Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản việt nam đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 78 trang )

B

TR

GIÁO D C VÀ ÀO T O

NG

I H C KINH T TP.HCM

H A TH NG C NGA

LU N V N TH C S KINH T

TP. H Chí Minh – N m 2000


Đònh hướng chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2010

LỜI MỞ ĐẦU
Từ sau Đại hội Đảng lần VI, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nước ta
chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thò trường
theo đònh hướng xã hội chủ nghóa. Từ đó đến nay, nền kinh tế Việt Nam liên
tục có tốc độ tăng trưởng khá, về cơ bản đã thoát khỏi tình trạng nghèo đói và
tạo ra những tiền đề cần thiết cho thời kỳ phát triển tiếp theo. Từ năm 1991,
tổng sản phẩm quốc dân trong nước (GDP) tăng bình quân hàng năm 7,7%, giá
trò sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 13,2%.
Công nghiệp phát triển mạnh dẫn đến nhu cầu về hóa chất cơ bản dùng trong
công nghiệp tăng cao về chủng loại và số lượng, nó đòi hỏi ngành sản xuất
hóa chất trong nước phải trưởng thành và phát triển nhanh chóng để đáp ứng
nhu cầu đó. Được hình thành từ những năm đầu của thập kỷ 60, ngành hóa chất


cơ bản được đánh giá là một ngành có vai trò trọng yếu trong nền kinh tế quốc
dân, có nhiều đóng góp thiết thực cho đời sống xã hội vì nó cung cấp sản
phẩm cho hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên hiện nay với
yêu cầu của nền kinh tế, ngành sản xuất hóa chất cơ bản vẫn chưa phát huy
được vai trò của mình, vẫn còn ở mức phát triển thấp so với trình độ của các
nước trong khu vực và trên thế giới. Giá cả và chất lượng của một số sản phẩm
hóa chất sản xuất trong nước chưa đủ sức cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại,
chủng loại chưa phong phú, đa đạng, nhiều hóa chất trong nước có nhu cầu lớn
nhưng sản xuất chưa đáp ứng đủ, vẫn còn phải nhập khẩu.
Để giảm bớt khoảng cách so với trình độ thế giới và góp phần vào việc đẩy
mạnh tốc độ phát triển chung của nền kinh tế đồng thời tham gia vào quá trình
hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới, ngành hóa chất cơ
bản cần được quan tâm và đầu tư phát triển mạnh hơn nữa trong hiện tại và
tương lai. Trước tình hình trên, việc nghiên cứu phân tích đưa ra các đònh
hướng phát triển ngành hóa chất cơ bản là rất cần thiết.
Đó là lý do tôi chọn đề tài “Đònh hướng chiến lược phát triển ngành hóa chất
cơ bản Việt Nam đến năm 2010”
Trang 1


Đònh hướng chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2010

• Phương pháp nghiên cứu: dựa trên phương pháp luận của chủ nghóa duy vật
biện chứng đồng thời kết hợp với các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ như
phân tích thống kê, tổng hợp so sánh, đánh giá.. để nghiên cứu đề tài.
• Đối tượng nghiên cứu: tình hình sản xuất và kinh doanh hóa chất cơ bản ở
Việt Nam
• Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hóa chất cơ
bản thuộc Tổng công ty Hóa chất Việt Nam.
• Mục đích nghiên cứu

-

Phân tích môi trường, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp trong ngành.

-

Đề xuất một số chiến lược và các giải pháp giúp các doanh nghiệp
trong ngành tháo gỡ những khó khăn trở ngại, nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh.

• Giới hạn đề tài: Vì chủng loại các hóa chất cơ bản ở nước ta hiện nay rất
lớn, hơn 100 sản phẩm, nên đề tài chỉ tập trung phân tích trên các sản phẩm
hóa chất vô cơ cơ bản chính là các loại axit sunfuric, axit clohydric, axit
phốtphoric; xút; clo vì sản lượng của nhóm sản phẩm này chiếm tỷ trọng
lớn trong ngành.
• Kết cấu của luận án: gồm ba chương
Chương 1: Chiến lược và ý nghóa của việc xây dựng chiến lược phát triển
ngành hóa chất cơ bản tại Việt Nam.
Chương 2: Phân tích tình hình hoạt động của ngành hóa chất cơ bản Việt
Nam.
Chương 3: Xây dựng chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản Việt Nam
đến năm 2010.

Trang 2


Đònh hướng chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2010

CHƯƠNG 1

CHIẾN LƯC VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN
LƯC PHÁT TRIỂN NGÀNH HÓA CHẤT CƠ BẢN TẠI VIỆT
NAM
1.1 CHIẾN LƯC VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯC TRONG KINH
DOANH
1.1.1 Khái niệm về chiến lược và chiến lược kinh doanh
Khái niệm “chiến lược “ đã xuất hiện từ khá lâu và có khá nhiều đònh nghóa về
chiến lược. Theo Fred R. David, chiến lược là những phương tiện đạt đến mục
tiêu dài hạn; theo Alfred Chadler, Đại học Harvard thì chiến lược là sự xác
đònh các mục tiêu cơ bản và lâu dài của một doanh nghiệp và là sự vạch ra một
quá trình hành động và phân phối các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu
đó. Những đònh nghóa về chiến lược tuy khác nhau về cách diễn đạt do được rút
ra từ thực tiễn kinh tế xã hội khác nhau, nhưng vẫn bao hàm việc:
-

Xác đònh các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của tổ chức.

-

Đưa ra và chọn lựa các phương án thực hiện.

-

Triển khai và phân bổ các nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó.

1.1.2 Phân loại chiến lược kinh doanh
Nếu căn cứ vào phạm vi chiến lược, có thể chia chiến lược thành hai loại:
-

Chiến lược tổng quát: là chiến lược thường đề cập đến những vấn đề quan

trọng nhất và có ý nghóa lâu dài, quyết đònh đến những vấn đề sống còn
của doanh nghiệp.

-

Chiến lược bộ phận: là các chiến lược cụ thể về sản phẩm, giá cả, phân
phối và chiêu thò cho từng phân kỳ trung hạn, ngắn hạn của chiến lược tổng
quát, nhằm tạo cơ sở, vạch ra con đường vận động thích ứng với từng thời
kỳ và môi trường hoạt động để liên tục hóa sự phát triển của chiến lược
chung.

Trang 3


Đònh hướng chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2010

Nếu căn cứ vào sự kết hợp giữa sản phẩm và thò trường, dựa vào lưới ô vuông
để thay đổi chiến lược, có thể chia thành các loại chiến lược đặc thù sau:
Hình 1: Lưới ô vuông để thay đổi chiến lược
Sản phẩm

Thò trường

Ngành S.X

Trình độ S.X

Qui trình C.N

Hiện tại/Mới


Hiện tại/Mới

Hiện tại/Mới

Hiện tại/Mới

Hiện tại/Mới

1.1.2.1 Nhóm chiến lược tăng trưởng tập trung
¬ Thâm nhập thò trường: nhằm tăng thò phần cho các sản phẩm, dòch vụ hiện
có trong các thò trường hiện có bằng các nỗ lực tiếp thò nhiều hơn. Chỉ áp
dụng khi thò trường hiện tại chưa bão hòa, có khả năng tăng trưởng hoặc khi
thò phần của đối thủ giảm xuống.
¬ Phát triển thò trường: đưa sản phẩm hiện có vào những thò trường mới.
¬ Phát triển sản phẩm: cải tiến những sản phẩm hoặc dòch vụ hiện tại.
1.1.2.2 Nhóm chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập
¬ Hội nhập về phía trước: nhằm tăng quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát đối
với các đơn vò phân phối hoặc tiêu thụ sản phẩm, dòch vụ của tổ chức.
¬ Hội nhập về phía sau: nhằm tìm kiếm quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát
đối với các đơn vò cung cấp các yếu tố đầu vào cho tổ chức.
¬ Hội nhập hàng ngang: sở hữu hay hợp nhất các đơn vò kinh doanh cùng
ngành bằng cách hợp nhất, mua lại hay chiếm lónh quyền kiểm soát giữa
các đối thủ cạnh tranh.
1.1.2.3 Nhóm chiến lược tăng trưởng bằng con đường đa dạng hóa
¬ Đa dạng hóa đồng tâm: hướng vào thò trường mới với sản phẩm mới, trong
ngành sản xuất hiện tại hoặc mới, với qui trình công nghệ hiện tại hoặc
mới.
¬ Đa dạng hóa hàng ngang: hướng vào sản phẩm mới với qui trình công
nghệ mới, trong ngành sản xuất hiện tại hoặc mới, nhưng vẫn ở thò trường

hiện tại.
Trang 4


Đònh hướng chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2010

¬ Đa dạng hóa hỗn hợp: hướng vào sản phẩm mới ở thò trường mới và cũng
hoàn toàn mới trong một ngành kinh doanh mới.
1.1.2.4 Nhóm các chiến lược suy giảm
¬ Liên doanh
¬ Thu hẹp bớt hoạt động
¬ Cắt bỏ bớt hoạt động
¬ Thanh lý
1.1.3 Quy trình hoạch đònh chiến lược
Với mục tiêu hoạch đònh đònh hướng chiến lược chung cho ngành, luận án chỉ
tập trung đi sâu vào giai đoạn hình thành chiến lược, bao gồm ba bước cơ bản
sau:
1.1.3.1 Nghiên cứu môi trường hoạt động của ngành
1. Phân tích môi trường bên ngoài
• Phân tích các yếu tố thuộc môi trường vó mô
Các yếu tố của môi trường vó mô bao gồm các yếu tố chính trò, kinh tế, luật
pháp, văn hóa – xã hội, tự nhiên, công nghệ… Phân tích các yếu tố kể trên
sẽ tạo nên một tầm nhìn tổng quát về môi trường vó mô làm cơ sở cho việc
hoạch đònh chiến lược. Vì mục đích của việc nghiên cứu môi trường vó mô
là nhằm nhận đònh những cơ hội và nguy cơ có ảnh hưởng đến hoạt động
của ngành nên chỉ phân tích các yếu tố có ảnh hưởng thực sự đến ngành.
• Phân tích các yếu tố thuộc môi trường vi mô
Các yếu tố thuộc môi trường vi mô bao gồm các yếu tố ngoại cảnh nhưng
có liên quan trực tiếp đến ngành. Bao gồm các yếu tố sau:
-


Khách hàng: phân nhóm khách hàng, đặc điểm nhu cầu của từng nhóm
khách hàng hiện nay và dự báo xu thế thay đổi nhu cầu trong thời gian
sắp tới, nếu có, để từ đó xác đònh ngành phải làm gì để tạo ra nhu cầu
mới, đáp ứng nhu cầu và dùng phương tiện, công nghệ nào để đáp ứng
nhu cầu tốt nhất.
Trang 5


Đònh hướng chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2010

-

Đối thủ cạnh tranh: phân tích tình hình cạnh tranh ảnh hưởng đến sự
phát triển của ngành.

-

Nguồn cung cấp

-

Các sản phẩm thay thế

-

Các đơn vò sắp gia nhập hoặc rút lui khỏi ngành

2. Phân tích môi trường nội bộ ngành
Việc phân tích môi trường nội bộ của các doanh nghiệp trong ngành là khâu

trọng tâm để xác đònh điểm mạnh, điểm yếu của bản thân các doanh nghiệp.
1.1.3.2 Xác đònh mục tiêu phát triển của ngành
Xác đònh mục tiêu phát triển của ngành là tiền đề, cơ sở cho việc hình thành
chiến lược. Mục tiêu dùng để chỉ kết quả cụ thể mà ngành mong muốn trong
một giai đoạn nhất đònh. Mục tiêu đặt ra không quá thấp mà cũng không quá
cao xa rời thực tế. Các mục tiêu chỉ rõ điểm kết thúc của các nhiệm vụ chiến
lược, là căn cứ để xác đònh thứ tự ưu tiên trong phân bổ các nguồn lực.
1.1.3.3 Xây dựng chiến lược
Xây dựng chiến lược được thực hiện trên cơ sở phân tích và đánh giá môi
trường kinh doanh, nhận biết những cơ hội và nguy cơ tác động đến sự tồn tại
của doanh nghiệp. Từ đó xác đònh các phương án chiến lược để đạt được mục
tiêu đề ra. Việc hình thành chiến lược phải tạo sự hài hòa và kết hợp cho được
các yếu tố tác động đến chiến lược.
Để thực hiện được điều này, có thể áp dụng rất nhiều phương pháp và công cụ
hoạch đònh chiến lược. Luận án này chỉ chọn lọc sử dụng một số công cụ được
giới thiệu dưới đây.
1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE (External Factor
Evaluation)
Công cụ ma trận EFE cho phép ta tóm tắt và đánh giá mức độ tác động của
những cơ hội và nguy cơ cơ bản ảnh hưởng đến ngành. Ma trận EFE được phát
triển theo 5 bước sau:
Trang 6


Đònh hướng chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2010

a) Liệt kê các yếu tố bên ngoài chủ yếu.
b) n đònh mức độ quan trọng: cho điểm từ 0,0 (quan trọng ít nhất) đến 1,0
(quan trọng nhiều nhất). Tổng các mức độ quan trọng phải luôn bằng 1,0.
Nếu ảnh hưởng đó là tích cực (cơ hội) thì đánh dấu (+), nếu là tiêu cực

(nguy cơ) thì đánh dấu (- ) vào cột “Tính chất tác động” để biết đó là cơ hội
hay nguy cơ.
c) Phân loại yếu tố: cho điểm từ 1 (nguy cơ lớn nhất) , 2 (nguy cơ nhỏ nhất), 3
(cơ hội nhỏ nhất), 4 (cơ hội lớn nhất).
d) Nhân mỗi mức độ quan trọng của yếu tố với phân loại của nó để xác đònh
điểm số quan trọng cho mỗi yếu tố. Xếp thứ tự theo điểm số của các yếu tố
tác động +,- vào cột “Xếp loại”. Cột “Xếp loại” cho biết đâu là cơ hội,
nguy cơ cơ bản.
e) Cộng tất cả điểm số quan trọng để biết tổng số điểm quan trọng của các
yếu tố này đối với ngành. Số điểm trung bình là 2,5. Nếu tổng số điểm
quan trọng <2,5 cho thấy ngành có phản ứng yếu với môi trường bên ngoài,
còn nếu >2,5 thì có phản ứng cao.
Hình 2: Mẫu ma trận EFE
Các yếu

Tầm quan

tố

trọng

Phân loại

Số điểm

Tính chất

quan trọng

tác động


Xếp loại

…….
2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE (Internal Factor
Evaluation)
Là công cụ cho phép tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu quan
trọng của ngành. Cách phát triển ma trận này tương tự như ma trận EFE
3. Ma trận đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ-SWOT
SWOT là viết tắt của 4 chữ : Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu),
Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Ma trận này giúp kết hợp các yếu
tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đã được đánh giá từ các ma trận
EFE và IFE để từ đó thiết lập nên các chiến lược kết hợp.
Trang 7


Đònh hướng chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2010

Ma trận SWOT được phát triển theo các bước sau:
a) Từ ma trận IFE, liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu chủ yếu vào ô S và W.
b) Từ ma trận EFE, liệt kê các cơ hội và nguy cơ cơ bản vào ô O và T.
c) Lập các chiến lược kết hợp S/O, S/T, W/O, W/T.
Ma trận SWOT là công cụ hoạch đònh chiến lược rất hữu hiệu, từ ma trận này,
có thể lựa chọn các các chiến lược thích hợp nhằm đạt được mục tiêu của
ngành.
Hình 3: Mẫu ma trận SWOT
O - Những cơ hội

T - Những nguy cơ


1.

1.

2…

2…

S – Những điểm mạnh

Các chiến lược S/O

Các chiến lược S/T

1.

Phát huy điểm mạnh để

Phát huy điểm mạnh để

2….

tận dụng cơ hội

vượt qua/ né tránh nguy


W – Những điểm yếu

Các chiến lược W/O


Các chiến lược W/T

1.

Hạn chế điểm yếu để tận

Hạn chế điểm yếu để né

2…

dụng cơ hội

tránh nguy cơ.

1.1.4 Vai trò của chiến lược trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Chiến lược kinh doanh có vai trò quan trọng đặc biệt trong sản xuất kinh doanh
đối với tất cả mọi doanh nghiệp, mọi ngành nghề. Thực tế cho thấy sự thành
công của các doanh nghiệp, các ngành thường gắn liền với một chiến lược sản
xuất kinh doanh đúng đắn. Vai trò của chiến lược trong hoạt động sản xuất
kinh doanh cấp ngành được thể hiện qua các điểm sau:
• Vai trò quản lý vó mô: chiến lược kinh doanh của ngành giúp tất cả các
doanh nghiệp trong ngành xác đònh rõ hướng đi của ngành trong tương lai,
từ đó đưa ra những quyết đònh thống nhất, tránh sự trùng lặp hoặc không
tập trung nguồn lực do có nhiều hướng phát triển khác nhau. Vai trò điều
Trang 8


Đònh hướng chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2010


hành vó mô này ở cấp ngành đóng vai trò quan trọng hơn ở cấp doanh
nghiệp do các liên kết ngành có phạm vi lớn và mức độ phức tạp cao hơn.
• Vai trò quản lý nguồn lực: chiến lược giúp ngành đề ra các hoạch đònh về
nguồn lực, vật lực, tài nguyên một cách chủ động và hợp lý để đạt đến mục
tiêu. Vai trò này cũng thấy ở cấp cơ sở với mức độ chi tiết hơn.
• Vai trò quản lý rủi ro: chiến lược giúp các nhà quản trò thấy được những cơ
hội, những rủi ro sẽ xảy ra trong hiện tại hay trong tương lai, từ đó dựa trên
tiềm lực của mình để dự trù một số biện pháp đối phó.
• Vai trò quản lý mục tiêu: chiến lược giúp ngành xây dựng được mục tiêu
của từng giai đoạn, liên tục đánh giá kết quả thực hiện để kòp thời có những
điều chỉnh hoặc hành động thích hợp. Quản lý theo mục tiêu sẽ đóng vai trò
khuyến khích các doanh nghiệp, các thành viên chủ động xác đònh được
mục tiêu của mình cùng hướng về mục tiêu chung của toàn ngành.
1.2 Ý NGHĨA CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN
NGÀNH HÓA CHẤT CƠ BẢN TẠI VIỆT NAM
1.2.1 Giới thiệu về sản phẩm hóa chất cơ bản
1.2.1.1 Khái niệm
Hóa chất cơ bản là một lónh vực rất đa dạng và phong phú, theo khái niệm
truyền thống trước đây, hóa chất cơ bản là những hóa chất làm nguyên liệu
đầu dùng để sản xuất các hóa chất khác được sử dụng trực tiếp trong một số
ngành công nghiệp, vì vậy chủng loại của nó còn bò hạn chế.
Từ thập kỷ 60 trở lại đây, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã đưa tiến bộ
kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất, công nghiệp hóa chất, hóa dầu đã sản xuất ra
nhiều loại hóa chất cơ bản mới làm cho số chủng loại hóa chất cơ bản tăng lên
gấp bội (xem phụ lục 1).
Có thể đònh nghóa hóa chất cơ bản như sau: Hóa chất cơ bản là một lớp các hợp
chất hóa học quan trọng tham gia vào nhiều quá trình sản xuất, chế biến và xử
lý hóa học thuộc rất nhiều lónh vực khác nhau của việc nghiên cứu khoa học và
sản xuất công nghiệp.
Trang 9



Đònh hướng chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2010

Tuy chủng loại hóa chất cơ bản rất nhiều song các hóa chất cơ bản do ngành
công nghiệp hóa chất tạo ra có thể phân chia thành các nhóm chính sau:
-

Nhóm các nguyên tố kim loại và á kim.

-

Các hydro kim loại và á kim.

-

Các loại cacbua hydro (bao gồm cả mạch thẳng, mạch nhánh và mạch
vòng)

-

Các loại ôxít peoxít vô cơ và hữu cơ.

-

Các loại hydro kim loại (basse).

-

Các loại alcol.


-

Các loại alđehyt.

-

Các loại axit vô cơ và hữu cơ.

-

Các hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố kim loại và á kim ( như đồng, chì,
thủy ngân, kẽm, mangan, silic, phốt pho, lưu huỳnh, nitơ, halogen…).

-

Một số loại muối hoá chất cơ bản quan trọng.

-

Các loại este.

-

Các loại monome để sản xuất các loại vật liệu tổng hợp (nhựa, chất dẻo,
cao su, tơ sợi tổng hợp..).

1.2.1.2 Vai trò của hóa chất cơ bản trong nền kinh tế
Từ các loại hóa chất cơ bản, công nghiệp hóa chất thế giới đã sản xuất ra trên
100.000 chủng loại sản phẩm đã được thương mại hóa, đảm bảo sự phát triển

hiệu quả toàn bộ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, y tế, văn hóa xã
hội, an ninh, quốc phòng. Chính vì những lý do trên mà hóa chất cơ bản có thể
coi là những tư liệu sản xuất làm cơ sở cho các ngành sản xuất công nghiệp,
có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hầu hết các lónh vực sản xuất và đời
sống xã hội.
Các sản phẩm hóa chất cơ bản chủ yếu ở nước ta hiện nay bao gồm xút
(NaOH), axit các loại như axit sunfuric (H2SO4), axit clohydric (HCl), axit
photphoric (H3PO4), các sản phẩm gốc sunphát (SO4), gốc clo... và một số sản
Trang 10


Đònh hướng chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2010

phẩm hóa chất cơ bản khác dùng trong công nghiệp. Hóa chất cơ bản và các
sản phẩm của nó đã thâm nhập vào hầu hết các ngành sản xuất của nền kinh
tế.
̇ Đối với công nghiệp luyện kim: với việc cho thêm hoặc bớt đi các hóa chất
khác nhau sẽ làm cho các sản phẩm kim loại có tính cơ lý và hóa học khác
nhau, phục vụ cho các yêu cầu khác nhau.
̇ Công nghiệp cơ khí chế tạo cần phải dùng các loại hóa chất như axit nitric
(HNO3). Công nghiệp nhiệt điện phải dùng đến các loại muối gốc phốt phát
như phốt phát natri (Na3PO4) để làm mềâm nước nồi hơi. Công nghiệp sản
xuất acquy phải dùng đến oxít chì (PbO) và axit sunfuric.
̇ Công nghiệp thực phẩm cũng sử dụng đến nhiều hóa chất cơ bản như sản
xuất bột ngọt phải dùng đến xút, axit clohydric,axit sunfuric; sản xuất
đường phải dùng đến axit photphoric, lưu huỳnh; sản xuất nước giải khát có
ga cần đến cacbonic (CO2), sản xuất nước sinh hoạt phải dùng đến phèn
nhôm, clo lỏng.
̇ Công nghiệp giấy, dệt, thủy tinh không thể thiếu vai trò của xút, sôđa, phèn
nhôm(Al2(SO4)3), hydroxyt nhôm (Al(OH)3 và các loại hóa chất nhuộm.

̇ Hóa chất cơ bản cũng đóng một vai trò quan trọng đối với ngành nông
nghiệp: axit sunfuric, axit phốtphoric được sử dụng để sản xuất phân lân,
amoniac dùng để tổng hợp phân đạm.
̇ Các hóa chất cơ bản còn tham gia vào thành phần thuốc trừ sâu, chất sinh
trưởng cho cây trồng, các nguyên tố vi lượng để kích thích cây trồng. Các
hóa chất cơ bản góp phần thúc đẩy kỹ nghệ sinh hóa ngày càng phát triển
cao để phục vụ nông nghiệp. Ngoài ra hóa chất cơ bản còn góp phần phát
triển lónh vực chăn nuôi: các muối phốt phát tham gia vào quá trình sản
xuất thức ăn gia súc.
̇ Ngoài ra, hóa chất cơ bản còn được sử dụng nhiều trong các lónh vực y tế,
mỹ phẩm, công nghiệp hóa dầu…

Trang 11


Đònh hướng chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2010

1.2.2 Ýù nghóa của việc xây dựng chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ
bản tại Việt Nam
Qua phân tích vai trò của các sản phẩm hóa chất cơ bản đối với các ngành sản
xuất trong nền kinh tế, ta thấy việc phát triển ngành hóa chất cơ bản có ý
nghóa quan trọng như sau:
ư Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các ngành sản xuất trong nước.
Trong những năm gần đây, các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung
phát triển rất nhanh thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước với
nhiều ngành sản xuất đa dạng. Từ đó, dẫn đến nhu cầu về hóa chất cơ
bản ngày càng gia tăng. Vì vậy, phát triển ngành hóa chất cơ bản sẽ đáp
ứng được nhu cầu về hóa chất cơ bản trong nước về số lượng lẫn chất
lượng.
Mặt khác, Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phong phú và đa

dạng. Xu hướng sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp
ngày càng tăng về số lượng, chất lượng và chủng loại. Một trong những
trọng tâm của ngành hóa chất cơ bản là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
về số lượng lẫn chất lượng các loại hóa chất phục vụ cho nông nghiệp,
phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
ư Sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, góp phần khai thác lợi thế cạnh tranh của
đất nước.
Hàng năm, nước ta phải nhập khẩu một lượng lớn sản phẩm hóa chất
các loại từ nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của các ngành
công nghiệp trong nước. Phát triển ngành hóa chất cơ bản, đáp ứng được
nhu cầu trong nước sẽ góp phần thay thế hàng nhập khẩu, tiết kiệm
ngoại tệ cho đất nước. Ngoài ra, còn góp phần khai thác sử dụng tốt và
hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước hiện có như muối, quặng kim loại
các loại, dầu khí…Từ đó giúp tạo ra nhiều việc làm cho người lao động,
khai thác được lợi thế về nguồn nhân lực phong phú của đất nước.

Trang 12


Đònh hướng chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2010

Trong thời gian tới, quá trình hội nhập và phát triển kinh tế với các nước trong
khu vực và trên thế giới sẽ mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế
nước ta. Riêng đối với ngành hóa chất cơ bản sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay
gắt, phải đối mặt với nhiều thách thức ngay ở thò trường trong nước và khu vực.
Chính vì vậy, việc phát triển nhanh có tính đi tắt, đón đầu về khoa học công
nghệ trong giai đoạn này là rất quan trọng, có ý nghóa vô cùng to lớn cho sự
tồn tại và phát triển của ngành kinh tế quan trọng này.
Vì thế, từ những yếu tố trên cho thấy việc xây dựng chiến lược phát triển ngành
hóa chất cơ bản phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh mới và với khả năng

các doanh nghiệp trong ngành là điều thực sự cần thiết. Việc xây dựng chiến
lược phát triển giúp cho các doanh nghiệp trong ngành xác đònh rõ hướng đi
của mình trong tương lai, thấy được những cơ hội, những rủi ro của môi trường
tác động đến để từ đó dựa trên tiềm lực của mình đề ra những biện pháp đối
phó, đồng thời hoạch đònh nguồn lực một cách chủ động và hợp lý cho việc
đầu tư phát triển nhằm đạt được mục tiêu đề ra, góp phần phát triển ngành hóa
chất cơ bản ở Việt Nam.

Trang 13


Đònh hướng chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2010

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH HÓA CHẤT
CƠ BẢN VIỆT NAM
2.1 SƠ LƯC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
NGÀNH HÓA CHẤT CƠ BẢN VIỆT NAM
2.1.1 Giai đoạn trước năm 1975
• Ở miền Bắc trước năm 1975
Ngành sản xuất hóa chất cơ bản ở Việt Nam bắt đầu hình thành từ những năm
đầu thập niên 60, khi một số nhà máy hóa chất được Trung Quốc, Liên Xô (cũ)
giúp đỡ xây dựng đưa vào hoạt động như nhà máy Hóa chất Việt Trì, nhà máy
Supephốtphát Lâm Thao…
Nhà máy Hóa chất Việt Trì sản xuất xút lỏng, với sản lượng gần 4700 tấn (qui
đổi thành NaOH 100%); axit clohydric với sản lượng 1500 tấn vào năm 1965.
Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho nhà máy giấy. Cùng với các sản phẩm này
còn có clo lỏng và các sản phẩm khác đi từ khí clo.
Nhà máy Supephotphat Lâm Thao cung cấp axit sunfuric với sản lượng ban
đầu là 40.000 tấn, chủ yếu cung cấp cho sản xuất phân bón và góp phần đảm

bảo nguyên liệu cho sản xuất acqui và các lónh vực sản xuất khác.
Nhìn chung trong giai đoạn này, các nhà máy có qui mô nhỏ, trình độ kỹ thuật
trung bình.
• Ở miền Nam trước năm 1975
-

Về xút, có Nhà máy Hóa chất Biên Hòa (VICACO) có công suất 2.000 tấn
xút/năm và 4.000 tấn axit clohydric/năm cung cấp cho các nhà máy chế
biến thực phẩm. Ngoài ra còn có một số nhà máy giấy lắp đặt các thiết bò
điện phân, tự cung cấp xút cho sản xuất. Tổng công suất xút ở miền Nam
khoảng 6.000 tấn/năm

Trang 14


Đònh hướng chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2010

-

Về axit sunfuric, có hai nhà máy sản xuất là nhà máy hóa chất Tân Bình
(COPHATA) có công suất 6.000 tấn/năm và nhà máy hóa chất Thủ Đức
(Bột giặt Thiên Nga) có công suất 7.000 tấn/năm. Nguyên liệu sử dụng là
lưu huỳnh nhập khẩu. Sản phẩm sản xuất ra dùng để sản xuất phèn lọc
nước, bình accquy và điều chế chất tạo bọt dùng trong bột giặt.

2.1.2 Giai đoạn từ 1976 đến 1985
Trong thời gian này cũng như thời gian trước năm 1975ù, nền kinh tế nước ta
hoạt động trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, việc sản xuất hóa chất
cơ bản được nhà nước đảm bảo cả đầu vào và đầu ra; được cung cấp nguồn
nguyên liệu và được bao tiêu sản phẩm. Các nhà máy chỉ có nhiệm vụ là sản

xuất ra sản phẩm.
Sản lượng các sản phẩm hóa chất cơ bản chính trong thời gian này không tăng
nhiều so với trước năm 1975, tốc độ tăng trưởng nhu cầu của hai sản phẩm axit
sunfuric và xút trong giai đoạn này chỉ đạt khoảng 5%.
2.1.3 Giai đoạn từ 1986 đến nay
Từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới kinh tế do Đại hội VI của Đảng đề
ra, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang
cơ chế thò trường theo đònh hướng xã hội chủ nghóa, các doanh nghiệp nhà nước
được quyền chủ động trong sản xuất, hạch toán kinh doanh độc lập.
Trong thời gian đầu, các doanh nghiệp sản xuất hóa chất cơ bản gặp rất nhiều
khó khăn, chủ yếu là do nguồn nguyên liệu không được ưu tiên cung cấp như
trước đồng thời sản phẩm không đủ sức cạnh tranh với hàng nhập ngoại, tiêu
thụ khó khăn, hàng hóa ứ đọng. Nguyên nhân chính là cơ sở vật chất nhỏ bé,
thiết bò, công nghệ lạc hậu , kết quả là nhòp độ sản xuất giảm sút.
Từ năm 1991 trở đi, khi đất nước chuyển đổi toàn diện cơ chế quản lý, ngành
hóa chất cơ bản mới thực sự khởi sắc. Tình hình sản xuất kinh doanh đã từng
bước ổn đònh và có tốc độ tăng trưởng khá.

Trang 15


Đònh hướng chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2010

2.1.4 Giới thiệu các doanh nghiệp trong ngành
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất hóa chất cơ bản ở Việt Nam hầu hết là
những doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam.
Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quyết
đònh số 835/TTg ngày 20/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp
nhập Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất cơ bản vớiø Tổng Công ty Hóa chất
công nghiệp và Hoá chất tiêu dùng. Đây là một Tổng Công ty lớn gồm hơn 40

doanh nghiệp nhà nước và 17 đơn vò liên doanh trong đó có 14 liên doanh với
nước ngoài hoạt động trong nhiều phân ngành như hóa chất cơ bản, phân bón,
thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa, chất dẻo..
Các công ty sản xuất hóa chất cơ bản chủ yếu bao gồm:
1. Công ty Hóa chất Cơ bản Miền Nam
Công ty Hóa chất cơ bản Miền Nam được thành lập từ năm 1976 trên cơ sở
hợp nhất các nhà máy hóa chất được tiếp quản từ chế độ cũ, gồm: nhà máy
Hóa chất Biên Hòa, nhà máy Hóa chất Tân Bình, nhà máy Hóa chất Đồng
Nai, xưởng Nghiên cứu thực nghiệm và Mỏ khai thác Bôxít Bảo Lộc – Lâm
Đồng
Sản phẩm chính của công ty là axit sunfuric, hydroxyt nhôm, phèn, xút, axit
clohydric, clo lỏng và các hóa chất cơ bản khác. đáp ứng nhu cầu về hóa chất
cơ bản cho các ngành công nghiệp các tỉnh phía Nam.
2. Nhà máy Supe Phốt phát Long Thành
Nhà máy thuộc Công ty Phân bón Miền Nam, sản xuất axit sunfuric. Lượng
axit sunfuric sản xuất ra chủ yếu để phục vụ sản xuất phân lân của công ty, số
còn lại cung cấp cho thò trường miền Nam.
3. Công ty Hóa chất Việt Trì
Công ty được xây dựng từ năm 1959 dưới sự giúp đỡ của Trung Quốc Sản
phẩm chính của công ty chủ yếu là xút, axit clohydric , clo lỏng, các sản phẩm
gốc Clo và một số sản phẩm khác.
Trang 16


Đònh hướng chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2010

4. Công ty Hóa chất Đức Giang
Sản phẩm chính của công ty là axit photphoric, Natritripoly phốt phát, Natri
Silicat, phèn…
5. Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao

Được xây dựng từ năm 1959, đi vào hoạt động năm 1962. Công ty có 2 phân
xưởng sản xuất axit sunfuric, chủ yếu được sử dụng làm nguyên liệu cho việc
sản xuất phân lân, số còn lại cung cấp cho thò trường.
Cùng với Công ty Hóa chất Việt Trì, Hóa chất Đức Giang, Công ty cung cấp
các sản phẩm hóa chất cơ bản cho khu vực từ miền Trung trở ra Bắc.
2.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
2.2.1 Phân tích các yếu tố thuộc môi trường vó mô
2.2.1.1 Các yếu tố kinh tế
Ü Cơ hội
• Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, công nghiệp phát triển nhanh
và ổn đònh, đặc biệt đạt mức tăng trưởng ở mức hai chỉ số liên tục
trong gần 10 năm qua. Sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp
đã góp phần thúc đẩy ngành hóa chất cơ bản phát triển và là một thò
trường rộng lớn tiêu thụ hóa chất cơ bản.
Bảng 2.1: Mức tăng trưởng của công nghiệp Việt Nam (1991-1999)
1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998


1999

10,4

17,1

12,7

13,7

14,5

14,2

13,8

12,5

10,4

(Nguồn: Niên giám thống kê)
• Nhà nước quan tâm đến việc phát triển ngành hóa chất cơ bản thông
qua chính sách ưu đãi đối với ngành như: thuế giá trò gia tăng đối với
một số sản phẩm hóa chất cơ bản được điều chỉnh giảm 50%, đồng
thời có chính sách ưu đãi đầu tư trong nước đối với ngành.
• Việt Nam tham gia khối ASEAN và gia nhập AFTA sẽ mở rộng thò
trường, mở ra triển vọng xuất khẩu các sản phẩm.
Trang 17



Đònh hướng chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2010

• Hệ thống ngân hàng thương mại phát triển mạnh với xu hướng lãi
suất ngày càng giảm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh.
Ü Nguy cơ
• Tốc độ tăng trưởng GDP của hai năm 96,97 đã có dấu hiệu chậm lại
và đặc biệt năm 98, 99 giảm mạnh do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tài chính trong khu vực.
Bảng 2.2 : Mức độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 1991 - 1999
1991
6,0

1992
8,7

1993
8,1

1994
8,8

1995

1996

9,5

9,3


1997
8,2

1998
5,8

1999
4,7

(Nguồn: Niên Giám Thống kê)
• Tuy qui mô và tốc độ không lớn như các nước trong khu vực, đồng
tiền trong nước cũng bò giảm giá liên tục. Tỷ giá hối đoái từ 1 USD =
11.000 VND vào tháng 7/96 lên đến 14.078 VND như hiện nay đã
gây nhiều khó khăn cho ngành hóa chất cơ bản vì phần lớn nguyên
liệu của ngành phải nhập từ nước ngoài, đồng thời cũng ảnh hưởng
đến việc trả nợ và lãi vay vốn đầu tư.
• Hiệp đònh về mậu dòch chung của các nước ASEAN (CEPT) đang đi
dần vào hoạt động, với mục tiêu đến năm 2003 giảm thuế nhập khẩu
cân bằng với các nước trong khu vực theo khung thuế suất quy đònh
chung. Ngành hóa chất cơ bản nằm trong danh mục giảm thuế xuất
nhập khẩu nhanh, do đó chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc
cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập.
• Môi trường đầu tư ở Việt Nam đã không còn sức thu hút mạnh như
những năm trước đây, đầu tư nước ngoài đã có xu hướng giảm rõ rệt.
Tỉ lệ vốn đầu tư nước ngoài trong GDP từ mức 15% trong năm 1995
đã giảm xuống còn 2,5% trong năm 1998 và ước đoán khoảng 2,2%
trong năm 1999.

Trang 18



Đònh hướng chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2010

2.2.1.2 Các yếu tố luật pháp, chính phủ và chính trò
Ü Cơ hội:
• Sự ổn đònh về chính trò trong nước, trong khu vực là một ưu thế, tạo
điều kiện cho các nhà đầu tư mạnh dạn xây dựng và triển khai các
chiến lược kinh doanh dài hạn cho doanh nghiệp của mình; ảnh
hưởng rất lớn quá trình phát triển nền kinh tế.
• Luật đầu tư trong nước và luật đầu tư nước ngoài đang từng bước
được điều chỉnh để tạo điều kiện thuận lợi và kích thích các doanh
nghiệp yên tâm đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Ngoài ra, luật
doanh nghiệp vừa được ban hành cùng với việc bãi bỏ các giấy phép
con trong sản xuất kinh doanh đã tạo ra một hành lang pháp lý thông
thoáng giúp các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi hơn.
Ü Nguy cơ:
• Hệ thống luật pháp chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ.
Ngoài ra, bộ máy quản lý cồng kềnh với các thủ tục hành chính phức
tạp, quan liêu gây không ít khó khăn cho các hoạt động kinh tế.
2.2.1.3 Các yếu tố xã hội
Ü Cơ hội:
• Việt Nam có nền nông nghiệp đang phát triển phong phú, đa dạng
về cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả; do đó nhu cầu sử
dụng các loại hóa chất phục vụ nông nghiệp ngày một tăng.
• Các khu công nghiệp, khu đô thò mới , các khu vui chơi giải trí phát
triển mạnh trong những năm gần đây cũng làm tăng nhu cầu sử dụng
hóa chất cơ bản, như nhu cầu sử dụng các hóa chất lọc, khử trùng
nước..
Ü Nguy cơ

• Các doanh nghiệp sản xuất vẫn thường có tư tưởng chuộng hàng
nhập khẩu từ nước ngoài.
Trang 19


Đònh hướng chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2010



Hiện nay, vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường là mối quan tâm
hàng đầu của hầu hết các quốc gia. p lực xã hội đòi hỏi các doanh
nghiệp phải quan tâm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Hóa chất cơ bản là một ngành có khả năng gây ô nhiễm môi trường
cao nên đây cũng là một yếu tố có nhiều ảnh hưởng trong việc phát
triển ngành.

2.2.1.4 Các yếu tố tự nhiên
Ü Cơ hội:
• Việt Nam có nguồn nguyên liệu tự nhiên dồi dào có khả năng cung
cấp nguyên liệu sản xuất cho ngành:
-

Nước ta có bờ biển dài hơn 3.000 km là nguồn cung cấp nguyên liệu
muối dồi dào, có khả năng đáp ứng nhu cầu nguyên liệu muối cho
việc sản xuất xút.

-

Mỏ Bôxit Lâm đồng với trữ lượng lớn là nguồn cung cấp nguyên liệu
cho sản xuất hydroxyt nhôm và các sản phẩm gốc nhôm.

Các nguồn nguyên liệu tự nhiên trên là một yếu tố đảm bảo cho
ngành phát triển ổn đònh.

Ü Nguy cơ:
• Do đòa hình đất nước dàn trãi; năng lực sản xuất phân bố không đều,
chỉ tập trung ở hai khu vực chính công nghiệp chính ở miền Bắc và
miền Nam; nguồn nguyên liệu lại ở xa các nhà máy sản xuất nên chi
phí vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa cũng tăng lên.
2.2.1.5 Các yếu tố công nghệ kỹ thuật
Ü Cơ hội:
• Từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực, Việt Nam đã chú trọng
và khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các công nghệ tiên tiến
thay cho công nghệ cũ, lạc hậu nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng
cao.
Trang 20


Đònh hướng chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2010

Ü Nguy cơ:
• Mặc dù một số nhà máy đã được đầu tư đổi mới công nghệ nên đã
sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao, nhưng vẫn còn
nhiều công nghệ sản xuất lạc hậu so với các nước trong khu vực.
2.2.2 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vi mô
2.2.2.1 Tình hình cạnh tranh
Cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu được trong nền kinh tế thò trường. Đối với
ngành hóa chất cơ bản, cạnh tranh chỉ thực sự bắt đầu diễn ra vào những năm
1989 – 1990 khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thò trường.
• Cạnh tranh giữa các đơn vò sản xuất trong nước:
Hiện nay, tình hình cạnh tranh giữa các đơn vò sản xuất trong nước tuy có

diễn ra nhưng không gay gắt lắm vì số lượng các doanh nghiệp trong ngành
ít và đã có sự phân chia thò trường rõ rệt.
+ Thò trường miền Bắc:
Bao gồm các đơn vò chủ yếu:
-

Công ty Hóa chất Việt Trì

-

Công ty Hóa chất Đức Giang

-

Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao

+ Thò trường miền Nam:
-

Công ty Hóa chất cơ bản Miền Nam

-

Nhà máy Hóa chất Long Thành

+ Tình hình thò phần của các doanh nghiệp:
Có thể phân chia thò phần của các doanh nghiệp trong ngành theo nhóm
các sản phẩm chính như sau:
-


Đối với sản phẩm axit sunfuric:
Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tuy dẫn đầu về sản
lượng nhưng phần lớn được sử dụng để sản xuất phân bón cho chính
Trang 21


Đònh hướng chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2010

công ty, số lượng bán ra thò trường không nhiều. Nếu chỉ tính số lượng
thương phẩm – lượng bán ra thò trường – của các doanh nghiệp, thì công
ty Hóa chất cơ bản Miền Nam chiếm tỷ trọng cao nhất :58%, kế đến là
công ty Hóa chất Lâm Thao 25%, nhà máy Supe Phốt phát Long Thành
17%.
Biểu đồ 1: Tình hình thò phần của sản phẩm axit sunfuric

Long Thành
17%

Lâm Thao
25%

-

H.C.C.B
Miền Nam
58%

Đối với sản phẩm xút:
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm xút ở thò trường miền Bắc không cao
do công nghệ sản xuất chưa được đổi mới, chất lượng sản phẩm còn

thấp. Đặc biệt nhu cầu của thò trường đối với sản phẩm gốc clo chưa cao
(sản phẩm đồng hành của xút) nên giá thành của xút còn cao.
Trong khi đó, ở thò trường miền Nam, sản phẩm xút đã có sức cạnh tranh
cao hơn do đã được đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất dẫn đến giá
thành hạ, đồng thời nhu cầu sử dụng các sản phẩm gốc clo cũng nhiều
nhiều hơn.
Biểu đồ 2: Tình hình thò phần của sản phẩm xút

Việt Trì
38%
H.C.C.B
Miền
Nam
62%

Trang 22


Đònh hướng chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2010

+ Cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại:
Hiện nay, đối thủ cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp là các sản
phẩm nhập khẩu từ nước ngoài.
Ngành hóa chất cơ bản của các nước trên thế giới và trong khu vực đều
đã có bước tiến khá xa so với nước ta, công nghệ sản xuất, máy móc
thiết bò đã được đổi mới, chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ. Ngành
hóa chất khu vực lân cận như các nước ASEAN và Trung Quốc đã đầu
tư phát triển từ những năm 70 và 80, các nước Thái Lan, Malaysia,
Singapore, Indonesia và Philipine đã đầu tư hoặc liên doanh với các
nước u Mỹ để sản xuất tại chổ. Đến nay, ở hầu hết các nước trên, các

nhà máy hóa chất cơ bản đều có công suất lớn và có sản phẩm xuất
khẩu. Do đó, ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm nhập ngoại là chất
lượng tốt, giá cả rẻ hơn.
Trong thời gian qua, nhà nước đã có chính sách bảo hộ một số mặt hàng
hóa chất cơ bản trong nước thông qua việc hạn chế nhập khẩu, quy đònh
thuế suất nhập khẩu cao. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi hàng rào
thuế quan được dỡ bỏ thì chắc chắn đây sẽ là đối thủ cạnh tranh rất lớn
cho các nhà sản xuất trong nước.
Theo dõi số lượng xút nhập khẩu trong những năm qua, ta thấy số lượng
xút nhập khẩu chiếm hơn 50% thò phần trong nước.
Bảng 2.3: Tình hình nhập khẩu xút qua các năm
(Đvt: nghìn tấn)
1990
4,5

1991
3,7

1992
2,3

1993
3,3

1994
3,9

1995
12,7


1996
10,2

1997
15,8

(Nguồn: Niên giám thống kê)
Hiện nay, một số sản phẩm do đã được đầu tư đổi mới công nghệ như
xút, axit clohydric, và những sản phẩm do có lợi thế từ việc sử dụng
nguồn nguyên liệu trong nước như phèn nhôm, hydroxyt nhôm… là có
khả năng cạnh tranh được với hàng nhập ngoại về chất lượng cũng như
Trang 23


Đònh hướng chiến lược phát triển ngành hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2010

giá cả. Còn các nhóm các sản phẩm khác phải chòu sức ép cạnh tranh
rất lớn từ các sản phẩm nhập khẩu.
Tóm lại, ngành hóa chất cơ bản phải nổ lực nhiều trong việc chạy đua giành
thò phần với các sản phẩm nhập ngoại, nếu không, khi gia nhập thò trường
AFTA sẽ bò đánh bại ngay trên sân nhà. Bên cạnh những nổ lực của các doanh
nghiệp, cần có thêm các chính sách hợp lý của chính phủ trong việc thúc đẩy
tiêu thụ sản phẩm trong nước.
2.2.2.2 Khách hàng
Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thành công của các
doanh nghiệp, của ngành. Hiện nay khách hàng của ngành chủ yếu là khách
hàng trong nước, khách hàng nước ngoài, tức thò trường xuất khẩu tuy có nhưng
chưa đáng kể vì sản phẩm của ta chưa đủ sức cạnh tranh với sản phẩm của các
nước trong khu vực.
♦ Thò trường trong nước:

Do đặc thù của ngành hóa chất cơ bản là sản xuất tư liệu sản xuất nên
khách hàng chủ yếu là những nhà sản xuất sử dụng hóa chất cơ bản trong
quá trình sản xuất của họ, trong đó tập trung vào một số ngành chủ yếu sau:
1. Nhóm ngành công nghiệp hóa chất: sản xuất phân bón, chất tẩy rửa,
sản xuất bình accquy.
2. Ngành công nghiệp sản xuất giấy.
3. Ngành công nghiệp dệt.
4. Nhóm ngành công nghiệp chế biến thực phẩm (mía đường. bột ngọt,
nước chấm..)
5. Ngành cung cấp nước sạch…
Nhu cầu sử dụng hóa chất cơ bản của các ngành này là thường xuyên và
luôn có một đònh mức nhất đònh. Do đó, các doanh nghiệp đều có những
nhóm khách hàng truyền thống, ổn đònh, tập trung mua với số lượng lớn, có
quan hệ lâu năm.
Trang 24


×