3

Phân tích ma trận QSPM ...................................................................................................78

3.3 Giải pháp và lộ trình thực hiện từng chiến lược ........................................ 81
3.3.1

Chiến lược kết hợp về phía trước ......................................................................................81

3.3.1.1

Mục tiêu của chiến lược ............................................................................................ 82

3.3.1.2

Các giải pháp và lộ trình thực hiện .......................................................................... 82

3.3.2

Chiến lược phát triển thị trường và hội nhập quốc tế .....................................................82

3.3.2.1

Mục tiêu chiến lược ................................................................................................... 82


3.3.2.2

Giải pháp và lộ trình thực hiện ................................................................................. 82

3.3.3

Chiến lược phát triển đa dạng hóa, sản phẩm và dịch vụ ...............................................83

3.3.3.1

Mục tiêu chiến lược ................................................................................................... 83

3.3.3.2

Giải pháp và lộ trình thực hiện chiến lược .............................................................. 84

3.3.4

Chiến lược tái cấu trúc lại bộ máy kinh doanh xăng dầu ...............................................84

3.3.4.1

Mục tiêu chiến lược ................................................................................................... 84

3.3.4.2

Giải pháp và lộ trình thực hiện ................................................................................. 85

3.4 Kiến nghị ....................................................................................................... 86
3.4.1


Đối với nhà nước ................................................................................................................86

3.4.2

Đối với PV OIL ...................................................................................................................86

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 88
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 89


xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GS

Giáo sư

TS

Tiến sỹ

Petrovietnam

Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam

PV OIL

Tổng công ty Dầu Việt Nam


Petrolimex

Tập đoàn xăng dầu Việt Nam

Thalexim

Tổng công ty thương mại Xuất nhập khẩu Thanh lễ

Saigonpetro

Công ty TNHH MTV Dầu khí TP. Hồ Chí Minh

Mipecorp

Tổng công ty Xăng dầu Quân đội

TĐL

Tổng Đại lý kinh doanh xăng dầu

ĐL

Đại lý kinh doanh xăng dầu

CHXD

Cửa hàng bán lẻ xăng dầu

TNĐM


Thương nhân đầu mối

TNNQBL

Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu

TNPPXD

Thương nhân phân phối xăng dầu

PEC

Công ty CP Tư vấn xây dựng Petrolimex

M&A

Mua bán sát nhập doanh nghiệp

IEA

Cơ quan năng lượng thế giới

NMLD

Nhà máy lọc dầu

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế


GDP

Tổng sản phầm quốc dân

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng


xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Các giai đoạn xây dựng chiến lược .......................................................... 7
Bảng 2.1 Sản lượng và thị phần của PV Oil giai đoạn 2010 - 2025 ........................ 27
Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012, 2013, 2014 ................................ 31
Bảng 2.3 Bảng kết quả kinh doanh 2011, 2012, 2013, 2014 ................................. 32
Bảng 2.4 Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam ....................................... 36
Bảng 2.5 Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu giai đoạn 2015-2025 .......................... 36
Bảng 2.6 Tương quan giữa tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu, GDP, CPI giai
đoạn 2008 - 2014 ................................................................................................... 37
Bảng 2.7 Biểu thuế suất thuế nhập khẩu ................................................................ 38
Bảng 2.8 Thống kê sức chứa kho và năng lực cầu cảng của PV OIL...................... 57
Bảng 2.9 Thống kê năng lực vận hành kho cảng một số đầu mối ........................... 58
Bảng 2.10 Bảng thống kê năng lực sản xuất E5 của PV OIL.................................. 59
Bảng 2.11 Bảng Thống kê số điểm bán lẻ của một số doanh nghiệp đầu mối......... 60
Bảng 2.12Bảng thống kê phương tiện vận tải của PV OIL Trans ........................... 61
Bảng 2.13 Bảng thống kê năng suất lao động của một số đầu mối ......................... 62
Bảng 2.14 Bảng các chỉ số tài chính của PV OIL giai đoạn 2011-2014 .................. 65
Bảng 2.15 Bảng phân tích các chỉ số tài chính của PV OIL giai đoạn 2011-2014 .. 67
Bảng 2.16 Bảng so sánh các chỉ số tài chính giữa PV OIL với một số đơn vị ........ 68

Bảng 3.1 Ma Trận SWOT ............................................................................................... 75

Bảng 3.2 Phân tích định lượng ma trận QSPM đối với nhóm SO ........................... 78
Bảng 3.3 Số lượng CHXD của PV OIL đến năm 2025 .......................................... 82


xiii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH
Hình 1.1 Hình Mô hình PEST ......................................................................... 13
Hình 1.2 Mô hình phân tích 5 lực lượng cho môi trường kinh doanh ............ 13
Hình 1.3 Chuỗi giá trị của doanh nghiệp ........................................................ 15
Hình 2.1 Sơ đồ Bộ máy tổ chức của PV OIL .................................................. 25
Hình 2.2 Biểu đồ Sản lượng kinh doanh giai đoạn 2011-2014 ......................... 30
Hình 2.3Tỷ trọng sản lượng kênh phân phối giai đoạn 2011-2014................... 30
Hình 2.4 Thị phần của các đầu mối kinh doanh xăng dầu năm 2014................ 47
Hình 2.5 Bản đồ vị trí các NMLD của Việt Nam đến năm 2025 ...................... 49


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) được thành lập tháng 06/2008 trên cơ
sở hợp nhất Tổng công ty Thương mại dầu khí (Petechim) và Công ty Chế biến và
Kinh doanh sản phẩm dầu mỏ (PDC), được Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam
giao nhiệm vụ phát triển khâu hạ nguồn của ngành dầu khí gồm xuất nhập khẩu,
kinh doanh dầu thô và các sản phẩm dầu khí; chế biến, tồn trữ, vận chuyển và
phân phối các sản phẩm dầu khí, hóa dầu; xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị-kỹ thuật
dầu khí; phát triển dịch vụ dầu khí; kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế.

Trong đó, đặc biệt là hoạt động kinh doanh xăng dầu, PV OIL là đơn vị được giao
nhiệm vụ trọng trách trong việc tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu của các Nhà máy
lọc dầu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam khi hoàn thành.
Chính vì vai trò đặc biệt như trên, việc cần phải nghiên cứu và xây dựng một
chiến lược kinh doanh xăng dầu đến năm 2025 giúp cho PV OIL hoàn thành sứ
mệnh tiêu thụ sản phẩm xăng dầu của toàn bộ các Nhà máy lọc dầu của
Petrovietnam trong tương lai.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi thành lập Tổng công ty Dầu Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát
triển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025. Trong đó đã đưa ra được các
Mục tiêu và chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh xăng dầu đến năm 2015
và định hướng đến năm 2025. Tuy nhiên, trải qua hơn 06 năm phát triển môi
trường hoạt động và chính sách kinh doanh xăng dầu đã có nhiều thay đổi, cụ thể
Nhà nước đã chấm dứt bù lỗ cho hoạt động kinh doanh xăng dầu từ tháng
08/2008, hoạt động kinh doanh xăng dầu chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước, điều này được cụ thể tại tại Nghị định
84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về kinh doanh xăng dầu. Đến ngày 03/09/2014
Nhà nước lại tiếp tục có nhiều thay đổi trong điều hành kinh doanh xăng dầu khi
ban hành mới Nghị định 83/2014/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày
01/12/2014) trong đó các điều kiện về Thương nhân phân phối đã được điều chỉnh


2

theo hướng mở rộng điều kiện gia nhập cho các doanh nghiệp tham gia phân phối
xăng dầu, số lượng doanh nghiệp thương nhân phân phối xăng dầu đã được gia
tăng từ 12 lên 18 đơn vị. Đứng trước những thay đổi như trên, việc xây dựng lại
chiến lược kinh doanh xăng dầu của PV OIL đến năm 2025 là hết sức cần thiết
giúp cho đơn vị nhận định các cơ hội, thách thức, xác định các điểm mạnh, điểm
yếu của mình từ đó xác định các định hướng phát triển bền vũng góp phần hoàn

thành nhiệm vụ tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu của toàn bộ Nhà máy lọc dầu của
Tập đoàn dầu khí Viện Nam, phục vụ nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của người dân
trên cả nước.
3. Lịch sử nghiên cứu và các nghiên cứu có liên quan
Tổng công ty Dầu đã xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2025. Đây là bản chiến lược phát triển toàn bộ hoạt động của đơn
vị trong đó hoạt động kinh doanh xăng dầu chỉ là một lĩnh vực phát triển của đơn
vị. Tuy nhiên, với doanh thu kinh doanh xăng dầu hàng năm chiếm hơn 95%
doanh thu của toàn công ty, mạng lưới phát triển hoạt động trên toàn quốc, kết quả
kinh doanh xăng dầu ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của đơn vị nhưng đến nay
đơn vị chưa xây dựng chiến lược phát triển riêng cho lĩnh vực kinh doanh xăng
dầu, lĩnh vực được coi là nhạy cảm và có nhiều thay đổi về môi trường kinh
doanh, cũng như chính sách điều hành của Nhà nước.
Trước tình hình đó, tác giả nhận thấy việc xây dựng chiến lược riêng cho
hoạt động kinh doanh xăng dầu là cần thiết giúp cho doanh nghiệp có những bước
phát triển bền vững trong tương lai.
Đề tài “Xây dựng chiến lược cho Tổng công ty Dầu Việt Nam đến năm
2025” hiện chưa có tác giả nào đề cập đến vấn đề này, do đó tác giả muốn thực
hiện đề tài này giúp cho Tổng công ty Dầu Việt Nam có thể xác định được các
mục tiêu chiến lược và xây dựng các giải pháp để thực hiện các chiến lược này
một cách tốt nhất.


3

4. Mục tiêu của đề tài
Xây dựng chiến lược kinh doanh xăng dầu cho Tổng công ty Dầu Việt Nam
căn cứ trên mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp là: “Phát triển và hoàn chỉnh khâu
hạ nguồn trong ngành Dầu Khí” từ đó đề ra các giải pháp thực hiện các chiến lược
giúp cho hoạt động kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty Dầu Việt Nam phát

triển bền vững và hiệu quả, cạnh tranh được với đối thủ trên thị trường
5. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá thực trạng thực hiện chiến lược của Tổng công ty Dầu Việt Nam.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược.
5.2. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát về cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh. Các mô hình 05 lực
lượng cạnh tranh của M. Porter, Ma trận bên trong, ma trận bên ngoài, Ma trận
SWOT.
- Phân tích thực trạng hệ thống kinh doanh xăng dầu, xác định các điểm
mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.
- Phân tích môi trường kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty Dầu Việt Nam
xác định các cơ hội và thách thức đến hoạt động kinh doanh xăng dầu của đơn vị.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Số liệu lấy từ các năm 2011, 2012, 2013, 2014.
- Phạm vi không gian: Nguồn thông tin thứ cấp là các nguồn thống kê kinh
doanh của Tổng công ty Dầu Việt Nam, Tập đoàn Dầu Khí Việt nam, Bộ Công
Thương.
- Phạm vi nội dung: Phân tích thực trạng kinh doanh xăng dầu của Tổng
công ty Dầu Việt Nam, phân tích về môi trường kinh doanh, các đặc điểm bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp. Từ đó xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức để xây dựng các chiến lược kinh doanh xăng dầu phù hợp.
5.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp mô hình hóa.


4

- Phương pháp thống kê, so sánh.
- Phương pháp chuyên gia.

5.5. Nguồn thông tin dữ liệu:
Các thông tin thứ cấp được thu thập và sử dụng chủ yếu từ các nguồn thống
kê của Tổng công ty Dầu Việt Nam. Nguồn thông tin nội bộ từ các báo cáo hoạt
động kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty Dầu Việt Nam từ năm 2011 cho đến
nay. Nguồn thông tin từ sách giáo khoa, báo chí chuyên ngành, internet…
6. Kết cấu của luận văn
Đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1. Cơ sở lý thuyết về xây dựng chiến lược
- Chương 2. Đánh giá tình hình thực hiện chiến lược kinh doanh xăng dầu và
các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược của Tổng công ty Dầu Việt
Nam.
- Chương 3. Xây dựng chiến lược kinh doanh xăng dầu cho Tổng công ty
Dầu Việt Nam đến năm 2025.


5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
1.1. Khái niệm về chiến lược
1.1.1. Khái niệm về chiến lược
Theo sách quản trị chiến lược của GS. TS Đoàn Thị Hồng Vân thì nói đến
chiến lược người ta thường gắn liền trong cụm từ “Tư duy chiến lược”, gắn với
việc trả lời ba câu hỏi lớn, quyết định vận mệnh của tổ chức, đó là:
- Tổ chức của ta đang ở đâu?.
- Chúng ta muốn đi đến đâu? (nhằm xác định rõ ngành kinh doanh và vị trí
kinh doanh cần đạt được, nhóm khách hàng cần phục vụ và mục tiêu mong muốn).
- Làm cách nào để đến được vị trí cần đến/đạt được mục tiêu mong muốn?.
Bản chất của chiến lược kinh doanh vẫn là phác thảo hình ảnh tương lai của

doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và khả năng khai thác. Theo cách hiểu này,
thuật ngữ chiến lược kinh doanh được dựng theo 3 ý nghĩa phổ biến nhất:
- Xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
- Đưa ra các chương trình hành động tổng quát.
- Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực để thực
hiện mục tiêu đó.
Trong điều kiện hội nhập, cạnh tranh ngày càng thêm khốc liệt, nên người ta
thường lý giải ngắn gọn: Chiến lược là tổng hợp các động thái cạnh tranh và
phương pháp kinh doanh được các nhà lãnh đạo sử dụng để vận hành tổ chức hay
chiến lược là “Kế hoạch chơi: của Ban lãnh đạo để:
- Thu hút và làm hài lòng khách hàng.
- Chiếm giữ một vị trí thị trường.
- Cạnh tranh thành công.
- Tăng trưởng kinh doanh.
- Đạt được mục tiêu đề ra.
Theo Alfred Chandler (1962), “Chiến lược là việc xác định mục tiêu cơ bản,
dài hạn của doanh nghiệp, chọn lựa tiến trình hoạt động và phân bổ các nguồn lực


6

cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó”.
Theo Michael E. Porter:
- Chiến lược là sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao gồm các hoạt
động khác biệt. Cốt lõi của thiết lập vị thế chiến lược là việc lựa chọn các hoạt
động khác với đổi thủ cạnh tranh (cũng có thể là hoạt động khác biệt hoặc cách
thực hiện hoạt động khác biệt);
- Chiến lược là sự chọn lựa, đánh đổi trong cạnh tranh. Điểm cốt lõi là chọn
những gì cần thực hiện và những gì không thực hiện;
- Chiến lược là việc tạo ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt động của Công ty.

Sự thành công của chiến lược phụ thuộc vào việc thực hiện tốt các hoạt động và sụ
hội nhập, hợp nhất của chúng.
Như vậy, Chiến lược là tập hợp các mục tiêu cơ bản dài hạn, được xác định
phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức và các cách thức, phương tiện để đạt
được những mục tiêu đó một cách tốt nhất, sao cho phát huy được những điểm
mạnh, khắc phục được những điểm yếu của tổ chức, đón nhận được các cơ hội, né
tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại do những nguy cơ từ môi trường bên ngoài (PGS.
TS Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị chiến lược, Nhà Xuất bản Tổng hợp TP. HCM,
2011).
1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của chiến lược
- Chiến lược xác định rõ những mục tiêu cơ bản phương hướng kinh doanh
cần đạt tới trong từng thời kỳ và được quán triệt đầy đủ trong các lĩnh vực hoạt
động quản trị của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh chỉ phác thảo những phương hướng hoạt động của
doanh nghiệp trong dài hạn, khung hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
- Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở các lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp để đảm bảo huy động tối đa và kết hợp tốt với việc khai thác và sử
dụng các nguồn lực (nhân lực, tài sản lực cả hữu hình và vô hình), năng lực cốt lõi
của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai nhằm phát huy những lợi thế, nắm bắt
cơ hội để giành ưu thế trong cạnh tranh.


7

- Chiến lược kinh doanh được phản ánh trong cả một quá trình liên tực từ
xây dựng, đến tổ chức thực hiện, đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược.
- Chiến lược kinh doanh luôn mang tư tưởng tiến công giành thắng lợi trong
cạnh tranh.
- Mọi quyết định chiến lược quan trọng trong quá trình xây dựng tổ chức
thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chiến lược đều được tập trung vào nhóm quản trị

viên cấp cao.
1.1.3. Các giai đoạn xây dựng chiến lược
Xây dựng chiến lược là giai đoạn đầu tiên, đặt nền tảng và đóng vai trò hết
sức quan trọng trong toàn bộ quá trình quản trị chiến lược. Trong giai đoạn này
cần xác định tầm nhìn, sứ mạng các mục tiêu chiến lược lược của tổ chức. Trên cơ
sở đó thiết lập chiến lược, chính sách kinh doanh, quyết định ngành kinh doanh
(thị trường, mặt hàng,...) mới nào nên tham gia, ngành nào nên rút ra, nên mở rộng
hay thu hẹp. Trong giai đoạn này cần tập trung phân tích các yếu tố môi trường
bên trong, bên ngoài, xác định chính xác các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm
yếu, trên cơ sở đó kết hợp và lựa chọn được những chiến lược thích hợp. Quy
trình xây dựng chiến lược:
Bảng 1.1 Các giai đoạn xây dựng chiến lược
Giai đoạn 1: Giai đoạn nhập vào
Ma trận đánh giá các
yếu tố bên ngoài (EFE)

Ma trận hình ảnh
cạnh tranh

Ma trận đánh giá các yếu tố
bên trong (IFE)

Giai đoạn 2: Giai đoạn kết hợp
Ma trận nguy
cơ, cơ hội,
điểm yếu,
điểm mạnh
(SWTO)

Ma trận vị thế

chiến lược và
đánh giá hành
động (SPACE)

Ma trận tham
khảo ý kiến
BOSTON
(BCG)

Ma trận bên
trong-bên
ngoài (IE)

Ma trận chiến
lược chính

Giai đoạn 3: Giai đoạn quyết định
Ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng (QSPM)


8

1.2. Các cấp chiến lược và các loại chiến lược
1.2.1. Các cấp chiến lược
1.2.1.1. Chiến lược cấp công ty
Chiến lược cấp công ty hướng tới các mục tiêu cơ bản dài hạn trong phạm vi
của cả Công ty. Ở cấp này, chiến lược phải trả lời được câu hỏi: Các hoạt động
nào có thể giúp công ty đạt được khả năng sinh lời cực đại, giúp công ty tồn tại và
phát triển?. Vì vậy có vô số chiến lược ở cấp Công ty với những tên gọi khác
nhau. Theo Fred R. David, chiến lược cấp công ty có thể phân thành 14 loại cơ

bản: Kết hợp về phía trước, kết hợp về phía sau, kết hợp theo chiều ngang, thâm
nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, đa dạng hóa hoạt động
theo chiều ngang, liên doanh, thu hẹp hoạt động, cắt bỏ bớt hoạt động, thanh lý,
tổng hợp.
1.2.1.2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh:
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh bao gồm cách thức cạnh tranh mà tổ chức
lựa chọn, cách thức tổ chức định vị trên thị trường để đạt được lợi thế cạnh tranh
và các chiến lược định vị khác nhau có thể sử dụng trong bối cảnh cụ thể của mỗi
ngành. Theo Michael Porter có 3 chiến lược cạnh tranh tổng quát: Chiến lược chi
phí thấp, chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, chiến lược tập trung vào một phân
khúc thị trường nhất định.
1.2.1.3. Chiến lược cấp chức năng:
Chiến lược cấp chức năng, hay còn gọi là chiến lược hoạt động, là các chiến
lược của các bộ phận chức năng (Maketing, dịch vụ khách hàng, phát triển sản
xuất, Logistics, tài chính, R&D, nguồn nhân lực…). Các chiến lược này giúp hoàn
thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động trong phạm vi công ty, do đó giúp các chiến
lược kinh doanh, chiến lược cấp Công ty thực hiện một cách hiệu quả.
1.2.1.4. Chiến lược toàn cầu
Trong điều kiện toàn cầu hóa, cạnh tranh ngày càng khốc liệt , đường biên
giữa các quốc gia đang dần bị xóa mờ, để đối phó với hai sức ép cạnh tranh: sức
ép giảm chi phí và sức ém đáp ứng nhu cầu theo từng địa phương, ngày càng có


×