Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp trên đại bàn tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.95 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM
-----------------------------------

BÙI QUANG TUẤN

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
Mã số ngành: 60580208

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM
-----------------------------------

BÙI QUANG TUẤN

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
Mã số ngành: 60580208
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN QUANG PHÚ



TP.HCM, tháng 10 năm 2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS TRẦN QUANG PHÚ

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 24…
tháng 10… năm 2015…
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
Họ và tên

TT

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch

1

TS.LƯƠNG ĐỨC LONG

2

TS.ĐINH CÔNG TỊNH

Phản biện 1

3


TS.NGUYỄN ANH THƯ

Phản biện 2

4

PGS.TS.NGÔ QUANGTƯỜNG

5

TS.NGUYỄN QUỐC ĐỊNH

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa
chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ


Họ và tên: BÙI QUANG TUẤN

.

Ngày tháng năm sinh: 18/12/1984

Giới tính: Nam
Nơi sinh: Bình Dương

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
MSHV: 1341870055
I-Tên đề tài:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các
khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
II-Nhiệm vụ và nội dung:
Đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các quá trình thi công xây
dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Đề xuất các yếu tố để giảm các ảnh hưởng trong quá trình thi công xây dựng hạ
tầng kỹ thuật trong các khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
III- Ngày giao nhiệm vụ:

17/03/2015

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ:

17/09/2015.

V- Cán bộ hướng dẫn: TS TRẦN QUANG PHÚ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

BÙI QUANG TUẤN


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Luận văn này, tác giả đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ của các cá nhân, cơ quan, đơn vị để có thể hoàn thành Luận văn.
Trước hết tác giả xin gửi lời cám ơn đến quý Thầy Cô đã tham gia tận tình
giảng dạy các môn học trong suốt quá trình học của Lớp 13SXD21.
Tác giả cũng xin gửi lời cám ơn đến tập thể cán bộ, nhân viên và Thầy cô tại
Phòng Quản lý khoa học và đào tạo sau đại học và Khoa Xây dựng của Trường Đại
học Công nghệ TP. HCM đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn thủ tục trong suốt quá
trình học để giúp các học viên hoàn thành khóa học.

Xin gửi lời cám ơn đến tập thể Lãnh đạo các ban quản lí khu công nghiệp, và
các cán bộ, nhân viên đã tham gia cho ý kiến và thực hiện khảo sát để giúp tác giả
có được các thông tin và dữ liệu cần thiết để hoàn thành Luận văn.
Và sau cùng, xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến TS. Trần Quang Phú,
người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả hoàn thành Luận văn.

BÙI QUANG TUẤN


iii

TÓM TẮT
Đến năm 2020 dự kiến toàn tỉnh Bình Dương sẽ có 35 KCN với diện tích gần
13.765 ha mang lại cho tỉnh nhiều lợi ích về kinh tế xã hội

. Tuy có sự phát triể n

mạnh mẽ xong cơ sở hạ tầng trong các KCN vẫn còn những tồn tại , bất cập và nhiều
thách thức, nhất là trong quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các

KCN luôn

tồn tại các rủi ro kỹ thuật. Chính vì vậy cần phải tiến hành nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các

KCN trên địa bàn tỉnh

Bình Dương và tìm ra biện pháp kiểm soát , hạn chế ảnh hưởng là yêu cầu cấp bách,
rất cần thiết.
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định, phân tích, đánh giá và lựa chọn danh

mục những yếu tố ảnh hưởng chính tới quá trình xây dựng HTKT trong các KCN.
Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó và đưa ra các giải pháp thích hợp
để quản lí chúng, đảm bảo an toàn trong thi công công trình HTKT trong các khu
KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng và các dự án

HTKT nói chung. Đối

tượng được khảo sát là các chuyên gia, các nhà quản lý dự án, các kỹ sư có kinh
nghiệm làm việc trong các doanh nghiệp thi công xây dựng cơ sở hạ tầng, HTKT
trong các KCN tỉnh Bình Dương.
Bằng thang đo Likert 5 mức độ và 22 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc tác giả
dùng bảng câu hỏi để khảo sát đối tượng nghiên cứu. Kết quả sau khi phát đi 250
phiếu phỏng vấn, tác giả thu về được 238, trong số này chỉ có 227 phiếu hợp lệ và
đầy đủ các thông tin để phân tích, chiếm tỷ lệ 91%, số phiếu này lớn hơn số phiếu
cần thiết để đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu (226 mẫu).
Sau phân tích 6 nhóm ban đầu được truy xuất thành 5 nhóm, 1 biến bị loại.
Kết quả cho thấy rằng tất cả các biến thuộc yếu tố thuộc nhóm 6 nhóm ban đầu đều
tồn tại ảnh hưởng đến quá trình xây dựng HTKT trong các KCN trên địa bàn tỉnh
Bình Dương.
Để thực hiện nâng cao nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng quá trình
xây dựng HTKT trong các KCN trên địa bàn tỉnh Bìn h Dương thì cần thiết lập các


iv

biện pháp nhằm giảm tối thiểu giá trị của các nhóm truy xuất có hệ số lớn trước và
nhỏ sau để kết quả là tốt nhất. Các giải pháp tác giả đề ra bao gồm:
Thứ nhất là tăng cường công tác khảo sát, thiết kế phù hợp giảm nhẹ rủi ro do yếu
tố bất ổn của tự nhiên.
Thứ hai là sử dụng nguồn nhân lực có trình độ trong thi công công trình.

Thứ ba là thường xuyên bảo dưỡng máy móc, kiểm tra thiết bị vật tư trong thi công
Thứ tư là hạn chế thay đổi yếu tố quy phạm kỹ thuật trong thi công công trình.
Để hoàn thiện hơn trong các nghiên cứu tiếp theo thì cần phải tăng các yếu tố
kỳ vọng ảnh hưởng quá trình xây dựng HTKT để bao quát tốt hơn và mở rộng phạm
vi nghiên cứu ra những KCN khác. Điều này sẽ giúp tìm ra nguyên nhân và ảnh
hưởng của chúng đến quá trình xây dựng HTKT và có những giải pháp chi tiết hơn
nhằm giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong
các khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng và các KCN trên cả
nước nói chung.


v

Summary
Up to 2020 is expected to have 35 industrial zones in Binh Duong province
with an area of 13,765 hectares of provincial bring many benefits to socioeconomic.
Although there are the strong development the infrastructure completed in the
industrial zones still exist, gaps and more challenges, especially in the construction
of technical infrastructure in the industrial zone always exists the technical risks.
Therefore need to conduct research into risk factors and technical construction of
technical infrastructure in industrial zones in Binh Duong province and find
measures to control and limit risks that require urgent, very necessary.
The objective of the research is to identify, analyze, evaluate and select the
list of risk factors affecting Economic and Financial major construction projects in
the industrial zones Technical Assistance. Assessing the degree of influence of
these factors and provide appropriate solutions to manage them, ensure safety in the
construction of technical assistance in the industry zone in the province of Binh
Duong in particular and the Technical Assistance Project in general. Subjects were
surveyed as to experts, project managers, engineers with experience working in the
construction business the infrastructure, technical assistance in the industrial zones

in Binh Duong Province.
Using Likert measure of 5 levels and 22 independent variables, one
dependent variable authors used questionnaires to survey research subjects. Result
after sending 250 questionnaires, collected 238 authors, of which only 227 valid
votes and sufficient information for analysis, accounting for 91%, the larger number
of votes of votes necessary to ensure the reliability of data (226 samples).
After analyzing 6 groups originally retrieved into 5 groups, 1 turn rejected.
The results show that all the variables of the elements of the original group of six
groups exist risks affecting construction techniques in the industrial zones technical
assistance in the province of Binh Duong.


vi

The implement advanced risk management technical assistance Economic
and Financial building in the industrial zones in Binh Duong province, the need to
establish measures to minimize the value of the access group have large coefficient
before and after small to the best results. The authors proposed solutions include:
The first is strengthening the surveying, design appropriate risk mitigation
factors of natural instability.
The second is the use of highly qualified human resources in construction.
Thirdly, regular maintenance of machinery, test equipment and materials
during construction
Fourth is the factors limiting change technical rules in construction.
For more complete in the next research, the need to increase these factors
affect the expected risk technical assistance construction techniques to better
embrace and extend the research of other industrial zones. This will help find the
causes and their effects to Risk technical assistance construction techniques and
have more detailed solutions to the risk management techniques of construction of
technical infrastructure in the industrial zones in Binh Duong province in particular

and industrial zones in the country in general.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ............................................................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................... viii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... x
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................xii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH................................................ xiiii
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1
1.1. Giới thiệu chung ................................................................................................... 1
1.2. Xác định vấn đề cần nghiên cứu .......................................................................... 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 4
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 5
1.5. Kết quả đóng góp của nghiên cứu ........................................................................ 5
1.6 Bố cục của đề tài ................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ............ 7
2.1 Các khái niệm chung ............................................................................................. 7
2.1.1 Khái niệm về dự án ............................................................................................ 7
2.1.2 Khái niệm về dự án đầu tư ................................................................................. 8
2.1.3 Khái niệm về hạ tầng kỹ thuật ........................................................................... 9
2.1.3 Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật .................... 10
2.2 Rủi ro và quản lý rủi ro ....................................................................................... 12
2.2.1. Khái niệm rủi ro .............................................................................................. 12
2.2.2 Khái niệm quản lý rủi ro .................................................................................. 15

2.2.3 Quy trình quản lý rủi ro trong KTTC công trình ............................................. 16
2.2.4 Sự cần thiết nghiên cứu quản lý rủi ro trong kỹ thuật thi công HTKT ............ 18
2.2.5 Các phương pháp quản lý rủi ro ....................................................................... 19
2.3. Tổng quan về nghiên cứu ................................................................................... 22


viii

2.3.1 Các nghiên cứu quản lý rủi ro trong ngành xây dựng thế giới ........................ 22
2.3.2 Các nghiên cứu quản lý rủi ro trong ngành xây dựng ở Việt Nam .................. 24
2.4 Xây dựng giả thiết về các yếu tố gây ra rủi ro trong KTTC hệ thống HTKT
trong khu công nghiệp .............................................................................................. 24
2.4.1 Yếu tố sự gia tăng bất ổn của điều kiện tự nhiên ............................................. 26
2.4.2 Yếu tố trình độ, ý thức cán bộ quản lý kỹ thuật thi công hạn chế ................... 28
2.4.3 Yếu tố vật tư, máy móc thi công không đảm bảo ............................................ 29
2.4.4 Yếu tố trình độ, ý thức kém của nhân lực triển khai kỹ thuật .......................... 30
2.4.5 Yếu tố sự thay đổi quy phạm kỹ thuật ............................................................. 31
2.4.6 Yếu tố phối hợp thực hiện giữa các bên........................................................... 32
2.5 Mô hình tác động của các yếu tố đến rủi ro KTTC hệ thống HTKT .................. 32
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 35
3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu ................................................................................. 35
3.2 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 41
3.3 Các bước phân tích dữ liệu ................................................................................. 41
3.3.1 Bước phân tích thống kê mô tả ........................................................................ 41
3.3.2 Bước phân tích chuyên sâu .............................................................................. 42
3.4 Mã hóa bảng câu hỏi trong phần mềm SPSS ...................................................... 43
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 46
4.1 Kết quả thu thập dữ liệu khảo sát ........................................................................ 46
4.2 Phân tích thống kê mô tả ..................................................................................... 46
4.3. Kết quả phân tích các biến định lượng ............................................................... 52

4.4 Phân tích phương sai Anova (Analysis of Variance) .......................................... 53
4.5 Sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy dữ liệu ........................ 56
4.6Phân tích nhân tố PCA ......................................................................................... 58
CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 62
5.1 Thảo luận về kết quả ........................................................................................... 62
5.2.1 Nhóm NH1 :Tăng cường công tác khảo sát, thiết kế phù hợp giảm nhẹ rủi ro
do yếu tố bất ổn của tự nhiên .................................................................................... 63


ix

5.2.2 Nhóm NH2 :Sử dụng nguồn nhân lực có trình độ trong thi công công trình .. 66
5.2.3 Nhóm NH3 :Thường xuyên bảo dưỡng máy móc, kiểm tra thiết bị vật tư trong
thi công ...................................................................................................................... 68
5.2.4 Nhóm NH4 Hạn chế thay đổi yếu tố quy phạm kỹ thuật trong thi công công
trình ........................................................................................................................... 70
5.2.4 Nhóm NH5 Yếu tố phối hợp thực hiện giữa các bên ....................................... 70
5.3. Nhận xét về hạn chế của nghiên cứu .................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


x

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
BXD

: Bộ xây dựng

CĐT


: Chủ đầu tư

DA

: Dự án

HTKT

: Hạ tầng kỹ thuật

KCN

: Khu công nghiệp

KTTC

: Kỹ thuật thi công

TMĐT

: Tổng mức đầu tư

XD

: Xây dựng


xi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Phân biệt rủi ro và bất trắc ........................................................................13
Bảng 3.1: Các biến kỳ vọng ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu ...............................36
Bảng 3.2: Mã hóa các biến trong phần mềm.............................................................44
Bảng 4.1: Phân tích thành phần giới tính ..................................................................47
Bảng 4.2: Độ tuổi của đối tượng khảo sát .................................................................48
Bảng 4.3: Phân tích thành phần trình độ của đối tượng khảo sát..............................49
Bảng 4.4: Thống kê về kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng ......................50
Bảng 4.5: Thống kê về lĩnh vực hoạt động ...............................................................51
Bảng 4.6: Kết quả thống kê mô tả các biến định lượng ............................................52
Bảng 4.7: Kiểm định phương sai theo giới tính ........................................................54
Bảng 4.8: Kiểm định ANOVA theo giới tính ...........................................................54
Bảng 4.9: Kiểm định ANOVA theo trình độ, kinh nghiệm, hoạt động của của doanh
nghiệp ........................................................................................................................55
Bảng 4.10: Hệ số Cronbach's Alpha của dữ liệu.......................................................56
Bảng 4.11: Kiểm định độ tin cậy dữ liệu ..................................................................57
Bảng 4.12: Bảng hệ số KMO lần kiểm định PCA 1 .................................................58
Bảng 4.13: Bảng hệ số KMO lần kiểm định PCA 2 .................................................59
Bảng 4.14: Bảng tóm tắt các hệ số khi sử dụng phân tích nhân tố PCA ..................59
Bảng 4.15: Ma trận xoay cuối trong phân tích nhân tố PCA ....................................60


xii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH
Hình 2.1: Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư........................................................11
Hình 2.2: Chu trình các khâu công việc quản lý rủi ro .............................................17
Hình 2.3: Quá trình quản lý rủi ro kỹ thuật thi công công trình ...............................18
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................34
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của đề tài ................................................................39

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ giới tính .......................................................................................47
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ thành phần độ tuổi .......................................................................49
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ thành phần học vấn .....................................................................49
Biểu đồ 4.4: Thống kê về thời gian công tác tại các cơ quan ...................................50
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ lĩnh vực hoạt động của đối tượng khảo sát .................................51


1

CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu chung
Việc quy hoạch xây dựng, phát triển các KCN tập trung, tạo quỹ đất sạch để
thu hút, bố trí dự án đầu tư hiệu quả đã tạo nên những thành công mang tính đột phá
nhằm phát triển, đưa Bình Dương trở thành một trong những tỉnh công nghiệp hàng
đầu của cả nước như hôm nay. Thành công đó thể hiện tầm nhìn và chỉ đạo quyết
liệt của lãnh đạo tỉnh trong việc “quy hoạch hạ tầng đi trước và đón đầu”. Từ việc
tập trung phát triển hạ tầng các KCN làm nền tảng đã giúp Bình Dương tạo môi
trường đầu tư thuận lợi và hấp dẫn các thành phần kinh tế đến đầu tư, hợp lực đưa
công nghiệp phát triển toàn diện. Nhờ vậy, đến nay thương hiệu về môi trường đầu
tư của Bình Dương đã được các nhà đầu tư trong và ngoài nước, bạn bè quốc tế biết
đến và đánh giá rất cao.
Minh chứng cho sự đột phá từ cách nhìn của Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân trong tỉnh trong xây dựng KCN với giải pháp “quy hoạch hạ tầng đi trước và
đón đầu” nhằm đưa Bình Dương phát triển mạnh như hiện nay là thành công rực rỡ
của các KCN, góp phần đưa kinh tế tỉnh nhà luôn ổn định và tăng trưởng bền vững.
Sự bền vững đó dễ dàng nhận thấy khi gần đây, bức tranh kinh tế toàn cầu gặp
nhiều khó khăn, thách thức và kinh tế nhiều tỉnh, thành trong cả nước phát triển
chậm lại, nhưng kinh tế của Bình Dương vẫn tăng trưởng ổn định nhờ vào ngành
công nghiệp sản xuất hiệu quả, mà trong đó vai trò của các KCN rất quan trọng.

Theo đó, các KCN góp sức lớn để nhiều năm liền tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP)
luôn tăng trưởng gấp 2 lần so với bình quân chung cả nước và tăng 1,5 lần so với
bình quân của các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Riêng năm 2014 GDP
của tỉnh tăng trưởng 13% so năm trước; thu ngân sách vượt kế hoạch đề ra; giá trị
sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài tăng từ 15,5 - 53% so
năm trước; cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ lệ tương ứng
60,8% - 36, 2% - 3%..


2

Theo định hướng của tỉnh, trong thời gian tới công nghiệp tiếp tục đóng vai
trò chủ đạo góp phần đưa kinh tế Bình Dương phát triển bền vững; trong đó các
KCN tiếp tục làm nền tảng đột phá. Thực hiện định hướng này, Bình Dương đề ra
mục tiêu quy hoạch phát triển KCN đến năm 2020 dự kiến toàn tỉnh sẽ có 35 KCN
với diện tích gần 13.765 ha. Nhiệm vụ đặt ra là thu hút và lấp đầy 16 KCN tại
TX.Dĩ An, TX.Thuận An và TP.Thủ Dầu Một; tiếp tục hoàn chỉnh và thu hút đầu tư
vào các KCN phía bắc của tỉnh. Theo đó, các KCN chú trọng thu hút các ngành
công nghiệp có hàm lượng nội địa cao, hạn chế tối đa ngành công nghiệp thâm dụng
nhiều lao động; chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến hàng
xuất khẩu; đồng thời từng bước nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp
chế biến trên thị trường quốc tế.
Tuy có sự phát triển mạnh mẽ những năm vừa qua xong cơ sở hạ tầng trong
các khu công nghiệp vẫn còn những tồn tại, bất cập và nhiều thách thức . Đất nước
đang trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, các tiến bộ về khoa học kỹ
thuật, đặc biệt nhu cầu tăng lên không ngừng của toàn xã hội, các hoạt động đầu tư
đã trở nên đa dạng, phức tạp hơn và rủi ro luôn tiềm ẩn trong môi trường này. Để
hạn chế khó khăn phức tạp của dự án, đòi hỏi nhà quản lý phải tính đến tất cả các
ảnh hưởng, các yếu tố biến động xuất hiện từng thời điểm khi xây dựng công trình
đường giao thông nói chung và giao thông trong khu công nghiệp nói riêng.

Việc nhìn nhận, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng ở các dự án vẫn chưa được
tiến hành một cách chủ động, nhiều sự cố tương tự vẫn thường xuyên tái diễn vì
những suy nghĩ chủ quan rằng ít có khả năng xảy ra các sự cố nghiêm trọng. Do đó,
việc nhận dạng, phân tích và đánh giá đúng mức những ảnh hưởng từ quá trình xây
dựng HTKT đến hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án sẽ tạo ra cái nhìn tổng quát hơn
về tác động của rủi ro và có ý nghĩa rất quan trọng, là rất cần thiết và cấp bách trong
sự phát triển và xây dựng các phương pháp, biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng quá
trình xây dựng HTKT phù hợp, đảm bảo an toàn cho công trình và đem lại sự thành
công cho các dự án. Đây cũng chính là mục đích mà bài luận văn muốn hướng đến.


3

1.2. Xác định vấn đề cần nghiên cứu
Nhắc đến ảnh hưởng quá trình xây dựng HTKT chúng ta thường nghĩ ngay
đến những bất trắc xảy ra ngoài mong muốn và thường gây ra những thiệt hại về
thời gian, vật chất, sức khỏe, tính mạng của con người. Khái niệm này được thay
đổi theo ý nghĩa của từng đối tượng quan tâm ví dụ các trong các ngành, lĩnh vực
khác nhau thì ảnh hưởng có những định nghĩa khác nhau phù hợp với tính chất
riêng biệt của chúng.
Thực tế nghiên cứu các tài liệu cho thấy, có rất nhiều định nghĩa về rủi ro và
đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất nào về rủi ro. Tùy theo từng quan
điểm, các trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau lại đưa ra những định nghĩa
khác nhau. Nhìn chung có thể chia các khái niệm rủi ro làm hai trường phái là
trường phái truyền thống và trường phái hiện đại. Trường phái đầu tiên cho rằng rủi
ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm,
khó khăn hoặc điều không chắc chắn (uncertainty) có thể xảy ra cho con người.
Trường phái thứ hai quan niệm rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang
tính tích cực lẫn tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến sự tổn thất nhưng có thể mang lại
nhưng lợi ích, cơ hội. Rủi ro xuất hiện khi tồn tại đồng thời hai yếu tố cơ bản: yếu

tố gây rủi ro và đối tượng chịu tác động, ảnh hưởng. Phạm vi nghiên cứu về ảnh
hưởng quá trình xây dựng HTKT cũng khá phong phú và đa dạng, vì vậy ở đây ta
chỉ xét đến ảnh hưởng thường xuất hiện ở khía cạnh kỹ thuật trong các dự án công
trình.
Việc có thể phân tích và đưa ra chính xác các nguyên nhân gây ra ảnh hưởng
kỹ thuật có ý nghĩa thực tiễn rất cao vì chúng sẽ là căn cứ quan trọng để đề ra các
biện pháp giảm thiểu tác hại hoặc phòng tránh ảnh hưởng có thể xảy ra. Tìm hiểu rõ
được nguyên nhân của ảnh hưởng cũng giúp ta xác định được tầm mức ảnh hưởng
của chúng đến hiệu quả của dự án và từ đó dành được sự đầu tư và quan tâm phù
hợp trong công tác quản trị rủi ro. Trong đó việc giảm thiểu ảnh hưởng quá trình
xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp cần tập trung vào giải quyết


4

các vấn đề:
Thứ nhất, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chậm không đồng bộ gặp
nhiều khó khăn nên nhiều lúc mặt bằng đã giao cho nhà đầu tư nhưng hệ thống giao
thông vẫn chưa được thông suốt.
Thứ hai, các điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn phức tạp không lường
trước được gây khó khăn trong quá thi công.
Thứ ba, các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật trong khảo sát, thiết kế
và thi công còn nhiều tồn tại, chỉ tiến hành thiết kế cơ sở nên khi thi công gặp rất
nhiều khó khăn phải thay đổi thiết kế liên tục để phù hợp với tình hình địa chất thực
tế từng khu vực.
Thứ tư, vi phạm trình tự xây dựng cơ bản, áp lực đẩy nhanh tiến độ thi công
lên quá nhanh để hoàn thành dự án trước thời hạn để kịp giao đất cho nhà đầu tư
nên hạ tầng giao thông mau xuống cấp
Hầu hết các nhà nghiên cứu, các tác giả đều đồng ý rằng các yếu tố ảnh
hưởng là không thể tránh khỏi trong kinh doanh và trong các dự án đầu tư, do đó, đã

chấp nhận đầu tư thì phải chấp nhận đối phó với nó.
Do đó, việc phân tích, nhận dạng Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quá
trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật

trong các khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Bình Dương và tìm ra biện pháp kiểm soát, hạn chế ảnh hưởng quá trình xây dựng
HTKT trong các KCN là yêu cầu cấp bách, rất cần thiết.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình thực hiện dự án XD hạ tầng
kỹ thuật trong các khu công nghiệp.
Phân tích, đánh giá và lựa chọn những yếu tố ảnh hưởng chính tới quá trình
xây dựng dự án XD hạ tầng kỹ thuật (HTKT) trong các khu công nghiệp.
Xây dựng danh mục các yếu tố ảnh hưởng đến dự án XD hạ tầng kỹ thuật


5

trong các khu công nghiệp. Các yếu tố ảnh hưởng trong danh mục sẽ được sắp xếp
theo trình tự mức ảnh hưởng từ cao tới thấp tương ứng với từng giai đoạn thực hiện
dự án. Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó và đưa ra các giải pháp
thích hợp để quản lí ảnh hưởng, đảm bảo an toàn trong thi công công trình HTKT
trong các khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng và các dự án hạ
tầng kỹ thuật nói chung.
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng được khảo sát là các chuyên gia, các nhà quản lý dự án, các kỹ sư
có kinh nghiệm làm việc trong các doanh nghiệp thi công xây dựng cơ sở hạ tầng,
HTKT trong các khu công nghiệp.
Nghiên cứu này được tập trung vào các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ
thuật tại các khu công nghiệp tại địa bàn Bình Dương trong giai đoạn 2010-2014

không nghiên cứu cho các tỉnh, thành khác.
Các dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp đều có mục đích kinh doanh
nên các chủ đầu tư không thể nào chấp nhận một công trình kém hiệu quả. Hơn ai
hết, chủ đầu tư là người rất quan tâm đến hiệu quả của dự án. Do đó, đề tài phân
tích dựa trên quan điểm của chủ đầu tư dự án.
1.5. Kết quả đóng góp của nghiên cứu
Ở góc độ các chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn thiết kế, giám sát, đơn vị thi công
đều cần nhìn nhận, đánh giá và quản lý ảnh hưởng của các tác động từ các yếu tố
ảnh hưởng quá trình xây dựng HTKT trong từng giai đoạn của dự án và có biện
pháp dự phòng đối phó ngay lập tức nếu có sự cố xảy ra để đảm bảo được tiến độ,
chất lượng cũng như để giảm bớt chi phí phát sinh khi xử lý sự cố. Nghiên cứu này
sẽ đưa ra được cái nhìn chính xác về các ảnh hưởng có thể xảy ra trong các dự án
xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
Nghiên cứu này sẽ giúp các bên liên quan sớm chủ động nhận dạng, phân
tích, đánh giá, có biện pháp quản trị các yếu tố ảnh hưởng ngay từ lúc lập dự án đầu


6

tư vì “Phòng bệnh hơn là chữa bệnh”.
1.6 Bố cục của đề tài
Đề tài gồm có 5 chương nội dung chính:
Chương 1: Đặt vấn đề
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan về nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Thảo luận và kiến nghị


7


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Các khái niệm chung
2.1.1 Khái niệm về dự án
Hiện nay có nhiều khái niệm về dự án, mỗi tác giả làm ở các lĩnh vực khác
nhau hầu như đã đưa ra những khái niệm khác nhau.
Theo khoản 7 Điều 4 –Luật Đấu thầu năm 2005 quy định Dự án là tập hợp
các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu
hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định [5].
Vậy có thể hiểu dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ công việc nào
đó dưới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn vật chất đã định. Thông qua việc thực
hiện dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất định đã đề ra và kết quả của nó có
thể là một sản phẩm hay một dịch vụ.
Theo Ngân hàng thế giới thì Dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động
và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất
định trong một thời gian nhất định.
Theo Lyn Squire (1975) thì dự án là tổng thể các giải pháp nhằm sử dụng
các nguồn tài nguyên hữu hạn vốn có nhằm đem lại lợi ích thực cho xã hội càng
nhiều càng tốt [42].
Vậy có thể tổng quát rằng dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm
vụ công việc nào đó dưới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn vật chất đã định. Thông
qua việc thực hiện dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất định đã đề ra và kết
quả của nó có thể là một sản phẩm hay một dịch vụ. Dự án xây dựng gồm tập hợp
các hồ sơ và bản vẽ thiết kế, trong đó bao gồm các tài liệu pháp lý, quy hoạch tổng
thể, kiến trúc, kết cấu, công nghệ tổ chức thi công… liên quan đến dự án, dùng
hướng đến mục tiêu hoàn thành dự án.


8


2.1.2 Khái niệm về dự án đầu tư
Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình
để hình thành tài sản, tiến hành các hoạt động đầu tư trong một thời gian nhất định
nhằm thu về lợi nhuận, lợi ích kinh tế xã hội.
Theo luật đầu tư Việt Nam (2014) thì Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn
trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn
cụ thể, trong khoảng thời gian xác định [8].
Cũng theo Luật xây dựng Việt Nam (2014) thì dự án đầu tư xây dựng công
trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng
hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao
chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định [9]. Hồ
sơ dự án đầu tư xây dựng bao gồm 2 phần, phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
Qua đây có thể nhận định rằng dự án đầu tư diễn ra khi có các yếu tố là chủ
đầu tư (là người bỏ vốn) để tiến hành các hoạt động xây dựng một công trình phục
vụ cho các lợi ích, nhu cầu của đối tượng mà công trình đó mang lại, dự án đầu tư
phải được diễn ra trong trong một thời gian nhất định và phải đảm bảo các yêu cầu
kỹ thuật nhất định theo các quy chuẩn mà công trình đó được quy định. Ở đây cho
thấy rằng xuất hiện ba yếu tố liên quan đến một dự án đầu tư là nguồn vốn, thời
gian và chất lượng công trình, đây cũng chính là những yếu tố để có thể đánh giá
hiệu quả kinh tế - xã hội của một dự án. Các dự án đầu tư xây dựng có một số đặc
điểm sau:
Dự án có tính thay đổi: Dự án xây dựng không tồn tại một cách ổn định
cứng, hàng loạt phần tử của nó đều có thể thay đổi trong quá trình thực thi do nhiều
nguyên nhân, chẳng hạn các tác nhân từ bên trong như nguồn nhân lực, tài chính,
các hoạt động sản xuất… và bên ngoài như môi trường chính trị, kinh tế, công nghệ,
kỹ thuật … và thậm chí cả điều kiện kinh tế xã hội.
Dự án có tính duy nhất: Mỗi dự án đều có đặc trưng riêng biệt lại được thực
hiện trong những điều kiện khác biệt nhau cả về địa điểm, không gian, thời gian và



9

môi trường luôn thay đổi.
Dự án có hạn chế về thời gian và quy mô: Mỗi dự án đều có điểm khởi đầu
và kết thúc rõ ràng và thường có một số kỳ hạn có liên quan. Có thể ngày hoàn
thành được ấn định một cách tùy ý, nhưng nó cũng trở thành điểm trọng tâm của dự
án, điểm trọng tâm đó có thể là một trong những mục tiêu của người đầu tư. Mỗi dự
án đều được khống chế bởi một khoảng thời gian nhất định, trên cơ sở đó trong quá
trình triển khai thực hiện, nó là cơ sở để phân bổ các nguồn lực sao cho hợp lý và có
hiệu quả nhất. Sự thành công của quản lý dự án thường được đánh giá bằng khả
năng có đạt được đúng thời điểm kết thúc đã được định trước hay không.
Quy mô của mỗi dự án là khác nhau và được thể hiện một cách rõ ràng trong
mỗi dự án vì điều đó quyết định đến việc phân loại dự án và xác định chi phí của dự
án.
Dự án có liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau: Triển khai dự án là một
quá trình thực hiện một chuỗi các đề xuất để thực hiện các mục đích cụ thể nhất
định, chính vì vậy để thực hiện được nó chúng ta phải huy động nhiều nguồn lực
khác nhau, việc kết hợp hài hòa các nguồn lực đó trong quá trình triển khai là một
trong những nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả dự án [17].
Mỗi đặc tính trên của các án đầu tư xây dựng đều mang trong nó những rủi
ro, tuy nhiên trong nghiên cứu này tác giả chỉ xét đến những rủi ro về kỹ thuật thi
công nên cần phải đi xem xét sâu hơn trong phần thi công công trình kỹ thuật thi
công xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Dương. Để làm được điều này cần phải xem xét xem để thi công một công trình hạ
tầng kỹ thuật cần phải có mấy giai đoạn và trong những giai đoạn này sẽ phát sinh
những rủi ro gì. Tác giả sẽ lần lượt trình bày ở các phần tiếp theo.
2.1.3 Khái niệm về hạ tầng kỹ thuật
Theo QCVN 03:2012/BXD, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân
loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị thì các

công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm Hệ thống các công trình giao thông; Hệ thống


×