Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Những vấn đề pháp lý trong thành lập và đăng kí kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Tín dụng - Ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.1 KB, 20 trang )

Mở đầu
Bất cứ một xã hội nào muốn phát triển phồn vinh thì cũng đều cần một cơ sở
nền tảng cho sự phát triển đó, đó chính là nền tảng kinh tế của xã hội. Nhà nớc là
thiết chế quản lí xã hội, muốn xã hội phát triển phồn vinh thì đòi hỏi nhà nớc phải
có những chính sách, pháp luật để quản lí và khuyến khích tăng trởng và phát triển
kinh tế. Một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế đòi hỏi nhà nớc phải
có sự quản lí chặt chẽ đó là lĩnh v ực tiền tệ và lu thông tiền tệ.
Tiền tệ là dấu hiệu, tín hiệu của thị trờng là hàm độ biểu của nền kinh tế. Vì
vậy việc pháp luật điều chỉnh các quan hệ lu thông tiền tệ có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Tiền tệ là linh vực hoạt động kinh doanh đặc biệt, do đó cần có sự quản lí,
điều tiết chặt chẽ của nhà nớc. Việc cấp phép thành lập và cấp phép kinh doanh
cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tín dụng - ngân hàng cũng rất quan
trọng, đòi hỏi nhà nớc phải quản lí chặt chẽ đồng thời cũng phải có những biện
pháp khuyến khích phát triển hợp lí để kích thích cho sự phát triển của nền kinh tế
nói chung. Tín dụng- Ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động lu
thông tiền tệ. Vậy quản lí nhà nớc trong lĩnh vực tín dụng - ngân hàng nh thế nào
chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua khía cạnh thành lập và đăng kí kinh doanh của
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này qua đề tài:"Những vấn đề
pháp lý trong thành lập và đăng kí kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực Tín dụng - Ngân hàng". Bài viết gồm có các phần sau:
I. Vai trò và địa vị pháp lý của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
tín dụng - ngân hàng.
II. Chế độ pháp lý về thành lập và đăng kí kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực tín dụng - ngân hàng theo pháp luật Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn thấy giáo Phạm Văn Luyện đã tận tình hớng dẫn, giúp đỡ
tôi hoàn thành đề tài này. Do còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên bài viết còn nhiều thiếu
sót, tôi mong đợc sự chỉ bảo của thầy cô và bạn bè.

I. Vai trò và địa vị pháp lý của các doanh nghiệp kinh doanh
trong lĩnh vực tín dụng - ngân hàng.
Khi nền sản xuất hàng hoá hình thành, phát triển thì tiền tệ xuất hiện và nghề kinh


doanh tiền tệ cũng ra đời. Sự phát triển của nghề kinh doanh tiền tệ dẫn đến sự xuất hiện
những tổ chức chuyên thực hiện các hoạt động thu nhận các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và
sử dụng để cấp tín dụng, làm các dịch vụ tiền tệ khác, nguời ta gọi chúng các tổ chức tín
dụng. Ngày nay, các tổ chức tín dụng vớ nhiều loại hình, tên gọi khác nhau, nghiệp vụ kinh
doanh ngày càng đa dạng.
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang tính nghề nghiệp của tổ chức tín dụng.
Ngoài ra đối với tổ chức tín dụng kinh doanh đa năng tổng hợp ngoài các nghiệp vụ truyền
thống còn thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh không truyền thống khác nh kinh doanh chứng
khoán, bảo hiểm..ở nớc ta, tại điều 20 Luật các tổ chức tín dụng đợc Quốc hội nớc cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày12/12/1997 có quy định: Tổ chức tín dụng là doanh
nghiệp đợc thành lập theo quy định của luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của
pháp lụât để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền
gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán.
Xét về bản chất thì tổ chức tín dụng là doanh nghiệp. Tuy vậy, tổ chức tín dụng có
những đặc điểm riêng mà dựa vào đó có thể nhận biết, phân biệt chúng với các doanh


nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề khác trong nền kinh tế.
Các tổ chức tín dụng đợc thành lập và tồn tại theo các hinh thức pháp lý do pháp luật
quy định. Mỗi loại hình tổ chức tín dụng đợc tổ chức theo từng phơng thức có đặc trng riêng
và thực hiên hoạt động kinh doanh theo phạm vi đợc pháp luật quy định.
1. Phân loại các tổ chức tín dụng
Căn cứ vào tính chất sở hữu vốn điều lệ, các tổ chức tín dụng ở Việt Nam đợc chia
thành các loại sau:


Tổ chức tín dụng nhà nớc;




Tổ chức tín dụng cổ phần;



Tổ chức tín dụng hợp tác;



Tổ chức tín dụng có vốn đầu t nớc ngoài;

a, Tổ chức tín dụng nhà nớc
Tổ chức tín dụng nhà nớc là loại hình tổ chức tín dụng đợc nhà nớc thành lập,
cấp vốn điều lệ và bổ nhiệm ngời quản trị, điều hành. Tổ chức tín dụng nhà nớc là một
doanh nghiệp nhà nớc, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách
về kinh tế - xã hội của nhà nớc.
b, Tổ chức tín dụng cổ phần
Tổ chức tín dụng cổ phần là loại hình tổ chức tín dụng đợc thành lập trên cơ
sở vốn góp của nhà nớc và của các cổ đông khác để thực hiện các hoạt động kinh doanh ngân
hàng. Về bản chất, tổ chức tín dụng cổ phần thuộc loại hình công ty cổ phần. Do đó, tổ
chức và hoạt động của tổ chức tín dụng chịu sự điều chỉnh của luật các tổ chức tín dụng
và các quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp là công ty cổ phần.
c, Tổ chức tín dụng hợp tác.
Tổ chức tín dụng hợp tác là tổ chức tín dụng do các tổ chức, cá nhân, hộ gia
đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng theo luật tổ chức tín dụng và luật hợp
tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tơng trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Tổ chức tín dụng hợp tác gồm: ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhấn dân, hợp
tác xã tín dụng và các hình thức khác. Tổ chức tín dụng hợp tác có đặc điểm là quy mô nhỏ,
phạm vi hoạt động hẹp, nghiệp vụ kinh doanh đơn giản, mục tiêu hoạt động chính là tơng trợ,
giúp đỡ các thành viên trong tổ chức mình. Do đó có những đặc điểm nêu trên nên pháp luật
có những quy định áp dụng riêng cho loại hình tổ chức tín dụng này nhng không bị cấm cho

vay đối với những ngời lãnh đạo của tổ chức hoặc những ngời thân thuộc của những ngời lãnh
đạo
d, Tổ chức tín dụng có vốn đầu t nớc ngoài


Tổ chức tín dụng có vốn đầu t nớc ngoài là tổ chức tín dụng có một phần vốn
hoặc 100% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng nớc ngoài. Thực hiện chính sách thu hút đầu
t nớc ngoài, Điều 11 luật tổ chức tín dụng quy định: nhà nớc có chính sách mở rộng hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, khuyến khích việc huy động các nguồn vốn tín dụng từ
nớc ngoài đầu t vào công cuộc phát triển kinh tế ở Việt Nam, tạo điều kiện để các tổ chức
tín dụng tăng cờng hợp tác với nớc ngoài nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức
này. Đồng thời, để đảm bảo sự phát triển các tổ chức tín dụng có quy hoạch, phù hợp với sự
phát triển của các tổ chức tín dụng trong nớc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, luật các tổ chức tín
dụng quy định: Theo nhu cầu cần thiết cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nớc, nhà nớc
cho phép thành lập tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn
nớc ngoài hoạt động tại Việt Nam, cho phép mở tại Việt Nam chi nhánh của ngân hàng nớc
ngoài (khoản 2, điều 12).
Nh vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì tổ chức tín dụng có vốn
đầu t nớc ngoài gồm có các loại hình sau:


Tổ chức tín dụng liên doanh;



Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nớc ngoài;



Chi nhánh ngân hàng nớc ngoài.


Xét về bản chất, tổ chức tín dụng có vốn đầu t nớc ngoài là doanh nghiệp có
vốn đầu t nớc ngoài hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín
dụng nớc ngoài chịu sự điều chỉnh của luật đầu t nớc ngoài tại Việt Nam. Đồng thời, với t
cách là tổ chức kinh doanh tiền tệ, tổ chức tín dụng nớc ngoài còn chịu sự điều chỉnh của
luật các tổ chức tín dụng. Mặc dù là một dạng doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài hoạt
động tại Việt Nam nhng tổ chức nớc ngoài hoạt động tại Việt Nam có một số điểm khác biệt
so với các dạng doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài hoạt động trong lĩnh vực khác, thể hiện
trên các mặt sau đây:
Bên nớc ngoài có vốn đầu t vào Việt Nam để hoạt động ngân hàng là các tổ chức
tín dụng nớc ngoài chứ không phải bất kỳ tổ chức, cá nhân nớc ngoài;
Cơ quan quản lý nhà nớc đối với các tổ chức tín dụng có vốn đầu t nớc ngoài là Ngân
hàng nhà nớc mà không phải là Bộ Kế Hoạch và Đầu t.

2, Căn cứ vào phạm vi thực hiện nghiệp vụ kinh doanh, tổ
chức tín dụng đợc phân chia thành hai loại: tồ chức tín dụng là
ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
a, Tổ chức tín dụng ngân hàng.
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng đợc thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng
và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan (Điều 20 luật các tổ chức tín dụng).


Nh vậy, đối với các tổ chức tín dụng là ngân hàng, pháp luật nớc ta không hạn
chế phạm vi thực thiện các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng. Quy định cho phép các tổ
chức tín dụng là ngân hàng có quyền rộng rãi trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh
ngân hàng của pháp luật nớc ta tơng đồng với quy định của pháp luật nhiều nớc. Ví dụ: Điều
3 luật ngân hàng thơng mại năm 1995 của Trung Quốc nêu các nghiệp vụ kinh doanh ngân
hàng và quy định rằng, một ngân hàng thơng mại có thể thực hiện một số hoặc tất cả các
hoạt động kinh doanh ngân hàng. khoản 1, Điều 11 luật ngân hàng Ba Lan năm 1989 cũng có
quy định tơng tự luật của Việt Nam và luật của Trung Quốc.

Hiện nay ở các nớc mô hình ngân hàng áp dụng phổ biến gồm các loại: ngân
hàng thơng mại, ngân hàng đầu t, ngân hàng tiết kiệm,ngân hàng địa ốc, ngân hàng hợp
tác, ngân hàng chính sách. ở Việt Nam, luật các tổ chức tín dụng quy định các loại hình
ngân hàng gồm có:


Ngân hàng thơng mại;



Ngân hàng phát triển ;



Ngân hàng đầu t;



Ngân hàng chính sách;



Ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác

* Ngân hàng thơng mại là ngân hàng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.Trong cơ chế
kinh tế kế hoạch hoá tập trung do nhà nớc nắm quyền độc quyền sở hữu hệ thống ngân
hàng một cấp lên trên thực tế ở nớc ta không tồn tại các ngân hàng thơng mại với t cách là tổ
chức kinh tế kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác. Với sự ra đời của
Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính năm 1990, các loại hình ngân
hàng thơng mại mới đợc thừa nhận về mặt pháp lý.


Hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận là dấu hiệu cơ bản để phân biệt ngân hàng thơng
mại với các loại ngân hàng khác. Theo quy định của Nghị định của Chính phủ số 49/2000
NĐ-CP ngày 12/09/2000 về tổ chức và hoạt động của các ngân hàng thơng mại, thì ngân
hàng thơng mại đợc thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác
có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nớc.
Về bản chất, ngân hàng thơng mại là một loại doanh nghiệp đặc thù. Tính đặc thù
của ngân hàng thơng mại thể hiện ở chỗ, đối tợng tác nghiệp là tiền tệ.
Căn cứ vào phạm vi kinh doanh trong các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật mà ngân hàng thơng mại hoạt động, có thể phân chia chúng làm hai loại: Ngân hàng chuyên doanh và ngân
hàng kinh doanh đa năng, tổng hợp.
Ngân hàng thơng mại chuyên doanh là ngân hàng thơng mại chỉ kinh doanh ngân
hàng trong từng lĩnh vực, từng loại đối tợng khách hàng cụ thể. Ví dụ: Ngân hàng chuyên
phục vụ xuất nhập khẩu (Ngân hàng xuất nhập khẩu), Ngân hàng chuyên kinh doanh bất


động sản (Ngân hàng bất động sản, Ngân hàng địa ốc).
Ngân hàng thơng mại kinh doanh tổng hợp là Ngân hàng thơng mại thực hiện hoạt
động kinh doanh Ngân hàng không bị giới hạn bởi lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật và loại khách
hàng.
Ngân hàng thơng mại kinh doanh tổng hợp và ngoài lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng
còn đợc trực tiếp kinh doanh trong các lĩnh vực khác gọi là Ngân hàng đa năng. Mô hình
Ngân hàng Ngân hàng thơng mại đa năng đợc áp dụng ở nhiều nớc Châu Âu. Ví dụ: ở Cộng
hoà Liên bang Đức, các Ngân hàng thơng mại có thể trực tiếp kinh doanh chứng khoán mà
không phải thành lập Công ty trực thuộc để kinh doanh.
ở Việt Nam hiện nay, thuộc loại hình Ngân hàng thơng mại có các dạng sau:
Ngân hàng thơng mại nhà nớc là Ngân hàng thơng mại do nhà nớc thành lập, thuộc sở
hữu nhà nớc. Hoạt động của Ngân hàng thơng mại nhà nớc là vì mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên,
do các Ngân hàng thơng mại nhà nớc đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống Ngân hàng nên còn
đợc nhà nớc giao cho nhiệm vụ góp phần thực hiện các chính sách kinh tế của nhà nớc. Sự
lồng ghép mục tiêu lợi nhuận và thực hiện các chính sách kinh tế của nhà nớc đối với hoạt

động của ngân hàng thơng mại nhà nớc thể hiện rõ mối quan hệ giữa chủ sở hữu (Nhà nớc) với
loại hình Ngân hàng thơng mại này. Việc Nhà nớc giao cho các Ngân hàng thơng mại Nhà nớc nhiệm vụ góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nớc xuất phát từ quyền chủ sở
hữu của Nhà nớc mà không phải từ cơ sở quyền lực của Nhà nớc.
Ngân hàng thơng mại cổ phần là Ngân hàng thơng mại đợc thành lập dới hình thức
Công ty cổ phần.
Theo quy định của pháp luật ở nhiều nớc, để thành lập ngân hàng thơng mại cổ
phần, tổ chức, cá nhân tham gia thành lập ngân hàng cổ phần (sáng lập viên) phải thoả mãn
các điều kiện về năng lực chuyên môn, năng lực tài chính.mà pháp luật không có quy
định cụ thể cơ cấu thành phần sáng lập viên.
ở Nớc ta, Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính năm 1990
quy định: Ngân hàng thơng mại cổ phần là Ngân hàng thơng mại đợc thành lập dới hình
thức Công ty cổ phần, trong đó một cá nhân hoặc một tổ chức không đợc sở hữu số cổ phần
của Ngân hàng quá tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nớc quy định.
Theo quy định trên đây của Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài
chính năm 1990 thì Nhà nớc chỉ hạn chế mức góp vốn của một tổ chức hoặc một cá nhân
vào ngân hàng thơng mại cổ phần mà không giới hạn loại hình tổ chức, cá nhân nào có thể
tham gia thành lập ngân hàng thơng mại cổ phần.
Trên cơ sở quy định của Điều 12 luật các tổ chức tín dụng năm 1997, Điều 37 Nghị
định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ quy định: Ngân hàng thơng mại
cổ phần của Nhà nớc và nhân dân (gọi tắt là ngân hàng thơng mại cổ phần) là ngân hàng
thơng mại đợc thành lập dới hình thức Công ty cổ phần, trong đó doanh nghiệp Nhà nớc, tổ
chức tín dụng nhà nớc và tổ chức khác, cá nhân cùng góp vốn theo quy định của ngân hàng
nhà nớc. Với quy định này, pháp luật hiện hành của Việt nam đặt ra điều kiện bắt buộc là


đối tợng đối với ngân hàng thơng mại cổ phần phải có vốn góp của nhà nớc.
Ngân hàng thơng mại cổ phần là một dạng công ty cổ phần nên về nguyên tắc chung,
pháp luật áp dụng đối với tổ chức và hoạt động của ngân hàng thơng mại cổ phần là pháp luật
về công ty cổ phần và các quy định của pháp luật ngân hàng. Trong đó, các quy định của
pháp luật ngân hàng đóng vai trò là pháp luật chuyên ngành và đợc u tiên áp dụng.

Ngân hàng liên doanh là ngân hàng đợc thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh, bằng
vốn góp của bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và bên nớc ngoài
(gồm một hoặc nhiều ngân hàng nớc ngoài).
Ngân hàng liên doanh là một pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam, hoạt
động theo giấy phép thành lập và hoạt động do ngân hàng nhà nớc cấp và theo các quy
định của pháp luật Việt Nam.
Ngân hàng liên doanh thuộc loại hình doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài tại Việt
Nam. Vốn góp để thành lập ngân hàng liên doanh do các bên thoả thuận nhng phần vốn góp
của bên nớc ngoài không quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh.
Thời hạn hoạt động tại Việt Nam của ngân hàng liên doanh đợc ghi trong giấy phép nhng tối đa không quá 30 năm.
Chi nhánh ngân hàng thơng mại nớc ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nớc
ngoài, hoạt động theo giấy phép mở chi nhánh và pháp luật Việt Nam, đợc ngân hàng mở chi
nhánh bảo đảm chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt
nam.
Khi thực hiện các giao dịch tại Việt nam chi nhánh ngân hàng nớc ngoài không có t
cách của một chủ thể độc lập mà theo chế độ uỷ quyền của ngân hàng nớc ngoài (chủ yếu
thực hiện theo chế độ uỷ quyền thờng xuyên). Trong trờng hợp một ngân hàng nớc ngoài mở
nhiều chi nhánh tại Việt nam thì các chi nhánh này là những đơn vị đợc tổ chức độc lập với
nhau, phụ thuộc ngân hàng nớc ngoài và đợc ngân hàng nớc ngoài cấp vốn hoạt động.
Theo quy định của nghị định số 13/1999/NĐ - CP của chính phù thì thời hạn
hoạt động của chi nhánh ngân hàng nớc ngoài đợc ghi trong giấy phép nhng tối đa không quá
20 năm.
*Ngân hàng đầu t là ngân hàng thơng mại nhng chuyên thực hiện các nghiệp vụ tín
dụng trung và dài hạn. Nguồn vốn cho vay của ngân hàng đầu t là vốn tự có, các quỹ dự trữ,
các khoản tiền giửi dài hạn hoặc vốn huy động bằng phát hành trái phiếu. Ngân hàng đầu t
không đợc nhận các loại tiền gửi ngắn hạn. Ngoài ra, ngân hàng đầu t còn thực hiện các
nghiệp vụ tài chính, dịch vụ có liên quan đến đầu t nh tham gia mua cổ phiếu của các công
ty hoặc thành phần các công ty cổ phần, sau đó bán lại cổ phiếu hoặc góp vốn vào các
doanh nghiệp.


Ngân hàng đầu t là loại hình ngân hàng lần đầu tiên ở nớc ta đợc quy định trong
luật các tổ chức tín dụng năm 1997. Đến nay trong các văn bản pháp luật cha có quy định cụ
thể về mô hình ngân hàng này.


Phổ biến ở các nớc, mô hình ngân hàng đầu t có chức năng huy động vốn dài hạn để
cho vay dài hạn và đầu t vào thị trờng chứng khoán, góp vốn thành lập công ty cổ phần và
bán lại cổ phần cho các tổ chức và cá nhân.
* Ngân hàng phát triển
Ngân hàng phát triển là loại hình ngân hàng có chức năng cung ứng vốn tín dụng cho
các dự án đầu t. Loại hình ngân hàng này lần đầu tiên đợc quy định trong luật các tổ chức
tín dụng ở nớc ta. Hiện nay, các văn bản pháp luật cha có các quy định cụ thể về mô hình
ngân hàng phát triển.
*Ngân hàng chính sách
Ngân hàng chính sách là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nớc, đợc nhà nớc thành lập để
thực hiện các chính sách xã hội liên quan đến hoạt động ngân hàng nh chính sách nhà ở,
chính sách xoá đói giảm nghèo .v.v
Hoạt động của ngân hàng chính sách không vì mục tiêu lợi nhuận và đợc ngân sách
nhà nớc hỗ trợ kinh phí để duy trì các hoạt động.
* Ngân hàng hợp tác
Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng do các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự nguyện
thành lập để hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu chủ yếu là tơng trợ nhau phát triển sản
xuất kinh doanh và đời sống, lợi nhuận không phải là mục tiêu chính. Do đó, ngân hàng hợp
tác cho vay chủ yếu là các thành viên trong tổ chức mình, việc cho ngời không phải là thành
viên vay là rất hạn chế.
Xét về bản chất, ngân hàng hợp tác thuộc loại hình kinh tế tập thể. Tuy vậy, ngân
hàng hợp tác khác với hợp tác xã tín dụng ở chỗ, ngân hàng hợp tác không bị hạn chế thực hiện
các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng.
b, Tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng đợc thực hiện một số

hoạt động ngân hàng nh là nội dung kinh doanh thờng xuyên nhng không đợc nhận tiền gửi
không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán (khoản 3, điều 20 luật các tổ chức tín dụng năm
1997).
Nh vậy, theo quy định trên đây của luật các tổ chức tín dụng thì dấu hiệu quan trọng nhất
để phân biệt tổ chức tín dụng là ngân hàng với tổ chức tín dụng phí ngân hàng là hoạt
động nhận tiền gửi không kỳ hạn và hoạt động dịch vụ thanh toán. Tổ chức tín dụng là ngân
hàng đợc huy động vốn dới hình thức tiền gửi không kỳ hạn và thực hiện các dịch vụ thanh
toán, còn tổ chức tín dụng phi ngân hàng không đợc thực hiện các hoạt động này.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm Công ty tài
chính, Công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
* Công ty tài chính.


Công ty tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, thực hiện hoạt động kinh doanh
ngân hàng theo giấy phép nhng không đợc làm dịch vụ thanh toán, không đợc nhận tiền gửi
dới một năm.
Về phạm vi thực hiện nghiệp vụ kinh doanh , công ty tài chính đợc thực hiện nhiều
nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng nh huy động vốn, cho vay, chiết khấu và tái chiết khấu
giấy tờ có giá.v.vTuy vậy, do thuộc loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng nên công ty
tài chính không đợc cung ứng dịch vụ thanh toán và huy động tiền gửi dới một năm.
Công ty tài chính đợc thành lập và hoạt động tại Việt nam dới các hình thức sau:
- Công ty tài chính nhà nớc: là công ty tài chính do nhà nớc đầu t vốn, thành lập và
tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.
- Công ty tài chính cổ phần: là công ty tài chính do các tổ chức và cá nhân cùng góp
vốn theo quy định của pháp luật, đợc thành lập dới hình thức công ty tổ chức.
- Công ty tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng: là công ty tài chính do một tổ
chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo quy định của pháp
luật, hạch toán độc lập và có t cách pháp nhân.
- Công ty tài chính liên doanh: là công ty tài chính đợc thành lập bằng vốn góp giữa
bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam và bên nớc

ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nớc ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
- Công ty tài chính 100% vốn nớc ngoài. Là công ty tài chính đợc thành lập bằng vốn của
một hoặc của nhiều tổ chức tín dụng nớc ngoài theo quy định của pháp luật Việt nam.
* Công ty cho thuê tài chính.
Công ty cho thuê tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, thực hiện hoạt
động cho thuê máy móc, thiét bị phơng tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp
đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê.
Đặc trng của Công ty cho thuê tài chính so với các tổ chức khác kinh doanh cho thuê tài
sản ở hai dấu hiệu cơ bản sau:
Thứ nhất, hợp đồng cho thuê mà Công ty cho thuê tài chính ký với khách hàng là hợp
đồng không thể huy ngang. Mặc dù đối tợng chuyển giao trong hợp đồng cho thuê tài chính
có thể có đặc tính kỹ thuật nh trong các hợp đồng cho thuê tài sản khác nhng tổng số tiền
thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải tơng đơng với giá
trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Thứ hai, Công ty cho thuê tài chính là doanh nghiệp đợc thành lập trên cơ sở giấy
phép do Ngân hàng Nhà nớc cấp và chịu sự quản lý Nhà nớc của Ngân hàng Nhà nớc. Hoạt
động cho thuê của Công ty cho thuê tài chính thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật ngân
hàng.


II. Chế độ pháp lý về thành lập và đăng kí kinh doanh đối với
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tín dụng - ngân hàng theo
pháp luật Việt Nam.
Trớc khi luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành (1/10/1998) thì
quy định thành lập một tổ chức tín dụng ở nớc ta có sự tách biệt giữa hai khâu:
cấp giấy phép thành lập và cấp giấy phép hoạt động. Với t cách là tổ chức kinh
doanh tiền tệ, các tổ chức tín dụng phải thực hiện các quy định về thành lập
nh các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác đợc quy định trong
trong luật doanh nghiệp. Với t cách là tổ chức kinh doanh tiền tệ, các tổ chức
tín dụng phải thực hiện các quy định về cấp giấy phép hoạt động đợc quy

định trong pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính
(1990) và cơ quan cấp giấy phép là Ngân hàng nhà nơc Việt Nam.
Việc xin cấp giấy phép hoạt động đối với tổ chức tín dụng khi thành lập là
một thủ tục pháp lý bắt buộc. Giấy phép hoạt động là chứng chỉ hành nghề của
tổ chức tín dụng. Một tổ chức khi đã đợc cơ quan nhà nớc có thẩm quyền cấp
giấy phép thành lập hoặc ra quyết định thành lập chỉ đợc gọi tên là tổ chức
tín dụng khi đã đợc ngân hàng nhà nớc cấp giấy phép hoạt động. Nh vậy,
điều kiện để đợc cấp giấy phép hoạt động có tính quyết định đối với hoạt
động thực tế của tổ chức xin thành lập tổ chức tín dụng. Do đó, để đơn giản
hoá các thủ tục hành chính, tránh sự chồng chéo, phiền hà trong việc cấp giấy
phép thành lập, giấy phép hoạt động cho các tổ chức tín dụng, Điều 21 Luật
các tổ chức tín dụng quy định: "Ngân hàng nhà nớc là cơ quan nhà nớc có
thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho các tổ chức tín dụng và
cấp giấy phép hoạt động ngân hàng cho các tổ chức khác theo quy định của
luật này và các quy định khác của pháp luật".
Trong nền kinh tế hiện nay, có nhiều tổ chức không phải là tổ chức tín dụng
có thực hiện một số hoạt động ngân hàng mang tính thờng xuyên nhng không
phải là hoạt động kinh doanh chính. Hoạt động ngân hàng của những tổ chức
này ngoài mặt tích cực còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây thiệt hại đến lợi ích
của xã hội, gây mất an toàn đối với hệ thống các tổ chức tín dụng và có ảnh hởng nhất định đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của quốc gia. Do đó,
để đảm bảo thực hiện thống nhất quản lý nhà nớc và áp dụng thống nhất pháp
luật, điều 13 luật các tổ chức tín dụng quy định: tổ chức không phải là tổ
chức tín dụng có thể đợc ngân hàng nhà nớc cho phép thực hiện một số hoạt
động ngân hàng khi đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật.
1. Đối với tổ chức tín dụng trong nớc
1.a, Điều kiện và thủ tục thành lập
1.a.1Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động thuộc về ngân hàng
nhà nớc( Theo điều 5d của Luật ngân hàng nhà nớc)
1.a.2Điều kiện để đợc cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức



tín dụng và các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng muốn đợc cấp giấy
phép hoạt động ngân hàng .
*. Đối với tổ chức tín dụng
Theo quy định của điều 14 Luật các tổ chức tín dụng, mọi tổ chức có đủ
điều kiện theo quy định của pháp luật, đợc ngân hàng nhà nớc cấp giấy phép
hoạt động thì đợc thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động ngân hàng tại
Việt Nam.
Do tính phức tạp của nghiệp vụ kinh doanh của tổ chức tín dụng và sự cần
thiết phải đảm bảo an toàn cho hệ thống tín dụng nên ở các nớc, các quy định
của pháp luật về điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động áp dụng đối
với các tổ chức tín dụng chặt chẽ hơn so với các quy định áp dụng đối với các loại
doanh nghiệp khác. ở nớc ta luật các tổ chức tín dụng quy định các điều kiện
cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng gồm có:
Thứ nhất, tại địa bàn mà tổ chức xin hoạt động có nhu cầu hoạt động ngân
hàng. Đây là một điều kiện quan trọng, bởi vì, sự thoả mãn điều kiện này sẽ
đảm bảo cho một tổ chức tín dụng ra đời có thể tồn tại và phát triển. Đồng thời,
thoả mãn điều kiện này cũng là một đảm bảo cho việc phát triển tổ chức tín
dụng có quy hoạch, thích ứng với yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế và đời sống xã
hội.
Thứ hai, có đủ mức vốn cần thiết theo quy định (không thấp hơn mức vốn pháp
định do Chính phủ quy định cho mỗi loại hình tổ chức tín dụng). Bất kỳ tổ
chức kinh tế nào muốn kinh doanh đều cần phải có vốn. Trong kinh doanh tiền
tệ vốn không chỉ là cơ sở để thực hiện kinh doanh, trang trải chi phí, bù đắp
tổn thất rủi ro trong kinh doanh mà vốn còn là thớc đo lòng tin của khách hàng
đối với tổ chức tín dụng. Mức vốn tự có của tổ chức tín dụng là cơ sở quan trọng
để xác định mức huy động vốn, khả năng cho vay vốn và là căn cứ để tính các
tỷ lệ an toàn trong các hoạt động của tổ chức tín dụng.
Cụ thể mức vốn pháp định nh sau:
Ngân hàng thơng mại nhà nớc : 1100 tỷ VND ( riêng Ngân hàng Nông

Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là 2200tỷ VND)
Ngân hàng thơng mại cổ phần : ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 70 tỷ,
các thành phố và tỉnh khác là 50 tỷ, ở nông thôn là 5tỷ VND.
Ngân hàng phát triển : 1000 tỷ
Ngân hàng đầu t
: 500 tỷ
Ngân hàng chính sách: 500 tỷ
Ngân hàng hợp tác : ở thành thị là 5 tỷ, ở nông thôn là 3 tỷ
Thứ ba, thành viên sáng lập là các tổ chức, cá nhân có uy tín và năng lực
tài chính. Kinh doanh tiền tệ là một nghề kinh doanh đòi hỏi ngời kinh doanh
phải có uy tín cao. Uy tín và khả năng tài chính của ngời sáng lập ra tổ chức
tín dụng có ảnh hởng rất lớn đến uy tín của chính tổ chức tín dụng đó. Do


đó, quy định của pháp luật về điều kiện uy tín và năng lực tài chính của
thành viên sáng lập là cần thiết.
Thứ t, ngời quản trị, điều hành có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và
trình độ chuyên môn phù hợp với từng loại hình tổ chức tín dụng. Ngời quản lý là
một trong những yếu tố quan trọng quyết đinh đến sự thành bại trong kinh
doanh của một tổ chức kinh tế. Hoạt động tổ chức tín dụng là hoạt động phức
tạp, chứa đựng nhiều rủi ro, cho nên đòi hỏi ngời quản trị, điều hành phải có
trình độ chuyên môn cao. Đây là một điều kiện đảm bảo cho hoạt động của tổ
chức tín dụng an toàn, hiệu quả, hạn chế tình trạng phá sản trong hệ thống các
tổ chức tín dụng. Pháp luật có quy định cụ thể về tiêu chuẩn để trở thành
thành viên của hội đồng quản trị, ngời điều hành trong mỗi loại hình tổ chức
tín dụng. Đồng thời, pháp luật cũng quy định những trờng hợp không đợc làm
thành viên hội đồng quản trị, ngời điều hành, ban kiểm soát của tổ chức tín
dụng.
Thứ năm, có điều lệ tổ chức, hoạt động phù hợp với quy định của luật các
tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật.

Điều lệ của tổ chức tín dụng chính sự là sự của thể hoá các quy định của pháp
luật về tổ chức và hoạt động của một tổ chức tín dụng. Điều lệ xác định cụ
thể mục tiêu, phơng hớng, phạm vi, nội dung hoạt động, cách thức tổ chức bộ máy
quản lý, chế độ tài chínhcủa tổ chức tín dụng.
Nội dung của Điều lệ của tổ chức tín dụng có giá trị pháp lý rất quan
trọng đối với tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng. Vì vậy, Điều 30 luật
các tổ chức tín dụng quy định: " Điều lệ của tổ chức tín dụng chỉ đợc thực
hiện sau khi đợc Ngân hàng Nhà nớc chuẩn y".
Thứ sáu, có phơng án kinh doanh khả thi. Đây cũng là một điều kiện cần
thiết đảm bảo cho tổ chức tín dụng ra đời, hoạt động có hiệu quả. Bởi vì, tổ
chức tín dụng ra đời, hoạt động có hiệu quả thì trớc hết tổ chức đó phải có đợc
phơng án kinh doanh cụ thể, có cơ sở khoa học và thực tiễn, xác định đợc hiệu
quả và những lợi ích kinh tế mà nó sẽ đem lại.
* Đối với tổ chức không phải là tổ chức tín dụng
Đối với các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng muốn đợc cấp giấy
phép hoạt động ngân hàng thì phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Hoạt động ngân hàng là cần thiết và có liên quan chặt chẽ với hoạt động
chính của tổ chức đó.
- Có đủ vốn và điều kiện vật chất phù hợp với yêu cầu hoạt động của
ngân hàng.
- Có đội ngũ am hiểu hoạt động ngân hàng.
- Có phơng án kinh doanh khả thi về hoạt động ngân hàng.
1.a.3, Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng


* Đối với tổ chức tín dụng bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động
-Dự thảo điều lệ.
-Phơng án hoạt động ba năm đầu
-Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên

môn của các thành viên sáng lập, thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát và
tổng giám đốc.
-Mức góp vốn, phơng án góp vốn và danh sách những cá nhân tổ chức góp
vốn.
-Tình hình tài chính và các thông tin liên quan đến các cổ đông lớn.
- Chấp thuận của UBND cấp có thẩm quyền nơi đặt trụ sở của tổ chức
tín dụng
* Đối với tổ chức không phải là tổ chức tín dụng bao gồm:
-Đơn xin cấp iấy phép hoạt động ngân hàng
-Quyết định hoặc giấy phép thành lập
-Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh ngành nghề hiện tại
- Điều lệ
-Danh sách, lý lịch của các thành viên HĐQT, GĐ(TGĐ),ban kiểm
soát(nếu có)
-Tình hình tài chính ba năm gần nhất
-Phơng án hoạt động ngân hàng.
*Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đợc đủ hồ sơ xin cấp
giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng nhà nớc phải cấp hoặc từ chối
cấp giấy phép. Trong trờng hợp từ chối cấp giấy phép Ngân hàng nhà nớc phải
có văn bản giải thích lí do.
(Tuy nhiên theo Luật Ngân hàng nhà nớc thì Ngân hàng nhà nớc có
thể uỷ quyền cho chi nhánh tại địa phơng cấp giấy phép thành lập và hoạt
động tại địa phơng)
1.b Đăng kí kinh doanh.
Sau khi đợc cấp giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức tín
dụng phải đang kí kinh doanh theo quy định của pháp luật. Thủ tục đăng kí
kinh doanh thực hiện theo nghị định NĐ 02/CP/2000/NĐ-CP hoặc Luật HTX.
Nộp hồ sơ Đăng kí kinh doanh tại Phòng Đăng kí kinh doanh thuộc
Sở Kế hoạch đầu t nơi đặt trụ sở chính, trong vòng 15 ngày kể từ ngày phòng
đăng kí kinh doanh cấp tỉnh nhận hồ sơ đăng kí kinh doanh, nếu hồ sơ hợp

lệ, tên doanh nghiệp đặt đúng đã nộp đủ lệ phí Đăng kí kinh doanh thì sẽ đợc cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh; Nếu có sai sót thì phải thông báo
bằng văn bản cho ngời nộp hồ sơ. Doanh nghiệp có quyền khiếu nại, khiếu kiện
nếu quá 15 ngày không nhận đợc giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Trong
vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đợc giấy chứng nhạn đăng kí kinh doanh thì


phải đăng báo địa phơng hoặc báo ngày trung ơng về các nội dung nh quy
định.
Để tiến hành hoạt động ngân hàng, tổ chức tín dụng đợc cấp giấy
phép phải có đủ các điều kiện sau:
- Có điều lệ đợc ngân hàng nhà nớc chuẩn y.
- Có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, có đủ vốn pháp định và có
trụ sở phù hợp với hoạt động ngân hàng.
- Phần vốn pháp định góp bằng tiền phải đợc gửi vào tài khoản phong toả
không đợc hởng lãi mở tại ngân hàng nhà nớc trớc khi hoạt động tối thiểu 30
ngày. Số vốn này chỉ đợc giải toả sau khi tổ chức tín dụng hoạt động.
- Đăng báo trung ơng, địa phơng theo quy định của pháp luật về những
nội dung quy định trong giấy phép.
Điều kiện để tổ chức không phải tổ chức tín dụng có hoạt động
ngân hàng đợc cấp giấy phép tiến hành hoạt động ngân hàng:
- Có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, có trụ sở kinh doanh phù hợp với
hoạt động ngân hàng.
-Đăng báo trung ơng, địa phơng theo quy định của pháp luật về những nội
dung quy định trong giấy phép.
Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đợc cấp giấy phép, tổ chức đợc
ngân hàng nhà nớc cấp giấy phép phải hoạt động. Nếu không tiến hành hoạt
động trong thời hạn này thì giấy phép sẽ bị thu hồi, trừ trờng hợp đợc ngân hàng
nhà nớc cho phép.
2. Đối với tổ chức tín dụng có vốn đầu t nớc ngoài
* Điều kiện thành lập:

Điều kiện để tổ chức tín dụng có vốn đầu t nớc ngoài (với tổ chức
tín dụng liên doanh và tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nớc ngoài) đợc cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngoài các điều kiện giống nh tổ chức
tín dụng trong nớc thì phải có thêm các điều kiện sau:
- Tổ chức tín dụng nớc ngoài phải đợc cơ quan có thẩm quyền của nớc
ngoài cho phép hoạt động ngân hàng.
- Các tổ chức tín dụng phải đợc cơ quan có thẩm quyền của nớc ngoài
cho phép hoạt động tại Việt Nam.
Đối với các ngân hàng nớc ngoài muốn mở chi nhánh tại Việt Nam
thì cần có thêm các điều kiện sau:
- Đợc cơ quan có thẩm quyền của nớc ngoài cho phép mở chi nhánh tại Việt
Nam;
- Cơ quan thẩm quyền của nớc ngoài có văn bản đảm bảo khả năng giám sát
toàn bộ hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam;
- Ngân hàng nớc ngoài có văn bản bảo đảm chịu trách nhiệm đối với mọi
nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.


Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng, thủ
tục thành lập và đăng kí kinh doanh của tổ chức tín dụng có vốn đầu t nớc
ngoài tơng tự nh đối với tổ chức tín dụng trong nớc.


3. Tình hình thực tiễn thực hiện quy chế thành lập và đăng kí kinh
doanh đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tín dụng- ngân hàng ở
Việt Nam.
a, Tình hình thực tiễn.
Trong cơ chế thị trờng ở Việt Nam hiện nay , hệ thống tín dụng
ngân hàng có một vai trò hết sức quan trọng . Hệ thống ngân hàng đã đợc hình
thành và phát triển qua 50 năm và càng đợc nhà nớc quan tâm phát triển trong
nền kinh tế mở cửa hiện nay.

Trong quy chế thành lập và đăng kí kinh doanh thành lập của các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tín dụng- ngân hàng theo pháp luật Việt Nam
đã bao hàm sự khuyến khích thành lập và kinh doanh trong lĩnh vực này đối
với các doanh nghiệp hội tụ đủ các điều kiện thành lập và đăng kí kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực này ở các thành phần
kinh tế khác nhau đã và đang tạo nên sự phát triển sôi động trong lĩnh vực tiền
tệ và lu thông tiền tệ. Các ngân hàng nh Ngân hàng ngoại thơng, Ngân hàng
Công thơng, Ngân hàng thơng mại cổ phần quân đội, Ngân hàng Thơng tín
Sài Gòn...đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế thị trờng
còn non trẻ ở Việt Nam.
Sự ra đời và hoạt động của các tổ chức tín dụng đã có một tác động không
nhỏ đến nền kinh tế thu hút vốn nhàn rỗi trong dân c và giúp cho đồng vốn
đến đợc nơi cần đầu t.
Không chỉ hoạt động trong nớc các tổ chức tín dụng Việt Nam đã từng bớc hội nhập vơn ra thị trờng thế giới mặc dù còn nhiếu hạn chế, thấp hơn nhiều
so với các nớc trong khu vực và trên thế giới nhng đó cũng là tín hiệu khả quan
cho các tổ chúc tín dụng Việt Nam. Điển hình là Ngân hàng Ngoại thơng Việt
Nam(VIETCOMBANK). Đợc thành lập lại vào năm 1996 theo quyết định của
thống đốc ngân hàng nhà nớc số 286/QĐ- NH5 ngày 21 - 9- 1996 với số vốn điều
lệ là 1100 tỷ VND, Ngân hàng Ngoại thơng đã rất thành công trong hoạt động
ngân hàng không chỉ trong nớc mà còn vơn ra hoạt động ở nớc ngoài .Hiện nay
Ngân hàng Ngoại thơng đã có chi nhánh, đại diện ở Singapore, Hongkong,
Mátcơva...Đã mở đầu cho công cuộc hội nhập của các ngân hàng Việt Nam với
thị trờng tiền tệ thế giới.
b, Vấn đề đặt ra
Mặc dù đã đạt đợc những thành tựu khả quan nhng hệ thống tín dụng
ngân hàng của Việt Nam còn nhiều bất cập. Sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này còn yếu, chất lợng hoạt động còn cha bằng
các chi nhánh ngân hàng nớc ngoài tại Việt Nam .
c, Để phát huy thành tựu đạt đợc và khắc phục khó khăn trong lĩnh vực
tín dụng - ngân hàng trong thực tiễn.

Nên chăng trong quy chế thành lập và đăng kí kinh doanh, nhà nớc ta cần


có biện pháp thích hợp tạo hành lang thông thoáng hơn nữa cho các doanh nghiệp
muốn hoạt động trong lĩnh vực này, đặc biệt là cho các doanh nghiệp trong nớc nhằm tăng chất lợng hoạt động cũng nh sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
Việt Nam trong lĩnh vực này nhằm từng bớc hôị nhập với thị trờng thế giới.

Kết luận
Tiền tệ và hoạt động kinh doanh tiền tệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
nền kinh tế thị trờng. Với việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang
nền kinh tế thị trờng thì tiền tệ và lu thông tiền tệ lại càng đóng vai trò quan trọng
trong hoạt động kinh tế và sự tăng trởng phát triển của nền kinh tế. Trong nền kinh
tế thị trờng thì trật tự của nền kinh tế cũng nh trật tự của luu thông tiền tệ là đặc
biệt quan trọng, sự ổn định của tiền tệ và luu thông tiền tệ rất quan trọng trong sự
ổn định của nền kinh tế.
Nền kinh tế Việt Nam đang dần hoàn thiện những đặc điểm của một nền kinh tế
tiền tệ. Trong đó những chu chuyển tiền tệ đóng vai trò kết nối chặt chẽ các chủ thể kinh
tế với nhau và qua đó mà quyết định đến hiệu quả của các chu chuyển kinh tế cũng nh
hiệu quả của sự phân bổ nguồn lực xã hội. Điều đó có nghĩa là những chu chuyển tiền tệ là
một nhân tố vô cùng quan trọng trong nền kinh tế nớc ta hiện nay.
Tầm quan trọng của tiền tệ và lu thông tiền tệ đã đợc thực tiễn chứng minh và qua
bài viết này chỉ là cách nhìn của cá nhân tôi ở một khía canh nhỏ qua việc thành lập và
đăng kí kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng.
Qua đây chúng ta biết đợc tầm quan trọng của lĩnh vực tín dụng ngân hàng trong sự ổn
định và phát triển của nền kinh tế cũng nh việc quản lí nhà nớc trong lĩnh vực này là hết
sức quan trọng.
Trên đây là bài viết về đề tài: Những vấn đề pháp lí trong lĩnh vực thành lập
và đăng kí kinh doanh đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tín dụng ngân
hàng. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Văn Luyện đã hớng dẫn tôi
hoàn thành bài viết này.


Danh mục tài liệu tham khảo:


văn bản Luật
Luật doanh nghiệp (Ban hành ngày 10 tháng 12 năm 1999)
Luật ngân hàng nhà nớc (Ban hành ngày 26 tháng 12 năm 1997)

năm 1990)

Pháp lệnh ngân hàng nhà nớc Việt Nam (Ban hành ngày 24 tháng 5

Luật tổ chức tín dụng( Ban hành ngày 26 tháng 12 năm 1997)
Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 về tổ chức và hoạt động của
các ngân hàng thơng mại
Nghị định về đăng kí kinh doanh số 02/2000/ NĐ-CP(Ban hành ngày 3 tháng
2 năm 2000)
Luật hợp tác xã (Ban hành ngày 3 tháng 4 năm 1996)
Quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nớc số 286/QĐ- NH5 ngày 21 - 91996

Tài liệu khác
Pgs Nguyễn hữu Viện : Giáo trình Luật Kinh tế NXB Chính trị quốc gia 2001
Đại học luật Hà Nội: Giáo trình luật Ngân hàng NXB CAND 2003
Đại học KTQD : Lí thuyết tài chính Tiền tệ NXB Thống kê 2002
Phạm Văn Luyện: Bài giảng Pháp luật kinh doanh Việt Nam
Tạp chí Ngân hàng

Mục lục







×